TÔI CHO ĐĂNG LẠI BÀI VIẾT "TÊN LÝ
TỐNG" VÌ CÓ NGƯỜI DIỄN GIẢI TÊN CỦA TÔI KHÔNG ĐÚNG SỰ THỰC. TRƯỚC KHI XEM
BÀI NẦY, MỜI QUÝ VỊ XEM TIN MỚI NHẤT VỀ PHIÊN TÒA 7 XỬ VỤ BROWN ACT CỦA
VIETVUNGVINH:
LÝ
TỐNG DIỄN HÀNH TẾT BÍNH THÂN 2016 TẠI BOLSA
Phien tòa 7 Xử vụ án Brown
Act C Đ VN Kiện Madison Cần Sự Giúp đỡ Ông Henry Lê để làm sáng tỏ vụ án
TÊN LÝ TỐNG
HERO'S WELCOME TRONG THREE
KINGS PARADE
TẬP SKY-DIVING CHUẨN BỊ CHO
CÁC PHI VỤ VIỆT NAM & CUBA
TRƯỚC
NHÀ PHI ĐOÀN TRƯỞNG KHI MỚI QUA MỸ
TÊN LÝ TỐNG
Dear Hạnh:
Khi email nhờ mầy chi trước $100 phúng điếu Hiển Tây
già, tao đã nhắc mầy ghi tên tao LÝ TỐNG. Vậy mà trong
Danh Sách Khóa 65A KQ, mầy vẫn ghi Lê Văn Tống?! Mầy còn nhớ
trong một buổi họp mặt các Khóa 65 tại Nam Cali, tao đã không lên sân khấu chụp
hình chung vì thằng Truật gọi tên Lê Văn Tống thay vì Lý Tống? Tại sao?
1. Trước hết hồi vào quân
trường tao tên là Lê VẠN Tống chứ không phải Lê VĂN Tống.
2. Tao đã đổi lại họ chính
thức của mình: họ LÝ như đã
giải thích trong bài trả lời thằng Nguyễn Ngốc Dẹp trước đây.
3. Đồng Bào chỉ biết LÝ TỐNG,
vì tên này vang danh trong các nhà tù VC do quá trình đấu tranh kiên cường, bất
khuất của tao trong thời "Tù Cải Tạo" và tên nầy cũng được vinh danh
trong các phi vụ rải truyền đơn, tuyệt thực, chống Cộng, Trừ Gian Diệt Bạo...
thực hiện trong thời gian tị nạn ở Hoa Kỳ.
4. Trước kia tên Lý Tống cũng
thường được Khánh Cận dùng khi đọc lệnh phạt Trọng Cấm tại quân trường Nha
Trang.
5. Thời viết bài cho báo Lý
Tưởng, Phù Sa, Gió Cát của Không Quân ở VN, tao vẫn dùng tên Lý Tống.
6. Ngay cả anh tao, Lê Xuân
Nhuận, khi viết bài về tao cũng lấy tựa đề: "Em
tôi Lý Tống" chứ không Lê Vạn Tống hay Lê Văn Tống.
7. Tên chính thức trong các
giấy tờ của tao hiện nay là LY
TONG (dù viết theo tiếng Mỹ).
8. Trước kia có thằng viết
bài bảo tao "Phi công
giả" vì tao mang cánh bay mỏ neo của Hải quân Mỹ: "Ly Tong wearing incorrect wings on his cover" (Tao thuộc nhóm biên chế học
bay tại Căn cứ Hải quân Pensacola ở Florida và cánh bay nầy do Trung tá Phi
công Hải quân Mỹ gốc Việt Lê Hưng gắn tặng
trong một buổi lễ tại New Orleans) và vì "Nowhere could I find any record of Ly Tong’s VNAF A-37 that was
shot down" dù các báo Reader's Digest,
The Wall Street Journal, The New York Time hay bài hồi ức "Trận Phan Rang" của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư
lệnh Sư đoàn 6 Không
quân, có nhắc
đến "Phi Vụ Cuối Cùng" của tao như:
Ngày 8.4.1975... bắt sống tại đèo Du Long,
7 xe tiếp tế thuộc đoàn hậu cần địch cùng một số quân lính VC, vì ngở Phan Rang
đã bị chúng chiếm, nên cứ ngang nhiên di chuyển. Đồng thời, tìm thấy bộ đồ bay
của Trung úy Lý Tống, thuộc
Không đoàn 92 Chiến thuật/ Sư đoàn 6 Không quân, còn để tại vùng đèo Du Long,
khi phi cơ A-37 của mình vừa bị bắn rơi, lúc cùng phi đội oanh tạc khu Vườn
Dừa. (Trung úy Lý Tống là người đã thả truyền đơn chống cộng tại Saigon năm
1992, tại Cuba trong năm 2000 và tại Saigon cuối năm 2000, nhân dịp Tổng Thống
Bill Clinton đến thăm Việt Nam.)
9. Ở San Jose từng có Tr/úy
Phi công Nguyễn Sáu giả, và
Th/úy Phi công Trần Văn Vân thuộc Phi
đoàn 718 vừa tạ thế cũng từng bị một Không quân khác tố cáo là phi công giả!
Nếu mầy phổ biến Danh Sách
Khóa 65A KQ không có tên Lý Tống, trong khi chẳng bao nhiêu người biết tên
Lê Văn Tống cha căng chú kiết nào đó ngoài số ít đứa trong khóa biết nhầm như mầy, sẽ có
người bảo tao "mạo nhận" Khóa 65A KQ và tao là Khóa 65A giả! Nếu tụi
mầy không thích bị gọi: "Hạnh đầu bò, Chín đầu trâu"..., dù đó là tên
"thân thương" thời quân trường, hay nhiều người không thích được gọi
tên cúng cơm "Thằng Cu, cái Hĩm"
thuở thiếu thời, thì tao cũng không thích mầy cố tình bỏ cái tên Lý Tống được
người đời nhắc nhở và thay thế bằng một cái tên vô danh tiểu tốt chẳng mấy
người quen thuộc.
Vậy tao yêu cầu mầy sửa lại
tên tao trong Danh Sách Khóa 65A rồi chuyển lại cho tao. Tao attach các tài
liệu sau:
1. Copy các giấy tờ có tên
chính thức Lý Tống.
2. Bài viết của Quang X. Phạm
tố cáo Lý Tống Phi công giả.
3. Bài tao trả lời thằng
Nguyễn Ngốc Dẹp phổ biến đã lâu để tụi mầy hiểu thêm vấn đề tên họ của người
Việt Nam.
4. Trên tất cả các bộ đồ bay
và quân phục thời Phi công ở Việt Nam đều mang tên LÝ TỐNG.
DEAR NGỐC DẸP:
1. TÊN TỤC: TAO NGHE
CHỊ MẦY NÓI HỒI MỚI ĐẺ ĐẦU MẦY BỊ "DẸP" VÀ MẦY HƠI BỊ "NGỐC" NÊN CHA MẸ ĐÃ ĐẶT TÊN CHO MẦY LÀ NGUYỄN NGỐC DẸP. TẠI SAO MẦY LẠI ĐỔI
THÀNH NGỌC DIỆP GIỐNG ĐÀN BÀ VÀ TỤI GAY/PD/BÓNG/HOMO/ĐỒNG TÍNH QUÁ VẬY?!
NÊN LẤY
LẠI TÊN NGUYỄN NGỐC DẸP ÔNG BÀ CỤ ĐÃ ĐẶT CHO MẦY ĐỂ BÀ CON, LÀNG XÓM, HỌ HÀNG BIẾT
MẦY LÀ AI! OK NGỐC DẸP?!? Tên Ngốc Dẹp của mầy cũng giống các tên Cứt, Cu, Chó, Hĩm … thường được các CỤ mê tín dị đoan đặt bởi sợ lấy tên đẹp con
cháu có thể bị Bà Mụ hay Ma Quỷ bắt đi sớm!
2. ĐỔI HỌ TẠI MỸ:
PHONG TỤC, LUẬT LỆ MỸ SAU KHI
LẤY CHỒNG, PHỤ NỮ PHẢI LẤY HỌ CHỒNG: BÀ HILLARY CLINTON, BÀ BARBARA BUSH… VẬY
BÀ XÃ MẦY ĐÃ ĐỔI SANG HỌ NGUYỄN CHƯA? NẾU CHƯA NHẮN BÀ ĐỔI GẤP NẾU KHÔNG KHI MẦY THEO ÔNG BÀ ÔNG VẢI BẢ SẼ KHÔNG
ĐƯỢC HƯỞNG GIA TÀI CỦA MẦY. CÒN NẾU MẦY MẠT RỆP VÀ VỢ MÀY GIÀU CÓ, THÌ NÊN ĐỔI
SANG HỌ VỢ ĐỂ THỦ THÂN CUỐI ĐỜI.
3. ĐỔI HỌ TẠI VIỆT NAM:
Theo bài Việt Nam Gia Phả, Nguồn Gốc HỌ Người Việt, đa số người Việt mang một họ trong số 16 dòng họ đã từng cai trị lẫy lừng trong lịch sử. Theo thứ tự niên đại, đó
là những họ Thục, Trưng, Triệu, Mai, Khúc, Lý, Phùng, Kiều, Ngô, Ðinh, Lê,
Trần, Hồ, Mạc, Trịnh và Nguyễn. Hoặc họ là con cháu thật sự của những dòng họ kể trên, hoặc họ xử
dụng như mượn họ hoặc bị bắt buộc mang những họ đó nhưng khác họ thật.
Có gia
đình tự ý đổi lấy họ đương triều để chứng tỏ sự trung thành. Có người do nhà vua ban cho như Nguyễn Trãi có lúc đổi tên là Lê Trãi theo họ nhà vua.
Một số khác bị bắt buộc phải đổi họ của triều đại vừa bị lật đổ để lấy họ đương
triều để chứng giám lòng trung thành với triều đại mới.
Trong nhiều trường hợp,
triều đình bó buộc dân gian bỏ họ gốc để lấy quốc tính để tránh những nhóm phản động có ý lật đổ triều đình hay làm loạn
đưa người họ triều đại vừa bị lật đổ vào cho có lý do chính trị (ý trời,
"thuận thiên").
Nhà Nguyễn thời Gia Long và Minh Mạng đã bắt những
người họ Lê đổi họ thành Nguyễn chỉ vì thời đó những kẻ cầm đầu những phong trào phản động mang
họ Lê. Riêng họ Nguyễn, còn là họ triều đại quân chủ cuối cùng, có thêm một lý
do khác khiến họ này trở nên thông dụng nhưng lại khó hiểu dưới mắt người Tây
phương.
Ðời Trần Thái-Tông (1232), sau khi đã đoạt ngôi nhà Lý, Trần Thủ Ðộ lấy lý do tổ nhà Trần tên Lý, đã bắt tất cả những
người họ Lý là họ dòng vua vừa bị hoán vị, lẫn dân gian, phải đổi làm họ Nguyễn; tuy nhiên ý đồ thật sự là khai tử dòng vua Lý để sẽ không còn ai
nhớ đến dòng họ Lý nữa.
Ngoài ra, có người cải đổi tên họ vì trốn sưu thuế, trốn lính hoặc bất đắc dĩ phải đổi lấy họ đương triều vì ông cha bị tội hình như "tru di tam tộc" – Đó là lý do tại sao ngày xưa khi đi thi phải khai họ ba đời.
Có người đổi họ vì một lý do riêng tư khác. Như Hàn Thuyên vốn họ Nguyễn, được vua Trần ban cho họ Hàn vì ông làm bài văn ném xuống sông khiến cá sấu bỏ đi, như chuyện Hàn Dũ bên Trung Hoa trước đó. Và vì Hàn Thuyên hay làm thơ phú bằng
quốc âm nên về sau các nhà văn học sử có khi gọi thơ văn chữ Nôm là thơ văn "Hàn luật". Hoặc như Hồ Quý Ly tổ tiên gốc người Chiết Giang (Trung Hoa) sang nước ta định cư,
đến tổ tiên đời thứ tư là Hồ Liêm làm con nuôi nhà họ Lê nên đổi lấy họ Lê.
Nhưng khi Hồ Quý Ly dấy nghiệp, ông lấy lại họ Hồ và đặt cả quốc
hiệu là Ðại Ngu vì ông nhận là dòng dõi nhà Ngu. Hoặc vì kiêng tên húy của vua chúa, nhiều người phải đổi họ, như ông trạng Hoàng Nghĩa Phú (1511), tổ tiên vì kiêng tên vua Lý mà đổi ra họ Trịnh, rồi lại phải đổi ra họ Trần; đến đời Trần Khắc Minh mới đổi lấy lại họ Hoàng.
Vua Quang Trung Nguyễn Huệ vốn họ Hồ và dòng dõi Hồ Quý Ly, sau lấy họ mẹ là Nguyễn. Cùng trường hợp
với Nguyễn Quang Bích là cháu đời thứ hai của Ngô Quyền.” Cụ Cao Tổ Trịnh Duyên
Xuyên có khả năng là con cháu rất gần của Cụ Chúa Trịnh Bồng, phải đổi họ để
tránh sự truy sát sau cuộc tranh giành quyền lực lúc bấy giờ giữa một bên
là Đinh Tích Nhưỡng - dưới quyền Chúa Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh - duới
quyền Vua Lê.
Có thể họ Trịnh dòng Chúa lúc bấy giờ phải đổi họ, đổi quê
quán, để tồn tại và duy trì hậu duệ. Tuy nhiên, cũng có một thực tế trong lịch
sử về việc đổi họ này là do trong dòng họ tộc nhà Chúa, có một số ít con cháu
có ý phản nghịch, muốn cướp ngôi vị làm chúa, khi bị phát giác cũng buộc phải
cải sang họ của mẹ. Sử sách cũng ghi lại rằng, có trường hợp: Em ruột các Bà
Thái phi, hoặc các bà quận Chúa, khi lấy chồng, cũng đổi sang họ Chúa.
Điều này
cũng có thể lý giải được là sau khi Nhà Trịnh thất thể, rất có thể những trường
hợp đổi sang họ Trịnh trên đây, sẽ đổi quay lại về họ gốc của mình. Tất cả
những sử liệu trên cho thấy việc thay đổi họ để thích nghi với điều kiện sinh
tồn lúc bấy giờ là có thực và rất khó có thể xác định được dòng họ gốc, thời gian xảy ra sự kiện của các trường hợp đổi họ. Đọc “Viết Về Gia Sử Của Dòng Họ” tại:
4. HỌ NGUYỄN: Họ
Nguyễn, ngoài gốc từ họ LÝ và họ LÊ, từ đời Minh Mạng
(1820-1841) trở đi, đã phân biệt nhau theo dòng và thế hệ bằng nhiều "họ
mới" khác nhau. Theo thứ tự, con cháu cùng một đời mang cùng một họ riêng
nhưng vẫn hiểu ngầm họ Nguyễn. Cứ mỗi "họ mới" là một đời, bắt nguồn
từ bài Ðế-hệ Thi của vua Minh Mạng, dùng cho "chánh hệ" (primary royal branch) tức dòng
vua Gia Long:
Miên Hồng (Hường) Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quý Ðịnh Long Trường
Hiền Năng Khang Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương.
Bảo Quý Ðịnh Long Trường
Hiền Năng Khang Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương.
Mầy vẫn mang họ Nguyễn thay
vì các họ trên chứng tỏ mầy giới bình dân, không thuộc “các Mệ, Hoàng phái.”
5. LÝ TỐNG: Cao tằng
cố tổ tao họ LÝ. Sau khi đổi qua nhiều
họ vì những lý do nêu trên cuối cùng lấy họ LÊ. Ông anh trưởng tao lấy
tên Hoàng Nhân vì muốn trở về “gần” gốc. Ông già tao bảo gia đình tao thuộc
dòng dõi trực hệ của Lý Thường Kiệt nên đặt tao tên TỐNG để khắc ghi công trạng Phá Tống Bình Chiêm. Tên tao không phải Lê VĂN Tống mà là Lê VẠN Tống vì chị Túy hàng xóm nhân
viên Tòa Án khi làm giấy khai sinh lý luận: “Con trai lấy chữ lót VĂN con gái THỊ nghe ‘nhà quê.’” Do đó chị đề nghị đổi VĂN thành VẠN và THỊ thành THY.
Nhưng do bọn “Văn Thư”
quen tay, quen mắt… nên qua bao sổ sách hàng chục năm, chữ VẠN biến thành VĂN như cũ do quán tính con người. Hai thí dụ về việc tránh chữ lót Văn và Thị: Cô Thy Như bên Pháp sửa tên Thị Như bằng cách đổi “ị” thành “y” nên tên rất trữ tình. Võ Văn Đức (Tổ chức Nguyễn Hữu Chánh) đảo ngược vị trí thành Võ Đức Văn nghe rất “văn vẻ.” Vào quân trường Không Quân Nha Trang, khi viết
tắt họ và chữ lót trên tờ giấy phạt, tao đã cố tình gạch thêm sọc dưới chữ V để LV TỐNG giống LY TỐNG và Tiểu Đoàn trưởng Khóa sinh Khánh Cận đã đọc nhầm đúng theo họ
của tổ tiên, dòng họ tao: LÝ TỐNG. (Khóa 65 A KQ có 2 thằng có tên mới do cách viết tắt chữ trên
giấy phạt bỏ túi. Thắng thứ hai là Trần Thế Vinh.
Do viết tắt tên là Vinh
T. T. và 2 chấm cố ý viết lớn giống chữ o nên tụi mình mới gọi hắn
là VINH TÔ TÔ vậy). Lý Tống do đó có 2 nghĩa: (1) Nhà LÝ Việt Nam đánh thắng nhà TỐNG Trung Hoa và (2) Dùng LÝ không xong thì TỐNG vào mặt.
Không chỉ chú em mầy mà có
những tên “dốt” về nguồn gốc HỌ người Việt (Family Name, Last Name, Surname) vẫn thường thắc mắc theo lối
móc lò một cách “hơi bị ngu!” Qua Mỹ, do tên đặt trước, họ sau, tao trở thành TONG LY và tao lại phải tốn 25 MK đổi ngược lại
thành LY TONG. Như vậy dù tiếng Việt hay Anh, tên tao vẫn LÝ TỐNG hay LY TONG.
LÝ TỐNG
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết