Đi vào con đường cùng
Lữ
Giang
Sau khi Trần Chung Ngọc qua đời, sachhiem.net đã phổ biến lời chia buồn của một
số người thuộc “phe ta” như đồng chí Chế Trung Hiếu, Trần Tiên Long (Trần Văn
Quý), Duyên Sinh, Trần Quang Diệu, Nguyễn Hữu Ba, Giác Hạnh, Cao Hữu Tâm, Hoàng
Thục An, lelytran63@aol.com… Trong các lời chia
buốn này, có một lời đọc lên nghe rất ngố nghênh, đó là lời chia buồn của một
người tự xung là “Tôn Ông Gò Gấp” do bà Đỗ Thị Thuần phóng đi. Lời chia buồn
này bị sachhiem.net
“kiểm duyệt” mất một đoạn. Trong phần còn lại có những câu chính như sau:
“Ông (Trần Chung Ngọc) để lại một tủ sách đồ sộ, đúng sự thật
100%, thuộc diện “Chứng Nhân Sự Thật về Tôn Giáo Vatican” cho hậu thế.
“Cuối năm
Tị, sang năm Ngọ - Tôn Ông Gò Vấp chia buồn cùng gia đình giáo sư Trần Chung
Ngọc. Giáo sư Trần Chung Ngọc có công khai sơn phá thạch những điều tội lỗi của
đám Công giáo Việt Nam... Tụi khốn chó ấy không thề nào biện minh, hay phản
biện những gì mà Giáo sư Trần Chung Ngọc viết thành sách mà Giao Điểm ghi
lại...”
Tiếp theo, ngày 1.2.2014, bà Đỗ Thị Thuấn lại phóng lên một bài
khác của Gò Vấp, đưa ra bìa sách của hai cuốn sách có tên là “Who wrote the
Bible” (Ai viết Thánh Kinh) của Richard Elliot Friedman và “Who really
Wrote the Bible?" (Ai thật sự viết Thánh Kinh) của hai tác giả Eyal
Rav-Noy và Gil Weinreich mà nhóm Giao Điểm đã xử dụng để chống Thiên Chúa Giáo
với lý luận rằng nếu hai cuốn sách này mà viết xạo ké “thì các tác giả ấy và
các nhà xuất bản ấy sẽ bị thưa ra tòa, sẽ bị kết án ở tù hay bị đền tán gia bại
sản liền hiểu chưa?” (!!!)
Đọc cách hành văn và lý luận của Gò Vấp, mọi người đã thấy rõ
trình độ của người viết như thế nào. Thông thường, những chuyện vớ vẩn như thế
này là những chuyện không đáng bàn, nhưng chúng tôi muốn nhân chuyện này cho
độc giả thấy thêm tiến trình của luật nhân quả đang diễn biến trong khối Phật
Giáo cực đoan như thế nào.
MA ĐƯA LỐI QUỶ ĐƯA ĐƯỜNG
Nhóm Giao Điểm được thành lập từ năm 1990 tại Orange County, cho
xuất bản tờ Giao Điểm, đến năm 2001 bắt đầu xử dụng website giaodiem.com để phổ
biến chủ trương hòa giải hòa hợp với Đảng CSVN, ca tụng Hồ Chí Minh và chống
lại chủ trương chống cộng của người Việt hải ngoại, của Giáo Hội Ấn Quang, nhất
là chống Thiên Chúa Giáo. Nhóm biên tập chính gồm có: Trần Chung Ngọc, Bùi Hồng
Quang, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Nguyên Nhuận
(tức Hoàng Văn Giàu), Bùi Kha, Nguyên Kha, Trần Văn Kha, Nguyễn Mạnh Quang,
Charlie Nguyễn, … Chủ bút của nhóm lúc đầu do Bùi Hồng Quang đứng tên, sau
chuyển qua Nguyễn Văn Hóa. Vì một sự xích mích trong nội bộ, nhóm Trần Chung
Ngọc đã tách ra khỏi nhóm Nguyễn Văn Hóa, thành lập website mới là sachhiem.net, nhưng
đường lối không thay đổi.
Với Thiên Chúa Giáo, nhóm Giao Điểm khẳng định:
“Giao Điểm chỉ có một kẻ "thù" là những thế lực
phi dân tộc và phản dân tộc (ý nói Thiên Chúa Giáo), và Giao Điểm chỉ có
một con đường là phục vụ cho dân tộc dưới ánh sáng của lời Phật dạy.”
Còn với Giáo Hội Ấn Quang và các tổ chức chống cộng của người Việt
hải ngoại thì sao? Trong bài “Vài nhận xét về vấn đề tranh đấu cho nhân
quyền và tự do tôn giáo ở hải ngoại”, Trần Chung Ngọc đã nói rất rõ:
(1) Võ Văn Ái, Giám Đốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ở
Paris đã nhận tiền của Mỹ làm tay sai, “ăn cơm chúa múa tối ngày”,
giả mạo tài liệu của Đoàn Viết Hoạt và Hòa Thượng Quảng Độ để báo cáo láo về
thành tích với chủ.
(2) Các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền của người Việt ở hải
ngoại hiện nay chưa biết gì về Việt Nam, thiếu đạo đức cá nhân
và trình độ hiểu biềt, làm tay sai cho một thế lực hay tôn giáo ngoại
bang.
Cao điểm của sự kết hợp giữa Giao Điểm với Đảng CSVN là vào cuối
năm 2007, Bùi Hồng Quang đưa báo Giao Điểm về in trong nước, được Bộ Công An
cấp giấy giới thiệu mang số 1020/A1(P4) ngày 20.12.2007, chứng nhận đây là tạp
chí “phục vụ cho việc tuyên vận đường lối chính sách của Đảng và Nhà
Nước ta.”
Ngày 20.9.2013, báo Nhân Dân của Đảng CSVN đăng bài “Tôn
giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc” của Trần Chung Ngọc lên
án các đài phát thanh VOA, RFA, RFI và BBC tiếng Việt “gây bất ổn chính trị xã
hội ở Việt Nam để người nước ngoài có cơ hội "thừa nước
đục thả câu" và xác nhận: “Từ
xưa tới nay Phật giáo ở Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc … nhiều tu sĩ bỏ
áo cà sa đi theo kháng chiến,… tăng cũng như tục, tham gia mặt trận Việt Minh,
hay Ðảng Cộng sản, hay Mặt trận giải phóng miền Nam, hay phản chiến…”
(Hết chối được nên đành phải nhận!)
CHIẾN THUẬT CỦA GIAO ĐIỂM
Khi Gò Vấp, “Tôn Ông” của bà Thuấn cho rằng các bài trên sachhiem.net là “một
tủ sách đồ sộ, đúng sự thật 100%” của Trần Chung Ngọc,
chúng ta thấy Gò Vấp chưa hề biết gì về phương pháp sử học và luật học, không
phân biệt được sự khác biệt giữa Information (tin tức), Opinion (ý kiến),
Document (tài liệu) Proof (dẫn chứng), Evidence (bằng chứng), Phản chứng
(counter evidence)… Chỉ cần đọc qua Federal Rules of Evidence (Các Quy Luật
Liên Bang về Bằng Chứng) cũng có thể thấy ngay sự ấu trĩ của người tự xưng là
“Tôn Ông”.
Mở đầu “Lời nguyện đầu năm”
chúng tôi có viết: “Giao Điểm là một nhóm biết rất ít về Thiên
Chúa giáo nhưng thích phê bình và xuyên tạc vì mặc cảm thua kém quá xa.”
Đó không phải chỉ là quan điểm riêng của cá nhân chúng tôi, nhiều nhà nghiên
cứu khác cũng đã thấy như vậy.
Tiền Sĩ Dương Ngọc Dũng, tốt nghiệp trường đại học Harvard, đang
giảng dạy về Phật học tại các đại học ở Sài Gòn, sau khi đọc một số bài viết về
Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo trên Giao Điểm và Sách Hiếm, đã viết rất nhiều bài
nói lên những ngu dốt của nhóm Giao Điềm về hai tôn giáo này. Những bài viết đó
đã được in trong hai tập “Nhận định về các trí
thức Phật Giáo trong nhóm Giao Điểm Hoa Kỳ”
và “Phê bình những
luận điệu phản trí thức của Giao Điềm”. Ông đã đi đến
kết luận "Ngoài quá nhiều sai lầm ấu trĩ đầy rẫy
trong bài viết khi tác giả muốn khoe khoang trình độ ngoại ngữ, những nhận định
thô thiển về tư tưởng Thiên Chúa Giáo, những thuyết minh hời hợt nông cạn về
học thuyết Phật Giáo nói chung, bàn tán loạn xạ về A Lại Da Thức, trong khi tác
giả không hề có một kiến thức nào về Duy Thức Học (Yogacara philosophy)…”
Giáo sư Đỗ Mạnh Tri ở Pháp cũng đã viết cuốn “Ngón
tay và mặt trăng. Nói với 18 tác giả Giao Điểm”
để vạch trần những sai lầm nghiêm trọng của nhóm Giao Điểm về Thiên
Chúa Giáo.
Dĩ nhiên, trước những phản chứng như vậy, Giao Điểm đã câm họng.
Nhưng mục tiêu của Giao Điểm không phải là làm sáng tỏ bất cứ vấn đề gì. Chúng
tôi đã nói nhiều lần, chiến thuật của nhóm Giao Điểm là đưa ra những vấn đề vớ
vẩn để cho những người thiếu bản lãnh "tức khí" nhảy ra tranh luận.
Khi tranh luận về vấn đề này chưa xong, chúng lại bày ra vấn đề khác, đưa
"đối phương" vào "mê hồn trận," kéo dài trận chiến ra vô
tận. Có những vấn để đã được trả lời dứt khoát rồi (như Dụ số 10) và chúng đã
câm họng, nhưng lâu lâu chúng lại lôi ra!
BELIEF IS UNDISCUSSABLE
Đi tìm những tài liệu để tấn công Phật Giáo gióng như Giao Điểm đã
làm khi chống Thiên Chúa Giáo không phải là chuyện khó khăn.
Trận chiến giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa đã kéo dài trên 20 thế
kỷ. Tiểu Thừa luôn lên án Đại Thừa xử dụng kinh Bà La Môn làm kinh Phật,
đẩy Đại Thừa ra khỏi Ấn Dộ, Sri Lanka, Miến Điện... Trưởng Lão Thích Thông Lạc
đã đi giảng từ Nam ra Bắc trong suốt 20 năm, đến đâu ông cũng cũng chứng minh
rằng Phật giáo Đại Thừa đã lấy tất cả các pháp của mọi tôn giáo và sự mê tín
của con người làm giáo pháp của mình!
Dưới thời Lý – Trần, Phật Giáo trở thành quốc giáo, vua cấp độ
diệp (chứng minh thư) cho các tăng sĩ, bỏ tiền ra xây chùa, cấp ruộng và nông
nô cho chùa sinh sống… đã làm nền kinh tế quốc gia suy sụp, đến nỗi trong bài
Ký Tháp Linh Tế, Trương Hán Siêu
đã ghi: “Khi Phật tịch rồi, đời sau ít người tôn thờ
giáo lý của Phật mà chỉ làm mê hoặc chúng sinh. Đất thiên hạ năm phần, chùa
chiền chiếm một (thiên hạ ngũ phần, tăng sai cư kỳ nhất),
làm cho hư nát đạo thường, hao phí tiền của; bọn sư sãi thì dông dài mà những
người khờ khạo lại tin theo..”.
Đến thời vua Quang Trung, khi phải chống lại quân Thanh nhưng thiếu tài nguyên,
vua ra lệnh đập hết các chùa từ Huế ra bắc, chuông chùa và tượng Phật lấy đúc
vũ khí hay nông cụ, bắt các sư sãi dưới 50 tuổi phải tòng quân hoặc đi lao
dịch…
Cuốn “Châu Bản Triều Nguyễn” (dày
960 trang) cũng đã phô bày bộ mặt thật của Phật Giáo từ Gia Long đến Bảo Đại.
Đó là những văn bản chính thức của nhà Nguyễn nói về Phật Giáo, không phài là
những tạp thư. Những loại sách và tài liệu thuộc loại này nhiều lắm.
Nhưng điều quan trọng là chúng ta cần
phân biệt giữa đạo Phật và những người theo đạo đó.
Tổng Thống Đức Horst Koehler (2004 – 2010) đã nói “Trách
nhiệm và sự tôn trọng người khác và niềm tin tôn giáo của họ cũng là một phần
của tự do.” (Responsibility and respect of others and their
religious beliefs are also part of freedom).
Còn Jerd Guillaume-Sam lưu ý: “Niềm
tin là không thể tranh luận, vì mỗi con người đơn
thuần và người khác có một độc quyền là tin cái gì họ muốn.”
(Belief is undiscussable, as every single human
being and other has a sole right to belief what he/she wants).
Vì thế, trong hơn 50 năm viết báo, chúng tôi chưa hề viết gì về
đạo Phật, chúng tôi chỉ lên án những kẻ theo đuỗi các mục tiêu phiêu lưu, nấp
dưới danh nghĩa của Phật Giáo để thực hiện tham vọng của mình, đưa đất nước và
Phật Giáo vào những ngày đen tối.
ĐI VÀO CON ĐƯỜNG CÙNG
Nhận định về cuộc đời của Thúy Kiều, Tam Hợp đạo cô nói với vãi
Giác Duyên:
“Ma đưa lối, quỉ đưa đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”.
Phật Giáo quan niệm ma và quỷ nói ở đây là vô minh. Trong 50 năm
qua, chính vô minh đã khiến một số tăng sĩ Phật Giáo nuôi tham vọng cướp chính
quyền để thành lập một chính phủ Phật Giáo do giáo quyền lãnh đạo. Như chúng
tôi đã chứng minh nhiều lần, chính CIA là cơ quan khám phá ra tham vọng đó đầu
tiên. Họ biến Phật Giáo thành một công cụ để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, xài
xong rồi bỏ. Phật Giáo đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, chiến thắng rồi bị
Cộng Sản gọi là “Phật Giáo phản động”
và đào thải, quay về với Mỹ lại bị Mỹ biến thành con bài thí. Nhưng còn nước
còn tát:
(1) Nhóm Lê Mạnh Thát và Tuệ Sĩ, thường được gọi là nhóm
Già Lam đã nghĩ ra kế “trá hàng”, thành lập nhóm Về
Nguồn để sống chung với Cộng Sản. Nhưng sau khi xài Lê Mạnh Thát để tổ
chức lễ Phật Đản LHQ năm 2008 xong, nhóm Già Lam bị giả tán, Thích Trí Quang bị
đưa trở về chùa Từ Đàm ở Huế, Thích Tuệ Sĩ lên Lâm Đồng, còn Lê Mạnh Thát qua ở
Trung Tâm Phật Giáo ở Phú Nhuận, đặt dưới quyền kiểm soát của Thích Trí Quảng.
(2) Thiền sư Nhất Hạnh nghĩ ra “diệu kế” khác là lãnh sứ mạng về
thuyết phục Hòa Thượng Quảng Độ gia nhập Giáo Hội Nhà Nước để đổi lấy việc
chính quyền cho lập tu viện Bát Nhã
tại Lâm Đồng. Ông nghĩ rằng từ khởi điểm đó ông sẽ thực hiện “kế
hoạch vết dầu loang”, đưa Pháp môn của ông ra cả nước. Việt Cộng
biết rõ kế đó, nên dù sứ mạng của ông có thành hay không thành, xong việc là
tống cổ ra. Ngày 31.12.2008, hơn 400 tăng sinh của ông đã phải ra đi.
(3) Trần Chung Ngọc đưa ra chủ trương “đồng
hành với dân tộc” tức tình nguyện làm tay sai cho Cộng Sản và coi
đó là một lối thoát. Nhưng khi Bộ Công An cho tiết lộ giấy phép cấp cho Bùi
Hồng Quang in báo Giao Điểm, có nghĩa là Bộ này muốn nói Giao Điểm: “Đi
chỗ khác chơi”.
Trong điện thư gởi lên diễn đàn ngày 31.1.2014, dưới đề mục “Món quà đầu năm cho những
con chiên của Chúa” Trần Quang Diệu cho biết Nguyễn Hữu Ba đã nói:
“Nếu có chiến tranh xảy ra giữa người Công Giáo và Cộng Sản. Tôi sẽ
đứng về phía Cộng Sản. Tại sao? Vì khi phải chọn lựa một trong hai cái xấu. Tôi
phải chọn cái nào ít xấu hơn.”
Nhưng đó chỉ là mơ tưởng hão huyền.
Thực tế cho thấy Hoa Kỳ, VNCH, CSVN
và có thể nói, ngay cả các chế độ hậu cộng sản
cũng không bao giờ dung nạp một tổ chức luôn có mưu đồ cướp
chính quyền để thành lập một chính phủ do giáo quyền lãnh đạo.
Ngày 31.1.2014, báo Giác Ngộ online của Giáo Hội Phật Giáo Nhà
Nước đã đưa lên tấm hình và bài viết cho thấy Thanh Minh
Thiền Viện, trụ sở Viện Tăng Thống của Giáo Hội Ấn Quang ở Sài Gòn, đã được đặt
trực thuộc Giáo Hội Nhà Nước. Luật nhân quả của đạo
Phật đang tiếp tục diễn biến.
Ngày 6.2.2014
Lữ Giang
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết