QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Thursday, July 11, 2013

CỐ ĐÔ ST. PETERSBURG & THỦ ĐÔ MOSCOW CỦA NGA


1st July 2013

 

Kính mời quý Huynh Trưởng, quý Chiến hữu và quý bằng hữu đọc bài thứ nhất trong loạt bài: St Petersburg – Moscow.

Nếu không thích đọc, xin cứ xóa bỏ email này đi.

 

Kính,

 

Biệt Động Quân Nguyễn Hữu An.

 

 

Description: Description: Description: https://lh4.googleusercontent.com/_o8GSXELON9k/TKv5cHI8vsI/AAAAAAAAAyQ/eM6qK6J0fZk/vn_flag.gifDescription: Description: Description: https://lh4.googleusercontent.com/_o8GSXELON9k/TKySlSuy0PI/AAAAAAAAAyQ/q77O8jYfVLM/copbadau1.jpg

 

Important - This email and any attachments may be confidential. If received in error, please contact us and delete all copies. Before opening or using attachments check them for viruses and defects. Regardless of any loss, damage or consequence, whether caused by the negligence of the sender or not, resulting directly or indirectly from the use of any attached files our liability is limited to resupplying any affected attachments. Any representations or opinions expressed are those of the individual sender, and not necessarily those of Andy Nguyen.

 

NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI

CỐ ĐÔ ST. PETERSBURG & THỦ ĐÔ MOSCOW CỦA NGA

NGUYỄN KHẮP NƠI – 04 07 2013

Description: Description: Description: F:\2013\13. St. Petersburg - Moscow\St. Petersburg\Catherine Palace.JPG

Cung Điện Mùa Hè của Nga Hoàng – Hình của Nguyễn Khắp Nơi.

 

Từ thủ đô Kensinki của Phần Lan, xe bus của chúng tôi thẳng đường chạy tới Cố Đô St. Petersburg của Nga Hoàng đã một thời vang bóng.

Xe bus của chúng tôi gồm có 47 người, trong đó có 25 người quốc tịch Mỹ, 20 người quốc tịch Úc và số còn lại là dân tứ xứ. Chuyến du lịch của chúng tôi bắt đầu ở Copenhagen của nước Đan Mạch, qua Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Estonia rồi cuối cùng mới dừng chân ở St. Petersburg và Mạc Tư Khoa, nhưng nhân dịp Ngày Quân Lực 19 06 2013 đã đến cùng lúc, nên tôi đã viết về Cố Đô St. Petersburg trước, để khơi lên niềm hy vọng là thành phố thân yêu của chúng ta một ngày nào đó cũng sẽ được trả lại cái tên Saigòn, giống như tên St. Petersburg đã trả được lại cho cố đô của Nga Sô, nên tôi đã đảo ngược thứ tự, viết về đoạn chót của chuyến đi trước rồi sau đó mới trở lại đoạn đầu viết về Đan Mạch sau.

Trong khi xe chạy, cô Hướng Dẫn Viên Carina đã giải thích cho chúng tôi:

"Khi quý vị vào tới trạm kiểm soát biên giới, phía Nga Sô, xin quý vị hãy ghi nhớ những điều sau đây: Người Nga, nhất là các nhân viên Quan Thuế và Nhập Cư, không bao giờ . . . cười, nói rõ hơn là họ . . . không biết cười. Do đó, khi đứng trước mặt họ, tốt hơn hết là chúng ta không nên cười đùa, dù là lớn tiếng hay nhỏ tiếng, vì các nhân viên này sẽ cho rằng, quý vị đang . . . châm biếm hoặc chọc quê họ. Khi quý vị thấy họ cầm cuốn Sổ Thông Hành (Pass Port) của mình mà xoay tới xoay lui trong một thời gian . . . hơi lâu, điều đó không có nghĩa là họ không biết đọc tiếng Anh và cũng không có nghĩa là họ muốn bạn . . . đưa tiền trà nước. Đó chỉ là cách thức riêng biệt của họ để nhận diện bạn mà thôi. Hãy bình tĩnh và im lặng, chớ nên buột miệng mà chỉ cho họ cách thức cầm cuốn Pass port hoặc hỏi họ . . . đã xong chưa?

Rồi cô kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện vui:

“Trong một chuyến du lịch vào mùa Hè năm ngoái, có một khách du lịch trong toán của tôi, đã chỉ vì xã giao, đã vừa đưa cuốn Pass Port của mình cho nhân viên Nhập Cư, vừa nói câu chào hỏi:

"Good Morning, How are you?"

Không biết có phải vì câu nói không cần thiết (đối với nhân viên Nga) của người du khách hay là vì những thủ tục cần thiết khác, mà cả nhóm chúng tôi bị kiẻm soát từng li từng tí một, từ giấy tờ tới hành lý, hơn bốn tiếng đồng hồ sau chúng tôi mới được phép rời trạm kiểm soát. Tóm lại, khi tới trạm kiểm soát, tốt hơn hết là quý vị nên . . . Shut Up, and God should bless you.

Cả đám du khách đang vui vẻ cười đùa, nghe nhắc nhở như vậy, tự nhiên mọi người ngậm tăm ngay lập tức để . . . thực tập im lặng. Ai nấy mặt mày nghiêm trọng hẳn lên, cứ như là đang ngồi trước mặt một nhân viên của KGB vậy. Người khác ra sao thì tôi không biết, chứ riêng tôi, tôi tin lời cô Tour guide ngay lập tức, vì trước khi khởi đầu chuyến du lịch, tôi đã có ý định bỏ cuộc, không muốn thăm nước Nga nữa. Lý do là tôi phải điền tờ đơn xin giấy thông hành vào Nga Sô, và tờ đơn này không phải chỉ là một tờ, mà là hơn một chục tờ, với hàng chục, nếu không nói quá đáng là hàng trăm câu hỏi (vì mỗi câu hỏi chính còn có kèm theo nhiều câu  hỏi nhỏ).

Những câu hỏi này, câu nào bạn cũng phải trả lời đầy đủ. Đơn xin này đã hỏi từ đời ông nội ông ngoại cho tới cháu chắt của tôi. Phần cá nhân tôi phải trả lời là: Mười năm về trước, bạn đã . . . làm việc ở đâu? Người chủ tên là gì? Quốc tịch gì? Hồi đó tới giờ . . . có đi lính hay chưa? Có . . . tham chiến chống . . . Nga Sô hay không? Trong mười năm đó, tôi đã đi tới những quốc gia nào? Bao lâu? Đi tới đó làm cái thá gì? Tôi đọc những câu hỏi đã thấy hoa cả mắt, trả lời câu hỏi còn thê thảm gấp mấy lần, vì làm sao mà bạn nhớ nổi tên người chủ của mình và số điện thoại của ông ta vào mười năm trước đây? Hơn nữa, tôi tự làm chủ, thì lấy đâu ra tên tuổi của chủ mà điền vào chỗ trống?

Tự nhiên đi mua dây buộc vào người, đang yên lành ở Úc thảnh thơi đi tới đi lui ngắm mấy con Kangaru không thích hay sao mà lại đâm đầu đi thăm Cố Đô của dân Nga cho nó phiền phức cuộc đời! Cũng chì vì muốn được nếm mùi thay đổi cái tên Leningrad ra St. Petersburg để mơ một ngày cái tên Sàigòn được trở về với thành phố thân yêu của chúng ta. Cũng chỉ vì muốn tìm hiểu xem cách sống của dân chúng ở một nước Cộng sản gộc, nay đã từ bỏ được chế độ Cộng Sản để đổi mới, xem họ đã đổi mới tới đâu và sinh sống ra làm sao, mà tôi đã phải ngồi hì hục điền cái đơn khủng khiếp như vậy (quý vị về Việt Nam, có phải điền đơn cỡ đó hay không?) 

