QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, September 11, 2015

H.O viết - sau 25 năm định cư Hoa Kỳ



On Thursday, September 10, 2015 9:11 AM, Tom Tran <> wrote:

Re: Tài liệu liên quan  quan đến chương trình HO
Nhân kỷ niệm 25 năm CTHO.

Kinh chuyển đến qúy vị một bức điện thư của Đại Tướng John Vessey, ngươì đã qua Ha nội thương thuyết vế vấn đế tù nhân chính trị , gơì cho ông Trần Xuân Thời
cưu CT/CĐVN Hoa Kỳ
.Bức thư naỳ đã đươc doc trong Đai hội  CSVSQ Thủ Đúc tại Minnesota năm 2011

Appreciation  Lunch

John W. Vessey 
From:  <vjack
Add to Contacts
To:      tom42

Dear Mr. Tran:

Thank you, very much, for the kind invitation to the Appreciation Lunch on November 27. Unfortunately, I will not be able to attend. It would have been pleasure to be with you and perhaps greet some old comrades
from the Vietnam War.

In my more than sixty years of service to the United States, the one accomplishment that gave me the most satisfaction was negotiating an agreement with the Hanoi government to release the former South Vietnamese military officers and political officials from the prison camps, or ''re-education camps", as they were called by the Vietnamese government.

When President Reagan gave me the assignment of Presidential Emissary to Hanoi, he gave me a number of goals to achieve, and he said the three most important are: 1. Accounting for all the missing American servicemen, 2. Gaining the release of all the former South Vietnamese military officers and political officials then in prison camps, and 3. Setting up a system to permit the peaceful reunification of separated Vietnamese families. When I reported to him that we had reached agreement with Hanoi on goals 1 and 3, he was very pleased. I then explained to him that, concerning the former South Vietnamese officials, the Deputy Prime Minister had told me they could not be released because they would create dissension in Vietnam. I then told the Deputy Prime Minister that we, the United States would happily take all of them and their families into the USA as long as they agreed to come. He then agreed to the release. President Reagan said, "Fine, our country will be the richer for their presence here. The Vietnamese American Community has certainly borne out the President's prediction, and I am pleased to have had some small part in that success story.

Again, I am sorry that I am not able to be with you on November 27. With Very best wishes,
John W. Vessey General, USA (Ret.)

2015-09-09 18:23 GMT-05:00 Tran Chon <>:
Kinh chuyen,
Chloan

Sent from my iPad
Begin forwarded message:
Giới thiệu cùng quý vị và ACE H.O. - Bài viết dưới đây là của một ngươì - vốn không xa lạ gì, anh nguyên là Chủ Tịch Văn Bút Miền Tây Nam Hoa Kỳ - Nhân có chương trình HỌP MẶT "25 Năm H.O. & Gia Đình"  - Anh gởi cho chúng tôi một bài viết liên quan "Một thời...HO"

Xin giới thiệu cùng đọc.
letamanh
25 năm H.ời
Một Cuộc Đổi Đời

                                  H.O1 Nguyễn Hữu Của                 
( Riêng tặng tất cả Cựu Tù và gia đình  có cùng mẩu số chung H.O,
                 nhân "Ngày Họp Mặt Kỷ Niệm 25  Năm H.O")

      25 năm, một phần tư thế kỷ.

      Khoảng thời gian khá dài so với một đời ngừơi. Nhưng với những ngừơi H.O, những Cựu Tù Nhân Chính Trị sau nhiều năm tháng đọa đày, khổ nhục  trong các Trại tù Cộng Sản , được định cư tại Hoa Kỳ như vừa trải qua giấc mơ. Một giấc mơ không tưởng, một giấc mơ thật đẹp sau giấc ngủ dài với những cơn ác mộng triền miên trên quê hương đau khổ.

   25 năm nhanh chóng trôi qua  kể từ tháng Giêng 1990, khi Ngừơi H.O đầu tiên bước lên phi cơ bay đến đất nứơc xa lạ hơn nửa vòng trái đất nhận làm quê hương thứ hai. Ngừơi H.O cùng với gia đình đã phải đối diện muôn ngàn khó khăn trước một xã hội hoàn toàn xa lạ. Chưa kể những cái nhìn kỳ thị cùng với sự phân biệt đối xử cuả một số it người hẹp hòi, may mắn nhanh chân di tản trong giờ phút hai mươi lăm của cuộc chiến. Tuy nhiên Ngừơi H.O  đã không ngừng phấn đấu vươn lên,   âm thầm chịu đựng, vựơt qua biết bao gian khổ từ ngôn ngữ đến phong tục tập quán hội nhập vào dòng chính xã hội Hoa Kỳ với những thành quả rất đáng tự hào trên mọi lảnh vực từ y tế, văn hóa, kinh tế ,kỹ thuật ,mỹ thuật kể cả quân sự.

     Hơn ai hết, Người H.O và gia đình hiểu rỏ Cộng Sản, vì chính họ là những nhân chứng sống trải qua biết bao đau thương tủi nhục từ trong các "Trại Tù Cải Tạo" và cuộc sống nhiểu nhương  ngoài xã hội khi đất nước thay ngôi đổi chủ. Niềm tự hào không dừng lại ở một cá nhân, một gia đình mà hầu hêt những gia đình có cùng chung mẩu số H.O.

   Hai chử H.O từ hai mươi lăm năm qua đã tạo một ấn tượng khá sâu sắc trong cộng đồng ngừơi Việt hảỉ ngoại. Người H.O góp phần cho bộ măt Cộng Đồng Người Việt hải ngoại thêm khởi sắc, phong phú và đa dạng trên nhiều lảnh vực, nhứt là Chính trị, Văn Hoá và Xã hội.

   Trước đây hơn mười lăm năm ,một nhân vật Cộng Đồng ( người viết xin phép không nêu tên ) khi viết về Người H.O đã có nhận xét: " Người H.O khi sang dịnh cư tại Hoa Kỳ đa số già yếu bệnh hoạn, không giúp ích gì được cho xã hội Hoa Kỳ .....".
     Nhận xét nầy quả thât không sai. ít ra trong thời điểm những năm đâù khi vừa mới định cư. Ngừơi H.O sau bao nhiêu năm sống trong đọa đày tủi nhục, cả tinh thần lẩn vật chất bị hao mòn, đói không đủ ăn, đau không đủ thuốc, chết không có hòm chôn, chỉ quấn bằng chiếc chiếu củ hoặc chiếc mền củ, không có cả tấm bia, ngôi mộ. Sự thiếu thốn vật chất hoà với nổi đau tinh thần từng ngày hủy hoại thân xác, biến Người H.O thành những thể xác bệnh tật, còm cỏi da bọc xương.

     Hai mươi lăm năm sau, nhận xét nâỳ đã hoàn toàn trái ngựơc, nếu không muốn nói là hoàn toàn sai. Ngừơi H.O đã hảnh diện ngẩng măt lên với quê hương thứ hai, với cộng đồng hải ngoại. Hảnh diện với những thành quả đạt đươc không thua kém bất cứ ai may mắn đi định cư trước. Sự thành công không những của thế hệ một rửơi, thế hệ thứ hai mà chính ngay thế hệ thứ nhứt. 

     Người H.O thế hệ thứ nhứt dù phảỉ trải qua nhiều khó khăn về sức khoẻ, tuổi tác, ngôn ngử, nhưng vẩn kiên trì vượt qua, đạt được nhiều thành quả đáng kể trong nhiều lảnh vực. Có không ít Bác sĩ, Kỷ sư, Giáo sư, Tiến sĩ ,Nhà Phát Minh,Chủ Nhà Hàng, Chủ Nhân Trung Tâm Sửa chửa Xe, Chủ Nhân Các Cơ Sở Kinh Doanh Bất Động Sản là những "Người H.O" định cư rải rác trên khắp các tiểu bang Hoa Kỳ. Họ không chối bỏ và vẩn luôn hảnh diện với danh xưng H.O nầy.

    Bước đầu cuộc sống mới trên quê hương thứ hai, Người H.O thường làm nhiều nghề nghiệp chân tay  thấp kém trong xã hội như chạy bàn trong các nhà hàng Việt Nam, cắt cỏ, cắt chỉ , phụ bếp, lau chùi cầu tiêu, bỏ báo, giử trẻ, rửa xe, làm công trong các nông trại,  .....và rất nhiêu công viêc cưc nhọc khác . Người H.O vẩn âm thầm bước đi, kiên trì chịu đựng ,vượt qua mọi khó khăn trở ngại bằng ý chí và sự cần cù, tự vươn lên bằng số vốn kiến thức và kinh nghiệm có được trong cuộc chiến đau thương, dai dẳng  trên quê hương.
     Hoa Kỳ là vùng đất cơ hội cho tất cả những ai có ý chí vươn lên, tạo điều kiện cho cuộc  sống ngày một thăng tiến. Người H.O đã không bỏ lở cơ hội thăng tiến cho chính bản thân và gia đình.    

Bên cạnh đó, Người H.O luôn quan tâm giáo dục cho thế hệ con cháu giá trị của thành quả học vấn và sự hội nhập. Kết quả là hiên nay không ít con em của H.O hiên ngang bước vào dòng chính trong mọi lảnh vực trên quê hương thứ hai. Xuất sắc trong những vai trò lảnh đạo, dân cử, trong các lảnh vực chuyên môn, xoá bỏ mọi thành kiến của người bản xứ đối với những người từng mang căn cước tỵ nạn , như lời Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh phát biểu trong khi nhận lảnh phần thưởng cao quý nhất cho những người đã cống hiến thành tựu cho xã hội " ....Chúng ta đã trả hết món nợ đối với quốc gia đã cưu mang chúng ta, kể cả lời...."

    25 năm trôi qua  nhiều ngừơi vẩn còn thắc măc về hai chử H.O, mặc dù qua sách vở báo chí nhiều học giả  đã giải thích xem ra khá hợp tình hợp lý: H.O là hai chử đầu của Humanitarian Operation, hoăc Humanitarian Organization tức là những ngừơi đựơc định cư taị Hoa Kỳ trong Chương Trình Nhân Đạo.

    Gần đây nhất có một khán giả cuả Chương Trình SBTN Morning gửi thư cho hai nhà bình luận tin tức Đỗ Dủng và Mai Phi Long xác nhận trong khi làm hồ sơ định cư ông ta đựơc một viên chức trong sở Ngoại Vụ tại Sài Gòn cho biết chử H là chử đầu của "Học Tâp Cải Tạo" và O là số đệm đầu cuả các số lẻ từ số 1 đến số 9,  như  H.O1, H.O2 ...... Đến số  10  thì không gọi là H.O10, H.O11..... mà chỉ gọi H.10,H 11, H12.......Đây cũng chỉ là một trong nhiều giả thuyết, ngừơi viết xin dành quyền phán đoán cho quý độc giả.

     Con đừơng đi của người  Cựu Tù từ các trại "Tâp Trung Cải Tạo" cho đến khi đặt chân lên quê hương thư hai là con đường cam go đầy máu và nước mắt. Nhiều ngừơi kiệt lực, gục ngã, trút hơi thở cuối cùng, lòng còn mang nặng nổi ưu tư nghiệt ngã cho thân phân đọa đày của ngừơi tù không bản án.

       H.O chính là liều thuốc bổ, liều thuốc hồi sinh cho Ngừơi Tù trong các trại "Tâp Trung Cải Tạo" . H.O còn là niềm hi vọng vươn lên cho những thân phận đọa đày, giúp tăng thêm sức chịu đựng. Vựơt qua những đau thương, tủi nhục triền miên mà Ngừơi Tù phải đối diện từng ngày,từng giờ.

   Ngày còn trong Trại "Tập Trung Cải Tạo",qua tin tức của người thân và gia đình chuyển vào trong những giây phút thăm nuôi ngắn ngủi , người "Tù Cải Tạo" đã biết đựơc tin những cưụ quân,cán chính Việt Nam Cộng Hoà đang  bị"Tập Trung Cải Tạo" sẽ có một ngày được sang định cư taị Hoa Kỳ. Từ bản tin ngắn ngủi nầy,một số ngừơi giàu tửơng tượng thêu dệt thêm nhiều câu chuyện lý thú nhằm bổ xung cho niềm hi vọng vươn lên từng ngày từng giờ:

    Nào là phái đoàn Mỹ sẽ vào từng traị "Tâp Trung Cải Tạo" lập danh sách Tù Nhân rồi đưa thẳng ra phi trừơng sang Mỹ.Vợ con và gia đình sẽ đựơc Mỹ  rước đi sau.
    Nào là các "Tù Nhân Cải Tạo" sẽ được tập trung vào một khu "kinh tế mới" riêng biệt, phái đòan Mỹ sẽ đến phỏng vấn rồi lần lượt bốc sang Hoa Kỳ. Khi sang Hoa Kỳ Chính Phủ sẽ trả tiền truy lảnh từ ngày 30 tháng  4 năm 1975  lại còn  chu cấp nhà cửa khang trang , xe cộ đời mới bóng loáng, thậm chí sẽ còn tặng cho mổi gia đình  $30.000  đôla tiền mặt như một sự đền bù cho những tháng năm nghiệt ngã trong lao tù .

   Đại loại những tin như vậy được chuyền miệng nhau hàng ngày từ những "Tù Nhân" được gia đình thăm nuôi. Và để gia tăng niềm tin, các đương sự quả quyết là chính gia đình họ đã nghe lén tin tức qua các đài BBC,VOA cũng như một số các đài truyền thanh khác...

    Hư thực ra sao chưa biết nhưng những tin đồn đải hàng ngày đã làm nức lòng người "Tù Nhân Cải Tao", như một liều thuốc bổ cực mạnh, thấm sâu vào huyết quản của những thân xác còm cỏi. Tạo nên một sức mạnh tinh thần, một niềm hi vọng để có sức chống chỏi với những tháng năm mờ mịt cuả thân phận "Người Tù Không Bản Án". Nhiều ngừơi gần như đặt niềm tin tuyệt đối luôn chuẩn bị trong tư thế sẳn sàng " đề phòng" Mỹ bốc đi thình lình, lại còn căn dặn vợ con về nhà phải luôn sẳn sàng mọi thứ để Mỹ đến rước đi.

   Đôi lúc có tin tức Mỹ sẽ rước đi trong tuần tới hoăc trong tháng tới, mọi việc thương lượng đã xong . Mổi người "Tù Cải Tạo" ra đi Chánh Phủ Hoa Kỳ trả cho Chính phủ Cộng Sản ...một chiếc máy cày. Đến Mỹ sẽ được phái đoàn ra tiếp đón trang trọng như tiếp đón các vị anh hùng trở về từ vùng đất chết. Môt ngôi "làng" khang trang với nhiều ngôi nhà cất chung  cùng một khuôn mẩu đang sẳn sàng chờ đón anh hùng của Việt Nam Cộng Hoà  và gia đình sang ở.

    Thế rồi tuần tới qua đi. Tháng tới cũng âm thầm nhanh chóng trôi qua, chẳng  thấy có ai đến rước. Niềm hi vọng vươn lên thật cao để rồi xẹp xuống giống như quả bóng xì hơi. Những gương mặt buồn thiu tiếp tục ngày ngày tay xẻng, tay cuốc, lon gô , aó quần vá víu chằn đụp cùng với những bửa cơm độn khoai, bắp "đạm bạc" không đủ no sau những giờ lao đông khổ nhọc trên những cánh đồng khô cằn sỏi đá.

     Nguồn hi vọng bổng chốc trở thành hiện thực làm nức lòng người Cưụ Tù . Đầu năm 1990 Những Người H.O đầu tiên lần lượt bước lên phi cơ sang định cư tại Hoa Kỳ .Tôi và gia đinh được may mắn ra đi trong đơt đầu tiên nầy, H.O1. Bước lên phi cơ lòng bồi hồi ,buồn vui lẩn lộn.
     Buồn vì phải xa quê hương nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm cuả thời ấu thơ, cùng với những  thăng trầm cuả một thời chiến trận . Ngồi trên phi cơ bay sang Thái Lan tôi cứ ngở như đang trong giấc mơ. Nhiều lúc tôi cố định thần xem thực hay mơ.Khi phi cơ đáp xuống phi trừơng Bangkok Thái Lan nhìn quang cảnh phi trường nhộn nhịp, xe cộ nối đuôi ,tiếng động cơ phản lực gầm rú trên không trung ,tôi bắt đầu nhận rỏ là thật chứ không là mơ. Tức giấc mơ từ bao nhiêu năm qua đã trở thành hiện thực.

     Vui vì những tháng năm nghiệt ngã qua rồi, đã lùi về dĩ vãng cùng với những đau thương tủi nhục của kẻ bất đắc dỉ phải thua trận.Vui vì những tia sáng lấp lánh ở cuối đường hầm báo hiệu cho một tương lai sáng sủa đang dành cho chính cá nhân và gia đình. Những bước chân ngỡ ngàng, xa lạ trên quê hương thứ hai nhanh chóng luì vaò quá khứ, nhường chổ cho những ánh mắt đầy tự tin  qua những sự lo lắng thật chu đáo của chính phủ Hoa Kỳ và người bản xứ .
    Xin dành hai chử "Tri Ân" sâu sắc cho Chính Phủ Hoa Kỳ và tất cả những ai đã nhân danh lòng nhân đạo cưu mang cho những người vì vận nước phải sa cơ lở vận.

   Nói đến H.O mà không nhắc đến một vị ân nhân, một người đàn bà có tâm hồn vỉ đại. bao nhiêu năm âm thầm, đơn độc đấu tranh cho Người Cựu Tù được sang định cư tại Hoa Kỳ là một điều thiếu sót. Ngừơi đàn bà có tâm hồn vĩ đại đó chính là bà Khúc Minh Thơ.Tôi có hân hạnh được găp và tiếp xúc với bà Khúc Minh Thơ lần đầu tiên trong một dịp bà từ Virginia về Hungtington Beach Nam California chịu tang ông ngoại chồng, bác sĩ Nguyễn Văn Ngọc nguyên Giám Đốc Bệnh viên Đa Khoa tỉnh Phong Dinh . Bác sĩ Ngọc cũng chinh là người anh họ của tôi. Gia đình bên chồng của bà Khúc Minh Thơ quê quán Bình Dương, là gia đình khoa bảng .
    Bà Khúc Minh Thơ với dáng người phúc hậu, giọng nói nhỏ nhẹ cởi mở đã bày tỏ sự cảm thông với nổi bất hạnh của những người đã và đang trải qua những năm tháng đoạ đày tủi nhục trong các "Trại Tù Cải Tạo" Cảm thông với gánh nặng  quằng trên đôi vai của những người thiếu phụ trẻ thay chồng nuôi nấng đàn con nheo nhóc. bên cạnh muôn vàn khó khăn cuả một xã hội đầy nhiểu nhương,bất công và vị kỷ.

   Chính Bà Khúc Minh Thơ đã mang nổi bất hạnh trở thành goá phụ khi tuổi đời vừa tròn 23.
   Bà Khúc Minh Thơ sinh năm 1939 taị Sađéc miền Tây Việt Nam, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp . Trước ngày 30 tháng 4  1975  Bà Khúc Minh Thơ đang phuc vụ trong Toà Đại Sứ Việt Nam Cộng Hoà tại thủ đô Manila, Philippine.
     Phu quân bà Khúc Minh Thơ, Đại Úy Hiến Binh Nguyễn Đình Phúc quê Bình Dương, khoá 1 Thủ Đức  hi sinh vì tổ quốc trong một chuyến công tác taị tỉnh Vỉnh Long miền Tây. Tin như sét đánh bên tai, Bà Khúc Minh Thơ, tuổi đời còn rất trẻ, tay dắt hai con thơ, bụng đang mang bào thai đứa con thứ ba được  năm tháng đi nhận xác chồng.
    Còn nổi đau nào hơn. Bà Khúc Minh Thơ khóc lóc vật vã trước xác chồng, ôm choàng lấy xác, máu tươi từ trong miệng, mủi của Đại Úy Nguyễn Đình Phúc bổng trào ra như xót thương cho người vợ trẻ bổng chốc trở thành góa phụ, xót thương cho các con ngây thơ sớm chịu cảnh mồ côi .

     Sau khi đất nước thay ngôi đổi chủ, bà Khúc Minh Thơ tiếp tục lưu laị Phi Luật Tân hai năm. Tại đây bà thường liên lạc với  nử tu Pascal Lê Thị Tríu giúp đở thuyền nhân Việt Nam vượt biển đến Phi. Nhờ vậy bà biết được nhiều tin tức về tù nhân trong các "Trại Cải Tạo"tại Việt Nam, cùng với cảnh đọa đầy tủi nhục mà các cưụ quân cán chánh Việt Nam Cộng Hoà đang phải gánh chịu .
     Năm 1977 Bà Khúc Minh Thơ xin tỵ nạn taị Hoa Kỳ, định cư tại thành phố Arlington, tiểu bang Virginia.  Hình ảnh các Tù Nhân cưụ quân cán chánh Việt Nam Cộng Hoà bị đọa đày trong các Traị Tù Cải Tạo luôn ẩn hiện trong tâm trí, thôi thúc bà phải làm một việc gì giúp đở cho các tù nhân trong  các "Trại Caỉ Tạo " và gia đình. Cơ may lại đến, bà gặp lại một người bạn củ,bà Hiệp. Bà Hiệp có chồng Mỹ, ông Shef Lawman một chuyên viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam nhiều năm cho đến ngày cuối cùng của cuộc chiến. Ông thường xuyên theo dỏi và biết rất rỏ tình hình chính trị Viêt Nam. Không bỏ lở cơ hội, bà Khúc Minh Thơ trinh bày ước nguyện với Ông Shef Lawman . Ông Lawman bày tỏ sự ủng hộ, thế là từ đó Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam được hình thành. Hội được chính thức thành lập vào năm  1977  bà Khúc Minh Thơ là Chủ Tịch sáng lập, hội viên đa số là vợ, con của các tù nhân.

    Những năm đầu Hội hoạt động âm thầm, không nhận được bất cứ một sự tài trợ nào,chi phí họat động do hội tự túc. Đến năm 1982 tổng thống Ronald Reagan đắc cử tổng thống . Ngay trong năm đầu tiên cuả nhiệm kỳ thứ nhứt tổng thống Reagan đã nghỉ ngay đến việc phục hồi danh dự cho cưụ chiến binh Việt Nam , giải quyết các chiến binh Mỹ còn đang bị giam cầm (POW), đồng thời các chiến binh còn mất tích trong chiến tranh (MIA).

    Tổng Thống Ronald Reagan bổ nhiệm ông Robert Funseth, một chuyên gia ngoại giao lảo luyện làm Phụ Tá Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách tỵ nạn và tù nhân Việt Nam. Từ đó Ông Robert Funseth luôn sát cánh giúp đở cho Bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị. Mặc dù trải qua bao khó khăn, gian khổ có lúc gần như tuyệt vọng Ông Robert Funseth vẩn luôn tận tình giúp đở , an ủi bà Khúc Minh Thơ. Có lúc thấy bà Thơ xuống tinh thần quá, ông Robert Funseth  bắt bà phải hứa là không được bỏ cuộc, và bà đã hứa quyết tâm đi cho đến cùng.

    Sau gần 10  năm với biết bao gian lao, khổ nhọc, thăng trầm của Ông Robert Funseth, bà Khúc Minh Thơ và một số viên chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ,  đầu năm 1990  Người H.O đầu tiên đã lên đường đi định cư tại Hoa Kỳ và tiếp nối hơn 300.000  ( Ba trăm ngàn) cưụ tù nhân cùng gia đình lần lượt rời Việt Nam đi định cư.
     Xin có lời tri ân Ông Robert Funseth, Bà Khúc Minh Thơ và tất cả những ai đã đóng góp một bàn tay cho cuộc đổi đời cuả Cưụ tù nhân và gia đình trên quê hương thứ hai.

     Hai mươi lăm năm H.O quả thật là một cuộc đổi đời. Người H.O già yếu bênh hoạn của hai mươi lăm năm về trước đã thay hình đổi dạng. Lấy lại phong độ cuả một thời chiến trận xa xưa mang kinh nghiệm đau thương tủi nhục của những tháng năm đọa đày trong các "Trại Tù Cải Tạo" hun đúc ý chí cho đàn con cháu thế hệ một rưởi và thế hệ thứ hai. Tạo cho con cháu biết sống ,biết trân quý giá trị cuả hai chử Tự Do.
     Mặc dù đã ổn định cuộc sống và gia đình nơi quê hương thứ hai ,Người H.O vẩn không quên những chiến hữu đã cống hiến một phần thân thể cho quê hương, đang kéo lê cuộc sống tàn phế bên lề xã hội.

    Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh  và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hoà  chính là một điểm son từ gần hai mươi năm qua. H.O cưụ Trung Tá không quân Hạnh Nhơn ,H.O 1 , chủ tịch Hội mặc dù tuổi đời chồng chất vẩn không quản ngại gian khổ mang niềm vui đến cho các Thương Phế Binh tại quê nhà. Những phần quà tuy rất khiêm nhường nhưng đã mang laị niềm vui lớn lao cho các chiến hữu, làm ấm lòng chiến hưũ và gia đình không may trong chiến trận.
    Bên cạnh H.O Hạnh Nhơn là khuôn mặt quen thuộc cuả cưụ nử Thiếu Tá Cảnh Sát Nguyễn Thanh Thủy  H.O 12, Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga Tổng Nha Cảnh Sát VNCH. Mặc dù sức khoẻ yếu kém do ảnh hưởng của hơn  13 (mười ba ) năm trong các traị "Tù Cải Tạo" với nhiều năm biệt giam, H.O Thanh Thuỷ vẩn luôn hăng hái sát cánh với Hội , luôn tận tụy với công việc giúp Hội đạt được nhiều thành quả đáng kể. Ngoài ra còn rất đông cưu Nử Quân Nhân VNCH đã góp phần cho việc điều hành Hội trong nhiều năm qua. Cưụ nử quân nhân trung úy Nguyễn Hoàng H.O 4 ,  cựu đại úy Nguyễn Phán  H.O6  cũng là những nhân tố tích cực của Hội, luôn sát cánh với H.O Hạnh Nhơn và H.O Thiên Nga Thanh Thủy .
    Một bông Hồng tươi thắm nhất xin được trao tặng cho tất cả những ai đã đóng góp cho Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh Quả Phụ Việt Nam Cộng Hoà , xoa dịu phần nào vết thương của các chiến hữu không may mắn.
     
       Hai mươi lăm năm trôi qua. Một cuộc đổi đời kỳ diệu vô tiền khoáng hậu. Người H.O hảnh diện ngẩng cao mặt bước đi. Những thành quả mang laị cho gia đình, cho xã hội góp phần cho sự phồn vinh của quê hương thứ hai là minh chứng hùng hồn cho ý chí vươn lên của những con người trưởng thành trong khói lửa chiến tranh cùng những năm tháng đoạ đày khổ nhục trong các "Trại Tù Cải Tạo"
       Xin tri  ân tất cả những ai đã đóng góp một bàn tay cho cuộc đổi đời .
       Đặc biệt xin tri ân cố Tổng Thống Ronald Reagan, Phụ Tá Thứ Trửơng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Ông Robert Funseth, ông bà Shef Lawman và Bà Khúc Minh Thơ./.

                                                                Nguyễn Hữu Của
                                                                           H.O 1
                   (Nguyên Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại / Tây Nam Hoa Kỳ


__._,_.___

Posted by: Xuan Nguyen

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List