Ăn mặc & ăn
nói
Có
lần, bên bàn nhậu, tôi nghe một cha nói (y như thiệt) rằng hồi năm 1941
Nhà Nước Thuộc Địa đã trao tặng giải thưởng và cấp bằng tưởng lục
cho một người dân Việt vì đã chế ra cái đèn dầu Hoa Kỳ – hiện vẫn
còn được lưu dụng, ở nhiều nơi.
Cùng thời điểm này, chính xác là vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, xẩy ra trận Trân Châu Cảng.
Cùng thời điểm này, chính xác là vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, xẩy ra trận Trân Châu Cảng.
Theo Wikipedia:
“Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay ….”
“Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay ….”
So
như thế (nghĩ) đã buồn nhưng sự thật còn buồn hơn thế nữa. Cha đẻ
cái đèn dầu Hoa Kỳ – thực ra – là một người Ba Lan, Ignacy
Łukasiewicz. Ông làm ra nó vào năm 1853.
Một trăm năm mươi hai năm sau, báo Tiền Phong – số ra ngày 7 tháng 10 năm 2005 – còn (chua chát) thêm rằng: “Chúng ta chưa tự làm được cái đinh vít!”
Một trăm năm mươi hai năm sau, báo Tiền Phong – số ra ngày 7 tháng 10 năm 2005 – còn (chua chát) thêm rằng: “Chúng ta chưa tự làm được cái đinh vít!”
Dân
Việt, rõ ràng, không có “năng khiếu” cao về khoa học và kỹ thuật. Ít
nhất thì cũng không “cao” bằng dân Nhật. Nói cách khác (và nói một
cách hơi hoa mỹ) Việt Nam là một xứ sở trọng nông hoặc thuần nông,
chỉ chuyên về việc sản xuất lúa gạo thôi.
Đã có một thời mà mọi thứ ở đất nước này đều có thể qui ra gạo, và gạo còn được dùng như một loại hoá tệ cho sinh hoạt mua bán thường ngày, kể cả việc … mua dâm – theo như lời kể của một nhà văn:
“Ga Vinh một buổi tối trời mưa. Một túp nhà lá nằm nép bên vệ đường, phía sau là khoảng nước dở ao dở rãnh, muỗi và cỏ nhiều. Một ngọn đèn dầu run rẩy vì gió, cháy leo lét được treo trước cửa sổ. Một con chó già còm cõi bê bết bùn đất và lạnh, nằm in bóng đèn dầu dưới cửa sổ, tru ư ử trong họng mà không dám vào nhà vì sợ đòn. Gió hú rít xoáy quanh cửa tranh nhau luồn vào nhà. Có tiếng mái tranh cọ nhau xào xạc như van xin. Tiếng chẫu chuộc gọi cái làm nhịp cho mưa rơi…
Có tiếng chân rẽ nước đi tới, rồi một cái đầu đàn ông thò vào cửa sổ, nhễu nước lã chã xuống con chó.
“Bao nhiêu?”
Bên này:
“Năm chục.”
“Ðắt thế, gái Sài Gòn còn chả tới nữa là…”
“Thế muốn bao nhiêu?”
“Hai chục…?”
“Thanh toán trước đi!”
“Gì mà vội thế, chả ‘tình’ tí nào cả.”
“Sao? Có tiền không?”
“Lấy gạo nhé?”
“Gạo gì? Mậu dịch hay gạo mới?”
“Mới chia tiêu chuẩn tháng ở cơ quan về, chưa xem.”
“Gạo mậu dịch rồi, tính bao nhiêu?”
“Hai chục.”
“Ðắt quá, mà cũng không có cân nữa.”
“Mười tám đồng vậy, đong đại bằng ống sữa bò đi…”
“Ừ, thế cho tiện, cân mất công, gạo đi mua nặng ký… mà này, có trộn đá dăm vào không đấy?”
“Mang đèn ra mà soi.”
“Gạo này chỉ mười lăm đồng.”
”Ðong vun tay thế kia thành hai cân của người ta chứ còn gì…”
Một thằng nhóc chừng chín tuổi thình lình hiện ra như chui từ dưới đất lên, đứng mút tay nhìn cảnh đong gạo. Người đàn ông còn đang loay hoay cột lại cái bao của mình thì nó giật túi gạo nơi tay người đàn bà, chạy vụt ra cửa.
“Nấu cơm nhé, đừng nấu cháo… Nhớ để phần cho chị đấy.”
(Thế Giang. “Chỗ Nước Đọng”. Thằng Người Có Đuôi. Costa Mesa: Người Việt, 1987. 99-104)
Đã có một thời mà mọi thứ ở đất nước này đều có thể qui ra gạo, và gạo còn được dùng như một loại hoá tệ cho sinh hoạt mua bán thường ngày, kể cả việc … mua dâm – theo như lời kể của một nhà văn:
“Ga Vinh một buổi tối trời mưa. Một túp nhà lá nằm nép bên vệ đường, phía sau là khoảng nước dở ao dở rãnh, muỗi và cỏ nhiều. Một ngọn đèn dầu run rẩy vì gió, cháy leo lét được treo trước cửa sổ. Một con chó già còm cõi bê bết bùn đất và lạnh, nằm in bóng đèn dầu dưới cửa sổ, tru ư ử trong họng mà không dám vào nhà vì sợ đòn. Gió hú rít xoáy quanh cửa tranh nhau luồn vào nhà. Có tiếng mái tranh cọ nhau xào xạc như van xin. Tiếng chẫu chuộc gọi cái làm nhịp cho mưa rơi…
Có tiếng chân rẽ nước đi tới, rồi một cái đầu đàn ông thò vào cửa sổ, nhễu nước lã chã xuống con chó.
“Bao nhiêu?”
Bên này:
“Năm chục.”
“Ðắt thế, gái Sài Gòn còn chả tới nữa là…”
“Thế muốn bao nhiêu?”
“Hai chục…?”
“Thanh toán trước đi!”
“Gì mà vội thế, chả ‘tình’ tí nào cả.”
“Sao? Có tiền không?”
“Lấy gạo nhé?”
“Gạo gì? Mậu dịch hay gạo mới?”
“Mới chia tiêu chuẩn tháng ở cơ quan về, chưa xem.”
“Gạo mậu dịch rồi, tính bao nhiêu?”
“Hai chục.”
“Ðắt quá, mà cũng không có cân nữa.”
“Mười tám đồng vậy, đong đại bằng ống sữa bò đi…”
“Ừ, thế cho tiện, cân mất công, gạo đi mua nặng ký… mà này, có trộn đá dăm vào không đấy?”
“Mang đèn ra mà soi.”
“Gạo này chỉ mười lăm đồng.”
”Ðong vun tay thế kia thành hai cân của người ta chứ còn gì…”
Một thằng nhóc chừng chín tuổi thình lình hiện ra như chui từ dưới đất lên, đứng mút tay nhìn cảnh đong gạo. Người đàn ông còn đang loay hoay cột lại cái bao của mình thì nó giật túi gạo nơi tay người đàn bà, chạy vụt ra cửa.
“Nấu cơm nhé, đừng nấu cháo… Nhớ để phần cho chị đấy.”
(Thế Giang. “Chỗ Nước Đọng”. Thằng Người Có Đuôi. Costa Mesa: Người Việt, 1987. 99-104)
Câu
chuyện trên, tất nhiên, đã cũ. Thời sổ gạo và tem phiếu đã qua. Ngày
27 tháng 9 năm nay, tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Thủ Tướng Việt
Nam – ông Nguyễn Tấn Dũng – đã long trọng thông báo cho
toàn thể nhân loại biết rằng:
“Từ một nước thiếu đói, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chúng tôi không chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho riêng mình mà còn góp phần tích cực bảo đảm an ninh lương thực thế giới.”
Hai năm trước, báo Công an nhân dân (số ra ngày 20 tháng 7 năm 2011) cũng đã khẳng định tương tự: “Cái đói bị đẩy lùi xa tít tắp.”
“Từ một nước thiếu đói, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chúng tôi không chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho riêng mình mà còn góp phần tích cực bảo đảm an ninh lương thực thế giới.”
Hai năm trước, báo Công an nhân dân (số ra ngày 20 tháng 7 năm 2011) cũng đã khẳng định tương tự: “Cái đói bị đẩy lùi xa tít tắp.”
Nói
như vậy chắc là xa dữ lắm. Theo như tường trình của phóng viên Uyên
Nguyên, RFA, hôm 22 tháng 5 năm 2013, cái đói đã bị đẩy tuốt
luốt lên tới … những huyện miền núi ở tỉnh Thanh Hoá:
“Nhìn bữa ăn của gia đình người Thái Trắng này, nó cũng giống như nhiều bữa ăn khác của những gia đình Thái Trắng khác mà chúng tôi gặp ở Mường Lát, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Lang Chánh… Một nồi cơm độn sắn lát, một bát cà rừng và một chén mắm chuột để chấm cà, chúng tôi chỉ biết ứa nước mắt nhìn đồng loại nuốt cơm!”
“Nhìn bữa ăn của gia đình người Thái Trắng này, nó cũng giống như nhiều bữa ăn khác của những gia đình Thái Trắng khác mà chúng tôi gặp ở Mường Lát, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Lang Chánh… Một nồi cơm độn sắn lát, một bát cà rừng và một chén mắm chuột để chấm cà, chúng tôi chỉ biết ứa nước mắt nhìn đồng loại nuốt cơm!”
Hoặc
còn xa hơn nữa, “tít tắp” mãi đến tỉnh Hà Giang, như tâm sự (nghe
được vào ngày 25 tháng 9 năm 2012) của cô phó hiệu trưởng Trần Thị Phúc:
“Học sinh ở đây nghèo lắm, nếu không xuống tận địa bàn chắc khó có thể hình dung hoàn cảnh của từng cháu. Có những em quanh năm chỉ mặc duy nhất một bộ quần áo, chưa từng biết đến đôi tất và thường xuyên phải ăn mèn mén thay cơm.”
“Học sinh ở đây nghèo lắm, nếu không xuống tận địa bàn chắc khó có thể hình dung hoàn cảnh của từng cháu. Có những em quanh năm chỉ mặc duy nhất một bộ quần áo, chưa từng biết đến đôi tất và thường xuyên phải ăn mèn mén thay cơm.”
Cái
đói và chuyện ăn độn, bây giờ, chỉ còn quanh quẩn (quanh năm suốt
tháng) ở những vùng xa, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng thôi. Chứ
còn ở miền xuôi, nói chung, ngay tại nông thôn người dân vẫn được ăn
cơm, và ăn no.
Riêng
tại Hà Nội hôm nay còn có những tách cà phê hay những tô phở trị giá (cỡ)
… nửa triệu đồng! Câu thơ ngày xưa (Đảng còn kia bát phở hoá thành
mơ) của Nguyễn Chí Thiện đã bị thời thế bỏ lại phía sau xa lơ,
xa lắc. Uớc mơ của người dân Việt hôm nay, rõ ràng, đã vượt mức
ăn/mặc. Đã đến thời người dân đòi ăn/nói – như họ vừa dõng dạc Tuyên Bố Về Thực Thi Quyền Dân Sự và Chính Trị:
Chúng
tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng
thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh
bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa
đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm
quyền.
Ý
Ý
kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền
lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy
kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và
trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà
cầm quyền.
………..
Thực tế ở nước ta cho thấy rõ: thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng; một “bộ phận không nhỏ” trong bộ máy lợi dụng quyền lực (cả quyền cai trị và quyền sử dụng, định đoạt đất đai, tài nguyên, tài sản công) cấu kết với một số nhà kinh doanh làm giàu bằng nhiều thủ đoạn bất minh (cả trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân), hình thành các nhóm lợi ích bất chính, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo quá bất công ở nước ta.
………..
Thực tế ở nước ta cho thấy rõ: thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng; một “bộ phận không nhỏ” trong bộ máy lợi dụng quyền lực (cả quyền cai trị và quyền sử dụng, định đoạt đất đai, tài nguyên, tài sản công) cấu kết với một số nhà kinh doanh làm giàu bằng nhiều thủ đoạn bất minh (cả trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân), hình thành các nhóm lợi ích bất chính, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo quá bất công ở nước ta.
Không ít người trong
giới cầm quyền các cấp cùng với các nhóm lợi ích và sự hậu thuẫn của thế lực
bên ngoài đang dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì
quyền thống trị đất nước theo thể chế toàn trị, có phần do tư duy giáo điều,
bảo thủ, nhưng phần quan trọng hơn, phổ biến hơn là do muốn bảo vệ và giành
thêm lợi ích riêng bất chấp lợi ích chung của đất nước, của dân tộc...
Để
vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ
bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ …”
Điều đáng tiếc là những đòi hỏi thượng dẫn, xem ra, đều quá sức “chịu đựng” của chế độ hiện hành. Mâu thuẫn này khiến cho tình trạng xã hội Việt Nam xem ra có vẻ lôi thôi lắm, và e là sẽ còn lôi thôi lâu, cũng như (chắc chắn) sẽ lôi thôi lớn – trong tương lai gần.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, trước khi trở thành một tù nhân lương tâm, đã bàn luận về tình huống lưỡng nan hiện tại như sau:
Điều đáng tiếc là những đòi hỏi thượng dẫn, xem ra, đều quá sức “chịu đựng” của chế độ hiện hành. Mâu thuẫn này khiến cho tình trạng xã hội Việt Nam xem ra có vẻ lôi thôi lắm, và e là sẽ còn lôi thôi lâu, cũng như (chắc chắn) sẽ lôi thôi lớn – trong tương lai gần.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, trước khi trở thành một tù nhân lương tâm, đã bàn luận về tình huống lưỡng nan hiện tại như sau:
“Trung
quốc và Việt Nam … không thể tiêu hóa nổi kết quả đương nhiên của sự
tiến hóa do vận động của nền kinh tế thị trường vốn bắt buộc đòi hỏi một thể
chế chính trị ngày càng dân chủ … Mặc dù hai nước này đã chấp nhận
kinh tế thị trường và nhận hưởng công trạng của nó, nhưng họ dường như không
thấy được quy luật này diễn biến không thể đảo ngược như thế nào và nó sẽ đẩy
tất cả các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị đến đâu. Nên họ kịch liệt chống
lại sự tiến hóa tất yếu này…”
Ông
Trần Duy Thức bị bắt vào ngày 24 tháng 5 năm 2009. Hơn ba năm đã trôi
qua. Từ đó đến nay, cả đống nước sông (cùng nước suối, nước mưa, và
nước mắt) đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống. Nhiều sự kiện đã xẩy
ra khiến cho thái độ “kịch liệt chống lại sự tiến hóa tất yếu này” của
Hà Nội – chắc chắn – sẽ không thể kéo dài lâu nữa, ít nhất thì nó
cũng không thể lâu bằng bản án 16 năm tù mà chế độ này đã dành cho
ông.
Câu
hỏi đặt ra người Việt sẽ làm gì sau đó, sau khi những kẻ cầm quyền
hiện tại buộc phải buông tay hay thay đổi? Tương lai thường không tốt
đẹp, hay sáng sủa gì cho lắm, đối với những ai không sẵn sàng để
chờ đón nó.
©
Tưởng Năng Tiến
© Đàn Chim Việt
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết