QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Monday, December 26, 2016

Nhật Tiến, nhà văn của tuổi thơ

 
Gửi Viên Linh:

On Sunday, December 25, 2016 6:06 PM, VietHai Tran <> wrote:




Nht Tiến, nhà văn ca tui thơ

Một thuở chập chững bước vào trung học ghé hiệu sách Khai Trí của ông Nguyễn Hùng Trương, trên con lộ Lê Lợi quen thuộc, nhịn ăn quà sáng để dành tiền mẹ cho bê tác phẩm trên kệ mà lòng thấp thỏm thèm nhỏ dãi. 
Ừ, hihi... nào, tiền trao cháo múc, khuâng sách chữ nghĩa bề bề về nhai ngấu nghiến cho sướng tâm tư, cho no bộ não, cho thỏa con tim ngày cũ, chả "ke" đến dạ dày, bởi vì cái thuở xa xa ấy ta ở xa xa nhà thương, ta chả cần các vị toubib thiên thần nào cả, chữ nghĩa của sách vở nuôi ta cho ta những lục phủ ngũ tạng vốn hoàn mỹ. L'état de santé est à zéro faute tout le temps, oui c'est vrai toujours,...

Ôi nhớ lại những ngày vui đã qua, những ngày mài đũng đáy quần trên ghế nhà trường. Chuyện ngày xa xưa ấy, tôi nhớ những tác phẩm của Lê Tất Điều quyến rũ túi bạc bữa lủng, bữa mong manh của tôi dán mắt cú vọ vào những truyện: Tình Bạn Của Đôi Guốc, Những Giọt Mực,... loạt tập sách Tuổi Hoa của nhà văn Quyên Di, hoa gì cũng đọc cả, rồi lớn hơn tí nữa với tác phẫm Doãn Quốc Sỹ như Gìn Vàng Giữ Ngọc, Dòng Sông Ðịnh Mệnh, Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều,... Nhưng lúc ở tuổi babylac xổ sữa, nhổ giò lên trung học, tôi mê thích hai tác phẩm Những Vì Sao Lạc và Chim Hót Trong Lồng, cốt truyện rất thích hợp với tâm trạng tuổi nhỏ, những quyển sách truyện thiếu nhi loại bông tím PG của nhà văn Quyên Di, đọc sách trong nỗi say sưa, mến mộ của tôi.


Rồi nay khi ngao du trên net lại bắt gặp câu nói bôi bác, trong thái độ kẻ viết như kẻ cả xấc xược, ngạo mạn, thô lỗ chữ nghĩa, câu văn trắc nết của bạn đã được ném trả về cho chữ nghĩa của bạn vậy. Le style, c’est l’homme, "đọc chi cho mất thì giờ.”,  phường tuồng nào nỡ buông những dòng vô tâm, vô đạo như thế này:

"Tôi vốn không đọc Nhật Tiến, tác giả của những truyện về trẻ mồ côi, về các bà sơ có lòng nhân ái, những đề tài thích hợp với mấy cậu nhỏ thuở mơ làm văn sĩ, bước vào giai đoạn sáng tác thì nhân vật cốt truyện đề tài văn chương được bao lăm, đọc chi cho mất thì giờ.”

Những ý tưởng khiêu khích, bôi bác trong khi tuổi đời, quỹ thời gian của bạn không còn bao nhiêu, bạn nhé. Êh mà bạn này, bạn không đọc thì kệ xác bạn, hà cớ gì bạn phải buông những lời lẽ cộc cằn, nặng nề khi nghe, chói tai nghịch thính nhĩ như thế nhỉ? Hãy nhìn quanh bạn đi nhé, "Dis-moi avec qui tu traînes, et je te dirai qui tu es" (proverbe espagnol), hay "Dites-moi qui est votre ami et je vous dirai qui vous êtes"  (proverbe russe), rồi "Dites-moi ce que vous pensez que vous êtes et je vais vous dire ce que vous n'êtes pas." (Henri Frédéric Amiel [1821-1881]), thêm "Dites-moi ce que vous faites attention et je vais vous dire qui vous êtes." (José Ortega y Gasset [1883-1955]). Bạn công kích văn chương Nhật Tiến, êh thử cho xem bạn để gì lại cho tuổi thơ, một quả trứng vịt to tổ bố ư ? Tôi gửi bn những văn phong thanh cao khác hơn bạn, những cảm nhận thanh tao của những cái nhìn thoáng hơn bạn nhé:

"Với hơn 20 tác phẩm đã xuất bản, với nhiều thể loại, các tác phẩm chính của Nhật Tiến đều có liên hệ tới tuổi thơ. Nhật Tiến được mệnh danh là nhà văn của tuổi thơ bất hạnh, nhà văn của khuynh hướng xã hội. Võ Phiến trong bài viết về Nhật Tiến trong bộ Văn Học Miền Nam đã đưa ra nhận xét: “Lúc bấy giờ ai cũng biết ở Miền Nam có nhiều tác giả tên tuổi viết về giới trẻ thơ. Mỗi vị một vẻ. Trẻ em trong truyện Duyên Anh thường là những trẻ đáo để. Đám trẻ của Lê Tất Điều hầu hết đều có nét tinh nghịch. Trong Nhật Tiến là trẻ bất hạnh”. [VHMN, truyện 2, tr.1270, Nxb Văn Nghệ 1999]"

(đọc Ngô Thế Vinh, "Nhật Tiến Thềm Hoang Vẫn Một Tráng Sinh Lên Đường")

"Như đa số chúng ta đều biết, ông Nhật Tiến là một nhà văn, nhưng ít ai biết và nghĩ rằng chính ông Nhật Tiến còn là nhà giáo Bùi Nhật Tiến dạy toán, lý, hoá trung học. Theo tôi, chính tinh thần khoa học đã là cái khuôn hướng dẫn mọi sinh hoạt của ông, khiến ông làm được rất nhiều việc trong cùng một lúc. Mỗi tuần ông dạy từ 40 đến 50 giờ. Tinh thần kỷ luật và khoa học ấy còn được bao phủ bằng tinh thần hướng đạo, khiến những suy nghĩ và hành động của ông tràn ngập những suy tư về xã hội. Cuộc sống bận bịu như thế nhưng nhà văn Nhật Tiến, trong 20 năm ở Miền Nam, ông đã có gần 20 tác phẩm được xuất bản, mà hầu như tác phẩm nào cũng mang nặng tinh thần xã hội, như Những Người Áo Trắng, Chuyện Bé Phượng. Đặc biệt khi Miền Nam ổn đinh, năm 1961, giải văn học nghệ thuật lần đầu tiên được tổ chức, do chính Tổng Thống Ngô đình Diệm đứng ra trao giải, cuốn Thềm Hoang của nhà văn Nhật Tiến đã được trao tặng giải nhất, khi ấy ông mới có 25 tuổi. Nội dung cuốn sách nói về hoàn cảnh của những người nghèo khổ, khốn cùng của xã hội. Trong khi đó, đây cũng là lúc người ta có khuynh hướng ca tụng những tư tưởng hiện sinh đang ồn ào ở xã hội tây phương, ảnh hưởng khá khá mạnh vào sinh hoạt văn học Việt Nam. Cuốn sách của ông như một người độc hành trên con đường quê nghèo khổ. Biết thế, nhưng ông vẫn lặng lẽ đi một mình với những trang sách ngập tràn những thương yêu, những hàn gắn, an ủi những con người bất hạnh."

(đọc "Phan Lạc Tiếp Viết Về Nhà Văn Nhật Tiến")

"Nhật Tiến là một nhà văn tranh đấu, dùng văn chương để xoa dịu những bất công xã hội, những hận thù hờn oán trong con người. Ở Nhật Tiến, tuổi thơ khốn khổ, xã hội nghèo đói, quê hương chiến tranh và hòa hợp dân tộc là những đề tài chính.
Ngay từ những tác phẩm đầu tay Những người áo trắng, Những vì sao lạc, Nhật Tiến đã nghiêng mình xuống những số phận mồ côi, những đứa trẻ lạc loài. Khi chiến tranh lan rộng, ông viết về thảm cảnh của những đứa bé tàn tật, nạn nhân của bom đạn, về những gia đình ly tán, anh theo mặt trận, em đi lính cộng hòa… và sau này khi ra hải ngoại, ông tranh đấu cho con đường hòa hợp hòa giải dân tộc giữa người Việt trong và ngoài nước.
Nhật Tiến là một nhà văn hiện thực, hướng thượng. Cái đích mà ông muốn đạt tới là lòng nhân ái, tình tương trợ giữa người và người, ông muốn bào mòn những bất hạnh trong cuộc sống lầm than, xóa bỏ hận thù giữa hai chiến tuyến để tìm đến tình thương, tình người."

(đọc "Nhật Tiến Qua Nhà Phê Bình Văn Học Thụy Khuê").

"Viết về Nhật Tiến, Võ Phiến trong cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan đã đưa  ra nhận xét là Nhật Tiến đã viết những cuốn truyện  “đầy lòng nhân ái với lời văn trong sáng, giản dị”. Nhật Tiến vẫn xuất hiện  với một ngòi bút nhân ái đó. Lòng nhân ái làm ông vẫn tin chắc là tình người còn mãi trong con người và sẽ phát hiện trong những giây phút của sự thật. Phải chăng lòng tin đó cũng là đặc tính của con người nhà văn có khuynh hướng luân lý mà Võ Phiến đã xếp Nhật Tiến ?

Phát biểu về những truyện viết về Việt Nam, Nhật Tiến cho biết trong những năm đầu, ông viết để tố cáo những bất công, đàn áp của Cộng Sản. Trong giai đoạn sau, ông viết về những chuyển hóa nhận thức ngay từ chính những người đã tham dự vào xã hội Cộng Sản. Những điều đó, ông thực hiện được trong  “ Một Thời Đang Qua” .
Trong một lần khác, Nhật Tiến đã nói về công việc sáng tác của ông như sau :

“ Viết là truyền thông với người  đọc sự rung động của chính mình về một hoàn cảnh nào đó trong cuộc đời, để gợi lên  trong mỗi người tinh thần liên đới của mỗi cá nhân với tập thể. Còn ngắn hay dài, đó chỉ là vần đề kỹ thuật.” ..."

(đọc "Bảo Lâm Đọc Một Thời Đang Qua Của Nhật Tiến").

"Nhà văn Nhật Tiến là nhà văn của tuổi thơ, của những bức xúc về một cuộc chiến tranh và là một người lưu lạc suy ngẫm về thân phận của mình và của chung một thế hệ phải trải qua những ngày chiến tranh và những ngày hậu chiến tranh mà những bi thảm, những bất toàn của xã hôi lại còn đáng sợ hơn thời còn khói lửa.Ông viết với tâm cảm mà những ý nghĩ trung thực được biểu lộ không e ngại và là tiếng nói được lắng nghe từ công luận.
Có rất nhiều chân dung nhà văn Nhật Tiến : nhà văn của tuổi thơ bất hạnh, nhà văn của hiện thực xã hôi, nhà văn của lưu lạc xứ người mà mẫu chân dung nào cũng đều có nhiều cá tính văn chương và trong mỗi dòng chữ, mỗi ý tưởng đếu có những thông điệp trao gửi theo....
Di cư vào Nam, ông xuống Bến Tre dạy học ở trường Quang Trung và cuối tuần ông không về Sài Gòn, ở lại trường nên có thời giờ sáng tác. Ông hoàn tất “Những người áo trắng“ lấy không gian và thời gian của Hà Nội kể lại chuyện của một cô nữ tu trẻ nguyện tận hiến dâng đời cho Thiên Chúa. Một giáo sư cùng dạy học với ông là Trương Cam Vĩnh đọc và thích thú với tiểu thuyết này và mang về cho nhà văn Nhất Linh đọc và cho ý kiến . Văn hào Nhất Linh rất khen ngợi và khuyến khích ông nên xuất bản thành sách. Thế là năm 1959, nhà văn Nhật Tiến đã in tác phẩm đầu tay “Những người áo trắng“ và bắt đầu cho một hành trình văn chương kéo dài đến hơn nửa thế kỷ sau. Những tác phẩm tiếp theo là Những Vì Sao Lạc, Tay Ngọc, Chuyện Bé Phượng, Chim Hót Trong Lồng..."

(đọc Nguyễn Mạnh Trinh, "Nhà văn vẫn đứng ngoài nắng : Nhật Tiến")

Hay những nhận xét của Nguyễn Vy Khanh trong "Thế-giới nhân-bản của Nhật Tiến", xem link sau: 


Văn học & Nghệ thuật Nguyễn Vy Khanh trong "Thế-giới nhân-bản của Nhật Tiến"

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong sự sâu thẳm cùa cảm nghĩ riêng tôi, Trần Văn Tui, Búa Cẩu Xồm, thì nhà văn Nhật Tiến vung nét bút chân phương diễn tả những nghịch cảnh xã hội trong những tác phẩm của ông, ông tạo ra những nhân vật trong truyện được xây dựng, ông mô tả tâm lý những nhân vật đóng trọn vẹn vai trò của họ. Ví dụ như Lão Đối có người con trai theo CS, tức "thằng Đực" trong truyện "Giấc Ngủ Chập Chờn". Tâm lý hai cha con được biểu lộ qua những mẫu đối thoại rất bình dị của người dân quê làng xã ở miền Nam.

Văn chương của Nhật Tiến dành nét nhân ái, hiền hòa đối với trẻ thơ, như truyện "Chuyện Bé Phượng" sống trong trại mồ côi, hay truyện "Chim Hót Trong Lồng" với bé Hạnh bị bỏ trong nội trú ở với các soeurs, bà mẹ đi miết. Những bà mẹ của bé Hạnh, bé Phượng sống xa con mình, chuyện thương tâm trẻ thơ của những vết thương xã hội. Tác phẩm Nhật Tiến trang trải những tiếng lòng cô đơn của các em. Bé Hạnh trong truyện Chim Hót Trong Lồng cho thấy tâm lý trẻ thơ thèm thuồng cầu mong sao cho ngày dài kia sớm đến ngày Chủ Nhật để về với người mẹ.

Những truyện ngày xưa đó đã ảnh hưởng đến tôi nhiều, vì trẻ thơ cần phải được che chở, bảo vệ. Xin cám ơn nhà văn Nhật Tiến.

Trần Văn Tui, Búa Cẩu Xồm.
(aka Việt Hải Los Angeles).

Mùa Giáng Sinh Với Con Tôi, Việt Hải Los Angeles:



__._,_.___

Posted by: Lucky Ride 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List