QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Tuesday, September 1, 2015

Đại sứ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Hòa



Đại sứ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Hòa
                                                                    Giao Chỉ, San Jose
(Rất cần các bạn cho ý kiến để chúng ta có được quan diểm đúng cho người công dân Mỹ gốc VNCH)
 

​Sức mạnh cộng đồng
Cộng đồng Việt tại Mỹ với con số gần 2 triệu dân vẫn chưa được một phần trăm so với dân số Hoa Kỳ.  Vậy chúng ta có ảnh hưởng quan trọng không. Việc này còn tùy từng địa phương và hoàn cảnh. Dù có rất nhiều khác biệt, nhưng tinh thần chống Cộng sau 40 năm vẫn chưa mỏi mệt. Biểu tượng bằng lá cờ vàng đã gần như đánh bật cờ đỏ của Cộng sản Việt Nam khắp mọi nơi. Với quyết tâm đó dù chúng ta vẫn chưa thực sự đoàn kết, vẫn còn đánh phá trong nội bộ nhưng mỗi khi cần, chính quyền Mỹ cũng phải mời một số đoàn thể và nhân vật vào ngay Bạch Cung để tham khảo.
Quí vị hẳn vẫn còn nhớ, sắp sửa đón tiếp các nhân vật lãnh đạo tại Hà Nội là Bạch Cung mời cộng đồng Việt vào hỏi thăm. Có khi là tham khảo thực sự, cũng có khi là biểu diễn ngoại giao. Đã nhiều phen chính tổng thống Mỹ tiếp khách. Tối thiểu cũng là các giới chức cao cấp của hội đồng an ninh quốc gia. Kỳ vừa qua trước khi tiếp Tổng thư ký đảng cộng sản Việt Nam, Tổng thống Obama ngồi nói chuyện với nhà báo Điếu Cày, một nhân vật đấu tranh cựu bộ đội cộng sản được Hoa Kỳ bốc thẳng từ nhà tù Hà Nội qua thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Ngoài ra, hàng năm ông đại sứ Mỹ tại Việt Nam vẫn thường đi nhiều nơi gặp gỡ cộng đồng Việt Nam. Mục đích là thông tin, tìm hiểu nguyện vọng và tạo sự thông cảm. Ông đại sứ nào cũng biết cộng đồng Việt tại hải ngoại là khối đối lập thường trực với nhà cầm quyền trong nước. Ông luôn luôn phải báo cáo công việc cho dân chúng . Đặc biệt là cộng đồng Việt. Như vậy xem ra cộng đồng chúng ta đang có sức mạnh tiềm ẩn.
Lá cờ Vàng là biểu tượng chung của cả cộng đồng, dù rằng nước mất nhà tan đã gần nửa thế kỷ. Hiển linh còn một chút này, xin đừng coi thường, vất vả đấy. Ấy thế mà tháng 7 vừa qua ở San Jose có một tai nạn được hiểu là thiên hạ vô tình coi thường mầu cờ vàng biểu tượng.
Xin vui lòng đọc đoạn văn trong bài tường thuật của ông Bùi Văn Phú viết cho VOA và Việt Tribune. Ông hiện là giáo sư còn đang đi dạy học tại Bắc CA.
Bùi Văn Phú tường thuật
Chiều ngày 14/7 vừa qua, Đại sứ Mỹ Ted Osius đã đến San Jose gặp gỡ cộng đồng người Việt và có sự việc khiến một người tham dự bất bình là cô Đỗ Minh Ngọc.
Theo lời cô Ngọc, khi đến dự buổi thảo luận với Đại sứ Osius, trước khi vào phòng họp của hội đồng thành phố, tại cửa cô đã bị một nhân viên yêu cầu cởi bỏ và tịch thu dây vải có hình cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Mỹ mà cô đang đeo trên người.
Trong buổi hội luận, khi có cơ hội nêu câu hỏi, cô Ngọc lấy trong xách tay ra một dây khác giống như dây đã bị tịch thu và hỏi rằng nhân viên của Nghị viên Ash Kalra – người điều hợp chương trình – khi yêu cầu cô cởi dây đó ra rồi mới cho vào cửa, như thế có vi phạm nhân quyền của cô hay không? Vì biểu tượng đó đã được nhiều đơn vị hành chánh tại Mỹ và ngay cả thành phố San Jose công nhận đó là biểu tượng của người Việt tự do tại đây.
Cô trình bày thắc mắc của mình bằng tiếng Việt, Đại sứ Ted Osius hiểu rõ và cũng đã trả lời ngay bằng tiếng Việt rằng việc cô đeo trên mình biểu tượng và lá cờ đó không có vấn đề gì, ông tuyệt đối tôn trọng biểu tượng đó. Tiếp theo ông giải thích bằng tiếng Anh cho mọi người tham dự hiểu rằng chính ông đã yêu cầu không treo lá cờ vàng ba sọc đỏ trong phòng họp, vì theo lời ông, nếu khi chụp hình ông với lá cờ đó ở phía sau hay phía trước của bục diễn thuyết thì ông sẽ bị cho về nước, vì ông là đại diện ngoại giao được ủy nhiệm đại diện cho Hoa Kỳ làm việc tại Việt Nam. (hết trích).                  
Đại sứ Ted Osius chụp hình chung với cô đỗ Minh Ngọc
Sau buổi nói chuyện, ông đại sứ có chụp hình chung với cô Minh Ngoc, lúc này cô có đeo lại hình cờ.Tuy nhiên vấn đề không chấm dứt tại đây..             
Cộng đồng phản đối.
Nhiều thành viên của cộng đồng từ San Jose lên tiếng phản đối. Ông Đỗ Hùng gửi thư nhờ các dân biểu đặt vấn đề với ông Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ. Bà Joe và ông Honda là hai dân biểu địa phương chuyển tiếp lá thư cho Bộ Ngoại giao với lời lẽ rất tích cực.
Tin tức từ San Jose vang dội các công cộng Việt hải ngoại. Hai ông Chủ tịch Cộng đồng thuộc hai tổ chức khác nhau cùng lên tiếng phản đối Bộ ngoại giao đòi phải được giải quyết cho rõ ràng. Nhưng văn phòng bộ ngoại giao trả lời không rõ ràng: Rằng Hoa Kỳ tôn trọng quyền tự do luật định theo hiến pháp; Cộng đồng ta vẫn có quyền biểu dương cờ vàng; Việc ông đại sứ tránh chụp hình với cờ vàng vì e ngại ảnh hưởng đến việc giao thiệp chính thức giữa 2 nước; Rằng là cộng đồng chỉ không được trưng cờ trong các công thự liên bang.
Lá thư không hề có lời lẽ cáo lỗi hay bày tỏ sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Chuyện ông đại sứ và lá cờ VNCH được bàn tán tranh luận suốt tháng 8 trên các diễn đàn. Phần lớn phản đối thái độ của ông đại sứ và bộ ngoại giao. Có dư luận dùng ngôn từ rất triệt để. Có thành viên chống đối từ tốn. Và bây giờ lại có dư luận bênh vực phía Bộ ngoại giao và ông Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Tất cả đều xử dụng quyền tự do ngôn luận có hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ. Mỗi bên đều có những lý do đảng kể. Tranh luận không phân thắng bại. Chân lý vốn không cùng. Nhưng nếu độc giả hỏi chúng tôi rằng ý bác ra sao. Xin được góp ý kiến như thế này.
Đôi lời bình luận
Ngay tại tiểu bang CA, đại sứ đã gặp cộng đồng qua nhiều hình thức. Tổ chức trong vòng thân hữu, chỉ các doanh nhân, chính khách, bạn bè, nhân vật có thư mời mới được tham dự.Việc nghi lễ và cờ quạt không đặt ra. Lần này ông dân biểu Honda tổ chức cho quần chúng. Ban tổ chức là chủ nhà, người tham dự là khách. Chủ có quyền chủ, khách có quyền khách. Ban tổ chức có quyền không trình diễn cờ trên sân khấu. Ông đại sứ chẳng cần phải nói thêm cho phiền lòng cử tọa. Nhà ngoại giao này rất thiếu kỹ thuật ngoại giao. Ông nói chụp hình với cờ là mất "gióp", quả thực là lời tuyền bố sai lầm và cường điệu.
Đại sứ Ted Osius đeo huy hiệu 20 năm bang giao Việt Mỹ thăm Cộng đồng Người Việt SJ

Ông lại đeo huy hiệu của cộng sản Hà Nội thực hiện nhân dịp kỷ niệm 20 năm bang giao Việt Mỹ. Một sự khiêu khích sai lầm dù là có ý lấy điểm với Hà Nội. Đến với cộng đồng Việt Nam bây giờ là đến với công dân Hoa Kỳ gốc Việt, chẳng biết đã nên cơm cháo gì mà chỉ tạo hiểu lầm rất vô duyên. Đã thế, nhà ngoại giao trong 2 túi thường có chữ Cám ơn và Cáo lỗi. Khi một phụ nữ Việt Nam bị tước đoạt biểu tượng cờ vàng, ngồi yên lặng ấm ức suốt buổi nói chuyện để sau cùng đặt câu hỏi. Ông trả lời không chống đối việc đeo cờ vàng nhưng tiếc thay lại thiếu một lời xin lỗi. Phải chi "cô Ted" bước xuống sorry với cô Ngọc và xin cô một sợi giây đeo cổ thì đã hưởng một trận pháo tay mà bảo đảm cũng không mất "gióp." Chán cho Cô đại sứ này hết sức.
 
​Ted là ai. Ông hay bà?
Được biết đại sứ là một nhân vật đồng tính. Báo chí Mỹ mới đưa tin đại sứ có chồng. Hai người đã sống chung từ 2006 nhưng mới đây bà thẩm phán tối cao pháp viện Hoa Kỳ qua Hà Nội đã chính thức đọc lời tác hợp hai bên. Hình chụp anh chị có con nuôi, đứng bên nhau, vô cùng hạnh phúc.
Cô Ted là mẹ nên luôn luôn lãnh phần bế con. Như vậy đại sứ lo phần tề gia nội trợ. Còn chồng của đại sứ là người sắc tộc gì, công việc ra sao. Không rõ. Nhưng xem chừng cả gia đình đều sống ở Hà Nội. Cô đại sứ hiện nay là một ngôi sao nổi bật trong giới đồng tính toàn thế giới.Tổng trưởng ngoại giao và tổng thống Hoa Kỳ hẳn đã phải cân nhắc rất nhiều khi bổ nhậm một nhân vật đồng tính công khai vào chức vụ đại diện chính thức cho Hoa Kỳ.
Việt Nam hiện vẫn chưa công nhận đồng tính, nay phải nhận một cô đại sứ đàn ông có chồng thì thực là một hiện tượng lạ lùng. Chúng ta tưởng tượng hàng năm vào ngày lễ độc lập 4 tháng 7, tòa đại sứ Mỹ tiếp tân mời chính quyền và ngoại giao đoàn dự tiệc. Các ông bà đại sứ và tùy viên các nước đến tham dự. Cô đại sứ và phu quân đứng cửa đón khách. Cũng là một quang cảnh đặc biệt. Thêm vào đó, hiện nay đại sứ Ted cũng là ngôi sao sáng của báo chí và quần chúng Việt Nam tại Hà Nội. Cô đi dự lễ thả cá rằm tháng 7, đi học nghề làm bánh tráng ngoài chợ và tham dự các cuộc đi du ngoạn bằng xe đạp. Tuyệt vời hơn nữa cô lại còn nói tiếng Việt từ giọng Nam ra giọng Bắc, dù thực sự ngôn ngữ chỉ đủ đi chợ Đông Xuân mà thôi.
Với những ngón nghề như vậy, với những chuyện phiền phức để lại cho cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, cô đại sứ hiện đang rất được lòng Hà Nội. Trong hoàn cảnh hiện nay, trong tinh thần hợp tác toàn diện giữa 2 quốc gia Mỹ Việt từ quân sự cho đến kinh tế và giáo dục, Ted chính là con bài tẩy của bộ ngoại giao Hoa Kỳ đặt tại Hà Nội.
Nhân lúc bên Tàu có loạn, Hoa Thịnh Đốn có mua được Hà Nội hay không. Cô Ted có mở cửa được nhà tù để các chiến sĩ nhân quyền được tự do hay không, việc này hạ hồi phân giải.
Phần chúng ta, bắt không được, xin tha làm phúc. Xin vui lòng để yên cho đại sứ làm việc cho nước Mỹ. Cô nàng không phải sinh ra để phục vụ cộng đồng Việt Nam và cũng chẳng bao giờ đại sứ Mỹ mà làm tay sai cho cộng sản. Diễn tiến hòa bình, quý vị đã đọc được cuốn nghệ thuật chiến tranh hiện đại chưa?.
Pháp lý ở đâu?
Trở lại với vấn để thực tế của chúng ta tại Hoa Kỳ, việc lên tiếng của cộng đồng đối với lá cờ vàng là đúng. Đụng đến biểu tượng là phải có ý kiến. Tuy nhiên sơ xuất rất đơn giản chỉ là cô thư ký tiếp tân quá mẫn cán nên đã xúc phạm niềm tin của một phụ nữ Việt Nam. Chỉ cần một lời xin lỗi từ ban tổ chức. Ông dân biểu Honda là người trách nhiệm chính của ban tổ chức.
Hơn 20 năm trước, khi thành phố San Jose di chuyển kỳ đài đến vị trí mới, ông Honda là người đã thấu hiểu tinh thần cờ vàng trong cộng đồng Việt Nam. Ông đã viết lá thư cho thành phố San Jose và gửi một bản cho chúng tôi. Ông viết rằng lá cờ vàng là biểu tượng cao quý sau cùng của người Việt ty nạn.Thành phố San Jose cần thực hiện việc di chuyển trong một tinh thần tôn kính cho xứng đáng. Vì vậy, chúng tôi dự trù sẽ yêu cầu dân biểu Honda viết một lời cáo lỗi.
Nhưng vẫn còn thêm một chuyện nữa gửi quý vị để tùy nghi tham khảo. Năm 1992 khi xây dựng kỳ đài VNCH lần đầu tiên tại San Jose, hội đồng thành phố rất quan ngại về vấn đề công pháp quốc tế. Chúng tôi đã vận động với bộ ngoại giao Hoa Kỳ và lúc đó đã có thư ghi rằng: Lá cờ quốc gia của miền Nam dùng làm biểu tượng lịch sử tôn kính được phép biểu dương tại kỳ đài. Hiện không phải là một quốc kỳ chính thức của một quốc gia. Bộ ngoại giao không thấy có điều chi trở ngại...Đã lâu qua rồi, tôi chỉ nhớ đại cương. Nhưng dựa vào các văn bản chính thức đó hiện thành phố còn giữ, chúng tôi đã chính thức xây kỳ dài. Ngày nay thì kỳ đài có khắp mọi nơi. Có điều quan trọng là chúng tôi cố gắng đi tìm và không thấy bất cứ một văn bản nào là lệnh chính thức hay án lệ tương tự quyết định lá cờ biểu tượng của miền Nam Việt Nam không được biểu dương tại các công thự liên bang. Bảo đảm là không hề có tài liệu này. Bộ ngoại giao lại còn diễn dịch vẽ rắn thêm chân là nếu biểu dương như thế sẽ làm tổn hại bang giao giữa 2 nước. Quí vị trên bộ cứ làm như là dọa trẻ con.
Chán thực. Còn nhớ mới đây 30 tháng tư, ban tổ chức 40 năm về thăm trại Pendleton, tất cả mọi chuyện thu xếp xong, những giờ chót hủy bỏ vì bộ ngoại giao và bộ quốc phòng không đồng ý cho làm lễ chào cờ trong phạm vi đất của quốc phòng tức là thuộc liên bang. Thực ra đã có nhiều giải pháp cho một kỳ họp bạn tỵ nạn tầm vóc quốc gia. Chẳng cần gì một lễ chào cờ chính thức với các diễn văn khai mạc. Chỉ cần vài ngàn lá cờ giấy cho mọi người cầm rồi loa phóng thanh cất tiếng hát đã trở thành lễ chào cờ đầy nước mắt. Muốn cho ngoạn mục xin bỏ ra vài trăm thuê máy bay kéo cờ quốc gia bay trên không phận lễ đài, coi như có một lễ chào cờ 40 năm mới có một lần.
Nhưng xét về pháp lý việc biểu dương lá cờ là một quyển tự do ngôn luận do hiến định trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Hiến pháp chưa từng ghi rằng quyền tự do ngôn luận không áp dụng trên đất của liên bang hay đất của trại lính. Ban tổ chức đã ký kết với vị tướng chỉ huy Camp Pendleton an bài mọi sự. Giờ chót không thi hành, ta nên đem kiện cả hai Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao để xem các quan trên sẽ giải thích hiến pháp ra sao.
Các Luật gia của Cộng đồng Cờ vàng ở đâu? Thời gian vẫn còn trong năm thứ 40 của ngày quốc hận. Nếu Ban Tổ chức mở hồ sơ khiếu kiện, liên bộ thua là cái chắc. Đòi bồi thường 1 trăm ngàn phí tổn tổ chức. Đòi hàng triệu đồng thiệt hại về tinh thần vì không thi hành hiến pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận khi người Việt cất tiếng bằng lá cờ biểu tượng. Mở mặt trận như thế mới đáng đồng tiền. Còn bây giờ quý vị cũng vì lá cờ biểu tượng cao quý lại đánh nhau. Không nên.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393
       
Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.
Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121
Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
--
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Tu Hai".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến tu-hai+unsubscribe@googlegroups.com.
Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___

Posted by: Tran Van Long 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List