Thôi thì đã đâm lao thì cứ thế mà theo lao. Đã lỡ mua vé xe đò rồi thì cứ việc leo lên xe để bác tài được thoải mái mà tống ga . . . Tới luôn đi bác tài . . . 

Mới đó mà xe bus đã chạy tới biên giới rồi. Vì đã có tập dượt trước rồi, nên đám du khách chúng tôi ai nấy im lìm xuống xe, không cười không nói, nhìn y chang dân Nga chính hiệu.

Lần đầu tiên đứng trên vùng đất mới được hồi sinh, tôi đưa mắt nhìn một dẫy cờ trước mặt, cố nhướng mắt để tìm xem, có lá cờ đỏ nào không?

Không! Hoàn toàn không!

Không còn lá cờ máu với dấu hiệm búa liềm nữa, mà thay vào đó là lá cờ mới của Liên Bang Nga, gồm có ba mầu Trắng Xanh biển và Đỏ, chia làm ba phần bằng nhau, nằm ngang lá cờ, với mầu Trắng ở trên cùng.

Description: Description: Description: G:\2013\13. St. Petersburg - Moscow\St. Petersburg\1 - RussianFlag.jpg 

Flag of the Russian Federation – Hình trên Internet.

 

Cờ Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta cũng có ba phần nằm ngang: Hai phần ngoài mầu vàng, phần giữa cũng vẫn mầu vàng nhưng có thêm ba sọc đỏ.

Bao giờ thì lá cờ Việt Nam Cộng Hòa lại tung bay trong gió tự do của Việt Nam?

Chắc là không bao lâu nữa đâu, phải không bạn!

Tôi hân hoan bước đi trong nắng gió tự do, tiến vào trạm kiểm soát. Vào bên trong, tòa nhà nhìn thật là cũ kỹ và không sạch sẽ cho lắm, nhưng tự nhiên tôi cảm thấy lạnh hẳn cả người lên, dù là ngoài kia, khí hậu lên tới 23 độ C. Có thể đó chỉ là vì thần hồn nát thần tính, do tôi được cảnh cáo nhiều quá đâm ra ngại ngùng, nhưng cũng có thể là vì cách bài trí của trạm kiểm soát theo cách thức của một phòng hỏi cung của cảnh sát, làm cho người ta cảm thấy không thoải mái: Cả một căn phòng rộng rãi cao ráo, cũ kỹ, không có bàn ghế gì cả, cuối phòng mới là quầy làm việc của nhân viên Nhập cư. Cả đám xếp hàng một từ từ tiến lên, tôi đứng đầu tiên trong toán, nên tiến lên đứng tại lằn ranh chờ đợi có in sẵn hai bàn chân. Bà nhân viên Nhập Cư nhìn tôi một cái, tia mắt của bà đã lạnh, lạnh như một nhát kiếm vừa mới xẹt qua người tôi, cái bản mặt của bà ta còn lạnh hơn gấp mấy lần tia mắt của bà nữa, cái bản mặt này còn hơn là một tấm gương giữa mùa đông giá lạnh, làm cho tôi cảm thấy như một làn khí lạnh từ đâu chạy ngang sống lưng, giống như cảm giác ngày xưa trước khi từ trực thăng nhẩy xuống đất. Bà nhân viên chỉ nhìn tôi thôi, chứ không nói năng hay ra dấu gì cả.

Tôi chẳng biết làm gì, cứ đứng lấn xấn đó mà nhìn lại bà ta, tôi tự nhủ: Ta là du khách, bỏ tiền đi vào xứ Nga để tìm xem cái tự do mà dân xứ này đã tranh đấu để có được. Người ngồi trước mặt tôi là một trong những người đã được hưởng tự do, chứ không phải là . . . KGB hoặc quản giáo đâu, chẳng có gì mà ngại. Cứ thế, tôi kiên nhẫn đứng thẳng người nhìn bà chờ đợi (ở trạm kiểm soát nào cũng vậy, chúng ta phải chờ người nhân viên ra dấu cho mình tới quầy thì mình mới được bước tới, vì đôi khi người nhân viên vẫn còn bận công chuyện khác, chưa tiếp mình được). Bà nhân viên cũng cứ nhìn tôi, chẳng nói chẳng rằng gì cả. Nhìn tôi chán rồi, bà quay mặt nhìn lên trần nhà, tôi cũng . . . nhìn theo . . . thấy mấy con muỗi đang bay, tiếng chúng đập cánh vào nhau kêu vo ve nghe rõ mồn một.  Nhìn muỗi mãi đâm chán, tôi dợm chân nửa muốn tiến tới, nửa muốn cứ đứng chờ, thì cũng vừa lúc bà nhân viên chắc cũng đã chán nhìn muỗi rồi, bà mới cúi xuống nhìn về phía tôi. Có thể đó là cách ra dấu của bà để tôi tiến lên, tôi bước tói liền một khi, ngậm chặt miệng lại mà đưa sổ thông hành và tấm giấy nhập cư (phát trên xe bus cho mọi người, phải giữ cho kỹ cho đến khi rời khỏi Nga) cho bà ta kiểm soát. Quả thật là bà ta có cầm cuốn sổ của tôi mà xoay tới xoay lui, có vẻ như muốn xem các trang giấy của cuốn sổ này có . . . rớt ra từng tấm hay không? Cũng quả thật là bà ta không hề hỏi tôi hoặc nói bất cứ một câu nói nào và đương nhiên là bà không cười rồi. Một thế kỷ vừa trôi qua, bà nhân viên lấy con dấu đóng dấu cọc cọc vào cuốn sổ thông hành của tôi và vào tấm giấy tạm nhập cự, rồi để mọi thứ lên bàn và . . . quay mặt nhìn đi chỗ khác. Tôi tự nhiên thấy mình thông minh hẳn lên để mà hiểu rằng, đó là cách bà ra dấu cho tôi . . . đi chỗ khác chơi cho bà tiếp tục làm việc.

Tôi lượm cuốn sổ trên bàn, cũng cứ thế im lìm mà lừng lững bước qua quầy làm việc mà vào phía bên trong, không (dám) nói một câu cám ơn, sợ bị vô cớ giữ lại kiểm soát tiếp. Một lúc sau, có vài người được xét giấy tờ xong, cùng nhập bọn với tôi, cả bọn ngậm tăm nhìn nhau thông cảm thôi, chứ cũng không ra dấu gì cho nhau hết, sợ bị kết tội . . . "liên lạc với người nước ngoài . . ."  Muỗi ở đâu mà nhiều thế, tuy không to bằng muỗi vùng Kiến Phong khi tôi đi thực tập Hành Quân Biệt Động với Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân, nhưng cũng là đối thủ đáng ngại với đám muỗi Miền Tây. Tôi cứ phải vừa di chuyển vừa đưa tay đuổi muỗi, phân vân không biết đó là muỗi thật hay là muỗi . . . Rô bô do thám?

Khi cả đoàn được kiểm soát giấy tờ xong, chúng tôi lại im lặng ra xe đi tới Cố Đô St. Petersburg, lên xe rồi, cả bọn mới dám xả ga nói cười thật là thoải mái. Tôi quay sang bên cạnh, nhìn người bạn đồng hành quốc tịch Mỹ, cười cười với ông để hỏi một câu không giống ai:

"You . . . mắc mớ gì mà phải từ bên Mỹ bay qua tận bên Nga như thế này?"

Ông bạn Mỹ (đã đi chung với nhau hơn một tuần lễ rồi) cười vui trả lời tôi:
"Thì cũng muốn  xem . . . Glasnost (tự do phát biểu ý kiến
) và Perestroika (cải tổ nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa) của dân Nga đã đi tới đâu rồi? Thực sự mà nói, tôi nghe mấy đứa bạn tôi khen là thành phố St. Petersburg này đẹp lắm, nên cũng muốn đến để . . . xem cho biết . . .".

Cố Đô St. Petersburg đẹp lắm hay sao? Tôi cũng nghe đồn như thế nên mới lặn lội đường xá xa xôi mà đến đây.  

Chỉ mới cách nhau có chừng độ một cây số mà thôi, vậy mà quang cảnh hai bên đường nơi đây đã khác hẳn so với Phần Lan.

Ở bên Phần Lan và ở đa số các quốc gia Bắc Âu, dọc theo xa lộ, chính phủ cho trồng thật nhiều những cây lên thẳng, thân cây mầu trắng, lá nhỏ đung đưa theo gió mà họ gọi là Willow tree, giống như cây Silver Birch mà bên Úc chúng ta ưa trồng sau vườn. Loại cây này dễ trồng và mau lớn, trái tự rớt xuống mọc lên cây con, nên những cây này mọc san sát vào với nhau thành cả một cánh rừng xanh tươi thật là đẹp mắt. Xa lộ thì thật là an toàn, tải xế nhấn ga cho xe chạy mút chỉ đường tà, êm cứ  như là đang ngồi ở trên máy bay A380 vậy.

Ở bên Nga Sô thì lại thật là trái ngược: Cũng loại cây Willow được trồng dọc theo xa lộ, nhưng đó là những cây . . . không có sức sống. Thân cây vẫn mầu trắng, cành cây vẫn có mầu nâu, nhưng lá cây thì . . . bay đi đâu mất tiêu hết rồi, chiếc lá nào còn lại thì đen thui hoặc là đang sửa soạn là chiếc lá cuối cùng rời cành. Đưởng xá thì ổ gà ổ vịt đầy đường, mỗi khi xe chạy qua ổ gà, cả người tôi bị tung lên cao, thiếu điều đầu đụng lên trần xe nữa đó. Thành phố như vậy mà được xếp ngang hàng với những thành phố khác ở bên Âu Châu sao? Tôi chán quá, lấy mobile phone ra đọc email và vào các websites đọc tin tức cho qua ngày tháng (trên xe bus có free wifi).

Ngày hôm sau, đứng ngay trung tâm của cố đô St. Petersburg, tôi mới thấy lời đồn của thế nhân là đúng: St. Petersburg đẹp lắm, nguy nghi đồ sộ và tráng lệ hết biết! Mặc dù đã được xây từ hơn ba thế kỷ trước, nhưng thành phố rất là sạch sẽ, đường xá mỗi bên có tới bốn lằn xe chạy thật là rộng rãi, điều đặc biệt là không có xe đạp, xe gắn máy chạy xuôi ngược, không có tiếng kèn xe mặc dù xe hơi chạy rất nhiều. Cuối cùng, nhìn lên bầu trời, đầy những mây xanh mây trắng bay nhè nhẹ về phía cuối trời, tiếng chim hót, tiếng vỗ cánh của đủ loại chim nghe thật là vui tai, thoải mái. Dân Nga chung quanh tôi ăn mặc theo kiểu dân Âu Châu, tức là đàn ông thì mặc sơ mi, quần dài, mang giầy da, đàn bà thì mặc váy đủ kiểu, đi lại nhanh nhẹn. Đúng là một xứ tự do (tôi nghe bạn bè kể lại, ở thành phố Sàigòn hiện nay, không hề có bóng dáng của bất cứ loại chim nào cả, một cánh bướm cũng không. các thanh niên thiếu nữ đa số mặc quần Jean, đội mũ an toàn, mang mặt nạ mang bao tay kín mít phóng xe gắn máy ào ào trên đường phố.)

Catherine Palace.

Nơi chúng tôi viếng thăm đầu tiên là Catherine Palace, còn được gọi là “Cung Điện Mùa Hè” của các Nga Hoàng.

Theo lời của Hướng dẫn Viên cho biết, cung điện này được xây tại vùng Tsarskoye Selo, ở phía Đông Nam, cách thành phố khoảng 25 km, cung điện này được xây từ năm 1717, lấy tên của Catherine Đệ Nhất, vợ của Nga Hoàng Peter Alexander The Great.

Description: Description: Description: Aerial view of Catherine Palace in Tsarskoye Selo (Pushkin), south of St Petersburg, Russia

Cung Điện Mùa Hè chụp từ trên không.

Trải qua nhiều triều đại, lâu đài này đã được xây lại nhiều lần và đến năm 1756 mới được gọi là hoàn chỉnh. Tất cả các phòng ốc, bàn ghế trong lâu đài đều được mạ vàng, triều đại Elizabeth đã phải bỏ ra hơn 100 kg vàng ròng, rất nhiều đá cẩm thạch và những loại đá quý khác để làm công việc trang trí này. Cung điện có rất nhiều phòng, căn phòng lớn nhất là Phòng Tiếp Tân, rộng khoảng 1000m (tôi không đo, nên không rõ thực hư, nhưng căn phòng thật là rộng, rộng lắm. Toàn bộ Hoàng cung được thắp sáng bằng 697 cái đèn lồng (Chandeliers) rất lớn.  

Description: Description: Description: G:\2013\13. St. Petersburg - Moscow\St. Petersburg\4 - grand-hall-of-catherine-palace-in-tsarskoye-selo.jpg

Phòng Tiếp Tân (Ballroom) –


 

Năm 1941, khi quân đội Đức chiếm đóng thành phố này, các Tướng Lãnh Đức đã lấy đi một số đồ trang trí trong lâu đài này.

Đến năm 1982, lâu đài đã được cấp ngân khoản hơn 12 triệu US để trùng tu, đến hơn hai mươi năm sau mới hoàn thành và được khai mạc vào năm 2003 bởi Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Gerhard Schroeder.

Khi vào thăm cung điện này, du khách sẽ được phát mỗi người hai bao plastic để bọc giầy của mình lại, cho khỏi làm hư sàn nhà, vì sàn này làm bằng gỗ quý, có vân tự nhiên, rất đẹp.

 

Church of the Savior on Spilled Blood.

Nơi thứ hai chúng tôi viếng thăm là Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế có dính máu – Church of the Savior on Spilled Blood.

Nhà thờ được khởi công vào năm 1883, dưới Nga Hoàng Alexander Đệ Tam, để tưởng niệm vua cha là Alexander Đệ Nhị và hoàn tất vào năm 1907, thời Nga Hoàng Nicholas Đệ Nhị.

Vào tháng Ba năm 1881, khi Nga Hoàng Alexander Đệ Nhị đi tuần du ngang qua con kinh đào Griboedov, một tên khủng bố đã ném lựu đạn vào xe của ông. Nga Hoàng chỉ bị khủng hoảng thôi chứ không bị thương, ông ra khỏi xe với ý định bắt thủ phạm, một đồng phạm đứng kế bên đã thừa dịp tung quả lựu đạn thứ hai, giết chết chính hắn và Nga Hoàng cũng bị thương nặng, ông cố cầm cự bằng cách vịn tay vào một khối đá bên đường, máu của ông theo cánh tay chống mà chẩy xuống thấm vào khối đá. Nga Hoàng được đưa về Hoàng Cung và qua đời vài giờ sau đó.

Description: Description: Description: G:\11. Windows Photo Gallery\2013\Globus Tour 05 2013\IMG_4078.JPG

Nhà thờ nhuốm máu - Church of the Savior on Spilled Blood.

Hình của Nguyễn Khắp Nơi.

 

Một đền thờ tạm thời đã được dựng lên tại ngay khối đá dính máu, nơi xẩy ra án mạng. Khi nhà thờ được xây, cả đền thờ với khối đá dính máu đã được mang vào trong nhà thờ, và do đó, nhà thờ được đặt tên là Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế dính máu.

Nhà thờ này được xây theo kiểu kiến trúc đặc biệt của các nhà thờ ở Nga, với những mái vòm hình củ hành (Onion Dome), được xây trên một khu đất rộng, hoàn toàn dùng ánh sáng thiên nhiên để soi sáng toàn thể nhà thờ.

Khi cách mạng Nga bùng nổ, nhà thờ đã bị hủy hại và lấy đi nhiều tranh ảnh và những đồ vật quý giá, đến năm 1930 thì chính quyền Cộng Sản đã đóng cửa nhà thờ không cho giáo dân làm lễ nữa.

Description: Description: Description: G:\2013\13. St. Petersburg - Moscow\St. Petersburg\Light from the dome.JPG

Bên trong nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, từ sàn nhà cho tới những cây cột chống, đều được trang trí bằng những bức tranh tuyệt đẹp của các họa sĩ nổi tiếng ở Âu Châu vào thế kỷ 17 – 18. Ánh sáng tự nhiên chiếu qua vòm kính tạo nên những cảnh sắc tuyệt đẹp trong nhà thờ. Hình của Nguyễn Khắp Nơi.

 

Trong Thế Chiến Thứ Hai, nhà thờ đã được trưng dụng để dùng làm nơi chứa chứa vũ khí, vì thế, đã bị Không Quân Đức oanh tạc nhiều lần, gây ra những thiệt hại đáng kế. Sau đó, nhà thờ được dùng làm nơi chứa xác chết của các tử sĩ và của dân chúng chết vì đói kém hoặc bệnh tật. 

Sau chiến tranh, nhà thờ một lần nữa được dùng làm nơi chứa rau, làm cho toàn bộ những đồ trang trí bên trong bị tàn phá đến tận cùng, đến nỗi dân chúng đã gọi nhà thờ này là “Nhà Thờ Đấng Cứu Thế . . . Khoai Tây”.

Mãi cho đến năm 1970, khi nhà thờ St. Isaac gần bên được tu bổ để trở thành một bảo tàng viện mở cửa cho dân chúng vào xem, tiền thâu được ở đây đã được dùng để tu bổ lại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế này. Sau hơn 27 năm tu sửa, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Với Khối Đá Dính Máu đã được mở cửa trở lại vào tháng Tám năm 1997, nhưng chua bao giờ được dùng để làm lễ thánh và cho giáo dân vào cầu nguyện. 

 

Du Ngoạn trên Hệ Thống Kinh Đào.

Như đã nói trong những bài trước, Peter Alexander The Great khi cho xây thành phố St. Petersburg, ông đã mời tất cả các Kiến Trúc Sư, Kỹ Sư tài hoa nhất của Âu Châu tới Nga để xây kinh đô cho ông. Đặc biệt, ông đã cho đào một hệ thống kinh rạch theo khuôn mẫu của Hòa Lan và các thành phố ở Âu Châu, vừa để thoát nước, vừa để thành phố có vẻ đẹp nên thơ. Trên bờ những con kinh này là những tòa lâu đài, những khu buôn bán xây theo kiểu kiến trúc của Pháp thật là đẹp.

Description: Description: Description: G:\2013\13. St. Petersburg - Moscow\St. Petersburg\Canal Tour.JPG

Đi du ngoạn trên kinh đào, nhà cửa xây rất đẹp và nhiều mầu sắc.

Hình của Nguyễn Khắp Nơi.

Hệ thống kinh đào của St. Petersburg lớn hơn và nhiều hơn so với các nước khác, nhà cửa bên sông cũng thật là đẹp. Dân chúng đều sống trong những tầng lầu được xây từ những thế kỷ trước, những tầng lầu này đã được duy trì và sửa sang lại thật đẹp. Cả thành phố chỉ có những tầng lầu như vậy thôi, nhưng cách trang trí khác nhau, nên khi nhìn không thấy chán mắt. Vì thành phố đã hoàn toàn phát triển, nên không còn đất để xây những tòa nhà mới, và cũng không tòa nhà cũ nào được phá đi để xây những căn nhà trọc trời như ở Hoa Kỳ hay ở Úc.

Tiếp Theo kỳ tới.

NGUYỄN KHẮP NƠI.

 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List