QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, February 22, 2014

Đỗ Thái Nhiên Vạch Mặt Đặc Công Truyền Thông Lũ Gian Tú Gàn...



From: quatloiphong
Date: Mon, 17 Feb 2014 15:02:18 -0800
Subject: Đỗ Thái Nhiên Vạch Mặt Đặc Công Truyền Thông Lũ Gian Tú Gàn...

 


 


lũ gian tú gàn =>


ĐẶC CÔNG TRUYỀN THÔNG
Đỗ Thái Nhiên
Chế độ dân chủ là chế độ đối thoại. Đối thoại giữa người dân với người dân, giữa ngươi dân với cơ quan công quyền và giữa các cơ quan công quyền với nhau. Đối thoại dân chủ không chấp nhận mọi hình thức vu khống hay nhục mạ những người có ý kiến dị biệt. Đối thoại dân chủ có chủ đích giúp cho người dân tìm ra giải pháp tốt đẹp nhất cho từng tình huống xã hội. Căn cứ vào ý nghĩa của đối thoại dân chủ, bài viết này trân trọng kính mời bạn đọc theo dõi cuộc thảo luận có chủ đề "Cộng Sản Việt Nam Dâng Đất Cho Trung Quốc". 

 Chủ đề này đã làm dư luận Việt Nam vô cùng sôi nổi. Hầu hết người Việt Nam đều cực lực phản đối Việt Cộng bán nước. Thế nhưng giữa những lời lẽ phản đối gay gắt kia, đôi khi chúng ta bắt gặp một vài luận cứ khác thường. Khác thường ở chỗ sự thật và sự không thật được pha trộn lẫn vào nhau theo một liều lượng có tính toán với ý đồ bóp méo tin tức một cách tinh vi. 

Một trong những tác giả viết theo liều lượng vừa kể là ông Tú Gàn. Trên báo Saigòn Nhỏ số phát hành ngày 15/02/02 và 01/03/02 Tú Gàn viết hai bài mang tựa đề "Bạch Thư Về Biên Giới" và "Một Chuyến Đi Nam Quan". Hai bài này có ba sai lầm căn bản sau đây :
1.) Sai Lầm Lịch Sử:
Mở đầu bài "Bạch Thư Về Biên Giới", nhân câu chuyện nói với một độc giả về vụ Việt Cộng bán đất, Tú Gàn cho rằng Ải Nam Quan là của Tàu. Tiếp đó, ông khẳng định : "Nó dám bán ải Nam Quan của Tàu cho Tàu lấy tiền chơi gái là nó ngon lắm đấy".
Tại phần cuối của Bạch Thư, một lần nữa Tú Gàn quả quyết : "Như vậy, không có vấn đề tranh luận ải Nam Quan thuộc quyền sở hữu của ai, vì sử đã ghi rõ ải đó của Trung Hoa".

Câu hỏi được đặt ra là : cổ sử đã ghi chép những gì về ải Nam Quan. Bộ cổ sử Đại Nam Nhất Thống Chí (1847 - 1883) tại tập 4, trang 384 - 385 ghi chép như sau:
“Đại Nam Quan ( tên cũ của Ải Nam Quan) phía Đông là một dãy núi đất, phía Tây là một dãy núi đá đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường... phía Bắc cửa có Chiêu Đức Đài, đàng sau đài có Đình Tham Đường (nhà nuôi ngựa) của nước Thanh. Phía Nam có Ngưỡng Đức Đài của nước ta. Bên tả bên hữu đài có hai dãy hành lang. Mỗi khi xứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ này làm nơi tạm nghỉ".

Xét : trấn Nam Quan (tức Ải Nam Quan) không rõ bắt đầu từ triều đại nào, trong Nam sử và Bắc sử đều không có minh văn. Khoảng đời Lê Cảnh Hưng, đốc trấn Lạng Sơn Nguyễn Trọng Đang sửa lại Ngưỡng Đức Đài, lập bia ghi việc đại lược nói : “nước Việt ta có Ngũ Lĩnh, quan ải trước ở đâu không rõ là vì diên cách thế nào không ghi đủ. Gần đây lấy địa giới châu Văn Uyên, trấn Lạng Sơn làm cửa quan (tức cửa ải) Cửa quan có Ngưỡng Đức Đài không rõ dựng từ năm nào, có lẽ bắt đầu từ đời Gia Tĩnh nhà Minh ( 1522-1566)".

Mặt khác, bộ Phương Đình Địa Dư Chí của Nguyễn Văn Siêu xuất bản năm 1900 (Tác gỉa Nguyễn Văn Siêu là nhà thông thái bên cạnh Cao Bá Quát được người đời truyền tụng là “Văn như Siêu Quát, vô tiền Hán”) . 

Khi nhắc tới Ải Nam Quan, Phương Đình Địa Dư Chí có xác nhận sự hiện diện của Ngưỡng Đức Đài và viết thêm : "Khi trước (đài này) lợp cỏ, năm thứ 34 niên hiệu Cảnh Hưng, quan đốc trấn là Nguyễn Trọng Đang sửa lại, có văn bia như sau : Đài (Ngưỡng Đức Đài) có quán hai bên tả hữu lợp bằng cỏ, sửa chữa qua loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê Trung Hưng đời thứ 14, vua ta kỷ nguyên năm thứ 41 là năm Canh Tý, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn Long nước Thanh. Đang tôi (tức ông Nguyễn Trọng Đang) làm giữ chức Đốc trấn qua năm năm là năm Giáp Thìn, sửa chữa lại, đổi dùng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng...”

Như vậy, cả hai bộ cổ sử Đại Nam Nhất Thống Chí và Phương Đình Địa Dư Chí đều xác nhận Ải Nam Quan là một kiến trúc gồm hai phần :
- Phần thứ nhất: Gồm Chiêu Đức Đài và các cơ sở phụ thuộc nằm ở phía bắc ải do người Trung Hoa xây dựng và làm chủ.

- Phần thứ hai: Gồm Ngưỡng Đức Đài và hai hành lang tả hữu do triều đình Việt Nam xây dựng và làm chủ.

Xin nhấn mạnh thêm rằng: hai tên gọi Chiêu Đức Đài và Ngưỡng Đức Đài cũng đủ làm nổi bật sự gắn bó của hai phần kiến trúc tạo thành Ải Nam Quan. Nói cách khác, Ngưỡng Đức Đài trong Ải Nam Quan là của Việt Nam. (Tên gọi Ngưỡng Đức Đài còn ngầm nói lên thái độ trịch thượng của triều đình Trung Hoa đối với Việt Nam). Mặc dầu vậy, ông Tú Gàn vẫn khăng khăng xác định "Ải đó của Trung Hoa". Xác định kia hiển nhiên là một sai lầm đối với lịch sử.

2.) Sai Lầm Thực Tiễn
Ngày 28 tháng Giêng năm 2002 ông Lê Công Phụng thứ trưởng bộ ngoại giao CSVN, trong một cuộc phỏng vấn có chuẩn bị trước đã cho báo chí biết : "tại bắc Trung Quốc, cửa khẩu Bắc Luân gồm hai cửa: Một cửa nằm trên lãnh thổ Trung Quốc, cửa kia nằm trên lãnh thổ nước láng giềng". 

Thực tiễn này minh chứng Ải Nam Quan gồm hai cửa: Cửa Chiêu Đức Đài và cửa Ngưỡng Đức Đài chỉ là một sự việc rất bình thường, một tập quán có thật nằm trên biên giới Trung Hoa và các nước láng giềng.

Trên Việt Báo Online (24/1/2002), trong bài Vấn Đề Cộng Sản Bán Nước Và Chiến Lược Đấu Tranh, Dương Thái Sơn viết: Theo nhà văn Hoàng Tiến ( hiện còn sống ở trong nước) thì vào năm 1954 hai bên ải có quân đội hai nước canh gác, nhưng về sau, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) cho dân tràn lấn qua xây cất nhà cửa phía bên lãnh thổ Việt Nam viện lý do dân- chúng-mới-tràn-lấn muốn thuộc quyền hành chánh của họ, Trung Quốc xem đất đó là đất của họ. Thực tiễn này cho thấy Ải Nam Quan có hai cửa ải thông qua sự hiện diện của quân đội Trung Quốc và CS Việt Nam ở hai bên ải.

Báo Thời Luận (Los Angeles) số Tân Xuân Nhâm Ngọ 2002 trang 5, sử gia Trần Gia Phụng xác nhận : "Nhạn Môn Quan là cửa ải cực Bắc Trung Hoa. Mỗi lần sứ quan một trong hai nước bước qua cửa ải là tiến vào địa phận nước bên kia". Thực tiễn này khẳng định sự việc Lê Công Phụng - thứ trưởng ngoại giao của CSVN - cho rằng mục Nam Quan là của Trung Quốc và mục Nam Quan nằm cách biên giới Việt Hoa 200 m là điều phi lý. Nó là bằng chứng cho thấy ít ra CSVN đã dâng cho Trung Quốc phần đất 200 m trước Ải Nam Quan, bất kể những xác định của lịch sử về đường biên giới Việt Hoa.

3. Sai Lầm Lý Luận
a.) Sai lầm lý luận giải thích tiếng Việt: vẫn trong bài viết có tựa đề "Một Chuyến Đi Nam Quan", ông Tú Gàn cho rằng sở dĩ người Việt Nam quả quyết ải Nam Quan thuộc Việt Nam là vì họ tin vào một câu viết trong sách giáo khoa ngày xưa: "Nước Việt Nam ta hình chữ S, chạy dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau". Nhằm chỉ trích quả quyết vừa kể, ông Tú Gàn đề nghị sửa câu viết trong sách giáo khoa đó như sau: "Nước Việt Nam hình chữ S kéo dài từ Đồng Văn tới mũi Cà Mau". Lý do: Đồng Văn mới đích thực là một địa danh ở cực Bắc của Việt Nam, nó cách ải Nam Quan 180 km.

Muốn tìm hiểu ý nghĩa đích thực của một câu văn, nhiều khi chúng ta không thể chỉ đơn giản khảo sát những từ ngữ xuất hiện trong câu văn đó. Chúng ta còn phải tìm hiểu xem câu văn đóù nhằm tác động vào thành phần độc giả nào ? "Ý tại ngôn ngoại" của nó là gì ? Dĩ nhiên mọi người Việt Nam nhất là những người Việt Nam viết sách giáo khoa địa lý đều thừa biết đâu là Đồng Văn, đâu là ải Nam Quan. Đừng quên rằng câu văn: "Nước Việt Nam ta hình chữ S ..." chỉ là lời văn diễn tả hình thể nước Việt Nam một cách ngắn gọn, tổng quát và nhất là có chủ ý giúp cho học trò nhỏ dễ nhớ. 

Vì vậy câu văn đối tượng của cuộc tranh cãi cần được hiểu rằng "Nước Việt Nam ta hình chữ S, chạy dài từ biên giới Việt Hoa tới mũi Cà Mau". Tuy nhiên, trên biên giới Việt Hoa, ải Nam Quan là địa danh nổi tiếng nhất, quan trọng nhất vì vậy sách giáo khoa địa lý mới viết : "Nước Việt Nam ta hình chữ S chạy dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau". Đó là cách giải thích tiếng Việt linh động và thông minh mà bất kỳ người Việt Nam bình thường nào cũng có thể hiểu được.

Căn cứ vào những giải thích lệch lạc về Việt ngữ của mình, Tú Gàn không ngần ngại kết luận rằng : "Nước Việt Nam hình chữ S chạy dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau" là câu "kinh Coran" sai lầm, rằng ải Nam Quan không thuộc về Việt Nam, và rằng những người chống cộng là "các tín đồ chống cộng không bao giờ muốn chấp nhận sự thực". Các lời lẽ vừa trích dẫn của Tú Gàn có ngụ ý miệt thị và chế diễu tín đồ và tín ngưỡng của mọi tôn giáo. Vấn đề không là chống cộng theo tinh thần của tín đồ hay tinh thần vô tôn giáo. Vấn đề chính là chống cộng đồng nghĩa với ái quốc, đồng nghĩa với nghĩa vụ đấu tranh cho công bằng và lẽ phải, cho sự hanh thông của lịch sử Việt Nam.

b) Sai Lầm Lý Luận Pháp Lý:
* Sai lầm phương pháp dẫn chứng : Nhằm giải quyết vấn đề Việt Cộng dâng đất cho Trung Cộng, Tú Gàn chủ trương "chúng ta kiện cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh về việc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam" Tuy nhiên, theo Tú Gàn, muốn kiện chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc không được dẫn chứng bằng những tin tức "nghe nói" tức là "tin tức hearsay".
Lịch sử có trước khi loài người có chữ viết, trước khi loài người sáng chế ra giấy mực. Vì vậy đối với những tranh chấp có liên hệ đến di tích lịch sử như những tranh chấp về lãnh thổ, con người không thể cứng rắn loại bỏ mọi loại bằng chứng có tính hearsay. 

Vì lý do đó, bên cạnh nguyên tắc loại bỏ hearsay, luật pháp còn chấp nhận nguyên tắc "circumstantial evidence". Nguyên tắc này cho phép thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn được quyền tuyển chọn bằng chứng từ phương pháp suy diễn. Nói tới hearsay nhưng tảng lờ circumstantial evidence chỉ là nói lên một nửa sự thực. Một nửa cái bánh mì là nửa cái bánh mì, nhưng một nửa sự thực không là một nửa sự thực. Nó chính là một dối gạt toàn phần.

Mặt khác Tú Gàn mạnh mẽ đề cao nguyên tắc phủ nhận hearsay như một quyết tâm làm cho vụ kiện Việt Cộng bán nước được diễn ra trên căn bản "dựa vào các sự kiện lịch sử và các nguyên tắc của quốc tế công pháp" (Bạch Thư Về Biên Giới). Thế nhưng trong suốt bài viết "Một Chuyến Đi Nam Quan", Tú Gàn chỉ nói đến cột mốc số 0 một cách lơ mơ. Vấn đề không là tên gọi của cột mốc mà là tọa độ của mỗi cột mốc. Tọa độ đó sai biệt như thế nào so với những cột mốc trong hiệp ước Thiên Tân giữa Pháp và Trung Hoa 1887 - 1895 ?

 Thảo luận về vị trí những cột mốc trên biên giới Việt Hoa nhưng không hề đề cập đến tọa độ của chúng chẳng khác nào viết một cáo trạng dài lê thê nhưng không hề xác định căn cước của phạm nhân. Chưa hết, mặc dầu không tiếc lời chê trách những người lý luận theo hearsay, nhưng chính Tú Gàn trong toàn bộ bài viết "Một Chuyến Đi Nam Quan" lại chỉ viết theo kiểu hearsay khi Tú Gàn ghi nhận chuyến đi thăm Việt Nam của "một vài người Việt ở Nam Cali", nhóm người này không tên họ, không tuổi tác, không căn cước.

Nhìn chung lại những cột mốc không tọa độ cộng với vài ý kiến của một số du khách vô danh đã là nền tảng lý luận trong các bài viết được Tú Gàn gọi là đi tìm "một giải pháp hợp lý và công bằng cho vấn đề lãnh thổ và lãnh hải".

* Sai lầm về nghĩa vụ dẫn chứng: Tú Gàn xác quyết "có trong tay bằng chứng mới kiện cáo được" (Bạch Thư Về Biên Giới). Nói tới bằng chứng tức là nói tới nghĩa vụ dẫn chứng. Dưới chế độ tự do dân chủ, nghĩa vụ dẫn chứng được giải thích chặt chẽ trên nguyên tắc rằng: trước tòa án nhà cầm quyền bao giờ cũng có ưu thế hơn cá nhân công dân. 

 Vì vậy, nghĩa vụ dẫn chứng được chế độ tự do dân chủ qui định trong hai trường hợp như sau :
- Trường hợp một: cá nhân công dân bị truy tố ra trước tòa án về một hành động phạm pháp. Trong trường hợp này, nhà cầm quyền, cụ thể là cơ quan công tố, chứ không phải phạm nhân, có nghĩa vụ dẫn chứng rằng nghi can đã phạm pháp.
- Trường hợp hai: cá nhân công dân khiếu tố nhà cầm quyền về một vụ việc phạm pháp nào đó. Trong trường hợp này, nhà cầm quyền chứ không phải cá nhân công dân có nghĩa vụ dẫn chứng rằng nhà cầm quyền vô tội.

Trở lại với vụ việc CSVN dâng đất cho Trung Quốc, người dân chỉ cần dựa vào một vài tin tức về hai hiệp ước lãnh thổ, lãnh hải giữa Việt Cộng và Trung Cộng để khiếu tố nhà cầm quyền CSVN về tội phản quốc. Đáp lại, nhà cầm quyền CSVN có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan xử án là họ vô tội. Bước đầu tiên của quá trình dẫn chứng này là CSVN phải phổ biến rộng rãi toàn bộ hai hiệp ước giữa Việt Cộng và Trung Cộng 1999-2000. Nếu CSVN viện dẫn lý do "bí mật quốc gia" để từ chối nghĩa vụ dẫn chứng này, người dân Việt Nam không còn chọn lựa nào khác hơn là lật đổ chế độ Cộng Sản để mở đường cho công lý đến với mọi người, mọi nhà, mọi cấp công quyền.
* Sai lầm về thẩm quyền tòa án : Xin được nhắc lại: ở đoạn cuối của "Bạch Thư Về Biên Giới", Tú Gàn quả quyết: nếu có đủ bằng chứng, "chúng ta kiện cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh về việc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam". Tác giả không nói rõ đương sự sẽ nạp đơn khiếu tố tại tòa án nào. Tuy nhiên nhóm chữ "cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh" cho thấy tòa án hữu thẩm quyền là một tòa án quốc tế nào đó. 

Hiện nay có hai tòa án quốc tế mà chúng ta cần nghĩ tới:
1. International Court of Justice: thành lập năm 1945, trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Tòa này có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia trong hòa bình. Vụ việc Việt Cộng bán nước không hề là một tranh chấp giữa nhà cầm quyền CSVN và Trung Hoa. Vì vậy tòa án này hoàn toàn vô thẩm quyền.

2. International Criminal Court: sẽ hoạt động kể từ tháng 7 năm 2002. Tòa án này chỉ xét xử bốn tội: diệt chủng, chống nhân loại, tội ác chiến tranh, tội xâm lăng. Tội bán nước của Việt Cộng không là một trong bốn tội danh kể trên. 

Vì vậy International Criminal Court hoàn toàn vô thẩm quyền đối với hành động phản quốc của Việt Cộng.

Các trình bày tổng quát về tòa án quốc tế cho chúng ta thấy Tú Gàn sẽ cầm lá đơn "kiện cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh" đi khắp thế giới để cuối cùng không tìm ra được một tòa án hữu thẩm quyền nào. Bài viết này chỉ đặt vấn đề thẩm quyền của tòa án, chưa thảo luận đến tư cách của nguyên đơn cùng các giải pháp pháp lý cần thiết.
Nói tóm lại, các bài viết của Tú Gàn về vấn đề lãnh thổ và lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hàm chứa ba sai lầm căn bản:
- Sai lầm lịch sử
- Sai lầm thực tiễn
- Sai lầm pháp lý
Ba sai lầm đó được Tú Gàn điều chế thành chất nổ để tạo ra một quả bom. Nói tới bom tức là nói tới đặc công. Trước 1975, tại Việt Nam Cộng Hòa, nhất là tại Sài Gòn, một số cán binh Việt Cộng thường giả dạng thường dân. Họ sống trà trộn trong quần chúng. Họ nói năng và sinh hoạt như những người dân bình thường. Thế nhưng khi có cơ hội thuận tiện họ lập tức gài bom tại những địa điểm do Việt Cộng chỉ định. Mỗi tiếng bom nổ là một "tiếng cười đại thắng" của ác quỷ khủng bố. 

Ác quỷ khủng bố đó có danh hiệu là đặc công quân sự. Tại Hoa Kỳ, bom quân sự được thay thế bằng bom Tú Gàn. Bom Tú Gàn không nhằm thủ tiêu sinh mệnh của lương dân nhưng nó nhằm thủ tiêu tinh thần đoàn kết của quần chúng Việt Nam, thủ tiêu ý chí đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ. Đặc biệt trong vụ Việt Cộng dâng đất, dâng biển cho Trung Cộng, bom Tú Gàn là một loại hỏa mù. Nó cố tình làm cho người đọc khó nhận diện sự khác biệt giữa cột mốc thật và cột mốc bán nước trên biên giới Việt Hoa.

Điều đáng chú ý: Chỉ có một cột mốc nổi tiếng nhất, quan trọng nhất không thể dễ dàng dời đổi như những cột mốc vô danh khác, đó là cột mốc Ải Nam Quan.
Với mục đích bao che cho hành động bán nước của Việt Cộng, 

Tú Gàn không thể không tung vào dư luận sự ngụy biện rằng ải Nam Quan nằm sâu trong lãnh thổ Trung Hoa và hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Trung Hoa. Từ đó ải Nam Quan không còn giá trị của một cột mốc biên giới nữa. Từ đó những cột mốc còn lại là những cột mốc biết đi. Chúng âm thầm di chuyển tùy theo ý đồ bán nước của Việt Cộng. Phải chăng đây là tất cả thâm ý của Tú Gàn khi ông này quyết tâm viết một loạt bài chứng minh ải Nam Quan là của Trung Quốc

Thâm ý đó còn là cửa ngõ giúp mọi người nhìn ra sự thực rằng bom Tú Gàn có chủ ý gây rối loạn trên địa bàn truyền thông nhằm tạo hỏa mù giúp kẻ bán nước chạy tội. Bom Tú Gàn chính là bom truyền thông. 

Tú Gàn gài bom truyền thông ở tư thế của một người giả dạng nạn nhân của Cộng Sản. Không còn nghi ngờ gì nữa, bút pháp của Tú Gàn đích thực là kỹ thuật hành động dành cho một đặc công truyền thông. 

Tuy nhiên đứng trước trình độ chính trị đã thực sự trưởng thành của đông đảo quần chúng Việt Nam, đứng trước vô số tin tức chính xác xuất phát từ những mạng lưới điện toán thế giới, bom Tú Gàn hiển nhiên không hữu hiệu. Chẳng những vậy, bom Tú Gàn còn ẩn chứa một phản tác dụng. Phản tác dụng kia chính là lời khẳng định đanh thép rằng: Tú Gàn có quyền binh vực CSVN. Đó là chân ý nghĩa của quyền tự do tư tưởng. 

Thế nhưng quyền tự do tư tưởng tuyệt nhiên không đồng nghĩa với hành động giả vờ đứng trên lập trường dân tộc để phản dân tộc, giả vờ chống cộng để kín đáo phổ biến những luận điệu có lợi cho Cộng Sản. 

Mỗi giả vờ như vậy là một tác vụ nham hiểm của đặc công truyền thông. Mỗi tiếng nổ của bom đặc công truyền thông là một thú nhận: đặc công truyền thông không thể được chấp nhận như một hình thái đấu tranh chính trị. 

Đặc công truyền thông hiển nhiên là những tên tội phạm văn hóa chuyên lén lút gây ô nhiễm môi trường truyền thông. Bọn họ là thành phần nội thù khó nhận diện nhất, nguy hiểm nhất, cần phải loại bỏ ở mức độ triệt để và khẩn cấp nhất.
Đỗ Thái Nhiên
__._,_.__




*X( angry

ẢI NAM QUAN NGÀY XƯA CỦA CHA ÔNG NƯỚC VIỆT KHÔNG CÒN NỮA


LGT: Những bức ảnh của tác giả Chân Mây trong tập ảnh "Ô Nhục Ải Nam Quan" là những tài liệu lịch sử vô cùng giá trị. Chúng nói lên sự bán nước trắng trợn của chế độ cộng sản Việt Nam.

Xem hình mà bồi hồi, quặn thắt, một nỗi ray rứt thức dậy trong hồn. Cám ơn tác giả Chân Mây đã cung cấp những dữ kiện cho ngàn đời sau biết được những gì xẩy ra cho dân tộc hôm nay, để không quên tội ác của tập đoàn Việt gian phản quốc Hồ Chí Minh đối với đất nước và dân tộc.Xin trân trọng giới thiệu tập ảnh "Ô Nhục Ải Nam Quan" của tác giả Chân Mây đến cùng quý độc giả trong ngoài nước. 

Ven trời góc biển buồn chim cá
Dạn gió dày sương tủi nước non
Thượng Tân Thị

Bi thương thay cho lịch sử Việt Nam!

Từng cây số trên quê hương là từng giòng máu lệ, máu của cha ông ngăn thù và máu của hai miền huynh đệ chan hòa vào nhau trong hoan lạc dành cho Quốc tế Cộng Sản. Và đang trở về đây là những bước chân âm thầm của ngàn năm nô lệ. Kết qủa từ công cuộc nhuộm đỏ mạo danh “độc lập, tự do, hạnh phúc” theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đồng bọn. 

Hãy tiếp tục nhìn những gì mà CSVN đang ra sức thực hiện: “Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan không thuộc lãnh thổ Việt Nam!”. Họ cố chối bỏ lịch sử Việt Nam và ra sức tranh cãi, biện luận với dân Việt thay cho Trung Cộng. Ô nhục! 

Từ quan đến quân, CSVN chỉ là một lũ tôi mọi dâng đất, dâng biển của tổ tiên cho ngoại bang bằng văn tự công hàm, hiện rõ hình hài là một bọn quái thai chưa từng có trong lịch sử nhân loại! Chấp bút cho đề tài “Ải Nam Quan”, thay vì tranh luận bằng văn chương, tôi sẽ sử dụng giá trị của những tư liệu bằng hình ảnh. Bởi vì, đã có rất nhiều nghiên cứu công phu của các tác giả yêu nước Việt nồng nàn đã là qúa đủ để khẳng định
“Ải Nam Quan là của Việt Nam! Ải Nam Quan thuộc về Trung Cộng là do sự hiến dâng của Đảng CSVN!”. 

Những hình ảnh sẽ lưu lại đây để cho con cháu chúng ta hiểu rõ hơn niềm bi thương của đất nước, chỉ cho các em bọn bán nước hiện đại là ai. Để rồi không còn ngày phải tôn thờ hỉnh Hồ-Mao và màu cờ máu chỉ còn là một kỷ niệm buồn. Rất buồn!
Hãy xác tin rằng: “Nước Việt của em từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau” là mãi mãi! 

Chương I 

NHỮNG HÌNH ẢNH LỊCH SỬ
Trong chương này, việc sắp đặt hình ảnh về Ải Nam Quan sẽ dựa theo sự thay đổi của lối kiến trúc v.v. mà phân chia thành các nhóm hình theo ký tự A,B,C… Để sự diễn tả rõ ràng hơn, những hình ảnh bên phía Trung Cộng (hoặc Trung Quốc theo thời đại) sẽ gọi là “Trấn Nam Quan” “Mục Nam Quan” v.v…; ngược lại, nhũng hình ảnh bên phía Việt Nam sẽ gọi là Ải Nam Quan hoặc cổng Nam Quan theo đúng tinh thần lịch sử. Phân chia như sau.
- Nhóm A: họa đồ “Trấn Nam Quan” của Trung Quốc (đánh số A1 đến A4)
- Nhóm B: có chung kiến trúc (đánh số B1 đến B4)
- Nhóm C: có chung kiến trúc (đánh số C1 đến C4)
- Nhóm D: có chung kiến trúc (đánh số D1 đến D2)
- Nhóm E: không xác định (E1 đến E3)
- Nhóm F: hình quân sự và bản đồ (đánh số F1 đến F6)
- Nhóm Phụ ảnh: Một số phụ ảnh bất định sẽ đưa trực tiếp vào nơi hình cần thêm minh họa.
Diễn tả
1, Nhóm hình A:
Trước hết, ta có hai bức họa theo lối sơn thủy về hình ảnh “Trấn Nam Quan” trong đời nhà Thanh (Trung Quốc). Niên đại của cả hai được cho rằng họa vào đời vua Ung Chính khi xảy ra cuộc chiến Trung-Pháp (1884-1885)
A1. “Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (1) Còn gọi là “Thanh Quân Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (Họa đồ bố trí phòng thủ Trấn Nam Quan của quân Thanh). Đây là bức họa các vị trí đóng quân của nhà Thanh nơi Trấn Nam Quan bên trong nội địa Trung Quốc. Địa hình đồi núi khái lược. Cổng ra vào với Ải Nam Quan của Việt Nam nằm tại cạnh phải của bức họa (có đóng khung).A2. “Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (2) 

Các vị trí đóng quân của nhà Thanh nhìn từ hướng Việt Nam. Không hiểu tại sao bố cục của bức họa này lại rất giống với bố cục trên bưu ảnh (tham khảo hình B1) do người Pháp chụp vào đầu TK20 (hoặc cuối TK19?) . Có thể bức họa này dựa theo tài liệu của người Pháp mà vẽ ra. Giá trị của bức họa này so với bưu ảnh (B1) là do sự quan sát của người Trung Quốc vào thời đại cũ nên ta thấy được kiến trúc nguyên thủy của Ải Nam Quan bên phía Việt Nam. Ta thấy có một cổng lớn, hai bên cổng là hai dãy tường thành dâng cao nhưng bị cắt ở hai bên lưng núi. Một khoảng sau cổng mới đến phần cổng có mái ngói. Từ phần cổng mái ngói này có dãy tường thành chạy dài lên đỉnh núi. Đó là phần Trung Quốc. Các điểm này tương xứng với bưu ảnh (B1).
A3. “Trấn Nam Quan Đại Chiến” Minh họa cảnh giao chiến giữa quân Pháp và quân Thanh tại cổng Nam Quan vào năm 1885. Niên đại của bức họa không rõ, nhưng ta thấy tường thành có kiến trúc giống cổng Ải Nam Quan của hình A2.
A4. “Trấn Nam Quan Đại Lâu Đồ” Mô tả cảnh quân Pháp rút quân và binh lực quân Thanh tại Trấn Nam Quan. Hãy quan sát vị trí cổng theo khung hướng dẫn trong hình.
2, Nhóm hình B:
Bưu thiếp (Carte Postale) phong cảnh Ải Nam Quan do người Pháp thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Các nhật ấn sưu tầm được trên bưu thiếp sử dụng từ năm 1908-1912.

B1. Ải Nam Quan nhìn từ độ cao ở Đồng Đăng Vẫn dựa theo tường thành phía Việt Nam là hai đoạn ngắn nhưng phần cổng đã thay đổi thành cổng nhỏ. Phía Trung Quốc là cổng lớn và cao hơn, thiết kế hai mái ngói và tường thành chạy dài lên núi giống các bức họa đã nêu trên. Có lẽ sau giao tranh vào năm 1885. Cổng phía Việt Nam đã bị phá hủy nên được xây lại không còn qui mô như xưa.
Khoảng trống đến phần cổng phía Trung Quốc là vùng cảnh giới của hai bên vì dựa theo hình phía bên Trung Quốc ta sẽ thấy có sự đối xứng (tham khảo nhóm hình C).
Phụ ảnh: (B1) Ảnh màu để xác nhận hai phần mái ngói đỏ.

B2. Ải Nam Quan nhìn từ hướng Đồng Đăng
Ta nhận thấy sự cao thấp của hai phía cổng và cánh phải của tường thành phía Việt nam cũng dừng ở ngang núi theo như họa đồ Trung Quốc (A1). Ở góc phải phía dưới hình là một ụ trắng phủ cỏ xanh, dấu tích lô cốt của quân đội Pháp (tham khảo hình F1 sẽ thấy rõ vị trí lô cốt nhìn từ bên Trung Quốc).

B3. Bang giao tại Ải Nam Quan
Quan sát các nhân vật trong hình, ta thấy ở cạnh trái có binh lính Việt Nam đứng thành hàng dài. Giữa cổng đi ra là hàng phu khiêng kiệu đội nón vải rộng vành của quân nhà Thanh (chở quan viên?). Ở cạnh phải của hình có những người nhà Thanh đội nón và kết tóc đuôi sam. Có lẽ đang diễn ra một sự kiện nào đó trong lịch sử bang giao tại Ải Nam Quan.

B4. Cổng Ải Nam Quan Cổng đóng then gài, cỏ mọc cao ngất ngưỡng. Hoang tạnh. Trong lời nhắn trên bưu thiếp cho ta biết cổng được tu phục vào năm 1908. Nhật ấn “Lạng Sơn”. Xác nhận bờ tường thành chỉ còn dấu thang bậc đi lên để so sánh với tường thành phía bên Trung Quốc (nhóm hình C).

Phụ ảnh: Đường lên Ải Nam Quan từ Đồng Đăng


3. Nhóm hình C
C1. Trấn Nam Quan (1)
Nhìn từ bên Trung Quốc. Kiến trúc ở đây đã khác. Phần mái ngói lớn phía dưới đã mất, chỉ còn lại phần mái ngói bên trên và cấu trúc mái cũng khác. Chỉ có dãy tường thành là vẫn chạy dài lên trên. Cạnh trái trên đỉnh núi có doanh trại. Phía dưới trước mặt cổng có cụm nhà ngói. Kiến trúc thay đổi có lẽ do sự phá hủy trong cuộc “Khởi nghĩa Trấn Nam Quan” do Tôn Trung Sơn lãnh đạo vào năm 1907. Để dễ phân biệt với nhóm hình chụp từ phía Việt Nam ta sẽ quan sát thêm sự khác nhau của địa hình đồi núi.

C2. Trấn Nam Quan (2)
Mặt bằng của Trấn Nam Quan. Bờ tường thành chia theo lô khác với hình thang bậc bên phía Việt Nam. Ta thấy rõ bên phía Trung Quốc cũng có khoảng cách so với cổng lớn (Quan). Một án tường trắng đối diện cổng là theo lối phong thủy ngày xưa tránh sự dòm ngó thẳng vào nhà mình từ phía bên ngoài (ngay trong các kiến trúc cổ của Việt Nam từ đình làng đến lăng miếu ta sẽ nhận ra điểm này). Theo sử liệu Trung Cộng, cụm nhà nhỏ phía trước cổng lớn (nơi có hai nhân vật áo trắng đang đứng) là miếu thờ Quan Công gọi là Quan Đế Miếu và Đền Chiêu Trung. Sau đó vào năm 1896 trong chương trình khảo sát biên giới giữa Trung-Pháp đã xây trên nền này một văn phòng quản lý cùng với 9 điểm khác trên biên giới Trung-Việt. Năm 1914 xây lại lần hai thành kiến trúc nhà lầu kiểu Pháp nên còn gọi là “Pháp Lầu” hoặc “Pháp Quốc Lầu” vẫn còn tồn tại cho đến nay.

C3. Toàn cảnh Trấn Nam Quan
Có một khu trại và hai dãy nhà mái lá cách xa với cổng lớn ở cạnh tâm phải của hình. “Trấn Nam Quan” là đây! Khởi nghĩa Tôn Trung Sơn là đây! Khu di tích này giờ chỉ còn là ruộng nước, gọi là “khu di chỉ Trấn Nam Quan Khởi Nghĩa”. Các khung trong hình dùng để xác định vị trí so với hình C4.
C4. Trấn Nam Quan (3)
Trên bưu thiếp có tiêu đề “NAM QUAN (Chine) – Le Village” rõ ràng đây là khu làng mạc (Trấn) trong đất Trung Quốc. So sánh các khung vị trí với hình C3:
Dãy nhà lá và con đường đất ở giữa, trước mặt là cụm nhà ngói và tán cây. Ngang ở tâm trái của hình là bờ tường thành. Phía góc phải là vách núi đá (đá vôi?) trắng.
Chữ “Trấn” trong văn tự trung Quốc có rất nhiều nghĩa, như “trấn giữ”, “trấn áp”, “trấn tĩnh”, “trấn địa”…v.v. đều là chỉ việc gìn giữ, ổn định. “Trấn” còn là một đơn vị hành chính sau cấp huyện có từ thời xưa tại Trung Quốc (đơn vị hành chính Việt Nam thời xưa cũng thường sử dụng). Trong một số sử sách Việt Nam có nói “Trấn Nam Quan” nằm trong nội địa Trung Quốc. Thì đây, “Trấn Nam Quan” đã xác định là những hình này! Khối nhà lợp mái ngói ta sẽ hiểu là khu nhà quan binh, hai dãy nhà lá là khu dân cư dựa theo binh đội để có cuộc sinh hoạt yên bình. “Trấn” là khu phố nhỏ, làng mạc. Đừng làm lệch lạc lịch sử và đừng theo luận điệu của bọn bán nước mà cho rằng “Ải Nam Quan phải gọi là Bắc Quan”. 

 Chữ “Nam Quan” là do Trung Quốc kiêng kỵ Việt Nam nên không muốn gọi là “Đại Nam Quan” mà thôi. Chữ “Quan” là chiếc cổng qua lại. “Đại Nam Quan” hay “Nam Quan” là cửa ngõ giao thiệp với nước Việt Nam. Hai bên đã thủ lễ với nhau bằng khoảng trống ở hai bên cổng lớn. Theo sử liệu, sau chiến tranh Trung-Pháp thì nhà Thanh đã chiếm giữ cổng lớn và buộc phía Việt nam phải cách xa cổng là 100 thước. Việc này ta thấy tương đương với khoảng cách của hai cổng trong nhóm hình B.
4, Nhóm hình D
D1. Cổng Nam Quan (1) Đây là một kiến trúc khác hẳn so với các nhóm hình trên. Có vẻ sơ sài vì đã mất hẳn phần kiến trúc phía trên trong cuộc nội chiến tại Trung Cộng vào năm 1949. Ta thấy có dáng một nhân vật đang cầm súng. Tiêu đề trên bưu thiếp “NAM QUAN (Tonkin)…” đây là bên phía Việt Nam khi qua cổng nhỏ để đứng sát với cổng lớn (vào lúc này có lẽ kiến trúc cổng nhỏ cũng đã mất). Theo sử liệu Trung Cộng, trong cuộc giao tranh vào năm 1949 thì toàn bộ phần trên cổng đã bị phá hoại hoàn toàn (tham khảo hình E2).
D2. Cổng Nam Quan (2)
Hình đăng trên tạp chí “National Geographic” do GS Nguyễn Văn Canh đưa lên mạng và không rõ niên đại. Một số bạn nghi ngờ bức ảnh này không chính xác với hình ảnh của Ải Nam Quan. Tuy nhiên, so sánh với hình D1, ta đã thấy kiến trúc cùng kiểu của hai hình. Tại đây, dãy tường thành chạy lên cao đến vách núi trắng tương ứng với hình C3-C4, có thể xác định là hình được chụp từ cao điểm bên phía Việt Nam.

============================
 
http://images.yume.vn/blog/201202/23/1329931606-1329931293_image-large-174370zluw.jpgKHÓC NAM QUAN

Nhớ nước nhìn mây, vọng núi rừng
Tin buồn dâng đất lệ rưng rưng
Ngậm ngùi ta khóc Nam Quan ải
Em có bao giờ khóc núi sông !
Ta nhớ Nam Quan tắm máu thù
Đầu non lẽo đẽo bóng trăng thu
U hồn thấp thóang sương thu lạnh
Vó ngựa chinh nhân cát bụi mù
Ta nhớ Nam Quan nắng hạ vàng
Chiến bào nhuộm đỏ máu sài lang
Tống triều, Minh đế, Nguyên Mông cổ
Phách lạc hồn kinh hết bạo tàn
Ta khóc Nam Quan dâng hiến Tàu
Biên thùy nghi ngút chuyện thương đau
Quê người ta khóc quê hương mẹ
Năm tháng lưu vong vạn cổ sầu
TÔN THẤT XỨNG
lính thủy ,sưu tầm và minh họa.

============================

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List