QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Tuesday, June 17, 2014

Hồ Chí Minh - Một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 2)

Hồ Chí Minh - Một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 2)

Thủ đoạn đê hèn và đốn mạt của Cộng Sản Việt Nam


Huỳnh Tâm (Danlambao) - "...Sau khi khám phá được công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh, ký tên Nhược Đái Lệ (弱戴), có những phân tích giải mã và diễn biến bí mật qua điệp vụ của "Nhược Đái Lệ", quả nhiên quá gây sốc bởi chúng ta bước vào thế giới ngôn ngữ của người gián điệp Trung Quốc mà dân tộc Việt Nam không thể ngờ đến."

Bút tích của Nguyễn Tất Thành

Ông William J.Duiker cho rằng lá đơn của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng thống nước Cộng hoà Pháp là để xin vào học Trường Thuộc Địa, (demande École coloniale de Nguyen Tat Thanh. 1911).

"....đây là một lá đơn do Nguyễn Tất Thành viết. Tuy nhiên, trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, không thấy có lá thư này."





Bút tích của Nguyễn Tất Thành xin học Trường Thuộc Địa Pháp (1911). Nguồn: Trường thuộc địa Pháp.

Thêm một sự kiện đáng để cho người dân Việt Nam chú ý hơn về bút tích của Nguyễn Tất Thành vào thời kỳ thanh niên suy nghĩ và làm đúng người thực, việc thực. Có thể nói đây là con người Nguyễn Tất Thành với tất cả ước vọng tương lai trong sáng của đương sự. Chúng tôi xin chuyễn ngữ sang tiếng Việt toàn văn thư:

"Marseilles

"Ngày 15 tháng Chín năm 1911

Thưa Ngài Tổng Thống!

Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Hiện nay, để nuôi thân, tôi đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học vấn. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn… Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài sẽ phúc đáp theo hướng thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng Thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi". [1] 

Nguyễn Tất Thành
Sinh tại Vinh, 1892
Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)
Học sinh tiếng Pháp và chữ nho"

Rõ ràng ước vọng của Nguyễn Tất Thành là muốn vào học tại Trường Thuộc Địa ngõ hầu sau này có dịp phục vụ cho nước Pháp; sẵn sàng tiến thân vào chốn quan trường thuộc địa Pháp. Nguyễn Tất Thành đầy hy vọng mong sớm đạt được sự nghiệp công chức, ước mơ nào cũng đầy chói lọi ở tuổi thanh xuân. Việc Nguyễn Tất Thành đã học tại Trường Quốc học ở Huế cho thấy khát vọng của Thành đã lấy quyết định đi theo hoạn lộ thân Pháp. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi Nguyễn Tất Thành đã xác định vị trí của mình khi đặt những bước chân đầu tiên đến Pháp Quốc.

Theo lời kể trên đây của bản thân Nguyễn Tất Thành, đương sự vẫn thiết tha được học hành để nâng cao hiểu biết. Hơn nữa, trong nội dung lá đơn gửi cho tổng thống Pháp, Nguyễn Tất Thành ghi rõ mục tiêu là giúp ích cho nước Pháp. Nhưng nói cho cùng, Nguyễn Tất Thành chẳng qua cũng chỉ là một kẻ vong bản trong số những thành phần vong bản đương thời, sống vì tư ích (1911) nhiều hơn là vì đất nước Việt Nam. [2]

Lá đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của Nguyễn Tất Thành đủ xác định bút tích của một kẻ đã một thời lưu lạc tại Pháp. Chúng ta không cần phải bàn luận nhiều. Tuy nhiên đảng CSVN đã cố tình mạo nhận cho rằng Nguyễn Tất Thành là Hồ Chí Minh, điều này hoàn toàn vượt lên trên suy nghĩ của loài người, giả dối đến độ ngoài sự hợp lý của tư liệu bình thường, nó không vì sự trung thực cõi đời, nếu đem so sánh những nét chữ ở trên và ở dưới đây, người ta có thể xác minh họ Nguyễn và họ Hồ hai người hoàn toàn xa lạ. Hai người khác nhau đến bốn điểm nhận diện theo dung mạo, khẩu vị, tiếng nói, và chữ viết. Ngày nay không cần thử nghiệm ADN, người ta cũng đã thừa biết, dã tâm của Trung Quốc tạo dựng nên một phối sắc chính trị, thay vì những tên Hồ Chí Minh đem lại kết quả hơn cả ngàn lần đại binh đoàn tiến vào Việt Nam.

Bút tích của Hồ Chí Minh trên tờ báo Thanh Niên.

Tờ báo Thanh Niên số 71 và 72, do Hồ Chí Minh viết tay, phát hành tại Quảng Châu Trung Quốc, vào ngày 28/11/1926 và 5/12/1926.


Hồ Chí Minh để lại bút tích, trên hai tờ báo Thanh Niên, phát hành tại Quảng Châu Trung Quốc vào ngày 28/11/1926 và 5/12/1926. Nguồn: Hoa Nam và Viện bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.

Chỉ cần so sánh bút tích trên hai tài liệu viết tay, gồm đơn xin học Trường Thuộc Địa Pháp của Nguyễn Tất Thành và bài viết trên tờ báo Thanh Niên số 71-72 của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy ngay trước mắt hai bút tích khác nhau thể hiện nét chữ và cá tính của hai người khác nhau. Chính những nội dung trên đã hé lộ về tư duy và hành động của hai người này. Họ chưa bao giờ gặp nhau, và càng không cùng quan điểm chính trị, không những thế, 15 năm sau nét chữ của Hồ Chí Minh quá tệ, khác thường như những con giun đang bò, hoàn toàn khác biệt đối với nét chữ của Nguyễn Tất Thành. 

Đôi lần đảng cộng sản biện hộ cho rằng Hồ Chí Minh: "Tuổi đời càng cao, nét chữ thay đổi viết đẹp hơn". Điều này không sai, quá đúng, tuy nhiên nét chữ vẫn luôn luôn phản ánh nét người. So sanh hai nét chữ trên, chúng ta thấy Nguyễn Tất Thành có nét chữ của một người có ít nhiều kiến thức, và thích làm sen Pháp, và nét chữ trên báo Thanh Niên, phát hành số 71 và 72 của Hồ Chí Minh quá ư thô kệch, mang nặng ngôn ngữ đại Hán.

Nét chữ thứ ba trên tờ di chúc của Hồ Chí Minh.



Hồ Chí Minh bắt đầu viết bản di chúc vào lúc 9 giờ sáng ngày 10 tháng 5 năm 1965, và hoàn tất vào ngày 10 tháng 5 năm 1969, với nội dung gồm 692 chữ, gói ghém vào 3 trang giấy "tuyệt đối bí mật", ông đã miệt mài viết ròng rã đúng 5 năm trường. Nguồn: Viện bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.

Hồ Chí Minh một nhân vật nổi cộm có quá nhiều vấn đề bí ẩn, kinh khủng hơn, cũng vì nét chữ nội dung trong tờ báo Thanh Niên số 71 và 72. Nó đã đưa cả đất nước, dân tộc vào ngõ tối tăm, lịch sử Việt Nam đã kéo dài đau đớn hơn 74 năm qua.

Một lần nữa chỉ cần kiểm minh lại, nhất định người ta thấy rõ tờ di chúc do một người thứ 3 cùng đóng một vai tuồng Hồ Chí Minh. Chưa hết, lại xuất hiện thêm một Hồ Chí Minh thứ tư (4) viết chữ Hán đẹp hơn Mao Trạch Đông, có thể nói thư pháp hoán vũ đã chiếm lĩnh Trung-nguyên nhiều thập kỷ, chỉ có hai người tuyệt vời thư pháp trên đất Hán là Hồ Chí Minh và Nguyên soái Trần Nghị (陈毅) đã phóng bút ba chữ "谊关" (Cổng Hữu nghị) với đường nét ngạo nghễ, dán trên đầu dân tộc Việt Nam. Ngoài ra tại cửa Ải còn có một tấm bảng đá cẩm thạch ghi khắc mạ vàng, "Ngày 05 tháng 3 năm 1965, chiến công lớn Hồ Chí Minh dâng hiến cửa ải cho Trung Quốc".[3]

Bút tích công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh.

Nguyên văn bút tích chữ Hán, công văn mã số 361 có những ẩn hàm chứa thuật ngữ gián điệp, hành văn khác lạ với tường trình điệp vụ bí mật. Hồ Chí Minh có hai bí danh "Nhược Đái Lệ" hay Yếu Đài Lải (弱戴), có thể hoán đổi thành 3 mật ngữ, chứng tỏ khả năng thượng thặng của một gián điệp quốc tế. Có những lý do đặc biệt, một khi "Bác" tung ra điệp vụ không thể viết chữ Việt, xin nhân dân Việt Nam thông cảm. 

Nhiếp ảnh gia Đinh Đăng Định, cả đời theo hầu "Bác" cho biết: "Bác" nói rằng, viết chữ Việt không lưu loát bằng chữ Hán, bởi con chữ không đủ miêu tả "ý từ" của một công văn, chưa kể nội dung thuật ngữ chuyên chở ẩn ngữ của đảng ta!". Chỉ có "Bác" và "đảng" đi đêm bán nước cho Trung Cộng mới phủ nhận viết ngôn ngũ Việt.

Sau khi khám phá được công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh, ký tên Nhược Đái Lệ (弱戴), có những phân tích giải mã biến hiện từng diễn biến bí mật qua điệp vụ của "Nhược Đái Lệ", quả nhiên quá gây sốc bởi chúng ta bước vào thế giới ngôn ngữ của người gián điệp Trung Quốc mà dân tộc Việt Nam không thể ngờ đến. Chính "bác" Hồ tự nhận làm gián điệp với bí danh Nhược Đái Lệ, thủ lĩnh Chính trị Cục Việt Cộng, gửi công văn mã số 361 đến đảng trưởng Mao Trạch Đông:

Khám phá công văn mã số 361


Nguyên bản, Công văn mã số 361 của "Bác", nay lưu trữ tại Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC). Tất cả công văn viết bằng ngôn ngữ Quan thoại, trình độ học vấn đại học của một người Hán phong lưu, bút pháp dày dạn, chữ sắc bén ở phần đuôi, thiên hạ Hán cho đây là loại chữ mã tấu, nếu so sánh với 3 nguyên bản nét chữ ở trên, hoàn toàn khác nhau, thực tế có đến 3 người do Hoa Nam phối tác thành một Hồ Chí Minh, dĩ nhiên nét chữ trên hai tờ báo Thanh Niên số 71 và 72 là thực, sau này có thêm nét chữ bản di chúc và bản công văn mã số 361 gọi là của Hồ Chí Minh, điều này chỉ có Cục tình báo Hoa Nam mới có khả năng giải thích. Nguồn: Nguyên bản công văn mã số 361, Hoa Nam lưu trữ.

Lược dịch nguyên văn, công văn mã số 361:

"Yếu Đài Lải

(Mong) muốn vạn sự đến với tôi bình thường, đề nghị ý kiến với chỉ thị Trung ương.

(Tài liệu) Tìm cách đã thông liên lạc coi chừng và đứng ra làm, chúc mừng tình trạng, và tình thế VN kháng chiến với chính quyền thế giới, trung hậu với anh em đồng chí tự tinh thần vật chất để giúp tôi (HCM) thường xuyên hỏi thăm các Anh (Trung Quốc) báo liên hệ VN kháng chiến và thông tin trong đó hy vọng các Anh kháng chiến chung, hy vọng các Anh liên lạc thường xuyên có ý kiến để chỉ thị.

Nhược Đái Lệ (Hồ Chí Minh)
Ngày 18 tháng 4 năm 1947
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

− Đảng cộng sản Trung Quốc.
− Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc".

Nguyên văn bản phân tích và giải mã, công văn mã số 361. [4]


Lược dịch nguyên văn bản phân tích và giải mã, công văn mã số 361.

Công văn mã số 361.

Quân ủy Trung ương Trung Cộng (CPC)

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Kính gửi: 

Mao Chủ tịch, quý yếu nhân trong Bộ Chính Trị Trung Cộng và Quân ủy Trung ương Trung Quốc. 

Nhược Đái Lệ (弱戴) phụng mệnh báo cáo:

Vạn sự khởi đầu kháng chiến cho đến nay, có những tiến bộ khả quan hơn trước, nhờ vào sức mạnh của đảng ta và bộ phận cố vấn quân sự cũng như chính trị dưới sự hổ trợ, điều động của đảng, cho nên quân ta thành lập được nhiều cơ sở dân quân VN. Hy vọng của tôi, mai này thành lập nước Việt Nam xã hội chũ nghĩa bình thường. Tôi đề nghị quý Anh Cả (长老) trong bộ Chính trị Trung Quốc hãy đề xuất ý kiến cho thích nghi kháng chiến chống quân Pháp, theo kế hoạch bao vây địch khoanh từng cụm hay từng vùng, tôi sẵn sàng tiếp nhận mọi chỉ thị của Trung Ương sẽ tiến hành chiến tranh do đảng qui định. 

"Tài liệu" đã liên hệ (hoạt động) [5] trong vùng quân Pháp cai trị, nổi bật nhất lấy được những thông tin về quân số, vũ khí và qui luật phòng bị của địch quân. Tình hình quân ta đã chuẩn bị chiếu đấu, nhất định thắng.

Chúc mừng đảng ta chiến thắng dịch quân Tưởng Giới Thạch (蒋介石), tống khứ đế quốc Phương Tây ra khỏi Trung Quốc, đảng ta nhất định chiến thắng và thống nhất Đại lục.

Tình hình mới tại Việt Nam, quân ta quyết tâm kháng địch, và dân quân VN nhất định chống lại bất cứ chính quyền nào trên thế giới không Cộng sản.

Tôi đã cho nhân dân Việt Nam học tập ngày đêm, diễn nghĩa "Trung hiếu" và luôn ghi nhớ xem trọng "tình đồng chí và tình anh em" (战友和兄弟情谊) đối với đảng ta. 

VN-TQ là một, cần giúp đỡ (viện trợ) lẫn nhau, từ nay xem mọi sở hữu tinh thần, vật chất như một. Kính thưa quý Anh Cả (长老), cho phép tôi (胡志明-Hồ Chí Minh) thường xuyên hỏi thăm quý Anh (中国-Trung Quốc). Từ nay mọi báo cáo đồng liên hệ, Việt Nam cần hồ sơ (viện trợ) kháng chiến và thông in. Tôi hy vọng quý Anh Cả ưu tiên viện trợ, tất cả cùng chung kháng chiến, quý Anh Cả thường xuyên liên lạc với tôi, cần thiết những ý kiến và chỉ thị đặc biệt, áp dụng đúng thời, chiến thắng đúng lúc. 

Ký tên

Nhược Đái Lệ (弱戴) hay "Yếu Đài Lải,
thành viên CPC Trung Quốc" (bí danh thứ 221 của Hồ Chí Minh)

Ngày 18 tháng 4 năm 1947
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Nơi lưu trữ: 

− Đảng cộng sản Trung Quốc.
− Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. 

Nhược Đái Lệ (弱戴), hoạt động gián điệp bí mật tại Việt Nam, vừa là thủ lĩnh đảng cộng sản Đông Dương và lãnh tụ cộng sản Việt Nam, theo báo cáo trong công văn mã số 361, gửi đến Mao Trạch Đông (泽东), nội dung đề cập thành tích, thực hiện những điệp vụ và mọi diễn biến ngoạn mục. Nhờ công văn này, phơi bày mọi hoạt động gián điệp bí mật Hồ Chí Minh.

Ngay nay thời đại khác, cho dù Trung Quốc che đậy thể xác của Hồ Chí Minh bằng dung dịch thuật hay nối kết nét chữ và phối sắc chính trị cao tay hay kỹ thuật đến độ hư giả hoá thực, đồng thời bao phủ những lớp màu dối trá dày đặc như mây bay trên bầu trời, một khi đến lúc vẫn phải lộ. Mọi sự thực đều có ánh sáng soi rọi chỉ nẻo đường chân lý, đương nhiên nó sẽ phá vỡ hương hoa ảo bao bọc thây ma thối nát. Ngày nay mọi hư ảo trong bóng tối cũng không chấp nhận nằm yên đời đời. Một người Hán có bao giờ yêu nước Việt Nam, tất nhiên đương sự phải thi hành mệnh lệnh cướp nước Việt Nam dâng cho đại Hán, cho quan thầy Mao Trạch Đông.





Hồ Chí Minh: Con khủng long ba đầu, chín đuôi


Trần Đức Thảo những lời trăng trối

Phan Thanh Tâm (Danlambao) - Đã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất đặc biệt vì sách đã “phân tích sư thật về những hành động khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới”. Năm 1951 ông bỏ Paris về bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; đã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 năm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất đã khẳng định, Marx đã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” đã khiến “ông cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của đạo lý”. Theo ông, đây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời” và “là một con khủng long ba đầu, chin đuôi”.

Lời trối trăng của nhà triết học Trần Đức Thảo cho biết, “nếu không dám khui ra những sai trái lịch sử của “ông cụ”, không dám đưa ra ánh sáng tội lỗi của Marx thì không bao giờ thoát ra được tình trạng bế tắc chính trị độc hại như hiện nay ở nước ta”. Theo ông, quá khứ cách mạng của Việt Nam đã tích tụ quá nặng đầy những di sản xấu. Quyển sách dày 427 trang là những lời tâm sự sống động của một nhà tư tưởng giúp độc giả hiểu rõ nguồn gốc của thảm kịch đang bao phủ lên thân phận dân tộc, lên đất nước ta. Ông cảnh báo xã hội Việt Nam “đang bị ung thối bởi căn bệnh xảo trá, căn bệnh thủ đoạn của đảng”. Ông bị tống đi ra khỏi quê hương vĩnh viễn với cái vé đi một chiều, bị đuổi khỏi Sài Gòn, buộc phải đi Pháp, không được trở về Hà nôi.

