QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Monday, May 1, 2017

Lời Phân Trần Của "Hàng" Tướng Dương Văn Minh Kính mời quý vị xem bài của TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG & Luật sư Nguyễn Văn Chức về Lời Phân Trần Của Hàng Tướng Dương Văn Minh


THANH MINH 2..

Image result for Tướng Dương Văn Minh

Lời Phân Trần Của "Hàng" Tướng Dương Văn Minh
Kính mời quý vị xem bài của TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG & Luật sư Nguyễn Văn Chức về Lời Phân Trần Của Hàng Tướng Dương Văn Minh
Toàn bộ bức thư của Tướng Dương văn Minh viết cho Tướng Nguyễn chánh Thi có nội dung như sau:
15-4-87
“Thi,
Ðược tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại rất nhiều kỷ niệm.
Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không – Pháp chẳng giúp đỡ gì – mình sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên.
Nghe Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rõ hết.
Anh em có đọc sách của anh Ðỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Ðỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần-lao và Công-giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Ðỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.
Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Ðôi khi mình phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra. Có lẽ anh Ðỗ Mậu (cũng như nhiều người) không rõ là tôi lấy quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến với một số những vị dân biểu và nghị sĩ còn lại, với những anh em quân nhân đến gặp tôi vào giờ chót, với các thầy mà trong đó thầy Trí Quang và Trí Thủ đã nói và đã nhắn nhủ để cứu dân.
Riêng tôi, tôi không tự tử không phải vì thiếu can đảm, nhưng vì những lý do rất đơn sơ :
- Tôi không tự sát vì thân thể mình do Trời Ðất (Ân trên) kết tạo, cha mẹ sanh dưỡng, mình không có quyền hy sinh.
- Mình có quyền hy sinh : tên tuổi, uy tín, tài sản, công nghiệp v…v Tóm tắt mình chỉ có quyền hy sinh những gì mình tạo ra mà thôi.
Ðây là một lý thuyết tôi đã hấp thụ từ khi biết khôn và áp dụng suốt đời, đối với tôi cũng như đối với tất cả người khác. Hôm nay tôi nói ra để cho Thi hiểu, vì lúc nào tôi cũng xem Thi như một người em trên mọi mặt, chớ không phải nói ra để phân trần chi chi. Tôi đã dám làm thì tôi cũng dám chấp nhận những búa rìu bất cứ từ đâu tới. Không có gì thắc mắc cả, và tôi coi đây chỉ là một giai đoạn thôi. Cầu xin dân ta và anh em giữ vững tinh thần thì có ngày xum họp trên quê cha đất tổ.
Tôi đã nói nhiều quá ! Lúc nào tôi cũng nhớ anh em, nhờ Thi gởi lời thăm tất cả. Tôi không mong gì hơn được gặp lại các bạn.
Thân mến
Dương văn Minh”
