QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Tuesday, August 22, 2017

Tấm khăn đen bịt mắt tử tội Hiệp định Paris 27-1-1973

KHÔNG AI BIẾT HỌ LÀ NGƯỜI  NGU NẾU HỌ BIẾT IM  LẶNG

Kim Âu

Tấm khăn đen bịt mắt tử tội
Hiệp định Paris 27-1-1973




Những ngày cuối năm 2012, trang web BBC đưa tin tập đoàn Bắc Bộ Phủ tiến hành lễ kỷ niệm 40 năm "Điện Biên Phủ trên không" qua đó cũng nhắc đến Hiệp Định Paris  1973 Về Việt Nam được ký kết hơn ba tuần sau khi chiến dịch Linebacker II chấm dứt.

Đọc những bài văn sặc mùi tuyên truyền tổng hợp từ những bài viết tạp nham trên báo Việt Cộng ở miền Bắc từ mấy chục năm trước và những bản tin trong nước đăng trên trang mạng, người ta đều nhận thấy hiện trạng bế tắc, tiến thối lưỡng nan, thù bạn khó biết trong chính trị, ngoại giao và quân sự của tập đoàn cộng sản Bắc Bộ Phủ hiện nay.

Những bài báo này kéo chúng tôi trở lại với quá khứ, khoảng 40 năm về trước,  khi chúng tôi còn đầu xanh tuổi trẻ, ngồi đọc những bài báo nói về “trận Điện Biên Phủ trên không” trên tờ Nhân Dân trong lúc đang “học tập trao đổi trao trả”, lòng đầy thù hận, xăm soi từng dòng chữ để tìm cách suy diễn nhằm củng cố lý luận cho phù hợp với thực tế rồi lại trăn trở chờ đợi tin đình chiến ở trại sơ tán Tân Lập, Vĩnh Phú.

Thời gian tiếp theo, những người tù binh VNCH và Mỹ ở Bắc Việt đã đón tin đình chiến vào ngày 27 tháng giêng năm 1973, dĩ nhiên là với hy vọng tràn trề nhưng niềm vui bột phát rồi chững lại vì những bất trắc khôn lường khi còn nằm trong đất giặc vẫn phải đối diện đủ thứ mưu mô tráo trở, hèn hạ của bọn cộng sản…

Sau khi di chuyển từ trại Tân Lập về trại Hà Tây, tình cờ hội ngộ với ông Nguyễn văn Đãi, Đại Biểu Hành Chánh vùng I Chiến Thuật, anh Bảo Lộc Phó Tỉnh Trưởng Thừa Thiên vài ngày rổi cùng chuyển vào trại Ba Sao được hơn tuần, bản thân tôi lập tức phải trả giá cho những hành động chống đối ngấm ngầm lẫn công khai trong quá khứ mấy năm tù tội.

Chiều 30 tết năm Nhâm Tý (1972- 1973), sau khi hiệp định vừa ký gần tuần lễ, đoàn công tác của Bộ Nội Vụ VC ra lệnh tách tôi khỏi nhóm tù tứ xứ mới tập hợp về trại Ba Sao, Kim Bảng, Nam Hà đưa đi biệt giam. Nằm tại khu vực cấm cố biệt lập ngay trên ngọn đồi nhìn xuống nhà kho trại Ba Sao. Tôi đọc đi, đọc lại toàn văn điều khoản (8a) trong Hiệp Định Paris nói về trao trả; theo dõi việc thực hiện qua hình ảnh những đợt phi công Mỹ được hồi hương ở Gia Lâm đăng trên báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân của VC, rồi tự trấn an bằng cách cố gắng tưởng tượng ra một tương lai lạc quan nhất cho bản thân. Nhưng chuyện đó đã không bao giờ xảy ra. Thay vì trở lại cùng với những bạn tù, được trả về với chính thể VNCH; tôi được bọn VC đày lên một vùng cao nguyên, cao nhất nước Việt Nam, cao hơn mực nước biển đến mấy nghìn mét thuộc vùng Tây Côn Lĩnh, Hà Giang - trại Cổng Trời –.
Đây là một trường hợp trắng trợn duy nhất, cộng sản tung ra một đòn chí tử phủ chụp tâm hồn, tư tưởng và thể xác của người tù đơn độc ở miền Bắc.. nhằm đè bẹp ý chí phản kháng của những người tù còn lại.

Đình chiến mà không được trao trả thì những người tù binh chỉ còn chờ chết dần, chết mòn trong vô vọng.Và sự thật chúng tôi đã chết theo mệnh nước, chết theo thể chế VNCH ngày 30-4-1975. Nhưng trong sự đổ vỡ kinh hoàng, con người cũ đã tái sinh để cùng chia sẻ một hành trình mới khổ nhục và đau đớn của một dân tộc bị phản bội….

Cách đây mười năm, nhân dịp 30 năm Hiệp Định Paris về Việt Nam chúng tôi đã viết trong bài “Không Thề Nào Quên” với đoạn kết như sau:

“Bao nhiêu gian khổ, nhục hình đã qua từ ngày đó. Hiệp Ðịnh Paris về Việt Nam chẳng có chút hiệu lực nào đến với anh em Gián Ðiệp Biệt Kích chúng tôi.
Và tất cả những nhận biết của chúng tôi về bản Hiệp Ðịnh này đều thông qua những trích đoạn trong một số bài đăng trên báo Nhân Dân và Quân Ðội Nhân Dân của bọn Cộng Sản nhằm vu khống và bêu riếu chế độ Việt Nam Cộng Hòa....
Sau này, khi ra khỏi trại giam rồi qua đến Hoa Kỳ. Nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều tài liệu được giải mật và những văn tự của Hiệp Ðịnh cùng với những biến động thực tế của lịch sử. Tôi nhận thấy quả tình Hiệp Ðịnh này là một vết nhơ không thể bôi xóa và cũng là một cái nhục cho các quốc gia đã ký vào bản Ðịnh Ước.
Trong bốn bên ký kết bản Hiệp Ðịnh ngày 27 - 1 - 1973 ngày hôm nay chỉ còn hai.
Hiệp định Paris về Việt Nam!
Ðó là kết thúc đáng buồn cho những lời cam kết, hứa hẹn của Hoa Kỳ sau khi đã tìm đủ mọi cách, kể cả sát hại Tổng Thống Ngô Ðình Diệm để nhằm mục đích đưa quân vào chiến đấu tại Việt Nam.
Tiến sĩ Henry Kissinger, như người ta thường ca tụng là một nhà ngoại giao lỗi lạc nhưng thật ra theo tôi, hắn chỉ là một thứ thuyết khách mạt hạng nhất tự cổ chí kim.
Ngoại giao mà đi thương thuyết để rồi xóa bỏ hết thành quả xương máu của hơn 58.000 quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh để bảo vệ thành trì của thế giới tự do. Ðó là chưa kể đến tính mạng của những quân nhân các nước Ðồng Minh khác và hàng triệu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.
Ðấu trí mà không hiểu rõ đối phương đến nỗi hậu quả là cho tới ngày hôm nay còn chưa biết rõ tông tích bao nhiêu người Mỹ bị giữ làm con tin không trao trả.
Thương thuyết để bức tử cả một quốc gia đồng minh thừa quyết tâm chống Cộng như Việt Nam Cộng Hòa để chiều theo ý đối phương như vậy nếu nói là tài năng xuất sắc thì ắt hẳn cần phải xem xét lại....
Henry Kissinger cùng “ê kíp “cầm quyền tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và bọn phản chiến thuở ấy đã vay một món nợ “Máu và Danh Dự” không biết bao giờ mới trả lại được cho dân tộc Việt Nam chứ đừng nói rằng chúng ta phải thọ ơn họ.

Gần ba thập kỷ đổ xương máu để chặn đứng làn sóng Ðỏ tại Ðông Nam Á là chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Chính sự sụp đổ của chúng ta đã trở thành bài học giúp cho các quốc gia trên thế giới thấy rõ giá trị của Ý Thức Hệ Tự Do để kịp thời củng cố, tồn tại và chiến thắng cộng sản.
Chính dân tộc Việt Nam đã chịu nạn cho Thế Giới và cứu rỗi cho Nhân Loại...
Mặc dù cơn sóng dữ đã làm vỡ đập nhưng sức của cơn lũ đã yếu không còn bao nhiêu tác hại.

Sau Nixon, tổng thống Reagan có tạo nên nhiều biến đổi về chiến lược dẫn tới sự sụp đổ của khối Cộng nhưng cho đến nay dân tộc Việt Nam vẫn còn chìm đắm trong kiếp sống mông muội dưới sự cai trị hà khắc của Cộng Sản.
Hầu như Việt Nam ngày nay đã trở thành một quá khứ, một món nợ không ai còn muốn nhắc tới..... nhưng Cuộc Chiến Tranh Việt Nam đã đi vào lịch sử.... Món nợ lịch sử vẫn còn đó. Thất bại ở Việt Nam là thất bại của Chủ Nghĩa Thực Dụng Phản Trắc của Hoa Kỳ mà dân tộc Việt Nam chính là nạn nhân.
Hiệp Ðịnh Paris về Việt Nam là một kết thúc Không Có Hòa Bình và cũng Chẳng Có Danh Dự như ai đã từng cao rao.
Thế mà vẫn có kẻ kêu đòi chúng ta phải“Tây Phương Hóa”.
Tây phương ư ! Xin nhìn kỹ lại! Chẳng có chính nhân và cũng không có quân tử.
Chỉ có nền văn hóa của DÂN TỘC chúng ta mới thực sự tạo ra những “kẻ sĩ “ biết trọng tín nghĩa, cương thường./.”

Trong phạm vi một bài làm nền mỗi tuần cho tờ tuần báo Chính Nghĩa chúng tôi chỉ ngắn gọn bởi có dài dòng chi li, khúc chiết thêm bằng vô ích.

Sau một giai đoạn ồn ào rồi lắng xuống vì những ý tưởng phi thực tế, thời gian gần đây một nhóm người lại rộ lên việc đòi khôi phục Hiệp định Paris 27-1-1973. Những nhóm người này chắc chắn mắc bệnh hoang tưởng, háo danh, hay định mưu đồ trục lợi khi họ luôn luôn tái diễn sự ngu xuẩn cũ rích qua những hành xử phường tuồng, bày vẽ ra những trò ngớ ngẩn vì những màn hề như vậy không thể đạt tới một kết quả nào.

Công luận đã có phản ứng.. Ông Nguyễn Quốc Khải với hai bài liên tiếp đã nói lên được, chứng minh được tính chất bất khả thi, hoang tường của việc kêu gọi khôi phục Hiệp Định Paris 1973. Tiếp theo là bài của ông Lê Quế Lâm trích dẫn, tổng hợp tài liệu để dẫn chứng trường giang đại hải với kết cuộc chỉ là một sự quy trách chủ quan.

Nếu không có bài viết của những vị này, chúng tôi cũng phải lên tiếng trong tư cách một trong những người nằm trong bóng tối lịch sử của chiến tranh Việt Nam, nạn nhân trực tiếp của sự phản bội từ tất cả các phía, đặc biệt là sự ngu dốt của những người làm trách nhiệm liên quan đến Hiệp Định Paris 1973 thuộc phía Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ.

Đối với chúng tôi bản  Hiệp Định Paris về Việt Nam 27-1-1973 chỉ là một sản phẩm rác rưởi của lịch sử, chúng tôi sẽ viết trong phần sau, trước tiên chúng tôi xin đi vào xem xét việc thực hiện, thi hành một chương rất quan trọng của Hiệp Định Paris 1973, đó là chương ba III trích dẫn dưới đây để mọi người tham chiếu.

TRÍCH:

Chương III: VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN QUÂN SỰ BỊ BẮT, THƯỜNG DÂN NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT VÀ NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT NAM BỊ BẮT VÀ GIAM GIỮ
Điều 8:
a) Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân nói trong Điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những nhân viên quân sự và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt nói trên vào ngày ký kết Hiệp định này.
b) Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu, xác định vị trí bảo quản mồ mả của những người bị chết, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc cất bốc và hồi hương hài cốt và có những biện pháp khác cần thiết để tìm kiếm tin tức những người còn coi là mất tích trong chiến đấu.
c) Vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên cơ sở những nguyên tắc của Điều 21(b) của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày hai mươi tháng bảy năm một nghìn chín trăm năm mươi tư. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm điều đó trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực.

HẾT TRÍCH

Trong lĩnh vực chính trị , quân sự, ngoại giao xét theo thực tế của lịch sử nhân loại một Hiệp Định, Hiệp Ứơc, Hòa Ứơc  chỉ có giá trị khi cán cân lực lượng và ý chí của các phía tạm gọi là thăng bằng. Nếu có những sự việc mới nảy sinh, chi phối khiến tình trạng thăng bằng bị mất đi, đương nhiên hiệp định bị xé bỏ. Vì thế khi ký kết hiệp định việc trước tiên là chấm dứt chiến sự, rút quân theo kết ước và giải quyết vấn đề tù binh quân sự và nhân viên dân sự nhanh chóng do đây là VẤN ĐỀ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG THỂ HIỆN TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI VÀ Ý CHÍ ĐOÀN KẾT TRONG MỘT QUỐC GIA nhưng phía VNCH đã không làm được.


Đại tá Nguyễn văn Thọ và nhóm sĩ quan tham mưu bị đưa ra họp báo

Căn cứ vào thực tế lịch sử, thế chế Việt Nam Cộng Hòa từ  Tổng Thống và những người lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc Phòng  QLVNCH, đã thiếu sót, đã vô trách nhiệm, bỏ rơi hoàn toàn những tù binh quân sự, dân sự của Việt Nam Cộng Hòa bị địch giam giữ ở Miền Bắc. Đối diện với kẻ thù xảo quyệt Việt Cộng những người phụ trách bàn thảo trao trả, tiếp nhận của Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ trong Uỷ Ban Liên Hiệp Bốn Bên chỉ là những chú cừu non trước đàn cáo dữ.

Sáu mươi ngày điều 8a hiệp định về trao đổi, trao trả đang có hiệu lực, thay vì phía Việt Nam Cộng Hòa phải cử người có mặt đến Bắc Việt tìm hiểu, đòi hỏi điều tra các trại giam tù binh ở Bắc Việt, phải sưu tra để có bản danh sách tối thiếu yêu cầu đối phương đáp ứng. Mỗi khi có đợt trao trả các bên phải bàn vào chi tiết, giữ nguyên tắc công bằng như “một đổi một” không giao người nhiều cho đối phương. Số dư giữ lại phòng hờ dành cho việc khác hoặc phóng thích khi cần tuyên truyền cho mục đích nhân đạo. Nhưng thực tế tuyệt nhiên không có chỉ thấy giao nhận rất chiếu lệ. 

Phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ có một sự việc người thời đó cho là nổi nang, đắc ý nhất là chuyện ba anh sĩ quan “cả ngố” Phạm Huấn, Đinh Công Chất, Dương Phục trong  Ủy Ban Liên Hiệp Bốn Bên ra tận Hà Nội tham dự bưổi trao trả tù binh Hoa Kỳ, khi về đến Sài Gòn,  Phạm Huấn chụp được một vài tấm hình đăng báo, viết lách lăng nhăng vớ vẩn, chê bai thành phố Hà Nội, chuyện mà ai cũng biết từ khuya, rồi khoe việc anh ta đã ủy lạo tinh thần bằng cách tán dương một tù binh Phi Công Mỹ: (tôi đã nghiêm trang nói với họ : “Các anh là những anh hùng của nước Mỹ, các anh đã hy sinh cho sự đứng vững của VNCH và cả thế giới tự do nữa”. Người tù binh Mỹ đang xát xà bông đã đứng nghiêm chào tôi theo quân cách, những giây phút này muôn vàn xúc động.) rồi khi diễn kịch  phỏng vấn về tù binh Việt Nam Cộng Hòa đọc nguyên văn câu hỏi và câu trả lời của anh bồi bút Phạm Huấn thấy chua chát cho số phận những người tù binh Việt Nam Cộng Hòa đang nằm trong nhà tù của Việt Cộng ở Bắc Việt : (- Hồi nãy anh Phạm Huấn có nói về chuyến đi thăm anh em tù binh Mỹ ở Hỏa Lò tôi thắc mắc là ở đó có anh em quân đội mình bị bắt giữ hay không ? 
Tôi không thấy bóng dáng một chiến hữu nào của ta bị họ giam giữ ở đó cả.) (thật sự thời gian đó ở Hỏa Lò có hai phi côngViệt Nam Cộng Hòa là Phan Thanh Vân và Nguyễn Quốc Đạt. Mấy anh cả ngố Phạm Huấn, Đinh Công Chất, Dương Phục làm sao mà biết được).

Tất cả hoạt động của chính thể Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc đấu tranh đòi hỏi trao trả những người của quân đội và dân sự Việt Nam Cộng Hòa bị phía Bắc Việt giam cầm chỉ có thế nên xem như phía Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn thua thiệt. Bộ phận làm công tác này ngu đẩn đến nỗi lần trao trả, trao đổi tù binh nào phía Việt Nam Cộng Hòa nhận được rất ít người của mình trong khi thả tù binh Việt Cộng về đông gấp hàng chục lần.


1200 tên Việt Cộng ác ôn đổi được có ba người của mình khiêng về trên cáng

Thậm chí lần trao trả cuối cùng vào ngày 21/3/1973 ở sông Thạch Hãn, bên Việt Nam Cộng Hòa thả 1200 tên Việt Cộng ác ôn nhưng chỉ  nhận được có ba người của mình khiêng về trên cáng. Tổng kết việc thi hành Hiệp Định Ba Lê 1973 về trao trả nhân viên dân sự-quân sự bị bắt và giam giữ (Chương 3, điều 8, khoản a,b và c), trong 4 đợt từ ngày 12 tháng 2 năm 1973 đến ngày 7 tháng 3 năm 1973, phía chính quyền miền Nam Việt Nam Cộng Hòa đã trao trả cho phía Việt Cộng (gồm Cộng Sản Bắc Việt và bọn Cách Mạng Lâm Thời) 31.961 tên cả nam lẫn nữ (gồm 26.880 cán binh và 5.081 tù chính trị).

Việt Cộng chỉ trao trả cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa 5.428 viên chức-quân nhân. Chúng  trắng trợn không nhận giam giữ các tù binh Biệt Kích nhẩy toán ra Bắc, những người bị bắt trong Tết Mậu Thân, tù binh Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch Lam Sơn 719  Nam Lào và khắp các chiến trường quan trọng ở Miền Nam đưa ra miền Bắc.

Thực tế cho thấy trừ một số hẩm hiu chết vì bệnh tật trong chế độ nhà tù tàn ác, mọi rợ của Việt Cộng, tất cả những người tù binh bị bỏ rơi này đều trở về sau khi miền Nam tiêu vong hàng chục năm và không có ai đầu phục cộng sản. Những người này thực sự đã bị đồng đội và chính thể Việt Nam Cộng Hòa phản bội một cách tàn nhẫn do thành phần lãnh đạo ngu xuẩn, bất tài, vô trí.

Đấu tranh trực diện với kẻ thù qua một bản hiệp định văn ngữ minh bạch còn thua sát ván, chẳng hiểu ngày hôm nay những anh luật sư không hành nghề còn mơ mộng khôi phục Hiệp Định Paris 27-1-1973 làm gì? Trong khi đối với chúng tôi Hiệp định Paris về Việt Nam chỉ là bức tranh “hòa bình trong danh dự” giả tạo của Kissinger và Nixon vẽ ra để lừa dối dân chúng Hoa Kỳ và nhân loại. Đối với đồng minh Việt Nam Cộng Hòa thực tế cho thấy bản hiệp định này chỉ là miếng vải đen bịt mắt tử tội Việt Nam Cộng Hòa trước khi đưa lên đoạn đầu đài.

Như chúng tôi đã nói ở phần trên: Tất cả mọi hiệp ước, hòa ước, các cam kết, định ước chỉ tồn tại, có giá trị khi cán cân lực lượng thăng bằng. Ngày nay Người Việt Hải Ngoại lấy đâu ra thực lực để sắm vai đối trọng với VC vốn tôn sùng bạo lực khủng bố, chủ xướng phát động đấu tranh giai cấp.  

Hơn ai hết những người hiểu biết về luật pháp chưa cần là "luật gia!!!" đều hiểu rằng một sự việc muốn đạt tới thành công đòi hỏi rất nhiều điều kiện không phải chỉ riêng “TÍNH HỢP PHÁP” mà còn phải đáp ứng được tối thiểu là TÍNH HỢP LÝ.

40 năm trước, bản Hip Đnh Paris V Vit Nam “CHỈ LÀ MỘT TRÒ LỪA ĐẢO” để đạt mục đích nhất thời của Hoa Kỳ, giá trị của bản hiệp định đối với Hoa Kỳ không hơn mấy tờ giấy vệ sinh; sau khi đã dùng xong (vứt vào bồn cầu, kéo nước). Đối với nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòathì đó là bản án tử hình tiệm tiến. Vậy thử hỏi ngày hôm nay đám người kêu gọi đòi khôi phục lại Hiệp Định Paris 27-1-1973 có phải là quá sức ngốc nghếch hay không?

Tại sao chúng tôi dám nói Hiệp Định Paris Về Việt Nam 27-1-1973 chỉ là một trò lừa đảo của Hoa Kỳ và Việt Cộng vì ngay trong thời gian ngắn ngủi ở bên nhau tại Ba Sao, những người thuộc Việt Nam Cộng Hòa bị Việt Cộng giam giữ đã nhìn thấy sự bất hợp lý và tính mong manh của bản Hiệp Định.

Trong tác phẩm “Ánh Sáng và Bóng Tối” Nhà văn Hoàng Liên, bút hiệu của cụ Nguyễn văn Đãi, Đại Biểu Hành Chánh vùng I Chiến Thuật bị bắt vào Tết Mậu Thân và đưa ra Bắc đã ghi lại những ý kiến bàn bạc giữa những người tù với nhau: Tôi thấy hiệp định này bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Cứ duy trì quân đội giải phóng  miền Nam, nghĩa là quân đội miền Bắc, cho chúng đóng tại chỗ, thì chúng sẽ tiếp tục phá hoại….…. hiệp định này chỉ là giải pháp tạm thời……tình hình sẽ trở nên phức tạp……ký kết hiệp định là một việc, tôn trọng hiệp định là một việc khác….. Mình bắt của chúng nó khá nhiều người. Chúng nó phải thả người của chúng ta về, chúng ta mới thả người của chúng nó……

Những ý kiến đấy cho thấy Hiệp định Paris về Việt Nam là một bản hiệp định đáng phỉ nhổ mà phía Việt Nam Cộng Hòa đã ký vào. Quá đủ rồi các vị lãnh đạo thối tha của Việt Nam Cộng Hòa còn sống sót và những luật gia chuyên nghề nói phét. Nếu quý ngài chỉ cần nghĩ được như những người tù Việt Nam Cộng Hòa ở Bắc Việt năm 1973. Chưa chắc 30 – 4- 1975  Việt Cộng đã vào được Sài Gòn.

 

Việc quốc gia đại sự, tranh quyền cướp nước, quyết định sống chết, vinh nhục của hàng triệu gia đình, là sự tồn vong của cả một đất nước, dân tộc mà hoàn toàn do ngoại bang quyết định cho thấy Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia mất tự chủ, lệ thuộc vào ngoại bang để tồn tại thì thành phần lãnh đạo chỉ là một lũ tay sai.
Trong cuộc chiến ở Việt Nam cả hai tập đoàn lãnh đạo ở Miền Bắc cũng như Miền Nam đều là những tập đoàn thừa sai của các thế lực quốc tế.  Hiển nhiên nếu không có vũ khí của Mỹ và Nga Sô, Trung Cộng thì người Việt Nam chỉ có thể giết nhau bằng súng hỏa mai, thần công "uống thuốc bắc", tầm vông vạt nhọn và mã tấu.

Đại tướng Cao Văn Viên đã viết: “Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ làm theo họ mà thôi!”.


Bởi lệ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ nhưng không chịu nghe lời Hoa Kỳ nên hai anh em Ngô Đình Diệm phải chịu thảm tử. Khi bọn tướng phản loạn ngửa tay nhận tiền của Mỹ để làm binh biến là cánh cửa hỏa ngục đã mở. Việt Nam nhanh chóng biến thành nơi tiêu thụ vũ khí, bom đạn thặng dư từ đệ II Thế Chiến và thí nghiệm vũ khí mới. Hoa Kỳ hí hửng, hấp tấp  đến nỗi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tự động đổ bộ vào Đà Nẵng trước khi Phan Huy Quát buộc phải sai Bùi Diễm viết văn bản hợp thức hóa.

Nguyễn Văn Ngân, nguyên trợ lý đặc biệt của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, đã nhận xét: "Người Mỹ đã thay thế Pháp với chính sách thực dân mới. Vào thế kỷ 19, người Pháp nhân danh khai hóa để khai thác tài nguyên thuộc địa, nay người Mỹ nhân danh dân chủ để khai thác xương máu người Việt trong việc thiết lập một "tiền đồn chống Cộng" tại Đông Nam Á. Người Mỹ đến Việt Nam không vì quyền lợi người Việt Nam mà vì quyền lợi người Mỹ. Nền dân chủ mà người Mỹ tán dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phong để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn… để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chính và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ. Chính sách viện trợ hoàn toàn có tính cách tiêu thụ đã được sử dụng như lưỡi gươm Damoclès... chỉ nhằm mục đích làm tê liệt ý chí đề kháng và nô lệ hóa.

Nhìn lại diễn trình lịch sử hai nền Cộng Hòa ở miền Nam, nhận xét trên hoàn toàn không có gì sai. Đó là nguyên nhân tại sao thể chế của Nguyễn văn Thiệu trước đây đã nhắm mắt ký vào bản án tử hình cho nền Đệ Nhị Cộng Hòa là bản hiệp định Paris về Việt Nam 27-1-1973.

Hoa Kỳ không ngu để bị lừa khi thừa nhận Mặt Trận Ác Ôn Côn Đồ Giải Phóng Miền Nam Việt Nam vốn chỉ là phó sản của VC dựng lên để thi hành kế hoạch chiếm nốt miền Nam. 80% lực lượng cộng  quân tham chiến ở miền Nam là quân đội Bắc Việt. Để nguyên cục bướu ung thư này ở miền Nam, tốt hơn không nên ký hiệp định để khỏi phải thực thi hiệp định.

Cộng sản ký hiệp định với mục đích đuổi người Mỹ ra khỏi Đông Dương. Hoa Kỳ ký hiệp định là “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”.Vấn đề vũ khí thặng dư đã giải quyết xong. Cánh cửa thâm nhập vào thị trường Hoa Lục đã mở. Tuy nhiên Hoa Kỳ phải tạo cho Việt Nam thống nhất sớm để chuẩn bị cho thời kỳ cả nước Việt Nam đánh thuê cho Hoa Kỳ trong tương lai.
Phải ngồi vào bàn hội nghị, Việt Nam Cộng Hòa đã lép vế khi bị Hoa Kỳ ép phải thừa nhận bọn MTDTGPMNVN.
Suốt thời gian bàn thảo Việt Nam Cộng Hòa ở trong thế một chống bốn đó là Hoa Kỳ,Việt Cộng, Mặt Trận DTGPMNVN và dư luận phản chiến thế giới.
Ký hiệp định xong Việt Nam Cộng Hòa ở trong thế một chống năm, do có thêm “hội đồng” được Hiệp định chỉ rõ trong chương IV, điều 12, khoản a, là  “Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc”.

trích dẫn
Điều 12:
a) Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau. Hội đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc nhậm chức, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương để thành lập các hội đồng cấp dưới. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt, và sẽ làm hết sức mình để thực hiện việc này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam là hòa bình, độc lập và dân chủ.
b) Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đã nói trong Điều 9(b) và quy định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử này. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thuơng mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phuơng theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận.
hết trích

Suy cho cùng vận nước mạt đến thế là vì hậu quả của  sự mất tự chủ do ý thức nô lệ và tinh thần vong bản vọng ngoại, phản chủ, phản quốc thâm căn. Sau hiệp định Geneve 1954, lực lượng quốc gia Việt Nam trở thành một hài nhi bệnh tật sống nhờ vào nguồn sữa mẹ Hoa Kỳ. Bà mẹ có cho bú thì em bé mới ngủ yên, thiếu sữa thì khóc thét lên giẫy giụa, dứt luôn không cho bú nữa thì thở hơi cuối cùng.


Tính từ khi ký Hiệp định vào ngày 27-1-1973 về sau, dù hòa hay chiến Việt Nam Cộng Hòa cũng không tồn tại. Tuy nhiên chết theo kiểu không đánh mà chạy rồi kết thúc vào ngày 30- 4- 1975 quả là nhơ nhuốc.

Nhìn ra thế giới không phải chỉ riêng trường hợp Việt Nam Cộng Hòa nằm trong cái nôi, núp dưới cái ô của Mỹ. Đài Loan, Đại Hàn, Phillipines cũng nằm trong sự bảo trợ của Hoa Kỳ, quốc gia nào cũng có sự qua phân Quốc Cộng nhưng để bị đánh bật gốc ra khỏi quê hương không còn tấc đất cắm dùi chỉ có dân Việt Nam.

Một đất nước mà thành phần lãnh đạo chỉ tranh ăn, phản chủ, giặc đến thì đào tẩu chạy theo ngoại bang, mà thoi thóp đến 1975 cho thấy đã làm hao  tổn tài nguyên đất nước qua việc  hoang phí biết bao xương máu, tính mạng của những người lính.

Ngày nay bọn này còn hoang tưởng với giấc mơ khôi phục lại Hiệp Định Paris 27-1-1973.

Lịch sử không bao giờ đứng lại, và thực tế dân tộc Việt Nam không bao giờ chấp nhận cộng sản, những Người Việt Quốc Gia chân chính có thất cơ, lỡ bước lưu vong nhưng không lỗi đạo với quốc gia dân tộc. Cuộc chiến Quốc Cộng chưa tàn, Lằn Ranh Quốc Cộng vẫn còn đó. Tinh thần quốc gia dân tộc vẫn tiềm phục trong lòng người dân quốc nội chờ đợi một ngày quật khởi, loại trừ chủ nghĩa Mác Lê, xóa bỏ chuyên chính vô sản, khôi phục lại toàn vẹn đất nước. 
Hiện trạng Việt Nam cho thấy chỉ có những cuộc nổi dậy đồng bộ từ trong nước mới khả dĩ làm xoay chuyển tình thế, tạo ra một cuộc cách mạng mới để phục hưng dân tộc và không có cuộc đảo chính nào từ các lực lượng bên ngoài lật đổ được những nhà nước cộng sản, ngoại trừ những phân hóa và đối đầu giữa các phe phái trong nội bộ của họ. Như thế rõ ràng “Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam” phải do chính dân tộc Viêt Nam tự quyết định lấy. Chúng ta không nên nuôi huyễn tưởng rằng những cuộc đấu tranh cách một đại dương này là mặt trận chính, quyết định được vận mệnh lịch sử của dân tộc Việt Nam. 
Lịch sử chúng ta có những cái tên từng nhờ ngoại bang quyết định hộ vận mạng của dân tộc được lưu xú vạn niên như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Thảm họa của dân tộc hiện nay không ngoài hậu quả của hành động “rước voi về giày mả tổ” của Nguyễn Phúc Ánh đã tạo ra tư tưởng vong bản và nô lệ vọng ngoại đến cùng cực. Hiện nay bọn cướp được nước thì muốn bán nước cho Tàu, bọn bị mất nước chẳng có tấc đất cắm dùi lại muốn bán nước cho Mỹ. Khốn khổ cho dân tộc Việt Nam, thời nào cũng bị bán đứng bởi những bọn nô lệ vọng ngoại. 
Lịch sử đã chứng minh không một đám ngoại nhân nào yêu thương đất nước, dân tộc  của chúng ta nếu chính chúng ta không biết yêu thương lấy đất nước và dân tộc của mình. Dân tộc Việt Nam phải tự quyết định lấy vận mệnh của mình chứ không thể van nài, cầu xin được trở thành quân cờ phục vụ cho lợi ích của ngoại bang và những thế lực quốc tế./.

Kim Âu
Không Thể Nào Quên II
Jan 07/2013


* Hoa Kỳ đã chính thức có mặt ở Việt Nam từ ngày 16 tháng 7 năm 1944, nhóm OSS của Allison Thomas nhảy dù xuống an toàn khu Việt Cộng ở khu vực lân cận làng Tân Trào (Kim Lũng) cùng hai thành viên người Mỹ trong đội của anh là Prunnier, Zielski, hai người Pháp và một người Việt tên là Phác tiếp theo là nhiều người nữa. Nhóm OSS này huấn luyện quân sự cho Việt Cộng nên xem như cha đẻ của "Quân đội nhân dân" được khai sinh vào ngày 22-12-1944.
Thiếu tá Thomas trở thành bạn thân của Võ Nguyên Gíap và Hồ Chí Minh đã cùng hành quân từ Tân Trào về Hà Nội ngày 16 tháng 8, Allison Thomas và Võ Nguyên Giáp tấn công Thái Nguyên.Thomas đã nỗ lực giúp Võ Nguyên Giáp buộc quân Nhật tại Thái Nguyên phải đầu hàng ngày 26 – 8 – 1944, khi Võ Nguyên Giáp vào Hà Nội sớm từ ngày 21. Lúc đó  Đại uý Archimedes Patti cùng đội Mercy đáp xuống phi trường Gia Lâm vào Hà Nội trở thành một trung tâm quyền lực của Đồng Minh. Archimedes Patti và Hồ Chí Minh đã có một mối quan hệ thân thiết tại Côn Minh từ trước. Ngày 25-8-1945  Hồ Chí Minh ghé thăm Thomas trước khi vào Hà Nội gặp Archimedes Patti ngày 26. Nhưng sau hiệp định Geneve 20-7 1954, Hoa Kỳ mới chính thức can dự sâu vào Việt Nam qua việc dựng lên lá bài Ngô Đình Diệm.
ĐỌC THÊM

·         ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI


----- Forwarded Message -----
From: Christopher 
Sent: Tuesday, August 22, 2017, 9:09:38 AM EDT
Subject: Re: [ChinhNghiaViet] SỰ TỒN TẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA

 
Chúng ta thử tưởng tượng rằng văn bản Hiệp Định Geneve và Paris 1973 bị thiu, ối cần phải vứt bỏ. Nhưng giấy mực lưu trữ trong tủ hồ sơ
làm sao thiu, ối, mục rã ?
Ảo tưởng là sao vậy? Ai, ảo tưởng đây?!
Không thuyết phục...
STOP PLEASE !
nguyenp




On Tuesday, August 22, 2017, 2:39:47 AM PDT, Gia Cat > wrote:


 
TI NGHIP NHNG K HOANG TƯỞNG. LCH S KHÔNG BAO GI ĐNG LI. MT CH Đ ĐÃ B TIÊU VONG CHC CHN CHNG TT ĐP GÌ.
KHÔNG AI TIN BN "QUC GIA LÂM NGUY CAO PHI VIN TU" 
T QUC VIT NAM TƯƠNG LAI S CÓ T DO - DÂN CH NHƯNG TH CH ĐÓ KHÔNG BAO GI LÀ VNCH HAY VIT CNG.
T QUC VIT NAM LÀ CA  DÂN TC VIT NAM KHÔNG PHI LÀ CA VNCH HAY VIT CNG.




From: Dinh Mac 
Sent: Monday, August 21, 2017, 11:46:08 PM EDT
Subject: [ChinhNghiaViet] Re: [PhungSuXaHoi] SỰ TỒN TẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA

 

SỰ TỒN TẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA Tác giả: Thẩm phán Phạm Đình Hưng

Chánh thể và Quốc gia Trong thời gian lưu vong ở hải ngoại, một số ít người Việt tị nạn cộng sản đã đơn giản ...









On Monday, August 21, 2017, 6:42:25 PM PDT, Quang Nguyen > wrote:


 
S TN TI CA VIT NAM CNG HÒA
Tác giThm phán Phm Đình Hưng   

Chánh th và Quc gia
Trong thi gian lưu vong hi ngoi, mt s ít người Vit t nn cng sn đã đơn gin nghĩ rng Vit Nam Cng Hòa đã chết sau ngày các sư đoàn ca Bc Vit cng sn (nước Vit Nam Dân Ch Cng Hòa) đánh chiếm mt quc gia láng ging là min Nam Vit Nam, quc hiu Vit Nam Cng Hòa. H mun nói đến chánh th Cng Hòa (Republic) ca min Nam Vit Nam đã b k xâm lăng Bc Vit, môt nước cng sn trên vĩ tuyến 17, xóa b và thay thế bng mt chế đ đc tài toàn tr do đng Cng Sn lãnh đo t 42 năm nay. H đã không phân bit chánh th (political regime) vi quc gia (state).
V mt đa lý, Vit Nam Cng Hòa là min Nam Vit Nam có lãnh th tri dài t mũi Cà Mau đến vĩ tuyến 17 (sông Bến Hi). V mt chánh tr, Vit Nam Cng Hòa là mquc gia đc lpđã được quc tế công pháp minh th công nhn: Hip đnh Genève ký kết ngày 20-7-1954 và Hip đnh Paris ký kết ngày 27-1-1973 trước s chng kiến ca Tng Thơ Ký Liên Hip Quc Kurt Josef Waldheim, môt nhà ngoi giao ca nước Áo. Đến ngày nay, không có quc gia nào đã ký kết hai hip đnh ny, k c nước Vit Nam cng sn, cáo bi (revoke) hip ước. Thi gian không làm mt hiu lc ca các hip ước, hip đnh và công ước quc tế. Ngoài ra, Vit Nam Cng Hòa còn là Quan sát viên thường trc Liên Hip Quc, thành viên ca mt s T chc Quc tế và có quan h ngoi giao vi trên 50 quc gia trong Thế Gii T Do (Free World). S xâm lăng, chiếm đóng và thôn tính min Nam Vit Nam ca quân đi nước Vit Nam Dân Ch Cng Hòa (Bc Vit cng sn) không th tước b quyn đc lp t ch ca mt nước láng ging. Trong hoàn cnh ca mt nước nh b xâm lăng và chiếm đóng bng bo lc ca súng đn cng sn, Vit Nam Cng Hòa tc Nam Vit Nam s tiếp tc mt đc lp và ch quyn sau khi toàn b đt nước Vit Nam t Bc chí Nam, trên đt lin và ngoài Bin Đông (South China Sea), b sát nhp vào Trung Quc năm 2020 căn c theo mt ước Thành Đô do hai đng Cng sn và Nhà nước Trung Quc và Vit Nam lén lút ký kết năm 1990 đ biến ci nước Vit Nam thành mt phn lãnh th ca nước Tàu. Hai cuc Chiến Tranh Đông Dương do đng Cng Sn Vit Nam gây ra dưới s ch đo ca Thiếu tá Tình báo Tàu H Quang đã có hu qu h thp cương v ca quc gia Vit Nam t mt nước đc lp tr thành mt tnh cũa Trung Quc, mt khu T tr như khu T Tr ca dân tc Choang trong tnh Qung Tây hoc môt qun trc thuc tnh Qung Đông
Mt đc lp và ch quyn t ngày 30-4-1975, Vit Nam Cng Hòa hin nay vn là mt thc th chánh tr (political entity) cn hin hu trong nước Vit Nam, ti Đông Nam Á và trên thế gii mc du đã b mt quc gia khác (Vit Nam Dân Ch Cng Hòa) xâm lăng, thôn tính và đô h. Nói tóm li, Vit Nam Cng Hòa, nn nhân ca mt cuc xâm lăng do người đng chng ch đng theo ch th ca Nga-Hoa trong cuc Chiến Tranh Lnh (1948-1989), ch mt đc lp và ch quyn nhưng vn còn tn ti trên bình din quc tế công pháp và trong thc ti ngày nay. Khi cn, tôi s đưa ra các dn chng và chi tiết đ hu thun quan nim ca tôi.
Thành lp th chế Cng Hòa
Ti min Nam Vit Nam bao gm Nam Phn (th đô Sài Gòn và 21 tnh) và Trung Phn (các tnh duyên hi và trên cao nguyên), th chế Cng Hòa đã được thiết lp ln đu tiên t năm 1955 dưới thi c Tng Thng Ngô Đình Dim, người khai sáng nn Đ Nhr Cng Hòa xây dng trên cơ s Hiến pháp ngày 26-10-1956 do Quc Hi Lp Hiến dân c son tho và biu quyết. Trong khi quc sách p Chiến Lược và Khu Trù Mt đang ngăn chn hu hiu s xâm nhp ban đêm ca cán binh cng sn vào các thôn xóm ho lánh, cuc đo chánh ngày 1-11-1963 đã git sp nn Đ Nht Cng Hòa và giết hi Tng Thng Ngô Đình Dim cùng bào đ Ngô Đình Nhu, mt chiến lược gia có kiến thc uyên bác. Sau gn 3 năm xáo trn chánh tr, nn Đ Nh Cng Hòa đã được thành lp trên cơ s Hiến pháp ngày 1-4-1967 do Quc Hi Lp Hiến bu c ngày 11-9-1966 son tho và chung quyết. Tôi đã được vinh d tham gia công tác đúc kết và thuyết trình trước Quc hi khoáng đi đ 117 Dân biu tho lun và biu quyết trong tinh thn hoàn toàn t do. Mt hiến pháp tôn trng nguyên tc quân bình và kim soát h tương gia ba cơ quan Hành pháp, Lp pháp và Tư pháp đã được ban hành trong tình trng chiến tranh đ đm bo nhân quyn và các quyn t do dân ch ca nhân dân min Nam Vit Nam. Ngoài ra, Hiến pháp còn thành lp Giám Sát Vin, mt đnh chế đc bit đc lp có thm quyn bài tr tham nhũng, thm tra kế toán ca tt c các cơ quan công quyn và kim kê tài sn ca tt c viên chc, k c Tng Thng.
Nhm mc đích thuc đa hóa min Nam Vit Nam vô cùng trù phú, s xâm lược ca Bc Vit cng sn đã có hu qu cướp đot tài sn di dào ca nhân dân min Nam, đình ch thi hành Hiến pháp Đ Nh Cng Hòa, chm dt hot đng ca Nhà nước, Quân lc và các cơ chế hiến đnh, hy b tt c các quyn tư do dân ch, gián đon công v ca toàn th quân, cán, chánh Vit Nam Cng Hòa. S cưỡng chiếm min Nam ca 13 sư đoàn công sn Bc Vit đã xóa b th chế Cng Hòa ca mt quc gia b chiếm đóng. T ngày tht th do thiếu ht phương tin chiến tranh, min Nam Vit Nam không còn là mt quc gia đc lsau khi b cưỡng bách sát nhp vào nước Cng Hòa Xã Hi Ch Nghĩa Vit Nam, hu thân ca Vit Nam Dân Ch Cng Hòa (Bc Vit cng sn), dưới ngy danh “thng nht” đt nước Vit Nam. T ngày 30-4-1975, dưới bo lc ca lưỡi lê và súng đn, mt chánh th t do dân ch vi tam quyn phân lp ti min Nam Vit Nam đã b thay thế bi mt chế đ đc tài công an tr tp trung mi quyn bính vào trong tay ca đng Cng sn Vit Nam, tay sai ca Trung Quc và đ t ca Liên Xô.
Vit Nam Cng Hòa còn tn ti hay không?
Bt chp quc tế công pháp, nước Vit Nam Dân Ch Cng Hòa (Bc Vit cng sn) đã c tình vi phm hai Hip đnh Genève 1954 và Paris 1973 khi công khai xua quân vượt vĩ tuyến 17 đánh chiếm Vit Nam Cng Hòa, mt nước đc lp và có ch quyn. Khinh thường dư lun quc tế, Bc Vit cng sn năm 1975 đã gp rút đt c thế gii trước chuyn đã ri (fait accompli) khi vn dng tt c sư đoàn vượt khu phi quân s (DMZ) đánh chiếm toàn b min Nam Vit Nam. Trong quan h quc tế, Đng và Nhà nước cng sn Vit Nam không bao gi tôn trng các hip ước, hip đnh, hp đng đã ký kết và các đnh ước, công ước quc tế đã gia nhp. Mi đây, ngày 23-7-2017, nước Vit Nam cng sn li dám sai mt v đến nước Đc bt cóc ti Berlin cán b cng sn Trnh Xuân Thanh đang ti đào và xin t nn chánh tr ti nước ny. Hành đng phi pháp trng trn ca mt v cng sn Vit Nam ti nước Đc đã t cáo quán tính khinh thường lut pháp quc tế ca Đng và Nhà nước cng sn Vit Nam mc du nước ny đã tham gia Liên Hip Quc, các t chc quc tế và công ước quc tế.
42 năm đã trôi qua t ngày Bc Vit cng sn đánh chiếm min Nam t do. Mc du đã tiếp thâu được nhiu thông tin chính xác t các mng xã hi (social media), mt s người t nn cng sn ti hi ngoi vn ph ha theo lun điu tuyên truyn ca Cng sn Vit Nam: Vit Nam Cng Hòa đã b khai t sau khi Quân lc min Nam Vit Nam sp đ trước s tn công ca quân xâm lăng cng sn Bc Vit. H còn nông cn nghĩ rng s đu hàng ca Đi tướng Dương văn Minh, Tng Thng bt hp hiến do Quc Hi hp tp đưa lên trong ba ngày cui cùng (t 28-4 đến 30-4-1975) đã chánh thc xóa b Vit Nam Cng Hòa, mt quc gia đc lp đã được Hip đnh Genève 1954 minh th công nhn và là mt trong 12 nước đã ký kết Hip đnh Paris 1973 trước s chng kiến ca Tng Thơ Ký Liên Hip Quc. Lp lun ca h hoàn toàn sai trái v c hai mt pháp lý và thc ti.
Trong phm vi hn hp ca bài viết ny, tôi mun căn c vào lch s ca mt s nước Âu châu đã có hoàn cnh ging như min Nam Vit Nam đ khng đnh Vit Nam Cng Hòa vn còn tn ti và s có nhiu trin vng thâu hi quyn đc lp t ch trong tương lai không xa.
Lch s ca mt s nước Âu châu đã b xâm lăng và mt đc lp
1. Nước Ba Lan (Poland, Pologne)
Thành lp trong thế k 10 do Đi Công tước (Grand Duc) Mieszko, Ba Lan là mt nước nh Đông Âu đã b 3 Vương quc ln bao quanh (Nga, Ph và Áo) qua phân lãnh th năm1795 và mt đc lp trong mt thi gian dài trên mt thế k. Tuy nhiên, nước Ba Lan không mt mà vn tn ti nh dân tc Ba Lan có lòng yêu nước mãnh lit và tinh thn kiên trì hy sinh tranh đu đ khôi phc đc lp ca Ba Lan.
Sau Thế Chiến I, nước Ba Lan đc lp hi sinh năm 1918.Nhưng đến năm 1939, hai cường quc láng ging (Đc và Liên Xô) li xâm lăng nước Ba Lan đ phân chia lãnh th ca nước ny. Dân tc Ba Lan đã dũng cm tiếp tc tranh đu chng ngoi xâm và đã phi hy sinh rt nhiu cho đc lp t ch ca nước nhà.
Sau Thế Chìến II, nước Ba Lan thâu hi đc lp và tn ti đến ngày nay. Ba Lan là mt thành viên ca y Hi Kim Soát Đình Chiến ti Vit Nam t năm 1954.
1. Nước Áo (Austria, Autriche)
Thành lp năm 996 t lãnh đa Bavaria, mt tiu bang ln ca nước Cng Hòa Liên Bang Đc ngày nay (có th ph là thành ph Munich), nước Áo là mt đế quc hùng mnh vào bc nht Âu châu đã giao chiến vi Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte. Đế quc Áo-Hung (Austro-Hungarian Empire) đt dưới quyn cai tr lâu dài ca Hoàng tc Habsbourg.
Sau Thế Chiên I, đế quc Áo-Hung tan rã và tr thành mt nước Cng Hòa (Austrian Republic) t 1918 đến 1933. Năm 1938, Quc trưởng ca nước Đc Adolf Hitler, mt người sanh ti nước Áo, sát nhp nước ca mình vào nước Đc.
Sau Thế Chiến II, nước Áo tranh th đc lp năm 1955 và thành lp nn Đ nh Cng Hòa.
C hai nước Đc và Áo đu nói tiếng Đc. Nhưng dân tc Áo vn mun có mt nước nh đc lp t ch tách ri khi nước Cng Hòa Liên Bang Đc, mt nước ln hùng mnh.
1. Estonia, Latvia và Lithuania là ba nước rt nh vùnh bin Baltic, giáp ranh vi nước khng l Nga.
Sau Thế Chiến I, Estonia, Latvia và Lithuania được đc lp đi vi hai nước ln Nga và Đc. Nhưng năm 1940, thi hành hip ước Molotov-Ribbentrop ký kết vi nước Đc sau khi Thế Chiến II bùng n năm 1939, Liên Xô thôn tính ngay 3 nước láng ging Estonia, Latvia và Lithuania. Mt đc lp, 3 nước nh ny b sát nhp vào lãnh th Liên Xô t năm 1940. Mãi đến năm 1991, sau s sp đ ca đế quc cng sn Liên Xô, 3 nước Estonia, Latvia và Lithuania mi thâu hi đc lp, gia nhp Liên Âu (European Union) và Minh Ước Bc Đi Tây Dương (NATO) đ được bo v chng li s xâm ln ca nước Nga.
Kết lun
Các nước Ba Lan, Áo, Estonia, Latvia và Lithuania là nhng nước nh thâu hi được đc lp t ch nh lòng yêu nước và tinh thn kiên trì tranh đu ca nhân dân các nước ny cho đc lp ca quê hương x s
Nhân dân min Nam Vit Nam cn phi noi theo gương sáng ca nhân dân các nước nh k trên Âu châu đ thâu hi đc lp và tái lp chánh th Cng Hòa. Sau 42 năm thng tr bo tàn và tham nhũng bóc lt ca đng Cng Sn, đi b phn qun chúng nhân dân Vit Nam t Nam chí Bc đã nhn thy chánh th Cng Hòa có nhiu ưu đim hơn chế đ đc tài toàn tr ca đng Cng Sn. Vì vy, nhân dân Vit Nam cn phi quyết tâm gii th chế cng sn đ tránh khi đi ha Bc thuc ln th 5. Mun ngăn chn âm mưu sát nhp nước Vit Nam vào Trung Quc năm 2020, cn phi nhanh chóng thi hành Hip đnh Paris 1973. Đó là mt gii pháp pháp lý kh thi trong hin tình đt nước Vit Nam.
California, ngày 15-8-2017

Th
m phán Phm Đình Hưng
------------
Ý kiến đc gi :

Bài vi
ết trên là mt cái tát vào mt Liên Thành, k đã nông cn xác đnh là "Vit Nam Cng Hòa đã chết 42 năm ri" và đã công khai ca ngi chế đ VC ti Vit Nam là hùng cường ri chê bai Lut Sư Lê Trng Quát và nhng ai mun đem Hip Đnh Paris năm 1973 ra tái xét và thc thi là "thiếu thc tế" và không đ năng lc đ đi sc vi chính quyn VC.
Tuy là mt thiếu tá ca QLVNCH nhưng Liên Thành đã t đng xóa b căn tính VNCH ca mình, tương t như lp lun rng mt khi thân ph ca ông là Nguyn Phúc Tráng C đã tht lc thì mi già tr ca C Tráng C đu b tiêu tán, ông Liên Thành không cn phi gi li h "Nguyn Phúc" na hoc làm l gi gì cho thân ph ca mình vì… chết là hết. Ông cho rng VNCH không còn hin hu thì mi người Vit ca Min Nam VN không còn mang tinh thn ca VNCH na, không còn yêu và tranh đu cho s đc lp t do hnh phúc và tinh hoa ca VNCH na. Mưu đ thâm him mun gt b VNCH ca Liên Thành là đ phc v cho ai đây ??
Chúng tôi mong đi Liên Thành công khai xin li và đính chính cho s phát ngôn ba bi khi ph nhn giá tr ca Hip Đnh Paris năm 1973 và cho rng VNCH đã chết. Nếu ông ta t khuc xin li thì t đây ông ta s b loi tr ra khi tp th Người Vit Quc Gia đang còn tôn trng th chế VNCH và Hip Đnh Paris. Xem ra Liên Thành ch mun tôn trng bn VC cướp nước đã và đang vi phm lut pháp quc tế này, vy thì… Liên Thành cũng ch là mt môn đ ca bn cướp mà thôi !!.
Xin mi quý đc gi đc thêm bài "Đi thoi gia M và Vit Nam: Li thoát ca Vit Nam " đã tng được đăng nhiu ln trước đây trên Ba Cây Trúc.
JB Trường Sơn
__._,_.___


Posted by: Gia Cat <giacat54@yahoo.com

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List