QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Tuesday, May 5, 2015

Xin Đừng Áp Đặt Danh Từ Không Chính Xác Trùng Vào Ngày Quốc Hận, 30-4: THÁNG TƯ ĐEN

From: L. Nguyen <
Date: 2015-05-02 2:16 GMT-04:00

Xin Đừng Áp Đặt Danh Từ Không Chính Xác Trùng Vào Ngày Quốc Hận,  30-4: THÁNG TƯ ĐEN

Kính Thưa Quý Anh Chị,

Chúng tôi nhận thấy bài viết : 40 Năm nhìn lại ngày Quốc Hận của Ông Đặng Tấn Hậu, đã đóng góp không kém phần quan trọng cho thế hệ mai sau hiểu được giá trị lịch sử của đất nước Việt Nam đau thương – tang tóc trong những năm chiến tranh
và nhất là vào ngày 30-4-1975.  
Những tưởng ngưng tiếng súng thì sẽ có tiếng cười, nhưng ngược lại chỉ có tiếng than khóc kêu oán nghất trời.

*Trong bài viết có tiểu đoạn ở đoạn: Thay lời cam kết, mà Ông Đặng Tấn Hậu viết:

i) Ngày 30-4-1975 không những là ngày Quốc Hận, là ngày “Tháng Tư Đen” cho người dân miền Nam mà còn

ii) Tiểu đoạn kế tiếp trước đoạn: Ghi Chú: đánh dấu là ngày Đại Tang cho cả dân tộc Việt Nam.                                                                                                                  

Ngày 30-4-2015  CSVN  dự trù sẽ tổ chức diễn binh, bắn pháo bông để ăn mừng chiến thắng “Giải Phóng” đất  nước mà ai cũng biết người dân trong nước đã quá chán chê lời phỉnh gạt của CSVN vì ai cũng có thể truy cập tin tức chính xác về sự lừa dối của nhà cầm quyền CSVN, đó là chưa nói tới 3 triệu người Việt hải ngoại còn quá đau thương tưởng nhớ về nỗi mất nước nhà tan, thân nhân đã bị chết oan trong nhà tù CSVN, do đó có vui sướng gì mà tổ chức ăn mừng làm tốn hao tiền của người dân trong và ngoài nước.

*Thêm một lập luận rất hay của vị kiến giả Kim Âu đã viết:

-  Ngôn ngữ của phường vong bản “Our journey to freedom”.

-  Người Việt Quốc Gia chân chính lưu vong không phải là bọn tha phương cầu thực, nên dù có mai một trên xứ người cũng không từ bỏ ước mơ quang phục. Cuộc lưu vong của người Việt quốc gia chỉ là hành trình thoát hiểm đến một nơi tạm dung, không phải là mục đích sau cùng; do đó không ai tự nhận việc ra đi tỵ nạn là hành trình đến tự do. Đất nước Việt Nam là của dân tộc Việt Nam, người Việt Nam chỉ đạt được tự do khi đất nước thật sự độc lập, tự do và dân chủ.

*Trở lại vấn đề: Chúng tôi nhận thấy ngày 30 tháng 4 là ngày Quốc Hận: THÁNG TƯ ĐEN “ BLACK APRIL Memorial Month”, câu này đã được Nghị Sĩ người Việt ở Mỹ Cô Janet Nguyễn đã đệ trình với Thượng Viện California, Mỹ và đã được chấp thuận. 

Vậy tại sao câu “ Black April Memorial Month” ở Mỹ thì không bị nhạy cảm mà ở Canada thì có vị làm trong Thượng Viện Canada, lại lo “sợ” là nhạy cảm đối với người Canada.  “Vậy ở Mỹ họ nói tiếng Marốc không hiểu tiếng Anh sao?”

Có một số đồng hương hỏi chúng tôi có phải vì một lý do thầm kín nào khác chăng? Tôi trả lời: hãy liên lạc mà hỏi thẳng chứ chúng tôi không phải là vị đó nên không thể trả lời được.

Vì vậy danh từ “Quốc Hận - Tháng Tư Đen” được gọi cho Tháng 4 và ngày 30 tháng 4 rất đúng và chính xác, còn những câu “Hành trình đi tìm tự do, hành trình vượt biên v.v.” thì nên đặt qua ngày khác chứ không thể áp đặt trùng vào ngày 30-4.

Canada là đất nước tự do quý vị muốn nói gì, muốn chọn ngày nào củng được nhưng xin đừng xâm phạm vào ngày Quốc Hận 30-4, cũng là ngày Quốc Tang của dân tộc Việt Nam.

Cũng xin nhắc thêm:

- Có một số vị làm việc trong hội đoàn, đoàn thể biết lắng nghe ý kiến của cộng động thật đáng ca ngợi và khâm phục.
- Nhưng cũng có vài vị cầm cờ trong tay muốn phất kiểu nào cũng được, không cần biết biểu cảm của đồng hương. Quý vị nên biết câu “Thuận lòng dân là hợp ý trời. Nếu đi ngược lòng dân thì sẽ mang tiếng xấu muôn thuở”.  Có một vị dùng tiếng “xú danh muôn thuở”. Vậy quý vị bạn dân chọn câu nào?

Kính,
Thân Thảo

__._,_.___

Posted by: Paul Van 


 
Mời đọc 40 năm nhìn lại Ngày Quốc Hận 30 tháng 4, 1975 của tác giả Đặng Tấn Hậu


From: L. Nguyen <
Date: 2015-05-02 2:28 GMT-04:00


40 Năm Nhìn Lại Ngày Quốc Hận 30.4.1975


Đặng Tấn Hậu

........ Còn vài ngày nữa là đến ngày 30.4.2015 đánh dấu 40 năm ngày đại tang cho dân tộc VN, là ngày tháng tư đen csBV đã cưỡng chiếm miền nam tự do, là ngày quốc hận mà người dân miền nam bị bắt cầm tù và bị đày đi vùng kinh tế mới, là ngày người dân miền nam bắt đầu bị mất nhà cửa do bọn mọi rợ csBV cưỡng chiếm và cướp bốc. Chúng ta học được những gì về bài học lịch sử của biến cố 30.4.1975? 

Bài viết thử phân tích và tìm hiểu 5 tiểu đề gồm có - hội nghị Paris 1973 (vì đây là hội nghị bắt đầu đưa tới sự sụp đổ miền nam VN) - sự trí trá của quân đội csBV - hình ảnh thân thương của người lính VNCH - chân tướng của người lính csBV - ngày quốc hận 30.4.1975.

Chiến lược csBV là “đánh, đàm;  đàm, đánh”. Khi nào chúng yếu thì đàm; khi nào chúng mạnh thì đánh.

Hai vị tổng thống HK là Johnson và Nixon cho B52 dội bom lên đầu csBV, chỉ còn vài ngày nữa là bọn chúng đầu hàng nên csBV bắt buộc phải ngồi vào bàn hội nghị Paris vì chúng biết hội nghị Paris chỉ tạm bợ để bọn chúng củng cố lại lực lượng quân sự chuẩn bị cho sự tiếp tục cuộc chiến xâm lăng miền nam.

Có 3 yếu tố để hòa đàm đưa tới hội nghị thành công là: (a) quân sự mạnh (b) biết điểm nào có lợi cho đôi bên (win/win) và (c) sự kiên nhẫn lâu dài (tức là thời gian không giới hạn trong việc đàm phán). HK có 2 yếu tố thuận lợi là điểm (a) và (b) vì HK có B52, biết đối phương muốn lập chính phủ liên hiệp ở miền nam và HK muốn rút quân ra khỏi miền nam. csBV chỉ có 1 điểm lợi (c) không bị giới hạn bởi thời gian thương thuyết và HK bị giới hạn do ngày bầu cử ấn định nên HK thua thiệt hoàn toàn trong hội nghị.

Kết quả là HK đã ký hiệp định Paris 1973 hoàn toàn bất lợi cho HK vì mang tiếng nhơ “phản bội đồng minh cho kẻ thù”. HK đi đêm với cộng sản; thí dụ ngoại trưởng HK Kissinger nổi tiếng là người chun “cốp xe hơi” đi họp đêm với cộng sản. Hội nghị Paris đưa tới điều rất bất lợi cho VNCH, đồng minh của HK, là tiền đồn bảo vệ cho tự do của HK tại Á Châu theo chiến lược “be bờ” (containment) của tổng thống Harry Truman và chiến lược “domino” của tổng thống Eisenhower sau đệ nhị thế chiến. Thí dụ,
- quân đội csBV có quyền “núp dưới bóng lá cờ xanh đỏ của MTGPMN” để có mặt tại miền nam VN;
- phân chia ranh giới theo dạng “da beo”; nghĩa là ranh giới không rõ ràng. Trận chiến vẫn tiếp diễn sau khi hiệp định Paris được ký kết vì csBV thường xuyên vi phạm hiệp định;
- csBV vẫn có thể xâm nhập ồ ạt khí giới và quân đội vào miền nam; trong khi HK “hứa lèo” viện trợ vũ khí (1 đổi 1) và gởi B52 thả bom csBV nếu họ vi phạm lệnh hưu chiến hay không thực thi hiệp định.

Đó là chưa kể trụ sở “Camp Davis” (*) giám sát hiệp định Paris đặt tại phi trường Tân Sơn Nhất nên csBV có thể đi vào Saigon tự do; cũng như thành phần kiểm soát 4 bên có nhân viên của 2 quốc gia theo csBV là Lỗ Ma Ni và Ba Lan mà lúc nào họ cũng mang máy chụp hình bên hông để chụp hình sự di chuyển của quân đội VNCH; từ đó, họ có thể báo cáo tình hình quân sự tai miền nam về tổng hành dinh của csBV tại Hà Nội.  Ngoai trưởng HK Kissinger lãnh giải Nobel Hòa Bình 1973. Ngày 30.4.1975, Kissinger viết thơ cho bà Lioanaes, tổng thư ký của tổ chức Nobel, để xin trả lại giải thưởng Nobel vì ông đã bị csBV lường gạt. Hội đồng giải Nobel đã từ chối lấy lại huy chương để cho ông Kissinger mang nhục vì ông là ngoại trưởng của một đại cường quốc, nhưng ông thích ăn bánh vẽ của csBV nên bị lọt vào bẫy của csBV. Đó là lý do tại sao Lê Đức Thọ từ chối nhận lãnh giải Nobel Hòa Bình vì ông biết trước csBV không tuân thủ hiệp định.

Tưởng cần nhắc lại, mặc dù Pháp thua csBV tại Điện Biên Phủ vì HK “hứa lèo” với Pháp là cho phi cơ HK dội bom Việt Minh (csBV) trong trận Điện Biên Phủ (nhưng HK không giữ lời cam kết). Do đó, Pháp phải ký hiệp định Genève 54 đình chiến, nhưng Pháp vẫn giữ được sự phân chia rõ ràng lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới (thay vì da beo như hội nghị Paris 73) và đưa những người bạn đồng minh của họ di cư từ miền bắc vào miền nam an toàn; thay vì tháo chạy như tòa đại sứ HK ở Saigon vào ngày 30.4.1975. 

csBV nổi tiếng là kẻ gian, chuyên làm tay sai bán nước cho ngoại bang; điển hình, Hồ Chí Minh là điệp viên do cộng sản quốc tế (Comintern) đào tạo. Ông là người gian hùng có ít nhất 100 tên khác nhau; kể cả tên cúng cơm lúc chết là Hồ Chí Minh cũng là tên Tầu, không phải tên do cha mẹ đẻ của ông đặt ra.

csBV đã từng tuyên bố 10 ngày đình chiến vào Tết Mậu Thân 68, nhưng chúng đã lợi dụng sự tin tưởng của quân đội VNCH tôn trọng sự đình chiến của đôi bên ăn Tết; rồi chúng bất thần tổng tấn công các thành phố tại miền nam VN. Nhưng chúng vẫn bị thất bại vì sự chống trả mãnh liệt của quân lực VNCH.

csBV điên tiết vì dân chúng miền nam không đứng lên “tổng nổi dậy” theo lời kêu gọi của bọn chúng nên chúng đã trả thù người dân miền nam bằng cách bắt và chôn sống cả chục ngàn người dân ở Huế; nên mỗi năm, những ngày sau Tết, là ngày giỗ đau thương của người dân Huế “mang vành khăn trắng” tưởng nhớ người thân bị giết oan bởi bọn giặc csBV. Họ không phải là đồng bào của người dân VN.

Trở lại đề tài 30.4.1975, sau hiệp định Paris 73, trong khi HK rút quân ra khỏi VN từ hàng trăm ngàn xuống chỉ còn lại 2,000 người HK gồm có dân sự và cố vấn quân sự tại miền nam VN thì csBV lại gia tăng quân số và khí giới, kể cả đại bác bắn xa và xe tăng, vào miền nam VN qua đường mòn HCM từ biên giới Lào và Cao Miên. csBV thử đánh vào thành phố Phước Bình, tỉnh Bình Long, để dò xét phản ứng HK có gởi pháo đài B52 giải vây cho Phước Bình hay không?

Kết quả là HK đã “hứa lèo” với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nên Phước Bình đã thất thủ dưới cơn mưa “trời còn phải khóc thương cho người dân Phước Bình”. Bộ chính trị csBV mới nhóm họp tại Hà Nội vào cuối tháng 12, 1974 đến đầu tháng giêng 1975 đi đến kết luận “có cho kẹo, HK cũng không dám trở lại miền nam” nên họ quyết định tổng tấn công miền nam trước mùa mưa năm 1975 mà họ hy vọng có thể thắng trận mau lắm là vào cuối năm 1976 hay trong năm 1977.

Bộ chính trị csBV quyết định cử tướng Văn Tiến Dũng vào miền nam để chỉ huy đánh chiếm vùng cao nguyên trung phần tại miền nam VN trực thuộc vùng trách nhiệm quân đoàn 2 của tướng Phạm Văn Phú VNCH. Tưởng cần biết, sự thua trận của một trận chiến nhỏ có thể kéo theo sự tan rã của quân đội nếu cấp chỉ huy “tiên đoán” sai lầm; đó là trường hợp trận chiến Ban Mê Thuột với sự đấu trí đôi bên, cộng thêm sự ra lệnh “bất nhất” của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đưa tới sự tan rã của quân đoàn 1 và 2.

Theo địa thế, các tỉnh cao nguyên đi từ Kontum đến Pleiku, rồi tiến xa hơn nữa về hướng nam là Ban Mê Thuột. Theo chiến lược quân sự, csBV có thể đánh Kontum, Pleiku vì hai tỉnh lỵ này nằm gần biên giới Lào/Cao Miên và vĩ tuyến 17 gần đất bắc. csBV có thể nhanh chóng vận chuyển vũ khí/lính bổ xung cho chiến trường; ngược lại, họ cũng có thể rút quân nhanh chóng về phía bên kia biên giới nếu thua trận.

Đó là lý do tại sao bộ chỉ huy của quân đoàn 2 đặt tại Pleiku và có rất ít quân đội nằm ở Ban Mê Thuột.

Tướng Văn Tiến Dũng và bộ chính trị csBV quyết định đánh chiếm Ban Mê Thuột dù thành phố này không quan trọng, nhưng sự chiến thắng “bất ngờ” có thể làm cho tinh thần của quân đội VNCH rúng động. Ngược lại, nếu csBV có thể chiến bại vì các đại đơn vị csBV tập trung tại Ban Mê Thuột có thể bị các đại đơn vị VNCH và B52 (nếu B52 trở lại dội bom) tiêu diệt thì kể như chiến cuộc chấm dứt vì csBV không còn quân và mất hết nhuệ khí chiến đấu. Đó là sự quyết định chiến lược “nhất chín nhì bù” của Bộ chính trị.

Kết quả lợi thế đứng về phía csBV vì HK “hứa lèo”, B52 không có trở lại miền nam để tiêu diệt csBV tập trung tại một địa điểm. Trong khi đó, tướng Phạm Văn Phú đã sai lầm khi nghĩ csBV chỉ “dương đông kích tây”, giả vờ đánh Ban Mê Thuột; thực chất là họ muốn tiêu diệt bộ chỉ huy của quân đoàn 2 VNCH đặt tại Pleiku nên viện binh đã không được điều động kịp thời để tiếp cứu Ban Mê Thuộc, cộng với sự rút quân không “chuẩn bị” đưa tới sự tan rã của quân đoàn 2 của quân lực VNCH.

Suốt cuộc chiến từ 1954 đến 1975, thế giới vẫn thường đề cao sự can trường của người lính csBV (MTGPMN), mặc dù người lính của csBV thường bị cột vào các cây đại liên hay đại bác khi lâm trận vì cấp chỉ huy của họ sợ người lính bỏ chạy. Ngược lại, các tờ báo tây phương khuynh tả thường tỏ ý chê bai sự hèn nhát của người lính VNCH. Họ chụp các tấm hình người lính VNCH đu vào bánh xe của các máy bay trực thăng trong trận Hạ Lào khi có lệnh rút quân v.v để làm nhục nhuệkhí của quân đội VNCH.

Ai cũng biết người lính VNCH được HK viện trợ các loại súng cũ thặng dư của quân đội HK trong trận đệ nhị thế chiến; trong khi csBV có súng ống tối tân như AK (tương đương với M16) được LX và TC viện trợ hay đại bác bắn tầm xa (thí dụ, bắn từ Lào vào mặt trận Khê Sanh) mà chính quân đội Thủy Quân Lục Chiến HK cũng không có đại bác bắn tầm xa như vậy nên TQLC Hoa Kỳ đã bị khốn đốn trong trận Khe Sanh. Có thể nói HK thắng trận Khe Sanh vì HK có B52 yểm trợ dội bom phủ đầu lên các sư đoàn csBV.

Thực tế, mặc dù ở thế thủ, không đánh qua Bắc Việt, vì tôn trọng hiệp định Genève 1954, người lính VNCH đã chiến thắng và tiêu diệt csBV trên tất cả chiến trường tại miền nam; thí dụ, Tết Mậu Thân 68, Mùa Hè đỏ lửa 72, trận Hạ Lào hay đánh qua Cao Miên phá hủy hậu cứ của csBV v.v và chưa bao giờ người lính VNCH nhường bất cứ tấc đất nào cho địch quân; ngoại trừ các trận chiến từ tháng ba 1975 ở Ban Mê Thuột đến cuối tháng tư 1975 vì HK không viện trợ đạn dược, khí giới cho quân đội VNCH.

Tưởng cần nhắc lại, csBV chưa bao giờ dám tuyên chiến công khai đánh lại quân đội VNCH mà chỉ xâm nhập, núp bóng dưới lá cờ xanh đỏ của MTGPMN trong suốt thời gian trận chiến từ 1954 đến 1975. Họ chỉ thật sự trương cờ đỏ sao vàng một năm sau khi cưỡng chiếm miền nam vào ngày 30.4.1975. Nói theo luật quốc tế, kẻ không tuyên chiến mà đánh nước khác y như “bất thần” tấn công bị coi là phạm luật chiến tranh quốc tế. Thí dụ, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của HK 1 tiếng đồng hồ trước khi đại sứ Nhật Bản trình thư “tuyên chiến” cho ngoại trưởng HK nên Nhật Bản đã bị thế giới lên án sau chiến tranh. Hiện nay, VNCH đã bị bại trận nên vấn đề đưa “tội ác” của csBV ra trước tòa án quốc tế chưa đặt ra, nhưng nếu tình thế thay đổi trong tương lai, lịch sử sẽ phán xét tội “không tuyên chiến” mà tấn công, nhất là có những hành động tàn độc, bỏ đói, khổ sai đối với tù binh VNCH.

Mặc dù quân đội VNCH bị báo chí tây phương, cộng sản tuyên truyền, bêu xấu, nhưng chính nhờ ngày 30.4.1975 đã cho thế giới thấy sự chiến đấu dũng cảm vào giờ chót của quân lực VNCH như trận Xuân Lộc. Sư đoàn 18 VNCH chống trả lại ba bốn sư đoàn chánh quy csBV (núp bóng dưới lá cờ MTGPMN) mà vẫn thắng thế nên các sư đoàn tham chiến của csBV bắt buộc phải tránh Xuân Lộc để đi vòng.  csBV muốn có trận đánh lịch sử ngay tại Saigon y như trận Stalingrad mà lính Đức (Hitler) đã tàn phá thành phố Stalingrad của Liên Xô (Stalin). csBV muốn cho thế giới thấy có trận đánh thư hùng giữa quân đội VNCH và csBV tại Saigon; nhưng lệnh “buông súng” không giết “người anh em phía bên kia” làm cho csBV hụt hẫng không biết đối phó cách nào; ngoại trừ trả thù hèn hạ bằng cách “lường gạt” học tập 10 ngày để giết tù binh trong nhà tù (mà ít ai có thể kiểm soát được tính chất hèn hạ của giặc csBV).

Tóm lại, mặc dù súng ống tối tân, csBV chưa bao giờ dám công khai tuyên chiến với quân lực VNCH.

Quân đội VNCH chưa bao giờ nhường bất cứ mãnh đất nào cho csBV; thí dụ trận đánh An Lộc. Người lính VNCH chỉ thua trận khi HK không còn viện trợ kinh tế và quân sự cho họ hay sau khi chính tổng thống của họ kêu gọi họ buông súng vì thấy không cần thiết đánh nhau làm mất thêm sinh mạng của người lính. Đó là chưa kể sự tuẫn tiết của các vị tướng và người lính VNCH vào ngày 30 tháng 4, 1975.

Ngày nay, nhìn lại quá khứ, thế giới đã ngả mũ chào người lính VNCH. Cờ vàng ba sọc đỏ vẫn tung bay khắp nơi trên thế giới và các thương phế binh VNCH tại VN vẫn hãnh diện vì đã trả một phần thân thể của họ cho quê hương để bảo vệ tự do so với csBV vừa cướp nhà của dân, vừa xuất cảng thanh niên thiếu nữ ra nước ngoài làm nô lệ lao công, tình dục, vừa bán lãnh thổ và lãnh hải cho TC qua hội nghị Thành Đô, vừa vào cửa hậu khi đi họp cùng với các vị nguyên thủ quốc gia sở tại vì bị người Việt hải ngoại biểu tình chống đối.

Báo chí tây phương thường ca tụng người lính csBV trước năm 1975 vì nhiều lý do: (a) các phóng viên khó lấy tin tức chính xác về sự thiệt hại của quân đội csBV (b) quân csBV núp bóng dưới lá cờ MTGPMN nên được coi là đám lính “nhà quê” có tinh thần yêu nước chống lại đại cường quốc HK. Nhưng, sau ngày 30.4.75, các nhà báo tây phương thân cộng mới vỡ mộng vì thấy đám lính “nhà quê” là đám lính chính quy đội lốt MTGPMN chuyên đi thồ đồ đạt từ miền nam đem về bắc với câu “vào, vơ, vét, về”.

Tin tức mật có phần nào được giải mã sau ngày 30.4.1975. Có nhiều sự kiện cho thấy quân đội, công an csBV “rất hèn với giặc, ác với dân”. Chúng lừa những người lính VNCH chuẩn bị lương thực cho 10 ngày “học tập” để chúng nhốt và giết chết những dân-quân-cán-chính VNCH trong nhà tù. csBV đày người dân miền nam đi vùng kinh tế mới để chúng dễ bề cướp lấy nhà cửa của dân. Tội ác ngập trời của csBV chất cao hơn núi không thể nào rửa sạch! Oan hồn uổng tử sẽ bắt csBV đền tội ác trong một ngày không xa.

Quân đội csBV có súng ống tối tân do Liên Xô viên trợ, nhưng họ không dám đánh lại TC vì TC đem quân dạy cho họ bài học ở miền bắc; đổi lại họ không dám làm lễ tưởng niệm những người lính csBV bị quân TC giết chết. Bộ chính trị csBV phải sang chầu chực ông Đặng Tiểu Bình ở Bắc Kinh. Ông ta đã khi dễ không cho các tay to mặt lớn csBV được tiếp kiến. Ông cho tay chân bộ hạ gặp riêng đám csBV tạiThành Đô với điều kiện csBV phải chịu dâng đất nước VN cho TC vào năm 2020. Do đó, người dân VN mới có câu “chúng tôi muốn biết sự thật” về hội nghị Thành Đô mà csBV đã phải giấu tin tức như mèo giấu c...

Ngày nay, mặc dù tên nước csBV là CSVN (Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN), nhưng thực chất là “kinh tế tư bản bóc lột thợ thuyền dưới sự kìm kẹp của đảng cộng sản độc tài tham nhũng” (kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa) nên quan lớn ăn theo lớn, quan nhỏ tham nhũng nhỏ, đưa tới tình trạng “dân oan” khiếu kiện khắp nơi ở VN. Quan chức lớn nhỏ có cùng chủ trương bán đất nước cho ngoại bang, cho ngoại quốc lấy đất của dân để làm sân đánh cù (golf), hay phá rừng, phá môi trường và lấy tiền công quỹ tàn phá kinh tế tài chánh quốc gia làm cho nợ xấu gia tăng vô phương cứu chữa.

Các 5 c (con cháu của các cụ) xuất dương du học và ở lại nước ngoài để gìn giữ gia tài “tham nhũng” của các cụ (đảng viên) trong nước. Do đó, số tiền hải ngoại gởi về VN hơn 12 tỷ / mỗi năm phần lớn là “tiền dơ” (tham nhũng) được gởi từ trong nước ra nước ngoài và được gởi trở lại VN để rửa thành “tiền sạch” qua ngân hàng.  Chúng ta không lấy làm lạ chỉ có 10 năm sau ngày 30.4.75 có không biết bao nhiêu “con cháu của các cụ” trong bộ chính trị di tản ra nước ngoài và trở thành công dân sở tại.

Tướng độc nhãn Moshe Dayan, Do Thái, có lý khi nói “muôn chấm dứt chế độ CS tại VN thì cho người dân VN sống chung với CS”. Quả thật vậy! Nếu ngày nay có tự do bầu cử, chắc chắn 100% là người dân VN không bỏ phiếu cho đảng CSVN. Vì thế, CSVN không bao giờ dám bỏ điều 4 hiến pháp là  “đảng CS độc quyền tại VN” nằm trên tất cả cơ cấu của chinh quyền và không bao giờ dám chấp nhận “đa nguyên đa đảng”. Người dân VN không những còng lưng đóng thuế nuôi cán bộ của chính phủ, lại còn phải nuôi thêm 3 triệu đảng viên CSVN ngồi chơi xơi nước và bán nước hại dân.

Đầu tháng tư 1975, HK bỏ rơi đồng minh Cao Miên. Miên Cộng lên danh sách thủ tiêu các viên chức Cao Miên đồng minh với HK. Tổng thống Lon Nol từ chức và di tản sang Hawaii. Đại sứ HK John Gunter Dean tại Nam Vang mời thủ tướng Sirik Matak di tản; nhưng ông Sirik Matak đã từ chối lời mời và viết thư trả lời cho đại sứ HK là “ông lấy làm tiếc vì tin vào người bạn đồng minh HK”.

Chục lính Thủy Quân Lục Chiến HK nhảy từ trực thăng xuống sân của tòa đại sứ HK tại Nam Vang để bốc một số nhân viên ngoại giao HK ra khỏi Cao Miên. Sau đó, Miên Cộng (Pol Pot) đã bắt giết ông Sirik Matak và mấy triệu người Miên về “tội ác” đã làm bạn với HK. Miên Cộng bị tòa án quốc tế xử về tội diệt chủng sau khi Miên Cộng bị lật đổ mà HK có phần nào liên đới chịu trách nhiệm về tội ác của Pol Pot.

Trước ngày 30.4.75, HK cũng có mời cựu tổng thống Trần Văn Hương di tản ra khỏi VN để tránh csBV trả thù. Cụ Trần Văn Hương đã từ chối lời mời và chấp nhận chịu nhục “mất nước”, kể cả việc cụ cũng từ chối tờ giấy công dân do csBV ban phát cho cụ. Cụ Trần Văn Hương đúng là kẻ sĩ miền nam “thắng không kiêu, thua không nhục”, sống chết không thay tên đổi họ, khác với điệp viên cộng sản quốc tế Hồ Chí Minh đến chết cũng không dám lấy tên thật do cha mẹ của mình đặt ra vì ông biết có tội với tổ tiên.

Tướng csBV Văn Tiến Dũng tung 3 sư đoàn đánh vào Xuân Lộc để tiêu diệt sư đoàn 18 VNCH của tướng Lê Minh Đảo, nhưng sư đoàn csBV 341 bị tiêu diệt nên các sư đoàn csBV khác đành phải tránh trụ “Xuân Lộc” để tiến về Saigon. csBV tung các đại đơn vị còn lại là quân đoàn 1 đánh vào Biên Hòa, quân đoàn 2 và 4 vào Long Bình, quân đoàn 3 vào Tân Sơn Nhất và quân đoàn đặc biệt 232 từ vùng 4 tiến về Saigon.

Cả 5 quân đoàn cùng giáp công với xe tăng, đại pháo để chuẩn bị “mưa pháo” tàn phá Saigon thành đống gạch y như có lời đồn đoán của người dân Saigon sau ngày đảo chánh tổng thống Ngô Đình Diệm.

Tưởng cần nhắc lại, sau ngày đảo chánh 1.11.1963, chính phủ cách mạng lâm thời VNCH có cho lập tượng thờ nữ sinh Quách Thị Trang tại chợ Saigon vì cô này đi biểu tình chống chính phủ Ngô Đình Diệm nên bị lạc đạn chết tại bùng binh Saigon. Tên của cô là Quách Thị Trang mà nhiều người đã giải thích:

“Quách là hòm, quan tài; Thị là chợ; Trang là nghĩa địa”; tức là chợ Saigon sẽ trở thành nghĩa trang, nơi chôn cất nhiều quan tài. Cũng may là nhờ hồn thiêng sông núi hộ trì cho người dân Saigon thoát nạn “mưa pháo” trả thù của quân đội csBV. 

Với tư cách tổng thống 1 ngày, tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho “quân đội buông súng không bắn giết người anh em (đồng bào) phía bên kia” nên csBV không thể “mưa pháo” vào Saigon vào ngày 30.4.75 như dự trù. Người dân Saigon không có “đổ ra đường “ăn mừng” đoàn quân csBV giải phóng miền nam sau gần 21 năm chiến tranh do giặc cộng gây ra. Do đó, csBV đã điên tiết, trả thù lại dân-quân-cán-chính VNCH bằng cách cầm tù, đày người dân miền nam đi vùng kinh tế mới, đổi tiền, đánh tư  sản.

Chúng ta thấy có nhiều hiện tượng xảy ra sau ngày “giải phóng”: (a) csBV “vào, vơ, vét, về” thồ đồ ăn cắp từ miền nam về miền bắc; (b) csBV cướp nhà cửa của người dân miền nam; (c) csBV không dám đánh TC dù khí giới của họ tối tân hơn súng ống của TC do LX viện trợ trong thời chiến; (d) csBV ký giấy bán nước qua hội nghị Thành Đô cho TC; (e) csBV bóc lột thợ thuyền và tham nhũng vì áp dụng chế độ tư bản và cộng sản; (f) csBV xuất cảng thanh niên thiếu nữ ra nước ngoài làm nô lệ lao công và tình dục v.v.

Có hiện tượng kỳ lạ khác dưới chế độ CSVN sau 1975 là con ông cháu cha csBV chạy ra nước ngoài tỵ nạn để các cụ (đảng viên CSVN) chuẩn bị cho ngày CSVN bị sụp đổ tại VN hay ngày VN trở thành một tỉnh lỵ của TC vào năm 2020. Kết quả, miền nam giàu có nhất nhì Đông Nam Á trước 1975 thì ngày nay, toàn quốc VN từ nam tới bắc, cả xứ VN, chỉ hơn một chút hai quốc gia láng giềng là Lào và Cao Miên và thua xa Tân Gia Ba, Đại Hàn, Nhật Bản v.v trong vùng Đông Nam Á sau hơn 40 năm cưỡng chiếm miền nam.

Đêm 29 rạng ngày 30 tháng tư 1975, trực thăng HK ráo riết bốc những người dân HK ra khỏi VN. Đệ thất hạm đội HK có mặt tại Biển Đông; nhưng không dám vào hải phận VN để cứu vớt những người tỵ nạn vì tôn trọng hiệp định Paris. Tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố chống csBV; nhưng chính ông là người đầu tiên có mặt trên chiến hạm Midway. Nguyễn Cao Kỳ là người thành lập phi đoàn “thần phong” thả bom “Bắc Việt”; nhưng cũng chính ông là người đã về VN làm tà lọt cho CSVN mà khi chết, CSVN không cho gia đình của ông chôn cất ông tại VN sau khi ông bị CSVN “vắt chanh bỏ vỏ”.

Chuyện gì đã xảy ra ở hải ngoại vào ngày 30.4.75, sinh viên du học miền nam VN như rắn mất đầu từ một người có tổ quốc (VNCH) trở thành người vô tổ quốc. Họ là những thanh niên, thiếu nữ có nhiều mộng mơ trở về VN để xây dựng đất nước. Tất cả đều tan thành mây khói. Các anh em vừa lo tiếp tục đi học, vừa lo cho thân nhân không biết có di tản được hay không, vừa lo làm giấy bảo lãnh thân nhân v.v.

Anh Trần Văn Bá, đại diện tổng hội sinh viên Paris, tổ chức biểu tình thầm lặng cùng với một nhóm anh em du học sinh tại Pháp. Anh cùng một số sinh viên xin gặp đại sứ VNCH tại Paris là ông Nguyễn Duy Quang để yêu cầu đại sứ VNCH đốt hủy hồ sơ “mật” của toà đại sứ VNCH và cho ông đại sứ biết là anh em sinh viên tiếp tục con đường tranh đấu cho tự do tại VN.

Đại sứ Nguyễn Duy Quang muốn kiếm điểm với csBV là ông sẽ trao số tiền còn dư lại trong ngân quỹ cho csBV hay ông ta lấy (?) nên ông làm đạo đức giả ký tờ ngân phiếu “không tiền bảo chứng” cho tổng hội sinh viên để ủng hộ sinh viên tiếp tục đấu tranh cho tự do tại VN; đồng thời, ông Nguyễn Duy Quang không cho thiêu hủy hồ sơ như đã hứa. Điều may mắn, anh Trần Văn Bá biết trò “ma giáo” của ông Nguyễn Duy Quang sẽ trao hết hồ sơ mật cho csBV nên đêm đó, anh và các bạn sinh viên đã leo tường vào tòa đại sứ VNCH và đốt hết các hồ sơ “mật”. Hiện nay, người dân ở Paris không biết ông NDQ ở mô?


Dang Tan Hau - 30-4 dien hanh Paris - Hinh 1

Hình ảnh sinh viên du học VN tại Pháp đang diễn hành thầm lặng tại Paris vào ngày 27.4.1975

Tưởng cần nhắc lại, tòa đại sứ HK đã thiêu hủy hồ sơ mật trước khi rời khỏi Saigon; nhưng họ không biết bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia tại Saigon còn giữ lại “bản sao“ mà họ quên thiêu hủy. Các hồ sơ này có từ thời Pháp thuộc đến ngày 30.4.1975 nên csBV có bộ phản gián, công an chuyên nghiệp có thể đọc lại hồ sơ “mật” để trả thù lại những người tố cáo bọn cộng sản nằm vùng, nhất là qua chương trình Phượng Hoàng đã kêu gọi người dân miền nam đứng ra tố giác các hoạt động của bọn cộng sản tại miền nam VN.

Trở lại chuyện anh Trần Văn Bá, anh quyết định trở về VN để kháng chiến sau ngày 30.4.75 cùng với các đồng chí như phi công Mai Văn Hạnh có quốc tịch Pháp.  Các anh bị Nguyễn Tấn Dũng bắt (khi đó, NTD là công an biên phòng) và anh Bá đã bị xử tử chết, nhưng csBV không cho thân nhân của anh Bá chôn cất thân xác của anh. csBV còn tàn độc hơn bọn thực dân dưới thời Pháp thuộc. Tưởng cần nhắc lại, ba của anh Trần Văn Bá là chính trị gia rất nổi tiếng tại miền nam là ông Trần Văn Vân. Hai cha con có cùng điểm chung là “muốn vá trời mang lại an vui cho dân tộc VN”, nhưng cả hai bị giết chết khi mộng chưa thành.

Điểm cuối rất quan trọng là cựu thủ tướng Trần Văn Hữu. Ông làm thủ tướng từ năm 1950 đến năm 1952. Ông là người có công tuyên bố khẵng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về VN; khác với thủ tướng csBV Phạm Văn Đồng công nhận Hoàng Sa của TC. Ông Trần Văn Hữu ở bên Pháp cùng với các cộng sự viên quan tâm đến sự an nguy cho miền nam tự do vào tháng tư 75 nên ông muốn trở về VN thành lập chính phủ trung lập cứu miền nam khỏi lọt vào tay cộng sản. Ông đã liên lạc với phó đề đốc Chung Tấn Cang, nhưng con cờ này bị chết ngay từ trong trứng vì tướng Dương Văn Minh không tới dự phiên họp. 

Có người luận tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã quyết định sai lầm khi thấu cáy HK bằng cách triệt thoái quân đội ra khỏi Pleiku để chuẩn bị giải cứu Ban Mê Thuột làm tiêu quân đoàn 2 tại vùng cao nguyên trung phần VN hoặc là trách ông Thiệu dùng lá bài “bù” với mấy lá thơ “hứa lèo” của tổng thống HK Nixon mà ông tin HK sẽ trở lại VN và cho pháo đài B52 dội bom tiêu diệt các sư đoàn csBV tập trung tại các vùng trọng điểm để tấn công miền Nam.

Ngày nay, các tin tức mật đã được giải mã. Chúng ta biết ít nhiều chiến tranh tại miền nam VN chấm dứt từ đầu năm 1973 sau ngày HK ký hiệp định Paris mà phần thắng nghiêng về csBV vì HK đã bán đứng miền nam VN cho cộng sản. Quân csBV nhận viện trợ ào ạt từ TC và LX. Bộ đội csBV xâm nhập vào miền nam càng ngày càng nhiều qua đường mòn Hồ Chí Minh; trong khi đó, HK đã ngưng viện trợ vũ khí cho quân đội VNCH thì làm sao người lính VNCH có thể chiến đấu, ngoại trừ có giải pháp chính trị nào đó.

Sự quyết định sai lầm của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ làm cho chiến trận kết thúc mau chóng, nhất là csBV làm áp lực HK để thay đổi các tổng thống VNCH vào giờ thứ 25 để làm xáo trộn đầu não bộ chỉ huy của chính phủ VNCH; đó là chưa kể thành phần thứ 3 chuyên môn biểu tình phá hoại đất nước như linh mục Thanh, linh mục Chân Tín, bà Ngô Bá Thành v.v. Họ trở nên sáng mắt sau ngày “giải phóng” 30.4.1975, nhưng họ có mắt như mù vì không dám nói, dám làm hay dám có hành động chống đối csBV.

csBV tổ chức diễn binh ăn mừng tại Saigon vào ngày 15.5.1975. Trương Như Tảng, bộ trưởng tư pháp của MTGPMN, lấy làm lạ không có đoàn quân MTGPMN tham dự vì ông không biết là csBV đã giải tán đám quân này từ lâu. Còn những tên như Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình v.v thì csBV cho ngồi chơi xơi nước. csBV không giết chết họ là may nên những tên “cách mạng lão thành” chỉ biết ngồi khóc than cho số phận vì bị mấy tên cáo già csBV lường gạt để cho bọn chúng ăn trên ngồi trốc. HK hoàn toàn không có dự trù cứu giúp người Việt tỵ nạn vào ngày 30.4.1975 y như Cao Miên, nhưng HK sợ người lính VNCH sẽ bắn vào 2,000 người HK còn kẹt lại ở VN nên quốc hội HK mới chuẩn y cho vớt họ, từ đómới có 200,000 người di tản ra nước ngoài vào ngày 30.4.1975. Nhờ đó, chúng ta mới có sự tiếp nối đấu tranh, bảo lãnh cho thân nhân từ trong nước vượt biên hay ra nước ngoài dưới dạng HO, bảo lãnh dưới chươong trình Ra Đi Có Trật Tự (ODP).

Ngày 30.4.1975 không những là ngày “quốc hận”, là ngày “tháng tư đen” cho người dân miền nam mà còn đánh dấu là ngày “đại tang” cho cả dân tộc VN vì sau 40 năm, csBV đã dâng trọn đất nước VN cho TC gồm cả lãnh thổ và lãnh hải theo hội nghị Thành Đô 1990; đó là chưa kể công hàm Phạm Văn Đồng 1958 công nhận Hoàng Sa của TC để từ đó, theo luật quốc tế, TC có thể lấy điểm tựa từ Hoàng Sa cộng thêm 200 hải lý để tiến chiếm Trường Sa ở Biển Đông.

Các nhà báo, tác giả ngoại quốc có khuynh hướng thiên tả trước 1975 đã bắt đầu thức tỉnh. Thí dụ, tác giả Olivier Todd thân cộng đã dùng danh từ “tháng tư tàn ác” (Cruel Avril) cho quyển sách nỗi tiếng của ông vì ông nhận thấy csBV đã đối xử quá tàn ác đối với đồng bào của họ. Ông Thomas Bass là tác giả sách “The Spy Who Loved Us”, viết về điệp viên Phạm Xuân Ẩn. Sách được CSVN dịch ra tiếng Việt tại VN với tựa đề “Điệp viên Z.21- kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ”. Ông cho biết CSVN đã kiểm duyệt, cắt xén nhiều đoạn trong bản gốc tiếng Anh của ông, nhất là đoạn viết về TC dạy cho CSVN bài học năm 1979.
http://www.voatiengviet.com/content/tac-gia-nguoi-my-noi-vietnam-muon-kiem-soat-qua-khu/2638808.html

Ngày nay, CSVN đã cho hàng triệu người Hoa xâm nhập vào VN không cần hộ chiếu để TC có đạo quân thứ 5 chuẩn bị cho ngày “tổng nổi dậy” chiếm đất nước VN. CSVN mua 6 chiếc tàu lặn của LX với phí tổn bằng ngân sách/năm của quân đội VC để coi tàu bè TC chạy qua lại cho vui. CSVN đã mời HK trở lại VN để cùng khai thác thị trường béo bở VN. Mục đích của quan lại tham nhũng CSVN là lấy tiền công bỏ túi, làm tăng nợ xấu của ngân hàng CSVN và chính người dân VN phải trả nợ thế cho họ. Thương quá, VN ơi!

Ngày 30.4.2015, CSVN dự trù sẽ tổ chức diễn binh, bắn pháo bông để ăn mừng chiến thắng “giải phóng” đất nước mà ai cũng biết người dân trong nước đã quá chán chê lời phỉnh gạt của CSVN vì ai cũng có thể truy cập tin tức chinh xác về sự lừa dối của nhà cầm quyền CSVN; đó là chưa nói tới 3 triệu người Việt hải ngoại còn quá đau thương, tưởng nhớ về nỗi nước mất nhà tan, thân nhân đã bị chết oan trong nhà tù CSVN. Do đó, có vui chơi gì mà tổ chức ăn mừng làm tốn hao tiền của người dân trong và ngoài nước.        

Tháng Tư Đen 2015
ĐTH
* Camp “Davis” lấy từ tên của một người lính HK chết đầu tiên tại VN; nhưng csBV không hiểu nên họ tưởng đây là tên nhà nghĩ mát của tổng thống HK. Vì thế, csBV mới gọi “camp David”. Điều cần biết, đại diện cho phía MTGPMN tại Camp Davis là tướng Trần Văn Trà. Ông ta có thể đi lại tự do ở Saigon nên có thể nắm vững địa hình của thành phố Saigon. Ông là người chỉ huy trận đánh Phước Long.

Tướng Trà đã cho tướng Hoàng Anh Tuấn thay thế ông trong các phiên hợp 4 bên sau khi ông vào mật khu chuẩn bị trận chiến Phước Long và đánh vào Saigon 1975. Đại tá Võ Đông Giang, phụ tá cho tướng Hoàng Anh Tuấn, là tên cộng sản Bolchevik rất cuồng tín. Mặc dù Võ Đông Giang là nhân vật số hai sau tướng Tuấn, nhưng hắn mới thực sự là người chỉ huy và ra lệnh cho tướng Hoàng Anh Tuấn thi hành tại Camp Davis
.
__._,_.___


 
Thái-Dương Thành, MAY-06-15

Nhìn chung qua ảnh, qua người,
Bâng-khuâng bút cũng thành lời thiết-tha.
NP

TÔI MONG

Tôi mong có một ngày,
Những gương mặt buồn này,
Áo-não Ngày Quốc-Hận,
Người người mi mắt cay.

Tôi mong có một ngày,
Quân-phiệt với Độc-tài,
Đã lỗi thời thống-trị,
Quần-chúng quyết đổi thay.

Tôi mong có một ngày,
Hải-ngoại bấy lâu nay,
Tinh-thần trợ đất mẹ,
Kết-quả chẳng đơn sai.

Tôi mong có một ngày,
Tin quê nhà cho hay,
Toàn dân ca chiến-thắng,
Việt-Cộng đều phơi thây.

Tôi mong có một ngày,
Những người ngồi nơi đây,
Cùng reo lên hớn-hở,
Ôm chầm tay xiết tay.

Tôi mong có một ngày,
Cờ đỏ lôi thiêu ngay,
Thượng cờ vàng lộng gió,
Nền Cộng-Hòa tái xây.

TDT, MAY-06-15
Ngô-Phủ

Ước chi :
Nhất trí toàn dân trừ Việt-cộng,
Đồng tâm cả nước đập Tàu-phù.
Ngô-Phủ



No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List