'Lúc đầu tôi cũng rất mến ông
Hồ'
Cập nhật: 15:14
GMT - thứ sáu, 5 tháng 9, 2014
Cuốn Đèn Cù đưa ra nhiều
chi tiết mới gợi ý 'thâm cung bí sử' về lãnh tụ và Đảng CS Việt Nam.
Tác giả cuốn tự truyện 'Giới thiệu “ÐÈN CÙ, Số phận Việt Nam dưới chế độ
cộng sản” của TRẦN ÐĨNH (Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh) |
Văn Việt' nói với BBC lúc đầu ông đã 'rất mến' ông Hồ Chí Minh, trước khi
vị cố Chủ tịch của Việt Nam thay đổi 'lập trường' và ngả theo ông Lê Duẩn cùng
các lãnh đạo lớp đàn em.
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Trao đổi với BBC, nhà
văn Trần Đĩnh, một cây bút từng viết cho các tờ Sự Thật, Nhân Dân của Đảng Cộng
sản Việt Nam, nói:
Các bài liên quan
- 'Đèn Cù
là tiếng kêu đau' của tôiNghe09:41
- Nghĩ
về Di chúc của Cụ Hồ
- Hé lộ
chi tiết ướp thi hài Hồ Chủ tịch
Chủ đề liên quan
"Ông Hồ mà tôi đi theo
thì lúc đầu tôi rất mến ông ấy, nhưng mà cuối cùng tôi nói thật tôi tâm sự là
'thất tình' trong quyển ấy."
Nhà văn giải thích lý do
làm ông 'thất vọng' với vị cựu lãnh tụ cộng sản.
"Bởi vì tôi thấy
cuối cùng ông Hồ thua ông Lê Duẩn. Ở ngoài cuộc rất khó hiểu. Mới đầu hội nghị
Trung ương lần thứ 9, tức là Hội nghị Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Duẩn, Tổng
Bí thư bắt đầu ngả theo đường lối Trung Quốc để đánh, phát động chiến tranh.
"Thì lúc đầu cụ Hồ,
ông Hồ ông không tán thành. Cụ Hồ không biểu quyết mà đó bắt đầu bi kịch của
cụ.
"Nhưng mà tôi đinh
ninh cụ phải là người kiên cường đấu tranh chống lại, thì cụ không."
Mở bằng chương trình
nghe nhìn khác
Người từng được giao
chấp bút tiểu sử chính thức hay các dự án hồi ký, tự truyện của nhiều lãnh đạo
cao cấp của Đảng Cộng sản, trong đó có cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải thích thêm
về quan điểm riêng của ông về cố lãnh tụ.
"Thực ra đối với
con người, tôi không có gì gọi là ác cảm, không có chuyện gì đâu, nhưng vấn đề
bắt đầu là khi đứng trước những cái lớn, tôi đinh ninh cụ sẽ là người đứng ra
cầm trịch, thì cuối cùng cụ cũng để cho bị ông Lê Duẩn ông kéo theo."
Vẫn theo tác giả Đèn Cù,
một số lãnh tụ khác của Đảng Cộng sản, như ông Trường Chinh, cố Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản VN, cũng 'ngả' lập trường như trường hợp của cố Chủ tịch Việt
Nam.
Ông Trần Đĩnh nói thêm:
"Ông Trường Chinh rủ tôi đi viết hồi ký cho ông ấy, mà lúc bấy giờ tôi
quan niệm ông ấy viết hồi ký là ông ấy định tập hợp lực lượng, ông ấy không
bằng lòng ngả theo Trung Quốc.
"Cuối cùng ông ấy
chính ông ấy lại là người tán thành Trung Quốc đúng. Tôi cũng lại dứt tình với
ông Trường Chinh."
'Thâm cung bí sử'
"Tôi sống lúc ấy
thì tôi biết chứ, ví dụ như chuyện Cụ có những cái này, cái nọ thì bạn bè tôi
nói, thì biết thôi. Chứ còn bây giờ nói lại thì thực là khó"
Nhà văn Trần Đĩnh
Trong cuốn sách mới được
xuất bản ở hải ngoại, tác giả Trần Đĩnh đã đề cập nhiều chi tiết được cho là có
tính 'thâm cung bí sử' về nội bộ Đảng Cộng sản, trong đó có nhiều thông tin
liên quan các 'góc khuất' về nhân cách, đời tư của nhiều lãnh tụ, từ ông Hồ Chí
Minh, tới ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ v.v...
Về cố Chủ tịch Hồ Chí
Minh, một số thông tin trong cuốn sách gợi ý rằng ông
Hồ chính là người đã cải trang 'đeo râu' theo dõi vụ đấu tố địa chủ đầu tiên ở
Việt Nam.
Và chính lãnh tụ này
là người đã trực tiếp 'viết báo kết tội đích danh' một nữ địa chủ kháng chiến,
bà Nguyễn Thị Năm, cũng như đã đả kích giai cấp địa chủ, chứ không phải là 'vô
can', hay 'không hề biết' như vẫn được báo chí và lịch sử đảng Việt Nam 'tuyên truyền',
giải thích.
Một số chi tiết khác gợi
ý cố lãnh tụ này có các mối quan hệ với một số phụ nữ, điều chưa bao giờ được
các tài liệu, văn kiện, báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam công bố hoặc đề cập.
Khi được hỏi về tính
chân thực và căn cứ của các 'sự thực' này, nhà văn Trần Đĩnh nói:
Trần Đĩnh có nhiều cơ
hội tiếp cận các lãnh tụ ở đỉnh cao quyền lực của Đảng CSVN một thời.
"Tôi sống lúc ấy
thì tôi biết chứ, ví dụ như chuyện Cụ có những cái này, cái nọ thì bạn bè tôi
nói, thì biết thôi. Chứ còn bây giờ nói lại thì thực là khó.
"Hiện nay tôi còn
có người bạn là Phan Kế An, con cụ Phan Kế Toại, họa sỹ, anh ấy biết chuyện,
anh ấy đến vẽ cho cụ.
"Anh đến vẽ cho cụ,
thì anh ấy nói chuyện. Hiện nay anh Phan Kế An vẫn sống."
Trao đổi BBC mới đây về
Trần Đĩnh, nhân sự kiện cuốn Đèn Cù ra mắt ở hải ngoại, nhà văn Vũ Thư Hiên,
tác giả "Đêm giữa ban ngày" và dịch giả "Bông Hồng vàng"
nói:
"Ông Trần Đĩnh là
một người viết báo từ trước, làm nhiều ở báo Nhân dân, có một thời gian ông ấy
làm việc trong văn phòng của ông Trường Chinh.
"Nếu chúng ta tìm
văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần
với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể
đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy"
Nhà văn Vũ Thư Hiên
"Chúng tôi quen
nhau cũng khá lâu và sau khi có vụ Xét lại chống Đảng nảy ra thì ông Trần Đĩnh,
lúc đó đang làm ở báo Nhân dân, cũng bị trấn áp, nhưng không bị đi tù như chúng
tôi mà người ta chỉ bắt đi lao động, bắt đi làm những công việc khác thôi.
"Ông Trần Đĩnh là
người viết nhiều mà thường thường viết cho những người cầm quyền cao cấp, đối
với họ, ông Trần Đĩnh là một người được tín nhiệm, viết rất là tốt."
'Kiểm chứng sự thực'
Về tính chân thực và cơ
sở của những 'sự thực' được ông Trần Đĩnh đề cập, như những chi tiết 'góc
khuất' về đời tư của Hồ Chủ tịch, ông Vũ Thư Hiên bình luận:
"Thực sự ra tất cả
những việc đó nó nằm trong vòng bí mật của Đảng, nếu chúng ta tìm văn bản thì
không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở
đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được
những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn
đáng tin.
Trần Đĩnh (thứ năm, trái
sang) từng được ông Trường Chinh (thứ sáu) mời viết hồi ký.
"Bởi vì thực sự bây
giờ nếu chúng ta muốn tìm hiểu những con người ở trong giai đoạn đó thì chỉ có
sự kể lại của các nhân chứng, chứ còn nếu chúng ta cứ đòi hỏi có một văn bản
như là trong văn bản học, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được tới điều đó,
với lại cách hành xử với lịch sử của Đảng Cộng sản."
Có ý kiến cho rằng có
thể không lâu nữa, nhiều bí mật được cho là "thâm cung bí sử",
"tuyệt mật" của Đảng, như góc khuất trong đời tư, nhân cách của nhiều
cựu, cố lãnh đạo Đảng, cùng các cuộc 'tranh chấp quyền lực' nội bộ, hay những
"sai lầm nghiêm trọng" của Đảng, Chính quyền theo nhiều con đường
khác nhau sẽ được công bố, bạch hóa.
"Vì được nói ra ở
những người có thẩm quyền, ở những người gần với cơ chế quyền lực, gần với sự
thật nhất, cho nên tính khả tín, tính xác thực của nó là cao. Và một việc như
vậy sẽ giúp soi rọi nhiều vấn đề của lịch sử"
Nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên
Trước câu hỏi, nếu có
chuyện đó, thì khi ấy việc xác lập lại 'sự thực lịch sử', nhất là trong mắt các
thế hệ trẻ, thế hệ tương lai và người dân Việt Nam có dễ dàng hay không, nhà
phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà Văn Hà Nội, nhân dịp này nói
với BBC:
"Giống như 'Đèn Cù'
hoặc là cuốn trước đây của Vũ Thư Hiên 'Đêm giữa ban ngày', rồi 'Mặt thật' và
nhiều cuốn khác nữa, thì thứ nhất, tôi phải nói đến chữ 'cần thiết', vì được
nói ra ở những người có thẩm quyền, ở những người gần với cơ chế quyền lực, gần
với sự thật nhất.
"Cho nên tính khả
tín, tính xác thực của nó là cao. Và một việc như vậy sẽ giúp soi rọi nhiều vấn
đề của lịch sử, và nó cũng sẽ giúp cho việc bạch hóa cũng như là việc làm sáng
tỏ, rõ ràng những vấn đề.
"Điều đó bây giờ là
một nhu cầu, nhu cầu của thời đại, nhu cầu của người dân, nhu cầu được thông
tin và tiếp cận thông tin, và các thông tin được nói ra ở những người hoặc
những cấp có thẩm quyền," nhà phê bình nói với BBC.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết