QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Tuesday, February 4, 2014

LẬT TẨY NHỮNG KẺ LÁ MẶT, LÁ TRÁI



LẬT TẨY NHỮNG KẺ LÁ MẶT, LÁ TRÁI

LÃO MÓC

Dẫn nhập: Có vị tỏ ra rất “ưu thời, mẫn thế” khuyên Lão Móc nên viết về tội ác của VC, nhất là bọn lãnh đạo VC; không nên viết về các “tai to, mặt lớn” của Việt Nam Cộng Hoà vì  những việc làm của những người này không… “ác” bằng VC! LM thì lại nghĩ rằng những người cầm bút nên vạch rõ MẶT THẬT của những TAI TO, MAT LON của chế độ VNCH, QLVNCH ở hải ngoại; vì chính việc làm đốn mạt của những kẻ này đã là lực cản làm trì trệ công cuộc chống Cộng đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho 90 triệu người dân trong nước.

Chính những kẻ lợi dụng danh nghĩa người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản, lợi dụng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ giở những trò lá mặt, lá trái để đánh phá công cuộc chống Cộng mới chính là những kẻ nguy hiểm.

Minh thương dị đoá
Ám tiễn nan phòng!

Loạt bài này nhằm vạch mặt những kẻ lá mặt, lá trái ẩn núp trong cộng đồng người Việt tỵ nạn, đầu đội Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, tay cầm dao chũy thủ lựa dịp để… đâm sau lưng chiến sĩ!
*
Cách đây gần 10 năm, theo tin báo chí, khắp nơi đã tổ chức tiệc gây quỹ để yểm trợ những người trẻ Việt Nam ra ứng cử vào các chức vụ dân cử tại Hoa Kỳ vào ngày 2-11-2004 sắp tới.

Trong một buổi tiệc gây quỹ yểm trợ cho luật sư Trần Thái Văn do cộng đồng Dallas Fort Worth, Texas tổ chức đã thành công tốt đẹp. Theo tường thuật của bài báo thì, “Sau phần tâm tình chung chung về việc tranh cử, tranh đấu, vinh danh lá cờ vàng đầu tiên tại Cali, vận động Hội đồng thành phố cấm các phái đoàn VC vào thành phố Westminster v.v… luật sư Trần Thái Văn đã được cử tọa tưởng thưởng bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt.

Phần cuối của bữa cơm gây quỹ là phần trả lời một số câu hỏi từ phía cử tọa. Một lần nữa, luật sư Trần Thái Văn đã trổ tài đối đáp  khéo léo liên quan nhiều vấn đề khác nhau. Việc nói tiếng Việt lưu loát của anh là một điểm son đáng ghi nhận.

Cuối cùng - một lời góp ý, tâm tình hơn là một câu hỏi – bác sĩ Nguyễn Ý Đức: “Tôi tin rằng luật sư sẽ đắc cử một khi được Đảng Cộng Hòa đưa ra tranh cử. Năm 1954, chúng tôi được bố mẹ đưa vào Nam vì không thể sống với cộng sản. Năm 1975, chúng tôi lại đưa con cái một lần nữa ra đi lánh nạn cộng sản. Thế nhưng bây giờ tuổi đã già, chỉ mong ở thế hệ trẻ tiếp tục đấu tranh cho quê nhà sớm có tự do dân chủ là điều tối cần7-. Chính luật sư và các bạn trẻ đã đứng lên giữ lại căn cước của chúng ta, đó là Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.”(do Lão Móc in đậm) Nói xong bác sĩ Đức đã mang ra một xấp cờ Vàng  và cờ Mỹ phân phát cho mọi người và nhắc nhở: “Đó chính là căn cước của chúng ta.”

Chắc chắn mọi người sẽ hết sức ngợi khen việc làm thiên kinh, địa nghĩa của bác sĩ Nguyễn Ý Đức là ông ta đã ca tụng luật sư Trần Thái Văn và ca tụng những người trẻ tuổi đã đứng lên giữ lại căn cước của chúng ta qua việc đem Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và cờ Mỹ phân phát ở buổi cơm gây quỹ cho luật sư Trần Thái Văn và nhắc nhở với mọi người: “Đó là căn cước của chúng ta.”
Thực tế, chuyện vậy mà không phải vậy!

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức chỉ sử dụng Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ như tấm bình phong để che đậy bộ mặt thật mà ông ta đã hành xử khi được Trung tâm William Joiner tuyển chọn cho chương trình “((Re)constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora” đuợc WJC dịch ra là “Tái Xây Dựng Diện Mạo Và Quê Hương Người Việt Ở Nước Ngoài”, niên khóa 2001-2002 cùng với ông nhà văn quân đội “chạy trốn tổ quốc” Hoàng Khởi Phong  và ông nhà văn “ăn cơm Quốc gia thờ ma Việt Cộng” Nguyễn Mộng Giác.
Theo WJC, ông Nguyễn Ý Đức là “bác sĩ Gia đình và Lão khoa, sáng lập viên tổ chức Cộng đồng Việt Nam tại Baton Rouge và phụ cận.”

Như trên đã viết, nếu chỉ đọc qua bản tin gây quỹ được tổ chức ở một nhà hàng ở Arlington, Texas, ai cũng thấy bác sĩ Nguyễn Ý Đức là người trí thức rất “ưu thời, mẫn thế”, sau 30 năm định cư ở Hoa Kỳ mà vẫn nặng lòng với Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nhắc nhở mọi người hãy nhớ đó là căn cước của chúng ta!

Nhưng đó chỉ là cái mặt nạ bên ngoài của ông bác sĩ Nguyễn Ý Đức. Để  biết rõ mặt thật của ông bác sĩ này, xin mời độc giả đọc những trích đoạn trong bài viết “Chương Trình Học Bổng Nhân Văn Quỹ Rockefeller (Rockefeller Foundation Humanities Fellowship) Mục Đích& Nội Dung& Tuyển Chọn Nghiên Cứu Viên (Goal& Purport& Selection) của ông Nguyễn Hữu Luyện, một trong những nguyên đơn đã đứng ra kiện Trung Tâm William Joiner (WJC) vì Trung Tâm này đã thuê mướn 2 cán bộ VC là Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi viết lại căn cước của người Việt Quốc Gia tỵ nạn CS trên khắp thế giới.

Ông Nguyễn Hữu Luyện đã viết như sau:
“… Hoàng Ngọc Hiến đã lượm ở đâu những tác phẩm văn học hải ngoại mà không ai biết tới để trích dẫn những đau khổ của người Việt tỵ nạn CS như sau:
“Đọc thơ của những tác giả Việt kiều mới hình dung được nỗi buồn ly hương biệt xứ của họ. Nỗi đau thốt lên thành những tiếng kêu xé lòng…”
Bên cạnh những tiếng kêu đau khổ xé lòng “giáo sư” Hoàng Ngọc Hiến là những mảnh đời trai tráng đang trôi nổi vô định nơi đất khách quê người như ông Hiến mô tả:
“Trong bài thơ “Nguyễn Bính” của Nguyễn Bá Chung, hai câu thơ: ‘Nửa đời mới biết công danh hão/Giầy cỏ gươm cùn đến trắng tay’, ta có thể hiểu với ý nghĩa thời sự là… và những chàng trai cùng thế hệ đương long đong nơi đất khách quê người.”

Hoàng Ngọc Hiến còn cố chứng minh rằng tuổi trẻ hải ngoại cũng mang tâm trạng đau buồn như Hiến vừa mô tả:
“… họ [tuổi trẻ hải ngoại] may mắn hay hẩm hiu? May mắn sao có những buổi có đứa ngồi bãi đậu xa một mình, nét mặt buồn rầu kêu nhớ Tết Việt Nam… nhưng làm sao vơi được những khắc khoải đau buồn của những kẻ ly hương biệt xứ.”
Hai nhà “học giả” đại bịp này đang cố gắng dùng chương trình của WJC để làm cái việc gọi là “làm rõ căn cước dân tộc trong tâm hồn cộng đồng người Việt hải ngoại” bằng cách vắt nặn những lời tự thú của người hải ngoại như sau:
“Chúng tôi là những kẻ bại trận trong cuộc nội chiến, những tàn dư của một đạo quân và xã hội bại trận, gần một triệu linh hồn bị bứng trồng vào một môi trường hoàn toàn xa lạ…”

Qua lời tự thú đó, Hiến dẫn đến hiện tượng kinh hoàng trong đầu người tỵ nạn:
“Qua thư nhà tôi thấy mình còn tốt phước hơn nhiều người. Như anh tôi, như bạn bè tôi đang học tập cải tạo, có thằng đã chết. Ở đó tù tội, hành xác, hành tinh thần, địa ngục triền miên. Vậy mà tôi không thấy sướng khi ở đây. Địa ngục Việt Nam tôi trốn được. Nhưng còn cái địa ngục tôi mang kè kè trong đầu, tôi biết trốn ở đâu.”

Sau khi dùng thủ thuật bài ba lá để đưa ra những hình ảnh đau đớn kinh hoàng của người tỵ nạn CS, Hiến đưa ra một lối thoát cho những nạn nhân này của Hiến:

“… với chủ trương trở về cội nguồn, bằng con đường hòa hợp dân tộc, phá vỡ mọi biên cương, mọi định kiến, hướng tầm nhìn về tương lai, đặt lại tiền đồ dân tộc trên hận thù…” (do Lão Móc in đậm) Hoàng Ngọc Hiến cố gieo vào đầu người đọc ở những thế hệ sau hình ảnh lớp người di tản nay đã già nua, sống trong buồn thảm kinh hoàng như mang cả cái địa ngục ở trong đầu, cùng với cái bi kịch thiếu quê hương… Đám già này trở nên mất trí. Trong lĩnh vực văn học, những cái do Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi viết ra, chỉ là cách viết theo quan điểm của người viết mà thôi. Để bảo đảm giá trị cho những gì hai “học giả” này đã viết,  VC đã cho WJC “dụ” một nhân vật nào đó, có thẩm quyền y tế về khoa “người già” để xác nhận những gì Hiến và Chi đã viết.

Vì vậy WJC mới mời bác sĩ Nguyễn Ý Đức viết bài “Tìm Hiểu Về Người Cao Niên Việt Nam Tại Hoa Kỳ”.
Theo ông Nguyễn Hữu Luyện thì: “Thật là khó hiểu, vì chương trình nghiên cứu này đã hoàn thành từ tháng 9-2003, mà bây giờ là tháng 12 khi bác sĩ Đức gửi bài nhờ sửa sau khi bị dư luận lên án.”
Ông Nguyễn Hữu Luyện sau khi đọc bài bác sĩ Nguyễn Ý Đức kết luận người già Việt Nam ở Hoa Kỳ bị bệnh hoạn cả tâm thần lẫn thể xác đã có những nhận xét như sau:

“Bài viết của BS Đức chỉ có 14 trang, và là bài nộp chính thức [final project], viết theo cách thông thường như một bài luận văn với những sai lầm rất sơ đẳng. Xin mời quý vị đọc:
“… Tới nước Mỹ vào đợt đầu hoặc các đợt kế tiếp, hiện nay người chủ gia đình hầu như đều vào tuổi ngoài 60. Một số đông người cao tuổi Việt Nam đều có sức khoẻ từ kém tới trung bình vì những lý do như sau:
a.Hầu hết trải qua trên phần tư thế kỷ sống trong và liên hệ trực tiếp tới cuộc chiến tàn hại tại Việt Nam.
d. Họ mang nhiều bệnh kinh niên, tâm thần cũng như thế xác:
e. Bệnh thể xác (Chữ “thể xác” là từ ngữ mang ý nghĩa khinh miệt. Đáng lẽ ra BS Đức nên dùng chữ cơ thể hoặc thân thể cho thanh nhã và tôn trọng những người già này.)

f. Bệnh tâm thần: Con số người già VN tại Hoa Kỳ bị bệnh tâm thần cũng khá cao mà vấn đề chính là trầm cảm hoặc khổn lực do chấn động. Nguyên nhân nói chung là mất mát quê hương, tài sản, nghề nghiệp, thân nhân, bạn bè; những khó khăn thích nghi trong nếp sống mới; những bực bội vì gia phong đảo ngược… Bệnh ít được phát hiện vì người Việt vốn kín đáo, dè dặt không muốn nói ra khó khăn của mình, không quen với khoa tâm thần cũng như ít tin tưởng ở phương thức cố vấn, điều trị… [Phần quy trách cho hậu quả nhà tù VC] Tâm thần họ bị hoảng loạn, trí não suy nhược. Khi họ được nhập cảnh Hoa Kỳ, họ rất khó khăn hội nhập, không học được tiếng Anh. Một số đông phụ thuộc vào chương trình an sinh xã hội hoặc con cái, nhưng đa số đều cố gắng đi làm. Hiện nay có nhiều ngàn người khó khăn thi vào quốc tịch Hoa Kỳ vì kém Anh văn (trang 9).
3. Khó khăn vì sư kỳ thị mầu da, chủng tộc.
Dù đã có nhiều tiến bộ trong lãnh vực này, nhưng người Mỹ thiểu số, đặc biệt là dân châu Á vẫn chịu nhiều kỳ thị trong mọi lãnh vực. Một người già VN không thể nào được hưởng đầy đủ sự chăm sóc như người Mỹ da trắng ở bệnh viện, ở nhà dưỡng lão; khi cần sự bảo vệ của giới chức an ninh thì phải đợi lâu hơn mới được phục vụ; dù là được coi như thiểu số nhưng khi xin cho con cháu học chương trình đặc biệt thì bị xếp vào nhóm Mỹ da trắng với tiêu chuẩn cao hơn… Và còn nhiều thiệt thòi, phân biệt khác nữa chỉ vì họ không phải là dân da trắng hoặc ít nhất cũng là da đen.”

Ông Nguyễn Hữu Luyện đã có những nhận xét như sau về việc tìm hiểu những người già VN của bác sĩ Nguyễn Ý Đức, được WJC giới thiệu là “bác sĩ Gia đình và Lão khoa” (nhưng không cho biết là có đang hành nghề hay không) và là “sáng lập viên tổ chức Cộng đồng Việt Nam Baton Rouge và vùng phụ cận”:

1.     BS Đức nói rằng nguyên nhân của bệnh tâm thần nói chung là do mất mát quê hương, tài sản, nghề nghiệp, thân nhân, bạn bè thì hoàn toàn sai. Hai học giả CS nói như vậy thì được và đúng với vai trò lừa bịp của họ, vì họ cố tình miệt thị người tỵ nạn CS nên họ cố tình mô tả sai lạc sự thật. BS Đức là người tỵ nạn CS thì phải hiểu sự thật là thế hệ tỵ nạn già nua này tự nguyện bỏ nước ra đi, nửa triệu người chết trên đường đi tìm tự do, mà lớp lớp người vẫn cứ ồ ạt ra đi. Lớp người di tản ra đi để chờ này trở lại quê hương an bình, tự do, hạnh phúc, họ không mang tâm trạng buồn khổ và xót xa như những người tù bị đầy ải biệt xứ. Tâm trạng của những người già này giống như người chủ nhà phải ra khỏi căn nhà của mình khi căn nhà đó bị ô nhiễm vi trùng dịch bệnh nguy hiểm, và họ đợi sau khi tẩy uế xong, họ sẽ dọn về sống trong căn nhà hạnh phúc đó.

2.     Trải qua 25 năm hay 55 năm chiến tranh đi nữa thì những ông già này cũng là cựu quân nhân QLVNCH, một đạo quân có truyền thống chiến đấu bảo vệ lãnh thổ của chính mình để chống chủ nghĩa CS xâm lăng trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Khi về già thì những kỷ niệm chinh chiến là những kỷ niệm hào hùng để mấy ông già này vui vẻ ôn lại cho con cháu, bạn bè. Hai học giả CS nói rằng hình ảnh chiến tranh kinh hoàng đã làm lớp người già bị sợ hãi đến sinh ra bệnh tâm thần vì họ cố tình mô tả khinh miệt thế hệ già. Sao BS Đức lại kết luận như vậy. Nếu QLVNCH là một bọn lính đánh thuê thì vì không có lý tưởng, không có trách nhiệm, 25 năm chinh chiến có thể trở nên bạc nhược và vì sợ hãi cảnh chiến trường mới có thể hoảng loạn tâm thần như BS Đức nói.

3.     BS Đức viết về vấn đề cực kỳ quan trọng đến phẩm giá của cả thế hệ di tản mà không hề đưa ra một tài liệu tham khảo, thống kê hoặc đích thân khảo sát theo đúng phương pháp nghiên cứu. Nếu BS Đức dùng phương pháp khảo sát như làm “sample” [chọn điển hình]  rồi làm “generalization” [khái quát hóa] thì ít nhất BS Đức cũng thấy phải có một tỷ lệ nào đó còn tỉnh táo và còn tiếp tục hoạt động và sống bình thường, có lẽ nào toàn bộ thế hệ di tản sống như “cục thịt”, ở VN thì bị VC kỳ thị chính trị, chạy sang Hoa Kỳ thì bị người Mỹ kỳ thị chủng tộc, chịu đựng đau khổ, nhục nhã đến mang bệnh tâm thần. Ít nhất thì BS Đức cũng biết có hai người không bị kỳ thị chủng tộc là bản thân BS Đức và phu nhân (do tác giả  in đậm) Như vậy sao BS không nói cho hậu thế biết?

4.     Vấn đề kỳ thị màu da là VC đang muốn rêu rao để hạ thấp hay làm nhục thế hệ di tản bỏ nước ra đi làm thân tôi mọi xứ người. Nhưng VC vì biết rõ đời sống xã hội và luật pháp Hoa Kỳ nên không dám nói.  Nay được một vị BS nói ra thay cho chúng thì chúng mừng biết bao. Chắc BS Đức quên rằng kể từ cuộc “March on Washington” của 300 ngàn người da đen với rất nhiều người da trắng đi trong hàng ngũ biểu tình để ủng hộ vào năm 1963, và khi Tiến sĩ Martin Luther King đọc bài diễn văn lịch sử “Tôi mang một giấc mơ – I have a dream” tại Đài Tưởng niệm cố Tổng Thống Lincoln là hồi chuông báo tử của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Cái chết của Martin Luther King vào tháng 4-1968 đã dẫn đến việc lấy ngày sinh nhật của Tiến sĩ Martin Luther King làm ngày lễ nghỉ trên toàn quốc. Kỳ thị màu da, chủng tộc là những vi phạm luật pháp nghiêm trọng do đó không một người Mỹ trắng nào dám làm. Tôi tin rằng BS Đức không thể chứng minh được lời ông nói. Một bằng chứng hiển nhiên là WJC kỳ thị về employment đối với cộng đồng người Việt nên đã bị khởi tố trước Tòa án, và WJC đang phải vất vả đối phó, Giám đốc WJC, Tiến sĩ Kevin Bowen và các viên chức cao cấp của Trung Tâm đã phải đi khai cung nhiều lần để chờ tòa xét xử. 

Như vậy làm sao có thể kỳ thị chủng tộc khi “hatred crime” trở thành tội hình sự. Affirmative Action là một chính sách phải áp dụng nghiêm khắc. Kỳ thị theo BS Đức là xảy ra một cách có hệ thống rồi. Điều này là một lầm lẫn rất có hại cho bản thân ông Đức vì ông Đức không thể chứng minh được lời ông đã nói. Ngày nay Hoa Kỳ không những có luật bảo vệ các nhóm thiểu số, mà còn có chính sách ưu đãi những nhóm này để khỏi bị thiệt thòi so với nhóm da trắng. Kỳ thị có thể còn tồn tại trong phạm vi giữa cá nhân và trong giới hạn nhỏ. Luật pháp sẽ can thiệp ngay tức khắc.

5.     Việc BS Đức nói con em người châu Á phải xếp loại ngang hàng người da trắng khi xin học các chương trình đặc biệt. Điều đó đúng, nhưng nó là lẽ công bằng và hoàn toàn hợp lý nếu BS Đức chịu nghiên cứu trước khi viết: Vì tỷ lệ con em của Asian group dự vào các chương trình này ĐÔNG hay NHIỀU hơn dân da trắng  [tính theo tỷ lệ dân số của nhóm dân Mỹ gốc Châu Á này đối với dân da trắng]. Hơn nữa, nhiều trí thức trong nhóm thiểu số đã thấy hổ thẹn vì họ nhận học vị do ưu đãi, không phải do năng lực, nên nhiều người không muốn công nhận các đặc ân đó để giữ giá trị cho học vị của họ đối với người da trắng.

6.     Mong sao BS Đức xét lại toàn bộ bài viết để nói lên sự thật cho hậu thế nhìn thấy cha ông chúng là ai, và sống như thế nào!

*

Nhà văn Diệu Tần, Đệ Nhất Phó Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, trong “Bản văn số 07, ngày 21-3-2004” của “Chương Trình Hỗ Trợ Vụ Kiện WJC” có đoạn viết:
“Chúng tôi được đọc trước bài sơ thảo của bác sĩ đó viết do WJC phân công: “Người già Việt Nam ở Mỹ”. Bài viết hoàn toàn u ám, tiêu cực, chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề, quên đi mặt tích cực, quên đi nguyên do chính khiến người già bị đủ thứ bệnh đó là do kẻ nào gây ra. Trong bài cũng có những dòng đụng chạm đến cộng sản, nhưng đây là những đụng chạm có cho phép, hoặc sẽ bị kiểm duyệt bỏ. Chúng tôi chắc chắn rằng những công chức, quân nhân Miền Nam chúng ta đã bị cộng sản tù đầy, hành hạ, đọc bài viết này sẽ vô cùng phẫn nộ.”

Điều đáng nói ở đây là đã 30 năm cầm quyền, Việt Cộng vẫn không đưa được lá cờ của chúng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Cờ của chúng đi tới đâu cũng bị chính người Việt Nam phỉ nhổ tới đó. Nếu lớp người già mang bệnh kinh niên cả tâm thần lẫn thể xác như BS Nguyễn Ý Đức nói thì ai đấu tranh, ai truyền lại ý thức đấu tranh cho tự do của Việt Nam cho thế hệ trẻ? 

Vụ Trần Trường ở California, vụ đài truyền hình SBS ở Úc, ai đã trực tiếp đấu tranh và hướng dẫn thế hệ trẻ? Không ai chối cải, thế hệ già có những người bệnh hoạn cả tâm thần lẫn thân thể, nhưng tỷ lệ là bao nhiêu phần trăm? Những người già không bệnh hoạn thì sống như thế nào? Làm gì? Đã đạt được những thành quả gì? Bản thân BS Nguyễn Ý Đức cũng nằm trong số những người già hải ngoại, ông có bị đau khổ vì bị kỳ thị màu da không? Nếu có thì vì sao ông lại được mang danh là hội viên của những hội lớn, nổi tiếng của giới trí thức Hoa Kỳ?”

Và ông Nguyễn Hữu Luyện đã kết luận về việc làm của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức như sau:

“WJC dùng BS Nguyễn Ý Đức như một thẩm quyền xác nhận về tình trạng tâm thần của người già với hội chứng PTSD (Post Traumatic Stress Disorder) mà BS Đức dịch là “trầm cảm hoặc khổn lực”, hoàn toàn ăn khớp với luận điệu của Hiến và Chi. Đây là một hành động vô tình (?) vô cùng tai hại cho vị trí lịch sử thế hệ di tản. Và cũng chính vì lẽ đó, chúng ta phải cương quyết bằng bất cứ giá nào, phải vô hiệu hóa toàn bộ chương trình nghiên cứu đầy gian manh và tội ác này. Đồng thời đưa vào kho tàng văn học và văn hóa của Hoa Kỳ cũng như của thế giới một tài liệu chân chính về cộng đồng người Việt tỵ nạn CS trên khắp thế giới.” (*)
*
Qua tường trình của báo chí cũng như qua trích đoạn bài viết của ông Nguyễn Hữu Luyện, người ta thấy rõ bác sĩ Nguyễn Ý Đức là người có hai bộ mặt.
Trong hoạt động cộng đồng, bác sĩ Nguyễn Ý Đức đã đeo chiếc mặt nạ của người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản ngợi ca luật sư Trần Thái Văn, một ứng cử viên vào chức vụ Dân biểu tại tiểu bang California, kêu gọi giới trẻ hãy giữ vững căn cước của người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản là Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.

Cùng lúc, bác sĩ Nguyễn Ý Đức có một bộ mặt khác là bộ mặt của một người trí thức “xanh vỏ, đỏ lòng” tiếp tay với bọn phản chiến Mỹ và bọn tay sai Việt Cộng trong WJC thực hiện âm mưu nhuộm đỏ căn cước và vị trí người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản trên khắp thế giới với bài viết “Tìm Hiểu Về Người Cao Niên Việt Nam Tại Hoa Kỳ”.
*
Trong văn học Hoa Kỳ có truyện “Dr. Jekyll and Mr. Hyde” của nhà văn Robert Louis Stevenon (1886) là một truyện nổi tiếng và rất phổ biến ở Mỹ, mô tả một nhân vật có 2 bộ mặt trái ngược, một là Bác sĩ Jekyll thì rất đàng hoàng tử tế nhưng khi bác sĩ Jekyll trở thành ông Hyde (dấu mặt Jekyll) thì y rất tàn bạo, bất nhân, xấu xa đủ thứ - Mỹ gọi là a good-evil dichotomy tức là “một kẻ lá mặt, lá trái.”

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức “bảnh” hơn bác sĩ Jekyll của nhà văn Robert Louis Stevenon nhiều: bác sĩ Nguyễn Ý Đức chẳng cần giấu mặt, cũng chẳng cần phải thay tên, đổi họ mà vẫn giở được trò lá mặt, lá trái trước mặt bàng dân thiên hạ một cách ngon lành các cái!

LÃO MÓC

(*) “WJC âm mưu nhuộm đỏ căn cước và vị trí người Việt tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giới” do “Nhóm ủng hộ vụ kiện WJC” xuất bản năm 2004.



No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List