Có đọc lá thư trên mới thấy Dương văn Minh là con người hiền hòa, nhưng rõ ràng ông không có cái Dũng của một người làm tướng. Về điểm này ông giống Ðại tướng Võ nguyên Giáp của miền Bắc, cúi đầu nhận chức Cai đẻ mà không dám hó hé phản đối. Trong phạm vi gia đình, sai lầm của người chủ gia đình có thể dẫn tới chuyện gia đình ấy suy sụp, tan vỡ. Còn nếu làm tới chức vụ nguyên thủ quốc gia như tướng Dương văn Minh mà “tham sinh úy tử”, nhu nhược, thiếu khôn ngoan quyền biến thì chỉ đưa quốc gia đến chỗ suy tàn, thảm bại. Bài học Dương văn Minh dành cho những người làm chính trị là phải luôn tự lượng sức mình, nếu mình “tài hèn, trí đoản”, tham sống sợ chết mà cứ nhắm tới những chức vụ to tát lãnh đạo quốc gia thì chức vụ cao trọng này không mang lại vinh quang mà chỉ mang lại cho mình những sự nhục nhã ê chề và bị bia miệng ngàn đời chê trách.
Một cái nhìn về Dương Văn Minh
Ngày 30-4-1975, một quân lực đứng vào hàng thiện chiến và dũng cảm nhất thế giới đã bị trói tay và phải buông súng trước quân thù. Vì sự hèn nhát của lãnh đạo và sự phản bội của đồng minh.
Ngày 30-4-1975, VC đã dùng võ lực, xé nát hiệp định Ba Lê, bản văn mà chúng nó đã long trọng ký kết trước mặt thế giới.
Ngày hôm đó, nước Mỹ đã ôm đầu bỏ chạy, trước sự vi phạm thô bạo một hiệp định quốc tế, bản văn mà chính Mỹ đã khởi xướng và long trọng ký kết trước mặt thế giới. Ngày hôm đó, Tây Phương đã cúi mặt trước sự vi phạm một hiệp định quốc tế, bản văn mà chính Tây Phương đã cổ võ, ca ngợi, trước mặt thế giới, nhân danh những lý tưởng nhân đạo tự do và hòa bình.
Ngày 30-4-1975, khi xác của người sĩ quan QLVNCH tự sát dưới chân đài chiến sĩ đường Lê Lợi chưa kịp lạnh thì Dương Văn Minh mũ mãng “bàn giao” miền Nam cho VC. Đúng là một trò hề, một trò hề lơ láo của một tên hề lơ láo. Bọn VC nón cối dép râu mang xe tăng húc sập cánh cửa Dinh Độc Lập, tiến vào chiếm hữu ngôi nhà biểu tượng cho chủ quyền Quốc Gia của miền Nam, chứ đâu có vào để nhận bàn giao. Đối với VC, buổi lễ “bàn giao” hôm đó chỉ là một hành vi quỳ lậy và khiếp nhược của một tên tướng Nguỵ. Đối với người Quốc Gia nói chung và Quân Lực VNCH nói riêng, thì ngoài phong cách hèn hạ và khiếp nhược của một quân nhân, Dương Văn Minh còn là một đứa đần độn và háo danh.
Ngày 28-4-75, khi cu. Trần Văn Hương từ chức Tổng Thống VNCH, thì định chế hành pháp không còn nữa. Định chế lập pháp, tức quốc hội, thì lại không có quyền bầu tổng thống, hoặc chỉ định tổng thống, hoặc cho phép ai trao chức vụ tổng thống cho ai. Bởi lẽ: quốc hội không phải là sở hữu chủ chủ quyền nhân dân. Với tư cách thụ ủy đó, quốc hội chỉ được làm những điều mà nhân dân đã mịnh thị giao phó, qua những điều khoản được ghi trong hiến pháp. Mà hiến pháp thì không có điều khoản nào cho phép quốc hội được trao chức vụ tổng thống cho ai.
Tổng thống đương nhiệm lúc đó, cu. Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho ai. Thổng thống đương nhiệm lúc đó, cu. Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho người khác. Vì vậy, trong những ngày tháng chót của Quốc Gia miền Nam, khi Dương Văn Minh nằng nặc đòi cu. Hương trao quyền tổng thống VNCH cho y, thì mọi người đã nhìn thấy rõ cái hèn, cáo háo danh và nhất là cái đần độn của y. Y nằng nặc đòi được làm tổng thống, để mũ mãng đi đầu hàng.
Cái hèn và háo danh đần độn ấy đã chẳng giúp cho CS Bắc Việt ngụy tạo được hào quang cho cái gọi là đại thắng mùa Xuân. Cũng chẳng giúp cho các nhà làm lịch sử sau này có dữ kiện để viết rằng: chính quyền hợp pháp của Quốc Gia Miền Nam đã đầu hàng.
Ngày 30-4-1975, Quốc Gia Miền Nam chỉ còn là đống hoang tàn. Trên đống hoang tàn ấy, Văn Tiến Dũng và đoàn quân của y đã nhặt được một cái túi phong lưu (capote, condom), món trang sức của đêm giao hoan giữa thằng điếm tư bản quốc tế với con đĩ vô sản quốc tế. Văn Tiến Dũng ngậm cái túi phong lưu ấy vào mồm, thổi cho căng lên, gọi đó là đại thắng mùa Xuân.
Trước khi cái túi phong lưu được thổi căng lên, nó được lau chùi cho hết nhờn nhớt. Người lau chùi, là Dương Văn Minh.
Tôi không quen, nhưng biết Dương Văn Minh , hồi chưa mất nước, tôi từng nói chuyện với y nhiều lần. Hồi đó, câu lạc bộ thể thao Saigon có 4 sân quần vợt danh dự. Hội viện câu lạc bộ muốn có sân để chơi, phải ghi tên trước. Riêng Dương Văn Minh, vì là cựu quốc trưởng, y được câu lạc bộ dành cho sân số 4 (sát hàng rào, gần hồ tắm), mỗi buổi sáng thứ hai, từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Vì vậy, những sáng thứ hai, trừ ngày mưa gió, người ta thường thấy Dương Văn Minh trên sân số 4. Y chơi quần vợt với bạn bè, với người con gái, hoặc với người con rể tên là Đài. Có khi y không chơi, chỉ ngồi trò chuyện.
Tôi thường gặp y ở chỗ này, và nói chuyện với y ở chỗ này.
Tôi muốn tìm hiểu về ba khuôn mặt nổi của chính biến 1963. Hai khôn mặt nổi khác, ông Trần Văn Đôn và ông Tôn Thất Đính, tôi đã biết khá nhiều. Chúng tôi cùng là thượng nghị sĩ.
Dương Văn Minh có cái bề ngoài đôn hậu, ăn nói chậm rãi. Người ta đã dùng nhiều tĩnh từ để nói về y, như nham hiểm, kỳ thị Nam Bắc, háo danh, v.v… Riêng tôi, thấy tội nghiệp. Không ai có thể ngờ rằng một người từng làm quốc trưởng, và được kỳ vọng như là một lá bài chính trị cho tương lai, lại có trình độ văn hóa thấp đến như vậy. Những ý niệm về lãnh đạo, như quyền uy (autorité), quyền lực (puissance), và quyền bính (pouvoir), rất xa lạ với y. Tôi đã mất khá nhiều thì giờ, và đưa ra trường hợp Nã Phá Luân, Nguyễn Huệ, để giải thích cho y hiểu rõ những thành tố của lãnh đạo, cũng như sự khác biệt sâu xa giữa quyền uy, quyền lực và quyền bính. Nhưng nhìn mặt, tôi biết y không hiểu lắm. Về CSVN và chính sách mặt trận thống nhất (politique du front uni) của CS trên thế giới, y cũng rất lờ mờ.
Y có mời tôi đến dinh hoa lan để “họp mặt” chính trị. Tôi đến một lần, để giữ lễ, và để y có dịp – nếu tôi không lầm – cảm ơn tôi đã giúp đỡ một vài đàn em của y trong vấn đề luật pháp. Những lần sau, tôi cáo lỗi. Tôi không muốn làm người khác lạ ngồi nghe những Dương Văn Ba, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận giảng chính trị. Họ là những quần thần của Dương Văn Minh. Họ là những bộ óc lớn của Dương Văn Minh. Và khi những bộ óc lớn gặp nhau…
Có lẽ ông Vũ Văn Mẫu cũng một cảm nghĩ như tôi. Ông cũng từng là khách bất đắc dĩ của dinh hoa lan.
Trình độ học vấn của Dương Văn Minh đã thấp, nhân cách của y còn thấp hơn. Liêm sỉ của một tướng lãnh, thì lại quá tệ. Ai cũng biết: trong vụ đảo chánh 1963, y đã ra lệnh ám sát Tổng Thống Diệm trên chiếc xe tăng từ nhà thờ Cha Tam về Tổng Tham Mưu rạng ngày mùng 2 tháng 11. Nhưng sau này y chối. Chẳng những chối, mà còn đổ lỗi cho người khác. Trong cuốn “Our Endless War”, tướng Trần Văn Đôn – linh hồn của cuộc đảo chánh – đã phải bực mình và viết như sau: “Big Minh không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ cố sát anh em ông Diệm và đổ lỗi cho người khác. Mỗi khi vấn đề được đặt ra, ông ta lại tìm cách lôi kéo tôi vào Trong thời gian bị lưu đầy ở Vọng Các, Big Minh đã thanh minh với một linh mục Công giáo rằng ông không có trách nhiệm gì về vụ giết ông Diệm, Big Minh còn khuyên linh mục, nếu muốn biết rõ câu chuyện, thì nên đến hỏi tôi (“Our Endless War”, trang 314).
Trong những lần nói chuyện, tôi có hỏi Dương Văn Minh về vụ giết ông Diệm. Theo tôi, đảo chánh nào mà không đổ máu, và giết ông Diệm thì đã sao, nếu mình có chính nghĩa, hoặc tin rằng mình có chính nghĩa? Cần gì phải chối. Nhưng y vẫn chối. Cái hèn của Dương Văn Minh là ở đó. Và y đã sống suốt cuộc đời còn lại với cái hèn ấy.
Ngày 30-4-1975, sau khi được cu. Trần Văn Hương trao quyền tổng thống, y đã ra lệnh cho QLVNCH buông súng, “vì chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc” và “để cứu sinh mạng đồng bào”. Chúng ta hãy tạm cho y được hưởng lợi ích của sự nghi vấn. Chúng ta hãy tạm chấp nhận rằng: y kêu gọi và ra lệnh cho anh em QLVNCH buông súng, vì chủ trương hòa hợp hoà giải và để cứu mạng đồng bào. Nhưng khi VC vi phạm hiệp định Ba lê, trả thù man rợ các anh em QLVNCH, thì y không có được một lời để bênh vực các anh em đó. Chỉ cần một lời thôi. Chỉ cần một hành động thôi. Một lời và một hành động của chính cái kẻ đã kêu gọi anh em buông súng, nhân danh hiệp định Ba Lê, và nhân danh hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhưng Dương Văn Minh đã im lặng. Vì hèn.
Ba năm sau khi đầu hàng, năm 1978 Dương Văn Minh được VC cho sang Pháp. Sang tới Pháp và suốt 19 năm sống bên Pháp, y cũng không có được một lời về số phận đau xót của các anh em QLVNCH trong các trại cải tạo và cho thân phận cùng cực của nhân dân miền Nam dưới ách bạo quyền CS. Vì hèn.
Y cũng không có được một lời xót xa cho cả triệu đồng bào ruột thịt đã chết trên biển khi đi tìm tự do. Vì hèn.
Năm 1997, y tuyên bố sẽ về VN để góp phần xây dựng đất nước. Người ta hiểu rằng trước khi tuyên bố như vậy, y đã được VC cho phép về VN. Người ta cũng hiểu rằng y đã được VC cho phép về VN để xây dựng nước VN dưới sự lãnh đạo của VC.
Năm 1963, hèn hạ, phản bội và làm tay sai. Mười hai năm sau, năm 1975, làm tay sai, hèn hạ và phản bội. Hai mươi hai năm sau, năm 1997, lại phản bội, làm tay sai và hèn hạ.
Suốt đời phản bội. Suốt đời làm tay sai. Suốt đời hèn hạ. Suốt đời háo danh. Suốt đời đần độn. Đó là Dương Văn Minh.
Nguyễn Văn Chức

Cờ nào có chính nghĩa của dân Việt Nam?

Phạm Trần (#Danlambao) - Lần đâu tiên trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, chính quyền phải đối mặt với lá Cờ Vàng 3 Sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa tại các cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh chống Formosa và đòi bồi thường sau thảm họa môi trường ngày 6/4/2016.

Cờ Vàng 3 Sọc đỏ là Quốc kỳ chính thức của Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955, sau đó là của Việt Nam Cộng Hòa từ 1955 đến 1975. 

Lá cờ này, tiêu biểu cho hàng triệu người Việt Nam không chấp nhận Cộng sản, được nhiều toán người biểu tình ngày 9/04/2017 dương cao phất bay trong gió trước tư gia và văn phòng làm việc của các viên chức địa phương. Nhiều người khác còn vác trên vai ngồi xe gắn máy chạy biểu dương ngoài đường mà không gặp trở ngại nào. 

Người dân không nói tại sao họ đã bất chấp nguy hiểm để làm như thế, nhưng biến cố này cho thấy con tim của họ đã thay đổi đối với tính chính danh và giá trị lịch sử của lá cờ Đỏ Sao Vàng, quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ khi đảng Cộng sản chiếm quyền cai trị cả nước năm 1976.

Ngôn ngữ hỗn xược

Do đó 16 ngày sau biến cố lịch sử này, báo Nhân Dân, cơ quan thông tin của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN đã chính thức phản ứng gay gắt trong số báo ra ngày 25/04/2017.

Dưới tiêu đề “Không nên về hùa với kẻ xấu phá hoại đất nước!”, cán bộ Tuyên giáo Lê Vũ Hoài Ân đã hằn học rằng: "Trong sự kiện tụ tập đông người gây mất an ninh, trật tự công cộng xảy ra ở tỉnh Hà Tĩnh vừa qua, cần đề cập một hiện tượng rất bất thường là một số người tham gia đã sử dụng lá cờ nhiều năm nay vẫn gọi là “cờ ba que”. Hiện tượng này cần phải được cảnh báo, xử lý nghiêm khắc, vì có kẻ đã lợi dụng sự kiện để thực hiện mưu đồ làm sống dậy cái “thây ma” đã biến mất trên bản đồ chính trị - địa lý thế giới gần nửa thế kỷ..."

Ân đã chỉ đích danh những người Công giáo có hành động như thế khi nói: "Ngày 9-4-2017, dưới danh nghĩa “phản đối chính quyền chưa đền bù tiền cánh đồng muối”, một số công dân theo Thiên chúa giáo ở xã Kỳ Hà (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã tổ chức tuần hành, biểu tình trước nhà riêng của chủ tịch xã này. Đáng chú ý khi tuần hành, biểu tình đã có người mang theo và giơ lá cờ mà nhiều năm nay người Việt Nam vẫn gọi là “cờ ba que”, hoặc “cờ vàng” của “chế độ Việt Nam cộng hòa” (“chế độ VNCH”) trước đây. Sau khi hình ảnh này được đưa lên một số trang mạng nhân danh Thiên chúa giáo, một số tổ chức và địa chỉ truyền thông chống cộng lập tức khai thác, quảng bá, tung hô như một “sự kiện quan trọng”, qua đó vừa vu cáo Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương, vừa biến thành cơ hội tô vẽ cho cái chính thể bán nước, hại dân mà ngày 30-4-1975, ông Dương Văn Minh - tổng thống cuối cùng của nó, phải tuyên bố: “hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện,.. chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn"!

Với thứ ngôn ngữ nham hiểm nhằm liên kết người Công giáo với Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ để xuyên tạc tính lịch sử của lá cờ, dư luận viên Lê Vũ Hoài Ân đã cắm mặt xuống đất để bịa đặt rằng lá cờ này "nhiều năm nay người Việt Nam vẫn gọi là “cờ ba que”, hoặc “cờ vàng” của “chế độ Việt Nam cộng hòa”."

Ai ba que-ai xỏ lá?

Khi nói tới hai chữ “ba que”, theo Đại Từ điển tiếng Việt (ĐTĐTV) của Bộ Giáo dục và Đào tạo CSVN, có nghĩa là "dối trá lật lọng, hay chơi xỏ người khác."

Do đó mới có nhóm chữ ”ba que xỏ lá” mà theo ĐTĐTV, để nói về người có tính "lừa dối, gian lận một cách đểu cáng để kiếm lợi lộc".

Nếu đem ý nghĩa của “ba que xỏ lá” để áp dụng vào lới nói và hành động của những người Cộng sản đối với đất nước và dân tộc từ năm 1930, khi ông Hồ Chí Minh thành lập đảng và chủ động 2 cuộc chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu gọi là “chống Pháp dành độc lập” (1945-1954) và “chống Mỹ cứu nước” (1955-1975) thì sẽ tìm ra được vô vàn bằng cớ và nhân chứng.

Còn khi Lê Vũ Hoài Ân chụp mũ cho những người Công giáo đi biểu tình đòi bồi thưởng thiệt hại là “tụ tập đông người gây mất an ninh, trật tự công cộng “ là người này đã về hùa với chính quyền và báo Hà Tĩnh, cơ quan thông tin của đảng bộ Tỉnh này, để xuyên tạc và bôi nhọ mục tiêu thật sự của những nạn nhân của Formosa.

Các cuộc xô xát giữa lực lượng Công an hay cảnh sát, hoặc công an đội lốt côn đồ với người dân có xảy ra là hoàn toàn cho chính quyền địa phương chủ động phá hoại các cuộc tuần hành hòa bình của dân đi đòi công chính bằng đôi chân và hai bàn tay trắng.

Nếu nạn nhân đã được đền bù thỏa đáng những thiệt hại vật chất do Formosa thải chất độc gây ra cho họ thì có ai phải đội mưa nắng, đi bộ hàng chục cây số đi khiếu kiện?

Ai bán nước-hại dân?

Chưa hết, cái loa thùng rỗng Lê Vũ Hoài Ân còn ngậm mực phun vào mặt giáo dân Công giáo khi cố tình buộc họ có dụng ý chính trị khi mang theo cờ Vàng 3 Sọc đỏ.

Ân viết: "Sau khi hình ảnh này được đưa lên một số trang mạng nhân danh Thiên chúa giáo, một số tổ chức và địa chỉ truyền thông chống cộng lập tức khai thác, quảng bá, tung hô như một “sự kiện quan trọng”, qua đó vừa vu cáo Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương, vừa biến thành cơ hội tô vẽ cho cái chính thể bán nước, hại dân mà ngày 30-4-1975, ông Dương Văn Minh - tổng thống cuối cùng của nó, phải tuyên bố: “hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện,... chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn"!

Hãy để lịch sử đánh giá hành động “đầu hàng” của ông Dương Văn Minh. Nhưng nếu chỉ biết nhắm mắt nói quàng để vu khống các chính quyền của hai nền Đệ nhất và Đệ nhị VNCH là “bán nước” và “hại dân” thì Tác giả và đảng CSVN hãy tự lấy gương soi mặt xem kẻ nào đáng bị treo cổ đền tội trước nhân dân?

Cũng nên nhớ lịch sử không bao giờ quên hàng triệu người Việt Nam đã chết vì bàn tay chiến tranh của người Cộng sản; hàng chục ngàn người miền Bắc đã chết oan trong Cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ 1953 đến 1956 và trên dưới 6 ngàn ngươi dân vô tội đã bị quân Cộng sản hành quyết trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 ở Huế.

Và cũng thật xấu hổ là những nạn nhân của Cải cách ruộng đất đã bỏ mạng tại những phiên tòa đấu tố ngoài trời có cắm cờ Đỏ Sao Vàng. 

Còn tại miền Nam, trong suốt cuộc chiến tranh 20 năm do miền Bắc chủ động, lá cờ Đỏ Sao Vàng đã được ngụy trang bằng Lá cờ của tổ chức bù nhìn Mặt trận Giải phóng miền Nam hình chữ nhật chia hai với mầu đỏ ở trên, xanh da trời ở dưới và chính giữa là ngôi sao vàng.

Đáng thương thay, không biết đã có bao nhiều ngàn con người miền Nam đã dại đột chết theo lá cờ này để rồi thấy cái gọi là “lá cờ của Tổ quốc” ngụy trang ấy đã bị chính người Cộng sản miến Bắc vứt vào sọt rác sau ngày thống nhất đất nước năm 1976.

Cái Chính phủ tay sai Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hay còn được gọi là Việt Cộng của Mặt trận Giải phóng miền Nam cũng đã bị bóp chết không chiêng trống. Đến nỗi Câu Lạc Bộ của những người cựu kháng chiến miền Nam đi theo Cộng sản cũng bị miền Bắc cấm hoạt động ở Sài Gòn thỉ đủ biết họ đã ê chề như thế nào?

Ai đánh thuê cho ai?

Lê Vũ Hoài Ân cũng nên tự hỏi tại sao sau 42 năm kể từ khi quân Cộng sản miền Bắc chiếm miền Nam (1975-2017), mà người dân vẫn nhớ như in trong đầu kẻ nào đã làm tay sai cho ngoại bang qua câu nói lịch sử của nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Ông Lê Duẩn nói với cán bộ cao cấp tại Hà Nội: "Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta." (Theo Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nhà xuất bản. Văn Nghệ, 1997, tr. 422, phần chú thích)

Tất nhiên là thế vì nếu không có lương thực và cố vấn của Trung Hoa, súng đạn của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đổ vào miền Bắc để nhân dân Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa chết thay cho họ thì có cho ăn vàng đảng CSVN cũng không dám bén mảng xuống miền Nam Việt Nam để nói phét sau ngày 30/4/1975.

Hơn thế nữa, sự phồn thịnh kinh tế, giá trị của dân chủ, tự do, giáo dục thăng tiến và văn hoá nhân bản của miền Nam, sau 22 năm bị những cái đầu đất sét Cộng sản phá nát, giờ đây lại là nỗi nuối tiếc của vô số người dân miền Bắc. Tất nhiên người dân miền Nam sẽ chẳng bao giờ quên 20 năm hào hùng và sung túc ấy trong điều kiện của chiến tranh tự vệ chống xâm lược từ miền Bắc.

Bằng chứng là bây giờ chính quyền Cộng sản đang cố gắng xây dựng đất nước dựa theo phương pháp kinh tế thị trường của Việt Nam Cộng Hòa mà họ đã phá hoại từ năm 1976.

Do đó không ngạc nhiên khi thấy cán bộ Tuyên giáo Lê Vũ Hoài Ân và báo Nhân dân đã tìm mọi cách xóa đi hình ảnh tốt đẹp của miền Nam Việt Nam qua hình ảnh Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ xuất hiện ở Hà Tĩnh.

Nhưng có xóa được không?

Tất nhiên là không bao giờ vì Cờ Đỏ Sao Vàng của đảng và nhà nước Việt Nam đã và đang tiếp tục bị con dân Việt Nam ở nước ngoài tẩy chay khắp nơi trên thế giới. Nhiều nước trên Thế giới, đặc biệt có nhiều Tiểu bang và Thành phố ở Mỹ đã thừa nhận Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ là “lá cờ truyền thống” của người Việt tị nạn Cộng sản.

Cờ Đỏ Sao Vàng của nhà nước CSVN luôn luôn bị Cờ Vàng che phủ làm lu mờ tính đại diện của một Quốc gia ở hải ngoại. Mỗi khi có mặt các viên chức nhà nước và đảng CSVN ở nước ngoài là họ bị Cờ Vàng dí theo đến xấu mặt.

Các cuộc biểu tình của người Việt chống các cuộc thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai Chủ tịch nước, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng là bằng chứng của sức mạnh Cờ Vàng 3 Sọc đỏ.

Vì vậy nếu chính nghĩa của lá cờ này đã làm mất uy tín của các lãnh đạo Việt Nam khi họ ra nước ngoài thì sự xuất hiện của cờ Việt Nam Cộng hòa ở Hà Tĩnh ngày 9/04/2016 còn mang ý nghĩa chính trị gấp ngàn lần hơn.-/-

(04/017)

Phạm Trần


__._,_.___

Posted by: Quang Nguyen 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List