QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Tuesday, August 20, 2013

Garden Grove vinh danh địa danh lịch sử Little Saigon


Phó Thị Trưởng Thành Phố Garden Grove Luật sư Dina L. Nguyễn cùng phu quân Tiến sĩ Joeph Dovinh  thăm viếng Đền Thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại Vietnamese Cultural Center 2236 SW Orchard St., Seattle WA 98106  USA.ngày 18-8-2013.

 



 



 





From: "NGUYỄN VÂN TÙNG"
Sent: Monday, August 19, 2013 2:11:06 PM
Subject: [DDCL] Garden Grove vinh danh địa danh lịch sử Little Saigon

 

 

Date: Sun, 18 Aug 2013 15:52:53 -0700
From: ngokyusa2
Subject: Garden Grove vinh danh địa danh lịch sử Little Saigon

 


           Ngô Kỷ dự đêm thắp nến Vinh Danh Hào Khí Tuổi Trẻ Việt Nam Đinh Nguyên Kha - Nguyễn Phương Uyên

             Và Cầu Nguyện Cho Các Tù Nhân Lương Tâm tại khu Bolsa, Little Saigon ngày 24 tháng 5 năm 2013

 

Little Saigon ngày 17 tháng 8 năm 2013

 

Kính thưa Quý Đồng Hương,

 

Tôi hân hạnh chuyển tiếp đến quý vị bản tin Hội Đồng Thành Phố Garden Grove Vinh Danh Địa Danh Lịch Sử Little Saigon. Đây là một niềm hãnh diện chung cho tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại và là một cái tát nẩy lửa vào mặt Bắc Bộ Phủ. Bọn chóp bu Việt cộng như Nguyễn Minh Triết, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang huyên hoang tiếm danh lãnh đạo cộng đồng người Việt hải ngoại, nhưng bọn chúng không đủ can đảm đích thân đến thăm viếng "khúc ruột ngàn dặm" của chúng, vì chúng biết rằng tập thể người Việt tỵ nạn sẽ phản đối mạnh mẽ và tống khứ chúng ra khỏi "lãnh địa" của những người Việt Quốc Gia chống cộng.

 

Khi đề cập đến địa danh thủ đô tỵ nạn Little Saigon, không thể không nhắc đến mối thiện cảm và sự quan tâm của cựu Thống Đốc California George Deukmejian, vì vào ngày 17 tháng 6 năm 1988 ông cựu Thống Đốc George Deukmejian đã đích thân đến cắt băng khánh thành công nhận địa danh Little Saigon.

 

Cũng chính vì có một số kỷ niệm trong sinh hoạt chính trị với cựu Thống Đốc George Deukmejian vào thời điểm 1988. nên để "ôn cố tri tân," tôi nhân dịp này xin chia sẻ đến quý vị một số hoạt động chính trị có liên hệ đến cựu Thống Đốc George Deukmejian, cựu Phó Tổng Thống George Bush và Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt được đạo đạt lên các vị lãnh đạo Hoa Kỳ vào năm 1988. Tài liệu này chỉ đề cập chỉ trong thời điểm năm 1988 mà thôi.

 

Với khả năng hạn hẹp và phương tiện giới hạn, tôi chỉ có thể đóng góp một bàn tay bé nhỏ vào công cuộc đấu tranh lớn lao của tập thể người Việt tỵ nạn hải ngoại. Mong rằng những tài liệu, hình ảnh được trình bày dưới đây như là sự chia sẻ thân tình đến các "chiến hữu" và thân hữu của tôi.

 

Trân trọng

 

Ngô Kỷ

 


 

 

 


 

Hội Đồng Thành Phố Garden Grove Vinh Danh Địa Danh Lịch Sử Little Saigon

(08/15/2013) 

Garden Grove (Bình Sa)- -Tối Thứ Ba, ngày 13 Tháng 8 năm 2013, trong phiên họp thường lệ của Hội Đồng Thành Phố, qua sự đề nghị và bảo trợ của Ls Dina Nguyễn, Phó Thị Trưởng Thành Phố Garden Grove, Hội Đồng Thành Phố Garden Grove đã thông qua Nghị Quyết Vinh Danh Little Saigon là Địa Danh Lịch Sử của Garden Grove.
Hiện diện trong phiên họp ngoài qúy vị trong Hội Đồng Thành Phố gồm: Thị Trưởng Bruce Broadwater, Phó Thị Trưởng Dina Nguyễn, các Nghị Viên Steve Jones, Kris Beard và Ls Chris Phan.
Về phía cộng đồng Việt Nam nhận thấy có sự hiện diện một số qúy vị đại diện "Founding Fathers" nguyên là thành viên của Ủy Ban Thành Lập Little Saigon đã đến để thay mặt cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Garden Grove nhận bằng tưởng lục.
Trong số có: Gs Nguyễn Tư Mô, Gs Trần Đức Thanh Phong, Đốc Sự Phùng Minh Tiến, Bác sĩ Phạm Đình Tuân, cựu Đại Tá Lê Khắc Lý, chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam California; ông Nguyễn Mạnh Chí, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, ông Ngô Kỷ, nhà hoạt động chính trị, và ông Joe Đỗ Vinh, nguyên Ủy Viên Kế Hoạch Thành Phố Garden Grove.
 

 


Trong buổi vinh danh.


Ông Lê Khắc Lý, chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam California đã thay mặt phái đoàn người Mỹ gốc Việt bày tỏ lòng tri ân đến Hội Đồng Thành Phố Garden Grove trong việc công nhận những đóng góp lớn lao của người Mỹ gốc Việt trong Thành phố Garden Grove. Tiếp theo trong phần phát biểu Ông Joe Đỗ Vinh nói: "Chúng tôi là những người trẻ kế tiếp sự nghiệp do các vị tiền bối có mặt hôm nay đặt nền tảng xây dựng một Little Saigon phong phú và ngày càng phát triển lớn mạnh. Chúng tôi hãnh diện rằng Little Saigon Garden Grove là nơi cư ngụ của người Việt lớn hàng đầu ở Hoa Kỳ và hải ngoại."
Cùng lúc, Thành phố Garden Grove cũng đã vinh danh Korean Business District, Grove District, và Garden Grove Main Street là các khu phố Honorary Landmark (Địa Danh Lịch Sử) để ghi nhận những đóng góp tích cực của các cộng đồng đối với cư dân và thành phố Garden Grove. Sau buổi lễ trao bằng tưởng lục, Phó Thị Trưởng Dina Nguyễn đã tiếp chuyện với các ký giả truyền thông báo chỉ, và đặc biệt cảm ơn hai ông Phùng Minh Tiến và ông Ngô Kỷ đã đề nghị và giúp đỡ tổ chức Lễ Vinh Danh Little Saigon Garden Grove để đánh dấu 25 năm thành lập và để nói lên lòng biết ơn đối với các bậc trưởng thượng đã dầy công xây dựng khu phố Little Saigon.
Luật sư Dina Nguyễn nói: "Chúng tôi thành thật cảm ơn những sự vận động, những đóng góp tích cực của quí Ông, Bà, Chú, Bác đã tạo lên Little Saigon để lại cho con cháu các thế hệ kế thừa tiếp tục phát triển để cộng đồng chúng ta hãnh diện cùng các cộng đồng sắc tộc bạn."

 

 




 

NGHỊ QUYẾT

THÀNH PHỐ GARDEN GROVE

Ấn Định Little Saigon là Địa Danh Lịch Sử của Garden Grove


Xét Rằng: Little Saigon, bao gồm khu vực của các thành phố Garden Grove, Westminster, Fountain Valley, và Santa Ana, là nơi tập trung đông cư dân (người Mỹ) gốc Việt nhất ở bên ngoài Việt Nam; và


Xét Rằng: Little Saigon đã bắt đầu hình thành vào năm 1975 với một số ít cửa tiệm tọa lạc giữa các bãi dâu vàvườn cam. Ngày nay, Little Saigon đã lan rộng trên 20 mẫu đất, hằng năm tiếp đón hàng trăm ngàn du kháchđến với hơn 4,000 cơ sở thương mại hoạt động trong khu vực; và


Xét Rằng: Vào Tháng 12 Năm 2002, Thành Phố đã quyết định xây dựng hai tấm bảng -- một ở hướng bắc từ xa lộ Garden Grove SR-22 trên đường Brookhurst Street, chạy dài nửa mile đến hướng nam tận Hazard Avenue với bản thứ hai để đánh dấu địa phận của Little Saigon bao gồm 1,000 kinh doanh trong khu vực “Little Saigon, Vietnamese Business District of Garden Grove”; và


Xét Rằng: Với dân số người Mỹ gốc Việt hơn 47,000, Garden Grove được vinh dự là Thành Phố có đông đão cư dân Mỹ gốc Việt nhất tại miền Nam California. Trong nhiều năm qua, Garden Grove đã cho phép tổ chức Hội Chợ Tết miền Nam California, được công nhận là Hội Chợ Tết lớn nhất bên ngoài Việt Nam; và


Xét Rằng: Garden Grove tiếp tục hãnh diện ghi nhận những đóng góp lớn lao của Little Saigon với tư cách một trung tâm thương mại tầm cở xứng đáng được vinh danh là Địa Danh Lịch Sử của Thành Phố Garden Grove.


Cho Nên, Bây Giờ:  Hội Đồng Thành Phố Garden Grove chính thức vinh danh và ấn định Little Saigon là Địa Danh Lịch Sử (Honorary Landmark).

Ngày 13 Tháng 8 Năm 2013

 

Đồng Ký Tên:


Thị 
Trưởng Bruce A. Broadwater
Phó Thị Trưởng Dina Nguyễn
Nghị Viên Steve Jones
Nghị Viên Christopher V. Phan
Nghị Viên Kris Beard

 

 



 

 

CITY OF GARDEN GROVE

RESOLUTION

 

Designating Little Saigon as a Garden Grove Honorary Landmark

 

Whereas, Little Saigon, encompassing areas of Garden Grove, Westminster, Fountain Valley, and Santa Ana, has the largest concentration of Vietnamese-Americans outside of Vietnam; and

 

Whereas, Little Saigon began its formation in 1975 with a small cluster of stores nestled among strawberry and orange fields.  Today, the 20-acre site welcomes hundreds of thousands of visitors per year patronizing more than 4,000 businesses in the area; and

 

Whereas, In December 2002, the City approved the installation of two monument signs designating a half-mile stretch along Brookhurst Street, from south of the Garden Grove SR-22 Freeway, to north of Hazard Avenue, containing approximately 1,000 businesses, as “Little Saigon, Vietnamese Business District of Garden Grove”; and

 

Whereas, With a Vietnamese-American population of over 47,000, Garden Grove holds the distinction of having the highest Vietnamese-American population in Southern California.  For several years, Garden Grove has hosted the Southern California Tet Festival, recognized as the largest Tet Festival outside of Vietnam; and

 

Whereas, Garden Grove continues to proudly acknowledge Little Saigon’s influence as a significant, recognized, and dynamic commercial center in Garden Grove, and worthy of being named a Garden Grove Honorary Landmark.

 

Now, therefore, be it resolved, that the Garden Grove City Council does hereby venerably designate Little Saigon as an official Garden Grove Honorary Landmark.

 

Date of Signing:  August 13, 2013

 

Mayor Bruce A. Broadwater       Mayor Pro Tem Dina Nguyen

Council Member Steve Jones    Council Member Christopher V. Phan

Council Member Kris Beard

 


 

 

 


 

Phó Thị Trưởng Thành phố Garden Grove Dina Nguyễn


 

Ngô Kỷ và Phó Thị Trưởng Dina Nguyễn tại buổi họp thành phố và Diễn Hành Tết 2013


 

Thống Đốc California George Deukmejian và Ngô Kỷ,

 cả hai là Đại Biểu của Phó Tổng Thống George Bush tranh cử tổng thống năm 1988


 

Thống Đốc California George Deukmejian cám ơn Ngô Kỷ 

đã giúp Phó Tổng Thống George Bush đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ

 


 

Thống Đốc California George Deukmejian 

đến cắt băng khánh thành Khu Vực Little Saigon ngày 17 tháng 6 năm 1988



 

Ngô Kỷ bên cạnh Thống Đốc California George Deukmejian suốt buổi lễ khánh thành 





 

Nhân dịp khánh thành Khu Vực Little Saigon, Thống Đốc George Deukmejian trao 

học bổng cho các học sinh xuất sắc của cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam. Ngô Kỷ đứng góc trái.


 

Đại Biểu Ngô Kỷ lãnh đạo cuộc tranh cử của Phó Tổng Thống George Bush trong cộng đồng 


 

Bà Barbara Bush đích thân viếng thăm văn phòng vận động tranh cử ngay tại Little Saigon

 

 

Bà Barbara Bush viết thư tay cám ơn Ngô Kỷ và cộng đồng đã giúp cho chồng bà.


 

 

 

Chủ Tịch Đảng Cộng Hòa Frank Visco, và bà Maureen Reagan, Đồng Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc (trưởng nữ của Tổng Thống Ronald Reagan,) thay mặt Tổng Thống Ronald Reagan và Trung Ương Đảng Cộng Hòa đến thăm viếng cộng đồng và đón nhận Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt do Ngô Kỷ trao tại văn phòng Đảng Cộng Hòa Á Châu, Little Saigon, Nam California

  

 

Phó Tổng Thống George Bush và Phu Nhân Barbara Bush, cùng Thống Đốc California George Deukmejian (mặc áo vest trắng đứng sau lưng Ngô Kỷ mặc áo dài) tiếp xúc với các lãnh tụ Á Châu tại phi trường Los Angeles, năm 1988


 

Ngô Kỷ cầm bảng poster yêu cầu Phó Tổng Thống George Bush giúp đở đón nhận các Thuyền Nhân Tỵ Nạn đang bị hồi hương tại Đông Nam Á được định cư Hoa Kỳ, cho phép các Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam được nhập cư qua Mỹ, và quan tâm tìm kiếm các Lính Mỹ Mất Tích






 

Một sự kiện lịch sử, lần đầu tiên vị lãnh đạo Hoa Kỳ là Phó Tổng Thống Goerge Bush cầm giơ cao lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong dịp tiếp xúc với Ngô Kỷ. Đây là cái tát nẩy lửa vào mặt bọn Việt cộng phi nhân và là niềm hãnh diện cho tập thể người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hải Ngoại. 

Tôi sẽ làm Youtube cái Video lịch sử này để phổ biến đến đồng hương thưởng lãm sau.


 

Phó Tổng Thống George Bush và Ông Bà Thống Đốc California George Deukmejian tiếp xúc

với  Ngô Kỷ trong khung cảnh có nhiều cờ Hoa Kỳ và cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cùng dựng song song trước mặt và trên cao. Hình ảnh này được hàng trăm ống kính truyền hình thâu chiếu trên toàn quốc Hoa Kỳ và thế giới năm 1988. Đây là một thắng lợi vẽ vang của cộng đồng ty6 nạn.







 

 


 

Sự kiện hy hữu, Tổng Thống Ronald Reagan đích thân ký tặng hình cho Ngô Kỷ


 

Thư Tổng Thống Ronald Reagan nhờ Ngô Kỷ, Giám Đốc Trung Tâm Đảng Cộng Hòa Á Châu chuyển đến Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt. Trong thư có đoạn: "Từ năm 1975, hơn 800.000 người tị nạn chính trị Việt Nam đã định cư ở Hoa Kỳ .... Giống như nhiều nhóm di dân trước đó đi tìm kiếm nền dân chủ, người Việt Nam đã "bỏ phiếu bằng đôi chân của mình" bằng cách chạy trốn cộng sản áp bức."

m42-1.jpg

 

Tòa Bạch Ốc sắp xếp cho Ngô Kỳ vinh dự có cơ hội tiếp xúc và trao Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt tận tay Tổng Thống Ronald Reagan ngay tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc năm 1988 với 2 ngàn đại biểu, 80 ngàn quan khách và hơn 15 ngàn ký giả, phóng viên truyền thông Hoa Kỳ và Quốc Tế tham dự. Trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, Ngô Kỷ là người Mỹ Gốc Việt Nam đầu tiên và duy nhất làm Đại Biểu tại đại hội toàn quốc.


 

 

Ngô Kỷ "cô thân độc mã" giơ cao bảng "Thỉnh Nguyện" trước các ống kính đài truyền hình lớn của Hoa Kỳ và Quốc Tế để lên tiếng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ cứu giúp các Thuyền Nhân Tỵ Nạn  bị kẹt tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á được nhập cư vào Mỹ, cho phép các vị Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam được qua Mỹ định cư, và quan tâm tìm kiếm các Lính Mỹ Mất Tích. Hình ảnh này được chiếu trước hàng trăm triệu khán thính giả theo dõi Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc năm 1988 tổ chức tại Louisiana, New Orlean. Đây là cách xử dụng truyền thông "free" để vận động chính trị cho cộng đồng một cách rộng rãi, hiệu quả và không tốn kém tiền bạc gì cả. Nguyện vọng của cộng đồng đã đến tai mắt chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ. Đây là một thành công lớn lao và giá trị trong việc vận động dư luận.




 

Ngô Kỳ và bà Maureen Reagan (trưởng nữ của Tổng Thống Ronald Reagan) tại đại hội.


 

Ngô Kỷ và Jeb Bush (con Phó Tổng Thống George Bush,) Dân Biểu Robert K. Dornan tại đại hội.

 

 

 

Ngô Kỷ và Neil Bush (con Phó Tổng Thống George Bush,) Dân Biểu Robert K. Dornan tại đại hội.

 

 

Ngô Kỷ và Dân Biểu Jack Kemp tại đại hội


 

 

 

 

 

 

"Ôn Cố Tri Tân" 

Ngô Kỷ đạo đạt tiếng nói chính trị năm 1988

 

Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, cả đất nước đắm chìm trong tang tóc, đổ nát bởi sự xâm lăng của bọn cộng sản vô thần đến từ phương Bắc. Cá nhân tôi và hàng triệu người dân Việt phải ngậm ngùi bỏ xứ ra đi tìm tự do, để rồi mang kiếp tha phương nơi đất khách quê người, tôi luôn cầu xin Thượng Đế ban phước lành cho quê hương Việt Nam được thoát khỏi ách cai trị tàn bạo của bọn quỷ đỏ cộng sản, để đồng bào quốc nội sớm hưởng được một đời sống ấm no, hạnh phúc, dân chủ, tự do và nhân bản.

 

Thông cảm nỗi xót xa và mất mát của tập thể người Việt tỵ nạn đang định cư tại Hoa Kỳ, trong lá thư đề ngày 14 tháng 9 năm 1988 gởi cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, cố Tổng Thống Ronald Reagan viết một đoạn như sau: "...Từ năm 1975, hơn 800.000 người tị nạn chính trị Việt Nam đã định cư ở Hoa Kỳ .... Giống như nhiều nhóm di dân trước đó đi tìm kiếm nền dân chủ, người Việt Nam đã "bỏ phiếu bằng đôi chân của mình" bằng cách chạy trốn cộng sản áp bức."

 

Vì muốn chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ thấu hiểu tâm trạng đau buồn, lo lắng của những người Mỹ gốc Việt, cũng như muốn cảnh giác chính phủ và nhân dân Mỹ thấy rõ bộ mặt tàn ác dã man của cộng sản sau khi khi tiến chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975, nên tôi luôn tìm mọi cách, kiếm mọi cơ hội nhằm truyền đạt những nguyện vọng, quan điểm của cộng đồng đến họ. Để có môi trường vận động, tranh đấu cho quyền lợi đất nước và cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại, tôi đã dấn thân vào hệ thống sinh hoạt chính trị Hoa Kỳ khá sớm vào những năm đầu thập niên 80.

 

Mang ơn các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng và hy sinh lớn lao trong cuộc chiến để bảo vệ cho những người hậu phương như tôi được sống bình yên cho đến ngày hôm nay, do đó tôi luôn ghi tạc ơn nghĩa cao cả đó và mong có ngày đền đáp. Chính vì vậy dù hoàn cảnh khá khó khăn và phương tiện eo hẹp, tôi lúc nào cũng cố gắng đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc đấu tranh, đặc biệt tôi luôn quan tâm đến đời sống và sự an nguy của những người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà họ từng là ân nhân của tôi. 

 

Chủ trương hoạt động độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ tổ chức, đảng phái, phe nhóm nào, và không hề quyên góp tiền bạc của cộng đồng, tuy nhiên tôi sẵn sàng tiếp tay chuyển đạt các nguyện vọng chính đáng của đồng hương đến chính phủ Hoa Kỳ. Vào năm 1988, tôi đã đệ đạt Bản Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt đến Tổng Thống Ronald Reagan, Phó Tổng Thống George Bush, ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ, và Ủy Ban Soạn Thảo Sách Lược Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc năm 1988, mà Bản Kiến Nghị có một số điểm chính yếu như sau:

 

-Lên án sự dã man, tàn ác và vi phạm nhân quyền trầm trọng của Việt cộng. 

 

-Chống đối chính sách bang giao với Việt cộng có thể xảy ra. Bất chấp là cùng là đảng Cộng Hòa, nhưng Ngô Kỷ đã mạnh mẽ ên tiếng chỉ trình và đả kích khuyng hướng kết thân với Việt cộng để tiến tới bang giao của hai Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain và Larry Pressler. 

 

-Yêu cầu chính phủ Mỹ quan tâm và đỏi hỏi Việt cộng thả tự do cho các cựu Quân Cán Chính VNCH, và thiết lập chính sách đón nhận những vị cựu Tù Nhân Chính Trị H.O này được qua định cư tại Hoa Kỳ.

 

-Yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ mở rộng bàn tay tiếp nhận thêm thuyền nhân tỵ nạn đang tạm cư tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á vì họ đang bị đối diện với chính sách cưỡng bức hồi hương về lại Việt Nam.

 

Nhờ Hồn Thiêng Sông Núi và Vong Linh các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa phù trợ, do đó rất may mắn là các điều đề nghị trong Bản Kiến Nghị này đã được Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc ủng hộ và chấp thuận đưa vào Sách Lược Đảng Cộng Hòa năm 1988 (Flatform). Sau khi đắc cử, vào đầu năm 1989, tân Tổng Thống George Bush đã thi hành các điều khoản được ghi trong Sách Lược Đảng Cộng Hòa như là chính sách quốc gia, bằng cách Tổng Thống George Bush chỉ thị Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú thực hiện chương trình đón nhận quý vị Cựu Tù Nhân Chính Trị qua Mỹ dưới chương trình H.O., cũng như đón nhận thêm rất nhiều thuyền nhân tỵ nạn vào Hoa Kỳ thay vì họ bị các nước Đông Nam Á cưỡng bách hồi hương.

 

Đặc biệt Bản Dự Thảo Nghị Quyết 109 của hai Thượng Nghị Sĩ  Cộng Hòa John McCain và Larry Pressler chủ trương kết thân nhằm tiến tới bang giao với Việt cộng đã bị đại hội phản đối và hủy bỏ. Do đó trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của chính phủ Tổng Thống George Bush không hề có việc bang giao với Việt cộng, cho mãi tới năm 1995 thì Tổng Thống Bill Clinton mới tuyên bố bang giao với Việt cộng. 

 

Mời quý đồng hương thưởng lãm toàn bộ nội dung Bản Kiến Nghị được dịch ra Việt ngữ sau đây để "ôn cố tri tân," và kèm theo dưới là nguyên bản Anh ngữ để đối chiếu và chia sẻ cho con cháu hay hậu duệ hiểu được sự chiến đấu anh dũng của cha anh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa , và sự tàn ác dã man của cộng sản đã và đang đày đọa, xích xiềng dân tộc.

 

Mọi chỉ giáo hay góp ý xây dựng, xin vui lòng liên lạc về ngokycali@gmail.com hay PO.Box 836, Garden Grove, Ca 92842. Điện thoại (714) 404-7022

 

Trân trọng,

 

Ngô Kỷ

 

 photo 1dh111_zps2ba62d0a.jpg

 

 


BẢN KIẾN NGHỊ DO NGÔ KỶ, ĐẠI BIỂU CỦA PHÓ TỔNG THỐNG GEORGE BUSH TRÌNH BÀY TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG HÒA TOÀN QUỐC NĂM 1988

 

Thay mặt  tám trăm ngàn người Việt Nam tại quốc gia này, tôi lấy làm hãnh diện và vinh dự làm Đại Biểu tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc để đề cử Phó Tổng Thống George Bush làm Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ có một người Việt Nam đại diện tại Đại Hội này đã nói lên sự trưởng thành và sức mạnh chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam, cũng như sự lưu tâm và sáng suốt của Đảng Cộng Hòa khi để người Mỹ gốc Việt Nam có cơ hội tham dự vào hệ thống chính trị tự do cho tất cả mọi người. Quả thật Đảng Cộng Hòa đã làm một việc có tính cách lịch sử.

 

Chúng tôi, những người Mỹ gốc Việt Nam chọn đứng cùng hàng ngũ với Đảng Cộng Hòa vì chúng tôi có đồng quan điểm với Đảng Cộng Hòa về sự tin tưởng vào các giá trị của tự do, tự do kinh doanh và tôn trọng dân quyền. Chính vì những lý tưởng cao cả này mà chúng tôi đã trả giá thật đắt bằng mạng sống của hơn một triệu người nam nữ trong cuộc chiến đấu, và sau đó miền Nam Việt Nam đã bị rơi vào tay cộng sản năm1975.

 

Chúng tôi chân thành biết ơn nhân dân Hoa Kỳ đã đón nhận chúng tôi vào mãnh đất tự do và có nhiều cơ hội này, chính nơi đây chúng tôi có thể xây dựng lại đời sống và đóng góp vào nền văn hóa phong phú của quốc gia vĩ đại này. Triết lý Đảng Cộng Hòa là làm việc cần cù và tự lập được người Mỹ gốc Việt Nam thông hiểu tường tận. Trong mười ba năm ngắn ngũi, chúng tôi đã chọn Hoa Kỳ trở thành quê hương mới của chúng tôi, chúng tôi đạt được nhiều thành quả. Sự hội nhập đang diễn tiến tốt đẹp, bằng chứng là đa số người Mỹ gốc Việt Nam đều có việc làm và có đời sống tự lập, dù chỉ mới đến đây trong một thời gian ngắn. Con cháu chúng tôi thành công vẻ vang tại học đường trong hầu hết mọi lãnh vực. Nói chung, trong tám năm dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt của Tổng Thống Ronald Reagan và Phó Tổng Thống George Bush, những người Mỹ gốc Việt Nam được phát đạt về mọi mặt.

 

Không còn nghi ngờ gì nữa, trong cuộc bầu cử này, những người Mỹ gốc Việt Nam sẽ bỏ phiếu cho Phó Tổng Thống George Bush như họ đã từng liên tiếp ủng hộ mạnh mẽ liên danh Reagan-Bush trong hai kỳ bầu cử 1980 và 1984.

 

Trong những năm qua có nhiều vấn đề và chính sách quốc gia ảnh hưởng đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam và các thân nhân họ tại Việt Nam. Được nhìn nhận là những người tỵ nạn chính trị, người Việt Nam đang sống tại quốc gia này rất quan tâm về viễn tượng bang giao giữa Hoa Kỳ với cộng sản Việt Nam. Bất kỳ chính sách nào của Hoa Kỳ đối với cộng sản Việt Nam đều ảnh hưởng trực tiếp đến người Mỹ gốc Việt Nam tại quốc gia này. Thêm nữa, chính vấn đề này, vấn đề mà toàn thể người Mỹ gốc Việt Nam quan tâm sẽ quyết định mức độ ủng hộ tùy thuộc vào quan điểm và sự hiểu biết của ứng cử viên. Tóm lại, trong cuộc bầu cử gay go này, các cuộc tranh cử tại địa phương hay tầm vóc quốc gia, Đảng Cộng Hòa sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của người Việt Nam nếu đảng này cổ xúy những vấn đề mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam quan tâm sâu xa.

 

Thay mặt Trung Tâm Người Mỹ Gốc Á Châu Đảng Cộng Hòa, và với tư cách Đại Biểu Toàn Quốc gốc Việt Nam, tôi muốn làm sáng tỏ với tất cả quý vị Đại Biểu và Đảng Cộng Hòa về những mối quan tâm của cộng đồng Việt Nam, và tôi đệ đạt lên Phó Tổng Thống George Bush cùng Ủy Ban Soạn Thảo Sách Lược Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc một số điểm sau đây:

 

VẤN ĐỀ BANG GIAO VĂN HÓA VÀ NGOẠI GIAO VỚI VIỆT NAM

 

Trong những tháng qua, dự kiến bang giao với cộng sản Việt Nam đã làm xao động, lo lắng, e sợ cho khắp cộng đồng Việt Nam tại Mỹ. Sự đề xuất bang giao với Hà Nội có lẽ là đề tài nóng bỏng và tranh cải sôi nổi nhất trong cộng đồng Việt Nam. Đại đa số người Mỹ gốc Việt Nam chống đối bất kỳ loại trao đổi nào với cộng sản Việt Nam dù là ngoại giao hay văn hóa với chế độ Hà Nội.

 

Mới đây, Thượng Nghị Sĩ John McCain và Thượng Nghị Sĩ Larry Pressler có đệ trình Nghị Quyết 109, kêu gọi Chính Phủ mở văn phòng trao đổi văn hóa song phương tại Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn. Nghị Quyết 109 biểu lộ cái quan điểm thiển cận và ngây thơ với mục đích khuyến khích Hà Nội cộng tác hơn nữa trong việc tìm kiếm tù binh Mỹ mất tích. Ý định của hai Thượng Nghị Sĩ Đảng Cộng Hòa này cùng với một số vị Dân Biểu tại Hạ Nghị Viện đã tạo nên làn sóng bất mãn và hoài nghi trong tập thể cộng đồng Việt Nam. Nghị Quyết 109 bị diễn giãi như là một bước tệ hại đầu tiên trong việc chính phủ Hoa Kỳ tiến tới việc thiết lập bang giao với Việt Nam trong khi có hàng trăm ngàn người Việt Nam tỵ nạn trốn chạy khỏi nước.

 

Đề ra Nghị Quyết 109 là một sỉ nhục đối với tất cả những người đã hy sinh lớn lao trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản. Hơn thế nữa, hành động của các vị dân cử Quốc Hội này đã chứng tỏ sự nhẫn tâm miệt thị lịch sử, và phủ nhận sự hy sinh của những người tỵ nạn Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ, cũng như của tất cả cựu chiến binh, mà những người này đã từng chịu đau khổ đọa đày dưới bàn tay cộng sản.

 

Không thể có việc thương thảo bang giao với cộng sản Việt Nam trong lúc này. Thừa nhận cộng sản Việt Nam dù với bất cứ cấp độ nào cũng không thể xãy ra khi mà: Hà Nội vẫn tiếp tục dùng vấn đề tù binh Mỹ mất tích như là một phương sách bắt chẹt Mỹ; vẫn từ chối triệt thoái hàng trăm ngàn quân xâm lăng tại Cam Bốt; vẫn giam cầm hàng trăm ngàn tù nhân chính trị trong các trại tập trung; vẫn đàn áp tôn giáo có hệ thống; vẫn vi phạm các quyền căn bản của nhân dân; vẫn bác bỏ tất cả nổ lực cải cách hệ thống chính trị trong nước; là nguyên nhân gây ra vô số cái chết của người Việt Nam trong biển Nam Hải trên đường trốn thoát Việt Nam đi tìm tự do.

 

Không thể bào chữa được cho Hoa Kỳ, một lãnh đạo của Thế Giới Tự Do, khi đi thừa nhận một nhà cầm quyền, mà nhà cầm quyền này khinh thường những nguyên tắc mà Hoa Kỳ luôn cỗ võ, và nhà cầm quyền đó bất chấp tất cả lý tưởng mà nhân dân Hoa Kỳ hằng tin tưởng.

 

Nghị Quyết 109 tác hại đến lá phiếu và sự ủng hộ. Đảng Dân Chủ đã lợi dụng vấn đề nhạy cảm này của cộng đồng để dành ảnh hưởng chính trị. Điều lo lắng nhất cho Đảng Cộng Hòa là sẽ bị gán cho cái tội yếu đuối đối với cộng sản, cũng như đồng lõa với chế độ tàn ác độc tài.

 

Thượng Nghị Sĩ McCain và Thượng Nghị Sĩ Pressler là lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa trên toàn quốc hãy hủy bỏ và thu hồi lại Nghị Quyết 109, và minh xác rõ ràng lập trường đối với cộng sản Việt Nam. Cho đến khi nào thực hiện những bước kể trên thì mới có thể giải tỏa được sự hiểu lầm về Đảng Cộng Hòa. Sự kiện làm cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam có cảm tưởng rằng họ bị phản bội cần phải chặn đứng ngay lập tức trước khi nó ảnh hưởng bất lợi trầm trọng đến Phó Tổng Thống George Bush. Các thái độ dứt khoát và minh bạch của những vị lãnh đạo Đảng Cộng Hòa cần phải thực thi cấp thời nhằm tái xác nhận với cử tri người Mỹ gốc Việt Nam rằng Đảng Cộng Hòa phản đối việc thừa nhận chế độ Hà Nội, đồng thời xác định chính sách chống cộng mạnh mẽ cố hữu của Đảng Cộng Hòa.

 

VẤN ĐỀ TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

 

Từ khi Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, cái chiến thắng của cộng sản đã mang lại sự áp bức và tù đày vô số người miền Nam Việt Nam yêu chuộng tự do. Cho đến hôm nay, cộng sản vẫn tiếp tục áp bức những người bất đồng chính kiến bằng hệ thống đàn áp khắc nghiệt. Trên mười ba năm qua, cộng sản Việt Nam đã trắng trợn vi phạm trầm trọng nhân quyền, và tỏ ra khinh miệt tất cả giá trị tự do, dân chủ mà chúng ta trân quý.

 

Mới đây, Hà Nội lại giam cầm hàng trăm ngàn người Việt Nam và tù binh. Theo ước tính của một số cơ quan, có khoảng năm mươi ngàn đến bảy mươi ngàn người nam nữ đang bị giam cầm trong các trại tù khắp nẻo Việt Nam. Con số tù nhân chính xác sẽ không bao giờ được biết đến kể từ khi nhà cầm quyền Hà Nội liên tục từ chối thảo luận đề tài này vì lý do an ninh quốc gia.

 

Nhiều người Mỹ gốc Việt Nam có bạn bè và thân nhân bị giam cầm trong các trại tù khổ sai này. Những bản án nặng nề, cùng với các hành động trả thù dã man của cộng sản dành cho những người tù nhân đã được thân nhân thăm viếng tiết lộ. Trên thực tế, ngay cả các tổ chức nhân quyền khuynh tả, Hội Ân Xá Quốc Tế đã lên án nặng nề ban quản giáo các trại tù này là vô nhân đạo nhất. Vô số tù nhân sau khi bị tống giam, họ không bao giờ có dịp gặp lại gia đình nữa. Rất nhiều người bị chết vì đói khát, đánh đập, tra tấn, và thiếu thốn thuốc men. Hơn thế nữa, ý đồ thâm độc của cộng sản là làm cho các tù nhân này chết dần mòn một cách đau đớn.

 

Những tù nhân chính trị Việt Nam là chiến hữu đích thực và là đồng minh của Hoa Kỳ. Họ đang hứng chịu sự hành hạ tàn nhẫn về thể xác và khủng bố về tinh thần chỉ vì họ quyết tâm bảo vệ nền dân chủ. Những chiến sĩ nam nữ dũng cảm này không phải chỉ chiến đấu chống lai bọn cộng sản nhằm bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam thôi, mà hơn thế nữa, họ đã chiến đấu để nêu cao những lý tưởng của người tự do, những người đã cương quyết từ chối sống chung với bọn cộng sản, cũng như từ chối những giáo điều nham hiểm và nô dịch hóa của chúng.

 

Trong nhiều năm qua, chính phủ Reagan đã bền bĩ đòi hỏi và áp lực vấn đề này. Nhằm xoa dịu áp lực của Hoa Kỳ và dư luận thế giới, cộng sản Việt Nam đã phóng thích có định kỳ một số tù nhân. Tuy nhiên rất nhiều ngàn tù nhân vẫn còn bị giam cầm trong các trại tù. Thời gian không còn nhiều đối với họ nữa. Mười ba năm mòn mõi đã đi qua, những tù nhân này đã chịu đựng quá nhiều gian khổ và nhục nhã trong bàn tay cộng sản. Các tên lãnh đạo tại Hà Nội biết là mãi cho đến bây giờ, chúng cũng không bao giờ có thể cải tạođược những chiến sĩ anh hùng này. Không có lý do nào để Hà Nội tiếp tục giam cầm họ dưới tình trạng quá vô nhân đạo như vậy được.

 

Đây là vấn đề nhân đạo, chính phủ Hoa Kỳ, qua Đảng Cộng Hòa và các giới chức trong chính quyền, hãy đòi hỏi cộng sản Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị còn lại. Để khởi xướng cho vấn đề này, các vị lãnh đạo Đảng Cộng Hòa phải thực hiện ngay lập tức việc áp lực nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phóng thích những tù nhân này một cách mau chóng và vô điều kiện. Một lần nữa, các lãnh đạo Đảng Cộng Hòa phải hành động bằng cách áp lực giới chức cộng sản thực thi lời cam kết của Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch vào tháng 6 năm 1982 rằng Hà Nội có thiện chí thả hết các tù nhân trong trại cải tạo.

 

Đối với rất nhiều người Mỹ gốc Việt Nam đang sống tại quốc gia này, vấn đề tù nhân chính trị gây nên sự xúc động mãnh liệt, và mong có giải pháp giúp đở các tù nhân này được đoàn tụ với thân nhân họ. Để đạt cho được kết quả trong vấn đề nhân đạo và lương tâm này, các vị dân cử cùng quý viên chức trong Quốc Hội và Chính Phủ phải quyết liệt đòi hỏi tự do cho tất cả tù nhân chính trị Việt Nam .

 

CHÍNH SÁCH DI TRÚ HOA KỲ VÀ THẢM CẢNH TỴ NẠN

 

Gần hai triệu người tỵ nạn đã trốn thoát Việt Nam kể từ năm 1975. Nhằm tìm kiếm tự do, khoảng ba trăm ngàn người Việt Nam đã bỏ mình trên biển vì đói khát, đắm chìm, và khủng khiếp hơn hết là họ bị tấn công bởi bọn hải tặc của các nước láng giềng. Bất chấp hiểm nguy trước mắt và các rủi ro lớn lao, số người trốn chạy cộng sản Việt Nam tăng cao. Những người Việt Nam, những nạn nhân tuyệt vọng của chế độ độc tài này được người Tây Phương gọi là thuyền nhân.

 

Buồn thay, thảm kịch xảy ra cho các thuyền nhân này không phải chỉ đương đầu với bảo táp và hải tặc trên biển Nam Hải thôi, mà sự bất hạnh đó lại còn bị xảy ra ngay trên phần đất của nước tạm dung thứ hai. Tại đây, những người từng được gọi là thuyền nhân tỵ nạn đã sống sót trong cuộc hải trình đầy gian nguy, bây giờ lại bị đối xử như khách không được mời, và bị liệt vào loại di dân bất hợp pháp. Nhiều người này đã chờ đợi rất lâu để mong đoàn tụ với thân nhân họ tại đệ tam quốc gia. Một số người có lẽ sẽ không bao giờ có cơ hội gặp lại thân nhân bởi vì các nước Tây Phương gia tăng sự hạn chế nhận người tỵ nạn một cách khắt

khe.

 

Vừa đây, Hoa Kỳ cho phép hai mươi tám ngàn người Việt Nam được nhập cảnh hằng năm. Mỗi người tỵ nạn, trước khi được phép định cư tại quốc gia này, họ phải hội đủ nhiều điều kiện gắt gao bởi Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ. Số người Việt Nam nhập cảnh Hoa Kỳ sa sút một cách thảm hại, từ 170,000 người trong năm 1979 dự định giảm xuống còn 23,000 người vào năm 1989. Theo một số người Mỹ gốc Việt Nam, sự giảm thiểu đón nhận người tỵ nạn này biểu lộ bước thối lui dần dần của Hoa Kỳ trong việc giúp đở người Việt Nam trốn chạy cộng sản.

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List