HISTORIC
PHOTOS: Lịch sử bằng hình ảnh: Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang - The
National Shrine of Blessed Virgin Mother La Vang.
From: 'Andy Van' via Phụng
Sự Xã Hội <
To: Andy Van <
Sent:
Lịch sử bằng hình ảnh
Trung tâm Thánh mẫu
La Vang – Việt Nam (1798 – 2013)
LA VANG 1972
1. NHÀ THỜ NGÓI CỔ LA
VANG (1901 – 1923)
Tương truyền, Đức Mẹ
hiện ra tại La Vang năm 1798. Vào thời gian đó, vua Cảnh Thịnh (Tây Sơn – con
thứ Vua Nguyễn Huệ – Quang Trung) ra chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm
1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm
nơi trốn ẩn tại núi rừng La Vang, và thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ,
cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm đang khi cùng
nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo
choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai
bên. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân. Mẹ dạy hái một loại lá
cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban
lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu
khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”.
Sự kiện xảy ra trên
thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện
ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn.
Từ đó đến nay sự kiện
Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi,
và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ. Đức Mẹ La Vang thường
được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bế con cũng mặc trang phục
truyền thống Việt Nam.
***
Lịch sử nhà thờ La
Vang vốn được xây trên nền của một miếu thờ Bà (có thể là Phật Bà Quan Âm hoặc
bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng, nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây
đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1789 được nhường cho
giáo dân để xây một nơi tôn kính Mẹ Maria.
Những nhà thờ trước
năm 1900 đều chưa tìm được hình ảnh. Khoảng từ năm 1886, Đức Cha Marie Antoine
Caspar (Lộc) cho xây lại một ngôi nhà thờ bằng ngói và cho mãi đến năm 1901
nhân dịp đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 thì mới có
Lễ mừng khánh thành nhà thờ.
Ngôi nhà thờ này tồn
tại từ năm 1901-1923, Ngôi đền thánh bên trong theo kiểu cách Annam có cột kèo
xuyên trên có sức chứa khoảng 400 người. Mặt tiền có hơi theo kiểu Tây với hai
tháp vuông. Thiết kế này giống với một số nhà thờ hiện tại ở Miền Bắc (Bùi Chu,
Bắc Ninh…) là nhìn mặt tiền thì nhà thờ khá rộng (nhờ có thêm 2 tháp vuông)
nhưng trong lòng nhà thờ thì hẹp hơn nhiều. Bên trong, trên bàn thờ có tượng
ảnh Đức Chúa Bà mua bên Tây, một bên có Đức Chúa Giêsu đứng là Notre Dame des
Victoires. Dưới bàn thờ có tượng ảnh Đức Bà Môi Khôi, có ông thánh Đôminicô và
bà thánh Catarinà chầu.
Nhà thờ ngói cổ La Vang (1901 -1923)
Trong ảnh, Ngôi nhà
thờ đã xuống cấp nhiều, tháp bên phía trái đã có dấu hiệu bị nứt và nghiêng lún
và sau đó tự động đổ xuống vào tháng 5.1925 nhưng không làm ai bị thương. Hình
ảnh của ngôi nhà thờ này hiện đang được lưu trữ tại Hội Thừa Sai Paris.
2. LINH ĐÀI ĐỨC MẸ
Linh đài theo kiểu
Việt Nam được xây vào khoảng năm 1950 và nằm trước linh đài hiện nay khoảng 15
thước. Linh đài này tồn tại trong khoảng từ năm 1950 – 1960. Có thể thấy bức
tượng Đức Mẹ La Vang bên trong linh đài.
Linh Đài Mẹ La Vang được xây khoảng năm 1950
3. TƯỢNG ĐỨC MẸ LA
VANG
Trong dịp Đại Hội La
Vang lần đầu tiên – khánh thành nhà thờ ngói vào ngày 08.08.1900, Đức cha
Caspar Lộc đã cung thỉnh bức thánh tượng Đức Mẹ La Vang theo mẫu tượng Đức Bà
Chiến Thắng đặt trong ngôi nhà thờ ngói.
“Đức Mẹ mặc áo choàng
màu thiên thanh, phủ trên áo trắng ngà, đầu đội triều thiên vàng, chân đứng
trên đám mây. Đức Mẹ nhìn đàn con, nét mặt dịu hiền, dáng điện uy nghi. Hai tay
Mẹ nâng đỡ Chúa Hài Đồng đứng bên tay mặt như muốn đưa ra giới thiệu cùng chúng
ta, trao ban cho chúng ta. Chúa Giêsu Hài Đồng thật duyên dáng trong bộ áo màu
hồng, đầu đội triền thiên, chân đứng trên quả địa cầu lấp lánh mấy vì sao. Chúa
Hài Đồng một tay níu áo Mẹ, nương tựa vào Mẹ như để làm gương cho ta, một tay
giơ ra như để mời gọi ta chay đến cùng Mẹ để tỏ lòng hiếu thảo mến yêu và lãnh
nhận muôn ơn lành nhờ lời Mẹ chuyền cầu.
Bức thánh tượng quý
giá này đã bị hủy hoại trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972,
nay không còn nữa.
Bức tượng Đức Mẹ La
Vang (phục hồi) lại được để trên bệ thờ bên hông tháp cổ. Bức tượng Mẹ theo
hình dáng này hiện cũng được khá nhiều người đặt trên bàn thờ tại nhà hoặc các
Tượng đài Mẹ La Vang ở các nhà thờ, nhà nguyện….
4. NHÀ THỜ LA VANG
GIAI ĐOẠN 1923 – 1961
Trong dịp Đại Hội La
Vang 8 (1923), Đức cha Allys Lý nhận thấy số giáo dân hành hương ngày một đông,
ngôi nhà thờ ngói thì quá chật hẹp, lại đã xuống cấp, có thể sụp đổ bất cứ lúc
nào nên đã quyết định xây dựng ngôi đền thánh rộng lớn tại La Vang.
Ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức
11.02.1924, cha sở Cổ Vưu Morineau Trung phát hiệu lệnh khởi công xây dựng đền
thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier, với mức kinh phí dự trù
tối thiểu phải hai mươi ngàn đồng bạc.
Nhà thờ La Vang giai đoạn 1923 -1961
Ròng rã bốn năm trời
với biết bao công sức tiền của đổ ra, công trình Đền Thánh La Vang vĩ đại đã
hoàn thành, một Ngôi thánh đường với hai tầng mái và hai cánh thánh giá cổ
điển, cùng với cây tháp vuông hai tầng cao ngất nổi bật lên giữa cảnh đồi cát
chung quanh và núi rừng xa xa.
Vào lúc 08 giờ sáng
ngày 20.08.1928, nhân dịp Đại Hội La Vang 9, Đức cha Allys Lý đã long trọng cử
hành nghi thức làm phép nhà thờ mới.
Nhà thờ La Vang vào
thời kỳ mới được xây dựng xong:
Hình ảnh Vương cung
thánh đường La Vang chụp năm 1931, giáo dân với trang phục đặc trưng và nón lá.
Các công trình kiên cố khác xung quanh Thánh đường vẫn chưa có nhiều. Trong
hình, Nhà thờ cũng đã có dấu hiệu xuống cấp do thời tiết khắc nghiệt của miền trung.
Gần khu vực Linh đài hiện tại vẫn là ngôi nhà tranh.
5. GIAI ĐOẠN KIẾN
THIẾT TRUNG TÂM THÁNH MẪU TOÀN QUỐC LA VANG (1961 – 1963)
Ngày 13.04.1961, Hội
Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam đã quyết định La Vang là Trung Tâm Thánh Mẫu
Toàn Quốc và chọn đền thánh La Vang làm đền thờ dâng trái tim vẹn sạch Đức Mẹ.
Đồng thời chấp thuận một chương trình kiến thiết Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang.
Giai đoạn thiết kế trung tâm Thánh Mẫu toàn
quốc La Vang (1961 -1963)
Sáng 22.08.1961, ngày
xức dầu đền thánh, cũng là ngày cuối cùng trong 6 ngày Đại Hội La Vang 15,
trước hàng giáo sĩ và 300.000 giáo dân, Đức ông De Nitris, thư ký Tòa Khâm
Mạng, đại diện Tòa thánh tuyên đọc nguyên văn bằng La ngữ sắc chỉ MAGNO NOS
SOLATIO của Đức Thánh cha Gioan XXIII nâng Đền Thờ La Vang lên bậc VƯƠNG CUNG
THÁNH ĐƯỜNG.
Những hình ảnh ngày đại lễ Đại Hội La Vang lần
15 ngày 22.08.1961:
TẠI SAO KHÔNG MANG CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ TUNG
BAY VÀO ĐẠI HỘI LA VANG , VỚI HÀNG TRĂM NGÀN TÍN HỮU THAM DỰ ?
KHÔNG LẼ CS DÁM BẮT NHỐT TÙ TẤT CẢ HAY SAO ?
Trong đền thánh La Vang đặt bốn bàn thờ cẩm
thạch lấy từ núi Ngũ Hành Sơn. Một bàn thờ chính dâng kính Đức Mẹ và ba bàn thờ
phụ dâng kính các thánh tử đạo ba miền Bắc, Trung, Nam. Trên bàn thờ có hình
Đức Mẹ La Vang và phù điêu thánh tử đạo Việt Nam. Lúc đó (1961) khi làm lễ, vị
Chủ tế vẫn hướng về phía bàn thờ (trừ lúc giảng) chứ chưa quay mặt về phía giáo
dân như bây giờ.
6. LINH ĐÀI BA CÂY ĐA
NHÂN TẠO (1961 – NAY)
Dựa theo lời truyền
tụng “Đức Mẹ hiện ra trên đám cỏ, dưới gốc cây đa”, ban kiến thiết Trung Tâm
Thánh Mẫu La Vang, đứng đầu là Đức TGM Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục đã chấp
thuận đồ án linh đài ba cây đa nhân tạo của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đó là
công trình mới lạ, tân kỳ, tái tạo quang cảnh nơi Đức Mẹ hiện ra với ba cây đa
bằng bê tông cất thép cao từ 16,50 đến 21,00 mét, vươn mình trên một đồi đá
hình đa giác, với những bậc thềm to nhỏ, rộng hẹp, cao thấp khác nhau. Chính
giữa là bàn thờ bằng đá cẩm thạch Ngũ Hánh Sơn. Thánh tượng Đức Mẹ La Vang, mẫu
tượng Đức Bà Xuống ơn ngự trên cao, chính điện, trên một khối đá cẩm thạch
vuông vắn khác.
Toàn cảnh linh đài Đức Mẹ và Gốc đa chụp năm
1967.
Đây là bức thánh tượng
thứ ba được tôn kính tại La Vang, mẫu tượng mới với chủ đề hoàn toàn khác với
hai mẫu tượng cũ Đức Bà Chiến Thắng. Linh đài ba cây đa nhân tạo được khởi công
ngày 20.06.1963, vừa xong phần bê tông cốt thép, chưa có phần trang trí mỹ thuật
bên ngoài thì bị đình đốn do biến cố ngày 01.11.1963 xảy ra. Hơn 40 năm qua,
linh đài vẫn tồn tại nguyên trạng ban đầu.
7. NHỮNG CÔNG TRÌNH
CỦA TRUNG TÂM LA VANG TRƯỚC NĂM 1972
Công trường Mân côi Là
khuôn viên trước đền thờ, đã hoàn thành với diện tích 30 x 480 mét, rải đá,
tráng nhựa. Hai bên là 15 pho tượng bằng đá cẩm thạch được chạm khắc công phu
theo nghệ thuật hiện thực – loại hình nghệ thuật tượng thánh thường thấy – diễn
tả Mười Lăm Mầu Nhiệm Mân Côi.
La Vang - 1970 - Photo by Hammond
Trong hình trên, Hồ
Tịnh Tâm dự tính nằm ở hai bên hình, là khoảng ruộng trước đền thờ rộng 6 ha,
đã đào xong với 30.000 ngày công do giáo dân Huế tự nguyện. Theo thiết kế, hồ
được tạo hình theo kiểu hồ Tịnh Tâm thành nội Huế, giữa mỗi hồ có một cù lao
nhỏ, bên hồ này xây đài kỷ niệm các đấng Chân Phước tử đạo Việt Nam, bên hồ kia
xây đài kỷ niệm các đấng bổn mạng xứ truyền giáo. Nội dung phần này chưa thực
hiện.
Phía sau Thánh đường
có những công trình như Nhà Tĩnh Tâm, khởi Công ngày 24.04.1962. Hoàn thành và
đưa vào sử dụng tháng 10.1963. Đó là ngôi nhà lầu bê tông tường gạch một tầng,
hình chữ U, ngang 10 mét, rộng 36 mét, cộng với hai cánh, mỗi cánh 12 mét. Được
thiết kế gồm nhiều phòng ngủ, hội trường, phòng đọc sách, phòng giải trí, nhà
xe, nhà bếp, và nhà ăn 500 khẩu phần một lúc. Chúng ta có thể nhìn thấy công
trình này trong hình dưới đây:
Trong hình trên, Ba Vị
Giám mục đứng ở đây lúc đó chắc cũng không nghĩ là ngôi Thánh đường trước mặt
sẽ bị bom đạn phá tan tành và trong tương lai sẽ có một ngôi thanh đường nguy
nga khác được xây nên trên ngay chỗ các Ngài đang đứng. Ngôi nhà hành hương bề
thế 2 tầng bên cạnh nhà thờ cũng bị tàn phá không còn dấu tích gì. Ba cây đa và
tượng đài Đức mẹ nằm khuất trong lùm cây bên phía phải hình. Các công trình
khác như Nhà Hành Hương, Công Trường Thánh Tâm (với tượng đài Kitô Vua đứng
trên quả cầu hình bán nguyệt. Một bàn thờ bằng đá cẩm thạch lộ thiên dưới chân
tượng. Một hồ nước trong xanh phía trước và một hoa viên tươi tốt bao quanh),
Hồ GIÊNÊZARÉT (với hai cầu vồng bắc qua hồ, mỗi cầu rộng 6 mét dài 30 mét, nối
liền lộ trình Đền Thánh – Đồi Calvariô – Đền Thánh. Đây là lộ trình chính dành
cho các cuộc kiệu lớn) và hệ thống đường sá, điện nước, mương cống, nhà vệ
sinh…. Riêng chỉ với những công trình kiến thiết trên đây thôi cũng đã khiến La
Vang “phảng phất như một lâu đài thiên quốc…, một kinh thành ánh sáng…, một
mảnh thiên đàng rớt xuống miền rừng núi hoang vu.
Hình ảnh các đoàn lễ
sinh và giáo dân hướng về phía lễ đài. 40 năm sau, sau nhiều thăng trầm, cũng
tại chính vị trí này đã diễn ra nhiều buổi Lễ trọng đại của Giáo hội Việt Nam
trong đó có buổi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng một Vương cung thánh đường
mới. Ngôi thánh đường trong hình giờ chỉ còn di tích tháp chuông.
8. LA VANG – NHỮNG NĂM
THÁNG YÊN BÌNH (~1970)
Mặc dù chiến tranh đã
lan rộng ra toàn miền trung từ những năm 1967 nhưng miền La Vang vẫn tương đối
yên bình và hầu như chưa bị ảnh hưởng gì!
k
Nhà thờ La Vang – Trước 1972 – Photo by Jim
Beck
Đường vào La Vang 1967
Những hình ảnh Trung
tâm La Vang chụp vào thập niên 60 khi chiến tranh chưa lan tới, một khung cảnh
yên bình và thanh thản:
9. CHIẾN SỰ LAN TỚI LA
VANG
Sự hiện diện của xe quân sự và binh lính báo
hiệu chiến sự đã lan tới La Vang (1970)
Đỉnh điểm của cuộc
chiến là vào ngày giữa năm 1972, chiến sự ác liệc giữa Cộng quân và Quân đội
VNCH đã tàn phá thành bình địa toàn bộ Thánh địa La Vang. Ngày 7/7/1972, mặc dù
tái chiếm lại được Thành Quảng Trị và La Vang, nhưng tất cả chỉ còn là đống đổ nát.
Ngôi thánh đường xinh đẹp trước đây đã bị tàn phá nặng nề.
Vị Tổng thống VNCH lúc
đó là Ông Nguyễn Văn Thiệu đã đến quỳ gối cầu nguyện trước tại gian cung thánh
lộng lẫy một thời của Thánh đường với bàn thờ cẩm thạch xinh đẹp thủa nào, giờ
chỉ còn là đống đổ nát.
Andy
Mặc dù đã Quảng Trị đã
được tái chiếm cuối tháng 12 năm 1972, những người lính VNCH hiện diện tại La
Vang, linh đài vẫn còn nhưng tượng Đức Mẹ đã bị hư hại với phần đầu tượng đã bị
bể.
