Aujourd’hui à 9h39 AM
Bộ Quốc Phòng VC
không còn gọi "Quốc
Phòng" nữa!
Ðã được dân tộc VN đổi
thành Bộ "Phản Quốc".
Muốn biết lý do xin mở
xem "attachement"
đính kèm.
(attachement bị tường
lửa )
Trân trọng thông báo
Duong Van Loi
Le Mardi 17 juin 2014 13h40, "hung vu
On Tuesday, 17 June 2014 3:59 PM, "Son Dang wrote:
Lời thú tội kinh hoàng
của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tập 2: Cải Cách Ruộng
Đất
Tập 1: Nhân Văn Giai
Phẩm
WEDNESDAY, 04 JUNE 2014 23:57
TRÚC GIANG
1* Mở bài
Ngày thứ bảy, 31 tháng 5, 2014 đài BBC đưa tin
như sau:
“Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ
Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên
Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Ông Thanh nói:"Trên
thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn,
bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về
biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi." (Phùng Quang
Thanh)
Ông Thanh ví cuộc tranh
chấp như mâu thuẩn trong một gia đình rất đúng. Về mâu thuẩn gia đình thì Tổng
Bí thư Nguyễn Văn Linh và phái đoàn của đảng CSVN đã xin cho Việt Nam được làm
một khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Bắc Kinh, và đã được “Phía
Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30
năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc
“gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Hết trích)
Mâu thuẩn trong đại gia
đình các dân tộc Trung Quốc là hiện thực, Tây Tạng và Tân Cương là một chứng
minh cụ thể.
GS Carl Thayer cho biết:
"Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ
thể", do đó ta có thể nhận ra 'mâu thuẫn gia đình' nằm trong đại gia đình
các dân tộc Trung Quốc.
“Một thời kỳ Bắc thuộc
rất nguy hiểm đã bắt đầu”. Đó là lời xác nhận của một cán bộ Việt Cộng cao cấp
thuộc Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại
giao, đã tuyên bố sau Hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên năm 1990.
Bài nầy nêu những bằng
chứng cụ thể để chứng minh hoạt động của hai bên Việt-Trung trong chương trình
30 năm về mọi mặt gọi là “đại cuộc”, và ngụy trang bằng cụm từ “16 chữ vàng”
Do kinh nghiệm ở hai khu
tự trị Tây Tạng và Tân Cương, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã kiềm chế
CSVN bằng cách đã cấy sinh tử phù và đặt chiếc vòng kim cô lên đầu CSVN cho nên
những tên Hán ngụy hiện nay như cá nằm trên thớt, vô phương cục cựa.
Giang Trạch Dân đã cho
CSVN thời gian 30 năm để tiến hành sự kiện vĩ đại đối với Việt Nam cho nên gọi
đó là “đại cuộc” và việc thực hiện chương trình 30 năm nằm trong khuôn khổ “16
chữ vàng”. Vì thế cứ mỗi lần có tranh chấp thì Bắc Kinh khuyên nhũ Việt Cộng
hãy vì “đại cuộc”, và CSVN luôn luôn cam kết thực hiện 16 chữ vàng.
Tuyên bố của Phùng Quang
Thanh thật đúng là lời thú tội kinh hoàng đối với người Việt trong nước.
Cho dù Wikileaks không
tiết lộ, xem như không có biên bản đó, thì xuyên qua những hành động mà đảng
CSVN đã thể hiện và nhiều người đã xác nhận đó là hành động bán nước.
2* Đảng Cộng Sản Việt Nam
xin được làm một khu tự trị trực thuộc Bắc Kinh
Từ trái qua phải. Lý Bằng, Giang Trạch Dân (nắm
tay Nguyễn Văn Linh), Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng (chắp tay).
Hàng trước từ trái sang: 1) Hoàng Bích Sơn,
trưởng ban đối ngoại T.Ư., (3) Phạm Văn Đồng,
(4) Nguyễn Văn Linh (bên phải Giang Trạch Dân),
5) Giang Trạch Dân (áo xám đứng giữa), 6) Lý Bằng, 7) Đỗ Mười, 9) Hồng Hà (bìa phải).
(4) Nguyễn Văn Linh (bên phải Giang Trạch Dân),
5) Giang Trạch Dân (áo xám đứng giữa), 6) Lý Bằng, 7) Đỗ Mười, 9) Hồng Hà (bìa phải).
Wikileaks xác định văn
kiện đó là một trong 3,100 bức điện thư lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tài
liệu chi tiết như sau:
“Biên bản buổi họp kín
giữa Nguyễn Văn Linh , Tổng Bí Thư đảng CSVN, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ
Trưởng, đại diện phía Việt Nam, và Giang Trạch Dân, TBT/CSTQ, Lý Bằng, Thủ
tướng, đã họp 2 ngày từ 3 và 4-9-1990, tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
”.
“Vì sự tồn tại của sự
nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị
phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố
hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân
hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp
trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự
trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội
Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây”.
“Phía Trung Quốc đồng ý
và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để
đảng CSVN “giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia
đình các dân tộc Trung Quốc”. (Hết trích)
3* Bí mật của chương
trình 30 năm sát nhập Việt Nam vào Trung Cộng
Hội nghị tái lập bang
giao giữa hai nước được tổ chức công khai vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990
tại Thành Đô, Tứ Xuyên, nhưng nội dung CSVN xin được sát nhập vào đại gia đình
các dân tộc Trung Quốc là bí mật.
Cho mãi đến khi Wikileaks
phổ biến tài liệu mật đó thì người Việt ở nước ngoài mới biết đến, nhưng đối
với đa số người trong nước thì nó vẫn còn là một bí mật. Vì thế, để lừa bịp
nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng Cộng Sản nầy thực hiện được
ngụy trang dưới những từ ngữ mỹ miều như “đại cuộc”, “phương châm 16 chữ vàng”,
“hợp tác chiến lược toàn diện”, “Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác toàn diện”…
Những cụm từ nêu trên là
cái nhãn hiệu che giấu chương trình 30 năm ở Thành Đô.
4* Sự ra đời của “16 chữ
vàng”
4.1. Bước mở đầu
Tháng 11 năm 1991, sau
hội nghị Thành Đô, lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước liên tiếp thăm viếng lẫn
nhau. Sự giao lưu, hợp tác giữa hai bên về các lãnh vực chính trị, kinh tế,
quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá… được mở rộng, nâng lên tầm cao là bước đầu
của việc hội nhập.
Trung Cộng cho biết con
đường hợp nhất của hai nước vô cùng thuận lợi vì đó là những đặc thù về địa lý
tự nhiên, chế độ chính trị, văn hoá, xã hội và vận mệnh của hai dân tộc, của
hai đảng được xem như một.
“Sơn thủy tương liên, Lý
tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan”
Việt Trung tuy hai mà
một, tương nhập là lẻ tất yếu và hợp tình, hợp lý.
4.2. Trung Cộng khởi tạo
phương châm 16 chữ vàng
Tiếp tục thúc đẩy tiến
trình bí mật 30 năm Thành Đô, Giang Trạch Dân đưa ra chiêu bài để ngụy trang là
phương châm 16 chữ vàng. Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu nhất trí ngay và cam kết luôn
luôn thực hiện với quyết tâm cao độ để hoàn thành “đại cuộc” đó.
Thế là phương châm 16 chữ
vàng ra đời từ đó. Bản tuyên bố chung về 16 chữ vàng chính thức được Giang
Trạch Dân và Lê Khả Phiêu ký vào tháng 2 năm 1999.
16 chữ vàng:
Láng giềng hữu nghị (mục
lân hữu hảo), hợp tác toàn diện (Toàn diện hợp tác), ổn định lâu dài (Trường kỳ
ổn định), hướng tới tương lai (Diện hướng vị lai).
Tháng 11 năm 2000 khi tân
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang diện kiến thì Giang Trạch Dân nhắc đến và nhấn
mạnh, phương châm 16 chữ vàng là cái khung chỉ đạo căn bản và nhất quán để Việt
Nam phát triển quan hệ với Bắc Kinh. Cũng giống như những người tiền nhiệm,
Nông Đức Mạnh hạ quyết tâm thực hiện nội dung của 16 chữ vàng.
5* Thực hiện chương trình
30 năm trên cơ sở 16 chữ vàng
5.1. Nội dung chương
trình
Chương trình 30 năm Thành
Đô được các đời Tổng bí thư CSVN ký kết qua những bản tuyên bố chung về hợp tác
toàn diện để Việt Nam hội đủ điều kiện sát nhập vào đại gia đình các dân tộc
Trung Quốc.
Hợp tác toàn diện về các
mặt:
- Việc quản lý đảng, quản
lý nhà nước thông qua những cuộc thăm viếng của các lãnh đạo cao cấp hai bên.
- Giao lưu về các mặt:
chính trị, kinh tế thương mại, quân sự, văn hóa, hữu nghị nhân dân…từng bước
nâng lên tầm cao mới sẵn sàng cho ý nguyện hội nhập theo tinh thần của hội nghị
Thành Đô năm 1990.
5.2. Những bước cụ thể đã
được thực hiện
5.2.1. Hợp tác toàn diện
về việc quản lý đảng và quản lý nhà nước
Các lãnh đạo cao cấp của
đảng và nhà nước hai bên liên tục có những cuộc viếng thăm quan trọng, không
ngừng vun đắp quan hệ hợp tác toàn diện, từng bước nâng lên tầm cao mới để đáp
ứng “nguyện vọng của nhân dân hai nước” là hội nhập vào đại gia đình các dân
tộc Trung Quốc.
1). Những lãnh đạo Trung
Cộng sang thăm Việt Nam
Từ tháng 11 năm 1992 đến
năm 2013 đã có 8 lãnh đạo cao cấp Trung Cộng đến thăm và làm việc với lãnh đạo
đảng CSVN.
Thủ tướng Lý Bằng (tháng
11 năm 1992). Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch Đàng (tháng 11, 1994 và tháng 3,
2002). Chủ tịch nước Giang Trạch Dân (tháng 6, 1996). Thủ tướng Chu Dung Cơ
(tháng 11, 1996). Thủ tướng Ôn Gia Bảo (tháng 12, 1996).
Từ 31-10 đến 2-11-2005 Hồ
Cẩm Đào kinh lý Việt Nam. Đó là chuyến viếng thăm cao cấp nhất, đầy đủ cương
vị: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy TW, là bước ngoặt quan trọng
thúc đẩy Việt Nam hội nhập vào Trung Quốc.
Sau đó là viếng thăm của
Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Quốc Cường. Ngoài ra còn có nhiều lãnh đạo cấp
thấp tới lui rộn rịp.
2). Về phía lãnh đạo Việt
Nam sang chầu thiên triều
Tất cả những Tổng bí thư,
chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và thủ tướng đều phải qua diện kiến lãnh đạo
Trung Cộng.
Tổng bí thư, chủ tịch nước đều phải ký những bản Tuyên bố chung xác
định quyết tâm thúc đẩy, hợp tác toàn diện trên phương châm 16 chữ vàng và 4
tốt mà thực chất là hoàn tất chương trình 30 Thành Đô, sát nhập vào “đại gia
đình các dân tộc Trung Quốc”.
Ngoài những bản tuyên bố
chung, Việt Nam bị bắt buộc phải thành lập “Ủy Ban Chỉ Đạo Hợp Tác Toàn Diện”
để làm việc một cách cụ thể với Ủy ban Hợp tác Toàn diện của Trung Cộng.
Phiên họp lần thứ tư, phiên họp lần thứ 5 Ủy ban
Chỉ đạo Hợp Tác Toàn Diện .
Vì sao phải thành lập ủy
ban chỉ đạo hợp tác toàn diện? Một quốc gia độc lập chỉ cần xác định chính sách
ngoại giao là đủ. Khi cần thì ký những hiệp ước, những thỏa thuận riêng biệt
cho mỗi vấn đề.
5.2.2. Hợp tác toàn diện
về kinh tế với Bắc Kinh
1). Thiết lập những
nguyên tắc luật pháp căn bản về kinh tế
Năm 2005, trong số 44
hiệp định và thỏa thuận về kinh tế và thương mại, Việt Nam và Trung Cộng đã có
20 văn bản thỏa thuận làm căn bản pháp lý trong quan hệ giữa Việt Nam với các
địa phương bên Trung Cộng. Đó là: Hiệp định thương mại, Hiệp định mua bán vùng
biên giới, Hiệp định thành lập Ủy Ban Việt-Trung về kinh tế và thương mại.
Hiệp định giao thông
đường sắt cao tốc và đường bộ, đường hàng không để lưu thông hàng hóa giữa địa
phương với trung ương Bắc Kinh.
Từ ngày 1-1-2004 Việt Nam
và Trung Cộng thực hiện bãi bỏ thuế xuất, nhập khẩu. Các cặp cửa khẩu hai bên
đã được khai thông tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông tự do, mở ra một thời
kỳ giao lưu hàng hóa không biên giới giữa hai bên.
2). Kinh tế Việt Nam đã
lệ thuộc vào chính quyền trung ương Bắc Kinh
Hợp tác toàn diện về kinh tế thương mại.
a. Về đầu tư xây dựng
Nhà thầu Trung Cộng hầu
như thắng thầu hầu hết những công trình quan trọng với loại thầu trọn gói EPC,
còn gọi là “hợp đồng trọn gói” hay “hợp đồng chìa khoá trao tay”.
EPC là Engineering ,
Procurement and Construction. (Thiết kế, mua sắn, xây dựng).
Hiện nay có 90% gói thầu
EPC được giao cho Trung Cộng thực hiện, bao gồm những dự án lớn và quan trọng
về năng lượng (nhà máy điện), kim loại, hoá chất…điều nầy cho biết Việt Nam đã
lệ thuộc vào Trung Cộng rồi.
b. Trung Cộng chiếm lĩnh
thị trường Việt Nam
Thương lái Trung Cộng xâm
nhập vào các vùng sâu, dùng thủ thuật giá, mua những thứ như cây tràm cỗ ở
Quảng Ngãi, và những thứ không biết để làm gì, nhưng đã để lại những tác hại vô
cùng to lớn. Đó là đánh phá thị trường VN.
Nông sản, thực phẩm, hàng
công nghiệp giá rẻ, mà không được kiểm soát về chất lượng, vệ sinh, an toàn,
thậm chí có những mặt hàng Trung Cộng mà dán nhãn sản xuất ở VN. Nhiều trường
hợp dán cờ Trung Cộng trên các sản phẩm bày bán ở các siêu thị VN.
Hàng hóa rẻ tiền của
Trung Cộng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, giết chết các công ty trung bình và
nhỏ trong nước, đưa đến công nhân thất nghiệp.
c. Nhập siêu của Việt Nam
chứng tỏ lệ thuộc kinh tế
Năm 2013, Việt Nam nhập
khẩu hàng hóa Trung Cộng (TC) 36tỷ 960 triệu USD, trong khi đó xuất khẩu chỉ có
13tỷ 960 triệu USD. Đó là nhập siêu. Sự chênh lệch về cán cân mậu dịch nầy
khiến cho VN phụ thuộc vào TC.
TS Lê Đăng Doanh nêu nhận
xét: “Mức nhập siêu to lớn nầy gây sức ép rất nặng khiến cho VN phụ thuộc vào
TC: mất ngoại tệ, mất thị trường trong nước, công nhân mất việc. Khi người dân
mua hàng hóa TC đồng nghĩa với việc trả lương cho công nhân nước nầy”.
5.2.3. Hợp tác toàn diện
về văn hóa giáo dục
1). Việt Nam cam kết giáo
dục nhân dân về 16 chữ vàng và 4 tốt
Ngày 21-2-2013, Nguyễn
Thiện Nhân, ủy viên BCT dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang Bắc Kinh. Hai bên đã
ký một thỏa thuận hợp tác toàn diện cho giai đoạn 5 năm từ 2014-2019.
Nguyễn Thiện Nhân, cựu Bộ
trưởng Bộ Giáo dục, cam kết, với tư cách Chủ tịch Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ
quốc VN (MT/TQ/VN), ông sẽ vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt 16 chữ
vàng và 4 tốt để hoàn thành tốt thoả thuận của hai bên từ khi bình thường hóa
năm 1990. Ông Nhân cho biết MT/TQ/VN sẽ triển khai chức năng và nhiệm vụ mới
trong Hiến pháp 2013 là “giám sát phản biện xã hội” để tăng cường hiểu biết của
nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc.
Việt Nam sẽ thực hiện
Cung Văn hoá Việt-Trung tại Hà Nội. Trong 15 năm, kể từ 2005 Việt Nam đã cử hơn
100 đoàn đại biểu văn hóa trên các lãnh vực: báo chí, âm nhạc, điện ảnh, kịch
nghệ, truyền hình sang tham quan học hỏi và trình diễn ở Bắc Kinh.
2). Giáo dục thanh niên
Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam và Bí thư Thứ
nhất TƯ Đoàn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh giao lưu với các đại biểu
thanh niên hai nước.
Hữu nghị giữa hai đoàn thanh niên khu tự trị VN
& Trung Quốc.
Theo một hiệp định, mỗi
năm Trung Cộng cấp 130 suất học bổng cho sinh viên VN, đồng thời VN chỉ cấp 15
học bổng cho sinh viên Trung Cộng, có nghĩa là Bắc Kinh đào tạn cán bộ tương
lai cho họ.
Việt Nam đưa những đoàn
thanh niên sang thăm viếng, hợp tác hữu nghị với thanh niên sắc tộc của các khu
tự trị. Nổi bật nhất là Liên hoan thanh niên VN-TQ được tổ chức vào ngày
26-11-2013, 3,000 thanh niên do Nguyễn Thiện Nhân hướng dẫn tham dự liên hoan. Trong
diễn văn, ông Nhân cho biết: “Đây là dịp để thế hệ trẻ hai nước kết chặt quan
hệ hai đảng, hai nước, không ngừng đơm hoa kết trái, vun đắp tình hữu nghị của
hai dân tộc”.
Định hướng dư luận, Lập Viện
Khổng Tử, nằm trong hợp tác văn hoá giáo dục cho thanh niên.
16 chữ vàng và 4 tốt là
chiêu bài ngụy trang cho chương trình 30 năm để VN hội nhập vào đại gia đình
các dân tộc Trung Quốc, nói thẳng ra là chương trình bán nước của đảng CSVN.
5.2.4. Trung Cộng di dân
vào Việt Nam
Bọn Tàu khựa vào Việt Nam
không cần Visa nhập cảnh, nên tự do đi luông tuồng như đi vào Tây Tạng, Tân
Cương, Mãn Châu, Nội Mông. Bọn họ đã có mặt trên khắp hang cùng ngỏ hẻm của đất
nước Việt Nam. Trong 65 khu chế xuất, khu công nghiệp, không nơi nào vắng bóng
người Hoa cả.
Chúng chiếm đóng các vị
trí chiến lược, từ việc thuê đất 306,000 hecta trong 50 năm với giá rẻ mạt ở
biên giới phía Bắc, từ Bauxit Tây Nguyên đến Cà Mau, có thể thành lập nhiều sư
đoàn của đạo quân thứ năm với những công nhân, mà thực chất là binh sĩ, tình
báo, đặc công. Họ nắm trong tay những bản đồ vị trí các nhà máy điện, nhà máy
quốc phòng, cơ xưởng…
Những người di dân tạo
lập thành những khu riêng biệt của người Hoa mà công an Việt Nam không được vào
đó để kiểm soát.
1). Khu phố Tàu Bình
Dương
Trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố (Chữ Tàu
trên cổng vào).
Khu công nghệ cao
Khu thể thao.
Tờ Việt Báo tại hải ngoại
có bài viết tựa đề: “Cờ Trung Quốc treo rợp Bình Dương: Dân Việt có nguy cơ mất
đất”
Theo bài báo thì “Cờ
Trung Cộng treo tưng bừng tại Bỉnh Dương để mừng Quốc Khánh lần thứ 90 của Trung
Cộng bởi vì người Hoa đang cư ngụ đông đảo ở Phố Tàu nơi đây.
Một bài viết có tựa đề
“Phố người Hoa, Rừng người Hoa, sòng bạc người Hoa,…và người Hoa” còn đưa ra
quan ngại rằng “trong một tương lai không xa, con cháu người VN sẽ không còn
được sống trên quê hương mình”.
Bài báo viết tiếp:
“Sau Casino của người Hoa
ở Đà Nẳng chỉ dành cho người nước ngoài, lại đến khu phố dành riêng cho người
Hoa ở Bình Dương, nơi mà người Việt cũng không được bén mảng tới. Vậy trong
tương lai, người Việt sẽ chỉ được sử dụng một phạm vi bao nhiêu bởi vì, biển,
rừng, đô thị đều có bóng dáng của người Hoa.
Phố Tàu là khu vực riêng
biệt của cộng đồng người Hoa, người Việt khó chen chân vào. Phố Tàu ở Bình
Dương mang tên Trung Tâm Thương Mại Đông Đô Đại Phố, trong đó có một trường Đại
học quốc tế Miền Đông, một bịnh viện 1,000 giường, một khu phức hợp: thể thao,
hội nghị, tiệc cưới, một sân golf, các cửa hiệu thương mại và một khu giải trí.
Bọn Tàu khựa sinh hoạt
theo phong tục tập quán của họ và luật pháp Việt Nam bị bỏ ra ngoài. Nhân viên
công lực VN không được vào kiểm tra cần thiết để nắm quyền kiểm soát khu vực.
Ngay cả nghĩa địa người
Hoa ở Việt Nam cũng là một khu vực riêng biệt bất khả xâm phạm. Vậy hỏi quyền
lực quốc gia còn đâu nữa?
6* Những bản tuyên bố
chung của lãnh đạo CSVN
6.1. Thỏa thuận 4 điểm
của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
Ngày 22-8-2006, Nông Đức
Mạnh sang Bắc Kinh thúc đẩy tăng cường quan hệ toàn diện và nhất trí với Hồ Cẩm
Đào 4 khía cạnh:
Thứ nhất. Lãnh đạo cao
cấp hai bên phải duy trì “quan hệ gần gũi” thông qua những cuộc viếng thăm cấp
cao.
Thứ hai. Quan hệ kinh tế
thương mại phải được nâng lên nấc thang cao mới, cụ thể hơn.
Thứ ba. Vấn đề lãnh thổ
phải luôn luôn đạt được “sự đồng thuận”, bảo đảm ổn định lâu dài. (Nếu đồng
thuận thì ổn định)
Thứ tư. Hai bên thống
nhất về chính sách ngoại giao, quốc phòng để có nền tảng phát triển bền vững và
hữu nghị.
Năm 2009, tỉnh Hải Nam và
Việt Nam nhất trí hợp tác toàn diện về chiến lược quân sự.
(Tại sao một quốc gia lại
phải hợp tác với một tỉnh của quốc gia khác?)
6.2. Bản tuyên bố chung
của Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào ngày 15-10-2011
1. Hai bên đã thông báo
cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước.
2. Phía Việt Nam nhiệt
liệt chúc mừng 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vui mừng trước những
thành tựu mang tính lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
3. Hai bên đã nhìn lại và
tổng kết 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ (1990), khẳng định tình hữu nghị
đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân
hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ
mai sau.( Thôn tính tương lai)
6.3. Bản tuyên bố chung
của Trương Tấn Sang
Trong bản tuyên bố chung
ngày 21-6-2013 được ký bởi Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình, có đoạn ghi như
sau:
– Dân sự: Đào tạo nhân
dân, văn hóa, giáo dục, y tế, sản xuất, chế biến. Khai thác lãnh thổ, lãnh hải,
đất liền, biên giới, cửa khẩu, biển Đông, rừng núi, đầu tư, khoa học, công
nghệ, kinh tế, thương mại, môi trường, nông nghiệp, ngư nghiệp, dầu khí, giao
thông, vận tải và du lịch.
– Chính trị: Xây dựng
nguồn máy đảng, và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tham vấn chính phủ, ban
tuyên giáo, ban đối ngoại trung ương, ban lý luận, đào tạo hữu nghị quân, dân,
cán chính cao cấp.
– Quân sự: Quân đội, quốc
phòng, khí tài, an ninh, ngoại giao.
Kế hoạch toàn diện qui
định mỗi bộ phận đặt đường dây nóng tự quản và kết nối quản trị Bắc Kinh.
(Đường dây nóng tự quản
với Bắc Kinh là nhận lịnh trực tiếp từ chính quyền trung ương ở Bắc Kinh)
Ngoài ra, đảng CS và nhà
nước Việt Nam, ưu tiên để 4 tỉnh phía Nam Trung Quốc, như Vân Nam, Quảng Tây,
Quảng Đông, Hải Nam được hưởng đặc quyền khai thác toàn diện trên 7 tỉnh biên
giới của Việt Nam, như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Quảng Ninh. Người Trung Quốc được hưởng qui chế "bất xâm phạm"
từ khi có mặt tại Việt Nam để thi hành công tác khai thác toàn diện trên lưng
người Việt Nam.
“Hai bên nhất trí tăng
cường hơn nữa sự hợp tác giữa các tỉnh, khu vực của hai nước, nhất là giữa 7
tỉnh của Việt Nam: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Quảng Ninh, hợp tác toàn diện với 4 khu tự trị của Trung Quốc gồm có: Quảng
Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam”.
Trước hết Trung Cộng muốn
Việt Nam hội nhập với 4 khu tự trị để trở thành 5 khu tự trị gồm có: Mãn, Tạng,
Hồi, Mông và khu tự trị mới là Việt Nam. Và cờ Trung Cộng trở thành 6 ngôi sao
mà VN đã dùng để chào mừng Tập Cận Bình vừa qua.
Thực tế là chỉ có 3 tỉnh
của Trung Cộng mà đòi hợp tác toàn diện với 7 tỉnh Việt Nam, tạo điều kiện dễ
dàng và hợp pháp cho thương lái, nhân viên Trung Cộng được đi khắp mọi nơi để
nắm tình hình các mặt, biết rõ địa hình địa vật, đường đi lối về, tài nguyên,
khoáng sản, đặc sản để khi cần thì xử dụng.
Trên Facebook, nhà bình
luận Trần Trung Đạo nêu nhận xét như sau: “Đọc bản tuyên bố chung mới thấy số
phận chùm gởi của CSVN phụ thuộc sâu xa vào cây cổ thụ già Cộng Sản Trung Quốc
đến mức độ nào. Sự khiếp nhược và ươn hèn thể hiện rõ đến mức chỉ trong một văn
bản 8 điểm mà có tổng cộng 29 lần “nhất trí”.
7* Cộng Sản Việt Nam bị
cấy sinh tử phù
Trung Cộng đang nắm trong
tay những con bài tẩy bằng văn bản chính thức đã được các lãnh đạo CSVN ký và
cam kết thi hành. Công hàm bán nước Phạm Văn Đồng chỉ là con bài thứ nhất mà
thôi. Những lá bài khác như biên bản bí mật ở Thành Đô năm 1990 và những bản
tuyên bố chung đã được ký kết như đã nêu trên.
Thiên la địa võng đã bày ra
để khống chế và trừng trị Hán ngụy Việt Nam nếu phản chủ. Các vị trí chiến lược
chủ yếu như rừng đầu nguồn, Lào, Campuchia, Tây Nguyên, hệ thống giao thông cao
tốc xuyên Việt…và những sư đoàn của đạo quân thứ năm dưới lớp áo công nhân,
thương nhân…khiến cho số phận của lãnh đạo CSVN thê thảm như con cá nằm trên
tấm thớt của Trung Cộng.
Khi Tập Cận Bình niệm
thần chú thì bộ tứ “hùng dũng sang trọng” vừa ôm đầu vừa gật đầu lia lịa.
8* Vì sao Trung Cộng
không muốn đưa nội vụ ra tòa án quốc tế?
Ngày 2-6-2014 báo South
China Morning Post tường thuật rằng ngày 1-6-2014 Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn
Chí Vịnh cho biết Hà Nội vẫn chưa quyết định bao giờ sẽ yêu cầu toà án trọng
tài quốc tế phân xử tranh chấp, nhưng nói đó là tùy thuộc vào hành động của
Trung Quốc.
Trước đó, Nguyễn Tấn Dũng
cũng cho biết là VN đã chuẩn bị bằng chứng cho hồ sơ pháp lý nầy, nhưng mọi
việc sẽ do Bộ Chính Trị quyết định.
Ông Trần Công Trục,
nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ lại lên tiếng là kiện chẳng ăn thua gì.
Có thể dùng câu “Đừng
nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm” để biết bản chất
của CSVN trong vấn đề nầy.
Vì sao Trung Cộng không
muốn nội vụ được đưa ra toà án quốc tế?
Không phải TC sợ bị thua
kiện, vì họ đã có khả năng vô hiệu hóa vụ kiện 100% bởi quyền phủ quyết ở
HĐ/BA/LHQ, mà cũng không phải vì Trung Cộng sợ dư luận quốc tế, vì nếu sợ thì
đã không làm ngang tàng như thế..
Điều mà Trung Cộng mong
muốn là “những mâu thuẩn trong gia đình” phải để gia đình giải quyết. Tập quán
Á Đông là nếu đưa chuyện nôi bộ gia đình ra ngoài thì chẳng khác gì “vạch áo
cho người xem lưng”. Điều Trung Cộng muốn là Việt Nam phải là một trong đại gia
đình các dân tộc Trung Quốc mà Nguyễn Văn Linh đã lặn lội từ Hà Nội đến Thành
Đô để thỉnh cầu hồi năm 1990.
Đây là phép thử, xem CSVN
có đủ can đảm để thoát ra đại gia đình các dân tộc TQ đó không?
Nếu quan sát kỹ những
tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Chí Vịnh và Trần Công Trục nêu trên, thì
có thể đoán được lãnh đạo CSVN vẫn còn hèn nhát, vì không dám phản chủ, nên chỉ
dám nói mà không dám làm. Hơn nữa Việt Cộng đã bị cấy sinh tử phù và niền chiếc
vòng kim cô lên đầu rồi thì chẳng còn hành động can đảm nào nữa cả.
Hãy chờ xem!
9* Kết luận
Giả sử như Wikileaks
không tiết lộ biên bản bí mật ở hội nghi Thành Đô năm 1990, hoặc xem như không
có nó, thì những hành động của đảng CSVN cũng đã bị lên án là bán nước, hèn
nhát vì đã đặt đất nước, dân tộc Việt Nam dưới tay bọn Trung Cộng. Sự thật hiển
nhiên đó không thể vối cãi được.
Việt Nam đã lệ thuộc vào
Trung Cộng từ lâu rồi. Ông Vương Gia Thụy, Trưởng ban Đối ngoại Trung Cộng, đã
nêu những bằng chứng cho thấy Việt Nam đã được sát nhập vào Trung Cộng, như
sau: “Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác chiến lược toàn diện. Cơ chế xã hội
giống hệt nhau. Con đường phát triển tương tự như một. Quan hệ hai nhà nước ổn
định và cùng một mục đích phát triển chấn hưng sự nghiệp Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Đảng CSVN là tội đồ của
dân tộc. Hãy đối chiếu với di chúc của vua Trần Nhân Tông thì thấy rõ ngay. Nhà
vua di chúc: “Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền
nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhũ nầy như là
một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau” (Vua Trần Nhân Tông)
“Các vua Hùng có công
dựng nước. Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước!”.
Trúc Giang
Minnesota ngày 4-6-2014
---------------------
Nguồn :
Trần
Vũ - Quân đội Công dân
Chủ Nhật, ngày 15 tháng 6 năm 2014
Khiếm khuyết lớn của Quân đội Nhân dân và Viện
Sử học Hà Nội là đã chịu chi phối bởi cách nhìn quân sử của Hồng quân Sô Viết
về Âu châu, và của Hồng quân Trung quốc về Á Châu, trong một thời kỳ dài.
Khiếm khuyết lớn của dân tộc Việt là đã say mê
khía cạnh chính trị của chiến tranh mà lãng quên khía cạnh thuần học thuật,
quân sự của chiến tranh. Clausewitz nổi tiếng với mệnh đề thường xuyên được
trích dẫn: "Chiến tranh là cánh tay nối dài của chính trị." Nhưng Clausewitz
không viết duy nhất một mệnh đề này, mà soạn thảo tám tổng tập Cẩm nang Chiến
tranh mà cho đến phút này vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt, ngay cả tóm lược.
Clausewitz không duy
nhất. August von Gneisenau, Gerhard von Scharnhorst, Helmuth von Moltke và
Alfred von Schlieffen là những gương mặt đã cải cách quân đội Phổ, đưa quân đội
này từ vị trí thảm bại trước quân Nã Phá Luân đến vị trí thống trị ở Âu châu
trong suốt thế kỷ 19 sang đến đầu thế kỷ 20. Có thể kể thêm Hans von Seeckt, đã
xây dựng nền móng cho quân đội Wehrmacht.
Clausewitz là một lý
thuyết gia quân sự. Gneisenau mới thật sự là một nhà cải cách. Lịch sử quân đội
Phổ đánh một khúc quanh quan trọng sau các thảm bại Jena, Auerstaedt trước đại
quân Nã Phá Luân. Tập thể sĩ quan ưu tú đặt câu hỏi: Làm cách nào để ngăn chặn
sức bành trướng của đế chế Pháp? Xây dựng sức mạnh của quân đội Phổ từ đâu?
Những câu hỏi mà quân nhà Nguyễn đã không đặt ra và Quân đội Nhân dân chưa tìm
thấy câu trả lời trước uy hiếp của Giải Phóng quân Trung quốc. Các công trình
suy nghiệm của Clausewitz, Gneisenau và Scharnhorst đều được biên soạn ở thời
kỳ này, khi quân đội Phổ thất thế, ở dưới đáy cùng của bất lực. Điều cần nhấn
mạnh là những công trình này, bên cạnh việc tập trung nghiên cứu tìm cách triệt
tiêu sức mạnh quân sự của quân đội Pháp, ở cả hai mặt học thuyết và chiến
thuật, trong tấn công cũng như trong phòng ngự, còn giải quyết những câu hỏi
khái quát, trừu tượng, bằng những giải đáp thực tế.
Gneisenau và
Scharnhorst định nghĩa tức khắc, sức mạnh của một quân đội nằm trong 7 yếu tố:
Học thuyết, phương tiện, tổ chức, quân số, tinh thần, địa lý và tính tự trị độc
lập của quân đội đó. Phải có học thuyết rồi mới có thể vận dụng phương tiện
thích ứng để tổ chức, và phải có tổ chức mới có thể thâu nạp, huấn luyện, võ
trang, khiển dụng hữu hiệu quân số mà tinh thần làm nên sức mạnh.
Nếu sức mạnh
này còn tùy thuộc vào địa lý của vùng đất phải tấn công hay phòng thủ, sức mạnh
đó chỉ đạt đến viên mãn nếu tập thể quân đội có được sự tự trị độc lập với giới
chức chính trị nắm giữ hành pháp mà các mục tiêu thường ngắn hạn không cho phép
thực hiện một học thuyết chiến tranh lâu dài. Tất cả khái niệm về quân đội của
Gneisenau và Scharnhorst thâu tóm trong khái quát căn bản này.
Trong 7 yếu tố, 3 yếu
tố được xem tối quan trọng: Tinh thần, học thuyết và tính độc lập tự trị. Tinh
thần không giản dị là tinh thần trách nhiệm, tinh thần tổ chức, tinh thần kỷ
luật, hay tinh thần chiến đấu. Đây là những tinh thần phụ, cần có một tinh thần
xương sống, xuyên suốt qua 7 yếu tố, để từ tinh thần này nảy sinh các tinh thần
phụ kể trên.
Gneisenau viết:
"Tập thể quân nhân tìm sức mạnh trong tập thể công dân mà trách nhiệm
ngang bằng với dân quyền."
Tuy ăn lộc triều đình,
Gneisenau đã yêu sách: Phải đặt khái niệm công dân lên trên khái niệm thần dân
của Phổ hoàng. Đặt khái niệm Quyền lợi Dân sự ngang bằng với khái niệm Nghĩa vụ
Quân sự. Có trách nhiệm thì phải có quyền lợi. Có thi hành thì phải có tham dự.
Lòng ái quốc vô điều kiện phải chuyển hoán thành lòng ái quốc có điều kiện. Một
cách vắn tắt: Tinh thần công dân.
Trước những tấn công
của phái bảo hoàng, Gneisenau phân tích: Một tập thể quân nhân không thể thiếu
tinh thần chủ đạo cho tất cả các quyết định. Tinh thần này không thể là tôn
giáo, vì một dân tộc không thuần một tôn giáo, vì tôn giáo không cho phép những
tư duy khoa học với những phương pháp khoa học. Tôn giáo cũng dễ đẩy đến những
quyết định không chiến lược mà thuần đức tin.
Còn lại tinh thần ái quốc. Nhưng
lòng ái quốc là một tình cảm trừu tượng, thiếu cụ thể, dễ biến thiêng và dễ bị
ngụy tạo. Tinh thần ái quốc thăng giảm tùy theo đạo đức chính trị của giới cầm
quyền. Tinh thần ái quốc có thể dẫn đến sa ngã, làm chán nản, bất mãn, ly khai,
khi đạo đức chính trị suy thoái, tác động đến hiệu năng chiến đấu của quân đội.
Ngược lại, an nguy của một quốc gia không giới hạn vào một tập thể hành pháp mà
có thể có nhiều chính quyền kế tục nhau nắm giữ hành pháp.
Do vậy, quân đội cần
phải tự trị, độc lập với chính trị, để có thể giữ được sức mạnh tinh thần của
quân đội trong bất kỳ mọi hoàn cảnh.
Có nghĩa vụ, phải có quyền lợi. Quyền lợi
của công dân trong xã hội là được tham gia việc nước. Quyền lợi của công dân
trong quân đội là được tham gia giữ nước ở vị thế bình đẳng với giai cấp quý
tộc. Tinh thần công dân phải là tinh thần của quân đội.
Viết thành văn bản, đề
nghị canh tân nền tảng, và hành động, Gneisenau xứng đáng là một gương mặt cải
cách.
Phổ hoàng Friedrich
không tầm thường, đã chuẩn y. Nhiều lý lẽ viện dẫn Phổ hoàng không có chọn lựa
vì cần tập hợp toàn dân, toàn quân, chống lại Nã Phá Luân. Giải thích này đúng
hoặc sai, không quan trọng. Điều quan trọng là Gneisenau và Scharnhorst đã san
bằng giai cấp quý tộc, tuy vẫn hiện diện, thăng thưởng ngạch trật, giao phó
trọng trách, sẽ dựa trên khả năng mà không còn trên giai cấp. Hàn lâm viện danh
tiếng Bá Linh mở cửa cho các sĩ quan xuất thân từ giới thợ thuyền, bình dân và
nông dân. Sự kết hợp toàn dân, ở cùng một vị trí công dân, làm nên sức mạnh của
tân quân đội Phổ, trở thành một quân đội quốc gia, thay vì quân đội riêng của
Phổ hoàng.
Cùng với Gneisenau,
Scharnhorst bắt buộc tất cả các sĩ quan đều phải tốt nghiệp học viện quân sự,
không còn sĩ quan chỉ có khả năng thuần trận mạc mà thiếu kiến thức tham mưu,
khoa học, quản trị. Từ 3 hàn lâm viện ban đầu ở Bá Linh, Königsberg, Breslau ―
Scharnhorst cho xây thêm 10 Kriegschule, học viện chiến tranh, trên khắp lãnh
thổ: Anklam, Cassel, Dantzig, Erfurt, Glogaw, Hanovre, Hersfeld, Neisse,
Postdam và Munich. Nếu Gneisenau khái quát, còn Clausewitz tổng hợp học thuyết,
thì Scharnhorst đào tạo và quảng bá tư tưởng của Gneisenau và Clausewitz. Trong
canh tân, Scharnhorst đặt dấu nhấn lên hệ thống giáo dục quân nhân.
Chưa đầy một thập niên
sau trận Jena, quân Phổ chiến thắng ở Leipzig rồi Waterloo. Nếu hai chiến thắng
này chưa thể xem là thành quả của canh tân vì có sự tham gia của liên quân
Nga-Áo tại Leipzig và liên quân Anh-Áo tại Waterloo, đến chiến thắng Sedan về
sau của Moltke, nhận đầu hàng của Nã Phá Luân đệ tam ngay tại mặt trận và giành
lại hai tỉnh lỵ Alsace và Lorraine, có thể xem công trình canh tân của
Gneisenau, Scharnhorst và Clausewitz đã hoàn tất. Số sĩ quan xuất thân bình dân
đã chiếm ¾, tuy chưa lên đến thượng tầng, các sĩ quan này đã hiện diện ở các
chức vụ trung cấp: trung đoàn phó, trung đoàn trưởng, phó phòng hành quân, phụ
tá tham mưu, và suy nghĩ Clausewitz trở thành suy nghĩ của quân đội Reichswerh.
Ngoài kết quả chiến
trường, cải tổ của Gneisenau còn mang tính chất căn bản: Quân đội Phổ sẽ từng
bước đặt sứ mệnh quốc gia trên sứ mệnh hoàng gia, và đặt quyền lợi của dân tộc
trên quyền lợi của dòng họ Hohenzollern đang trị vì. Quyết định đơn phương chấm
dứt chiến tranh một thế kỷ sau, vào tháng 11-1918, yêu cầu Phổ hoàng Wilhelm
thoái vị để quốc gia không bị chiếm đóng, để có thể giữ được tiềm năng của quân
đội cho phép phục hưng về sau, là những quyết định của một quân đội quốc gia,
không phải của một quân đội hoàng gia, của một tập thể sĩ quan công dân, không
phải của một tập thể sĩ quan thần dân.
Khái niệm quân đội
công dân là khái niệm bảo vệ quyền lợi chung của đất nước, thay vì bảo vệ một
giai cấp, một cung đình.
Đối với Quân đội Nhân
dân, tập thể cán bộ binh sĩ cần đặt câu hỏi: Quân đội Việt Nam phục vụ dân tộc
hay Đảng cầm quyền? Đã thật sự bình đẳng giai cấp trong quân đội hay vẫn còn
“Hồng hơn Chuyên”? Một sĩ quan thao lược tài năng có được trọng dụng nếu không
vào Đảng? Hệ thống Chính ủy thi hành lệnh Đảng có đi ngược với sứ mệnh bảo vệ
tổ quốc?
Quốc gia đang cần một
quân đội độc lập với chính trị, vì chỉ một quân đội tự trị mới không trở thành
công cụ của một đảng phái cầm quyền. Canh tân, là hướng về một Quân đội Công
dân thay vì một Quân đội Đảng viên.
Trần Vũ
Nguyễn Trọng Vĩnh/BVN - Thư ngỏ gửi Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng
Thứ Hai, ngày 16 tháng 6
năm 2014
Thưa Tổng bí thư,
Dù có danh nghĩa là
Đảng lãnh đạo thì Đảng cũng là một thành phần và nằm trong Tổ quốc Việt Nam.
Thế mà khi Trung Quốc đặt giàn khoan 981HD lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của ta mà Hội nghị trung ương 9 không có ý kiến phản đối, dư luận
dân chúng cho là Đảng Cộng sản không chống sự xâm lược của Trung Quốc.
Tổng bí thư quá tin những nhà lãnh đạo Trung
Quốc, quá trung thành với phương châm “16 chữ, tinh thần 4 tốt” do họ đề ra và
quá tin vào hai Đảng cộng sản “cùng chung ý thức hệ” nên quá thân Trung Quốc,
không cho làm điều gì mất lòng họ.
Trên thực tế, có bao giờ nhà cầm quyền Trung
Quốc thực hiện “16 chữ, 4 tốt” chính họ đề ra đâu vì chiêu bài thâm hiểm “16
chữ, 4 tốt” họ đề ra chỉ cốt để ru ngủ, trói chân trói tay các nhà cầm quyền
Việt Nam mà thôi. Ngược lại Trung Quốc không ngừng phá ta về kinh tế, can thiệp
nội bộ ta về chính trị, đe dọa, lấn cướp ta về quân sự và làm biết bao nhiêu
điều tàn ác trên vùng biển của ta.
Chỉ kể từ năm 1988 họ đưa tàu chiến đến chiếm
đảo chìm Gacma trong quần đảo Trường Sa, vì lúc đó ông Lê Đức Anh lệnh cho bộ
đội ta không được nổ súng chống lại. Biết bao nhiêu lần họ bắn chìm tàu của ngư
dân ta, bắn chết ngư dân ta, họ phá cáp của tàu Bình Minh và Viking II của ta
thăm dò khảo sát trên vùng biển của ta. Họ lập cái gọi là huyện Tam Sa bao
chiếm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta, lập căn cứ quân sự ở đó
làm tiền đồn để tiến tới bá chiếm biển Đông. Chả nhẽ Tổng bí thư không biết
tình hình như trên? Hành động của người bạn láng giềng hữu nghị là như thế đấy!
Cũng không phải băn khoăn về việc Trung Quốc
đã giúp ta trong hai cuộc kháng chiến mà phải nhẫn nhịn nữa vì họ giúp ta trong
đó có lợi ích của họ và cũng là thực hiện chính sách bành trướng mềm hòng kéo
ta vào quỹ đạo của họ. Giúp ta nhưng trong Hội nghị Giơneve, Chu Ân Lai lại
phản bội ta khiến nước ta bị chia cắt thành hai nửa trong thời gian dài, 20 năm
mất bao xương máu mới thống nhất được. Độc ác nhất là phía biên giới Tây Nam,
Trung Quốc trang bị cho bọn diệt chủng Polpot đánh phá bắn giết dân ta, phía
Bắc thì Đặng Tiểu Bình huy động 60 mươi vạn quân giết hại nhân dân và tàn phá
triệt để các tỉnh biên biên giới của ta. Thế là họ đã đòi nợ quá mức về sự viện
trợ cho ta, tự họ xóa mọi ân nghĩa, còn đâu tình hữu nghị Trung Việt?
Tuy Đảng Trung Quốc và Việt Nam đều có tên là
Đảng cộng sản nhưng làm gì có cùng chung ý thức hệ mà phải gắn bó với nhau?! Từ
khi Đặng Tiểu Bình phát biểu “mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo
tốt” thì thực tế Trung Quốc đã vứt bỏ chủ nghĩa xã hội và đi con đường tư bản
chủ nghĩa rồi tuy họ vẫn nêu là “xây dựng XHCN mang màu sắc Trung Quốc”.
Chính
vì bằng mọi thủ đoạn thực dụng, đi con đường tư bản chủ nghĩa một cách ma lanh
mà hơn 30 năm nay Trung Quốc phát triển vượt bậc, trỗi dậy thành cường quốc ở
châu Á. Thêm nữa, họ đương thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” để trở thành một
kiểu đế chế bá chủ khu vực, tiến lên bá chủ toàn cầu. Còn ở ta cũng cứ nêu là
xây dựng XHCN nhưng từ khi mô hình XHCN Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, có ai hình
dung ra mô hình XHCN mới nó như thế nào, tiêu chí ra sao, và thực tế trong xã
hội Việt Nam hiện nay, cái gì là CNXH, đố ai chỉ ra được. Cứ nói “cùng chung ý
thức hệ” – thật là hão huyền!
Tôi không phản đối giữ tình hữu nghị giữa nhân
dân hai nước nhưng tôi phản đối các thế hệ cầm quyền Trung Quốc luôn ấp ủ mưu
đồ nô dịch Việt Nam.
Từ tình hình thực tế nêu trên đây, mong rằng
Tổng bí thư nên có suy nghĩ để thay đổi. Trung Quốc đưa giàn khoan 981HD có hơn
trăm tàu các loại xâm lấn chủ quyền nước ta, phun vòi rồng làm hư hại, đâm
thủng tàu cảnh sát biển của ta, đâm chìm tàu, làm chết ngư dân ta, thái độ ngày
càng hung hãn, ngang ngược. Tốt nhất là Tổng bí thư quay lại cùng toàn dân đấu
tranh quyết liệt về chính trị, ngoại giao, pháp lý (ta tránh đối đầu quân sự
với họ trừ phi Trung Quốc gây chiến đánh ta) để bảo vệ chủ quyền và độc lập, tự
chủ, thoát ra khỏi vòng tay nham hiểm của bành trướng Đại Hán.
15 tháng 8 tới, do mùa mưa bão đến, Trung Quốc
có thể tạm rút giàn khoan đi đến nơi nào đó lẩn tránh, không nên ảo tưởng là
tình hình sẽ trở lại bình thường như cũ .
Việt Nam có chính nghĩa, được dư luận thế giới
ủng hộ, lúc này là thời cơ, phải kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế để ngăn chặn
sự xâm lăng của họ. Tuyệt đối không nên bỏ lỡ. Nếu còn chần chừ, e ngại không
đấu tranh đến cùng thì ngày Việt Nam ta trở thành thuộc quốc của bành trướng
Đại Hán không còn xa.
Đề nghị Tổng bí thư dỡ bỏ mọi rào cản để cho
dân tộc đấu tranh sinh tồn và Tổng bí thư không phải chịu trách nhiệm nặng nề trước
lịch sử.
Kính chào,
N. T. V.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết