Janet
Nguyễn, người phụ nữ VN đầu tiên được bầu vào Thượng viện California
Hoài Vũ, phóng viên RFA
2014-11-09
2014-11-09
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
11092014-janet-ngy-win-senat.mp3
Janet Nguyễn, người phụ
nữ gốc Việt đầu tiên trở thành thượng nghị sĩ tiểu bang California.
Photo Ngọc Lan,
RFA
Cộng đồng người
Việt khắp nước Mỹ hân hoan vui mừng sau khi có tin Janet Nguyễn đắc cử vào
thượng viện bang California. Ở tuổi 37, Janet Nguyễn là phụ nữ châu Á đầu tiên
của đảng Cộng hoà được bầu vào thượng viện bang California và là phụ nữ gốc
Việt đầu tiên là thượng nghị sĩ đắc cử ở một bang của nước Mỹ. Tạp chí phụ nữ
tuần này xin giới thiệu chân dung người phụ nữ giỏi giang này.
Trước hôm 4/11,
cái tên Janet Nguyễn đã nổi đình đám trong cộng đồng người Việt nói riêng, cộng
đồng Mỹ ở bang California nói chung. Bà Janet Nguyễn, năm nay mới 37 tuổi, hiện
là phụ nữ gốc Việt giữ vị trí cao nhất trong chính phủ Mỹ.
Janet Nguyễn tranh
cử vào thượng viện bang California với chủ trương cổ vũ giáo dục cấp đai học
cho thanh niên, bảo vệ duy trì thuế, đặc biệt là thuế đất. Bà cũng đứng về phía
các doanh nghiệp ở California, để có thể tạo nhiều công ăn việc làm ở bang này.
Bà vừa được bầu
vào thượng viện bang, đại diện cho quận 34, từ Long Beach tới Orange County.
Phát biểu về cảm nghĩ sau khi đắc cử, Thượng nghị sĩ đắc cử Janet Nguyễn cho
biết:
Janet Nguyễn: Mình rất là mừng, cái mừng đó không phải
mừng cho riêng Janet Nguyễn mà mình mừng cho cộng đồng chúng ta, cộng đồng Việt
Nam, cộng đồng Mỹ gốc Việt đã trong 40 năm qua Mỹ, bỏ nước mẹ của chúng ta, bỏ
quê hương, bây giờ mình có được một đứa con gái, một đứa cháu của cộng đồng
thành thượng nghị sĩ của tiểu bang lớn nhất ở trong nước Hoa Kì. Số phiếu mình
mà số đầu tiên nó rất là mạnh, rất là nhiều. Cái đó nói sức mạnh của cộng đồng
và tiếng nói của mình đã đoàn kết bởi vì không có cách nào Janet thắng được
con số rất mạnh mẽ như vậy được mà không có cộng đồng đoàn kết với nhau.
Mình rất là mừng,
cái mừng đó không phải mừng cho riêng Janet mà mình mừng cho cộng đồng chúng
ta, cộng đồng VN, cộng đồng Mỹ gốc Việt đã trong 40 năm qua Mỹ, bỏ nước mẹ của
chúng ta, bỏ quê hương, bây giờ mình có được một đứa con gái, một đứa cháu của
cộng đồng thành thượng nghị sĩ của tiểu bang lớn nhất ở Hoa Kì
Janet Nguyễn
Giấc mơ Mỹ
Trong video phát
động tranh cử, Janet Nguyễn cho biết quá khứ của gia đình bà đã định hướng cho
những suy nghĩ của bà. Bà nói rằng gia đình bà đã đạt được cái gọi là “Giấc mơ
Mỹ" song cũng phải trải qua đủ đắng cay ngọt bùi.
Câu chuyện của gia
đình Janet Nguyễn cũng giống nhiều người Việt Nam từng làm việc cho chính quyền
Việt Nam Cộng hoà trước đây. Janet Nguyễn sinh năm 1976 tại Sài Gòn. Cha của bà
từng là một người lính trong chính quyền Sài Gòn cũ. Sau năm 1975, cả gia đình
đã phải trốn về quê sống cùng bà ngoại của Janet Nguyễn để tránh không phải vào
trải cải tạo của chế độ mới.
Gia đình của nữ
thượng nghị sĩ đắc cử đã trốn đi nước ngoài nhiều lần, tuy nhiên cũng nhiều lần
thất bại. Sau mỗi lần thất bại như thế, cha mẹ của Janet Nguyễn bị tống giam
còn anh chị em của bà thì ở cùng bà ngoại. Cuối cùng, khi bà 3-4 tuổi, gia đình
bỏ đi sang Thái Lan. Lúc này, Thái Lan không thể tiếp nhận thêm người tị nạn do
quá nhiều người bỏ sang quốc gia này. Họ không có nhiều sự lựa chọn nào nữa.
Janet Nguyễn kể lại về chuyến vượt biên cùng mẹ:
Janet Nguyen: Lúc đó, chúng tôi chỉ có ba sự lựa chọn.
Trở về Việt Nam mà không còn đồ ăn và nước uống thì cũng chết thôi. Nếu trở về
được thì dễ bị giết. Sự lựa chọn thứ ba là đánh đắm cái thuyền rồi bơi vào bờ.
Khi đến Thái Lan,
cả gia đình được đoàn tụ và sau đó họ được một nhà thờ giúp đỡ làm giấy tờ sang
Mỹ vào năm 1981, khi đó Janet Nguyễn mới 5 tuổi. Janet Nguyễn nhớ lại:
Janet Nguyễn: Khi qua Mỹ, gia đình mình rất nghèo mà
lại không biết tiếng Anh. Mình cũng sống nhờ trợ cấp và tem phiếu.
Nữ thượng nghĩ sĩ
cho biết bà đi học trường công và nhận đồ từ thiện, chẳng hạn như quần áo thì
nhận từ Salvation Army. Có lúc, bà phải mặc đồ con trai đi học do họ không có
đủ đồ dành cho các cô bé gái. Đến Giáng sinh, gia đình họ không có tiền để mua
quà mà phải nhờ tới lòng thương của nhà thờ.
Mình muốn đóng góp
vào trong tiến trình này, rằng những cái luật gì mà ảnh hưởng tới một người như
Janet, một người phụ nữ, một người Mỹ gốc Việt, một người mẹ, một người trả
thuế, một người có doanh nghiệp nhỏ, một người đi làm, mình muốn nêu lên những
mối quan tâm của những người đó tới những người dân cử
Janet Nguyễn
Cha mẹ của Janet
Nguyễn hết lòng vì con cái. Trong khi đi học tiếng Anh ở một trường học, ông
còn tranh thủ làm bồi bàn cho một nhà hàng. Cả hai cha mẹ của Janet Nguyễn đều
đi làm để con cái có thể đến trường học đại học và trở thành bác sĩ, luật sư.
Janet Nguyễn đáng lẽ sẽ trở thành một bác sĩ như mong ước của cha mẹ bà. Trong
năm thứ hai đại học ở trường California tại Irvine, bà học một lớp về chính trị
và từ đó say mê con đường này. Lớp học của Janet Nguyễn khi đó do một giáo sư
khách mời đứng lớp. Đó chính là chủ tịch ban giám sát Bill Steiner. Bà Janet Nguyễn
khi đó vừa đi học vừa đi làm ba công việc ngoài giờ đã xin thực tập ở chỗ của
vị giáo sư kia. Sau khi đợt thực tập kết thúc, bà cảm thấy muốn đóng một vai
trò tích cực hơn trong quá trình xây dựng luật ảnh hưởng tới phần đông dân số.
Janet Nguyễn kể
lại:
Janet Nguyen: Mình
thấy đi làm bác sĩ giúp người cũng tốt thôi, nhưng trong xã hội thì mọi thứ đều
do chính phủ lãnh đạo. Vì thế, mình muốn đóng góp vào trong tiến trình này,
rằng những cái luật gì mà ảnh hưởng tới một người như Janet, một người phụ nữ,
một người Mỹ gốc Việt, một người mẹ, một người trả thuế, một người có doanh
nghiệp nhỏ, một người đi làm, mình muốn nêu lên những mối quan tâm của những
người đó tới những người dân cử đưa ra luật ảnh hưởng tới đời sống của mình.
Kể từ đó, Janet
ngày càng đi sâu vào con đường chính trị. Bà trở thành người phụ nữ gốc Á đầu
tiên của đảng Cộng hoà trong Thượng viện bang California. Bà hiện vẫn giữ chức
giám sát viên của quận Cam, bang California.
Một cái mình muốn
cho các em gái biết là mình chỉ cần làm việc chăm chỉ thôi, đừng tạm ngừng sự
nghiệp vì mình muốn có một gia đình. Chúng ta có thể có cả hai. Có thể khó khăn
hơn nhưng mình làm được
Janet Nguyễn
Chiến thắng của
Janet Nguyễn trong cuộc bầu cử vừa qua có thể coi là một chiến thắng lịch sử
cho phụ nữ di dân. Nó cũng cho thấy sự trưởng thành của cộng đồng gốc Việt
trong xã hội Mỹ sau gần 40 năm có mặt trên mảnh đất của những cơ hội đổi đời
này.
Người vợ, người mẹ
Người ta biết đến
Janet Nguyễn với vai trò một chính trị gia thành công. Ngoài ra, bà còn là một
người vợ và là mẹ của hai cậu con trai, Tommy, năm nay 3 tuổi, và Timothy mới
21 tháng tuổi. Đối với người phụ nữ này, gia đình chính là một chỗ dựa vững
chắc cho bà. Bà cho biết làm chính trị cũng chính là vì thế hệ tương lai.
Janet Nguyen: Cái chính trị mình làm là vì tương lai
con cái, không phải là chỉ vì con cái của Janet mà là con cái của cả cộng đồng mình,
con cái của hạt 34.
Chồng của Janet
Nguyễn, tên là Tom Bonikowski, luôn ủng hộ bà trong con đường sự nghiệp làm
chính trị. Ông chính là người đầu tiên bà hỏi ý kiến khi muốn ra tranh cử
thượng nghị sĩ bang California. Trong những tháng ngày vận động tranh cử cam
go, Tom luôn đảm bảo hai cậu con vẫn duy trì cuộc sống thường nhật. Bà Janet
Nguyễn cho biết:
Janet Nguyen: Chồng mình rất ủng hộ mình. Hai đứa con
còn thỉnh thoảng tham gia các cuộc họp với mình. Tommy, ba tuổi, còn đi gõ cửa từng
nhà để xin phiếu (cho mẹ).
Dù công việc vận
động tranh cử bận rộn, nữ thượng sĩ đắc cử cho biết bà luôn về nhà ăn bữa tối
một tuần ba lần. Gia đình bà cũng đi theo các cuộc họp để gắn kết nhau hơn.
Bà khẳng định rằng
một phụ nữ có thể có tất cả, cả gia đình hạnh phúc lẫn sự nghiệp chính trị
thành công. Bà khuyên các cô gái như sau:
Janet Nguyễn: Một cái mình muốn cho các em gái biết là
mình chỉ cần làm việc chăm chỉ thôi, đừng tạm ngừng sự nghiệp vì mình muốn có
một gia đình. Chúng ta có thể có cả hai. Có thể khó khăn hơn nhưng mình làm được.
Nữ chính trị gia
Janet cho rằng chìa khóa của sự thành công là tìm được một sự nghiệp mà bản
thân thực sự say mê. Bà nói niềm đam mê của bà là phục vụ cộng đồng. Bà nói
rằng bà muốn có mặt tại nơi mà các quyết định được đưa ra ảnh hưởng tới những
người như bà. Đó chính là chìa khoá thành công của nữ chính trị gia gốc Việt,
người phụ nữ gốc Việt đầu tiên được bầu vào trong thượng viện của bang
California.
Tạp chí phụ nữ
tuần này xin tạm dừng tại đây. Hải Ninh xin cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi.
Mọi đề nghị hay thắc mắc liên quan tới nội dung của trang tạp chí phụ nữ, xin
mời quý thính giả gửi tới hộp thư của ban Việt Ngữ tại vietweb@rfa.org
hoặc trang Facebook của đài Á châu Tự do tại www.facebook.com/rfavietnamese.
Hải Ninh xin chúc
quý vị một tuần mới vui vẻ.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết