QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Sunday, October 26, 2014

Một con người lịch sử - (Lm. VĨNH SANG, DCCT)

 
On Friday, October 24, 2014 8:13 PM, Trucie D.  wrote:

Một con người lịch sử - (Lm. VĨNH SANG, DCCT)

Ngô Đình Diệm-50 năm:Bí ẩn Lịch Sử VN



image





Preview by Yahoo





VRNs (25.10.2014) – Sài Gòn- Hôm qua, một người bạn nhắc tôi đi thăm mộ Cụ Ngô Đình Diệm, tôi chợt nhớ đã gần đến ngày giỗ của Cụ, nhanh thật, 52 năm rồi, từ năm 1963 xa tắp đến bây giờ, thời gian qua nhanh, nhiều thay đổi, thời gian quá dài đủ để trắng đen tỏ bày trong lịch sử công minh.

Nhớ những năm xưa, hai ngôi mộ lạnh lùng trong nghĩa trang rộng mênh mông giữa lòng thành phố, người ta còn bảo tên khắc trên mộ không đúng như vậy, dười phần mộ Huynh là Đệ, dưới phần mộ Đệ là Huynh ! Chết rồi vẫn chưa yên mồ mả, hận thù và gian ác thật khủng khiếp. Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi “ban” cho thành phố một khoảng trời thinh lặng, nhẹ nhàng mênh mang và sâu lắng, bầu khí nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi mang lại cho con người khung trời sống hồi tâm. Tuổi trẻ Sàigòn chúng tôi vẫn tìm đến mỗi khi mỏi mệt với những quay cuồng của thế sự, suy ngẫm và trải lòng cùng cỏ cây mây gió, cảm giác nhẹ nhàng và bình an sau những giây phút dạo chơi trên con đường già nua giữa nghĩa trang im ắng, lá vàng không ngừng rơi rụng dưới những bước chân lạnh lùng.

Năm mươi hai năm qua rồi, thời gian đủ để phơi bày khá nhiều sự, lịch sử nhân loại cũng như lịch sử đất nước này đảo lộn nhanh đến chóng mặt, nhiều điều bất ngờ nhưng cũng có nhiều điều tất yếu, chẳng cần bàn đến chuyện công-tội, đã có lịch sử làm rõ cuộc đời. Nhớ đến Cụ trong ngày giỗ sắp tới, những điều rút ra được cho bài học làm người nhất là làm người Kitô hữu thật cần thiết cho mỗi người chúng ta, bậc tiến bối cũng như kẻ hậu sinh.

Con người có nhân cách
Nhiều tài liệu dần dần được bạch hóa, xóa vĩnh viễn nhưng câu chuyện đàm tiếu, đơm đặt, vu khống một cách thô lỗ về con người Ngô Đình Diệm. Từ cách ăn mặc, cách tiếp xúc, cách ứng xử với người thân trong gia đình, với người cộng tác, đến chương trình sống và làm việc mỗi ngày của Cụ, tất cả cho chúng ta thấy Cụ là một con người có nhân cách.

Những câu chuyện dựng đứng về đời tư của Cụ chỉ cần 50 năm thôi đã trở thành những trò hoàn toàn bịa đặt một cách độc ác và hèn hạ. Cho đến nay, không một tài liệu nào có thể dẫn chứng về bất kỳ một mối quan hệ bất xứng nào của Cụ với người khác. Với cô em dâu Ngô Đình Nhu, hơn 50 năm sống âm thầm im lặng không một điều tiếng, bà mất đi mang theo những hình ảnh thật đẹp về con người Bà và về người anh đáng kính của chồng Bà. Thời gian thật nhiệm mầu.

Cái cách của Cụ Diệm đã sống, yêu thương và bao bọc mọi người, lấy sự sống phồn thịnh của người dân làm mục đích, lấy sự độc lập của dân tộc làm kim chỉ nam, lấy sự bình an và mạng sống của nhiều người làm tôn chỉ, và nhất là những quyết định của Cụ trong những giờ phút cuối đời để không phải đổ máu nhiều người, càng làm nổi bật những nét nhân cách này.

Con người có đạo đức
Tài liệu để lại về Cụ cho thấy rõ Cụ là con người rất đạo đức, những tấm ảnh chụp mỗi sáng Cụ vào Nhà Nguyện để dâng Thánh Lễ và quỳ cầu nguyện lâu giờ như một thầy tu. Những lần xuất ngoại công tác, Cụ không ở trong nhà khách với các tiện nghi sang trọng dành cho quốc khách, Cụ tạm trú trong một Tu Viện gần nơi làm việc, vẫn tiếp tục dành giờ để cầu nguyện riêng trong bầu khí thánh thiêng.

Trong ngày cuối cùng của cuộc đời nhân thế, nơi Cụ chọn để tạm trú lại cũng là một ngôi Nhà Thờ, Nhà Thờ Cha Tam trong Chợ Lớn. Cụ đã dành những giờ phút đầy nhiễu nhương tao loạn cuối đời cho việc cầu nguyện trước khi gọi điện nộp mình cho những người sẽ sát hại Cụ. Có kẻ độc miệng cho rằng Cụ đóng kịch, vậy ai đó hãy cứ thử đóng kịch được như vậy?

Con người bị phản bội
Bên cạnh những tia sáng nhân đức trong đạo ngoài đời như thế, bóng tối của sự phản bội vẫn hung hăng kéo một phần ba tinh tú trên trời xuống đất. Có thể nói, tất cả những kẻ đóng những vai chủ chốt trong cuộc chính biến 1.11.1963 toàn là những kẻ đã được chính Cụ yêu thương, cất nhắc, và thậm chí được Cụ nhận làm… con nuôi ! Đau đớn là như vậy. Hàng tướng lãnh bất tài, háo danh, kiêu ngạo, mê quyền lực và nhất là có tâm địa và hành động phản trắc hèn hạ đã đẩy miền Nam và đẩy cả đất nước này lao đao cả nửa thế kỷ vừa qua. Sự Dữ đã hoành hành như muốn nhận chìm tất cả…

Con Chiên chịu sát tế
Hôm qua tôi có dịp dùng cơm với một vị Giám Mục đáng kính, ngồi giữa 4 anh em Linh Mục thân hữu như con cái của ngài, ngài bộc bạch suy tư: “Chúa Giêsu sinh ngoài đồng, sống ngoài đường, chết ngoài đồi, Chúng ta sẽ không có cách sống nào khác ngoài cách sống ấy”.

Cụ Ngô Đình Diệm đã chọn sống cho người khác, sống kết thân với Chúa và sống đối đầu với Sự Ác, Cụ không có con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi, quả thật Cụ đã bị sát tế nên giống như Thầy Chí Thánh của mình.

Là Kitô hữu, chúng ta có hiểu và chấp nhận điều đó không? Hay lại tìm sự thỏa hiệp và từ chối thập giá?

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 24.10.2014

(Updating... 16 địa điểm) Theo Dõi Lịch Trình Đồng Bào Tị Nạn Cộng Sản Toàn Cầu Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Đệ I VNCH Ngô Đình Diệm Lần Thứ 51 (1/11/1963 - 1/11/2014)

(Xem: 1802) -
Dưới đây là lịch trình Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Đệ I VNCH Ngô Đình Diệm, Cố Vấn Ngô Đình Nhu, cùng Quân Dân Cán Chánh VNCH đã Vị Quốc Vong Thân, Lần Thứ 51 (1/11/1963 - 1/11/2014),do Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản toàn cầu tổ chức tại 16 địa điểm. (Còn đang bổ túc... Để danh sách tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 2014 được đầy đủ xin vui lòng email vềlienlachoilatraloi@gmail.com để chúng tôi bổ túc vào danh sách. Xin cảm ơn.)



thanh nguyen 
To

BCC

Today at 8:46 AM
Kính Quí Vị, Quí Bạn,
Ngay mai, CN 26 tháng 10, nhiều nơi tổ chức Lễ Tương Niệm TT Ngô Đình Diệm.  Riêng tại vùng Little Saigon một Lễ Tưởng Niệm sẽ tổ chức vào  lúc 11 giờ sáng. Tại: Khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ(Freedom Park), 14180 All American Way, Westminster, CA 92683 - Hoa Kỳ [xem lịch trình tổ chức bên dưới] Tổ chức nào muốn đặt vóng hoa thì liên lạc với ban tổ chức.
Nhân dịp nầy, trachnhiemOnline kính mời Quí Vị, Quí Bạn ghé lại trang nhà :



xem các bài viết của Đại Tá Nguyễn Huy Hùng, bài của Ts Phan Văn Lưu, bài của Cựu Thẩm phán Phạm Đình Hưng và nhiều bài viết khác  liên quan đến ngày lịch sử . Không hài lòng, xin xóa bỏ. Rất đa tạ!







Tưởng Niệm Chí Sỹ Ngô Đình Diệm Vị Quốc Vong Thân

***

Lịch trình Lễ Tưởng Niệm
Cố Tổng Thống Đệ I VNCH: Ngô Đình Diệm

Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1901-1963) Vị Tổng Thống đã sáng lập nền Cộng Hòa Việt Nam

Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và bào đệ Ngô Đình Nhu, cùng Quân Dân Cán Chánh VNCH đã Vị Quốc Vong Thân


Dưới đây là lịch trình Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Đệ I VNCH Ngô Đình Diệm, Cố Vấn Ngô Đình Nhu, cùng Quân Dân Cán Chánh VNCH đã Vị Quốc Vong Thân, Lần Thứ 51 (1/11/1963 - 1/11/2014), do Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản từ khắp nơi trên thế giới tổ chức tại 15 địa điểm. (Còn đang bổ túc... Để danh sách tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 2014 được đầy đủ xin vui lòng email vềlienlachoilatraloi@gmail.com để chúng tôi bổ túc vào danh sách. Xin cảm ơn.)

- 
Đức Quốc

1. FRANKFURT, ĐỨC: Thư mời tham dự Lễ Tưởng Niệm 51` nam Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Cố Vấn Ngô Đình Nhu và những Quân Dân Cán Chính VNCH đã Vị Quốc Vong Thân do Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản tại Frankfurt và vúng phụ cận tổ chức vào :  
Thời gian: Thứ Bảy 1/11/2014 lúc 14 giờ 00.
Địa điểm:
St. Lioba, Ben-Gurion Ring 16a - 60437 Bonames/Frankfurt am Main - Đức Quốc 


2. BERLIN, Đức Quốc: Thư mời tham dự Lễ Húy Nhật lần thứ 51 Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm tổ chức
Vào ngày Thứ Bảy 15/11/2014 lúc 15 giờ 00. Địa điểm: St. Aloysius, Schwyzer Str. 2, 13349 Berlin - Đức Quốc

Hoa Kỳ

1. PHOENIX, ARIZONA: Thư Mời tham dự Lễ Giỗ lần thứ 51 Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Hậu Duệ VNCH tại Arizona tổ chức:
Vào ngày Thứ Bảy 1/11/2014 lúc 7 giờ tối. Địa điểm: Sun Trees Center, 4120 N. 20 St, Phoenix AZ 85016 - Hoa Kỳ

2. SACRAMENTO, BẮC CALI: Thư mời tham dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Liên Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Sacramento tổ chức: vào:

Vào ngày Chủ Nhật 2/11/2014 lúc 11 giờ sáng. Địa điểm: Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng, 6270 Elder Creek Rd, Sacramento, CA 95824 - Hoa Kỳ

3. SAN JOSE, BẮC CALI: Thư mời tham dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California tổ chức:
Vào Thứ Bảy, ngày 1/11/2014 lúc 11 giờ 30 sáng. Địa điểm: Trung Tâm Sinh-Hoạt Khu-Hội 111 E. Gish road - San Jose, CA 95112 - Hoa Kỳ

4. SAN JOSE, BẮC CA: Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Các Chiến Sĩ bỏ mình vì Chính Nghĩa Quốc Gia do Ban Đại Diện Cộng Đồng Viwet65 Nam Bắc California tổ chức:
Vào  Chúa Nhật, ngày 2/11/2014 lúc 2:00 PM. Địa điểm: 1141E. William street, San Jose, CA 95116 - Hoa Kỳ

5. WESTMINSTER & SANTA ANA, NAM CALI: Thư mời tham dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngộ Đình Diệm và các Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa tổ chức:
- Vào  Chúa Nhật, ngày 26/10/2014 lúc 11 giờ sáng. Tại: Khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Freedom Park), 14180 All American Way, Westminster, CA 92683 - Hoa Kỳ

- Vào ngày Thứ Bảy 1/11/2014 lúc 10 giờ sáng. Địa điểm: Thánh Đường Saint Barbara, 730 S. Euclid St, Santa Ana, CA 92704 - Hoa Kỳ

6. NORCROSS, GEORGIA: Thư mời tham dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Chiến Sĩ Trận Vong do Khối Người Việt Quốc Gia Tinh Thần Ngô Đình Diệm Tiểu bang Georgia tổ chức:
- Vào Chúa Nhật, ngày 2/11/2014 lúc 2 giờ chiều. Địa điểm: I Luv Phở 1, địa chỉ: 4650 Jimmy Carter Blvd #133B, Norcross, GA 30093 - Hoa Kỳ 


7. DORCHESTER, MA: Thư mời tham dự Lễ Kỷ Niệm Ngày Thành Lập Việt Nam Cộng Hòa và Lễ Giỗ Lần Thứ 51 của Vị Sáng Lập: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
- Vào Chủ Nhật, ngày 26/10/2014 lúc 10 giờ 00 AM. Địa điểm: Hội trường Nhà Thờ St. Gregory, 2214 Dorchester Ave., Dorchester, MA 02124 - Hoa Kỳ
***Với sự hiện diện của: 
- Giáo Sư Nguyễn Thị Thu- Hồng, cháu ruột Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đến từ Canada
- Anh Lê Quang Phúc, con trai Cố Đại Tá Lê Quang Tung, đến từ Canada
- Luật Sư Lê Trọng Quát, Cố vấn khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm, nguyên Chủ tịch y ban Quốc phòng, Trưởng khối Dân biểu cùng nhiều chức vụ quan trọng trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH đến từ Paris, Pháp quốc 

8. TUKWILA, WASHINGTON: Thư mời tham dự Lễ Tưởng Niệm Chí Sĩ Ngô Đình Diệm 1-11-1963 - 1-11-2014 do Khối Tinh Thân Ngô Đình Diệm Tiểu bang Washington tổ chức 
- Vào Thứ Bảy, ngày 1/11/2014 lúc 11 giờ 00 AM. Địa điểm: Thánh Đường Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 6841 S. 180th St., Tukwila, Washington - Hoa Kỳ

Úc Châu

1. NSW, ÚC: Thống báo thay Thư Mời  tham dự Lễ Gio64thu71 51 Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Hội Thân Hữu Người Việt Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản tại  NSW/ Úc Châu tổ chức:
Vào Thứ Bảy, ngày 1/11/2014 lúc 2 giờ chiều. Địa điểm: Thánh Đường Our Lady of the Rosary Parish, Fairfield. Số 18, Vine Street, Fairfield NSW 2166 - Úc Châu

2. VICTORIA, ÚC: THÔNG BÁO VÀ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ GIỖ VÀ TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ 51 CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM DO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO TẠI VICTORIA TỔCHỨC, Thứ Bảy 1/11/2014
Vào ngày Thứ Bảy 1/11/2014 lúc 11 giờ sáng. Địa điểm: Đền Thờ Quốc Tổ, Số 90 Knight Ave, Sunshine North, VIC 3020 - Úc Châu 

3. QUEENSLAND, ÚC: LỄ TƯỞNG NIỆM TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM LẦN THỨ 51 VÀ THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN DO NHÓM TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM TỔ CHỨC, Thứ Bảy 1/11/2014 
Vào ngày Thứ Bảy 1/11/2014 lúc 10 gi 30 sáng. Địa điểm: Thánh Đường Our Lady Of The Sacred Heart. 99 Darra Station Road - Darra. Tiu Bang Queensland - Úc Châu

Pháp

1. PARIS, PHÁP QUC: THƯ MỜI THAM DỰ LỄ ĐỆNGŨ THẬP NHẤT CHU NIÊN, HÚY NHT TNG THNG NGÔ ĐÌNH DIỆM DO NHÀ THỜ SAINT-LÉON TỔ CHỨC, Th By 1/11/2014
Vào ngày L Chư Thánh, Thứ Bảy 1/11/2014, lúc 13 giờ00. Địa Điểm: Nhà thờ Saint-Leon - 1, Place du Cardinal Amette, Paris 15 - Pháp Quc


Vit Nam Cng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục từ "Nam Việt Nam" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Miền Nam Việt Nam.
Việt Nam Cộng Hòa
Quốc kỳ
Quốc huy
Vị trí của Việt Nam Cộng hòa

Mục lục

Quốc gia Việt Nam 1949-1955

Đệ nhất Cộng hòa 1955-1963

Sau Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, Ngô Đình Diệm truất phế quốc trưởng Bảo Đại để lên nắm quyền trở thành Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam.[1] Sau đó, Quốc gia Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này ban hành Hiến pháp thành lập Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở Quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn và ngày ban hành Hiến pháp 26 tháng 10 trở thành ngày Quốc khánh của Đệ nhất Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa và được Mỹ giúp đỡ, bảo vệ để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Nam.
Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính quyền đi theo chủ nghĩa Cần lao Nhân vị. Trong khoảng 5 năm, Việt Nam Cộng hòa đã có một số thành tựu: xã hội ổn định, kinh tế phát triển, định cư gần 1 triệu dân di cư từ miền Bắc, thành lập Viện Đại học Huế...


Tuy nhiên, chính quyền Ngô Đình Diệm bị xem là chính phủ độc tài gia đình trị, dần dần có nhiều mâu thuẫn nội bộ. Từ năm 1955 và đặc biệt là từ 1959, cùng với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ (do lo ngại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản), chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách đàn áp cộng sản, tố cộng diệt cộng trên toàn bộ Nam Việt Nam, dựa theo Luật 10-59 (đạo luật nhằm trừng trị các hành động phá hoại an ninh quốc gia, mạng sống và tài sản của nhân dân, và quy định việc thiết lập các phiên tòa quân sự đặc biệt).[2] Phong trào Đồng khởi năm 1960 (do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo) và cuộc đảo chính hụt năm 1960là những đòn giáng mạnh vào chế độ. Sự kiện Phật Đản năm 1963, việc cấm treo cờ Phật giáo ở Huế đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các Phật tử, dẫn đến các hoạt động đàn áp Phật giáo của chính quyền.

 Việc Thượng toạ Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn cùng những phát biểu của bà Ngô Đình Nhu (tức dân biểu Trần Lệ Xuân) làm chế độ Ngô Đình Diệm bị báo chí phương Tây đả kích kịch liệt và mất hết mọi sự ủng hộ từ phương Tây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ bởi một nhóm quân nhân dưới sự chỉ huy của một số tướng lĩnh (trong đó có tướng Dương Văn Minh); về sau, ngày này được xem là ngày Quốc khánh của Đệ nhị Cộng hòa Việt NamNgô Đình DiệmNgô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Theo như hồi ký của bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert McNamara, chính CIA đã hậu thuẫn cho việc lật đổ này và McNamara xem đó là một sai lầm nghiêm trọng mà Hoa Kỳ mắc phải. Tuy nhiên việc sát hại ba anh em Diệm-Nhu-Cẩn không phải là chủ trương của Hoa Kỳ.

Kể từ đây, sự phụ thuộc của Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ của Hoa Kỳ, về tài chính cũng như về quân sự, nhất là theo quan điểm một số người, sự can thiệp của tòa đại sứ Mỹ vào công việc nội bộ về chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng hòa ngày càng lên cao.



Thời kỳ quân quản 1963-1967

Hai tướng Nguyễn Cao Kỳ (người đầu tiên bên trái) và Nguyễn Văn Thiệu(thứ 6 từ trái sang phải) đại diện Việt Nam Cộng hòa tại hội nghị SEATOnhóm họp tại Manila năm 1966
Tiếp sau đó là giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo chính trị ở miền Nam bởi một loạt đảo chính liên tiếp cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu thiết lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Trong thời gian 20 tháng miền Nam phải chứng kiến hơn 10 biến cố chính trị (chỉnh lý 1964 của tướng Nguyễn Khánh; thành lập Tam đầu chế; phong trào chống Hiến chương Vũng Tàu; chính phủ dân sự Trần Văn Hươnglên rồi đổ; chính phủ dân sự Phan Huy Quát lên rồi đổ; đảo chính hụt ngày 13 tháng 9, 1964 của tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát; đảo chính hụt ngày 20 tháng 2, 1965 của đại tá Phạm Ngọc Thảo). Phe quân đội lần lượt truất phế nhau cùng những chính phủ dân sự được dựng lên rồi phải rút lui. Cùng khi đó về mặt xã hội, các khối Phật giáo và Công giáo nhiều lần xuống đường biểu tình làm áp lực. Về mặt pháp lý bản Hiến pháp năm 1956 bị vô hiệu hóa. Thay vào đó là một loạt hiến chương có tính cách tạm thời như:[3]
1.     Hiến chương 4 tháng 11 năm 1963
2.     Hiến chương 7 tháng 2 năm 1964
3.     Hiến chương 16 tháng 8 năm 1964 (thường gọi là Hiến chương Vũng Tàu)
4.     Hiến chương 20 tháng 10 năm 1964.
Về mặt quân sự, Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh tiếp tục chiến đấu chống lại các hoạt động quân sự của lực lượngMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do Liên XôTrung Quốc và khối xã hội chủ nghĩa hậu thuẫn trong Chiến tranh Việt Nam.
Thứ tự sự kiện mở đầu
Hội đồng giám sát, cố vấn
Lãnh đạo quân đội
Thủ tướng chính phủ dân sự
thời gian
1. Đảo chính 1.11.1963
Hội đồng Quân nhân Cách mạng
Dương Văn Minh
Nguyễn Ngọc Thơ
11.1963-01.1964
2. Chỉnh lý 30.01.1964
Hội đồng Quân nhân Cách mạng
Nguyễn Khánh
01.1964-08.1964
3. Cải tổ 28.06.1964
Ủy ban lãnh đạo lâm thời (Tam đầu chế)
Nguyễn Khánh
Nguyễn Khánh
08.1964-10.1964
4. Hiến chương 10.1964
Thượng Hội đồng Quốc gia(dân sự)
Nguyễn Khánh
Trần Văn Hương
10.1964-01.1965
5. Chính phủ Trần Văn Hương giải tán 27.01.1965
Hội đồng Quân lực
Nguyễn Khánh
Phan Huy Quát
02.1965-06.1965
6. Chính phủ Phan Huy Quát giải tán 14.06.1965
Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia
Nguyễn Văn Thiệu
Nguyễn Cao Kỳ
06.1965-09.1967
Hiện trường vụ đánh bom của quân du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào cư xá Brinks năm 1964

Đệ nhị Cộng hòa 1967-1975

Bài chi tiết: Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam
Bài chi tiết: Tuyển cử 1967 Việt Nam Cộng hòa
Tháng 6 năm 1966 (?), Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ điều hành tuyên bố mở cuộc bầu cửQuốc hội lập hiến vào ngày 3 tháng 9. Theo đó 118 đại biểu đắc cử gồm nhiều thành phần và đến 1 tháng 4 năm 1967 thì ra tuyên cáo bản Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Hiến pháp này là cơ sở pháp lý của Việt Nam Cộng hòa cho đến 30 tháng 4 năm 1975[4].
Cuộc tổng tuyển cử tổng thống và Quốc hội diễn ra ngày 3 tháng 9 năm 1967 với 11 liên danh tranh cử trong đó có những ứng cử viên như chính trị gia kỳ cựu như Phan Khắc Sửu và Trần Văn Hương. Trong số hơn sáu triệu cử tri thì năm triệu người đi bầu, tức tỷ lệ 80%. Liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu. Về nhì là luật sư Trương Đình Dzu với 17%.[5]
Tháng 6 năm 1969, trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã diễn ra Đại hội đại biểu quốc dân và thành lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch và Hội đồng Cố vấn doNguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch.
Năm 1971 là cuộc Tổng Tuyển cử thứ nhì của nền Đệ nhị Cộng hòa. Kỳ này Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai một cách dễ dàng vì không có đối thủ nào khác ra tranh cử. Khi sự việc này xảy ra, nhiều người cho là do điều luật mới thông qua ngày 3 Tháng Sáu năm 1971 nhằm hạn chế khả năng tham gia của ứng cử viên đối lập. Theo đó thì ứng cử viên phải có 40 chữ ký ủng hộ của dân biểu hay nghị sĩ Quốc hội và 100 chữ ký của các thành viên trong hội đồng tỉnh.[6] Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ vì không thỏa mãn được quy định trên đã phải rút tên.
Vào năm 1973, sau Hiệp định Paris (được thảo luận giữa bốn bên tham chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa), quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa cố gắng trì hoãn việc ký kết hiệp định, nhưng phía Mỹ đã có quyết định dứt khoát về việc này và gây áp lực cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Cuối cùng, Việt Nam Cộng hòa phải chấp nhận ký kết hiệp định.
Bị mất viện trợ về tài lực và quân sự từ phía Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa không thể tự đứng vững được. Năm 1975, sau khi thất thủ Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột), trước sự tấn công mãnh liệt của Quân Giải phóng, cộng thêm các sai lầm chiến lược, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã nhanh chóng tan rã, mất quyền kiểm soát lãnh thổ. Nhiều tướng lãnh cao cấp Việt Nam Cộng hòa đã tự ý rời bỏ hàng ngũ. Tổng thống Dương Văn Minh, người được đề cử chức vụ này vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, đã ra lệnh đầu hàng vô điều kiện trước Quân Giải phóng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị giải thể và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thay thế chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý miền Nam Việt Nam. Chính phủ mới này nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam cho đến khi nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, sáp nhập hai chính phủ. Việt Nam chính thức thống nhất vào ngày 2 tháng 7 năm 1976.

T chc chính quyn Vit Nam Cng hòa thi Đ nh Cng hòa

Hiến pháp 1967 xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa rất hoàn chỉnh, theo mô hình của nhà nước Hoa Kỳ. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa đã thể hiện khá đầy đủ tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến.

Lập pháp

Trụ sở Quốc hội (sau thành trụ sở Hạ nghị viện) Việt Nam Cộng hòa; nay là Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh
Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội với Hạ nghị viện (159 thành viên được gọi là dân biểu với nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng nghị viện (60 thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm). Thượng viện được bầu theo liên danh. Một liên danh có thể có ứng cử viên từ nhiều vùng khác nhau nhưng chung một liên danh. Hạ viện thì chọn theo số phiếu từng địa phương căn cứ trên dân số. Tính đến năm 1974 thì mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.[7]
Trong 159 ghế Hạ viện thì có 6 ghế dành riêng cho người Việt gốc Miên, 6 ghế cho người Thượng, 2 ghế cho người thiểu số di cư từ thượng du miền Bắc, và 2 ghế cho người Chàm.[7]
Quốc hội có những quyền hạn sau:
·         Biểu quyết các đạo luật
·         Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế
·         Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh
·         Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc gia
·         Hợp thức hóa sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hội
·         Quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ.
Ở tỉnh, thị xã có Hội đồng tỉnh, thị xã, Đô thành Sài Gòn có Hội đồng Đô thành, đều do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 3 năm; thành viên Hội đồng gọi là nghị viên. Các Hội đồng này có thẩm quyền quyết định ngân sách và các vấn đề dân sinh của địa phương.

Hành pháp

Người dân đi bầu năm 1967

Tổng thống

Tổng thống là người nắm quyền hành pháp, do dân bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm và có những quyền hạn sau:
·         Ban hành các đạo luật
·         Hoạch định chính sách quốc gia
·         Bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, cải tổ một phần hay toàn bộ Chính phủ (hoặc tự ý, hoặc sau khi có sự khuyến cáo của Quốc hội)
·         Bổ nhiệm các đại sứ, các tỉnh trưởngthị trưởngđô trưởng
·         Chủ tọa Hội đồng Tổng trưởng
·         Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
·         Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
·         Ký kết và ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế
·         Tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm bằng sắc luật.
Sau vụ tu chính hiến pháp Tháng Giêng năm 1974 thì nhiệm kỳ tổng thống đổi từ 4 thành 5 năm. Ngoài ra tổng thống và phó tổng thống được phép tái đắc cử 2 lần thay vì 1 lần.[7]

Phó Tổng thống

Phó Tổng thống có những nhiệm vụ sau:
·         Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục
·         Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội
·         Chủ tịch Hội đồng các Sắc tộc.
Phó Tổng thống không được kiêm nhiệm một chức vụ nào trong Chính phủ.

Chính quyền Trung ương

Thủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống.
Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.
Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ; đứng đầu mỗi bộ là tổng trưởng:
1.     Bộ Ngoại giao
2.     Bộ Quốc phòng
3.     Bộ Nội vụ
4.     Bộ Thông tin
5.     Bộ Chiêu hồi
6.     Bộ Tài chánh
7.     Bộ Kinh tế
8.     Bộ Tư pháp
9.     Bộ Phát triển Nông thôn
10.  Bộ Cải cách Điền địa và Pháp triển Nông–Ngư nghiệp
11.  Bộ Công chánh
12.  Bộ Giao thông và Bưu điện
13.  Bộ Giáo dục
14.  Bộ Y tế
15.  Bộ Xã hội
16.  Bộ Lao động
17.  Bộ Cựu chiến binh
18.  Bộ Phát triển Sắc tộc
19.  Bộ Đặc trách liên lạc Quốc hội
Ngoài ra còn có 3 Quốc vụ khanh:
1.     Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa
2.     Quốc vụ khanh đặc trách tái thiết và phát triển
3.     Văn phòng Quốc vụ khanh
Đứng đầu các Bộ là các Tổng trưởng hoặc Bộ trưởng. Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng).
Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề cử lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm.
Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để trình bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định.

Chính quyền địa phương

·         Đô thành Sài Gòn, thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởng
·         Cấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Vào thời Đệ nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng là quân nhân. Phó tỉnh trưởng mới là dân sự.
·         Cấp quận (tương đương quận hay huyện ngày nay): đứng đầu là quận trưởng
·         Cấp xã: đứng đầu là xã trưởng

Tư pháp

Luật pháp

Luật pháp Việt Nam Cộng hòa được xây dựng căn cứ theo Bộ Hoàng Việt Hộ luật (1936-39) do triều đình Huế ban hành ở Trung Kỳ cùng Bộ Dân luật (1883) áp dụng ở Nam Kỳ. Hình luật thì có Bộ Hoàng Việt Hình luật (1933), Tố tụng tu chính của Trung Kỳ (1935) và Hình luật Nam Kỳ Canh cải (1912). Di sản luật pháp từ thời Pháp thuộc dần được thống nhất thành một bộ luật cho toàn quốc năm 1972 với tên Bộ Hình luật Việt Nam[8] ban hành ngày 20 Tháng Chạp năm 1972. Theo đó có năm hạng:
·         Bộ luật Hình sự tố tụng; Bộ luật này đã được Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành qua Sắc luật số 027/TT-SLU[9]
·         Bộ Dân luật; Sắc luật số 028/TT/SLU[10]
·         Bộ Quân luật và các văn kiện thi hành của Bộ Quốc phòng
·         Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng; Sắc luật số 030/TT/SLU
·         Bộ luật Thương mại 1972. Phần này gồm 5 quyển và 1051 điều quy định các điều khoản tổng quát về nhà buôn, nhiệm vụ của các nhà buôn và các cửa hàng thương mại; thương hội; hành vi thương mại; thương mại hàng hải; khánh tậnphá sản và thanh toán tư pháp.

Cơ quan Tư pháp Trung ương

Bài chi tiết: Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa
Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa gồm 9 thẩm phán, sau tăng thành 15 thẩm phán do Quốc hội tuyển chọn và Tổng thống bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tối cao Pháp viện là 6 năm. Tối cao Pháp viện có những quyền hạn sau đây:
·         Giải thích Hiến pháp, phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của các Đạo luật, Sắc luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định hành chính
·         Phán quyết về việc giải tán một chính đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể cộng hòa.
Những quyết định của Tối cao Pháp viện tuyên bố một đạo luật không hợp hiến hoặc giải tán một chính đảng phải được 3/4 tổng số thẩm phán tán thành.
Ở cấp Trung ương, ngoài Tối cao Pháp viện còn có Đặc biệt Pháp viện và Giám sát viện.
Đặc biệt Pháp viện gồm có Chủ tịch Tối cao Pháp viện và 10 dân biểu, nghị sĩ, có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng, thẩm phán Tối cao Pháp viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.
Giám sát viện (tiếng Anh: Inspectorate General) gồm từ 9-18 giám sát viện, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống và 1/3 do Tối cao Pháp viện chỉ định.
Giám sát viện có thẩm quyền:
·         Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân can tội tham nhũngđầu cơhối mại quyền thế
·         Kiểm kê tài sản của nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, dân biểu, Nghị sĩ và Chủ tịch Tối cao Pháp viện
·         Có quyền đề nghị các biện pháp chế tài và kỷ luật hoặc yêu cầu truy tố trước toà án có thẩm quyền những đương sự phạm lỗi
·         Thẩm tra kế toán các cơ quan công quyền và hợp doanh.

Cơ quan Tư pháp địa phương

Ở địa phương, có các toà án thường (gồm các toà Thượng thẩm, toà Đại hình, toà Sơ thẩm, tòa Hòa giải, toà Vi cảnh) và các toà án đặc biệt (gồm các toà Hành chính, toà Lao động, toà án Điền địa, toà án Thiếu nhi (thành lập năm 1958), toà án Cấp dưỡng, toà án Sắc tộc, toà án Quân sự đặc biệt - trong đó có các toà án Quân sự tại mặt trận).
Cấp thấp nhất là Tòa Vi cảnh, ở nông thôn có khi do quận trưởng chủ tọa. Cao hơn thì có hệ thống Tòa Sơ thẩm có một chánh thẩm và ba phụ thẩm. Tòa Thượng thẩm thời Đệ nhất Cộng hòa có hai sở, một ở Sài Gòn, một ở Huế. Mỗi phiên tòa này có ba thẩm án ngồi xử án.[11]

Các đơn v hành chính cp tnh

Bản đồ hành chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1972 (theo CIA)
Bài chi tiết: Tỉnh (Việt Nam Cộng hòa)
Đầu năm 1956, thành lập thêm các tỉnh Tam Cần (9/2/1956), Mộc Hóa (17/2/1956), Phong Thạnh (17/2/1956), Cà Mau (9/3/1956).
Theo sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì Nam phần (tức Nam Bộ) gồm 22 tỉnh và Đô thành Sài Gòn. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa lúc này có 35 tỉnh: Quảng TrịThừa ThiênQuảng NamQuảng NgãiBình ĐịnhPhú YênKhánh HòaNinh ThuậnBình ThuậnKon TumPleikuDarlacĐồng Nai ThượngPhước Long (tên cũ:Bà Rá), Bình Long (tên cũ: Hớn Quản), Long Khánh (tên cũ: Xuân Lộc), Biên HòaBình TuyPhước Tuy (tên cũ: Bà Rịa-Vũng Tàu),Bình Dương (tên cũ: Thủ Dầu Một), Tây NinhGia ĐịnhLong An (gộp Chợ Lớn và Tân An), Kiến Tường (tên cũ: Mộc Hóa), Kiến Phong (tên cũ: Phong Thạnh), Định Tường (gộp Mỹ Tho và Gò Công), Kiến Hòa (tên cũ: Bến Tre), Vĩnh LongVĩnh Bình (tên cũ: Trà Vinh), An Giang (gộp Long Xuyên và Châu Đốc), Phong Dinh (tên cũ: Cần Thơ), Kiên Giang (gộp Rạch Giá và Hà Tiên), Ba Xuyên(gộp Bạc Liêu và Sóc Trăng), An Xuyên (tên cũ: Cà Mau), Côn Sơn và Đô thành Sài Gòn.
Ngày 19/5/1958, lập 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức từ tỉnh Đồng Nai Thượng.
Ngày 23/1/1959, lập 2 tỉnh Quảng Đức và Phước Thành.
Ngày 21/1/1961, lập tỉnh Chương Thiện.
Năm 1962, lập 2 tỉnh Quảng Tín (31/7/1962) và Phú Bổn (1/9/1962).
Năm 1963, lập 2 tỉnh Hậu Nghĩa (15/10/1963) và Gò Công (20/12/1963).
Ngày 8/9/1964, lập 2 tỉnh Châu Đốc và Bạc Liêu.
Năm 1965, bỏ 2 tỉnh Côn Sơn (21/4/1965) và Phước Thành (6/7/1965).
Ngày 24/9/1966, lập tỉnh Sa Đéc.
Từ đó cho đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn:
Quảng Trị | Thừa Thiên | Quảng Nam | Quảng Tín | Quảng Ngãi | Kon Tum | Bình Định | Pleiku | Darlac | Phú Yên | Phú Bổn | Khánh Hòa | | Ninh Thuận | Tuyên Đức | Quảng Đức | Bình Thuận | Lâm Đồng | Phước Long | Bình Long | Bình Tuy | Long Khánh | Bình Dương | Tây Ninh | Phước Tuy | Biên Hòa | Hậu Nghĩa | Gia Định | Long An | Kiến TườngGò Công | Định Tường | Kiến Phong | Châu Đốc | Kiến Hòa | Vĩnh Long | Sa Đéc | An Giang | Kiên Giang | Vĩnh Bình | Phong Dinh | Ba Xuyên | Chương Thiện | Bạc Liêu | An Xuyên.
Đơn vị đông dân nhất là Đô thành Sài Gòn; ít dân nhất là tỉnh Quảng Đức.[12]
Đứng đầu tỉnh là tỉnh trưởng do tổng thống bổ nhiệm và báo cáo lên thủ tướng và bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trách nhiệm của tỉnh trưởng gồm soạn ngân sách, điều hành lực lượng Nhân dân Tự vệ, giữ gìn an ninh trật tự và kiểm soát việc hành chánh.[13]

Các đơn v hành chính dưới cp tnh

Bốn mươi bốn tỉnh của Việt Nam Cộng hòa được chia thành 241 quận[14] sau tăng lên 247 quận.[12] Quận trưởng do tỉnh trưởng đề cử và thủ tướng bổ nhiệm.
Dưới quận là  và thôn. Toàn quốc có 2.589 xã.[15] Tính đến năm 1974 thì chính phủ kiểm soát 2.159 xã.[16] Ngoài Đô thành Sài Gòn ra còn có 10 thị xã tự trị trong đó có Huế,Đà NẵngQui NhơnNha TrangCam RanhĐà LạtVũng TàuMỹ ThoCần Thơ và Rạch Giá.[17] Dưới xã là thôn ấp, tổng cộng có hơn 15.000 đơn vị.[18]
Cấp tổng bị loại bỏ dần kể từ năm 1962.
Việc cai trị ở cấp xã trước kia tự trị thì năm 1956 thời Đệ nhất Cộng hòa hội đồng xã phải do tỉnh trưởng bổ nhiệm.[19] Sang thời Đệ nhị Cộng hòa thì việc điều hành ở cấp xã trả lại cho địa phương. Hội đồng xã do cư dân 18 tuổi trở lên bầu ra. Những xã dưới 2.000 dân thì bầu ra hội đồng 6 người. Xã trên 10.000 dân thì được bầu 12 người.[20]

Các quân khu

Diễn tập quân sự năm 1963
Về mặt quân sự, năm 1961 thành lập các vùng chiến thuật, đến tháng 7, 1970 đổi tên là Quân khu. Lúc đầu có 3 vùng chiến thuật được đánh số 1, 2, 3, đến năm 1964 lập thêm vùng chiến thuật 4. Mỗi vùng chiến thuật do 1 quân đoàn phụ trách. Dưới vùng chiến thuật là các khu chiến thuật do 1 sư đoàn phụ trách. Bộ tư lệnh quân đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh vùng chiến thuật (trừ quân đoàn 2), còn Bộ tư lệnh sư đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh khu chiến thuật. Các vùng chiến thuật có địa giới như sau:
·         Vùng 1 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Đà Nẵng, gồm 5 tỉnh:
o    Khu 11 chiến thuật, gồm 2 tỉnh Quảng TrịThừa Thiên
o    Khu 12 chiến thuật, gồm 2 tỉnh Quảng TínQuảng Ngãi
o    Đặc khu Quảng Nam, gồm tỉnh Quảng Nam và thị xã Đà Nẵng
·         Vùng 2 chiến thuật, Bộ tư lệnh vùng 2 chiến thuật ở Nha Trang, nhưng Bộ tư lệnh quân đoàn 2 ở Pleiku (từ giữa tháng 3 năm 1975phải chuyển vể Nha Trang), gồm 12 tỉnh:
o    Khu 22 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Bình ĐịnhPhú YênPhú Bổn
o    Khu 23 chiến thuật, gồm 7 tỉnh DarlacKhánh HòaNinh ThuậnBình ThuậnTuyên ĐứcQuảng ĐứcLâm Đồng, và thị xã Cam Ranh
o    Biệt khu 24, gồm 2 tỉnh Kon TumPleiku
·         Vùng 3 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Biên Hòa, gồm 10 tỉnh:
o    Khu 31 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Tây NinhHậu NghĩaLong An
o    Khu 32 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Phước LongBình LongBình Dương
o    Khu 33 chiến thuật, gồm 4 tỉnh Bình TuyPhước TuyLong KhánhBiên Hòa và thị xã Vũng Tàu
·         Vùng 4 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Cần Thơ, gồm 15 tỉnh:
o    Khu chiến thuật Định Tường, gồm 4 tỉnh Kiến TườngĐịnh TườngGò CôngKiến Hòa
o    Khu 41 chiến thuật, gồm 6 tỉnh Kiến PhongChâu ĐốcVĩnh LongVĩnh BìnhAn GiangKiên Giang; sau thêm Sa Đéc
o    Khu 42 chiến thuật, gồm 5 tỉnh Phong DinhChương ThiệnBa XuyênBạc LiêuAn Xuyên
Khi 4 vùng chiến thuật chuyển thành 4 Quân khu, thì bỏ cấp khu chiến thuật. Quân khu 1 gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Quân khu 2 với diện tích 78.841 km vuông, chiếm gần phân nửa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa nhưng chỉ có gần 3 triệu dân sinh sống trong 12 tỉnh. Quân khu 3 có thêm tỉnh Gia Định và Biệt khu Thủ đô (do Quân khu Thủ đô đổi thành), tổng cộng 11 tỉnh. Quân khu 4 có 16 tỉnh.
Các thị xã về mặt quân sự là các tiểu khu, còn các quận là các chi khu.

Quân s

Bài chi tiết: Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Các sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Quân cảng Cam Ranhngày 1 tháng 1 năm 1971
Bác sĩ người Mỹ trong chương trình y tế cộng đồng MEDCAP và 1 binh sĩ người Việt Nam - Hình chụp tại một ngôi làng nhỏ ở miền Nam
Quân lực Việt Nam Cộng Hòa là lực lượng quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thành lập từ năm 1955 với nòng cốt là lực lượng quân đội Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, chủ yếu là Bảo an đoànBảo chính đoàn. Ngày truyền thống (còn gọi là ngày Quân lực) là ngày 19 tháng 6.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa được trang bị hùng hậu với sức cơ động cao và hoả lực mạnh, được sự hỗ trợ tích cực của Mỹ, và các đồng minh, để chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn được sự hậu thuẫn của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn bị gọi là "quân đội Sài Gòn" hay "quân ngụy" theo cách gọi của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đương thời. Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng là lực lượng chính trong cuộc đảo chính 1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, và tham chính trong chính quyền cho đến ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một quân đội hiện đại, tốn kém, đòi hỏi kinh phí hoạt động gần 3 tỷ đôla Mỹ mỗi năm. Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa không thể cáng đáng được kinh phí này, nên Việt Nam Cộng hòa đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ kinh tế của Mỹ để có thể thực hiện phòng thủ quốc gia. Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa không còn đủ kinh phí hoạt động, tình trạng thiếu đạn dược, vũ khí, xăng dầu đã dẫn đến hỏa lực yếu và giảm tính cơ động.[21]. Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, lực lượng quân đội này đã tan rã.

Ngoi giao

Tính đến năm 1975 thì Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập ngoại giao với 87[22] quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia ở cấp bán chính thức. Lập trường ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa là không chấp nhận bang giao với chính phủ nào muốn công nhận chính phủ của Mặt trận Giải phóng miền Nam.[23] Có hai trường hợp đáng ghi nhận là năm 1964 Việt Nam Cộng hòa đoạn giao với Indonesia, khi nước này tuyên bố công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước đó không lâu vào Tháng Tám, 1963 thì Vương quốc Cao Miên cắt đứt bang giao với Việt Nam Cộng hòa vì tình hình biên giới, nhất là đòi hỏi của Nam Vang muốn thu hồi toàn đất Nam Kỳ vốn họ cho là đất cũ của người Miên.[24]
Trong khi đó chiến cuộc leo thang. Bắt đầu từ năm 1964 một số đồng minh của Việt Nam Cộng hòa ngoài viện trợ tài lực hoặc nhân lực còn trực tiếp tham chiến như Hoa Kỳ (1964), Nam Hàn (03.1965), Úc (06.1965), New Zealand (07.1965), Thái Lan (02.1966), vàPhilippines (10.1966). Nhóm này mang tên Quân lực Thế giới Tự do (tiếng Anh: The Free World Military Assistance Forces). Lực lượng quân sự của các đồng minh dần dần rút đi vào năm 1972-73 với Hòa đàm Paris đang diễn tiến và rồi kết thúc.[25]
Việt Nam Cộng hòa là thành viên trong một số tổ chức quốc tế như Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ủy ban Kinh tế của Liên hiệp quốc về Á châu và Viễn Đông ECAFE, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực FAO (1950); Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA (1957); Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế ICAO (1954); Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA; Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1950); Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (1956)[26]; Liên hiệp Viễn thông Quốc tế ITU (1951); Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO (1951); Quỹ Thiếu nhi Liên hiệp quốc UNICEF, Liên hiệp Bưu chính Quốc tế UPU (1951); Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (1950); Tổ chức Khí tượng Thế giớiWMO (1955),[27] Ngân hàng Thế giới (1956),[28] và Ngân hàng Phát triển châu Á (1966).
Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đứng đơn gia nhập Liên hiệp quốc do Hoa Kỳ đề cử. Đại Hội đồng (General Assembly) bỏ phiếu 40 thuận, 8 chống. Việc này chuyển lên Hội đồng Bảo an chung quyết. Liên Xô muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng gia nhập nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bỏ việc này nên cuối cùng Liên Xô phủ quyết đơn của Việt Nam Cộng hòa.[29]

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Việt Nam Cộng hòa và Cải cách điền địa (Việt Nam Cộng hòa)
Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa là một nền kinh tế thị trườngđang phát triển, và mở cửa. Mức độ tự do của nền kinh tế khá cao trong những năm 1963 đến 1973. Tuy nhiên,phát triển kinh tế vẫn được triển khai dựa trên các kế hoạch kinh tế 5 năm hoặc kế hoạch bốn năm. Nền kinh tế ổn định trong giai đoạn 1955-1960, sau đó do tác động của chiến tranh leo thang đã trở nên mất ổn định với những đặc trưng như tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều (có nhiều năm bị âm), tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách nhà nước vàthâm hụt thương mại. Chính quyền đã phải tiến hành cải cách ruộng đất tới hai lần.
Mỹ đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa thông qua viện trợ kinh tế cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Giới thương nhân Hoa kiều cũng nắm giữ một tỷ lệ đáng kể các ngành trong nền kinh tế.
Nhìn chung, kinh tế Việt Nam Cộng hòa có quy mô nhỏ và bị hạn chế vì tình hình bất ổn, sự tàn phá của chiến tranh và lệ thuộc vào viện trợ ngoại quốc nhưng cũng đạt được một số thành tích về nông nghiệpcông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất của người dân. GDP bình quân đầu người năm cao nhất (1971) của người dân Miền Nam là 200USD (tuy nhiên năm 1974 đã sụt xuống còn 54 USD do Mỹ cắt giảm viện trợ và tiền VNCH mất giá khoảng 400% trong 2 năm).[30] Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nền kinh tế có nhiều triển vọng "nếu hội đủ điều kiện cần thiết để tiến tới chỗ thoát khỏi tình trạng lạc hậu".[31]

Văn hóa và xã hi

Buổi lễ trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc năm 1961 ở Sài Gòn
Vào thời Đệ nhị Cộng hòa những ngày nghỉ chính thức cho các công sở gồm có:
·         Tết Tây 1 Tháng Giêng
·         Lễ Lao động 1 Tháng Năm
·         Ngày Quân lực 19 Tháng Sáu
·         Quốc khánh 1 Tháng 11
·         Giáng sinh 25 Tháng 12
Ngoài ra còn có những ngày lễ cổ truyền tính theo âm lịch như ngày Thích Ca thành đạo (8 Tháng Chạp), Tết Ta (1-7 Tháng Giêng, nghỉ chỉ ba ngày mồng 1 đến mồng 3), Giỗ Hai bà Trưng (cũng là ngày Phụ nữ Việt Nam) (6 tháng 2), Giỗ Tổ Hùng Vương (10 Tháng Ba), Phật đản (rằm Tháng Tư) (công nhận năm 1958)[32]Vu-lan (rằm Tháng Bảy), và tết Trung thu (rằm Tháng Tám).[33]
Một thành tựu văn hóa tại Miền Nam là ngành tân nhạc với khoảng 10.000 bản nhạc ra đời trong khoảng thời gian 1945-75. Đại đa số những bản nhạc này sau năm 1975 đều bị chính quyền mới cấm lưu hành[34] thường gọi là nhạc vàng.
Theo nhà sử học Hoa Kỳ Andrew A. Wiest, nếu xét riêng về mặt xã hội, ông nhận xét miền Nam có đời sống dân sự tự do hơn so với miền Bắc và vùng do lực lượng Mặt trận Dân tộc kiểm soát. Theo ông, dù vẫn còn nhiều khuyết điểm về mặt chính trị, trong suốt thời gian từ thập niên 1950 đến hết cuộc chiến thì mỗi khi diễn ra những sự kiện quyết liệt như những năm 1954 (chia đôi đất nước), 1968 (Tổng công kích Tết Mậu Thân), 1972 (Mùa Hè Đỏ Lửa), và 1975 thì dân chúng di tản về vùng do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát thay vì vùng do những người cộng sản kiểm soát. Một thành tựu của Việt Nam Cộng hòa phải kể đến là phát triển nền giáo dục.[30]
Chính phủ đã hoàn tất việc xây dựng Thư viện Quốc gia Việt Nam, khởi công từ năm 1968 nhưng đến năm 1971 mới khánh thành tòa cao ốc. Lúc mở cửa, Thư viện có 121.000 đầu sách.[35] Năm 1975 khi chính quyền mới tiếp thu thì thư viện này có 200.000 đầu sách.[36] Dự tính của chính phủ sẽ tiến tới việc thành lập Hàn lâm Viện nhưng bước đầu chỉ có Ủy ban Điển chế Văn tự thuộc Bộ Văn hóa.[37]
Một đặc điểm của xã hội miền Nam vào thời điểm đó là sự đa dạng của xã hội dân sự, tức thành phần không thuộc chính phủ mà cũng không thuộc thị trường kinh doanh. Những cơ sở tên tuổi trong ngành công tác xã hội là cô nhi viện Dục Anh, Cô nhi viện Quách Thị Trang trại giáo hóa thanh thiếu niên phạm pháp Thủ Đức, viện dưỡng lão Thị Nghè, trung tâm hướng nghiệp Vườn Lài, Quán cơm xã hội Anh Vũ (phát cơm cho người nghèo).[38] Cùng đó là những đoàn thể tiêu biểu như Hội Hồng Thập Tự, tổ chức Hướng đạo Việt NamTrường Bách khoa Bình dân, nhóm Thanh niên Phụng sự Xã hội và gia đình Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhấtThiếu nhi Thánh thểPhong trào Du ca Việt NamHội Thanh niên Thiện chí, v.v. Đây là một khác biệt lớn giữa hai miền Nam Bắc trong thời gian đất nước chia đôi.[39]

Giáo dc

Bài chi tiết: Giáo dục Việt Nam Cộng hòa
Trước năm 1954, ở miền Nam có một chi nhánh của Viện Đại học Hà Nội (tiếng PhápUniversité de Hà Nội) đặt tại Sài Gòn. Sau Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, chi nhánh này cùng với một bộ phận của Viện Đại học Hà Nội chuyển từ miến Bắc vào trở thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam. Vào năm 1957, Viện Đại học Quốc gia Việt Nam trở thành Viện Đại học Sài Gòn theo sau việc thành lập Viện Đại học Huế.[40] Đến năm 1973Viện Đại học Sài Gòn đã đứng vào hàng quốc tế. Sau này các bác sĩ Việt Nam di tản sang Mỹ, chỉ cần một hai năm đào tạo lại và học thêm tiếng Anh là hành nghề được ngay[41].
Ngoài Viện Đại học Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa còn có các viện đại học khác như Viện Đại học HuếViện Đại học Đà LạtViện Đại học Cần ThơViện Đại học Vạn HạnhViện Đại học Minh Đức, Viện Đại học Hòa Hảo, Viện Đại học Cao Đài, v.v... Năm 1973, tổng số sinh viên đại học lên tới 98.832 người so với chỉ 2.900 người vào năm 1955. Số học sinh trung học trong cùng năm ấy là trên một triệu so với 43.000; và học sinh tiểu học, trên ba triệu so với 401.000. Ngoài ra còn các trường đại học cộng đồng (trường đại học hệ hai năm), trường huấn nghiệp và các chương trình công nghệ.[41] Các trường đại học cộng đồng được thiết lập từ năm 1970 trở đi, đặt cơ sở ở Định TườngNha TrangSài Gòn, Đà Nẵng, Vĩnh Long...[40]
Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bảndân tộc, và khai phóng. Điều này ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Giáo dục ấn hành năm 1959và sau đó được ghi lại trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967.[40] Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và rằng "nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", "nền giáo dục đại học được tự trị", và "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn".[42]

H tng cơ s

Máy bay DC-3 hãng Air Viet Nam và hành khách năm 1961 ở phi trường Phú Quốc
Một kết quả tốt của chiến tranh là mang tới cho Miền Nam một hạ tầng cơ sở khá tốt, giúp phát triển kinh tế lâu dài dù việc xây dựng hạ tầng là rất tốn kém và mất thời gian.

Giao thông đường hàng không

Ngoài những phi trường lớn như Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ và Biên Hòa có thể tiếp nhận phản lực đủ loại còn có những phi trường nhỏ ở Đà Lạt, Huế, Kontum, Phú Quốc. Pleiku, Rạch Giá, và Qui Nhơn. Cộng thêm vào là khoảng 100 sân bay nhỏ, rải rác khắp nơi, rất tiện cho việc liên lạc giữa các địa phương.[43] Hãng Air Vietnam là công ty không vận chính.

Giao thông đường thủy và đường bộ

Khánh thành Xa lộ Biên Hoà
Miền Nam có tới 4.780 cây số sông, rạch (3.000 dặm Anh). Hải cảng lớn gồm Sài Gòn, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá. Còn đường xá có tới 21.000 km đường trong đó gần 12.000 km là đường trải nhựa, đi được quanh năm.[44] Cầu các loại qua sông tới gần 4.000 cây rất nhiều cầu đã bị hư hỏng do chiến tranh, nhưng sửa chữa lại thì cũng nhanh. Tính đến năm 1974 thì có 35.384 xe vận tải nặng và 64.229 chiếc xe hơi, tổng cộng là 258.514 xe lưu thông trên hệ thống đó, chưa kể xe gắn máyxe lam, xe xích lô máy và phương tiện di chuyển với động cơ dưới 49cc vốn không thuộc dạng đăng ký.[45] Xa lộ xây dựng đầu tiên là xa lộ Biên Hòa, khánh thành ngày 28 tháng 4 năm 1961.

Đường sắt

Đường sắt Xuyên Đông Dương đã làm xong từ năm 1936 nhưng đến thập niên 1950 thì đoạn đường phía nam vĩ tuyến 17, khoảng 1/3 đã bị hư hại vì chiến tranh, không sử dụng được.[46] Còn lại là hai khúc từ Đông Hà vào Đà Nẵng và từ Sài Gòn ra Ninh Hòa. Việc tái thiết kéo dài bốn năm cho đến năm 1959 thì xe lửa mới chạy được suốt từ Sài Gòn ra Đông Hà, lần đầu tiên sau 12 năm gián đoạn.[47] Năng suất đường sắt lúc đầu có nhiều triển vọng nhưng sang thập niên 1960 thì tình hình an ninh là một cản trở lớn. Năm 1963 trở đi thì xe lửa hành khách không chạy vào đêm nữa vì những đợt tấn công của quân cộng sản trên tuyến đường từ Huế vào Sài Gòn.[48] Tính đến năm 1971-1972 thì Việt Nam Cộng hòa có 1.240 km đường sắt nhưng chỉ có 57% sử dụng được. Dù vậy, tổng lượng hành khách và hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt lại tăng dần.[49]
Năm
Tổng lượng hàng hóa vận tải (tấn)
Số lượng hành khách (triệu người)
1959[50]
440.000
2,658
1968
400.000
0,73
1969
530.000
1,75
1970
720.000
2,4

Hệ thống viễn thông và thông tin

Tính đến năm 1970 Miền Nam có 20.000 điện thoại đăng ký.[51] Mạng điện thoại và điện tín thuộc ty bưu điện với đường dây nối Sài Gòn với Đài BắcCalcuttaManilaOsaka,ParisBrusselBernBonnMadrid và New York. Trong nước hệ thống điện thoại nối Sài Gòn với 21 tỉnh lỵ.[52]
Hệ thống phát thanh quốc gia Việt Nam, tức đài radio mang tên Vô tuyến Việt Nam (VTVN) vào giữa thập niên 1960 bao gồm đài trung ương ở Sài Gòn và tám đài khu vực phát sóng từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột, Nha Trang, Đà Lạt, và Cần Thơ. Ngoài ra có những đài địa phương ở những tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Long An, Kiến Tường, và Định Tường.[53] Đến năm 1972 thì có tổng cộng 49 đài phát thanh và 5 đài truyền hình đặt ở Sài Gòn, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ.
Truyền hình thì bắt đầu ngày 7 Tháng Hai 1966, lúc đầu chỉ phát hình một giờ mỗi ngày.[54] Sau vào đầu thập niên 1970 thời lượng phát hình của Đài Truyền hình Việt Nam là sáu giờ mỗi ngày vào buổi chiều. 80% dân chúng ở Miền Nam có thể bắt sóng xem được.[55]
Nhật báo trong nước có 48 tờ nhật báo phát hành, đại đa số bằng tiếng Việt nhưng cũng có nhật báo bằng tiếng Anhtiếng Pháptiếng Hoa, và tiếng Miên. Tính trung bình cho mỗi 1.000 người thì có 51 ấn bản báo chí.[51]
Rạp chiếu bóng tính đến năm 1964 có 170 rạp chiếu phim 35mm, trong đó khoảng 100 rạp tập trung ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn.[56]

Điện lực

Công suất điện lực đạt 125 MW năm 1961[57] nhưng với chiến cuộc tụt xuống còn 117 MW (1968). Sang năm 1971 lên được 278 MW.[58]
Phân tích thành phần nguồn điện năm 1961 thì 56% bằng hơi nước, 43% bằng dầu diezen và 1% bằng thủy điện với đập Đa Nhim bắt đầu hoạt động Tháng Tư năm 1961.[57]

Đánh giá

Bài viết (hoặc đoạn) này hiện gây tranh cãi về tính trung lập.
Đề nghị người gắn bản mẫu nêu lý do tại trang thảo luậnNếu không có lý do tại trang thảo luận, bản mẫu có thể bị tháo bỏ. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Quan điểm của đối phương

Theo quan điểm của đối phương tức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì họ không công nhận sự hợp pháp của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Họ xem nó chỉ là một thứ "quốc gia giả hiệu" để Hoa Kỳ hợp thức hóa mưu đồ chia cắt Việt Nam của Mỹ.[59]
Cũng theo quan điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ lập ra để "dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam", ngăn chặn phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, khống chế, dập tắt các cuộc đấu tranh cách mạng ở nông thôn, bình định đồng bằng, lập ấp chiến lược để dồn dân, chiếm đóng, khống chế quần chúng. Hoa Kỳ thí nghiệm cuộc chiến tranh đó để rút kinh nghiệm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, đe doạ các nước mới giành được độc lập, bắt các nước đó phải chấp nhận chủ nghĩa thực dân mới.[60]. Do vậy một phần lớn người dân miền Nam không ủng hộ Việt Nam Cộng hòa mà đã đi theo phong trào Đồng khởi giành chính quyền[61] Các chiến lược chiến tranh của Hoa Kỳ và kế hoạch lập "Ấp chiến lược" của Việt Nam Cộng hòa đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của người dân miền Nam nên đã phá sản.[62] Lực lượng vũ trang của quân Giải phóng có thể đánh nhiều trận táo bạo, có hiệu suất cao cũng là nhờ có sự hỗ trợ của nhân dân miền Nam.[63]. Vùng quân Giải phóng kiểm soát nhờ đó được mở rộng, chiếm phần lớn lãnh thổ miền Nam, trở thành hậu phương trực tiếp và vững chắc giúp họ đương đầu được với quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa.[64].

Quan điểm của chính quyền Mỹ

Tài liệu được giải mật của Lầu Năm Góc vào năm 2010 cũng viết: "Không có sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Diệm hầu như chắc chắn không thể đứng vững được ở miền Nam... Nam Việt Nam, về bản chất, là một sáng tạo của Hoa Kỳ"[65] Thậm chí tổng thống Mỹ Nixon trong lúc tức giận còn từng nói: "Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được."[66]
Trung tướng Bernard Trainor, từng phục vụ ở Việt Nam hai lần, của cả hai loại hình Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ, so sánh cuộc chiến ở Việt Nam với cuộc chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ"Tôi thấy cuộc kháng chiến của Việt Nam có nét tương đồng với cuộc Cách mạng của Mỹ. Cũng như các nhà cách mạng Mỹ thời đó, người Việt quyết chiến đến cùng. Những người dân Mỹ hồi đó đã đi tới một quyết định rằng độc lập là thiết yếu. Họ đặt cược tính mạng và của cải của mình vào sự nghiệp giành độc lập... Hy vọng ban đầu là thu phục trái tim khối óc của người dân, nhưng hy vọng này đã bị tan tành bởi sự thất bại của chính quyền Sài Gòn trong việc giành tín nhiệm của người dân và chiến lược Tìm và diệt của Westmoreland…".[67]

Quan điểm của giới chức Việt Nam Cộng hoà

Các quan chức cấp cao Việt Nam Cộng hoà cũng công nhận sự lệ thuộc của họ vào Hoa Kỳ. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã từng phát biểu: "Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập!".[68]. Trong bài viết "30/4/1975, Dương Văn Minh và tôi"Nguyễn Hữu Thái thuật lại lời Tổng thống Dương Văn Minh đã nói với ký giả Francois Vanuxem khi được ông này khuyên rút về Vùng 4 chiến thuật để chờ Trung Quốc can thiệp nhằm tìm một giải pháp trung lập hóa Miền Nam: "Hết Tây (Pháp) rồi đến Mỹ, chẳng lẽ bây giờ còn đi làm tay sai cho Tàu nữa sao!".[69]
Ông Hồ Ngọc Nhuận, một dân biểu thời Việt Nam Cộng Hòa trả lời phỏng vấn năm 2009: "Ngày xưa tôi gọi đây là chiến tranh của Mỹ tại vì ổng (Mỹ) vô trong này từ cấp lớn đến cấp nhỏ ổng đều ở trên đầu, ổng làm cố vấn hết. Từ trên xuống dưới là của ảnh hết, súng cũng của ảnh, hành quân cũng của ảnh, đánh gì cũng của ảnh và trách nhiệm cũng của ảnh. Còn ông tổng thống trước khi ổng chạy đi thì ổng lên tiếng chửi Mỹ. Cái người ủng hộ Mỹ nhất mà cũng quay lại chửi Mỹ thì hỏi tôi không chống Mỹ sao được?"[70]
Năm 2005, khi và trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên, nguyên Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ nhận định rằng: "Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê..."[71] Trong bộ phim tài liệu của hãng PBS, ông kể rằng mình cùngNguyễn Văn ThiệuNguyễn Khánh, và Nguyễn Chánh Thi từng bị đại sứ Mỹ triệu tập và đập bàn ghế trách mắng thậm tệ, rằng "từ nhỏ tới lớn, ngay cả cha ruột cũng chưa bao giờ chửi mắng tôi nặng nề và lâu đến như vậy"[72] Tướng tổng tư lệnh Nguyễn Khánh thì phải rời khỏi Việt Nam bởi mệnh lệnh từ chính Đại tướng Mỹ Maxwell D. Taylor, năm sau Nguyễn Chánh Thi cũng chịu chung số phận.[73]
Đại tướng Cao Văn Viên viết trong hồi ký: "Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi !"[74]
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh thì nói: "Tôi nói thật, trong tất cả các đời tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay... Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao Mỹ đều nắm hết."[75]
Nguyễn Văn Ngân, nguyên trợ lý đặc biệt của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đã nhận xét: "Người Mỹ đã thay thế người Pháp với chính sách thực dân mới. Vào thế kỷ XX, người Pháp nhân danh khai hóa để khai thác tài nguyên thuộc địa, nay người Mỹ nhân danh dân chủ để khai thác xương máu người Việt trong việc thiết lập một "tiền đồn chống Cộng" tại Đông Nam Á... Nền dân chủ mà người Mỹ tán dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phong để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn… để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chính và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ…"[76]

Quan điểm của lực lượng phản chiến tại Mỹ

Người biểu tình phản chiến Mỹ với sự châm biếm: Đế quốc Mỹ và "Con rối Sài Gòn"
Năm 1972, Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức một cuộc điều trần về cuộc chiến tranh Việt Nam suốt ba ngày liền, xoay quanh chủ đề nguồn gốc, nguyên nhân của cuộc chiến Việt Nam và những bài học rút ra từ đó. Bốn học giả có tên tuổi đại diện cho phong trào phản chiến Leslie GelbJames ThomsonArthur Schlesinger và Noam Chomsky, từng nghiên cứu nhiều về Việt Nam, được Quốc hội Mỹ mời đến báo cáo góp ý kiến cho Quốc hội về cuộc chiến tranh Việt Nam. Đánh giá về Việt Nam Cộng hòa, giáo sư Noam Chomsky của học viện MIT đã nói:
"Chính phủ Nam Việt Nam đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến đấu chống lại nền độc lập của đất nước họ. Chính phủ Nam Việt Nam không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp"[77]
Theo một góc nhìn khác, tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong quyển sách "Những Bí mật về Chiến tranh Việt Nam" đã viết:
"Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía (Việt Nam Cộng hòa) hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì đó không phải là một cuộc nội chiến..."[78]




Quan điểm của giới sử gia phương Tây

Nhiều nhà sử học phương Tây thì xem chính thể này như là sản phẩm của chính sách can thiệp thực dân mới mà Mỹ tiến hành tại Đông Nam Á.[77][79][80].
Nhà sử học Frances FitzGerald viết: "Chiến thắng của họ (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) là chiến thắng của dân tộc Việt Nam - người Bắc cũng như người Nam. Khác xa với một cuộc nội chiến, cuộc đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là một sự khẳng định nguyên tắc thống nhất dân tộc mà chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố ủng hộ rồi phản bội"[81]
Nhiều sử gia cho rằng chính thể này là một chính thể con rối của Mỹ.[82] Chuyên gia bình định, Trung Tá Mỹ William R. Corson thừa nhận rằng "vai trò của chế độ bù nhìn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là "cướp bóc, thu thuế, tái lập lại địa chủ, và tiến hành trả thù chống lại người dân". Nhà sử học James Gibson tóm tắt tình hình: "Chế độ miền Nam Việt Nam không có khả năng chiến thắng vì không có sự ủng hộ của những người nông dân, nó đã có không còn là một "chế độ" theo đúng nghĩa. Liên minh chính trị bất ổn định và hoạt động bộ máy thì quan liêu. Hoạt động của chính phủ dân sự và quân sự đã hầu như chấm dứt. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã gần như tuyên bố quyền kiểm soát tại các khu vực rộng lớn... nó rất khác với một chính phủ Sài Gòn yếu ớt, không có nền dân chủ cơ bản và một mong muốn mạnh mẽ cho sự thống nhất Việt Nam"[83].
Nhà sử học Marilyn Young nhận xét: "Sự tha hóa tư sản của chính phủ Nam Việt Nam từ thời Diệm đã trở nên tồi tệ hơn khi người khác kế nhiệm ông. Chính quyền Sài Gòn vô vọng, tham nhũng, đàn áp dân chủ dữ dội. Đến cuối thập niên 1960 đã có hàng ngàn tù nhân chính trị ở Nam Việt Nam. Bầu cử là một trò hề, không có quá trình cải cách khả thi cho chính quyền Sài Gòn và kết quả là nhiều nhà cải cách tham gia cuộc đấu tranh vũ trang của đối phương." Trong khi Việt Minh đã giảm thuế, xóa nợ và cho thuê đất với nông dân nghèo, Diệm đã đưa giai cấp địa chủ trở lại. Nông dân đã phải trả lại đất cho địa chủ rồi phải trả tiền thuê đất. Tiền thuê đất này được thu bởi quân đội Nam Việt Nam. Điều này tạo ra một cơn giận dữ ở nông thôn, quân đội Nam Việt Nam bị mắng chửi là "tàn nhẫn hệt như bọn Pháp", kết quả là tại nông thôn, 75% người dân ủng hộ quân Giải phóng, 20% trung lập trong khi chỉ có 5% ủng hộ chế độ Sài Gòn.[84]

Xem thêm

·          
·         Giáo dục Việt Nam Cộng hòa – Wikipedia tiếng Việt


image





Giáo dc Vit Nam Cng hòa – Wikipedia tiếng Vit
Giáo dc Vit Nam Cng hòa là nn giáo dc Vit Nam dưới chính th Vit Nam Cng hòa. Triết lý giáo dc ca Vit Nam Cng hòa là nhân bn, dân tc, và khai phón...
View on vi.wikipedia.org
Preview by Yahoo


 Đứa nào bán nước!? - Dân Làm Báo

Biếm họa PHO (Danlambao)

Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.













Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.















Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện

Uyển Thi 
danlambaovn.blogspot.com

MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại
http://m.9gag.com/gag/6699050

Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

TIẾN LÊN HONG KONG !

TIẾN LÊN HONG KONG !


image





TIẾN LÊN HONG KONG !
View on www.youtube.com
Preview by Yahoo



Ngốc ơi là ngốc . Một lũ cán ngố đứng xếp hàng một để ... ngửi . Đúng là một đám hề ! 

Còn mụ "y tế" thì ... nếm . Chán ơi là chán ! Kết quả là đã 40 năm , VN vẫn còn thù lù hàng đống thực phẩm độc hại và bẩn cuả bọn Chệt cộng tống sang . Hiện nay VNcs đang đứng đầu bảng thế giới về ung thư , thì mụ "y tế " có "nếm" cho lắm , cũng bằng thừa . 

Xem kết quả , biết việc làm .

 

HY.
















              

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List