QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, January 4, 2014

Mỹ Bán Đứng VNCH Cho CS Bắc Việt


--
Kính Chuyển
MG
Mỹ Bán Đứng VNCH Cho CS Bắc Việt
Mường Giang


            Ngày 6 tháng 3 năm 1946, tàu chiến của Pháp tiến vào Hải Phòng (Bắc Việt) . Hiệp ước Sơ bộ được ký kết tại Hà Nội, theo đó Pháp công nhận Quốc Gia VN dưới quyền lãnh đạo của Cựu Hoàng Bảo Ðại, tự trị trong Liên Bang Ðông Dương và Liên Hiệp Pháp. Nhưng đồng lúc tại Nam Kỳ vào ngày 12-3-1946, tên thực dân Cédile lại tuyên bố ‘ Nam Kỳ’ không dính dáng gì tới VN qua Hiệp định trên. Tiếp theo lại đưa Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh lên làm Thủ tướng ‘ Nam Kỳ Quốc ‘ và ‘ Chính phủ tự trị ‘ vào ngày 1-6-1946. Sự kiện lịch sử trên đã làm cho cả nước phẩn uất, bừng phát phong trào kháng chiến mãnh liệt chống ‘ giặc Tây và Việt gian bán nước ‘ ngay tại Sài Gòn và khắp Nam phần.

            Ðể chấm dứt các cuộc xung đột đang diễn ra khắp nơi, Pháp và Chính phủ Liên Hiệp VN đã mở các Hội nghị Ðà Lạt (16/4 - 11/5/46) và Fontainebleau (6/7 - 12/8/46) nhưng đã thất bại. Vì thế hai phía phải ký một ‘ Tạm ước ‘ vào đêm 14-9-1946 gọi là thay thế kết quả hai Hiệp ước trên nhưng tình trạng chiến tranh vẫn tiếp diễn vì thực dân Pháp không bao giờ thực tâm muốn trao trả hòa bình và độc lập cho VN.

           Cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1946 - 1954) bắt đầu ngày 19-12-1946 qua tiếng súng khai hỏa tại Hà Nội, giữa quân viễn chinh Pháp và toàn dân cả nước không phân biệt đảng phái, chiến đấu chung trong Mặt trận Việt Minh, sau khi chiến hạm Suffren đã nả đại pháo vào thành phố Hải Phòng đêm 23-11-46 làm cho hơn 6000 thường dân vô tội bị thương vong.

            Ngày 5/6/48 qua thỏa hiệp Vịnh Hạ Long được ký kết giữa Bollaert - Bảo Dại, công nhận Quốc Gia VN do Cựu hoàng làm Quốc trưởng và Tướng Nguyễn Văn Xuân là Thủ tướng . LÁ CỜ VANG BA SỌC ÐỎ của QUỐC DÂN VN KHẮP BA KỲ, đã chính thức ra đời trong thời kỳ này và đồng hành với thân phận người Việt qua cuộc bể dâu vinh nhục, tới nay vẫn không hề thay đổi. Tháng Giêng 1950, Mao trạch Ðông cũng công nhận Hồ Chí Minh là chủ tịch nước VN Dân chủ Cộng hòa và bắt đầu viện trợ nhân vật lực cho Cộng sản Bắc Việt, qua bình phong Việt Minh. Cuộc nội chiến của người Việt hai phía QG và CS đã bắt đầu từ đó, qua sự dàn dựng giựt dây của Pháp và Trung Cộng.

            Chiến tranh bùng nổ ác liệt khắp nước. Ngày 7-5-1954 căn cứ quân sự lớn nhất của Pháp tại lòng chảo Ðiện Biên Phủ, thuộc tỉnh Lai Châu giáp với biên giới Lào bị tan vỡ và tràn ngập, quân Pháp đầu hàng Việt Minh. Do đó một hội nghị về Ðông Dương được khai diễn tại Genève (Thụy Sĩ) vào ngày 8/5/1954 giữa các phe phái có liên hệ tới cuộc chiến VN.

            Lúc 3 giờ 15 sáng ngày 21-7-1954 tại Ðiện Vạn Quốc ở Genève (trong lúc đồng hồ ở đây được vặn trở lại đúng 12 giờ khuya ngày 20-7-1954), các văn kiện của Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Ðông Dương được ký kết giữa Pháp-VN Dân chủ Cộng hòa (Hồ Chí Minh), Anh, Liên Xô và Trung Cộng. Hai phái đoàn Quốc Gia VN (Bảo Ðại) và Hoa Kỳ có tham dự nhưng không ký tên vào bất cứ một văn kiện nào của Hiệp định trên. Cuộc ngưng bắn chính thức bắt đầu lúc 8 giờ sáng ngày 27-7-1954 tại Bắc Việt, sau thời gian 7 năm 7 tháng 8 ngày. Theo điều (1) của Hiệp định thì một Khu phi quân sự tạm thời sẽ được thiết lập giữa hai giới tuyến Nam-Bắc. Ðó là con sông Bến Hải nằm ngay trên vỹ tuyến 17, có cây cầu Hiền Lương bắc ngang qua thuộc tỉnh Quảng Trị.

            Ngay trong ngày Hội nghị 21/7/1954 tại Genève, Phái đoàn của Quốc Gia VN do bác sĩ Trần Văn Ðổ cầm đầu, đã gửi một bản Tuyên Ngôn, trong đó đưa ra đề nghị nhằm thực hiện một cuộc đình chiến mà không cần phải phân chia nước Việt, dù đó chỉ là sự chia cắt tạm thời. Ðề nghị đó nhắm vào việc giải giới các lực lượng chiến đấu của hai bên, sau khi rút về khu vực đóng quân càng hẹp càng hay của mỗi bên ; và bằng sự thiết lập việc kiểm soát tạm thời của Liên Hiệp Quốc trên toàn lãnh thổ VN, trong thời gian chờ đợi tổng tuyển cử tự do về số phận của chính mình.

            Nhưng Hội nghị đã bác bỏ mà không cứu xét đề nghị ấy được các sử gia sau này đánh giá là độc nhất tôn trọng nguyện vọng và bảo toàn nguyên vẹn lảnh thổ của dân tộc VN. Hơn nữa trong cuộc chiến, ngoài lực lượng Pháp và Cộng Sản, còn có Quân Ðội VN và sự tham gia của toàn dân cả nước trong lực lượng kháng chiến Việt Minh, nên tất cả đều có quyền lợi như nhau trong khi tìm giải pháp quyết định số phận của mình. Tóm lại Hội nghị Genève 1954 đã thiên vị nên hấp tấp quyết định nhiều điều khoản gây tổn hại cho cho tương lai chính trị của dân tộc Việt. Ngoài ra Quốc Gia VN cũng cực lực phản đối Pháp trong việc tự ý quyết định ‘ Ngày tuyển cử tại VN ‘ một sự kiện không nằm trong quyền hạn của của một nước bị bại trận. Sau cùng phái đoàn VN đã long trọng phản đội Hiệp định Genève 1954 cũng như tuyên bố sẽ hoàn toàn tự do hành động, để bảo vệ quyền thiêng liêng của Dân tộc Việt trong công cuộc thực hiện ‘ Thống nhất, Ðộc lập và Tự do cho xứ sở ‘.

            Riêng Phái đoàn Hoa Kỳ do Bedell Smith thống lãnh, trong ngày 21/7/1954 cũng đưa ra một Tuyên cáo đơn phương về lập trường như không dùng vũ lực để hăm dọa hay bắt buộc Hội nghị phải sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều khoản đã ký kết. Nhưng Hoa Kỳ mong muốn các nước Việt, Mên, Lào được độc lập hoàn toàn với đầy đủ chủ quyền đối với thế giới, cũng như có quyền tự định đoạt tương lai của đất nước mình.

            Nhưng đó cũng chỉ là lý thuyết vì thực tế người Mỹ không bao giờ muốn cho Ðông Dương được hòa bình no ấm như các thuộc địa khác tại Á Châu vừa dành được độc lập, trong đó có bán đảo Triều Tiên vừa trải qua một thế chiến kinh hoàng thảm khốc, từ ngày 25-6-50 tới 27-7-53 mới ký kết đình chiến. Vì VN đã nằm trong quỷ đạo chiến lược của Hoa Kỳ lúc đó, được coi như là một tiền đồn ngăn chận làn sóng đỏ từ Trung Cộng tràn xuống các đồng minh của Mỹ ở Ðông Nam Á. Do đó ngay khi Hiệp định Genève chưa ký kết, thì Hoa Kỳ đã đề cử Ðại tá Edward G.Landdale thuộc CIA cùng thuộc cấp tới Sài Gòn vào tháng 6-1954 để sửa soạn một cuộc chiến mới trong vùng mà Mỹ đã chuẩn bị trước qua việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Liên phòng Ðông Nam Á (SEATO) vào ngày 8-9-1945.

            Có thể nói niên lịch 8-7-1959 là thời gian đánh dấu sự mở đầu của cuộc chiến Ðông Dương lần thứ III (1960-1975) khi hai cố vấn Mỹ đầu tiên bị tử thương tại Nam VN. Tiếp theo là ‘ Biến cố vịnh Bắc Việt ‘ ngày 5-8-1964 khi hai khu trục hạm Mỹ là Maddox và Turner bị tàu tuần duyên Hà Nội tấn công. Do trên TT Hoa Kỳ lúc đó là Lyndon Johnson tức khắc ra lệnh trả đủa Hà Nội, đồng thời xin phép Quốc Hội đổ quân vào Nam VN để bảo vệ nền độc lập tự do cho VNCH. Ngày 8-2-1965 hai đại đội Thủy Quân Lục Chiến, là lực lượng chiến đấu đầu tiên của Hoa Kỳ đổ bộ lên hải cảng Ðà Nẳng. Từ đó cho tới ngày ký kết ngưng bắn lần thứ ba tại Ðông Dương (28-1-1973), qua các tài liệu được phổ biến có tới 56.227 quân nhân Mỹ bị tử thương tại chiến trường.

            Rồi để kết thúc một cuộc chiến mà các sử gia đương thời gọi là ‘ vừa đánh vừa trói tay ‘ người Mỹ lại bí mật đi đêm với Bắc Việt suốt 5 năm, từ 21-3-1968 tới ngày ký kết ngưng bắn với CS Hà Nội, qua cái gọi là ‘ Hiệp định Paris 1973 ‘ thực chât là Hoa Kỳ bán đứng đồng minh của mình là VNCH cho khối Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế, để đổi lấy Sự hòa hoản và liên kết với Tàu đỏ vào năm 1972, chống lại đế quốc Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

            Kissinger qua vai trò ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia thời TT Richard Nixon, mới đây có viết ‘ The Kissinger Transcrips ‘ đã bật mí nhiều sự kiện lịch sử về mặt trận ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Liên Xô và Trung Cộng, trong đó có cuộc đi đêm với Mao Trạch Ðông và Chu Ân Lai, mở đường cho chuyến viếng thăm Tàu của TT Richard Nixon năm 1972.

            Tóm lại Hội nghị Genève tháng 7-1954 chia hai đất nước, làm hơn một triệu đồng bào bên kia vĩ tuyến 17 phải lìa bỏ quê hương trân quý và mồ mã tiên tổ ông bà, di cư vào Nam tìm tự do. Từ đó, Bắc Việt do Hồ Chí Minh lãnh đạo, công khai theo chế độ cọng sản và là chư hầu của Nga-Tàu. Miền Nam chọn chính thể Cọng Hòa. Tại miền Bắc, Hồ Chí Minh và đảng VC theo chân Mao Trạch Ðông, phóng tay phát động phong trào cải cách ruộng đất năm 1956, làm cho hằng vạn người dân vô tội tại miền Bắc, bị đấu tố chết thảm thương, trong số này hầu hết đều có công với nước hay với đảng trong chín năm kháng chiến chống Pháp.

             Trong phiên họp lần thứ 15 của Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng, khai diễn ở Hà Nội vào tháng 1-1959, Hồ Chí Minh công khai xé bỏ hiệp định Genève 1954, quyết định xâm lăng cường chiếm VNCH bằng vũ lực. Do ý đồ trên, nên đảng thành lập Lực Lượng Vũ Trang tại Miền Nam. Kế tiếp ngày 5-10-1960, đảng lại họp Ðại Hội 3 cũng tại Hà Nội, để thành lập Ðảng Bộ cọng sản Miền Nam, qua danh xưng “ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam “, làm cánh tay nối dài, vừa là bình phong, vừa tạo công cụ xâm lăng cho Bắc Việt. Từ đó Nguyễn Hữu Thọ được phong hàm chủ tịch Mặt Trận, mở đầu cuộc chiến nồi da xáo thịt, tàn sát đồng bào mình. Hàng chục ngàn cán binh bộ đội từ Bắc hồi kết về Nam. Con đường mòn giao liên cũ mở năm 1947, cũng được Võ Bẳm nối lại và trùng tu vào năm 1959. Ðó là thực chất của cái được gọi là ‘ Hiệp định đình chiến Genève 1954 ‘, vì độc lập và hòa bình, yêu nước VN là yêu nước xã hội chủ nghĩa cộng sản đệ tam quốc tế, mà tới nay đảng qua nghị quyết TƯ 7 KHÓA X nhóm họp ngày 17-7-2008 kiên trì theo đuổi.

            Mười tám năm sau đó, vào giữa trưa ngày 30-3-1972, nhằm mùa lễ Phục sinh. Lợi dụng mọi người đang xem lễ, cầu nguyện trong những giờ phút thiêng liêng, như dịp Tết Mậu Thân 1968. Cọng sản Hà Nội, công khai vượt vùng phi quân sự, mở một cuộc tấn công ác liệt nhất , trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1955-1975), vào khắp lãnh thổ VNCH. Chỉ riêng mặt trận giới tuyến, Hà Nội đã xử dụng một lực lượng quân sự vô cùng hùng hậu trên 40.000 người, gồm các sư đoàn chủ lực 304,308, năm trung đoàn biệt lập của B-5 là 126,31,246,270, đặc công, hai trung đoàn chiến xa mang số 203,204 gần 400 chiếc và năm trung đoàn pháo binh nặng. Tất cả đồng loạt vượt sông Bến Hải, tràn qua khu phi quân sự, pháo tập và tấn công biển người vào lãnh thổ VNCH tại tỉnh Quảng Trị.

            Cả hai hiệp định chia cắt lảnh thổ Cao Ly và Việt Nam, đều do Liên Hiệp Quốc chủ xướng, được ký tại Postdam (7-1945) và Genève ( 20-7-1954). Tất cả những thảm họa chiến tranh, từ mấy chục năm qua trên bán đảo Ðông Dương và Triều Tiên, cũng đều do hai nước cọng sản Bắc Hàn và Bắc Việt gây nên, qua sự chỉ đạo của Nga-Tàu cùng khối xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt, đó là ngay khi Bắc Hàn hùng hổ , lộng hành tràn qua vỹ tuyến 38, thì lập tức bị Mỹ và LHQ đánh đuổi trở lại bên kia giới tuyến. Nhưng đối với hành động ngang ngược của Bắc Việt thì lại khác, chẳng những không bị các nước đồng chủ tịch , tại hội nghi Genève 1954 phản đối , mà ngay cả tổ chức Liên Hiệp Quốc cũng im lặng. Còn Mỹ thì có gì để noí, khi Nixon và Kissiger đã quyết định bỏ chạy khỏi VN. Bởi vậy, Hà Nội càng hung hăng tàn bạo, táng tận lương tâm, pháo tập, trực xa, chém giết thẳng tay hàng vạn đồng bào vô tội, bị kẹt trong vùng lửa khói giao tranh, trên khắp các nẽo đường đất nước, mà kinh khiếp và tàn nhẫn nhất, chắc chắn không đâu có thể sánh nổi với đoạn đường chín cây số, từ quận Hải Lăng về Mỹ Chánh, thuộc tỉnh Quảng Trị.

            Ngày 24-1-1973 toàn bộ các văn kiện được Mỹ và Bắc Việt (VNCH và MTGPMN chầu rìa) được ký kết và công bố vào ngày 27-1-1973 tại Hội nghị Paris với mục đích để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình VN. Theo đó, điều (2) của chương II về mục ‘ chấm dứt chiến sự , rút quân ‘ có ghi rõ ‘ một cuộc ngưng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam VN kể từ 24 giờ (giờ GMT) ngày 27-1-1973 , tức 8 giờ sáng ngày 28-1-1973 giờ Sài Gòn.

            Trong Hiệp định ngưng bắn kỳ này (1973) có một điểm bất thường là ‘ trong khi Hoa Kỳ cam kết từ ngày giờ nói trên, là sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự tại lãnh thổ Bắc Việt . Quân đội Hoa Kỳ và Ðồng Minh rút quân về nước NHƯNG bộ đội Bắc Việt đang xâm lăng Miền Nam, thì được Mỹ chấp thuận ở nguyên vị trí tại lảnh thổ VNCH mà Hiệp định Genève 1954 đã công nhận.

            Và rồi ngay lúc Kissinger cùng Lê Ðức Thọ còn đang cụng ly tại Ba Lê, thì khắp lãnh thổ VNCH, bộ đội của CSBV nhờ Mỹ hợp thức hóa cho công khai hiện diện qua Hiệp định Ba Lê tháng 1-1973, đồng loạt tấn công dành dân chiếm đất tại Hồng Ngự (Kiến Phong), Bình Thuận, Cửa Việt (Quảng Trị), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)..

            Cũng từ ngày ngưng bắn có hiệu lực (1-1973), chỉ riêng trong tháng 4-1973 đã có 75.000 cán binh bộ đội CS Hà Nội xâm nhập Miền Nam với 500 chiến xa đủ loại, 13 trung đoàn pháo và một tiểu đoàn hỏa tiển Ðịa Không. Chiến tranh lại tái diễn vô cùng ác liệt hơn trước và VNCH đơn độc tiếp tục cuộc chiến chống xâm lược cho tới trưa ngày 30-4-1975 vì tuân hành theo kỷ luật quân dội qua lệnh đầu hàng của TT Dương Văn Minh, nên CSBV mới chiếm được Miền Nam.

            Ngày 8-11-1960 Kennedy đảng Dân Chủ đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ, mở đầu chính sách can dự vào chiến tranh VN. Tháng 11-1969 TT Richard Nixon loan báo chương trình ‘ VN hóa chiến tranh ‘.Ngày 17-6-1972 Nixon tuyên bố rút quân, chấm dứt tham chiến tại VN. Từ trưa 29-4-1975 tới sáng 30-4-1975, tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn bỏ chạy trên nóc nhà bằng trực thăng, chấm dứt sự hiện diện của Mỹ tại Ðông Dương từ thập niện 40.

            Nhưng Mỹ đi rồi Mỹ lại về. Từ 23-25/6/2008 qua chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng. Hai phía Mỹ-CSVN đã ký một thông cáo chung tại Hoa Thịnh Ðốn. Theo đó chính TT G.W Bush đã tuyên bố rằng ‘ Hoa Kỳ sẽ ủng hộ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của VN ‘.Theo GS Frederick Brown của Viện Ðại học Johns Hopkins thì ‘ Ðây là lời khẳng định của chính sách Hoa Kỳ tại Á Châu Thái Bình Dương, được TT Mỹ diễn đạt, chứ không phải vô duyên vô cớ mà phát ngôn ‘.

            Do đó sẽ không lạ qua lời tuyên bố của Scot Marciel , phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ hiện là đại sứ Mỹ tại khối ASEAN, được thông tấn xã AFP phổ biến ‘ Ba năm sau khi mở lại quan hệ quân sự toàn diện với Indonesia.. Hoa Kỳ đã khởi sự phát triển những quan hệ tương tự với VN, Lào và Kampuchia ‘.Rồi để tỏ cho thế giới biết về sự quyết tâm và trách nhiệm của Hoa Kỳ về vấn đề an ninh trong vùng, nên chính Ðô đốc Timthy J. Keating tư lệnh biển Thái Bình và Ấn Ðộ Dương trên tờ Financial Times , đã báo động về sự tranh giành các tài nguyên năng lượng trongvùng biển Ðông ‘ .. nên hiểu vùng biển Ðông có những luật lệ thành văn và bất thành văn. Các bạn không thể đưa đó ra đấm ngực và tuyên bố Tôi Có Quyền Khai Thác Mỏ Ngay Tại Chỗ Này ‘.

            Ðể trả lời, ngày chủ nhật 20-7-2008 Trung Cộng một lần nữa công khai đòi công ty Exxon-Mobil của Hoa Kỳ phải hủy bỏ giao kèo hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí, trong chủ quyền lảnh hải và thềm lục địa của VN tại Ðông Hải. Tin này được đài BBC loan tải. Năm ngoái vào tháng 6-2007 Tàu đỏ cũng bá quyền áp lực với công ty BP của Anh, phải hủy bỏ giao kèo hợp tác với VN. Ngoài ra theo GS Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Úc, thì hiện Tàu Ðỏ đã mở chiến dịch đánh phá VN khắp thế giới, qua các tòa đại sự TC, gần như cấm các nước không được hợp tác khai thác dầu mõ tại Biển Ðông với Hà Nội.

            Tới nay đâu có ai quên được sự bội bạc của người Mỹ đối với ba nước Ðông Dương (VNCH, Lào và Kampuchia). Người Mỹ tới đây để gây nên một cuộc chiến đầy đau khổ cho dân bản địa. Sau đó bỏ chạy vào những ngày cuối tháng 4-1975 để lại một kết cục cay đắng ‘ nhà tan mát nước ‘ cho các dân tộc phải chịu nô lệ trong ngục tù chủ nghĩa cộng sản.

            Nay trước sự kiện Trung Cộng gần như công khai tiến về phương Nam, chiếm hết tài nguyên trên biển Ðông và khống chế toàn diện thủy lộ Thái Bình Dương. Hoa Kỳ lại tuyên bố  xoay trục quân sự về Châu Á-Thái Bình Dương  hợp tác với các nước Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và khối ASEAN trong đó có 3 nước  Ðông Dương, để bảo vệ sự vẹn toàn lảnh thổ cho họ. Nếu đây là một sư thật thì các nước trên đã có chỗ dựa, chỉ sợ người Mỹ lại lợi dụng các nước như từng lợi dụng VNCH, trong sứ mạng ‘ Tiền đồn ngăn Tàu đỏ ‘ trong giai đoạn. Sau đó lại bỏ chạy khi đã đạt được mục đích, mặc cho các nước nhỏ yếu trong vùng đơn độc chống Tàu như Liên Xô đã làm với CS Bắc Việt năm 1979 qua cuộc chiến Việt-Trung tại biên giới.

            Cũng may canh bài bịp của Mỹ đã lật tẩy trên chiếu bạc và  hiện tại Tàu đỏ đang đối mặt với một kẻ thù truyền kiếp khác (ngoài VN) là Nhật Bổn và chính nước này mới là yếu tố then chốt quyết định số phận của các nước Châu Á-Thái Bình Dương đang bị Trung Cộng hà hiếp xâm lược, chứ không phải siêu cường số 1 thế giới là Hoa Kỳ.


Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Giêng 2014

MƯỜNG GIANG

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List