On Sunday, , 2015 2:24 PM, " Viet Si
Subject: VIDEOS-PHOTOS: Phóng sự "Đất Thánh": Bài giảng
và thánh lễ trước mộ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 01.11.2014
Đất Thánh
VRNs (02.11.2014) –
Sài Gòn – Có một nhà văn nói: “Nếu bạn yêu một Nhà nước, đó là bạn yêu một
quyền lợi, nếu bạn yêu một Tổ Quốc tức là bạn yêu một số phận”.
Xét cho cùng lịch sử cũng là câu chuyện của số phận những cá nhân: “History”.Số phận của những lãnh tụ của nền Cộng hòa Đệ nhất muốn hay không cũng ảnh hưởng đến một quốc gia non trẻ từng được gọi là Việt Nam Cộng Hòa.
Xét cho cùng lịch sử cũng là câu chuyện của số phận những cá nhân: “History”.Số phận của những lãnh tụ của nền Cộng hòa Đệ nhất muốn hay không cũng ảnh hưởng đến một quốc gia non trẻ từng được gọi là Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi lan man nghĩ vậy khi một
bạn trẻ rủ đi dự Thánh lễ cho anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm ở nghĩa trang Lái
Thiêu vào ngày giỗ của ông 1/11 (các ông bị bắn vào sáng sớm ngày 2/11/1963).
Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, CSsR, Phó giám tỉnh DCCT VN kiêm bề
trên Nhà Sài Gòn đang chia sẻ Lời chúa – Ảnh Bắp Nướng.
Cả hai chú cháu đều là lần đầu nên phải vừa đi vừa hỏi thăm.Đến gần nghĩa trang Lái Thiêu, thấy có một tốp chừng 4,5 chiếc xe máy đang dừng ở vệ đường, chúng tôi ghé lại định hỏi thăm thì người phụ nữ lớn tuổi tay cầm một bó huệ trắng nói:
- Các cậu đi lên mộ Cụ phải không? Chờ đây rồi đi theo tui.
Cả hai chú cháu đều là lần đầu nên phải vừa đi vừa hỏi thăm.Đến gần nghĩa trang Lái Thiêu, thấy có một tốp chừng 4,5 chiếc xe máy đang dừng ở vệ đường, chúng tôi ghé lại định hỏi thăm thì người phụ nữ lớn tuổi tay cầm một bó huệ trắng nói:
- Các cậu đi lên mộ Cụ phải không? Chờ đây rồi đi theo tui.
Một người đàn ông trung niên hỏi bà:
- Chị Sáu, nghe nói tụi nó sẽ “hốt” hả?
- Đừng lo, có gì mình
nói lên thăm mộ người thân, người nhà tôi cũng nằm gần mộ Cụ.
Năm thành phố HCM (không phải Sài Gòn) di dời mộ hai anh em Cụ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi để làm công viên Lê Văn Tám (một nhân vật không có thật) tôi đang ở Sài Gòn, định đến viếng thì đây đã biến thành công trường.Thời gian sau đó những người hàng rong bán những sợi dây bùa cho trẻ em đến chơi trong công viên này làm ăn khá phát đạt.
Năm thành phố HCM (không phải Sài Gòn) di dời mộ hai anh em Cụ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi để làm công viên Lê Văn Tám (một nhân vật không có thật) tôi đang ở Sài Gòn, định đến viếng thì đây đã biến thành công trường.Thời gian sau đó những người hàng rong bán những sợi dây bùa cho trẻ em đến chơi trong công viên này làm ăn khá phát đạt.
Nghĩ mà ngán ngẩm, một đội
quân lúc nào cũng vỗ ngực “bách chiến bách thắng” mà sợ cả những người đã chết,
đến cái tên cũng không cho được nhắc, mộ chí đề tên Thánh và hai chữ “Huynh” và
“Đệ”.
7 linh mục DCCT và Dòng Đa Minh đồng tế cầu nguyện cho Quý cụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, bà Cố Lucia và các quân nhân đã qua đời tại phần mộ cụ Tổng Thống đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.
Lịch sử được viết lại bởi những kẻ thắng trận dù sao đi nữa cũng không thể kéo dài tuổi thọ. Một đời người hay thậm chí cả một triều đại cũng chỉ là chớp mắt so với vĩnh cửu. Lịch sử chính là vĩnh cửu và là một giá trị trường tồn vì nó là Sự Thật.
Một thanh niên trẻ có khuôn mặt dễ thương đứng ở cổng nghĩa trang, thấy tôi cậu hỏi:
- Chú đi thăm mộ Cụ đúng không? Để con dắt chú
đi.
Len lỏi trên một lối mòn hai bên là những đám cỏ
gianh, cây dại mọc cao hơn cả đầu người, chàng thanh niên kể:
- Bọn con mới dọn cỏ hôm qua đó chú- Rồi cười:
- Chú cho con chút tiền café nha chú?
Ai mà từ chối được chứ trước vẻ mặt và nụ cười
ấy.
Đã rất đông người đang ở trước hai ngôi mộ, tôi đến chào các Linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, cảm động trước những câu thăm hỏi thân tình của các Ngài, một vị nói:
- Anh cùng họ với Cụ đấy.
- Dạ thưa Cha, còn cùng là chi Trảo Nha nữa đấy ạ.
Cụ tổ của chi họ này ngày xưa là một Quận công trấn giữ phòng tuyến hai miền thời phân tranh Trịnh-Nguyễn.Ông có công rất lớn nên được Chúa Trinh gả con gái cho. Ông cũng nổi tiếng ngang tàng và đào hoa (có 11 bà vợ và 97 người con), khi bà Quận chúa ghen tuông, ông mang bà vào trả lại phủ Chúa, chúa Trịnh Tùng tức giận tước hết chức tước, bắt làm dân thường và tước cả quyền mang họ Ngô.Nhưng sau một thời gian lại được phục hồi và được ban một câu: “Khanh là trảo nha (nanh vuốt) của xã tắc”. Chi họ này lấy tên Ngô Trảo Nha từ dạo đó.
Một chi thiên di vào Quảng Bình và là thủy tổ của gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm. Hiếm có một dòng họ nào hoạnh phát và cũng bi thảm như vậy, người anh cả của Ngô Tổng thống là Ngô Đình Khôi cùng con trai là Ngô Đình Huân đều bị Việt Minh thủ tiêu ngay từ năm 1945 cùng với Thượng thư Phạm Quỳnh, rồi ba anh em đều bị giết trong cuộc đảo chính để lại nỗi xót thương ngậm ngùi suốt bao năm ròng. Ngày ông Hồ Chí Minh mời ông Ngô Đình Diệm ra Hà Nội tham gia chính phủ, ông Diệm có hỏi: Tại sao lại giết anh tôi? Ông Hồ trả lời ra sao thì không thấy ghi lại, nhưng đó là chính là thái độ kiên quyết bất hợp tác của Ngô Chí sỹ.
Một Thánh Lễ rất đơn giản nhưng trang nghiêm, những người Công giáo không phải dâng Lễ cho một vị Tổng thống mà là một Thánh Lễ cho một đồng đạo, một người anh em Công chính, tôi như bị chìm ngập trong tiếng Thánh Ca du dương, trong tiếng đọc trầm bổng những lời Kinh Thánh trong sáng lạ thường.
Hai người mặc quân phục VNCH đứng nghiêm trước mộ giơ tay chào, không hiểu họ đang nói gì với người nằm dưới kia? Tôi thoáng thấy phía sau họ có một phụ nữ lén lau nước mắt.
Nhân dân muôn thuở là công bằng, họ ghi nhớ hết. Nấm cỏ xanh, nắm xương trắng rồi cũng thành cát bụi, rồi ai cũng nông vùi ba tấc đất cũng đến chỗ hết của muôn đời. Có chăng chỉ còn lại tiếng thơm đối với ai là một vĩ nhân hay tiếng nguyền rủa với những kẻ gian hùng.
Một đám mây bỗng dừng lại trên bầu trời, làm rợp mát cả vùng nghĩa trang đang nắng gắt. Một vị Linh mục giải thích:
- Với người Công giáo chúng tôi, nghĩa trang là nơi thờ tự, nơi dâng Thánh Lễ nên cũng được coi là Đất Thánh.
Vâng, tôi cũng tin sâu sắc vào điều đó.
“Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” - Kinh Thánh.
Đã rất đông người đang ở trước hai ngôi mộ, tôi đến chào các Linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, cảm động trước những câu thăm hỏi thân tình của các Ngài, một vị nói:
- Anh cùng họ với Cụ đấy.
- Dạ thưa Cha, còn cùng là chi Trảo Nha nữa đấy ạ.
Cụ tổ của chi họ này ngày xưa là một Quận công trấn giữ phòng tuyến hai miền thời phân tranh Trịnh-Nguyễn.Ông có công rất lớn nên được Chúa Trinh gả con gái cho. Ông cũng nổi tiếng ngang tàng và đào hoa (có 11 bà vợ và 97 người con), khi bà Quận chúa ghen tuông, ông mang bà vào trả lại phủ Chúa, chúa Trịnh Tùng tức giận tước hết chức tước, bắt làm dân thường và tước cả quyền mang họ Ngô.Nhưng sau một thời gian lại được phục hồi và được ban một câu: “Khanh là trảo nha (nanh vuốt) của xã tắc”. Chi họ này lấy tên Ngô Trảo Nha từ dạo đó.
Một chi thiên di vào Quảng Bình và là thủy tổ của gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm. Hiếm có một dòng họ nào hoạnh phát và cũng bi thảm như vậy, người anh cả của Ngô Tổng thống là Ngô Đình Khôi cùng con trai là Ngô Đình Huân đều bị Việt Minh thủ tiêu ngay từ năm 1945 cùng với Thượng thư Phạm Quỳnh, rồi ba anh em đều bị giết trong cuộc đảo chính để lại nỗi xót thương ngậm ngùi suốt bao năm ròng. Ngày ông Hồ Chí Minh mời ông Ngô Đình Diệm ra Hà Nội tham gia chính phủ, ông Diệm có hỏi: Tại sao lại giết anh tôi? Ông Hồ trả lời ra sao thì không thấy ghi lại, nhưng đó là chính là thái độ kiên quyết bất hợp tác của Ngô Chí sỹ.
Một Thánh Lễ rất đơn giản nhưng trang nghiêm, những người Công giáo không phải dâng Lễ cho một vị Tổng thống mà là một Thánh Lễ cho một đồng đạo, một người anh em Công chính, tôi như bị chìm ngập trong tiếng Thánh Ca du dương, trong tiếng đọc trầm bổng những lời Kinh Thánh trong sáng lạ thường.
Hai người mặc quân phục VNCH đứng nghiêm trước mộ giơ tay chào, không hiểu họ đang nói gì với người nằm dưới kia? Tôi thoáng thấy phía sau họ có một phụ nữ lén lau nước mắt.
Nhân dân muôn thuở là công bằng, họ ghi nhớ hết. Nấm cỏ xanh, nắm xương trắng rồi cũng thành cát bụi, rồi ai cũng nông vùi ba tấc đất cũng đến chỗ hết của muôn đời. Có chăng chỉ còn lại tiếng thơm đối với ai là một vĩ nhân hay tiếng nguyền rủa với những kẻ gian hùng.
Một đám mây bỗng dừng lại trên bầu trời, làm rợp mát cả vùng nghĩa trang đang nắng gắt. Một vị Linh mục giải thích:
- Với người Công giáo chúng tôi, nghĩa trang là nơi thờ tự, nơi dâng Thánh Lễ nên cũng được coi là Đất Thánh.
Vâng, tôi cũng tin sâu sắc vào điều đó.
“Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” - Kinh Thánh.
Ngô Nhật Đăng
Nguồn: Việt Nam Thời Báo FB.
http://www.chuacuuthe.com/2014/11/dat-thanh/
http://hoilatraloi.blogspot.com/2014/11/lai-thieu-viet-nam-le-tuong-niem-co.html#.VFWSbsmve78
http://hoilatraloi.blogspot.com/2014/11/lai-thieu-viet-nam-le-tuong-niem-co.html#.VFWSbsmve78
--
Viet Si
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết