TỔ QUỐC
GHI ƠN
Khi miền Nam thất thủ, lịch sử ghi nhận có 5 trường hợp tuẫn
tiết.
Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ,
Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, tự sát lúc 11g ngày 30/4.
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa
Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4, tự kết liễu đời mình lúc 11g30
Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư
Lệnh Phó Quân Ðoàn 4, tuẫn tiết lúc 8g45 tối ngày 30/04.
Chuẩn Tướng Trần Văn Hai,
Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh, tự sát vào đêm 30/4
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú,
Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, đã ra đi tại nhà vào cùng ngày.
Biến cố ngày 30/4/1975 đánh dấu sự chấm dứt của miền Nam và điều
đáng ghi nhớ, đó cũng là ngày mà bức tượng TQLC bị “bức tử”, bị giựt sập trước
tòa nhà Hạ viện.
VNCH đã cáo chung nhưng hai anh lính TQLC không ra đi trong cô
đơn vì vài giờ trước khi bị “bức tử” đã có một anh hùng khác cũng thác theo Sài
Gòn ngay dưới chân các anh.
Người tự sát dưới chân tượng đài sáng ngày
30/4/1975 là Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long, Chánh Sở Tư Pháp Vùng I Chiến
thuật, người mới từ Đà Nẵng di tản về Sài Gòn.
Trung tá Nguyễn Văn Long yên nghỉ dưới chân
bức tượng hai người lính TQLC
Nhà văn Duyên Anh trong “Ngày dài nhất” viết về Trung tá Nguyễn
Văn Long như sau:
“…Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục
chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người
sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá, ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực
in chữ Long. Trung tá cảnh sát Long đã tự sát ở đây, Cộng sản để mặc ông ta nằm
gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc
tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa.
Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ
những bài ca cách mạng, những lời hoan hô bộ đội giải phóng.
Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài Gòn là Tổng trấn Sài Gòn đã đào
ngũ. Tướng giữ thành Sài Gòn là Đô trưởng Sài Gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành
Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trang lịch sử chó đẻ của
thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký
chiến đấu của những con người tự nhận sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không
thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của Trung tá Cảnh sát tên Long…”
…
“Tôi muốn biểu dương Trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng
Diệu của Sài Gòn.. Ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến
Việt Nam anh dũng. Máu Trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của
Trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của
bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ
quan Việt Nam không biết hàng giặc. Tôi không mấy hy vọng cái chết của Trung tá
Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào
ngũ. Chúng ta hãnh diện làm người Việt Nam lưu vong vì chúng ta còn Trung tá
Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh
dự của tổ quốc…”
Trung tá Nguyễn Văn Long sinh tại Phú Hội, Huế ngày 1/6/1919.
Ông ra đi năm 1975, lúc đó 56 tuổi, là người cao niên nhất trong
số các vị tuẫn tiết.
Phải rất nhiều năm sau biến cố 30/4/1975 người ta mới lần tìm ra
tung tích của Trung tá Nguyễn Văn Long. Năm 2003, nhà văn Giao Chỉ đã liên lạc
được với một người con gái thứ 3 của ông tại San Jose:
“Bà Nguyễn thị Tâm năm nay ngoài 60, đã có cháu nội cháu ngoại
nhưng mãi mãi vẫn là cô nữ sinh Đồng Khánh. Bằng một giọng nói xứ Huế pha tiếng
Saigon, bà Tâm nói chuyện tuôn trào trôi chảy và đầy hãnh diện khi nhắc đến
người cha anh hùng…”
Gia đình ông Long rất đông con, có tất cả 13 anh chị em, 6 trai
7 gái. Con trưởng là Thiếu úy biệt động quân Nguyễn Công Phụng (1942-1968) hy
sinh tại Quảng Tín. Trong số 6 người con trai (Phụng, Hoàng, Minh, Tiến, Quang,
Hội) có đến 5 người đi lính: 2 người vào Không quân, 1 Thiết giáp, 1 Cảnh sát
và 1 Biệt động quân. Trong số 7 người con gái (Đào, Tâm, Thiện, Hòa, Hảo, Hiền,
Huê) chỉ có 3 chị em ở Hoa Kỳ, số còn lại đều sống tại Việt Nam. Bà Tâm kể về
những ngày cuối cùng:
“Lúc đó vào cuối tháng 3/75 ở Đà Nẵng ba vẫn làm việc trong
trại, không về nhà. Hai cậu em không quân, một ở Đà Nẵng, một ở Biên Hòa. Một
cậu đưa cả nhà vào sân bay Đà Nẵng chờ di tản. Nhưng rồi cũng không đi được.
Vào ngày cuối cha về nhà không thấy gia đình. Ông nghĩ rằng vợ con có thể đã đi
thoát trong phi trường. Ông xuống bãi và ra đi bằng tàu về Sài Gòn…”
Vào đến Sài Gòn đã có cô con gái lớn đón ông về ở tạm, lúc đó
mới biết vợ con còn kẹt ở Đà Nẵng, ông Long vào trình diện Tổng nha Cảnh sát.
Trưa 30/4/75 khi radio phát thanh lời Tổng thống kêu gọi đầu hàng, Trung tá
Long, chỉnh tề trong bộ cảnh phục, đến bức tượng TQLC trước Quốc hội… Một phát
súng được bắn vào thái dương, ông ngã xuống và buông khẩu súng nhỏ theo lệnh
Tổng thống! Khẩu súng tùy thân Trung tá Long vẫn mang theo từ Huế, Đà Nẵng vào
đến Sài Gòn.
Người Sài Gòn và cả người nước ngoài ngỡ ngàng
trước cái chết của Trung tá Nguyễn Văn Long
ngày 30/4/1975
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết