Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
https://vulep-books-links.blogspot.com.au/2013/05/1-chi-tiet-lich-su-kqvnch-va-cuoc-hai_20.html
KQVNCH va hai chien Hoang Sa
http://hoiquanphidung.com/showthread.php?10759-KQVNCH-v%C3%A0-cu%E1%BB%99c-h%E1%BA%A3i-chi%E1%BA%BFn-Ho%C3%A0ng-Sa
Shared via the Google app
Shared via the Google app
Sent from my iPad
F-5A và A-1H (Phi trường Đà Nẵng 1973)
Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Đọc Cuốn ‘Hải Chiến Hoàng Sa’” của tác giả Trần Bình Nam, đăng trên ubhoangsa(dot)org:
“Cuộc phỏng vấn thứ hai với cựu Thiếu Tá Không quân Hồ Kim Giàu, phi đoàn trưởng phi đoàn nghênh cản 538 là lý thú nhất vì từ trước đến nay chưa được ai đề cập tới.
Phi đoàn nghênh cản của Không quân Việt Nam được thành lập cuối năm 1973 để đối phó với Không quân Bắc Việt trường hợp họ tấn công các phi trường thuộc Vùng I chiến thuật. Ngày 19/1/1974 khi cuộc chiến tại Hoàng Sa còn chưa ngả ngủ, Thiếu Tá Giàu được lệnh chuẩn bị phi đoàn bay ra Hoàng Sa oanh tạc các chiến hạm Trung quốc. Phi đoàn nghênh cản gồm 4 chiến đấu cơ F5-A và 12 chiến đấu cơ F5-E tối tân và với bình xăng phụ có khả năng bay ra Hòang Sa tác chiến trong vòng 15 phút và trở về. Các phi công đều được huấn luyện không chiến tại Hoa Kỳ.
Sáng ngày 20/1 phi đoàn sẵn sàng lên đường. Nhưng đến trưa có lệnh từ phủ tổng thống hủy bỏ công tác.”
Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Trích từ 3 trong số 16 bài phỏng vấn các nhân vật thuộc mọi giới, trong và ngoài HQ, trực tiếp liên hệ đến trận hải chiến Hoàng Sa” đăng trên blog vinhdanhcovang(dot)wordpress(dot)com:
“Thiếu Tá Không Quân Hồ Kim Giàu, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 538 Không Quân VNCH dự định đánh bom các chiến hạm TC tại Hoàng Sa
… Điểm quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh là tinh thần hăng say của anh em phi công F5E lúc bấy giờ. Cho đến nay, khi tôi tham khảo với một số anh em phi công tham dự cuộc chuẩn bị hành quân hiện đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, tất cả đều lấy làm tiếc rằng đã không có cơ hội để đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ Hoàng Sa…”
Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Hoàng Sa Nỗi Buồn Lịch Sử” của tác giả Long Ly, đăng trong website Nguyenthaihocfoundation(dot)org. Bài dài khoảng 6 trang, trong đó có rất nhiều chi tiết có tính cách lịch sử:
“Hôm nay thực sự những bài học kinh nghiệm huấn luyện về không chiến sắp được ứng dụng, có lẻ chỉ khoảng nửa giờ sau khi cất cánh từ Đà Nẳng. Tôi đã nóng lòng chờ những giây phút ấy, chưa bao giờ xảy ra trong đời, tôi thầm nhủ phải coi chừng những chiếc Mig 21, khó nuốt, nhưng không thắng thì huề,nhất định không chịu thua.
Đến 1 giờ, vẫn chưa thấy dấu hiệu gì chuẩn bị cất cánh, ông Thiếu Tá Giàu- người chỉ huy trận đánh- đi họp vẫn chưa về. 1giờ 30 , 2giờ, 2 giờ 30, rồi 3 giờ ,vẫn chưa được lệnh.Lúc đó tôi nghĩ đi trể như vậy, lúc về tối mất, không mấy thuận lợi nếu phải về trong trường hợp ít xăng và đáp xuống phi trường Phù Cát còn khá xa lạ với những phi cơ F5. Khoảng 5 giờ chiều mới biết cuộc hành quân oanh tạc Hoàng Sa bị huỷ bỏ vì :
“Mỹ không cho đánh “(???)
Ngày hôm sau, tôi không có tên trong lịch trình trực bay , nhưng không đi đâu được, vì đang cấm trại 100% nên vẫn quanh quẩn ở phòng trực phòng không. Tại Đà Nẳng, lúc nào cùng có 3 phi tuần F5 trực phòng không. Phi tuần Xray trực 5 phút, Zulu trực 15 phút, Whisky trực 30 phút ( có nghĩa khi báo động , phi tuần Xray bằng mọi cách phải cất cánh trong vòng 5 phút, sau đó phi tuần Zulu được đôn lên thành 5 phút, sẵn sàng cất cánh nếu cần, phi tuần Whisky đôn lên thành 15 phút và sẽ thành trực 5 phút nếu phi tuần Zulu phải cất cánh.)
Khoảng 3 giờ chiều, tình hình vẫn bình thường. Trung uý Chinh người trực phi tuần 5 phút đến gặp tôi, xin tôi trực thế cho một lát, để về đưa con đi bác sĩ. Tôi nhận lời vì chúng tôi vẫn thường giúp nhau, xem như anh em. Tôi lấy mủ bay ra phi cơ, gở mủ bay của Trung uý Chinh ra, nối ống dưỡng khí và dây vô tuyến vào ( vì mỗi người có mủ bay riêng, đã được điều chỉnh cho phù hợp với đầu của mình ).Khoảng 3 giờ 30, lúc đó Trung uý Chinh vừa chạy xe vào khu vực phòng không, đang mặc bộ G suit thì báo động.
Tôi vội chạy ra phi cơ,Trung uý Chinh cũng chạy theo gọi tôi; Long để tôi bay cho.
Tôi vừa chạy vừa trả lời :Không kịp đâu, tôi đã đổi mủ bay rồi.Nói xong, tôi liền leo vào phòng lái, mở nút battery, khoát hai quai dù vào, khoá Seat Belt lại, đội mủ bay, đeo mặt nạ dưỡng khí vào.
Trong khi tôi làm những việc đó một chuyên viên phi đạo vừa nổ máy, vừa giúp tôi nối giây G suit. Khi anh ta bước xuống, rút cầu thang là tôi đóng ngay nắp phòng lái, tống ga vọt khỏi ụ đậu.
Đài kiêm soảt không lưu Đà Nẳng thông báo ngay trên tần số vô tuyến cao độ 20.000 ngàn feet và hướng bay 045 mà đài kiểm báo Panama- ở trên đỉnh núi Sơn Chà- yêu cầu để dể dàng nhận thấy mục tiêu.
Lúc ấy mọi chuyện xảy ra rất nhanh, tôi không còn nhớ gì ngoài những phương thức cất cánh khẩn cấp, chạy ra phi đạo, không chần chừ, tống ga tối đa, mở afterburner, chiếc số 1 chạy trước, tôi bám sát theo, phi cơ lao nhanh trên phi đạo.
Hôm ấy vì chuẩn bị đánh Hoàng Sa nên phi cơ mang ba bình xăng phụ, phải chạy hơn một nửa phi đạo mới cất cánh được. Có lẻ từ khi báo động đến khi chúng tôi gấp bánh lại khoảng 3 phút rưỡi, không lâu hơn khoảng thời gian ấy. Khi đang bay lên cao, chúng tôi liên lạc với đài kiểm báo Panama xin diển tả mục tiêu.
Được cho biết hai phi cơ Mig 21 cất cánh từ Hải Nam bay về hướng Đà Nẳng còn cách phi tuần chúng tôi vào khoảng 100 dặm. Tôi bay dạt ra xa, hơi lùi về phía sau đối với chiếc số 1 trong đội hình không chiến. Trung uý Tảo bay số 1 liên tục hỏi Panama về mục tiêu vì 100 dặm tuy mắt thường không nhìn thấy nhưng hai phi cơ siêu thanh bay đối đầu nhau (head on ) thì chỉ chốc lát là ở bên cạnh nhau ngay.
Chúng tôi tập trung quan sát kỹ lưỡng chung quanh , chưa thấy Mig đâu, lúc đó, ở phi đoàn gọi hotline lên Panama dặn chúng tôi nhớ vứt ba bình xăng phụ trước khi không chiến. Tôi vừa bay vừa nghĩ, chắc đụng thật rồi, nút nhả ba bình xăng phụ ở vi trí Standby chỉ cần bấm nút là ba bình xăng phụ sẽ tách rời khỏi máy bay.
Tôi liếc nhanh hoả tiển Sidewinders đã sẵn sàng khai hoả, tôi vặn nút volume tầm nhiệt của hoả tiển không không nghe cho rõ, để khi không chiến, hoả tiển bắt được hơi nóng của phi cơ địch sẽ báo lên bằng âm thanh nghe được bằng head phone gắn trong mủ bay.
Trung uý Tảo vừa liên lạc với Panama vừa quan sát mục tiếu, tôi cũng thế, theo dấu chiếc số 1, đồng thời cũng quan sát thật kỹ, mình phải thấy Mig trước, nhưng Panama im lặng vô tuyến một lát rồi yêu cầu chúng tôi giữ cao độ 20.000 feet và bay vòng trở lại , vì hai phi cơ Mig 21 của Trung Cộng đã quẹo về hướng Hải Nam.
Chúng tôi bay bao vùng vòng tròn ngoài biển cách phi trường Đà Nẳng khoảng 80-100 dặm.Thực ra Trung Cộng muốn thử phản ứng của Không Quân VNCH và chúng ta đã phản ứng rất nhanh, cất cánh ngay trước khi Mig xâm nhập khộng phận và nếu có xảy ra không chiến thì chúng ta kể như có lợi thế vì gần Đà Nẳng và khá xa Hải Nam.
Sau khi đã chỉ định danh sách những người bay các phi tuần còn lại, nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10 phi tuần, mỗi phi tuần hai chiếc. Phi cơ cất cánh bay cuối cùng là một chiếc RF-5, do một vị thiếu tá phi đoàn 522 lái có nhiệm vụ bay qua chiến trường chụp hình kết quả cuộc oanh tạc do những chiếc F5 bay trước ném bom xuống.
Khoảng 10 giờ sáng, tất cả những phi công tham dự cuộc hành quân đặc biệt này lên Sư đoàn họp, nghe thuyết trình kế hoạch đánh Hoàng Sa. Chẳng mấy khi những cấp sĩ quan cấp nhí như tụi tôi được vào phòng họp này, nên thấy có vẻ hơi lạ.
Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn I Không Quân thuyết trình tình hình và kế hoạch ném bom. Từng phi tuần cất cánh từ Phi trường Đà Nẳng, cách bờ biển 100 dặm, nếu thấy chiếc tàu nào đều đánh chìm vì Hải Quân của chúng ta đã rút về phòng thủ ở trong vòng 100 dặm, các tàu của các nước khác đã được thông báo và yêu cầu tránh xa vùng Hoàng Sa.
Chỉ có 10 phút không chiến, không được ở lâu, khi về bay chếch xuống hướng Nam, đáp xuống phi trường Phù Cát chứ không về Đà Nẳng nữa sợ phi cơ Mig bay chận hậu. Nếu máy bay Mig đuổi theo những chiếc F5 bay về Phù Cát, thì nó sẽ bị những chiếc F5 cất cánh từ phi trường Đà Nẳng lên chận đuôi nên sẽ không dám bay xa xuống hướng Nam.
Khi nghe thuyết trình như vậy, lúc ấy tuy còn rất trẻ nhưng tôi đã hình dung được chưa chắc mình đã bay được đến Hoàng Sa mà chắc chắn trận không chiến sẽ diển ra vào khoảng không phận 120 dặm cách Đà Nẳng cũng như đảo Hải Nam của Trung Cộng, vì khi chúng ta cất cánh lên bay về hướng Hoàng Sa, máy bay Mig sẽ lên nghênh cản ngay và cuộc đối đầu sẽ diển ra trong khoảng toạ độ đó.
Đến khi thuyết trình về hệ thống cấp cứu nếu chúng tôi phải nhảy dù trong trường hơp khẩn cấp. Đại Tá Tư Lệnh Phó SDIKQ cho biết…Cách bờ biển 50 dặm sẽ có hai chiếc tàu Hải Quân . Trên mỗi tàu có hai chiếc trực thăng, sẽ bay đi cấp cứu trong vòng 50 dặm nữa.
Như vậy, nếu mấy anh nhảy dù trong vòng 100 dặm thì cứu được, còn ngoài 100 dặm sẽ không cứu được vì quá xa. Một vị Trung Uý hỏi…Đệ thất hạm đội Mỹ có cấp cứu khi chúng tôi nhảy dù ngoài tầm cấp cứu của chúng ta ? Đại Tá trả lời ngay:” Đệ Thất Hạm Đội từ chối không cứu”.
Lúc đó chúng tôi hiểu ngay Mỹ đã bật đèn xanh và làm ngơ cho Trung Cộng cướp đảo Hoàng Sa của chúng ta.
Là những chiến sĩ VNCH ai không đau lòng khi bị Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, lấy mất mảnh đất do cha ông đã đổ bao công lao, xương máu tạo nên, giữ gìn cho đến ngày nay…
Những cuộc chiến đấu dũng cảm, đẫm máu như Tết Mậu Thân 1968, tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972, những trận đánh lừng danh trên khắp lãnh thổ Miền Nam Việt Nam, nhất quyết không để một tấc đất vào tay kẻ thù, vậy mà Trung Cộng lại ngang nhiên, công khai xăm lấn Hoàng Sa, với sự im lặng ủng hộ của CSVN, với sự phủi tay của Hoa Kỳ. Những phi công F5 được chỉ định oanh tạc Hoàng Sa không ai từ chối, trái lại tinh thần rất cao, sẵn sàng tung cánh dầu không có sự yểm trợ của Không Quân và Đệ Thất Hạm Đội Mỹ.
Trước khi vào nghe thuyết trình, chúng tôi vẫn đinh ninh sẽ có sự tham dự ném bom của Không Quân Hoa Kỳ như họ đã từng bay những phi vụ yểm trợ, đánh phá Việt Công tại miền Nam cũng như tại miền Bắc trước khi có hiệp định Paris. Hoặc ít ra không trực tiếp oanh tạc, phi cơ Mỹ cũng bay Air Cover cho KQVNCH an toàn oanh tạc Hoàng Sa.
Nhưng thực tế, họ đã từ chối, tại sao vậy ?.Lúc đó chúng tôi không hiêu có phải Mỹ đã bỏ rơi chúng ta hay họ muốn thử xem thực lực của KQVNCH có khả năng vươn nổi cánh sắt đến những mục tiêu xa xôi như Hoàng Sa ?
Buổi thuyết trình hành quân đang khựng lai vị hệ thống cấp cứu rất hạn chế thì bổng cửa phòng hop mở ra Đại Tá Võ Văn Sĩ, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 63 Chiến Thuật ở phi trường Biên Hoà và môt sĩ quan Không Quân cao câp khác tôi không biết tên, cả hai bước vào phòng họp.
Đại Tá Sĩ chỉ ngay vào Thiếu tá Hồ Kim Giàu nói :”Giàu, đừng nóng“.
Hai vị sĩ quan cao cấp mới đến tiêp xúc với Đại Ta Tứ Lệnh Phó Sư Đoàn I KQ một lát và sau đó ra lệnh cho tất cả các phi công rời phòng họp.
Về khu trực phòng không, chúng tôi được lệnh chuẩn bị cất cánh, có lẽ vào khoảng 1 giờ chiều. Ai nấy sẵn sàng, kiểm tra lại G suit, xem lại những dụng cụ cấp cứu trong chiếc áo lưới, cân thận gài chặt khẩu súng P38, biết đâu đến lúc cần đến nó ! Tôi mở sẵn bản đồ hành quân. Hoàng Sa nhỏ bé thật, có nhiều đảo nhỏ nhưng không có một mục tiêu được chỉ định rõ ràng.
Tôi cố học thuộc lòng tần số liên lạc của phi trường Phù Cát để khi trở về không lạng quạng mò mẩm. Tôi hình dung lại những bài học không chiến đã được tập luyện kỹ lưỡng tại Hoa Kỳ cũng như những phi vụ thực tập hàng ngày ở Phi Đoàn 538. Tôi có niềm tự tin không đến nổi nào, có thể sẽ thắng. Khi thực tâp tại vùng sa mạc Arizona, đã nhiều lần tình cờ không chiến với các phi cơ F4. F100 ( cũng bay những phi vụ huấn luyện về không chiến) chính tôi cũng thấy ngang ngữa, không có gì thua sút họ cả.
Tôi ôn lại những kỷ niệm năm xưa với những dự tính oanh tạc Hoàng Sa năm 1974 của phi đoàn mà tôi phục vụ để thấy những nỗi đắng cay của chúng ta, của một nước kém phát triển, của một quốc gia còn non trẻ nhưng gặp thảm hoạ chiến tranh đã bị các nước lớn khuynh đảo.”
Sinh Tồn chuyển
Fr: Tweety Nguyen
Phỏng vấn ông Hồ Kim Giàu, liên quan đến bài báo đăng tải trên tờ Thanh Niên với tựa đề: “Không Quân VNCH Lên Kế Hoạch Giành Lại Hoàng Sa”
Thứ Ba, ngày 14.01.2014
Kính thưa quý thính giả, ngày 19 tháng Giêng sắp tới đánh dấu 40 năm Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN. Khác với các năm trước, báo chí lề đảng thường im lìm không nhắc nhở gì đến biến cố này, năm nay nhiều báo, đài đã đăng bài, đọc tin, chiếu phim về trận hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Trung Cộng. Chẳng hạn tờ Thanh Niên đã đăng một loạt gần một chục bài về cuộc chiến này, kể cả những bài phỏng vấn các quân nhân Hải Quân VNCH và thân nhân các tử sĩ của trận chiến này.
Trong số đó có bài phỏng vấn đại tá Nguyễn Thành Trung với tựa đề "Không Quân Việt Nam Cộng Hòa Lên Kế Hoạch Giành Lại Hoàng Sa", trong đó Ông Trung cho biết có 5 phi đoàn máy bay F-5 chuẩn bị tham chiến, với tên các phi đoàn trưởng, và kế hoạch đánh chìm 40 tàu Trung cộng...
Nhưng sự thật về kế hoạch không chiến này như thế nào? Không quân VNCH đã chuẩn bị tham chiến ra sao? Có bao nhiêu máy bay được điều động? Kế hoạch tác chiến thế nào? Tại sao báo Thanh Niên lại đăng bài phỏng vấn hoàn toàn sai lạc như vậy?
Để trả lời các câu hỏi trên đây, mời quý thính giả theo dõi buổi thảo luận của chúng tôi với ông Hồ Kim Giàu, cựu thiếu tá Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 538 F-5, đơn vị Không Quân được chỉ định chuẩn bị để tham chiến trong trận Hoàng Sa. Ông Hồ Kim Giàu tham dự buổi thảo luận này từ thành phố Las Vegas, Hoa Kỳ.
Cũng cần nói rõ Nguyễn Thành Trung là cán bộ CS nằm vùng, được cài vào làm sĩ quan Không Quân của VNCH, và ngày 8 tháng 4, 1975 đã ném bom Dinh Độc Lập tại Sài Gòn.
(Trích HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19-1-1974 do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa – UBHS- soạn thảo, ấn hành tháng Mười năm 2010).
Thiếu Tá HỒ KIM GIÀU gia nhập Không Quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1961, và du học Hoa Kỳ đầu năm 1962, tốt nghiệp Trường Huấn luyện Phi công Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola, Florida, tháng 3 năm 1964. Khi trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Quốc ngày 19 tháng 1 năm 1974, ông đang đảm nhận chức vụ quyền Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 tại Ðà Nẵng. Cuộc phỏng vấn được thực hiện qua điện thoại lúc 9:30 AM ngày 21 tháng 4 năm 2010, và được bổ túc thêm trong cuộc trao đổi điện thoại lúc 11AM ngày 27 tháng 4 năm 2010.
1. UBHS:
Xin Thiếu Tá cho biết chức vụ và trách nhiệm của mình vào thời điểm xảy ra trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974?
Th/T Giàu:
Tháng 6 năm 1973, tôi được đề cử đi học một khóa tu nghiệp về F-5E tại Arizona và sau đó được chuyển qua học tại Trường Không Chiến ở căn cứ Không Quân Hoa Kỳ Nellis, Las Vegas. Sau khi tốt nghiệp trở về nước ngày 23 tháng 12 năm 1973, tôi được BTL/KQVNCH chỉ định làm quyền Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 tại Ðà Nẵng. Từ Sài Gòn, tôi bay ra Đà Nẵng nhận nhiệm vụ ngay ngày 24 tháng 12 năm 1973. Trận Hải Chiến Hoàng Sa xảy ra giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Quốc ngày 19 tháng 1 năm 1974 trong lúc tôi đang chỉ huy Phi Ðoàn này. Nhiệm vụ của Phi đoàn là bảo vệ không phận VNCH, ngăn chận phi cơ Bắc Việt từ bên kia vĩ tuyến 17 tấn công lãnh thổ Vùng I Chiến Thuật.
2. UBHS:
Xin Thiếu Tá nói rõ thêm về Phi Ðoàn 538.
Th/T Giàu:
Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 được thành lập năm 1972, mang tên "Hồng Tiễn", trực thuộc Không Đoàn 61 Sư Đoàn 1 Không Quân Đà Năng. Phi Đoàn được trang bị phi cơ F-5E là loại phi cơ phản lực tối tân nhất của Không Quân VNCH. Theo bảng cấp số, phi đoàn được trang bị 24 phi cơ F-5E và 36 phi công; nhưng vào thời điểm lúc xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, phi đoàn 538 chỉ có khoảng gần 20 phi công và 17 phi cơ, gồm 1 chiếc F-5B dùng để huấn luyện, 4 chiếc F-5A, và 12 chiếc F-5E. Công tác thường nhật của chúng tôi là trực không chiến, các phi công phải ăn, ngủ ngay bên cạnh phi cơ; khi có lệnh, chúng tôi phải cất cánh ngay, trong vòng chỉ từ 1 phút 30 giây đến 2 phút 30 giây. Mỗi ngày có 2 phi tuần ứng trực nghênh cản, mỗi phi tuần 2 chiếc máy bay. Những phi công không ứng trực thì phải thao dợt không chiến và huấn luyện duy trì khả năng.
3. UBHS:
Trước khi trận Hải Chiến giữa HQ/VNCH và HQ/TQ xảy ra, BTL/HQ/V1DH có triệu tập một buổi họp để thảo luận kế hoạch bảo vệ Hoàng Sa. Buổi họp do Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại, là Tư Lệnh BTL/HQ/V1DH chủ tọa, về phía Không Quân có Chuẩn Tướng Nguyễn Ðức Khánh là Tư lệnh SÐ1KQ tham dự. Thiếu tá có biết việc này không? và Thiếu Tá có nhận được lệnh gì liên quan đến buổi họp này không?
Th/T Giàu:
Tôi không biết có buổi họp này. Sáng ngày hôm 19 tháng 1 năm 1974, là lúc xảy ra trận Hải Chiến Hoàng Sa, chúng tôi cũng không nhận được lệnh gì cả. Phi đoàn chúng tôi vẫn làm nhiệm vụ thường lệ là trực không chiến, bảo vệ không phận VNCH, ngăn chận phi cơ Bắc Việt từ bên kia vĩ tuyến 17 xâm nhập vào các thành phố phía Bắc Vùng I Chiến Thuật.
4. UBHS:
Xin Thiếu Tá cho biết diễn tiến sau đó như thế nào?
Th/T Giàu:
Khoảng 12 giờ trưa ngày 19 tháng 1 năm 1974, tôi được Tư Lệnh SÐ1KQ là Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh kêu lên gặp ông tại văn phòng. Ông cho biết trận chiến Hoàng Sa đã diễn ra, hai bên đều bị thiệt hại; một chiến hạm của Hải Quân, HQ10 bị chìm. KQ/VNCH nhận được lệnh từ Phủ Tổng Thống qua BTL/QÐ1-QK1, thiết lập mốt kế hoạch hành quân tấn công bằng bom chiến hạm TQ tại Hoàng Sa. Chuẩn Tướng Khánh ra lệnh cho tôi chuẩn bị ngay một lệnh hành quân, xử dụng các phản lực cơ F-5E tấn công các chiến hạm TQ tại Hoàng Sa trong thời gian sớm nhất. Trở về phi đoàn, tôi tức tốc chuẩn bị kế hoạch hành quân. Đến sáng sớm hôm sau, tức là sáng ngày 20 tháng 1, 1974, kế hoạch tấn công ném bom chiến hạm TQ ở Hoàng Sa đã hoàn tất với các chuẩn bị như sau:
- Lực lượng tấn công gồm:
- 2 phi tuần ném bom đi đầu, mỗi phi tuần có 3 phi cơ F-5E. Mỗi phi cơ mang thêm 2 bình xăng phụ dưới cánh, 1 bình săng phụ dưới bụng, và 2 trái bom MK 82, mỗi trái nặng 500 pounds. Hai phi tuần này có nhiệm vụ tấn công bất cứ chiến hạm nào của TQ có mặt tại Hoàng Sa. Ngoài bom, các phi cơ này còn trang bị 2 hỏa tiễn không-không AIM-9J và đại bác 20 ly M39.
- 2 phi tuần hộ tống cho hai phi tuần ném bom, mỗi phi tuần có 2 chiếc, mỗi phi cơ mang 3 bình xăng phụ như trên. Khi lâm chiến với phi cơ địch thì các bình săng phụ được ném bỏ để dễ bề xoay trở.
- Chiến thuật:
- Các phi tuần mang bom cất cánh trước và bay lên đến 20,000 bộ, bình phi và bay thẳng ra Hoàng Sa. Chọn cao độ 20,000 bộ vì vừa tiết kiệm được săng và thuận lợi cho việc tấn công tàu địch. Các phi tuần hộ tống cất cánh liền sau đó.
- Nhiệm vụ 2 phi tuần ném bom là khi đến mục tiêu, mỗi phi cơ chỉ thả 1 "pass" và giải tỏa về hướng Chu Lai – Phù Cát. Hướng này thuận lợi vì xa Hải Nam, căn cứ nhà của máy bay TQ, nếu chúng truy kích ta thì sẽ không đủ săng quay về.
- Nhiệm vụ của 2 phi tuần hộ tống và nghênh cản là bay sau và bay cao hơn. khoảng 3000 bộ để quan sát vòm trời, tìm địch và đánh cản để bảo vệ các phi tuần ném bom.
- Lực lượng yểm trợ:
- Về kỹ thuật, Không Đoàn 10 Kỹ Thuật thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa phối hợp cùng Không Đoàn Kỹ Thuật Tân Sơn Nhất đã chuyên chở ra Đà Nẵng ngay trong đêm 19/1 các vật dụng và vũ khí cần thiết tăng cường thêm cho cuộc hành quân để dự phòng cuộc chiến kéo dài.
- Trung Tâm Kiểm Soát Không Lưu Panama theo dõi để phát hiện các phi cơ địch.
- Tôi cũng đề nghị tăng cường:
1. o2 trực thăng để cấp cứu khi cần.
2. o1 máy bay vận tải C-130 bay ở độ cao 20,000 bộ trên không phận Chu Lai để làm trạm chuyển tiếp truyền tin.
3. oSử dụng mạng lưới phòng không diện địa của Quân Ðoàn I để yểm trợ trường hợp có phi cơ địch truy kích vào nội địa.
4. o1 chiến hạm Hải Quân VNCH để yểm trợ trên biển khi cần.
Về chỉ huy, tôi sẽ bay dẫn đầu phi tuần ném bom và chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này. Rất tiếc, vì đã qúa lâu nên tôi không thể nhớ hết tên các phi công của từng phi tuần tham dự cuộc hành quân này.
5. UBHS:
Xin Thiếu Tá cho biết điều gì xẩy ra sau đó?
Th/T Giàu:
Khoảng 6 giờ sáng ngày 20 tháng 1, 1974, tôi trình kế hoạch hành quân vừa hoàn tất lên Chuẩn Tướng Khánh, và cho biết mọi thứ đã sẵn sàng. Chúng tôi được lệnh chờ. Trong thời gian chờ đợi, tôi và anh em phi công rất nóng lòng. Tôi nhớ đã 3 lần điện thoại hỏi Tướng Khánh nhưng đều được trả lời tiếp tục chờ. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi có tham dự 2 buổi thuyết trình quân báo để biết diễn biến tình hình. Nguyên ngày 20 tháng 1, chúng tôi chờ đợi vẫn không có lệnh xuất quân. Mãi đến gần trưa hôm sau, tức ngày 21 tháng 1, 1974, tôi được Tướng Khánh thông báo, và tôi còn nhớ rất rõ nguyên văn câu nói của Tướng Khánh, là "Phủ Đầu Rồng ra lệnh hủy bỏ cuộc hành quân Hoàng Sa".
6. UBHS:
Nếu lệnh hành quân tấn công chiến hạm TQ của KQ/VNCH không bị hủy bỏ, với kinh nghiệm tác chiến và kiến thức chuyên môn, Thiếu Tá có thể phỏng đoán được kết quả cuộc hành quân này sẽ như thế nào?
Th/T Giàu:
Khó có thể đánh giá kết quả của một cuộc hành quân khi mà cuộc hành quân đó không xảy ra, và lại là một cuộc không chiến đầu tiên của anh em phi công KQ/VNCH. Tuy nhiên, trong tình huống lúc bấy giờ, tôi nghĩ chúng ta có một số yếu tố thuận lợi. Một là tinh thần các phi công rất cao, rất hăng hái vì đây là hành động bảo vệ đất nước chống xâm lăng, lại thêm tâm lý nóng lòng trả thù cho đồng đội vì nghe tin một chiến hạm HQVN bị chìm. Hai là chúng ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng, và trận chiến diễn ra trên đất nhà. Mặc dù F-5E có một vài bất lợi so với MIG-21 như tốc độ hơi chậm hơn và xoay trở tương đối khó khăn hơn ở độ cao trên 20,000 bộ, nhưng điều đó không phải là yếu tố quyết định sự thắng lợi khi giao chiến trên không. Các phi công TQ cũng như phi công VNCH đều chưa từng có kinh nghiệm không chiến, nhưng chúng ta có điểm lợi hơn là đã được huấn luyện kỹ thuật chiến đấu trên không của các phi công đày kinh nghiệm của Không Quân Hoa Kỳ. Thêm nữa, về vũ khí, chúng ta có hỏa tiễn không-không AIM-9J tối tân hơn (1)!
Điểm quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh là tinh thần hăng say của anh em phi công F5E lúc bấy giờ. Cho đến nay, khi tôi tham khảo với một số anh em phi công tham dự cuộc chuẩn bị hành quân hiện đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, tất cả đều lấy làm tiếc rằng đã không có cơ hội để đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ Hoàng Sa. Nhân đây tôi xin cám ơn Đại Úy Nguyễn Văn Vạn và Trung Úy Lưu Chinh đã nhắc tôi một số chi tiết về cuộc hành quân này mà vì thời gian qúa lâu nên tôi không còn nhớ đày đủ.
7. UBHS:
Xin Thiếu Tá cho biết, trong suốt thời gian diễn ra các sự kiện trên, tức là từ trưa 19 tháng 1 khi Thiếu Tá nhận được lệnh chuẩn bị cuộc hành quân, đến trưa 21 tháng 1, khi có lệnh hủy bỏ, Thiếu Tá có nhận được tin tức hay sự giúp đỡ gì từ phía Hoa Kỳ không?
Th/T Giàu:
Hoàn toàn không! Tôi chỉ nhận lệnh trực tiếp từ Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư Lịnh Sư Đoàn 1 Không Quân Đà Nẵng. Cần biết là từ sau khi có Hiệp Định Paris đầu năm 1973, các đơn vị quân đội đều không còn cố vấn Hoa Kỳ nữa./.
http://vietlist.us/SUB_VietHistory/lichsu1501161731.shtml
Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Đọc Cuốn ‘Hải Chiến Hoàng Sa’” của tác giả Trần Bình Nam, đăng trên ubhoangsa(dot)org:
“Cuộc phỏng vấn thứ hai với cựu Thiếu Tá Không quân Hồ Kim Giàu, phi đoàn trưởng phi đoàn nghênh cản 538 là lý thú nhất vì từ trước đến nay chưa được ai đề cập tới.
Phi đoàn nghênh cản của Không quân Việt Nam được thành lập cuối năm 1973 để đối phó với Không quân Bắc Việt trường hợp họ tấn công các phi trường thuộc Vùng I chiến thuật. Ngày 19/1/1974 khi cuộc chiến tại Hoàng Sa còn chưa ngả ngủ, Thiếu Tá Giàu được lệnh chuẩn bị phi đoàn bay ra Hoàng Sa oanh tạc các chiến hạm Trung quốc. Phi đoàn nghênh cản gồm 4 chiến đấu cơ F5-A và 12 chiến đấu cơ F5-E tối tân và với bình xăng phụ có khả năng bay ra Hòang Sa tác chiến trong vòng 15 phút và trở về. Các phi công đều được huấn luyện không chiến tại Hoa Kỳ.
Sáng ngày 20/1 phi đoàn sẵn sàng lên đường. Nhưng đến trưa có lệnh từ phủ tổng thống hủy bỏ công tác.”
Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Trích từ 3 trong số 16 bài phỏng vấn các nhân vật thuộc mọi giới, trong và ngoài HQ, trực tiếp liên hệ đến trận hải chiến Hoàng Sa” đăng trên blog vinhdanhcovang(dot)wordpress(dot)com:
“Thiếu Tá Không Quân Hồ Kim Giàu, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 538 Không Quân VNCH dự định đánh bom các chiến hạm TC tại Hoàng Sa
… Điểm quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh là tinh thần hăng say của anh em phi công F5E lúc bấy giờ. Cho đến nay, khi tôi tham khảo với một số anh em phi công tham dự cuộc chuẩn bị hành quân hiện đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, tất cả đều lấy làm tiếc rằng đã không có cơ hội để đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ Hoàng Sa…”
Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Hoàng Sa Nỗi Buồn Lịch Sử” của tác giả Long Ly, đăng trong website Nguyenthaihocfoundation(dot)org. Bài dài khoảng 6 trang, trong đó có rất nhiều chi tiết có tính cách lịch sử:
“Hôm nay thực sự những bài học kinh nghiệm huấn luyện về không chiến sắp được ứng dụng, có lẻ chỉ khoảng nửa giờ sau khi cất cánh từ Đà Nẳng. Tôi đã nóng lòng chờ những giây phút ấy, chưa bao giờ xảy ra trong đời, tôi thầm nhủ phải coi chừng những chiếc Mig 21, khó nuốt, nhưng không thắng thì huề,nhất định không chịu thua.
Đến 1 giờ, vẫn chưa thấy dấu hiệu gì chuẩn bị cất cánh, ông Thiếu Tá Giàu- người chỉ huy trận đánh- đi họp vẫn chưa về. 1giờ 30 , 2giờ, 2 giờ 30, rồi 3 giờ ,vẫn chưa được lệnh.Lúc đó tôi nghĩ đi trể như vậy, lúc về tối mất, không mấy thuận lợi nếu phải về trong trường hợp ít xăng và đáp xuống phi trường Phù Cát còn khá xa lạ với những phi cơ F5. Khoảng 5 giờ chiều mới biết cuộc hành quân oanh tạc Hoàng Sa bị huỷ bỏ vì :
“Mỹ không cho đánh “(???)
Ngày hôm sau, tôi không có tên trong lịch trình trực bay , nhưng không đi đâu được, vì đang cấm trại 100% nên vẫn quanh quẩn ở phòng trực phòng không. Tại Đà Nẳng, lúc nào cùng có 3 phi tuần F5 trực phòng không. Phi tuần Xray trực 5 phút, Zulu trực 15 phút, Whisky trực 30 phút ( có nghĩa khi báo động , phi tuần Xray bằng mọi cách phải cất cánh trong vòng 5 phút, sau đó phi tuần Zulu được đôn lên thành 5 phút, sẵn sàng cất cánh nếu cần, phi tuần Whisky đôn lên thành 15 phút và sẽ thành trực 5 phút nếu phi tuần Zulu phải cất cánh.)
Khoảng 3 giờ chiều, tình hình vẫn bình thường. Trung uý Chinh người trực phi tuần 5 phút đến gặp tôi, xin tôi trực thế cho một lát, để về đưa con đi bác sĩ. Tôi nhận lời vì chúng tôi vẫn thường giúp nhau, xem như anh em. Tôi lấy mủ bay ra phi cơ, gở mủ bay của Trung uý Chinh ra, nối ống dưỡng khí và dây vô tuyến vào ( vì mỗi người có mủ bay riêng, đã được điều chỉnh cho phù hợp với đầu của mình ).Khoảng 3 giờ 30, lúc đó Trung uý Chinh vừa chạy xe vào khu vực phòng không, đang mặc bộ G suit thì báo động.
Tôi vội chạy ra phi cơ,Trung uý Chinh cũng chạy theo gọi tôi; Long để tôi bay cho.
Tôi vừa chạy vừa trả lời :Không kịp đâu, tôi đã đổi mủ bay rồi.Nói xong, tôi liền leo vào phòng lái, mở nút battery, khoát hai quai dù vào, khoá Seat Belt lại, đội mủ bay, đeo mặt nạ dưỡng khí vào.
Trong khi tôi làm những việc đó một chuyên viên phi đạo vừa nổ máy, vừa giúp tôi nối giây G suit. Khi anh ta bước xuống, rút cầu thang là tôi đóng ngay nắp phòng lái, tống ga vọt khỏi ụ đậu.
Đài kiêm soảt không lưu Đà Nẳng thông báo ngay trên tần số vô tuyến cao độ 20.000 ngàn feet và hướng bay 045 mà đài kiểm báo Panama- ở trên đỉnh núi Sơn Chà- yêu cầu để dể dàng nhận thấy mục tiêu.
Lúc ấy mọi chuyện xảy ra rất nhanh, tôi không còn nhớ gì ngoài những phương thức cất cánh khẩn cấp, chạy ra phi đạo, không chần chừ, tống ga tối đa, mở afterburner, chiếc số 1 chạy trước, tôi bám sát theo, phi cơ lao nhanh trên phi đạo.
Hôm ấy vì chuẩn bị đánh Hoàng Sa nên phi cơ mang ba bình xăng phụ, phải chạy hơn một nửa phi đạo mới cất cánh được. Có lẻ từ khi báo động đến khi chúng tôi gấp bánh lại khoảng 3 phút rưỡi, không lâu hơn khoảng thời gian ấy. Khi đang bay lên cao, chúng tôi liên lạc với đài kiểm báo Panama xin diển tả mục tiêu.
Được cho biết hai phi cơ Mig 21 cất cánh từ Hải Nam bay về hướng Đà Nẳng còn cách phi tuần chúng tôi vào khoảng 100 dặm. Tôi bay dạt ra xa, hơi lùi về phía sau đối với chiếc số 1 trong đội hình không chiến. Trung uý Tảo bay số 1 liên tục hỏi Panama về mục tiêu vì 100 dặm tuy mắt thường không nhìn thấy nhưng hai phi cơ siêu thanh bay đối đầu nhau (head on ) thì chỉ chốc lát là ở bên cạnh nhau ngay.
Chúng tôi tập trung quan sát kỹ lưỡng chung quanh , chưa thấy Mig đâu, lúc đó, ở phi đoàn gọi hotline lên Panama dặn chúng tôi nhớ vứt ba bình xăng phụ trước khi không chiến. Tôi vừa bay vừa nghĩ, chắc đụng thật rồi, nút nhả ba bình xăng phụ ở vi trí Standby chỉ cần bấm nút là ba bình xăng phụ sẽ tách rời khỏi máy bay.
Tôi liếc nhanh hoả tiển Sidewinders đã sẵn sàng khai hoả, tôi vặn nút volume tầm nhiệt của hoả tiển không không nghe cho rõ, để khi không chiến, hoả tiển bắt được hơi nóng của phi cơ địch sẽ báo lên bằng âm thanh nghe được bằng head phone gắn trong mủ bay.
Trung uý Tảo vừa liên lạc với Panama vừa quan sát mục tiếu, tôi cũng thế, theo dấu chiếc số 1, đồng thời cũng quan sát thật kỹ, mình phải thấy Mig trước, nhưng Panama im lặng vô tuyến một lát rồi yêu cầu chúng tôi giữ cao độ 20.000 feet và bay vòng trở lại , vì hai phi cơ Mig 21 của Trung Cộng đã quẹo về hướng Hải Nam.
Chúng tôi bay bao vùng vòng tròn ngoài biển cách phi trường Đà Nẳng khoảng 80-100 dặm.Thực ra Trung Cộng muốn thử phản ứng của Không Quân VNCH và chúng ta đã phản ứng rất nhanh, cất cánh ngay trước khi Mig xâm nhập khộng phận và nếu có xảy ra không chiến thì chúng ta kể như có lợi thế vì gần Đà Nẳng và khá xa Hải Nam.
Sau khi đã chỉ định danh sách những người bay các phi tuần còn lại, nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10 phi tuần, mỗi phi tuần hai chiếc. Phi cơ cất cánh bay cuối cùng là một chiếc RF-5, do một vị thiếu tá phi đoàn 522 lái có nhiệm vụ bay qua chiến trường chụp hình kết quả cuộc oanh tạc do những chiếc F5 bay trước ném bom xuống.
Khoảng 10 giờ sáng, tất cả những phi công tham dự cuộc hành quân đặc biệt này lên Sư đoàn họp, nghe thuyết trình kế hoạch đánh Hoàng Sa. Chẳng mấy khi những cấp sĩ quan cấp nhí như tụi tôi được vào phòng họp này, nên thấy có vẻ hơi lạ.
Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn I Không Quân thuyết trình tình hình và kế hoạch ném bom. Từng phi tuần cất cánh từ Phi trường Đà Nẳng, cách bờ biển 100 dặm, nếu thấy chiếc tàu nào đều đánh chìm vì Hải Quân của chúng ta đã rút về phòng thủ ở trong vòng 100 dặm, các tàu của các nước khác đã được thông báo và yêu cầu tránh xa vùng Hoàng Sa.
Chỉ có 10 phút không chiến, không được ở lâu, khi về bay chếch xuống hướng Nam, đáp xuống phi trường Phù Cát chứ không về Đà Nẳng nữa sợ phi cơ Mig bay chận hậu. Nếu máy bay Mig đuổi theo những chiếc F5 bay về Phù Cát, thì nó sẽ bị những chiếc F5 cất cánh từ phi trường Đà Nẳng lên chận đuôi nên sẽ không dám bay xa xuống hướng Nam.
Khi nghe thuyết trình như vậy, lúc ấy tuy còn rất trẻ nhưng tôi đã hình dung được chưa chắc mình đã bay được đến Hoàng Sa mà chắc chắn trận không chiến sẽ diển ra vào khoảng không phận 120 dặm cách Đà Nẳng cũng như đảo Hải Nam của Trung Cộng, vì khi chúng ta cất cánh lên bay về hướng Hoàng Sa, máy bay Mig sẽ lên nghênh cản ngay và cuộc đối đầu sẽ diển ra trong khoảng toạ độ đó.
Đến khi thuyết trình về hệ thống cấp cứu nếu chúng tôi phải nhảy dù trong trường hơp khẩn cấp. Đại Tá Tư Lệnh Phó SDIKQ cho biết…Cách bờ biển 50 dặm sẽ có hai chiếc tàu Hải Quân . Trên mỗi tàu có hai chiếc trực thăng, sẽ bay đi cấp cứu trong vòng 50 dặm nữa.
Như vậy, nếu mấy anh nhảy dù trong vòng 100 dặm thì cứu được, còn ngoài 100 dặm sẽ không cứu được vì quá xa. Một vị Trung Uý hỏi…Đệ thất hạm đội Mỹ có cấp cứu khi chúng tôi nhảy dù ngoài tầm cấp cứu của chúng ta ? Đại Tá trả lời ngay:” Đệ Thất Hạm Đội từ chối không cứu”.
Lúc đó chúng tôi hiểu ngay Mỹ đã bật đèn xanh và làm ngơ cho Trung Cộng cướp đảo Hoàng Sa của chúng ta.
Là những chiến sĩ VNCH ai không đau lòng khi bị Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, lấy mất mảnh đất do cha ông đã đổ bao công lao, xương máu tạo nên, giữ gìn cho đến ngày nay…
Những cuộc chiến đấu dũng cảm, đẫm máu như Tết Mậu Thân 1968, tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972, những trận đánh lừng danh trên khắp lãnh thổ Miền Nam Việt Nam, nhất quyết không để một tấc đất vào tay kẻ thù, vậy mà Trung Cộng lại ngang nhiên, công khai xăm lấn Hoàng Sa, với sự im lặng ủng hộ của CSVN, với sự phủi tay của Hoa Kỳ. Những phi công F5 được chỉ định oanh tạc Hoàng Sa không ai từ chối, trái lại tinh thần rất cao, sẵn sàng tung cánh dầu không có sự yểm trợ của Không Quân và Đệ Thất Hạm Đội Mỹ.
Trước khi vào nghe thuyết trình, chúng tôi vẫn đinh ninh sẽ có sự tham dự ném bom của Không Quân Hoa Kỳ như họ đã từng bay những phi vụ yểm trợ, đánh phá Việt Công tại miền Nam cũng như tại miền Bắc trước khi có hiệp định Paris. Hoặc ít ra không trực tiếp oanh tạc, phi cơ Mỹ cũng bay Air Cover cho KQVNCH an toàn oanh tạc Hoàng Sa.
Nhưng thực tế, họ đã từ chối, tại sao vậy ?.Lúc đó chúng tôi không hiêu có phải Mỹ đã bỏ rơi chúng ta hay họ muốn thử xem thực lực của KQVNCH có khả năng vươn nổi cánh sắt đến những mục tiêu xa xôi như Hoàng Sa ?
Buổi thuyết trình hành quân đang khựng lai vị hệ thống cấp cứu rất hạn chế thì bổng cửa phòng hop mở ra Đại Tá Võ Văn Sĩ, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 63 Chiến Thuật ở phi trường Biên Hoà và môt sĩ quan Không Quân cao câp khác tôi không biết tên, cả hai bước vào phòng họp.
Đại Tá Sĩ chỉ ngay vào Thiếu tá Hồ Kim Giàu nói :”Giàu, đừng nóng“.
Hai vị sĩ quan cao cấp mới đến tiêp xúc với Đại Ta Tứ Lệnh Phó Sư Đoàn I KQ một lát và sau đó ra lệnh cho tất cả các phi công rời phòng họp.
Về khu trực phòng không, chúng tôi được lệnh chuẩn bị cất cánh, có lẽ vào khoảng 1 giờ chiều. Ai nấy sẵn sàng, kiểm tra lại G suit, xem lại những dụng cụ cấp cứu trong chiếc áo lưới, cân thận gài chặt khẩu súng P38, biết đâu đến lúc cần đến nó ! Tôi mở sẵn bản đồ hành quân. Hoàng Sa nhỏ bé thật, có nhiều đảo nhỏ nhưng không có một mục tiêu được chỉ định rõ ràng.
Tôi cố học thuộc lòng tần số liên lạc của phi trường Phù Cát để khi trở về không lạng quạng mò mẩm. Tôi hình dung lại những bài học không chiến đã được tập luyện kỹ lưỡng tại Hoa Kỳ cũng như những phi vụ thực tập hàng ngày ở Phi Đoàn 538. Tôi có niềm tự tin không đến nổi nào, có thể sẽ thắng. Khi thực tâp tại vùng sa mạc Arizona, đã nhiều lần tình cờ không chiến với các phi cơ F4. F100 ( cũng bay những phi vụ huấn luyện về không chiến) chính tôi cũng thấy ngang ngữa, không có gì thua sút họ cả.
Tôi ôn lại những kỷ niệm năm xưa với những dự tính oanh tạc Hoàng Sa năm 1974 của phi đoàn mà tôi phục vụ để thấy những nỗi đắng cay của chúng ta, của một nước kém phát triển, của một quốc gia còn non trẻ nhưng gặp thảm hoạ chiến tranh đã bị các nước lớn khuynh đảo.”
Sinh Tồn chuyển
+++++++++++++++++++++++++++++++++++
PHỎNG VẤN CỰU THIẾU TÁ KQVNCH HỒ KIM GIÀU
Fr: Tweety Nguyen
Phỏng vấn ông Hồ Kim Giàu, liên quan đến bài báo đăng tải trên tờ Thanh Niên với tựa đề: “Không Quân VNCH Lên Kế Hoạch Giành Lại Hoàng Sa”
Thứ Ba, ngày 14.01.2014
Kính thưa quý thính giả, ngày 19 tháng Giêng sắp tới đánh dấu 40 năm Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN. Khác với các năm trước, báo chí lề đảng thường im lìm không nhắc nhở gì đến biến cố này, năm nay nhiều báo, đài đã đăng bài, đọc tin, chiếu phim về trận hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Trung Cộng. Chẳng hạn tờ Thanh Niên đã đăng một loạt gần một chục bài về cuộc chiến này, kể cả những bài phỏng vấn các quân nhân Hải Quân VNCH và thân nhân các tử sĩ của trận chiến này.
Trong số đó có bài phỏng vấn đại tá Nguyễn Thành Trung với tựa đề "Không Quân Việt Nam Cộng Hòa Lên Kế Hoạch Giành Lại Hoàng Sa", trong đó Ông Trung cho biết có 5 phi đoàn máy bay F-5 chuẩn bị tham chiến, với tên các phi đoàn trưởng, và kế hoạch đánh chìm 40 tàu Trung cộng...
Nhưng sự thật về kế hoạch không chiến này như thế nào? Không quân VNCH đã chuẩn bị tham chiến ra sao? Có bao nhiêu máy bay được điều động? Kế hoạch tác chiến thế nào? Tại sao báo Thanh Niên lại đăng bài phỏng vấn hoàn toàn sai lạc như vậy?
Để trả lời các câu hỏi trên đây, mời quý thính giả theo dõi buổi thảo luận của chúng tôi với ông Hồ Kim Giàu, cựu thiếu tá Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 538 F-5, đơn vị Không Quân được chỉ định chuẩn bị để tham chiến trong trận Hoàng Sa. Ông Hồ Kim Giàu tham dự buổi thảo luận này từ thành phố Las Vegas, Hoa Kỳ.
Cũng cần nói rõ Nguyễn Thành Trung là cán bộ CS nằm vùng, được cài vào làm sĩ quan Không Quân của VNCH, và ngày 8 tháng 4, 1975 đã ném bom Dinh Độc Lập tại Sài Gòn.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++
Phỏng vấn Cựu Thiếu Tá Không Quân HỒ KIM GIÀU, Quyền Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 Không Quân Việt Nam Cộng Hòa
(Trích HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19-1-1974 do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa – UBHS- soạn thảo, ấn hành tháng Mười năm 2010).
Thiếu Tá HỒ KIM GIÀU gia nhập Không Quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1961, và du học Hoa Kỳ đầu năm 1962, tốt nghiệp Trường Huấn luyện Phi công Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola, Florida, tháng 3 năm 1964. Khi trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Quốc ngày 19 tháng 1 năm 1974, ông đang đảm nhận chức vụ quyền Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 tại Ðà Nẵng. Cuộc phỏng vấn được thực hiện qua điện thoại lúc 9:30 AM ngày 21 tháng 4 năm 2010, và được bổ túc thêm trong cuộc trao đổi điện thoại lúc 11AM ngày 27 tháng 4 năm 2010.
1. UBHS:
Xin Thiếu Tá cho biết chức vụ và trách nhiệm của mình vào thời điểm xảy ra trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974?
Th/T Giàu:
Tháng 6 năm 1973, tôi được đề cử đi học một khóa tu nghiệp về F-5E tại Arizona và sau đó được chuyển qua học tại Trường Không Chiến ở căn cứ Không Quân Hoa Kỳ Nellis, Las Vegas. Sau khi tốt nghiệp trở về nước ngày 23 tháng 12 năm 1973, tôi được BTL/KQVNCH chỉ định làm quyền Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 tại Ðà Nẵng. Từ Sài Gòn, tôi bay ra Đà Nẵng nhận nhiệm vụ ngay ngày 24 tháng 12 năm 1973. Trận Hải Chiến Hoàng Sa xảy ra giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Quốc ngày 19 tháng 1 năm 1974 trong lúc tôi đang chỉ huy Phi Ðoàn này. Nhiệm vụ của Phi đoàn là bảo vệ không phận VNCH, ngăn chận phi cơ Bắc Việt từ bên kia vĩ tuyến 17 tấn công lãnh thổ Vùng I Chiến Thuật.
2. UBHS:
Xin Thiếu Tá nói rõ thêm về Phi Ðoàn 538.
Th/T Giàu:
Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 được thành lập năm 1972, mang tên "Hồng Tiễn", trực thuộc Không Đoàn 61 Sư Đoàn 1 Không Quân Đà Năng. Phi Đoàn được trang bị phi cơ F-5E là loại phi cơ phản lực tối tân nhất của Không Quân VNCH. Theo bảng cấp số, phi đoàn được trang bị 24 phi cơ F-5E và 36 phi công; nhưng vào thời điểm lúc xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, phi đoàn 538 chỉ có khoảng gần 20 phi công và 17 phi cơ, gồm 1 chiếc F-5B dùng để huấn luyện, 4 chiếc F-5A, và 12 chiếc F-5E. Công tác thường nhật của chúng tôi là trực không chiến, các phi công phải ăn, ngủ ngay bên cạnh phi cơ; khi có lệnh, chúng tôi phải cất cánh ngay, trong vòng chỉ từ 1 phút 30 giây đến 2 phút 30 giây. Mỗi ngày có 2 phi tuần ứng trực nghênh cản, mỗi phi tuần 2 chiếc máy bay. Những phi công không ứng trực thì phải thao dợt không chiến và huấn luyện duy trì khả năng.
3. UBHS:
Trước khi trận Hải Chiến giữa HQ/VNCH và HQ/TQ xảy ra, BTL/HQ/V1DH có triệu tập một buổi họp để thảo luận kế hoạch bảo vệ Hoàng Sa. Buổi họp do Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại, là Tư Lệnh BTL/HQ/V1DH chủ tọa, về phía Không Quân có Chuẩn Tướng Nguyễn Ðức Khánh là Tư lệnh SÐ1KQ tham dự. Thiếu tá có biết việc này không? và Thiếu Tá có nhận được lệnh gì liên quan đến buổi họp này không?
Th/T Giàu:
Tôi không biết có buổi họp này. Sáng ngày hôm 19 tháng 1 năm 1974, là lúc xảy ra trận Hải Chiến Hoàng Sa, chúng tôi cũng không nhận được lệnh gì cả. Phi đoàn chúng tôi vẫn làm nhiệm vụ thường lệ là trực không chiến, bảo vệ không phận VNCH, ngăn chận phi cơ Bắc Việt từ bên kia vĩ tuyến 17 xâm nhập vào các thành phố phía Bắc Vùng I Chiến Thuật.
4. UBHS:
Xin Thiếu Tá cho biết diễn tiến sau đó như thế nào?
Th/T Giàu:
Khoảng 12 giờ trưa ngày 19 tháng 1 năm 1974, tôi được Tư Lệnh SÐ1KQ là Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh kêu lên gặp ông tại văn phòng. Ông cho biết trận chiến Hoàng Sa đã diễn ra, hai bên đều bị thiệt hại; một chiến hạm của Hải Quân, HQ10 bị chìm. KQ/VNCH nhận được lệnh từ Phủ Tổng Thống qua BTL/QÐ1-QK1, thiết lập mốt kế hoạch hành quân tấn công bằng bom chiến hạm TQ tại Hoàng Sa. Chuẩn Tướng Khánh ra lệnh cho tôi chuẩn bị ngay một lệnh hành quân, xử dụng các phản lực cơ F-5E tấn công các chiến hạm TQ tại Hoàng Sa trong thời gian sớm nhất. Trở về phi đoàn, tôi tức tốc chuẩn bị kế hoạch hành quân. Đến sáng sớm hôm sau, tức là sáng ngày 20 tháng 1, 1974, kế hoạch tấn công ném bom chiến hạm TQ ở Hoàng Sa đã hoàn tất với các chuẩn bị như sau:
- Lực lượng tấn công gồm:
- 2 phi tuần ném bom đi đầu, mỗi phi tuần có 3 phi cơ F-5E. Mỗi phi cơ mang thêm 2 bình xăng phụ dưới cánh, 1 bình săng phụ dưới bụng, và 2 trái bom MK 82, mỗi trái nặng 500 pounds. Hai phi tuần này có nhiệm vụ tấn công bất cứ chiến hạm nào của TQ có mặt tại Hoàng Sa. Ngoài bom, các phi cơ này còn trang bị 2 hỏa tiễn không-không AIM-9J và đại bác 20 ly M39.
- 2 phi tuần hộ tống cho hai phi tuần ném bom, mỗi phi tuần có 2 chiếc, mỗi phi cơ mang 3 bình xăng phụ như trên. Khi lâm chiến với phi cơ địch thì các bình săng phụ được ném bỏ để dễ bề xoay trở.
- Chiến thuật:
- Các phi tuần mang bom cất cánh trước và bay lên đến 20,000 bộ, bình phi và bay thẳng ra Hoàng Sa. Chọn cao độ 20,000 bộ vì vừa tiết kiệm được săng và thuận lợi cho việc tấn công tàu địch. Các phi tuần hộ tống cất cánh liền sau đó.
- Nhiệm vụ 2 phi tuần ném bom là khi đến mục tiêu, mỗi phi cơ chỉ thả 1 "pass" và giải tỏa về hướng Chu Lai – Phù Cát. Hướng này thuận lợi vì xa Hải Nam, căn cứ nhà của máy bay TQ, nếu chúng truy kích ta thì sẽ không đủ săng quay về.
- Nhiệm vụ của 2 phi tuần hộ tống và nghênh cản là bay sau và bay cao hơn. khoảng 3000 bộ để quan sát vòm trời, tìm địch và đánh cản để bảo vệ các phi tuần ném bom.
- Lực lượng yểm trợ:
- Về kỹ thuật, Không Đoàn 10 Kỹ Thuật thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa phối hợp cùng Không Đoàn Kỹ Thuật Tân Sơn Nhất đã chuyên chở ra Đà Nẵng ngay trong đêm 19/1 các vật dụng và vũ khí cần thiết tăng cường thêm cho cuộc hành quân để dự phòng cuộc chiến kéo dài.
- Trung Tâm Kiểm Soát Không Lưu Panama theo dõi để phát hiện các phi cơ địch.
- Tôi cũng đề nghị tăng cường:
1. o2 trực thăng để cấp cứu khi cần.
2. o1 máy bay vận tải C-130 bay ở độ cao 20,000 bộ trên không phận Chu Lai để làm trạm chuyển tiếp truyền tin.
3. oSử dụng mạng lưới phòng không diện địa của Quân Ðoàn I để yểm trợ trường hợp có phi cơ địch truy kích vào nội địa.
4. o1 chiến hạm Hải Quân VNCH để yểm trợ trên biển khi cần.
Về chỉ huy, tôi sẽ bay dẫn đầu phi tuần ném bom và chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này. Rất tiếc, vì đã qúa lâu nên tôi không thể nhớ hết tên các phi công của từng phi tuần tham dự cuộc hành quân này.
5. UBHS:
Xin Thiếu Tá cho biết điều gì xẩy ra sau đó?
Th/T Giàu:
Khoảng 6 giờ sáng ngày 20 tháng 1, 1974, tôi trình kế hoạch hành quân vừa hoàn tất lên Chuẩn Tướng Khánh, và cho biết mọi thứ đã sẵn sàng. Chúng tôi được lệnh chờ. Trong thời gian chờ đợi, tôi và anh em phi công rất nóng lòng. Tôi nhớ đã 3 lần điện thoại hỏi Tướng Khánh nhưng đều được trả lời tiếp tục chờ. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi có tham dự 2 buổi thuyết trình quân báo để biết diễn biến tình hình. Nguyên ngày 20 tháng 1, chúng tôi chờ đợi vẫn không có lệnh xuất quân. Mãi đến gần trưa hôm sau, tức ngày 21 tháng 1, 1974, tôi được Tướng Khánh thông báo, và tôi còn nhớ rất rõ nguyên văn câu nói của Tướng Khánh, là "Phủ Đầu Rồng ra lệnh hủy bỏ cuộc hành quân Hoàng Sa".
6. UBHS:
Nếu lệnh hành quân tấn công chiến hạm TQ của KQ/VNCH không bị hủy bỏ, với kinh nghiệm tác chiến và kiến thức chuyên môn, Thiếu Tá có thể phỏng đoán được kết quả cuộc hành quân này sẽ như thế nào?
Th/T Giàu:
Khó có thể đánh giá kết quả của một cuộc hành quân khi mà cuộc hành quân đó không xảy ra, và lại là một cuộc không chiến đầu tiên của anh em phi công KQ/VNCH. Tuy nhiên, trong tình huống lúc bấy giờ, tôi nghĩ chúng ta có một số yếu tố thuận lợi. Một là tinh thần các phi công rất cao, rất hăng hái vì đây là hành động bảo vệ đất nước chống xâm lăng, lại thêm tâm lý nóng lòng trả thù cho đồng đội vì nghe tin một chiến hạm HQVN bị chìm. Hai là chúng ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng, và trận chiến diễn ra trên đất nhà. Mặc dù F-5E có một vài bất lợi so với MIG-21 như tốc độ hơi chậm hơn và xoay trở tương đối khó khăn hơn ở độ cao trên 20,000 bộ, nhưng điều đó không phải là yếu tố quyết định sự thắng lợi khi giao chiến trên không. Các phi công TQ cũng như phi công VNCH đều chưa từng có kinh nghiệm không chiến, nhưng chúng ta có điểm lợi hơn là đã được huấn luyện kỹ thuật chiến đấu trên không của các phi công đày kinh nghiệm của Không Quân Hoa Kỳ. Thêm nữa, về vũ khí, chúng ta có hỏa tiễn không-không AIM-9J tối tân hơn (1)!
Điểm quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh là tinh thần hăng say của anh em phi công F5E lúc bấy giờ. Cho đến nay, khi tôi tham khảo với một số anh em phi công tham dự cuộc chuẩn bị hành quân hiện đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, tất cả đều lấy làm tiếc rằng đã không có cơ hội để đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ Hoàng Sa. Nhân đây tôi xin cám ơn Đại Úy Nguyễn Văn Vạn và Trung Úy Lưu Chinh đã nhắc tôi một số chi tiết về cuộc hành quân này mà vì thời gian qúa lâu nên tôi không còn nhớ đày đủ.
7. UBHS:
Xin Thiếu Tá cho biết, trong suốt thời gian diễn ra các sự kiện trên, tức là từ trưa 19 tháng 1 khi Thiếu Tá nhận được lệnh chuẩn bị cuộc hành quân, đến trưa 21 tháng 1, khi có lệnh hủy bỏ, Thiếu Tá có nhận được tin tức hay sự giúp đỡ gì từ phía Hoa Kỳ không?
Th/T Giàu:
Hoàn toàn không! Tôi chỉ nhận lệnh trực tiếp từ Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư Lịnh Sư Đoàn 1 Không Quân Đà Nẵng. Cần biết là từ sau khi có Hiệp Định Paris đầu năm 1973, các đơn vị quân đội đều không còn cố vấn Hoa Kỳ nữa./.
http://vietlist.us/SUB_VietHistory/lichsu1501161731.shtml
__._,_.___
Ðể tưởng nhớ Biệt Hải Nguyễn Văn Vượng và các Anh Linh Chiến Sĩ VNCH đã tử trận trong cuộc hải chiến Hoàng Sa.
Cuộc hải chiến Hoàng Sa đến nay đã trên 36 năm. Với thời gian và tuổi tác có khi người viết đã không còn nhớ hết được tất cả sự việc xảy ra lúc đó. Kính mong quí Hạm Trưởng và những người tham dự sẵn lòng bỏ qua. Ðồng thời xin được bổ sung những điều còn thiếu sót trong bài viết.
PHẦN I – TƯỜNG THUẬT CỦA BIỆT HẢI NGUYỄN CHÂU
Sau khi chương trình Việt Nam hóa chiến tranh được thành hình thì Trung Ðội Dân Sự Chiến Ðấu đóng ở trên đồi Hoa Sim được giải tán. Trung Ðội này trước đây chuyên lo phụ trách về vấn đề phòng thủ an ninh những nơi như Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải (SPVDH/NKT/BTTM), Căn Cứ Trần Hưng Ðạo của Lực Lượng Hải Tuần và Trại 9 của Lực Lượng Biệt Hải (còn gọi là Blackrock). Ðồi Hoa Sim sau đó được chuyển giao cho các toán Biệt Hải, còn Trại 9 của Biệt Hải ở Sơn Trà thì được Bộ Chỉ Huy Biệt Hải bàn giao lại cho các Chiến Ðoàn Công Tác, thuộc Nha Kỹ Thuật/BTTM trú đóng.
Từ ngã ba Tiên Sa (Ðà Nẵng) đi ra, vừa qua khỏi trạm gác Ðài Kiểm Báo Không quân (còn gọi là Cầu Trắng) là trông thấy căn cứ Ðồi Hoa Sim, được đặt trên một mỏm núi khá thấp, nằm về bên phải và cách Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải của Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại một con đuờng. Trước đây, Phó Ðề Ðốc Thoại đã từng là vị Chỉ Huy Trưởng của Sở Phòng Vệ Duyên Hải khi còn ở cấp bậc Trung Tá. Trái ngược với một số tin tức bên ngoài đơn vị cho rằng Lực Lượng Biệt Hải (LLBH) đã được giải thể khi Hoa Kỳ rút quân về nước năm 1972. Thực tế đã cho chúng ta thấy rằng sau khi được dời về trú đóng trên Ðồi Hoa Sim, các công tác hoạt động của Lực Lượng Biệt Hải vẫn còn tiếp tục và trực thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải/Nha Kỹ Thuật cho đến ngày cuối cùng. Bằng chứng là sau ngày đi công tác Hoàng Sa về ngày 10 tháng 4 năm1974, tôi nhận được văn thư của Sở mang số 0259/TTM/NKT/SPVDH/CTCT, tuyển chọn tôi (Nguyễn Châu) trong số 132 chiến sĩ xuất sắc nhất của QLVNCH trên toàn quốc để về thủ đô Sàigòn tham dự ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1974.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết