QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Tuesday, February 25, 2014

DIỆT CHỦNG VÀ ĐỒNG HÓA LÀ SỞ TRƯỜNG CỦA NÒI HÁN


Bìa sách "Đại Họa Diệt Chủng" sắp xuất bản của tác giả Trần Nhu (2 tập).

CHƯƠNG 40
(Trích trong sách "Đại Họa Diệt Chủng" sắp xuất bản của tác giả Trần Nhu)

DIỆT CHỦNG VÀ ĐỒNG HÓA LÀ SỞ TRƯỜNG CỦA NÒI HÁN

Lịch sử nước Tầu năm ngàn năm, xã hội Hoa Lục đã trải qua biết bao nhiêu triều đại thay thế nhau. Sự hưng thịnh, suy vong, sự phân hợp của các dân tộc, sự tiêu diệt và đồng hóa đều do các loại thế lực chính trị của Hán tộc và đấu tranh giành quyền lực, đan chéo chằng chịt, biểu hiện nhiều vẻ sâu sắc lạ kỳ, phức tạp và kịch liệt không sao kể xiết trên hai bình diện quân sự, văn hóa giữa các dân tộc nhỏ với Hán tộc liên tục diễn ra trong các triều đại. 

Bản chất văn hóa Hán là một thứ văn hóa xâm lăng, đồng hóa và diệt chủng hiện tại quốc gia Tây Tạng, Nội Mông và Đông Turkestan, ba nước này được gọi một cách mỉa mai là khu “tự trị” của Tầu cộng. 

Đây là bức họa lớn và sống động nhất của chính sách diệt chủng các quốc gia nhỏ. Các nước này đều có một nền văn hóa riêng biệt đầy niềm tự hào của họ từ ngàn xưa cho đến khi xe tăng của Tầu cộng tiến vào Tây Tạng và sáp nhập Nội Mông thành một tỉnh của Tầu, nhờ sự giúp đỡ của Stalin thập niên 1950. 

Mao cũng đã thành công trong việc dàn dựng vụ tai nạn rớt máy bay để giết hại nguyên bộ máy lãnh đạo chính phủ của Đông Turkestan để thay thế một cách dễ dàng các nhà lãnh đạo quốc gia này bằng những phần tử bù nhìn của Tầu cộng.


Ngày nay, gần sáu mươi năm qua, cả ba vùng lãnh thổ này vẫn còn nằm dưới gót giầy của chủ nghĩa đại Hán. Cả ba dân tộc phải hứng chịu những chiến dịch diệt chủng vô cùng tàn nhẫn nhằm mục tiêu thay thế sắc dân bản xứ bằng sắc dân Tầu gốc Hán. Điều này thường được gọi là “Hán hóa”.

Tây Tạng, Nội Mông và Đông Turkestan liên quan đến tất cả mọi thứ, từ việc di dân ồ ạt và giết hại hàng loạt dân bản xứ, đến việc ép buộc phụ nữ kết hôn với người Hán, thống nhất ngôn ngữ , xóa bỏ văn hóa, lịch sử vv…

Đối với nhân dân Đông Turketan ( Tân Cương hiện có trên bản đồ của Tầu cộng) khoảng 300 ngàn dân Duy Ngô Nhĩ, đa số là phụ nữ, đã bị cưỡng bức rời khỏi quê hương của họ, theo điều trần trước hạ viện Hoa Kỳ của bà Rebiya Kadeer, một lãnh đạo của người Duy Ngô Nhĩ bị trục xuất sang Hoa Kỳ. Đa số những người phụ nữ này cũng như phụ nữ Tây Tạng bị ép buộc phải lấy đàn ông người Hán.

Nơi đang bị đồng hóa mạnh nhất, và có vẻ vội vàng vì trong một thời gian ngắn dân gốc Hán được đưa vào Tây Tạng gấp nhiều lần dân bản xứ. Tại Lhasa, kinh đô cũ của quốc vương Tây Tạng, nay sở hữu các cửa hàng và bao gồm cả dân số hầu hết là người Hán. Nông thôn và cả vùng núi rừng vào tận dẫy Hy Mã Lạp Sơn hiểm trở cũng nằm dưới ách Hán hóa tương tự. 

Có nhiều vùng, toàn bộ các ngôi làng bị dồn xuống thung lũng rồi bị ngập nước bởi những con đập do người Hán xây dựng, trong khi các dân du mục bị lùa vào các trại giam bê tông kiên cố, không ai có thể trốn thoát còn gia súc của họ bị tịch thu.

Với tất cả cách giết người này và nhiều cách giết khác nữa… Đằng nào cũng chết! Sự căm phẫn của người Tây Tạng như tức nước vỡ bờ và họ đã nổi dậy tấn công người Hán trên xe taxi, và đốt cửa tiệm của người Hán. Trong khi hàng trăm nhà sư biểu tình ôn hòa. Hiển nhiên những người chống đối đã bị đàn áp một cách vô cùng tàn bạo!

Để che đậy sự đàn áp của họ, Bắc Kinh đã cấm ngặt các nhà báo đến Tây Tạng, mặc dù có những du khách nước ngoài đã có sự chấp thuận trong khuôn khổ đặc biệt, nhưng trong những năm gần đây, giấy phép như vậy cũng hoàn toàn bị cấm.

Trong khi đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vong ở Ấn Độ, tuyệt vọng trong nỗ lực đòi quyền tự trị của Ngài với người Hán!

Ở Nội Mông cũng cùng một phiên bản. Ngôn ngữ duy nhất được phép dùng trong các trường Nội Mông là ngôn ngữ Hán, nơi có tới 80% dân số người Hán. Theo tài liệu của đảng “ Nhân Dân Nội Mông”, để thực hiện chính sách Hán hóa, cộng sản Tầu đã giết hại hàng triệu người Mông Cổ.

Những tên tội phạm diệt chủng như Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào… Phải được đem ra xét xử trước tòa án quốc tế. Để lương tâm nhân loại được bình an.

Trong lịch sử quá khứ, văn hóa phong tục Hán đã đồng hóa và tiêu diệt các nền văn hóa của nhiều dân tộc, như thời kỳ cuối đời Đường, đầu đời Tống, nước Liêu là một quốc gia rất cường thịnh do dân tộc Khiết Đan dựng nên. 

Khiết Đan vốn là một dân tộc du mục họ chuyên tìm nơi có nguồn nước và cỏ để sinh sống. Vua sáng nghiệp nước Liêu là Thái Tổ, Luật A Bảo Cơ. Vào đầu thế kỷ thứ IX sau C/N. 

Bảo Cơ đánh Đông dẹp Bắc, lần lượt chinh phục các bộ lạc Hề, Thất Vi, Đột Quyết, Thổ Cốc Hồn, Đảng Hạng, Tiểu Phiên v.v… Sau khi A Bảo Cơ mất, con trai là Da Luật Đức Quang lên ngôi năm 920, đến vua Liêu Long từ năm 1009, phía đông đã đánh chiếm Cao Ly (Triều Tiên) ngày nay, buộc Cao Ly phải triều cống. 

Phía tây đánh Tát Ta buộc vua Tây Châu Hồi phải thần phục. Năm Thống Hòa thứ tư đánh chiếm một vùng phía nam rộng mênh mông của nước Tống, bắt triều đình nhà Tống hằng năm phải triều cống, đến đời vua Thánh Tông quốc gia Liêu toàn thịnh. Vì thế Thánh Tông được tôn là Thịnh Chủ. 

Nhà Liêu trong chinh chiến, họ đã xây dựng được bốn kinh đô: Lâm Hoàng là Thượng Kinh, Liên Dương là Đông Kinh, Đại Định là Trung Kinh, U Châu là Nam Kinh. Về văn hóa Liêu có tiếng nói, chữ viết riêng không lệ thuộc vào văn tự chữ Hán. Phong tục tập quán riêng. Liêu Thái Tổ đã sáng tạo ra chữ Liêu. Thế mà thời nhà Minh nước Liêu bị xóa khỏi bản đồ Trung Hoa.

Nước Kim cũng là một thí dụ điển hình về sự hủy diệt của người Hán.

Năm 1004, Bắc Tống giảng hòa với Kiết Ðan. Năm 979, ngay sau khi diệt được thế lực cắt cứ cuối cùng là Bắc Hán. Bắc Tống liền tấn công nước Liêu, nhưng bị thất bại. Năm 938, nước Liêu lại đổi tên nước thành Kiết Ðan. Năm 986, Bắc Tống lại tấn công Kiết Ðan (Nước Liêu) lại thất bại.

Năm 1004, Kiết Ðan đồng ý giảng hòa, hai bên đã ký hòa ước quy định. Hàng năm Tống phải "tặng" Kiết Ðan 20 vạn tấn lụa và 10 vạn lạng bạc. Ðến năm 1042, số lụa tăng thêm thành 30 vạn tấn. Số bạc tăng lên thành 20 vạn lạng. Và chữ "tặng" phải đổi thành chữ "nộp" cho nước Liêu. (để làm nhục vua Hán)

Tuy nhiên, trong đương đại. Người Hán đã thành công trong việc xóa sổ ngôn ngữ, văn hóa nước Mãn Thanh và đang loại bỏ ngôn ngữ văn hóa Tây Tạng, Mông Cổ, Tân Cương gọi là “khu tự trị” bằng trăm phương ngàn kế thâm độc như các trường học chỉ dùng ngôn ngữ Hán. Với Việt Nam, họ dùng đảng CS chủ trương ngu dân, bần cùng hóa đời sống khiến không ai có thì giờ xem sách!

Các biến cố lịch sử không ai viết, sách không mấy người đọc!

Một dân tộc không ai đọc sách, xem sử thì dân tộc đó sẽ đi về đâu? Việt Nam ngày nay có gần một trăm triệu dân, có trên dưới một vạn văn nghệ sĩ trí thức đủ các ngành nghề chuyên môn… đảng cầm quyền có sấp xỉ bốn triệu đảng viên v.v… Vậy mà các nhà xuất bản lớn như nhà xb Văn Hóa Thông Tin- Hà Nội, xb sách “Đại Việt Sử K‎y Toàn Thư” chỉ ấn hành có 700 cuốn, sách Việt Nam Văn Minh Sử 1000 cuốn năm 2000, nhà xb Trẻ Thành phố HCM, xb sách “Lịch Sử Việt Nam” 1000 cuốn năm 2004, Nhà Xuất Bản Trí Thức Nguyễn Du Hà Nội, xb sách Hoàng Sa-Trường Sa in 1.000 cuốn năm 2008, nhà xb Chính Trị Quốc Gia –Hà Nội xb sách “Di Chúc Hồ Chí Minh, in 1.500 cuốn năm 2004, thảm hại nhất là những sách viết về lịch sử Việt Nam như cuốn Văn Hóa Đông Sơn Văn Minh Việt Cổ, do Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia Viện Khảo Cô Học chỉ xuất bản có 300 cuốn từ năm 2003, đến nay, đã là 2013, chưa có cuốn sách nào bán hết!

Chúng ta cũng biết Hà Nội đã lợi dụng trao đổi văn hóa với Hoa Kỳ để bán sách cho thư viện Mỹ và khách hàng tiêu thụ sách duy nhất là người Việt ở nước ngoài.

Còn những bộ sách vĩ đại như “Hồ Chí Minh Toàn Tập” gồm 12 cuốn do Nhà xb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2000, và cuốn Tổng Tập Hồi K‎ý của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp do Nhà xb Quân Đội Nhân Dân- Hà Nội-2006, 1350 cuốn,. khổ lớn: 19x 27 1360 trang.

Có lẽ không ai đủ kiên nhẫn để xem! Cho nên khi ông tướng qua đời. nhà cầm quyền tổ chức lễ quốc tang. Báo chí quốc tế và đài phát thanh cũng đua nhau “hót”, họ phỏng vấn nhiều văn nghệ sĩ, trí thức, tướng tá ở Việt Nam. Tất cả đều nói khơi khơi theo cảm nghĩ của họ không có căn cứ vào bất kể tài liệu lịch sử nào, kể cả bốn cuộc Hội Thảo Quốc Tế về chiến dịch Điện Biên Phủ như đã nêu trên. Chứng tỏ họ chưa hề xem một trang hồi k‎ý nào của ông Giáp cũng như hồi ký của các tướng lãnh Tầu trong suốt cuộc chiến tranh mượn danh nghĩa là chống Pháp, nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Lại nói đến bộ sách “Hồ Chí Minh toàn tập”, bây giờ rất mừng là đã có một người đọc. Đó là ông Nguyễn Hữu Tư. Thật vĩ đại, không khác nhà thám hiểm dưới đáy biên, là ông đã phát hiện ra rằng Chính Hồ Chí Minh đã tự nhận mình là “ Tôi một người Trung Quốc,“ (1) “Nước tôi,Trung Quốc”(2).Những chuyện động trời từ chính trong bộ sách “Hồ Chí Minh toàn tập” làm xôn xao cư dân mạng.

Những điều ông phát giác chẳng phải trên trời dưới biển gì! Thực ra thì từ khi bộ sách được xuất bản năm 2000, không ai hơi đâu mà đọc! Cán bộ đảng thì mải kiếm tiền bỏ túi, dân thì dồn tâm lực vào việc kiếm cơm áo, trí thức thì ngái ngủ. Nói tóm lại có hàng trăm nguyên nhân trong đời sống dưới chế độ CS, khiến người ta không có thì giờ đọc sách!

Thì giờ còn lại là vàng. Không có thì giờ đọc chọn bộ 15 cuốn HCMTT, thì cũng nên đọc bài “Cái kim trong bọc, lâu ngày cũng lòi ra” của ông Nguyên Hữu Tư, tác giả xin trích dẫn một đoạn dưới đây:

“Hồ Chí Minh toàn tập là một bộ sách ghi lại tất cả các bài viết của Hồ Chí Minh từ năm 1919 đến năm 1969.

Hồ Chí Minh đã thừa nhận bằng giấy trắng, mực đen:
(1) “ tôi là người Trung Quốc”
(2) Nước tôi, Trung quốc
Nguồn: HCM Toàn tập, Tập 2, trang 5, 6, 7 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội – 2000.
Tài liệu
HCM Toàn tập, Tập 2, trang 5, 6, 7 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000.
lamdong.gov.vn/vi-VN/a/hoctaphcm/tu-tuong/Pages/HCM-toan-tap-2.aspx
Tải toàn văn (*.PDF)
(Thư nầy HCM giả gái và lấy tên là Loo Shing, một đảng viên Quốc Dân đảng!)

2) Tôi là một người Trung quốc
Nguồn: HCM Toàn tập, Tập 2, trang 8-9 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000.
Trong báo cáo Gửi Chủ tịch đoàn Quốc tế Cộng sản ngày 18 tháng 12 năm 1924, chính Hồ Chí Minh thừa nhận: "(Trong lúc nầy, tôi là một người Trung quốc, chứ không phải là một người An nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc)".
HCM Toàn tập, Tập 2, trang 8, 9

3) Ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn...
(ĐẢNG TA, Trần Thắng Lợi, bút danh của HCM)
Nguồn: HCM Toàn Tập, Tập 5, trang 1015-1016 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000.

Tôi ở đây là tác giả bài "ĐẢNG TA", của Trần Thắng Lợi, một bút danh của Hồ Chí Minh.

Chính Hồ Chí Minh viết: "Ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn..." chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau.

lamdong.gov.vn/vi-VN/a/hoctaphcm/tu-tuong/Pages/HCM-toan-tap-5.aspx
Tải toàn văn (*.PDF) trang 278-279-280
Sách Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 5, trang 1015-1016-1017-1018-1019

Nguyễn Ái Quốc là bút danh chung của các chí sĩ Việt Nam tại Pháp (như các cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền,...) ký vào các bài viết đăng trên các báo Pháp tại Paris để phê phán và phản đối chính sách xâm lược Việt Nam của đế quốc Pháp thời bấy giờ.

Về sau, Nguyễn Tất Thành lấy tên Nguyễn Ái Quốc làm tên riêng của mình để hoạt động chính trị.

Như vậy, chính Hồ Chí Minh, một người Trung quốc đã thừa nhận không phải là Nguyễn Ái Quốc, một người Việt Nam.

Có thể nào dân tộc Việt Nam chấp nhận một người Tầu làm anh hùng và làm "Cha già" của dân tộc mình?!” (Nguyễn Hữu Tư)

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List