Trong cuốn sách, nhà triết học Trần Đức Thảo (1917-1993) đã vạch ra rằng, về lâu về dài, càng thấy ba chọn lựa của “cụ Hồ” mang tính sinh tử với đất nước và dân tộc, đã để lại di sản vô cùng trầm trọng: “chọn chủ nghĩa xã hội của Marx để xây dưng chế độ, chọn chiến tranh xóa hiệp định hòa bình để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước, chọn Mao và đảng Cộng sản Trung Quốc làm đồng minh, đồng chí”. Sách có 16 chương, một chương chỉ để giải mã lãnh tụ; nhưng ở chương nào HCM cũng được đề cập tới. Ông xác nhận, hễ nói tới thảm kịch VN thì “không thể không nhăc tới ông cụ”. Cố giáo sư quả quyết, ‘phải nói thẳng ra là Mao đã trực tiếp bẻ lái “ông cụ”; và “Trung Quốc muốn nhuộm đỏ Việt Nam theo đúng màu đỏ đậm của Trung Quốc”.

Đãi ngộ hay bạc đãi

Triết gia Trần Đức Thảo (TĐT), nổi tiếng về hiện tượng luận, từng tranh cãi với Jean-Paul Sartre được đảng Cọng Sản Pháp vận động để được cho về xứ nhằm phục vụ cách mạng vì “tôi có những nghiên cưú sâu rộng cuộc cách mạng tháng 10 ở Nga và có vốn hiểu biết vững chắc tư tưởng của Karl Marx”. Khi về tới quê hương “tôi bị vỡ mặt và vỡ mộng”; bị nghi là “siêu gián điệp trí thức”. Tên tuổi ông, một thời danh tiếng trời Âu chìm hẳn. Năm 1991 ông “bị đẩy trở lại Paris”. Thế nhưng, sau khi qua đời ngày 24/4/1993, nhà cầm quyền Hà nội lại truy tặng ông huy chưong Độc Lập; ca tụng ông là nhà triết học lớn của thế kỷ. Họ còn cho rằng “”tư tưởng HCM” đã có ảnh hưởng với nhà triết học số một Việt Nam và lúc sinh thời đảng, nhà nước rất mực trọng đãi ông.

Có thật thế không? Trong chương Đãi ngộ hay bạc đãi, ông nói, những chức vị mà người ta ban cho, “che dấu một đối xử nghiệt ngã và tồi tệ”. Ông cho biết, sự có mặt của ông trong một số sinh hoạt chỉ là “bù nhìn đứng giữa ruộng dưa”. Sự thật “họ chỉ để cho sống; cho tôi khỏi chết đói; chỉ toàn là bạc đãi”. Nhà triết học phân trần, chúng bắt “tôi phải gắng mà học tập nhân dân nghĩa là phải cúi đầu tuyệt đối vâng, nghe lời đảng”. Ông tiết lộ, tuy có chức phó giám đốc trường Đại Học Văn Khoa Sư Phạm nhưng “chưa hề được tham dự bàn bạc gì vào việc tổ chức, điều khiển, ngay cả ý kiến giảng dạy cũng không hề có”. Sự có mặt của ông trong các buổi họp hay đi theo các phái đoàn thanh tra là chỉ để “giới thiệu có thạc sĩ triết bên tây về ủng hộ cách mạng”.

Những điều nói đó phù hợp với bài báo của nhà thơ Phùng Quán Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo đăng trên báo Tiền phong ngày 11/5/1993: nhờ cái chết của nhà tư tưởng lớn này qua các báo mà rất nhiều người trong nước được biết rằng đất nước chúng ta đã từng sinh ra một triết gia tầm cỡ quốc tế. Ông ta sang tận bên Tây mà chết. Khi sống ở trong nước thì lôi thôi nhếch nhác hơn cả mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp “Pơ-giô con vịt” mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc! Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở người”.

Mưu thần chước quỷ

Nhiều người tự hỏi bị đối xử cay đắng như vậy sao “bác Thảo lại hay có lúc bật cười như điên”; và bị chung quanh chê bai, chế giễu “bác là người khùng”? TĐT cho hay, ông bắt đầu “hết cười rồi lại khóc” sau khi tham gia đợt thì hành cải cách ruộng đất ở huyện Chuyên Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 1953. Lương tri trỗi dậy khi thấy lãnh đạo “chọn con đường hành động nặng tính cuồng tín, dã man”. Ông nói, “chẳng thà là thằng khùng hơn làm thằng đểu, thằng ác, thằng lưu manh”. Về giai thoại TĐT đi chăn bò, theo ông, đó là một sự xấu hổ cho cả nước. Làm nhục một trí thức là lối hành xử của một chính quyền man rợ, bị ảnh hưởng Trung Quốc, buộc họ phải học thuộc lòng câu “trí thức không bằng cục phân” của Mao.

Nhà tư tưởng họ Trần nhận xét, Cộng Sản Việt Nam rất sùng bái Trung Quốc, ‘cứ như là con đẻ của đảng Cộng sản Trung Quốc”. Là một nhà triết học, có thói quen tìm hiểu, đánh giá lại, ông thấy “nước ta trồng cây tư tưởng của Marx, cho tới nay cây đó chỉ cho toàn quả đắng”. Chính “cái thực tại tàn nhẫn khi chứng kiến sự đau khổ của con người bị kềm kẹp bởi ý thức hệ” khiến ông muốn “đặt lại vấn đề từ học thuyết”. Triết gia TĐT nói, nhiều lãnh tụ “từ lầu đài tư tưởng Marx bước ra đã trở thành những ác quỉ”. Theo ông, “quỉ ấy là ý thức đấu tranh giai cấp”; là thứ “vi rut” tư tưởng độc hại vô cùng; nó phá hoại xã hội, nó thúc đẩy con người đam mê tìm thắng lợi, bằng đủ thứ quỉ kế, để mưu đồ củng cố cho chế độ độc tài, độc đảng.

Theo nhà triết học số một của Việt Nam, “ông cụ” là một nhà ảo thuật chính trị đại tài: lúc thì biến có thành không, lúc thì biến không thành có”. Đúng là “mưu thần chước quỉ” chuyên hành động muôn hướng, muôn mặt, “trí trá còn hơn huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!” Bác Hồ đánh lừa dư luận Âu Mỹ, khi chép lời nói đầu bản tuyên bố độc lập của Mỹ; đánh lừa các đảng trong nước khi thành lập chính phủ đại đoàn kết và mời cựu hoàng Bảo Đại làm cố vấn. Vài tháng sau, Võ Nguyên Giáp dẹp bỏ; coi họ là phản động; đẩy Bảo Đại sang Côn Minh. “Ông cụ” còn được triết gia TĐT gọi là một nhà chính trị “thần sầu quỉ khốc” khi “ông cụ” khôn khéo mưu tìm sự tiến cử của Mao để được đưa về xứ làm lãnh đạo duy nhất phong trào cách mạng Việt Nam.

Cố Giáo sư TĐT kể lại rằng, biết mình bị Đệ Tam Quốc Tế tức Liên Sô loại đuổi khéo về Viễn Đông và biết Mao là thủ lãnh các phong trào cộng sản ở Châu Á, “ông cụ” vào làm việc cho Bát Lộ Quân, tuyên thệ gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc; được Mao rất ưu ái. Nhờ vậy, “ông cụ” từng bước loại bỏ tất cả đối thủ Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn văn Cừ… để rồi vươn lên làm Tổng Bí Thư kiêm chủ tịch nước năm 1945. Dù sự tấn phong “ông cụ” ở các đại hội Ma Cao và Hồng Kông bị phản ứng của các khu uỷ, xử uỷ và của “Đê Tam” nhưng nhờ Mao dàn xếp nên đã qua mặt những sự phản đối này vì họ là những kẻ đã từng nhận được sự nâng đỡ của cộng sản Trung Quốc. Triết gia họ Trần nói thêm, “ông cụ” luôn luôn là người biết chụp bắt cơ hội”.

Huyền thoại “bác Hồ”

Vẫn theo nhà tư tưởng TĐT, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về HCM họ bị chói lòa bởi những huyền thoại về “ông cụ” của bộ máy tuyên truyền; họ xử dụng sản phẩm chính thống của đảng thì làm sao họ hiểu hết được mặt thật của họ Hồ. Ông nói, có một thứ tư liệu rất chính gốc, bộc lộ rõ cái cuồng vọng lãnh tụ của “ông cụ”; nó chi phối từ nội tâm. Đó là những tên giả chính “cụ Hồ” đã tự đặt cho mình. Muốn tìm hiểu cặn kẻ, phải phân tách những chuyện biến tư tưởng qua từng giai đoạn đổi tên, đổi họ; từ những cái tên “Tất Thành”, rồi “Vương”, rồi là “Ái Quốc”, chót hết là “Chí Minh”. Đấy là những biểu hiện của một thứ bệnh tâm thần, khao khát danh vọng. HCM chỉ thành lãnh tụ cách mạng sau khi không được cho vào học Trường Thuộc Địa để ra là quan.

Nhà triết học nói thêm rằng, một người tự viết sách đề cao mình, như cuốn “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện” thì không thể là một người vì nước vì dân được. “Ông cụ” đã tạo ra một thời chính trị điên đảo. Ngoài ra, đám quần thần chung quanh “ông cụ”, không tha thứ cho ai dám tỏ ra ngang hàng với “Người”. Họ tôn vinh “ông cụ” làm bác, làm cha dân tộc. Tạ Thu Thâu chết mất xác vì câu nói “ngoài bắc có cụ, trong nam có tôi”. TĐT cho biết, năm 1946 gặp “ông cụ” trong một buổi chiêu đãi ở Paris, ông đã bất ngờ trước lời khước từ: “cách mạng chưa cần tới chú đâu” của HCM; khi ông tự ý nắm tay “ông cụ” ngỏ lời: “Tôi muốn về nước cùng cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp tại quê hương”.

Dù thế, triết gia vẫn nhờ bạn bè phương tây giúp ông được về nước tham gia kháng chiến. Nhờ vậy, ông có cơ hội quan sát một Hà nội và Sài Gòn đang bị lột xác theo sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Một giai cấp thống trị mới đang hình thành. Càng quan sát nhà tư tưởng TĐT càng thấy huyền thoại về “bác Hồ” là tác phẩm của “cả một công trình nghệ thuật hóa trang cao độ”. Cái gì có giá trị là của bác, của đảng. Họ công kênh “ông cụ” lên làm bậc thần, bậc thánh. Theo TĐT, “phải hít thở cái không khí” thờ kính, phục tùng lãnh tụ mới có thể hiểu phần nào những “phương pháp tâm lý tinh vi” tôn sùng HCM. Ông nhấn mạnh, “bác Hồ” chỉ có thể coi như mẫu mực thành đạt về chính trị; “không thể nào là mẫu mực về mặt đạo đức”; vì cách sống muôn mặt của bác đâu phải là gương sáng.

Nhà triết học bị kết tội “cầm đầu âm mưu chống đảng” vì hai bài viết trên Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP), do một số anh em văn nghệ trẻ chủ xướng. Ông cho biết, nếu không có mấy nhà trí thức Pháp đứng đầu là Sartre “tận tình quan tâm, chăm sóc” đến ông thì với mấy tội: tự ý nắm tay bác năm 1946 đòi cùng về nước làm cách mạng; từ chối lên án bố mẹ khi khai lý lịch; muốn đấu lý với cố vấn Trung Quốc lúc làm đội viên cải cách ruông đất và vụ NVGP, ông có thể “dễ chết như chơi”. Năm 1952 triết gia được dẫn đi chào “Bác”. Ban lễ tân dặn ông bốn điều cần nhớ: phải đứng xa “Người” ba mét, chỉ lại gần khi “Người” ra lệnh; không được nói leo, chỉ trả lời câu hỏi; không được chào trước; không được nói tôi phải xưng bằng cháu, gọi “Người” bằng “bác.

Chư hầu ngoan ngoãn

Theo sự chiêm nghiệm của triết gia TĐT thì HCM chưa đọc kỹ học thuyết sách vở của Marx, “tư duy sổi nên chưa tiêu hóa được”; nhưng lại “đọc thuộc lòng cuốn “Le Prince” của Machiavel”, cuốn chỉ bày tận dụng mọi thứ để người ta sùng bái. “Ông cụ” luôn luôn chứng tỏ một bề ngoài nặng lý trí đến vô cảm; không thiết tha với gia đình; không có bạn hữu thân tình. “Ông cụ” rất ghét cánh Tây học. Trong vòng thân cận, chỉ có toàn hầu cận ít học được ”ông cụ” đào tạo để phục tùng; rồi sau đề bạt lên làm lớn. “Ông cụ” làm thơ là “do cuồng vọng chính trị”, là để “ca ngợi mình" và “hô hào quyết chiến”. Nhà triết học này còn cho rằng, trên thân phận HCM có một bóng ma quái nó đè. Đó là “ bóng ma đế quốc bành trướng vô cùng độc đoán, lấn át của Mao.”

Vẫn theo TĐT, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ là một phương cách giam hãm các dân tộc chư hầu với cái tên đẹp “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em” nhưng thực chất là một đế quốc đỏ; nó kềm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó. Đó “chỉ là thứ liên minh ma quái, quỉ quyệt, giả dối”; muốn biến “nước ta thành một chư hầu ngoan ngoãn”. “Ông cụ” vì tham vọng quyền lực từ ý chí muốn học ra làm quan nhưng không được nên đã lấy học thuyết “giai cấp đấu tranh” làm kim chỉ nam để tạo cơ hội thành danh, thành lãnh tụ. Nhà triết học nói, để nắm vững quyền lực “ông cụ” phải thủ vai ông thánh, ông thần”, từ bỏ cả vợ con, mất đi tính người, thẳng tay tiêu diệt những kẻ có tài. Lại thêm, Mao đã cài chung quanh “ông cụ” một đám cực kỳ cuồng tín.

Trong chương “Hai chuyến di chuyển đổi đời” của cuốn sách, nhà triết học họ Trần cho biết, ông được rời cảnh “sống như bị giam lỏng ở Hà nội” để vào Sài Gòn ở là nhờ sự vận động của một số đồng chí trí thức Nam Bộ. "Sài Gòn đã làm tôi bàng hoàng tới cùng cực. Khang trang và hiện đại; đâu có đói khổ vì bị Mỹ Ngụy kềm kẹp. Miền Nam đã có một mức độ dân chủ rõ rệt. Miền bắc bị tư tưởng Mac-Lenine làm nẩy sinh những chính sách đầy sai lầm. Sĩ quan của "bộ đội cụ Hồ” đã có “thái độ thô bạo, ứng xử thô bỉ” khi nhục mạ, gọi Dương văn Minh là mày, và bắt cả nhóm phải đứng cúi đầu." Đấy là những lời thố lộ của TDT mà nhà văn Tri Vũ Phan Ngọc Khuê đã viết lại qua các cuốn băng thu những điều ông tâm sự với một số bạn trong sáu tháng cuối đời ông ở Paris.

Nhà triết học còn thú nhận Trần Dần và Trịnh Công Sơn là hai người đã thúc đẩy ông phải thoát khỏi thái độ hèn nhát đã ngự trị trong đầu óc trí thức và văn nghệ sĩ Hà nội; giới này đã ứng xử đồng lõa với tội ác của cách mạng. Người thứ nhất là Trần Dần lúc ông ta mời viết cho NVGP. Người thứ hai là các bài hát của họ Trịnh. Ngoài ra, những ai từng sống ở Sài Gòn sau 1975, nếu đọc chương “Vẫn chưa được giải phóng” đều nhận thấy những mô tả của triết gia về Hà nội năm 1954 rất giống Sài Gòn sau 30/4/75: “cả con người và xã hội ở đây đã không hề được giải phóng” và thật là “vô lý và nhục nhã” khi so sánh với chế độ cũ. Ông nhận xét: tư hữu kiểu cũ do làm cần cù, tích lũy mà có được; tư hữu kiểu mới do chiếm đoạt bằng chữ ký và quyền lực.

Cao vọng hơn “bác Hồ”

Được gợi hứng bởi môi trường miền Nam, trong vòng 10 ngày TĐT hoàn thành một tập sách nhỏ “Con người và chủ nghĩa lý luận không có con người”. Đây là văn bản phản bác giáo điều, được đón nhận như một bông hoa lạ. Chẳng bao lâu sách bị cấm phổ biến. Giới cựu kháng chiến và nhiều trí thức khác còn ở lại trong nước tấp nập tới làm quen với nhà triết học để nghe những “lời tiên tri” là “cách mạng đã biến chất để tư bản man rợ tràn ngập”. Trung Ương thấy số người “phức tạp” đến gặp “bác Thảo” càng ngày càng đông, nên Đảng đã quyết định “anh phải ra đi”. Nhà triết học than “thôi thì đành mang thân xác ra xứ người”. Qua Pháp, tuy đã một thời vang danh ở Paris, ông vẫn “lâm cảnh sống nay lo mai”, và còn bị Toà đại sứ theo dõi kiểm soát chặt chẽ.

Trong cài xui có cái may. Nhà văn Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê nhờ những lúc nhà triết học bán chữ để kiếm sống qua các buổi thuyết trình ở kinh đô ánh sáng mà đã làm quen thân với ông, được nghe ông tâm sự. Quyển sách ghi lại nỗi hối hận đã thiêu đốt ông vào lúc hoàng hôn của cuộc đời. Nhà văn cho hay ông “sẵn sàng trao mấy cuốn băng cho những ai muốn nghiên cứu về TĐT”. Trong sách nhà triết học có lần đã khẳng định: “tôi có tham vọng cao hơn của “bác Hồ” nhiều lắm”. Đấy là xây dựng “một lâu đài tư tưởng trong đó toàn thể nhân loại đều thể hiện rõ quyền sống của mình, quyền dân chủ bằng lá phiếu của mình”. Nhưng mộng đó không thành, triết gia lừng danh một thời trời Âu bị đột tử. Chúng ta mất đi “một kho tàng trải nghiệm về chiến tranh, về cách mạng”.

Người chủ trương Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết việc tái bản cuốn sách là để phục hồi danh dự một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam. Trong lời bạt ông viết, “cuộc đời TĐT xem như cuộc đời tan nát vì “cách mạng” mà ông chọn phục vụ vào năm 1951 nên mọi sự trở nên vỡ lở. Cuộc đời đó có thể xem như một bài học –“an object lesson”- với những ai để cho tình cảm, lý tưởng che mờ đi lý trí, kinh nghiệm. Không những ông mất vợ, không có đời sống gia đình, không có tự do trong bóng tối làm những việc ông muốn làm cho quê hương đất nước của ông. Sự nghiệp triết học của ông là một sự nghiệp dang dở." Sách được xuất bản lần đầu với số lượng ít; tên gốc là Nỗi hối hận lúc hoàng hôn chỉ để thăm dò ý kiến thân hữu.

Những ai yêu “bác Hồ”, những ai coi HCM là tên tội đồ hay các nhà khoa bảng, các học giả, các ông bà phản chiến và những ai còn nghĩ đến nước Việt nên đọc cuốn này. Cho tới nay chưa có tác giả nào trên thế giới - ngoại trừ triết gia TĐT- nêu ra được, thật sáng tỏ, những điều vô cùng bi thảm trong thời cách mạng; vì ông đã trải nghiệm 40 năm trong cuộc. Ngoài ra, ông bà nào giỏi tiếng Tây tiếng Mỹ nên dịch sách ra cho thế giới biết thêm về HCM, kẻ đã lừa mọi người từ Âu sang Á; khiến nhà tư tưởng số một Việt Nam TĐT phải nói thẳng rằng, Napoléon, Hitler cũng có tâm thức tự cao tự đại nhưng “không gian trá đến mức tinh quái” để có những “hành động muôn hướng, muôn mặt, trí trá còn hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!”.

Saint Paul, 6/2014



Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng khó hay dễ?

Gia Minh, biên tập viên RFA
2014-06-16

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06162014-vn-count-argument-vs-cn.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Công hàm ông
 Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
RFA files





Sau khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tiến hành khoan thăm dò và di chuyển tại vùng biển mà Hà Nội cho là thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đưa ra những văn bản từ thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa chứng minh Bắc Kinh có quyền hoạt động tại khu vực đó và chính Việt Nam đang cản trở phía Trung Quốc.
Hà Nội đã đưa ra những lập luận phản bác đối với một trong những văn bản đó là Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi năm 1958. Tuy nhiên theo một số nhà trí thức Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài thì những lập luận phản bác của Việt Nam chưa đủ mạnh.
Cảm thông
Ngay sau khi vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 xảy ra, không chỉ người Việt trong nước mà nhiều người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài đều quan tâm đến các diễn biến trên vùng biển quê hương.
Nhiều người đều có chung thông tin khu vực Hoàng Sa mà hiện nay Trung Quốc đang quản lý thuộc Việt Nam từ trước và thời điểm cả quần đảo này bị thâu tóm bởi Bắc Kinh là vào tháng giêng năm 1974 qua một cuộc hải chiến khiến 74 sĩ quan và binh sĩ của Việt Nam Cộng hòa phải bỏ mình để bảo vệ đảo.
Nhưng rồi Trung Quốc lại trưng ra công hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958 gửi cho ông Chu Ân Lai nói rằng Hà Nội công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản bác lập luận rằng lúc đó Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa nên Hà Nội không thể cho cái không thuộc về họ. Một số ý kiến còn cho rằng thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm đó trong hoàn cảnh chiến tranh với sự trợ giúp của Trung Quốc để chống Mỹ nên cần thông cảm cho ông Phạm Văn Đồng.
Những bài trên trang Chinhphu.vn có nói công hàm của ông Phạm Văn Đồng xuất phát từ một mối quan hệ rất đặc thù giữa Việt Nam với Trung Quốc, Họ không nói đặc thù là gì nhưng chúng ta đều hiểu dặc thù ở đây là phía VNDCCH cần phải có sự hỗ trợ về quân sự, tài chính, thậm chí về nhiều vấn đề khác từ TQ
GS. Nguyễn Văn Tuấn
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, hiện làm việc tại Khoa Y, Đại học News South Wales, Australia có ý kiến về điều này:
Thực ra quan điểm thông cảm vì thời đó là thời kỳ khó khăn cũng là một lý giải của phía Việt Nam. Nếu đọc những bài trên trang Chinhphu.vn có nói công hàm của ông Phạm Văn Đồng xuất phát từ một mối quan hệ rất đặc thù giữa Việt Nam với Trung Quốc, Họ không nói đặc thù là gì nhưng chúng ta đều hiểu dặc thù ở đây là phía Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa cần phải có sự hỗ trợ về quân sự, tài chính, thậm chí về nhiều vấn đề khác từ Trung Quốc -đại khái là phải có viện trợ từ Trung Quốc thành ra họ phải làm như vậy. Nhưng theo tôi nghĩ thì ngay cả cách biện minh như vậy cũng không thuyết phục mấy.
Phản bác yếu
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết ông đồng ý với một bài viết của một giáo sư hiện cũng đang giảng dạy tại Đại học New South Wales, Australia là giáo Giáo sư Phạm Quang Tuấn phản biện lại một bài viết của giáo sư Cao Huy Thuần ở Pháp với tựa đề ở thể nghi vấn “Có cần phải thông cảm cho ông Phạm Văn Đồng?’
Ngoài ra giáo sư Phạm Quang Tuấn cũng có nhận xét về những lập luận từ phía Việt Nam đưa ra nhằm bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng:
Những lập luận của Trung Quốc phía Việt Nam rất cần phải phản bác, và có nhiều cách phản bác. Nhưng tôi thấy cách phản bác mà báo chí của chính phủ ở Việt Nam nói thì không có hiệu nghiệm. Chẳng hạn họ nói thời đó Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về miền nam Việt Nam thành ra miền bắc không có quyền gì về hai đảo đó, nên công hàm của ông Phạm Văn Đồng là vô hiệu. Nói như vậy không có hiệu nghiệm vì chính phủ miền Bắc từ trước họ tự coi họ là chính phủ của cả nước Việt Nam chứ không phải chỉ của riêng miền Bắc thôi. Hay họ nói ông Phạm Văn Đồng khi viết công hàm đó chỉ cốt để ủng hộ hải phận 12 hải lý của nước Tàu thôi. Theo tôi phản bác đó cũng không công hiệu vì ngoài câu 12 hải lý đó, ông Phạm Văn Đồng còn viết, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố của Trung Quốc. Và Trung Quốc nói bản tuyên bố đó áp dụng cho Hoàng Sa, Trường Sa. Thành ra không thể chối cãi là ông Phạm Văn Đồng không nói tới Hoàng Sa, Trường Sa.
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của
 Việt Nam
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam

Cách hóa giải?
Tuy cả hai vị giáo sư hiện đang ở đại học News South Wales đều đồng ý rằng những phản biện từ phía chính quyền Hà Nội hiện nay đối với Công hàm Phạm Văn Đồng không mấy hiệu quả; họ cũng đề cập đến những cách thức có thể giúp hóa giải nó đi.
Họ nói thời đó Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về miền nam Việt Nam thành ra miền bắc không có quyền gì về hai đảo đó, nên công hàm của ông Phạm Văn Đồng là vô hiệu. Nói như vậy không có hiệu nghiệm vì chính phủ miền Bắc từ trước họ tự coi họ là chính phủ của cả nước Việt Nam
GS. Phạm Quang Tuấn
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn trình bày:
Một vài quan chức trong nước bây giờ họ cũng dùng cách lý giải mà các học giả Việt Nam ở nước ngoài đã đề nghị từ lâu ( theo tôi biết đã trên 10 năm rồi, lúc đó trong nước người ta chưa quan tâm nhưng ngoài này người ta đã quan tâm); tức là trong thời gian đó năm 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà đó là thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Theo tôi lý lẽ này là hợp lý vì anh không thể sang nhượng cái mà anh không có được; tôi nghĩ như thế hợp lý nhưng nếu các quan chức chính phủ Việt Nam bây giờ nói như thế thì điều hợp lý đó phải xảy ra với điều kiện là phải công nhận chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng khổ nỗi phía bên bắc Việt Nam, tức Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, luôn xem Việt Nam Cộng Hòa là ngụy, và đó là vùng đất tạm chiếm. Họ không công nhận Việt nam Cộng hòa như là một chính phủ hợp pháp. Thành ra để lý giải điều đó thì họ phải công nhận Việt Nam Cộng hòa, đòi hỏi phải thay đổi một quan điểm trong quá khứ. Như thế may ra mới thuyết phục được người ta!
Gần đây tôi có đọc một bài viết, thực ra vài bài chứ không phải một, nhưng bài này đặc biệt vì là bài của một nhà nghiên cứu bên Trung Quốc. Ông này đặc biệt chỉ viết về công hàm Phạm Văn Đồng, và lý lẽ của ông này là Việt Nam không thể nào bỏ qua công hàm đó. Ông này còn mỉa mai, thách thức nữa chứ. Ông nói rằng ông mong Việt Nam sẽ ra tòa án quốc tế và đừng quên mang theo Công hàm của ông Phạm Văn Đồng!
Theo giáo sư Phạm Quang Tuấn công tác hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng đòi hỏi cần có sự nghiên cứu sâu về mặt pháp lý và ông nói tiếp:
Đây là vấn đề rất khó khăn và có nhiều người đang nghiên cứu để tìm cách có thể nói hóa giải công hàm này. Có nhiều cách đã được đưa ra. Chẳng hạn có người nói hồi đó Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, hai miền bắc- nam không thực sự là hai quốc gia vì không cai quản cả nước Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam. Có người lại nói miền bắc và miền nam thời xưa là hai quốc gia khác nhau nên chính phủ Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa bây giờ thửa hưởng chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa là từ chủ quyền của quốc gia miền nam thời xưa, tức Việt Nam Cộng Hòa, sau đó là ‘Cộng hòa Miền Nam’; do đó Việt Nam bây giờ vẫn thừa hưởng chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhiều ý kiến đóng góp đều cho rằng vấn đề hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 nay hoàn toàn tùy thuộc vào chính quyền Việt Nam hiện nay.
Ngoài công hàm Phạm Văn Đồng, vào ngày 9 tháng 6 vừa qua, Trung Quốc khi đệ thư cho tổng thư ký Liên hiệp quốc trình bày về những diễn biến tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 cũng đính kèm thêm một số chứng cứ mà theo họ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đối với những chứng cứ mới đó, phía Việt Nam đến lúc này vẫn chưa có phản bác nào.


__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List