10. LA VANG – NHỮNG
NĂM THÁNG TRẦM LẶNG VÀ HỒI SINH 1975 – 2010
La Vang sau những năm
1972, chiến sự tiếp tục lan rộng cộng với khung cảnh đổ nát khiến khu vực linh
địa trở nên trống vắng và hoan tàn. Đặc biệt, sau năm 1975 thì các buổi lễ cũng
không được phép tổ chức hoặc gặp rất nhiều khó khăn. Những người muốn đến bên Mẹ
La Vang bị xét hỏi, đuổi về nhà, đất đai Linh địa bị thu hẹp nhiều… Giáo hội
chỉ còn giữ được Linh đài, Di tích Thánh Đường và phần phụ cận nhỏ xung quanh.
Tại Linh địa cũng
không còn Linh mục phụ trách, Linh Mục giáo xứ Diên Sanh gần đó là người duy nhất
quản nhiệm La Vang nhưng cũng gặp nhiều khó khăn.
10.1 DI TÍCH VƯƠNG
CUNG THÁNH ĐƯỜNG
Thực ra, sau năm 1975,
ngôi Thánh đường La Vang chưa bị sập hẳn hoàn toàn, phần thiệt hại nặng nề nhất
là khu vực giữa nhà thờ và làm kết cấu nhà thờ yếu đi rất nhiều. Năm 1985, cơn
siêu bão đổ bộ vào miền Trung đã “giúp” di tích thiệt hại thêm. Tuy vậy, cho
tới năm 1997, phần gian cung thánh và phần phía sau (Tháp chuông) vẫn còn tồn
tại:
Toàn cảnh ngôi Thánh
Đường sau năm 1975. Ngôi tháp cổ có hình dạnh như thế này cho đến năm 2000 mới
mới được “phục chế lại” cho vuông vức hơn. Phía lòng nhà thờ giờ thành nhà
nguyện “tiền chế”. Những phần tường đổ nát còn lại đã bị dỡ bỏ đi vì rất khó
phục hồi nguyên trạng.
10.2 DI TÍCH THÁP CỔ
Những hình ảnh cận
cảnh ngôi tháp cổ sau khi được trùng tu và vá lại các phần bị trúng đạn pháo:
10.3 GIẾNG NƯỚC ĐỨC
MẸ:
Năm 1903, khi lên chăm
sóc vườn Mẹ, cha phó Cổ Vưu Giuse Nguyễn Xuân Cảnh đã cho đào một giếng đất
ngay trước nhà thờ ngói. Giáo dân quen gọi là GIẾNG ĐỨC MẸ.
Nước giếng Đức Mẹ
không trong lắm nhưng có vị ngọt và mát, không bị ô nhiễm bởi môi trường bên
ngoài nên có thể uống ngay, không cần nấu chín.
Vẫn biết nước giếng
Đức Mẹ là nước uống bình thường không mang dược tính gì cả, nhưng từ truyền
khẩu ngày xưa đến thực tế ngày nay nhiều bệnh nhân uống nước giếng Đức Mẹ mà
được lành các bệnh tật là do bởi lòng thành kính cậy tin quyền phép Đức Mẹ được
Mẹ ban ơn lành theo ý nguyện mà thôi.
Ngày nay, hơn một thế
kỷ trôi qua, giếng Đức Mẹ vẫn được bảo quản sạch đẹp, vệ sinh làm tăng vẻ mỹ
quan vườn Mẹ, nhưng trên hết giếng Mẹ là một bảo chứng tình yêu tuyệt vời đối
với con cái Mẹ. Từ mạch tự nhiên này, biết bao ơn lành hồn xác Đức Mẹ đã đổ xuống
cho con cái Người.
Hiện nay, nước giếng
được bơm trực tiếp lên bồn và mọi người lấy nước qua hệ thống vòi phía sau Linh
Đài (theo hướng mũi tên chỉ trên miệng giếng như trong hình):
10.4 LINH ĐÀI ĐỨC MẸ
Như đã nói trên, kể từ
sau năm 1963 đến tận năm 2010 thì Linh đài Đức Mẹ (Cây đa bê tông) vẫn để
nguyên phần thô rêu phong cùng đạn pháo và nắng mưa. Trận chiến năm 1971 tuy
phá hủy hầu hết các công trình trong khu La Vang bao gồm cả tượng Đức Mẹ Xuống
Ơn trong Linh Đài nhưng ba cây đa vẫn còn hầu như nguyên vẹn.
Linh đài Đức Mẹ vẫn
giữ nguyên hình hài cũ cho đến tận năm 2010
Sau đó, năm 1980, HĐGM
Việt Nam mới quyết định Tượng Đức Mẹ mang hình dáng người phụ nữ Việt Nam và
Bức Tượng này được đặt lại vị trí cũ cùng năm đó:
10.5 TRÙNG TU LINH ĐÀI
ĐỨC MẸ – BA CÂY ĐA
Như đã nói trên, Linh
đài Đức Mẹ với hình dáng cách điệu ba cây đa bê tông do Kiến trúc sư Ngô Viết
Thụ thiết kế và xây dựng từ những năm 1960 nhưng chưa bao giờ được hoàn thành
và khối bê tông thô vẫn để như vậy cho đến hơn 40 năm sau thì mới được tô vẽ
cho đúng vẻ kiến trúc của nó. Quá trình này được bắt đầu làm lại trong năm 2010
thì hoàn thành. Tuy nhiên, khung cảnh hoang sơ của Linh đài mẹ đã không còn
nữa. Thay vào đó là khung cảnh lộng lẫy hơn.
Linh đài Đức Mẹ La
Vang hiện nay với Bức Tượng Mẹ mặc áo dài khăn đống theo truyền thống phụ nữ
Việt Nam tạc trên đá quý từ năm 2011
11. LA VANG NGÀY NAY
Thật ra, từ lúc nhà
nước “mở cửa”, các công trình tại La Vang cũng đã được xây thêm, trùng tu tôn
tạo nhưng hầu như là mang tính tự phát và chưa gắn kết được với nhau thành một
khối tổng thể.
Nhà hành hương đối
diện với Linh đài được xây dựng bề thế phục vụ chỗ ở cho khoảng 300 khách hành
hương một lúc. Theo các thiết kế mới thì nhà hành hương này cũng sẽ bị đập bỏ
để phù hợp với quy hoạch chung.
Lễ đài nhìn từ phía tháp cổ dịp đại lễ 1999
Toàn cảnh công trường mân côi. Theo thiết kế
mới, Công trường mân côi sẽ giữ nguyên và hầu như không thay đổi gì.
12. THIẾT KẾ LA VANG
Hình chụp Linh đài năm 1999 cho thấy lúc đó La
vang vẫn còn hoang sơ và hoang tàn lắm!
Linh đài lúc chưa trùng tu!
Năm 2010, HĐGM Việt
Nam ủy quyền cho Tòa Tổng Giám Mục Huế tổ chức cuộc thi Thiết kế lại toàn bộ
Linh địa La Vang với tiêu chí về kiến trúc như sau:
– Giữ gìn và Bảo tồng
phần Tháp cổ, Giếng nước, Quảng trường Mân côi và Linh đài.
– Mang bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam và phù hợp với kiến trúc tôn giáo.
– Phân khu chức năng,
không gian kiến trúc và quy hoạch, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện
hài hòa giữa Trung tâm hành hương và các vùng lân cận.
– Kiến trúc quy hoạch
quan tâm đến môi trường, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Định hướng phát triển không
gian mở rộng Trung tâm Hành hương về phía Đông Tây.
– Tính khả thi, kỹ
thuật của đồ án: Giải pháp kỹ thuật – Phân kỳ thực hiện – Đề xuất xây dựng công
trình – Định hướng nguồn năng lượng thay thế …
Và quan trọng hơn, đồ
án phải “thổi được hồn Đạo và hồn Việt vào các công trình kiến trúc của Trung
Tâm này”.
Có nhiều Công ty tham
gia thiết kế, rất nhiều ý tưởng thiết kế được đưa ra, để chọn được một thiết kế
để xây dựng không phải là một điều dễ dàng. Nhưng cũng phải hết sức trân trọng
các ý tưởng thiết kế của các người tham gia vì họ cũng đã bỏ công bỏ sức tâm
huyết vào thiết kế của mình.
Ngày 21/8/2010, tại
Trung tâm Mục Vụ Huế đã diễn ra Lễ Công bố & Phát thưởng giải cuộc Thi
Thiết kế quy hoạch Dự Án Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang. Tuy nhiên, cuộc
thi đã không tìm ra được thiết kế để xây dựng (không có giải nhất). Chúng ta
hãy cùng xem lại các phương án thiết kế này.
Còn tiếp
Our Lady of Lavang, Church in
Santa Ana, California.
Our Lady Of
Lavang Church in Houston, Texas
Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang thuộc Tổng Giáo
Phận Portland
Please Share this.
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết