Ông Ngô Đình Nhu dự lễ khánh thành ấp
chiến lược ở Củ Chi
|
Tháng 12 năm 1960 , Cộng Sản Bắc Việt cho thành lập Mặt Trận Giải Phóng MN
.. Việt Cộng áp dụng chiến thuật Du Kích Chiến
, lấy nông thôn bao vây thành thị
, dùng súng đạn mã tấu sắt máu giết dân làng và áp lực hăm doạ buộc dân làng phải theo CS.
Để chống lại CS và Việt
Cộng MTGP , chính quyền
TT Ngô Đình Diệm cho xây đắp
kiên cố các Chiến Luỹ ẤP CHIẾN LƯỢC . Tổng cộng có khoảng 16,000 ( mười sáu ngàn) ACL , bảo
vệ an toàn các người dân trong nông thôn .
Dân trong làng an tâm sáng ra
ruộng cầy, chiều về nhà ngủ. Các chòi canh hai đầu nhân dân có súng canh gác , loa chiêng , đèn sáng choang bảo vệ người dân và chống du kích Việt Cộng vô cùng hữu
hiệu .
Hồ Chí Minh và VC điên đầu đành bó tay..
Ấp Chiến Lược
của thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Khi nói đến Ấp Chiến Lược, thì chỉ những
người đã từng sống ở trong các vòng đai của Ấp Chiến Lược vào thời kỳ đầu của nền
Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa; NHƯNG, phải có một lương tâm trong sáng,
một tấm lòng chân thành, thì họ mới viết lại những gì mà họ đã chứng kiến một
cách trung thực.
Vậy, để lớp trẻ sau này, còn biết đến một
công trình của người đi trước đã dày công xây dựng; bởi vậy, nên người viết xin
phép tác giả Nguyễn Đức Cung để được trích đoạn trong bài:
Xây dựng
ấp chiến lược
Bộ sưu tập
tem Ấp Chiến Lược phát hành ngày 26/10/1962
"Từ Ấp Chiến Lược đến biến cố Tết Mậu
Thân, những hệ lụy trong chiến tranh Việt Nam" như sau:
1.2. Khu trù mật và Ấp chiến lược..
Trước khi nói đến các cơ cấu trên đây,
thiết tưởng cần nhắc đến chính sách Dinh Diền được tổ chức trước đó để thấy rằng
các nhà lãnh đạo của nền Đệ Nhất Cộng hòa đã có một cái nhìn xuyên suốt trong
Chính Sách An Dân của mình.
Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm
ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ
trong Nội các, do ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người
Công Giáo di cư gần khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ
tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Tổng
số dân rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam là 875, 478 người và họ được đưa đến Sài
Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác tùy ý họ lựa chọn.
Nói chung đối với hầu hết các cơ chế được
tổ chức dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa và một khi đã bị giải thể, hay bị chính quyền
kế tiếp coi như là một thứ con ghẻ không hề lưu tâm tới (trong thời Đệ nhị Cộng
Hòa) tất nhiên sự kiện đó đã góp thêm rất nhiều yếu tố thuận lợi cho biến cố Tết
Mậu Thân, mà rõ ràng nhất là hệ thống khu trù mật và ấp chiến lược được tổ chức
và nâng lên thành quốc sách dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Ngày nay ai cũng biết hệ thống tổ chức
Khu trù mật và Ấp chiến lược là sáng kiến rất đỗi lợi hại của Cố Tổng Thống Ngô
Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, nhờ đó mà bọn du kích Cộng Sản đã một thời khốn
đốn không hoạt động được gì hữu hiệu. Thật ra việc gom dân lập ấp là một kinh
nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lúc đất nước có chiến tranh. Người có
sáng kiến tiên khởi về ấp chiến lược có lẽ phải kể đến Tỉnh Man Tiểu Phủ Sứ
Nguyễn Tấn (1820-1871), tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1863, Nguyễn Tấn đã áp dụng kế
sách đó trong việc đánh dẹp người Mọi Đá Vách, Quảng Ngãi. Một sử liệu của Triều
Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, đã ghi lại như sau:
"Mới đặt chức Tiểu phủ sứ ở cơ Tỉnh
man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử,
chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh
chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy.
Tấn trước đây thứ án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe
tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể
xong. Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Đến đây, chuẩn cho thăng
hàm thị độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày
phương lược: (nói: việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về
3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi
thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai
khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của
ai thì trừ thiếu cho. Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên
người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất
công hay đất tư đều cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu
nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo (ít dân), thì
phái quân đến phòng giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thử sức dân."
[9]
Thành phố đổ nát
Cách đây hơn nửa thế kỷ, chế độ Cộng Hòa
đã được khai sinh cùng với các quốc sách được ban hành như Khu trù mật và Ấp
chiến lược, nhằm giải quyết cho công cuộc định cư của gần một triệu đồng bào từ
bắc di cư vào Nam, và sau đó, để đối phó với chính sách khủng bố của du kích Cộng
sản tái hoạt động ở các vùng nông thôn miền Nam.
Trong cuốn sách Chính sách cải cách ruộng
đất Việt-Nam (1954-1994), tác giả Lâm Thanh Liêm đã viết về Khu trù mật như
sau: "Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập
và gom thôn dân vào đấy sinh sống vì ở trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách
các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa
của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng Thống Diệm quyết định tập trung thôn dân
sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ
với "Việt Cộng", giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được.
Mỗi Khu Trù Mật có khoảng 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tằng cơ sở giống tựa như trường
hợp của một thành phố:
* Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ
xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán).
* Một khu hành chánh (có một chi nhánh
bưu điện), xã hội (một Bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu
học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền).
Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị
trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát
triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông).
* Khu Trù Mật có thể phát triển nông
nghiệp, diện tích đất trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất màu mỡ,
để trong tương lai, các thế hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ.
* Khu Trù Mật có thể phát triển thương
nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cùng phát triển các tiểu thủ công nghệ
liên hệ với ngành nông nghiệp địa phương.
* Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải
thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực
hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít đòi hỏi nhiều đầu tư hơn hình thức
cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất
trường học, nhà bảo sanh v.v....)
Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống
lại chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng
trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn trang bị vũ khí cần thiết, để nếu
cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một "tiền đồn", ngăn chặn đoàn
quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam.
Bởi vậy các Khu Trù Mật thường được thiết
lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung
quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Đồng thời Khu Trù Mật
cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp.
Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000 m 2, để xây cất
một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo
và một chuồng gà. Mỗi gia đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn
rau để tự túc mưu sinh."
Sử gia Robert Scigliano, thuộc viện đại học
Michigan, cho biết Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền phản đối chính sách Khu trù mật
vì ngoài việc ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu trù mật được
xây dựng ở những vùng chiến lược chẳng hạn dọc theo một con đường chính hay một
trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản".
Và kế đến, người viết cũng xin phép tác
giả Trần An Phương Nam: Gia đình CB/XDNT Bắc Cali,
để cũng được trích đoạn trong bài:
"Từ quốc sách Ấp Chiến Lược đến chương
trình Xây dựng Nông Thôn"
như sau:
"Khi thành lập công cụ xâm lược
mang tên Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam" (MTGPMN) vào tháng
12 năm 1960. Cộng Sản Hà Nội quyết tâm thực hiện giai đoạn khởi đầu trong sách
lược thôn tính miền Nam qua mặt trận du kích chiến, trọng tâm của mặt trận này
là “lấy nông thôn bao vây thành thị” nói cách khác là chúng muốn kiểm soát địa
bàn nông thôn, tranh thủ nhân tâm người dân nông thôn để lợi dụng lòng yêu nước
của họ ngõ hầu buộc họ phải cộng tác, nuôi dưỡng, che chở cho du kích quân cộng
sản. Kế tiếp là chúng sẽ dùng nông thôn làm bàn đạp để tấn công, tiến chiếm các
thành phố để cướp chính quyền. Thoạt tiên kế hoạch xâm lược miền Nam của cộng sản
Hà Nội là như vậy, chúng mong muốn thôn tính miền Nam chỉ cần sử dụng mặt trận
du kích chiến mà thôi, không cần sử dụng đến các mặt trận khác như trận địa chiến
hay vận động chiến v.v...
Nắm vững được sách lược của địch. Chính
phủ Ngô Đình Diệm ban hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược, đây quả là một đối sách
đúng đắn và vô cùng lợi hại của chính quyền lúc bấy giờ, việc thi hành đối sách
này đã làm cho từ bọn đầu sỏ chóp bu ở Hà Nội đến bọn công cụ tay sai MTGP ở miền
Nam phải điêu đứng, hoang mang. Bởi vì mục tiêu căn bản của Quốc Sách Ấp Chiến Lược
là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho
chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng
là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu
diệt. Tất cả các Ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố bao quanh, các cổng
chính ra vào được canh gác đúng mức tùy theo địa thế, mỗi Ấp đều có từ một đến
nhiều chòi canh có tầm nhìn xa, ban ngày người dân được tự do ra vào để làm ăn,
tuy nhiên người lạ mặt muốn vào Ấp phải qua thủ tục kiểm soát chặt chẽ, ban đêm
các cổng chính ra vào được đóng lại, tuy nhiên các trường hợp cấp thiết của dân
chúng vẫn được giải quyết. Ngoài ra, các Ấp Chiến Lược đều có thiết lập hệ thống
báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp vào Ấp. Việc
quản lý Ấp do một Ban trị sự phụ trách, việc phòng thủ bảo vệ Ấp do lực lượng
Phòng vệ dân sự phối hợp với các đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng Hòa của Ấp sở
tại phụ trách. Ấp Chiến Lược được tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và
tự phát triển.
Quốc Sách Ấp Chiến Lược thực hiện rất hiệu
quả, công việc tát nước để bắt cá, mặt trận du kích chiến của cộng sản bị ngưng
trệ, du kích quân và hạ tầng cơ sở của chúng gần như không chốn dung thân, chủ
trương bám dựa vào người dân bị bẻ gãy từ trứng nước. Tóm lại, Quốc Sách Ấp Chiến
Lược đang trên đà thăng tiến và tỏ ra hữu hiệu thì bất ngờ bị hủy bỏ bởi chính
những người có quyền cao chức trọng trong chính thể VNCH. Thật đáng tiếc vô
cùng!"
Trên đây, là những trích đoạn đã viết về
Ấp Chiến Lược, của hai vị tác giả Nguyễn Đức Cung và Trần An Phương Nam; riêng
người viết bài này, trước đây, cũng đã có viết qua bài: Những Mùa Xuân Qua có một
đoạn về Ấp Chiến Lược như sau:
Mô hình của một Ấp Chiến Lược:
Tại quê tôi, ấp chiến luợc là những vòng
đai có hai vòng rào gai rừng, ở giữa hai vòng rào là những giao thông hào sâu
quá đầu nguời, rộng hơn hai mét, do dân làng cùng nhau đào, dưới lòng giao
thông hào có cắm chông làm bằng những gốc tre già đã được vót nhọn, sắc, có ba
cạnh. Còn vòng rào là những tấm gai cứng nhọn, có bề rộng hai mét, bề cao
hơn hai mét được ghép lại. Chúng tôi xin nhắc rằng: Vì để bảo vệ tánh mạng và
tài sản của chính gia đình của mình nên mọi người dân quê đều hưởng ứng, họ rất
vui vẻ với công việc này. Đặc biệt là lớp thanh niên, với những nụ cười, tiếng
hát với nhau trong lúc cùng nhau thực hiện Ấp Chiến Luợc. Ngoài ra, dân lành
còn dùng những chiếc thùng thiếc, loại thùng đựng dầu hỏa, hoặc thùng gánh nước
đã bị hỏng, đem đục lỗ, cột dây thừng nhỏ đuợc tết bằng những sợi mây rừng; ban
đêm sau 20 giờ Chiến Sĩ Dân Vệ đóng cổng ấp lại, rồi họ đem giăng dọc theo bờ
rào Ấp Chiến Luợc và các lối đi ở bìa vuờn, để ngăn bước chân của Việt cộng
nằm vùng ban đêm thường lẻn xuống giết hại dân lành và cuớp gạo, muối của dân
mang lên rừng để sống. Bọn trẻ như chúng tôi thì khoái đi giăng thùng lắm, chúng
tôi đòi Chiến Sĩ Dân Vệ phải cho chúng tôi đi theo, giăng thùng xong chúng tôi
còn trông cho có ai đó, hoặc con vật gì nó vướng dây để được đánh mõ còn nếu được
"la làng" thì càng thích hơn nữa.
Tôi vẫn nhớ mãi về những năm tháng ấy thật
vui, tôi nhớ dân quê tôi còn "phát minh" ra phong trào đánh mõ và la
làng. Ngoài các trạm gác đêm của cá Chiến Sĩ Dân Vệ, thì nhà nào cũng sắm ra
nhiều chiếc mõ tre; mỗi khi có tiếng thùng đổ thì mọi nguời đánh mõ ba hồi một
dùi; nghĩa là đánh ba hồi dài, sau đó đánh một tiếng, còn nếu thấy có bóng dáng
nguời xuầt hiện thì đánh mõ hồi một; nghĩa là đánh một hồi rất gấp, rồi kèm
theo chỉ một tiếng. Lúc đó mọi nguời không ai đuợc đi lại phải chờ cho các Chiến
Sĩ Dân Vệ kiểm tra xem tại sao thùng đổ, nếu là Việt cộng nằm vùng xuất
hiện, thì các Chiến Sĩ Dân Vệ sẽ tri hô và mọi nguời đồng thanh la làng:
“Cộng sản bớ làng, cộng sản bớ làng”; sau đó, dân làng tay cầm chiếc gậy có sợi
dây thừng cuộn ở phía trên, tay cầm đuốc sáng trưng để vây bắt Việt cộng. Chính
vì thế, mà tôi nhớ người dân đã bắt đuợc bốn cán bộ VC nằm vùng, nhưng tôi chỉ
nhớ tên hai nguời là Duơng Đình Tú và Đỗ Luyện, cả hai đuợc đưa ra tòa sau đó họ
ra Côn Đảo, đến khi trao trả tù binh họ chọn con đuờng ra Bắc. Còn nếu do một
con chó thì họ sẽ la to: "Bà con ơi! chó vuớng thùng, đừng đánh nữa",
thì dân làng họ mới thôi đánh mõ.
Một kỷ niệm mà không phải riêng tôi, mà
có lẽ còn hai "nạn nhân" trong cuộc chắc chắn khó quên: Ấy là vào một
đêm có đôi tình nhân đã hẹn hò nhau ở bìa vuờn, chắc họ đã ra đó lúc chưa giăng
thùng, nên đến khuya khi họ quay về nhà, chẳng may họ đã vuớng phải dây và
thùng thi nhau đổ, khi các anh Dân Vệ kiểm tra thì có bóng hai nguời họ hô: “Đứng
im”; lúc ấy có tiếng cả hai xưng tên và nói: "Tụi em đây, xin các
anh đừng bắn". Nhưng lúc ấy, dân làng đã đèn đuốc sẵn sàng, hai nguời
mắc cỡ quá nên đứng im không dám nhúc nhích trông rất tội nghiệp. Sau đó, đôi
tình nhân ấy không hiểu tại sao họ lại chia tay. Bây giờ hai nguời đều có gia
đình riêng, ở cùng làng đã có cháu nội, ngoại. Cô gái vuớng thùng năm xưa
hiện nay lại là chị chồng của em gái tôi.
Tôi vẫn nhớ hoài những đêm vui kỷ niệm;
ngày ấy, đêm nào bọn trẻ con trong làng cũng trông mong cho có ai đó, hay con
chó, con mèo vuớng thùng để đuợc đánh mõ, vì cả làng đều đánh mõ hòa với
tiếng trống ở các trụ sở thôn làng, nghe thật vui tai, chúng tôi đứa nào cũng
thích, cũng đòi cha mẹ sắm cho những chiếc mõ thật tốt, kêu thật to. Chúng tôi
thích đánh mõ, đánh dai lắm, cho đến khi các Chiến Sĩ Dân Vệ đã la to lên: "Chó
vuớng thùng, bà con ơi đừng đánh mõ nữa" các anh cứ la, còn chúng tôi thì
vẫn cố đánh thêm mấy hồi nữa, vì mấy khi thùng đổ để đuợc đánh mõ đâu.
Hậu quả của việc phá bỏ Ấp Chiến Lược:
Mùa xuân năm 1964, Quê hương tôi không còn thanh bình nữa; bởi
lúc ấy, Nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã sụp đổ. Ấp chiến lược bị phá bỏ, vì như mọi người
đều biết, từ thưở xa xưa tổ tiên chúng ta ở thôn quê quanh vườn người ta thường
trồng tre, gai làm bờ rào, còn nhà thì có bờ dậu có cửa ngõ, làng thì có cổng
làng, mục đích để phòng gian, như bài thơ "Cổng Làng" của Thi sĩ Bàng
Bá Lân đã viết:
"Chiều
hôm đón mát cổng làng
Gió hiu
hiu thổi mây vàng êm trôi
Đồng quê
vờn lượn chân Trời
Đường
quê quanh quất bao người về thôn
Ráng hồng
lơ lững mây son
Mặt trời
thức giấc véo von chim chào
Cổng
Làng rộng mở ồn ào
Nông phu
lửng thửng đi vào nắng mai"
Như vậy,
từ thưở xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã từng xây dựng Làng, có Cổng Làng mà mỗi
đêm thường được đóng, để bảo vệ dân làng, và mỗi ngày khi: "Mặt Trời thức
giấc véo von chim chào" thì "Cổng làng rộng mở ồn ào" để cho những
"Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai"; huống thay là trong thời chiến
tranh, lúc cái "Mặt trận giải phóng miền Nam" do cộng sản Hà Nội cho
ra đời, thì những kẻ vì ngu xuẩn hay cố tình kia lại ra lệnh phá bỏ Ấp Chiến Lược,
là phá bỏ mọi trở ngại, khó khăn để cho Việt cộng đánh chiếm các làng thôn một
cách dễ dàng.
Tôi đã chứng kiến những ngày Xuân 1964, đầy khói lửa,
hoang tàn, từng đoàn người bồng bế, hoặc gánh con thơ chạy trốn, dân quê tôi họ
đã biết rất rõ về cái gọi là “Giải phóng miền Nam “ vì cũng những người trong làng
trước kia họ biết rõ là đảng viên cộng sản, sau đó họ biệt tích, rồi một ngày họ
bỗng dưng từ trên núi trở về lại tự xưng là "Giải phóng miền Nam",
nên dân quê tôi đã phân biệt Quốc, Cộng là hể ở trên núi xuống là cộng sản,
chúng nói gì họ cũng không nghe, thấy bóng dáng cộng sản đâu là họ đều cõng -
gánh con thơ tìm đường chạy trốn.
Kể từ đó, khi Ấp Chiến Lược bị phá bỏ, thì quê tôi, quận Tiên
Phước gồm 15 xã, mà việt cộng đã chiếm hết 11 xã, chỉ còn có 4 xã nằm chung
quanh quận lỵ, mà chẳng có xã nào còn nguyên vẹn, vì xã nào cũng mất một vài thôn;
riêng xã Phước Thạnh, tức làng Thạnh Bình-Tiên Giang Thượng, gốm có 7 thôn,
nhưng Việt cộng đã đánh chiếm mất 6 thôn, chỉ còn 1 thôn Đại Trung, nằm bên bờ
Tiên Giang Hạ.
Và với những gì tôi đã viết trước đây, là hồi ức của một thời
thơ ấu không hề biết thêu dệt; nghĩa là viết một cách vô cùng trung thực, thấy sao
nói vậy, nhớ đâu viết đó, chứ không phải là văn chương.
Vì vậy, một lần nữa, người viết muốn lập lại là chỉ mong ước để
cho lớp trẻ sau này còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây
dựng.
Pháp quốc, 20/10/2011
Hàn Giang Trần Lệ
Tuyền
----------------------------------------------------------
Ông Ngô Đình Nhu dự lễ khánh thành ấp chiến lược ở Củ Chi
The Big Picture: The Hidden War in Vietnam
From remote and hazardous
locales in South Vietnam comes this documentary report on what the United
States Army, Air Force, and Navy are doing to contain the spread of Communism. The
Big Picture camera crews on location in South Vietnam show the military
operations of our Special Forces units--how they live--how they operate--and
what they are doing to help the Vietnamese. The host-narrator of this issue is
television and motion picture star Mr. James Arness.
The Hidden War in Vietnam: 1960s
Color U.S. Military Documentary
DVD: http://www.amazon.com/gp/product/B0018C8KZG?ie=UTF8&tag=doc06-20&link... Watch the full film:http://thefilmarchived.blogspot.com/2010/11/big-picture-hidden-war-in-vietnam...
When John F. Kennedy won the 1960 U.S. presidential election, one major issue Kennedy raised was whether the Soviet space and missile programs had surpassed those of the United States. As Kennedy took over, despite warnings from Eisenhower about Laos and Vietnam, Europe and Latin America "loomed larger than Asia on his sights." In his inaugural address, Kennedy made the ambitious pledge to "pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe, in order to assure the survival and success of liberty."
In June 1961, John F. Kennedy bitterly disagreed with Soviet premier Nikita Khrushchev when they met in Vienna over key U.S.-Soviet issues. The legacy of the Korean War created the idea of a limited war.
Although Kennedy stressed long-range missile parity with the Soviets, he was also interested in using special forces for counterinsurgency warfare in Third World countries threatened by communist insurgencies. Although they were originally intended for use behind front lines after a conventional invasion of Europe, Kennedy believed that the guerrilla tactics employed by special forces such as the Green Berets would be effective in a "brush fire" war in Vietnam.
The Kennedy administration remained essentially committed to the Cold War foreign policy inherited from the Truman and Eisenhower administrations. In 1961, the USA had 50,000 troops based in Korea, and Kennedy faced a three-part crisis—the failure of the Bay of Pigs Invasion, the construction of the Berlin Wall, and a negotiated settlement between the pro-Western government of Laos and the Pathet Lao communist movement These made Kennedy believe that another failure on the part of the United States to gain control and stop communist expansion would fatally damage U.S. credibility with its allies and his own reputation. Kennedy determined to "draw a line in the sand" and prevent a communist victory in Vietnam, saying, "Now we have a problem making our power credible and Vietnam looks like the place", to James Reston of The New York Times immediately after meeting Khrushchev in Vienna.
In May 1961, Vice President Lyndon B. Johnson visited Saigon and enthusiastically declared Diem the "Winston Churchill of Asia." Asked why he had made the comment, Johnson replied, "Diem's the only boy we got out there." Johnson assured Diem of more aid in molding a fighting force that could resist the communists.
Kennedy's policy toward South Vietnam rested on the assumption that Diem and his forces must ultimately defeat the guerrillas on their own. He was against the deployment of American combat troops and observed that "to introduce U.S. forces in large numbers there today, while it might have an initially favorable military impact, would almost certainly lead to adverse political and, in the long run, adverse military consequences."
The quality of the South Vietnamese military, however, remained poor. Bad leadership, corruption, and political promotions all played a part in emasculating the ARVN. The frequency of guerrilla attacks rose as the insurgency gathered steam. While Hanoi's support for the NLF played a role, South Vietnamese governmental incompetence was at the core of the crisis.
Kennedy advisers Maxwell Taylor and Walt Rostow recommended that U.S. troops be sent to South Vietnam disguised as flood relief workers. Kennedy rejected the idea but increased military assistance yet again. In April 1962, John Kenneth Galbraith warned Kennedy of the "danger we shall replace the French as a colonial force in the area and bleed as the French did." By 1963, there were 16,000 American military personnel in South Vietnam, up from Eisenhower's 900 advisors..
The Strategic Hamlet Program had been initiated in 1961. This joint U.S.-South Vietnamese program attempted to resettle the rural population into fortified camps. The aim was to isolate the population from the insurgents, provide education and health care, and strengthen the government's hold over the countryside. The Strategic Hamlets, however, were quickly infiltrated by the guerrillas. The peasants resented being uprooted from their ancestral villages. In part, this was because Colonel Pham Ngoc Thao, a Diem favourite who was instrumental in running the program, was in fact a communist agent who used his Catholicism to gain influential posts and damage the ROV from the inside..
The government refused to undertake land reform, which left farmers paying high rents to a few wealthy landlords. Corruption dogged the program and intensified opposition.
DVD: http://www.amazon.com/gp/product/B0018C8KZG?ie=UTF8&tag=doc06-20&link... Watch the full film:http://thefilmarchived.blogspot.com/2010/11/big-picture-hidden-war-in-vietnam...
When John F. Kennedy won the 1960 U.S. presidential election, one major issue Kennedy raised was whether the Soviet space and missile programs had surpassed those of the United States. As Kennedy took over, despite warnings from Eisenhower about Laos and Vietnam, Europe and Latin America "loomed larger than Asia on his sights." In his inaugural address, Kennedy made the ambitious pledge to "pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe, in order to assure the survival and success of liberty."
In June 1961, John F. Kennedy bitterly disagreed with Soviet premier Nikita Khrushchev when they met in Vienna over key U.S.-Soviet issues. The legacy of the Korean War created the idea of a limited war.
Although Kennedy stressed long-range missile parity with the Soviets, he was also interested in using special forces for counterinsurgency warfare in Third World countries threatened by communist insurgencies. Although they were originally intended for use behind front lines after a conventional invasion of Europe, Kennedy believed that the guerrilla tactics employed by special forces such as the Green Berets would be effective in a "brush fire" war in Vietnam.
The Kennedy administration remained essentially committed to the Cold War foreign policy inherited from the Truman and Eisenhower administrations. In 1961, the USA had 50,000 troops based in Korea, and Kennedy faced a three-part crisis—the failure of the Bay of Pigs Invasion, the construction of the Berlin Wall, and a negotiated settlement between the pro-Western government of Laos and the Pathet Lao communist movement These made Kennedy believe that another failure on the part of the United States to gain control and stop communist expansion would fatally damage U.S. credibility with its allies and his own reputation. Kennedy determined to "draw a line in the sand" and prevent a communist victory in Vietnam, saying, "Now we have a problem making our power credible and Vietnam looks like the place", to James Reston of The New York Times immediately after meeting Khrushchev in Vienna.
In May 1961, Vice President Lyndon B. Johnson visited Saigon and enthusiastically declared Diem the "Winston Churchill of Asia." Asked why he had made the comment, Johnson replied, "Diem's the only boy we got out there." Johnson assured Diem of more aid in molding a fighting force that could resist the communists.
Kennedy's policy toward South Vietnam rested on the assumption that Diem and his forces must ultimately defeat the guerrillas on their own. He was against the deployment of American combat troops and observed that "to introduce U.S. forces in large numbers there today, while it might have an initially favorable military impact, would almost certainly lead to adverse political and, in the long run, adverse military consequences."
The quality of the South Vietnamese military, however, remained poor. Bad leadership, corruption, and political promotions all played a part in emasculating the ARVN. The frequency of guerrilla attacks rose as the insurgency gathered steam. While Hanoi's support for the NLF played a role, South Vietnamese governmental incompetence was at the core of the crisis.
Kennedy advisers Maxwell Taylor and Walt Rostow recommended that U.S. troops be sent to South Vietnam disguised as flood relief workers. Kennedy rejected the idea but increased military assistance yet again. In April 1962, John Kenneth Galbraith warned Kennedy of the "danger we shall replace the French as a colonial force in the area and bleed as the French did." By 1963, there were 16,000 American military personnel in South Vietnam, up from Eisenhower's 900 advisors..
The Strategic Hamlet Program had been initiated in 1961. This joint U.S.-South Vietnamese program attempted to resettle the rural population into fortified camps. The aim was to isolate the population from the insurgents, provide education and health care, and strengthen the government's hold over the countryside. The Strategic Hamlets, however, were quickly infiltrated by the guerrillas. The peasants resented being uprooted from their ancestral villages. In part, this was because Colonel Pham Ngoc Thao, a Diem favourite who was instrumental in running the program, was in fact a communist agent who used his Catholicism to gain influential posts and damage the ROV from the inside..
The government refused to undertake land reform, which left farmers paying high rents to a few wealthy landlords. Corruption dogged the program and intensified opposition.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết