Tháng Tư Đen (30/4/1975 – 30/4/2019)
Hiệu đính lại những nguồn tin không chính xác về cái chết của Đại Tá Phạm Văn Phúc (nguyên Tỉnh Trưởng Tỉnh Long Khánh)
Hiệu đính lại những nguồn tin không chính xác về cái chết của Đại Tá Phạm Văn Phúc (nguyên Tỉnh Trưởng Tỉnh Long Khánh)
Lê Đình Cai ghi nhận
Công trình nghiên cứu Sử học với tựa đề “Chiến dịch Hồ Chí Minh và sự sụp đỗ toàn bộ của miền Nam (từ 9/4 đến 30/4/1975)” của tôi viết, đã được đăng nhiều kỳ trên các tờ báo ở Hải Ngoại vào dịp 30/4 năm 2006. Trong bài viết này có đoạn ghi lại: “Để cứu Biên Hoà và nhất là căn cứ Long Bình, nơi còn dự trữ nhiều quân dụng, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III đã ra lệnh rút quân khỏi Xuân Lộc ngày 20/4/1975. Trong cuộc rút quân này, đại tá Phúc, Tỉnh Trưởng Long Khánh, đã đi đoạn hậu để bảo vệ cho đoàn di tản nhưng không may ông đụng phải mìn của Việt Cộng và tử trận”. (Đoạn văn này được trích lại từ tạp chí Ý Dân số 313 ấn hành nhân ngày 30/4/2006, từ trang 134… và những số báo kế tiếp, do luật sư Nguyễn Vạn Bình làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, đã gởi cho tôi bản copy này. Xin chân thành cảm tạ luật sư Bình đã lưu giữ số báo này từ hơn 13 năm nay để tôi có được tư liệu hầu đính chính lại sự kiện này).
Sự kiện cần được hiệu đính ở đây:
1. Đại Tá Phạm Văn Phúc đã không tử trận ngày 20/4/1975.
2. Trung Tá Lê Quang Đình, Tiểu Khu Phó Long Khánh mới là người tử trận.
* * *
Khi biên soạn lại “Chiến dịch Hồ Chí Minh và sự sụp đỗ toàn bộ của miền Nam”, người viết bài này không phải là nhân chứng trực tiếp mà chỉ là người nghiên cứu tổng hợp những tài liệu sách vở liên hệ để đúc kết lại. Khi đề cập đến cái chết của Đại Tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh Trưởng Long Khánh, trong cuộc lui quân ngày 20/4/1975, người viết đã tham khảo nhiều nguồn sử liệu khác nhau từ báo chí của Việt Nam Cộng Hoà (báo Chính Luận, Độc Lập, Đối Diện…); của chính quyền Cộng Sản Hà Nội (báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân…), một số sách đã xuất bản như “The Fall and Liberation of Saigon” của Tiziano Terzani, do nxb St Martin S. Press, New York, 1977; “55 days, The Fall of South Vietnam” của Alan Dawson, nxb Prentice Hall, New Jersey, 1977; “L’Adieu à Saigon” của Jean Laterguy, nxb Presse de la Cité, Paris, 1975… Cũng tham khảo một số sách báo viết về sự sụp đổ của miền Nam do các tác giả người Việt (trên các tờ báo và tạp chí tiếng Việt ở hải ngoại cũng có đề cập đến cái chết của Đại Tá Phúc). Nhưng tài liệu mà tôi chú ý nhất là sách “Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà” của giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ, do nxb Tủ Sách Nghiên Cứu Sử Địa, Canada, 1979. Ở trang 328 của cuốn sách này, giáo sư Ngữ đã xác nhận cái chết của Đại Tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh Trưởng Long Khánh, trong cuộc lui quân ngày 20/4/1975.
Với chúng tôi, những người chuyên môn về ngành Sử, khi áp dụng phương pháp cẩn án ngoại (external study) và cẩn án nội (internal study) mà thấy tác giả là người đáng tin cậy, thì tài liệu của họ viết ra mình có thể quy chiếu và trích dẫn được. Ở đây, tác giả Nguyễn Khắc Ngữ đã được đào tạo chuyên ngành Sử học tại đại học Sư Phạm Sài Gòn cùng thời với giáo sư Sử học Phạm Cao Dương, là lớp đàn anh của chúng tôi, nên giá trị tin cậy đã được đảm bảo. Cuốn sách của ông xuất bản năm 1979 và từ đó cho đến khi bài báo của tôi xuất hiện 2006, thời gian gần 27 năm, tôi chưa đọc được bất cứ tài liệu nào đính chính cho sự việc này.
May mắn thay trong những ngày cận Tết Kỷ Hợi (2019), tôi nhận được một cuộc điện thoại từ anh Phạm Đức Thịnh, tốt nghiệp khoá II, 1971 trường đại học Chiến Tranh Chính Trị tại Đà Lạt. Anh trải qua nhiều nhiệm sở trong quân đội và những năm tháng cuối cùng của miền Nam, anh đảm trách chức vụ Trưởng Ty Thông Tin Chiêu Hồi ở tỉnh Kiên Giang thay thế người tiền nhiệm là anh Khương Hữu Điểu. Sau 30/4/1975, anh đã phải trải qua hơn 10 năm tù trong các trại cải tạo của Cộng Sản. Anh và gia đình hiện định cư tại Denver (Colorado) kể từ tháng 3 năm 1993.
Qua cuộc điện đàm này và những dịp đàm đạo kế tiếp, tôi được cả anh chị Thịnh kể lại cho những ngày cuối cùng ở Long Khánh và lưu ý tôi về bài báo viết không đúng với cái chết của Đại Tá Phúc, Tỉnh Trưởng Long Khánh. Tôi rất mừng, qua anh chị Thịnh tôi có cơ hội tiếp xúc với những nguồn tin đáng tin cậy để được dịp hiệu đính lại những sai sót trong bài biên khảo của mình.
Trước hết, trong email gởi ngày 25/1/2019, chị Phạm Đức Thịnh (nhũ danh Lê Phương Thanh) đã cung cấp cho tôi bài viết của ký giả Vũ Ánh báo Người Việt tại Nam Cali (đăng lại trên Hưng Việt ngày 22/9/2006 dưới chủ đề “Những tin tức cuối cùng về Đại Tá Phạm Văn Phúc”) với nội dung như sau:
Trong số báo Thứ Năm tuần trước, tôi có cung cấp một số tin tức về Đại Tá Phạm Văn Phúc nguyên tỉnh trưởng Long Khánh để giúp Giáo Sư Sử Học Lê Đình Cai đối chiếu một vài điểm còn lấn cấn trong khi ông viết một bộ sách về chiến tranh Việt Nam. Sau khi bài báo tới tay các độc giả và được đưa lên trang nhà của báo Người Việt, có thêm rất nhiều độc giả gởi thư, e-mail cung cấp thêm những tin tức cho biết Đại Tá Phạm Văn Phúc không tử trận khi ông cùng ban tham mưu tiểu khu rút ra khỏi Long Khánh ngày 20 Tháng Tư năm 1975.
Chẳng hạn như thư e-mail của ông Nhất Tâm Lê Bá Phùng ngày 6 Tháng Chín năm 2006 cho biết nhiều chi tiết quý báu:
“Tôi có thể xác nhận Đại Tá Phạm Văn Phúc đã không tử trận ngày 20 Tháng Tư năm 1975... Đại Tá Phúc sau khi ở trại Suối Máu Biên Hòa được chuyển lên trại K-3 Giaray Long Khánh cùng một số sĩ quan cấp tá trong đó có Đại Tá Nguyễn Sùng (tiếp vận) và ông Cao Văn Tường bộ trưởng phủ thủ tướng dưới thời Tướng Trần Thiện Khiêm. Tới Tháng Mười Một năm 1976, Đại Tá Phạm Văn Phúc cùng một số anh em tù cải tạo khác, trong đó có tôi, được chuyển về trại Thủ Đức. (Cộng Sản đặt tên các trại này là trại Thủ Đức nhưng không nằm ở quận Thủ Đức mà ở rải tác khắp nơi thuộc tỉnh Bình Tuy. Họ xây dựng các căn cứ hỏa lực cũ 5 và 6 của Việt Nam Cộng Hòa thành những trại lao động khổ sai và là trại chuyển tiếp để từ đó tù nhân được chuyển ra các tỉnh phía Bắc Việt Nam và đặt tên có các trại này là các trại Thủ Đức - V.A.)
Đêm 1 Tháng Mười Hai năm 1976, các tù nhân trại Thủ Đức được đưa ra cảng Newport và bị đưa xuống tàu ra Hải Phòng. Từ trại Thủ Đức xuống tàu, chúng tôi đều bị xiềng tay cứ hai người một với nhau. Tôi chung xiềng với Đại Tá Phạm Văn Phúc, số chìa khóa là 304. Giám Mục Nguyễn Văn Thuận (sau này là hồng y) chung xiềng với Đại Tá Lý Bá Phẩm (cựu tỉnh trưởng Khánh Hòa, sau là tỉnh trưởng An Giang - V.A.) Chuyến đi đó tổng cộng có hơn một ngàn tù nhân. Đến Hải Phòng thì tôi và Đại Tá Phúc được đưa vào nhóm đi Lào Kay. Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận và Đại Tá Lý Bá Phẩm đi trại Sơn Tây. Đại Tá Phúc và tôi luôn luôn sống chung buồng giam ở Lao Kay cho đến Tháng Năm năm 1978 thì được chuyển về trại Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.. Tháng Ba năm 1979 tôi được chuyển ra trại Mễ cho gần nghĩa địa vì sức khỏe của tôi lúc đó quá yếu và theo sự chẩn đoán của bác sĩ tôi không sống được bao lâu nữa. Từ đó, tôi xa Đại Tá Phúc vì ông vẫn còn ở trại Nam Hà để vác đá, đào chạc.
Thân mến cùng quý bạn và giáo sư sử học.
(Nhất Tâm Lê Bá Phùng)
Ngoài ra, nhà báo Vũ Ánh cũng có nêu thêm vài email khác của ông Hùng Nguyễn, Trâu Nam Bộ PNV, Kiệt Vương, cũng xác nhận là Đại Tá Phúc bị bắt rồi đi cải tạo chứ không bị tử trận như một số nguồn tin đã loan. Đặc biệt, nhà báo Vũ Ánh đã nhắc đến ông Hà Nam Anh và thiếu tá Hội trong ban tham mưu của tỉnh Long Khánh cũng đều xác nhận Đại Tá Phúc đã sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO nhưng sau đó về lại Việt Nam và đã từ trần ở quê nhà.
Qua những nhân chứng sống rất đáng tin cậy cùng ở trong trại tù với Đại Tá Phúc, nhất là ông Lê Bá Phùng nguyên là Trưởng Ty Chiêu Hồi tỉnh Kiến Phong mà người viết có mối liên hệ đồng chí một thời, thì sự việc giáo sư Lê Khắc Ngữ nêu lên về cái chết của Đại Tá Phúc trong việc rút quân khỏi Long Khánh vào 20/4/1975 là không đúng. Thế thì vị Sỹ quan cao cấp nào của tỉnh Long Khánh đã bị thương, bị Việt Cộng bắt rồi giết chết trong thời gian đó là ai mà mọi người đã lầm tưởng là Đại Tá Tỉnh Trưởng Phạm Văn Phúc? Đó là Trung Tá Lê Quang Đình, Tiểu khu Phó Tiểu khu Long Khánh. Nhiều chi tiết về cái chết của Trung Tá Đình đã được thân nhân kể lại.. Chị Lê Phương Thanh (vợ anh Phạm Đức Thịnh) là em gái của Trung Tá Lê Quanh Đình nên người viết được nghe chính chị kể lại trong email gởi đến ngày 27/1/2019 lúc 6:44pm:
Trung Tá Lê Quang Đình .
sinh năm 1934 ,Tai Huyện Cẩm Giang .Quận Nam Sách Tỉnh Hai Dương .
di cư váo Nam 1954 tình nguyện vào trường võ Bị Quôc gia việt nam tại Đalat
tốt nghiệp phục vụ binh chủng Pháo Binh .
quận trưởng quận châu thành ,tỉnh Bình dương .
Quận trưởng quận Sông Ông Đốc tỉnh Cà Mau
làm việc trong Phái Đoàn Uỷ Ban Quân Sự Bốn Bên Tại Tân Sơn Nhất
Chức vụ cuối cùng Trung Tá tiểu Khu Phó tiểu Khu Long Khánh .
Gia cảnh .
vợ và bốn con 3 gái và 1 trai có nhà tại quận Châu Thành Tỉnh Bình Dương .
khi nghe ông đã tử trận bà Đình liên tục đi tìm hài cốt nhưng không thấy ,trong khi đó chính quyền cộng sản bức bách gia đình bà ra khỏi nhà ,chỉ được quyền mang vật dụng cá nhân . vợ và các con ông dắt díu nhau về ngã tư Phú Lân Chợ Lớn ( trong Hẻm nhỏ) mua căn nhà nhỏ để sống ,
Buổi sáng chị tráng Bánh cuốn bán ở đầu hẻm ..các cháu gái tủ bán thuốc lá ….. cuộc sống khá cơ cực ,trong bối cảnh đất nước bị mất , không phải chỉ riêng chị ,tất cả vợ con các sĩ quan đều vậy ! cho nên cũng không có phương tiện đi tìm hài cốt của chồng ..
Mấy tháng sau dân sài gòn bi bức bách phải đi vùng kinh tế mới ,tình cờ Bà Ngô thị Kim Hoàng và chồng Ông Nguyễn Thế Mỹ đi ngang qua khu rừng cao su . ông dừng xe lại để đi tiểu
thì nhặt được tấm thẻ bài ( Lê Quang Đình ) ông Mỹ đem ra đưa cho vợ , chị Hoàng đọc họ LÊ QUANG thì đem về cho mẹ của tôi (lúc đó mẹ tôi còn Sống ) Xem gởi đính kèm .
Chúng tôi vẫn nghĩ rằng hương linh của Tr /Tá Đình khiến cho người tìm được hài cốt của anh ,có liên quan đến gia tộc họ lê .
Bà Quả Phụ Lê Quang Đình ( khuê danh Hoàng Thị Lợi ) đã nhận diện đúng cốt của anh ,bởi những di vật còn sót lại ,ngoài giấy tờ chứng minh .
khi hoả táng lại để vào chùa tại Phú Lâm gần thân phụ của cố T/T Lê quang Đình ,là cụ ông Lê quang Hoà .
Cuối tuần này anh thịnh qua tôi sẽ gới tiếp những tin tức mà chúng tôi tìm hiểu được
Thân Kính
Lê Phương Thanh
Riêng về cái chết của Trung Tá Lê Quang Đình có nhiều dư luận cho rằng Đại Tá Phúc có âm mưu mượn tay Việt Cộng để đẩy vị Trung Tá Tiểu khu Phó vào chỗ chết. Để làm sang tỏ điều này và cũng để minh oan cho Đại Tá Phúc tôi xin đăng nguyên văn email của anh Phạm Đức Thịnh dưới nhan đề “Cuộc nói chuyện với Đại Tá Phúc tại trại tù Nam Hà (1979)”, do chị Lê Phương Thanh chuyển qua email đề ngày 2/2/2019 lúc 7:04am. Nguyên văn như sau:
Cuộc nói chuyện với Đại Tá Phúc tại Trại tú Nam Hà năm ( 1979 )
Tôi là Trung Uý Phạm Đức Thịnh Không biết nhiều về Đ/tá Phúc trong suốt thời gian tôi còn ở Quân Ngũ
Sở dĩ tôi biết về Đ/T Phúc vĩ tôi có người Anh vợ là TR/Tá Lê quang Đình Tiểu Khu Phó tiểu Khu Phó tiểu Khu Long Khánh ,Làm việc Dưới Quyền của Đ/T Phạm Văn Phúc ,va Anh Tôi Đã tử Trận vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến .
Những tưởng việc này sẽ theo thời gian sẽ đi vào quên lãng , khi tôi đi vào tù của cộng sản ….
Đến khi tôi vào tình cờ gặp một người trong binh chủng Biệt Động Quân ,cùng trại tù anh ta đã kể lại trân đánh Xuân Lộc ( chức vụ của Anh là tiếp vận của tiểu khu Long Khánh : P 4 )
tôi rất mừng và để tâm lắng nghe ,ví nghĩ rằng ,sẽ có những điều mình cần biết .
• Khi Anh Ninh ( Sĩ quan tiếp vận ) bắt đầu kể ….tới đoạn ttrận đánh diễn ra khốc liệt ,khi lữ đoàn Nhẩy dù vào tiếp viện cho tiểu khu Long Khánh .
Lúc đó Tr/Tá Lê Quang Đình được lệnh đặt bộ chĩ huy Hành Quân Tại Điểm do Đ/T Phúc Chỉ định ,đền lúc này tình hình khá nặng ...Đ/T ra lệnh cho Tr/Tá Đình và bộ chỉ huy nhẹ rút .
Nhưng khi ra lệnh , Đại Tá Phúc lại dùng máy truyền tin và nói bạch văn ( đây là vấn đề sai lầm to lớn khi đang hành quân ,vì địch quân có thể nghe ) Thật đúng , công sản đã bắt được tin nay ,ra lệnh phục kích khi Tr/tá Đình lui quân ,khi Đoàn xe của Tr/Tá đến địa điểm bị phục kích Cộng sản đã bắn B40 vào xe của ông khiến cho Ông Đình bị thương Nặng .
Cộng sản đã bắt ông đem vào bìà rừng cao su cách đó độ mấy thước .
sau đó thấy không thể khai thác được gì ! vì ông bị thương khá nặng … sau đó cộng sản đã hạ sát “ ( Đây là lời kể của Người tài xế lái xe cho Tr/Tá Đình may mắn còn sông Sót , tình cờ tôi đã gặp lại anh Tài xế này , gặp khi ra khỏi nhà tù .)
Về Tin tức bảo rằng ĐT Phúc đã chết vào ngày 20/4 .tôi xác nhận Đại Tá phúc không chết ,tôi gặp ông ờ tại Phòng 3 Trại Nam Hà .( năm 1979 )
vào một ngày trại Nam hà không đi lao động ,các tù nhân được phép ra sân nấu nướng tự do , tôi đã đến gần khu của các Đại Tá sinh hoạt để hỏi :
Ông Phúc đang nấu nước sôi , tôi hỏi ông ;
- Thưa Anh ,có phải anh là Anh Sáu Phúc Không ? ( Anh Sau Có Nghĩa là Đại Tá) ông quay lại nhìn tôi và gật đầu .
Tôi xin tự giới thiệu với anh : tôi là em rể anh Đình đây ,
Tôi muốn biết sự thực vế những ngày cuối cùng tại mặt trận Long Khánh ,dù răng anh tôi chết đã lâu , vì tôi nghĩ rằng sự thật của lịch sử phải trả về cho lịch sử ,tôi không có ý gì khác : vậy anh sáu đừng e ngại gì .
Ngưng Một giây lát , nhìn tôi ,Ông Phúc Gật đầu và nói :
- Như các anh đã biết trận Xuân Lộc thế nào . Tình hình trong lúc đó quá nặng nề với tiểu khu ,nên tôi đã ra lệnh cho Bộ chỉ huy của Tr/Tá Đình rút ,nhưng tôi có một sai lầm quá lớn ,trong lúc hấp tấp tôi đã nói bạch văn trên máy vô tuyến ,và tôi nghĩ răng . Đây là nguyên nhân gây ra cái chết của tr/tá Đình , mà sau này có nguồn tin nói răng tôi ganh tị với Tr/ Tá Đình nên đã hại Tr/Tá Đình!
- Tôi Xác Nhận điều này với anh , đó là một lỗi lớn của một sĩ quan cao cấp như tôi ,chứ tôi không có ý hại ông Đình .bào răng đó là lỗi ,tôi xin nhận,
- Nếu bảo rằng đó là tội .
- Tôi không có tội .
- Người bạn bên canh ĐT Phúc quay lại nói .
- Thôi , không có gì , chuyện sai lầm trong lúc hành quân ,đó là chuyện bình thường ,huống chi chuyện này sẩy ra quá lâu ( xin lôi tôi không nhớ tên ông Đ/T này )
- Thấy như vậy đã đủ ,tôi đứng dậy chào ông và cám ơn ông.
- Thưa Anh Cai ,
- Tôi vừa tường thuật cuộc gặp gỡ với ông Phúc trong trại tù Nam Hà ra mà tôi ghi lại
Phạm Đức Thịnh
* * *
Những sự kiện lịch sử được ghi nhận lại theo nhân chứng trực tiếp thường có độ chính xác cao, nhất là khi nhân chứng ấy đáp ứng các tiêu chuẩn của phép cẩn án ngoại và cẩn án nội của ngành sử học. Các tác phẩm sử học thường được biên soạn bởi các nhà chép Sử chuyên nghiệp, độ khả tín bao giờ cũng rất cao. Tuy nhiên, vì không phải là nhân chứng trực tiếp, các nhà biên soạn đôi lúc ghi nhận không đúng sự thật lịch sử.. Vì vậy, việc hiệu đính buộc phải có khi nhiều nhân chứng đều xác nhận lại cùng một sự việc xảy ra.
Tôi cảm thấy mình có được may mắn để hiệu đính lại một sử liệu không đúng trong việc ghi chép lại “Cuộc lui quân của Bộ Chỉ Huy Tiểu khu Long Khánh vào ngày 20/4/1975”. Đại Tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng Long Khánh, không tử trận trong dịp này mà người bị Việt Cộng phục kích bắn bị thương, bị bắt, rồi giết chết sau đó là Trung Tá Lê Quang Đình, Tiểu khu Phó của Đại Tá Phúc.
Xin chân thành cảm ơn anh chị Phạm Đức Thịnh – Lê Phương Thanh đã hết lòng giúp đỡ cho người viết trong công việc hiệu đính lại điều sai sót này.
Kính chúc quý độc giả một mùa Xuân an khang và mọi điều tốt lành.
Những ngày vào Xuân Kỷ Hợi 2019
Lê Đình Cai
Công trình nghiên cứu Sử học với tựa đề “Chiến dịch Hồ Chí Minh và sự sụp đỗ toàn bộ của miền Nam (từ 9/4 đến 30/4/1975)” của tôi viết, đã được đăng nhiều kỳ trên các tờ báo ở Hải Ngoại vào dịp 30/4 năm 2006. Trong bài viết này có đoạn ghi lại: “Để cứu Biên Hoà và nhất là căn cứ Long Bình, nơi còn dự trữ nhiều quân dụng, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III đã ra lệnh rút quân khỏi Xuân Lộc ngày 20/4/1975. Trong cuộc rút quân này, đại tá Phúc, Tỉnh Trưởng Long Khánh, đã đi đoạn hậu để bảo vệ cho đoàn di tản nhưng không may ông đụng phải mìn của Việt Cộng và tử trận”. (Đoạn văn này được trích lại từ tạp chí Ý Dân số 313 ấn hành nhân ngày 30/4/2006, từ trang 134… và những số báo kế tiếp, do luật sư Nguyễn Vạn Bình làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, đã gởi cho tôi bản copy này. Xin chân thành cảm tạ luật sư Bình đã lưu giữ số báo này từ hơn 13 năm nay để tôi có được tư liệu hầu đính chính lại sự kiện này).
Sự kiện cần được hiệu đính ở đây:
1. Đại Tá Phạm Văn Phúc đã không tử trận ngày 20/4/1975.
2. Trung Tá Lê Quang Đình, Tiểu Khu Phó Long Khánh mới là người tử trận.
* * *
Khi biên soạn lại “Chiến dịch Hồ Chí Minh và sự sụp đỗ toàn bộ của miền Nam”, người viết bài này không phải là nhân chứng trực tiếp mà chỉ là người nghiên cứu tổng hợp những tài liệu sách vở liên hệ để đúc kết lại. Khi đề cập đến cái chết của Đại Tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh Trưởng Long Khánh, trong cuộc lui quân ngày 20/4/1975, người viết đã tham khảo nhiều nguồn sử liệu khác nhau từ báo chí của Việt Nam Cộng Hoà (báo Chính Luận, Độc Lập, Đối Diện…); của chính quyền Cộng Sản Hà Nội (báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân…), một số sách đã xuất bản như “The Fall and Liberation of Saigon” của Tiziano Terzani, do nxb St Martin S. Press, New York, 1977; “55 days, The Fall of South Vietnam” của Alan Dawson, nxb Prentice Hall, New Jersey, 1977; “L’Adieu à Saigon” của Jean Laterguy, nxb Presse de la Cité, Paris, 1975… Cũng tham khảo một số sách báo viết về sự sụp đổ của miền Nam do các tác giả người Việt (trên các tờ báo và tạp chí tiếng Việt ở hải ngoại cũng có đề cập đến cái chết của Đại Tá Phúc). Nhưng tài liệu mà tôi chú ý nhất là sách “Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà” của giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ, do nxb Tủ Sách Nghiên Cứu Sử Địa, Canada, 1979. Ở trang 328 của cuốn sách này, giáo sư Ngữ đã xác nhận cái chết của Đại Tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh Trưởng Long Khánh, trong cuộc lui quân ngày 20/4/1975.
Với chúng tôi, những người chuyên môn về ngành Sử, khi áp dụng phương pháp cẩn án ngoại (external study) và cẩn án nội (internal study) mà thấy tác giả là người đáng tin cậy, thì tài liệu của họ viết ra mình có thể quy chiếu và trích dẫn được. Ở đây, tác giả Nguyễn Khắc Ngữ đã được đào tạo chuyên ngành Sử học tại đại học Sư Phạm Sài Gòn cùng thời với giáo sư Sử học Phạm Cao Dương, là lớp đàn anh của chúng tôi, nên giá trị tin cậy đã được đảm bảo. Cuốn sách của ông xuất bản năm 1979 và từ đó cho đến khi bài báo của tôi xuất hiện 2006, thời gian gần 27 năm, tôi chưa đọc được bất cứ tài liệu nào đính chính cho sự việc này.
May mắn thay trong những ngày cận Tết Kỷ Hợi (2019), tôi nhận được một cuộc điện thoại từ anh Phạm Đức Thịnh, tốt nghiệp khoá II, 1971 trường đại học Chiến Tranh Chính Trị tại Đà Lạt. Anh trải qua nhiều nhiệm sở trong quân đội và những năm tháng cuối cùng của miền Nam, anh đảm trách chức vụ Trưởng Ty Thông Tin Chiêu Hồi ở tỉnh Kiên Giang thay thế người tiền nhiệm là anh Khương Hữu Điểu. Sau 30/4/1975, anh đã phải trải qua hơn 10 năm tù trong các trại cải tạo của Cộng Sản. Anh và gia đình hiện định cư tại Denver (Colorado) kể từ tháng 3 năm 1993.
Qua cuộc điện đàm này và những dịp đàm đạo kế tiếp, tôi được cả anh chị Thịnh kể lại cho những ngày cuối cùng ở Long Khánh và lưu ý tôi về bài báo viết không đúng với cái chết của Đại Tá Phúc, Tỉnh Trưởng Long Khánh. Tôi rất mừng, qua anh chị Thịnh tôi có cơ hội tiếp xúc với những nguồn tin đáng tin cậy để được dịp hiệu đính lại những sai sót trong bài biên khảo của mình.
Trước hết, trong email gởi ngày 25/1/2019, chị Phạm Đức Thịnh (nhũ danh Lê Phương Thanh) đã cung cấp cho tôi bài viết của ký giả Vũ Ánh báo Người Việt tại Nam Cali (đăng lại trên Hưng Việt ngày 22/9/2006 dưới chủ đề “Những tin tức cuối cùng về Đại Tá Phạm Văn Phúc”) với nội dung như sau:
Trong số báo Thứ Năm tuần trước, tôi có cung cấp một số tin tức về Đại Tá Phạm Văn Phúc nguyên tỉnh trưởng Long Khánh để giúp Giáo Sư Sử Học Lê Đình Cai đối chiếu một vài điểm còn lấn cấn trong khi ông viết một bộ sách về chiến tranh Việt Nam. Sau khi bài báo tới tay các độc giả và được đưa lên trang nhà của báo Người Việt, có thêm rất nhiều độc giả gởi thư, e-mail cung cấp thêm những tin tức cho biết Đại Tá Phạm Văn Phúc không tử trận khi ông cùng ban tham mưu tiểu khu rút ra khỏi Long Khánh ngày 20 Tháng Tư năm 1975.
Chẳng hạn như thư e-mail của ông Nhất Tâm Lê Bá Phùng ngày 6 Tháng Chín năm 2006 cho biết nhiều chi tiết quý báu:
“Tôi có thể xác nhận Đại Tá Phạm Văn Phúc đã không tử trận ngày 20 Tháng Tư năm 1975... Đại Tá Phúc sau khi ở trại Suối Máu Biên Hòa được chuyển lên trại K-3 Giaray Long Khánh cùng một số sĩ quan cấp tá trong đó có Đại Tá Nguyễn Sùng (tiếp vận) và ông Cao Văn Tường bộ trưởng phủ thủ tướng dưới thời Tướng Trần Thiện Khiêm. Tới Tháng Mười Một năm 1976, Đại Tá Phạm Văn Phúc cùng một số anh em tù cải tạo khác, trong đó có tôi, được chuyển về trại Thủ Đức. (Cộng Sản đặt tên các trại này là trại Thủ Đức nhưng không nằm ở quận Thủ Đức mà ở rải tác khắp nơi thuộc tỉnh Bình Tuy. Họ xây dựng các căn cứ hỏa lực cũ 5 và 6 của Việt Nam Cộng Hòa thành những trại lao động khổ sai và là trại chuyển tiếp để từ đó tù nhân được chuyển ra các tỉnh phía Bắc Việt Nam và đặt tên có các trại này là các trại Thủ Đức - V.A.)
Đêm 1 Tháng Mười Hai năm 1976, các tù nhân trại Thủ Đức được đưa ra cảng Newport và bị đưa xuống tàu ra Hải Phòng. Từ trại Thủ Đức xuống tàu, chúng tôi đều bị xiềng tay cứ hai người một với nhau. Tôi chung xiềng với Đại Tá Phạm Văn Phúc, số chìa khóa là 304. Giám Mục Nguyễn Văn Thuận (sau này là hồng y) chung xiềng với Đại Tá Lý Bá Phẩm (cựu tỉnh trưởng Khánh Hòa, sau là tỉnh trưởng An Giang - V.A.) Chuyến đi đó tổng cộng có hơn một ngàn tù nhân. Đến Hải Phòng thì tôi và Đại Tá Phúc được đưa vào nhóm đi Lào Kay. Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận và Đại Tá Lý Bá Phẩm đi trại Sơn Tây. Đại Tá Phúc và tôi luôn luôn sống chung buồng giam ở Lao Kay cho đến Tháng Năm năm 1978 thì được chuyển về trại Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.. Tháng Ba năm 1979 tôi được chuyển ra trại Mễ cho gần nghĩa địa vì sức khỏe của tôi lúc đó quá yếu và theo sự chẩn đoán của bác sĩ tôi không sống được bao lâu nữa. Từ đó, tôi xa Đại Tá Phúc vì ông vẫn còn ở trại Nam Hà để vác đá, đào chạc.
Thân mến cùng quý bạn và giáo sư sử học.
(Nhất Tâm Lê Bá Phùng)
Ngoài ra, nhà báo Vũ Ánh cũng có nêu thêm vài email khác của ông Hùng Nguyễn, Trâu Nam Bộ PNV, Kiệt Vương, cũng xác nhận là Đại Tá Phúc bị bắt rồi đi cải tạo chứ không bị tử trận như một số nguồn tin đã loan. Đặc biệt, nhà báo Vũ Ánh đã nhắc đến ông Hà Nam Anh và thiếu tá Hội trong ban tham mưu của tỉnh Long Khánh cũng đều xác nhận Đại Tá Phúc đã sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO nhưng sau đó về lại Việt Nam và đã từ trần ở quê nhà.
Qua những nhân chứng sống rất đáng tin cậy cùng ở trong trại tù với Đại Tá Phúc, nhất là ông Lê Bá Phùng nguyên là Trưởng Ty Chiêu Hồi tỉnh Kiến Phong mà người viết có mối liên hệ đồng chí một thời, thì sự việc giáo sư Lê Khắc Ngữ nêu lên về cái chết của Đại Tá Phúc trong việc rút quân khỏi Long Khánh vào 20/4/1975 là không đúng. Thế thì vị Sỹ quan cao cấp nào của tỉnh Long Khánh đã bị thương, bị Việt Cộng bắt rồi giết chết trong thời gian đó là ai mà mọi người đã lầm tưởng là Đại Tá Tỉnh Trưởng Phạm Văn Phúc? Đó là Trung Tá Lê Quang Đình, Tiểu khu Phó Tiểu khu Long Khánh. Nhiều chi tiết về cái chết của Trung Tá Đình đã được thân nhân kể lại.. Chị Lê Phương Thanh (vợ anh Phạm Đức Thịnh) là em gái của Trung Tá Lê Quanh Đình nên người viết được nghe chính chị kể lại trong email gởi đến ngày 27/1/2019 lúc 6:44pm:
Trung Tá Lê Quang Đình .
sinh năm 1934 ,Tai Huyện Cẩm Giang .Quận Nam Sách Tỉnh Hai Dương .
di cư váo Nam 1954 tình nguyện vào trường võ Bị Quôc gia việt nam tại Đalat
tốt nghiệp phục vụ binh chủng Pháo Binh .
quận trưởng quận châu thành ,tỉnh Bình dương .
Quận trưởng quận Sông Ông Đốc tỉnh Cà Mau
làm việc trong Phái Đoàn Uỷ Ban Quân Sự Bốn Bên Tại Tân Sơn Nhất
Chức vụ cuối cùng Trung Tá tiểu Khu Phó tiểu Khu Long Khánh .
Gia cảnh .
vợ và bốn con 3 gái và 1 trai có nhà tại quận Châu Thành Tỉnh Bình Dương .
khi nghe ông đã tử trận bà Đình liên tục đi tìm hài cốt nhưng không thấy ,trong khi đó chính quyền cộng sản bức bách gia đình bà ra khỏi nhà ,chỉ được quyền mang vật dụng cá nhân . vợ và các con ông dắt díu nhau về ngã tư Phú Lân Chợ Lớn ( trong Hẻm nhỏ) mua căn nhà nhỏ để sống ,
Buổi sáng chị tráng Bánh cuốn bán ở đầu hẻm ..các cháu gái tủ bán thuốc lá ….. cuộc sống khá cơ cực ,trong bối cảnh đất nước bị mất , không phải chỉ riêng chị ,tất cả vợ con các sĩ quan đều vậy ! cho nên cũng không có phương tiện đi tìm hài cốt của chồng ..
Mấy tháng sau dân sài gòn bi bức bách phải đi vùng kinh tế mới ,tình cờ Bà Ngô thị Kim Hoàng và chồng Ông Nguyễn Thế Mỹ đi ngang qua khu rừng cao su . ông dừng xe lại để đi tiểu
thì nhặt được tấm thẻ bài ( Lê Quang Đình ) ông Mỹ đem ra đưa cho vợ , chị Hoàng đọc họ LÊ QUANG thì đem về cho mẹ của tôi (lúc đó mẹ tôi còn Sống ) Xem gởi đính kèm .
Chúng tôi vẫn nghĩ rằng hương linh của Tr /Tá Đình khiến cho người tìm được hài cốt của anh ,có liên quan đến gia tộc họ lê .
Bà Quả Phụ Lê Quang Đình ( khuê danh Hoàng Thị Lợi ) đã nhận diện đúng cốt của anh ,bởi những di vật còn sót lại ,ngoài giấy tờ chứng minh .
khi hoả táng lại để vào chùa tại Phú Lâm gần thân phụ của cố T/T Lê quang Đình ,là cụ ông Lê quang Hoà .
Cuối tuần này anh thịnh qua tôi sẽ gới tiếp những tin tức mà chúng tôi tìm hiểu được
Thân Kính
Lê Phương Thanh
Riêng về cái chết của Trung Tá Lê Quang Đình có nhiều dư luận cho rằng Đại Tá Phúc có âm mưu mượn tay Việt Cộng để đẩy vị Trung Tá Tiểu khu Phó vào chỗ chết. Để làm sang tỏ điều này và cũng để minh oan cho Đại Tá Phúc tôi xin đăng nguyên văn email của anh Phạm Đức Thịnh dưới nhan đề “Cuộc nói chuyện với Đại Tá Phúc tại trại tù Nam Hà (1979)”, do chị Lê Phương Thanh chuyển qua email đề ngày 2/2/2019 lúc 7:04am. Nguyên văn như sau:
Cuộc nói chuyện với Đại Tá Phúc tại Trại tú Nam Hà năm ( 1979 )
Tôi là Trung Uý Phạm Đức Thịnh Không biết nhiều về Đ/tá Phúc trong suốt thời gian tôi còn ở Quân Ngũ
Sở dĩ tôi biết về Đ/T Phúc vĩ tôi có người Anh vợ là TR/Tá Lê quang Đình Tiểu Khu Phó tiểu Khu Phó tiểu Khu Long Khánh ,Làm việc Dưới Quyền của Đ/T Phạm Văn Phúc ,va Anh Tôi Đã tử Trận vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến .
Những tưởng việc này sẽ theo thời gian sẽ đi vào quên lãng , khi tôi đi vào tù của cộng sản ….
Đến khi tôi vào tình cờ gặp một người trong binh chủng Biệt Động Quân ,cùng trại tù anh ta đã kể lại trân đánh Xuân Lộc ( chức vụ của Anh là tiếp vận của tiểu khu Long Khánh : P 4 )
tôi rất mừng và để tâm lắng nghe ,ví nghĩ rằng ,sẽ có những điều mình cần biết .
• Khi Anh Ninh ( Sĩ quan tiếp vận ) bắt đầu kể ….tới đoạn ttrận đánh diễn ra khốc liệt ,khi lữ đoàn Nhẩy dù vào tiếp viện cho tiểu khu Long Khánh .
Lúc đó Tr/Tá Lê Quang Đình được lệnh đặt bộ chĩ huy Hành Quân Tại Điểm do Đ/T Phúc Chỉ định ,đền lúc này tình hình khá nặng ...Đ/T ra lệnh cho Tr/Tá Đình và bộ chỉ huy nhẹ rút .
Nhưng khi ra lệnh , Đại Tá Phúc lại dùng máy truyền tin và nói bạch văn ( đây là vấn đề sai lầm to lớn khi đang hành quân ,vì địch quân có thể nghe ) Thật đúng , công sản đã bắt được tin nay ,ra lệnh phục kích khi Tr/tá Đình lui quân ,khi Đoàn xe của Tr/Tá đến địa điểm bị phục kích Cộng sản đã bắn B40 vào xe của ông khiến cho Ông Đình bị thương Nặng .
Cộng sản đã bắt ông đem vào bìà rừng cao su cách đó độ mấy thước .
sau đó thấy không thể khai thác được gì ! vì ông bị thương khá nặng … sau đó cộng sản đã hạ sát “ ( Đây là lời kể của Người tài xế lái xe cho Tr/Tá Đình may mắn còn sông Sót , tình cờ tôi đã gặp lại anh Tài xế này , gặp khi ra khỏi nhà tù .)
Về Tin tức bảo rằng ĐT Phúc đã chết vào ngày 20/4 .tôi xác nhận Đại Tá phúc không chết ,tôi gặp ông ờ tại Phòng 3 Trại Nam Hà .( năm 1979 )
vào một ngày trại Nam hà không đi lao động ,các tù nhân được phép ra sân nấu nướng tự do , tôi đã đến gần khu của các Đại Tá sinh hoạt để hỏi :
Ông Phúc đang nấu nước sôi , tôi hỏi ông ;
- Thưa Anh ,có phải anh là Anh Sáu Phúc Không ? ( Anh Sau Có Nghĩa là Đại Tá) ông quay lại nhìn tôi và gật đầu .
Tôi xin tự giới thiệu với anh : tôi là em rể anh Đình đây ,
Tôi muốn biết sự thực vế những ngày cuối cùng tại mặt trận Long Khánh ,dù răng anh tôi chết đã lâu , vì tôi nghĩ rằng sự thật của lịch sử phải trả về cho lịch sử ,tôi không có ý gì khác : vậy anh sáu đừng e ngại gì .
Ngưng Một giây lát , nhìn tôi ,Ông Phúc Gật đầu và nói :
- Như các anh đã biết trận Xuân Lộc thế nào . Tình hình trong lúc đó quá nặng nề với tiểu khu ,nên tôi đã ra lệnh cho Bộ chỉ huy của Tr/Tá Đình rút ,nhưng tôi có một sai lầm quá lớn ,trong lúc hấp tấp tôi đã nói bạch văn trên máy vô tuyến ,và tôi nghĩ răng . Đây là nguyên nhân gây ra cái chết của tr/tá Đình , mà sau này có nguồn tin nói răng tôi ganh tị với Tr/ Tá Đình nên đã hại Tr/Tá Đình!
- Tôi Xác Nhận điều này với anh , đó là một lỗi lớn của một sĩ quan cao cấp như tôi ,chứ tôi không có ý hại ông Đình .bào răng đó là lỗi ,tôi xin nhận,
- Nếu bảo rằng đó là tội .
- Tôi không có tội .
- Người bạn bên canh ĐT Phúc quay lại nói .
- Thôi , không có gì , chuyện sai lầm trong lúc hành quân ,đó là chuyện bình thường ,huống chi chuyện này sẩy ra quá lâu ( xin lôi tôi không nhớ tên ông Đ/T này )
- Thấy như vậy đã đủ ,tôi đứng dậy chào ông và cám ơn ông.
- Thưa Anh Cai ,
- Tôi vừa tường thuật cuộc gặp gỡ với ông Phúc trong trại tù Nam Hà ra mà tôi ghi lại
Phạm Đức Thịnh
* * *
Những sự kiện lịch sử được ghi nhận lại theo nhân chứng trực tiếp thường có độ chính xác cao, nhất là khi nhân chứng ấy đáp ứng các tiêu chuẩn của phép cẩn án ngoại và cẩn án nội của ngành sử học. Các tác phẩm sử học thường được biên soạn bởi các nhà chép Sử chuyên nghiệp, độ khả tín bao giờ cũng rất cao. Tuy nhiên, vì không phải là nhân chứng trực tiếp, các nhà biên soạn đôi lúc ghi nhận không đúng sự thật lịch sử.. Vì vậy, việc hiệu đính buộc phải có khi nhiều nhân chứng đều xác nhận lại cùng một sự việc xảy ra.
Tôi cảm thấy mình có được may mắn để hiệu đính lại một sử liệu không đúng trong việc ghi chép lại “Cuộc lui quân của Bộ Chỉ Huy Tiểu khu Long Khánh vào ngày 20/4/1975”. Đại Tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng Long Khánh, không tử trận trong dịp này mà người bị Việt Cộng phục kích bắn bị thương, bị bắt, rồi giết chết sau đó là Trung Tá Lê Quang Đình, Tiểu khu Phó của Đại Tá Phúc.
Xin chân thành cảm ơn anh chị Phạm Đức Thịnh – Lê Phương Thanh đã hết lòng giúp đỡ cho người viết trong công việc hiệu đính lại điều sai sót này.
Kính chúc quý độc giả một mùa Xuân an khang và mọi điều tốt lành.
Những ngày vào Xuân Kỷ Hợi 2019
Lê Đình Cai
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết