---------- Forwarded message ----------
From: Danls88
From: Danls88
NGÀY 10-03-1975
4 giờ sáng ngày 10-03-1975
Sau những trận mưa pháo
suốt 2 tiếng đồng hồ, Cộng
quân với chiến xa và biển người tiến chiếm Ban Mê Thuột. Và với một lực lượng
đông gấp 10 lần, địch đã làm chủ tình hình ngay từ phút đầu.
Sự chống trả mãnh liệt của những đơn vị phòng thủ thị xã cùng với sự yểm trợ hữu hiệu gan dạ của các phi công anh hùng đã chặn bớt được sức tiến của quân thù.
Sự chống trả mãnh liệt của những đơn vị phòng thủ thị xã cùng với sự yểm trợ hữu hiệu gan dạ của các phi công anh hùng đã chặn bớt được sức tiến của quân thù.
Nhưng ngày hôm sau khi Cộng Sản Bắc Việt tung thêm Sư Đoàn Tổng Trừ Bị 316 mới từ miền Bắc vào, và một phần Sư Đoàn 968 từ Pleiku kéo xuống, thì lực lượng hai bên ,giữa ta và địch, trở nên quá ư chênh lệch cả về quân số, chiến xa cùng vũ khí hạng nặng các loại !
12 giờ trưa ngày 10.03.1975, Tiểu Khu Ban Mê Thuột mất !
8 giờ sáng hôm sau 11.03.1975
10
chiến xa T.54 của CSBV bắn trực xạ vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Vị Tư Lệnh
Chiến Trường chấp nhận rủi ro nguy hiểm yêu cầu Không Quân đánh bom thẳng vào
những xe tăng địch. Những phản lực cơ A.37 lao xuống. 3 chiếc T.54 bốc cháy,
nhưng rồi 2 trái bom khác rơi trúng hầm chỉ huy và truyền tin của Đại Tá Tư
Lệnh Phó Sư Đoàn 23 BB. Cắt đứt liên lạc với Tư Lệnh Chiến Trường và Tỉnh
Trưởng Ban Mê Thuột từ lúc đó.
Giờ phút của định mệnh, và cũng là khởi đầu ngày thứ hai, trong trận đánh quyết định giữa hai miền Nam Bắc 1975. Chiến trường Ban Mê Thuột coi như kết thúc với sự tràn ngập của Bắc quân !
Nhưng tại mặt trận phi trường Phụng Dực, cách Ban Mê Thuột khoảng 8 km về phía đông, 1 Trung Đoàn của Sư Đoàn 23 BB, Trung Đoàn 53 BB vẫn tiếp tục chiến đấu thêm một tuần lễ nữa. Chiến đấu dũng mãnh, dai dẳng, phi thường . . . cho đến những người lính cuối cùng và những viên đạn cuối cùng được bắn đi !
Đó là một huyền thoại trong cuộc chiến đấu chống Cộng thần thánh nhất của Quân Dân miền Nam Việt Nam. Đó cũng là biểu tượng tinh thần gang thép, sắt đá của người chiến sĩ QLVNCH.
Trận thử sức dò dẫm của hai Trung Đoàn CSBV và Trung Đoàn 53 BB đầu tiên xảy ra lúc 14 giờ trưa ngày 10.03.1975 với kết quả địch bỏ lại chiến trường trên 200 xác chết !
Nhưng chưa đầy một ngày sau, 5 giờ sáng ngày 11.03 khi những chiến xa T.54 của CSBV nghiền nát những đường phố Ban Mê Thuột tiến thẳng vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh cũng là lúc địch quân rửa hận cho “đồng bọn” chúng tại mặt trận phi trường Phụng Dực.
Sư Đoàn 316 Tổng Trừ Bị của Cộng Sản Bắc Việt, lần đầu tiên được tung vào chiến trường Cao Nguyên và miền Nam Việt Nam. Từ “xa lộ đất” Hồ Chí Minh, Sư Đoàn này bất chấp mọi thiệt hại di chuyển ngày đêm không nghỉ để tới trận địa đêm 10.03.1975 và ngay sáng hôm sau dốc toàn lực lượng tấn công Trung Đoàn 53, Sư Đoàn 23 Bộ Binh !
45 phút khởi đầu là những cơn mưa pháo phủ chụp lên đầu những người lính VNCH, chiến sĩ ta “chìm ngập” trong giao thông hào. Sau đó Bắc quân với những tên lính trẻ xuất trận lần đầu hung hăng hò hét xung phong . . .
Từng lớp, từng lớp người đổ rạp nhưng chúng vẫn hô, vẫn tiến điên cuồng.
Trận thư hùng thứ hai ngày 11.03 này kéo dài 2 giờ 40 phút. Gần 200 người anh hùng của chiến trường miền núi vĩnh viễn buông súng gửi thân xác của Họ ở lại với vùng Cao Nguyên Việt Nam !
Nhưng những người còn lại, vẫn tiếp tục chiến đấu. Chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tê, không tải thương, không tắm gội, 24/24 giờ ngoài chiến hào phòng thủ !
Giờ phút của định mệnh, và cũng là khởi đầu ngày thứ hai, trong trận đánh quyết định giữa hai miền Nam Bắc 1975. Chiến trường Ban Mê Thuột coi như kết thúc với sự tràn ngập của Bắc quân !
Nhưng tại mặt trận phi trường Phụng Dực, cách Ban Mê Thuột khoảng 8 km về phía đông, 1 Trung Đoàn của Sư Đoàn 23 BB, Trung Đoàn 53 BB vẫn tiếp tục chiến đấu thêm một tuần lễ nữa. Chiến đấu dũng mãnh, dai dẳng, phi thường . . . cho đến những người lính cuối cùng và những viên đạn cuối cùng được bắn đi !
Đó là một huyền thoại trong cuộc chiến đấu chống Cộng thần thánh nhất của Quân Dân miền Nam Việt Nam. Đó cũng là biểu tượng tinh thần gang thép, sắt đá của người chiến sĩ QLVNCH.
Trận thử sức dò dẫm của hai Trung Đoàn CSBV và Trung Đoàn 53 BB đầu tiên xảy ra lúc 14 giờ trưa ngày 10.03.1975 với kết quả địch bỏ lại chiến trường trên 200 xác chết !
Nhưng chưa đầy một ngày sau, 5 giờ sáng ngày 11.03 khi những chiến xa T.54 của CSBV nghiền nát những đường phố Ban Mê Thuột tiến thẳng vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh cũng là lúc địch quân rửa hận cho “đồng bọn” chúng tại mặt trận phi trường Phụng Dực.
Sư Đoàn 316 Tổng Trừ Bị của Cộng Sản Bắc Việt, lần đầu tiên được tung vào chiến trường Cao Nguyên và miền Nam Việt Nam. Từ “xa lộ đất” Hồ Chí Minh, Sư Đoàn này bất chấp mọi thiệt hại di chuyển ngày đêm không nghỉ để tới trận địa đêm 10.03.1975 và ngay sáng hôm sau dốc toàn lực lượng tấn công Trung Đoàn 53, Sư Đoàn 23 Bộ Binh !
45 phút khởi đầu là những cơn mưa pháo phủ chụp lên đầu những người lính VNCH, chiến sĩ ta “chìm ngập” trong giao thông hào. Sau đó Bắc quân với những tên lính trẻ xuất trận lần đầu hung hăng hò hét xung phong . . .
Từng lớp, từng lớp người đổ rạp nhưng chúng vẫn hô, vẫn tiến điên cuồng.
Trận thư hùng thứ hai ngày 11.03 này kéo dài 2 giờ 40 phút. Gần 200 người anh hùng của chiến trường miền núi vĩnh viễn buông súng gửi thân xác của Họ ở lại với vùng Cao Nguyên Việt Nam !
Nhưng những người còn lại, vẫn tiếp tục chiến đấu. Chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tê, không tải thương, không tắm gội, 24/24 giờ ngoài chiến hào phòng thủ !
Quá 1/2 lực lượng bị thiệt hại, từ khi ở mặt trận Quảng Đức rút về. Trung Đoàn 53 Bộ Binh hiện còn hơn 1 Tiểu Đoàn với khoảng 500 “tay súng”, và Họ đã chiến đấu một cách đơn độc sang ngày thứ ba,12.03. Ngày thứ tư,13.3. Ngày thứ năm,14.3. Ngày thứ sáu,15.3. Ngày thứ bảy,16.3. Và hôm nay, ngày thứ tám . . . 17.03.1975 !!
Thật anh hùng ! Thật vĩ đại ! Thật phi thường ! Không còn từ ngữ nào khác hơn để ca ngợi, vinh danh Họ, Và đó cũng là một huyền thoại bi tráng nhất của chiến tranh Việt Nam, trong trận đánh sau cùng trên chiến trường Cao Nguyên !
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh chiến trường Cao Nguyên
Bay trên đầu của những người anh hùng của phi trường Phụng Dực, trưa ngày 12.03.1975, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh chiến trường Cao Nguyên đã nói chuyện với hai người quân nhân “lớn” nhất và “nhỏ” nhất của Trung Đoàn 53 Bộ Binh.
Người anh hùng Võ Ân, Trung Tá Trung Đoàn Trưởng.
-Buồn ngủ quá . . . “Mặt Trời”ơi ! (Mặt Trời là danh hiệu truyền tin cũa Tướng Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II hôm nay )
-“Chú mày” . . . chịu nổi không ? Tinh thần anh em ra sao ?
-Bị . . .“sứt mẻ” kha khá ngày hôm qua, nhưng chưa sao .”Mặt Trời” yên tâm !
-“Chú mày” muốn gì . . . đặc biệt không ?
-Dạ không, nhưng sao “Mặt Trời” không bay trực thăng hôm nay ?
-Tại “qua” muốn “ở chơi” với “chú mày” và những anh em khác lâu lâu một chút. Mà tại sao “chú mày” hỏi như vậy ?
-Tại vì tôi muốn mời “Mặt Trời” đáp xuống coi “kho vũ khí Việt Cộng” ở phòng danh dự phi cảng . . . cho anh em lên tinh thần !
Tướng Phú cười:
- Ý kiến hay đấy ! Thôi để lần sau vậy !
- . . .
Người anh hùng Nguyễn Văn Bảy, Binh Nhì xạ thủ súng cối 81 ly.
- Em tên gì ?
- Dạ . . . binh nhì Nguyễn Văn Bảy, 18 tuổi !
- Em thấy Việt Cộng chết nhiều không ?
- Nhiều, nhiều lắm Thiếu Tướng !
- Em muốn xin Thiếu Tướng gì nào ?
- Xin thuốc hút và . . . lựu đạn.
- Gì nữa ?
- Thôi!
- Thiếu Tướng thăng cấp cho em lên Binh Nhất ! chịu không ?
- . . .
Một giọng cười khúc khích trong máy
- “ Ông thầy !” . . . Ông Tướng tặng tôi cái “cánh gà” chiên bơ !
- Không được, . . . “tao” phản đối !!
- . . .
Cái “cánh gà”, chữ V, đó là hình dáng của chiếc lon Binh Nhất. “Ông Thầy” là tiếng gọi thân mật vị Trung Tá trung Đoàn Trưởng mà người “binh nhất vừa được tân thăng” Nguyễn Văn Bảy gọi người chỉ huy của mình.
Mẫu đối thoại trên cho thấy tình chiến hữu anh em của những người lính Trung Đoàn 53 BB. Đó cũng là một cách để chứng minh, tại sao trong những ngày cuối cùng, họ vẫn sống chết cùng nhau, chia nhau từng viên đạn , từng dúm gạo sấy, từng hớp nước, từng hơi thuốc . . .
Theo thời gian, bày ngày đêm chiến đấu dài hơn 7 năm tại mặt trận phi trường Phụng Dực. Đã 3 ngày kể từ khi lệnh triệt thoái Cao Nguyên được ban hành, Trung Đoàn 53 không còn nhận được bất cứ một tiếp tế, liên lạc nào với Quân Đoàn. Họ đã phải sử dụng súng đạn tịch thu được của quân thù trong trận đánh đầu tiên để bắn lại chúng !!
Nhưng hôm nay, 17.03.1975, sẽ là ngày . . . dài nhất trong cuộc đời lính chiến của họ !
7
giờ 40 sáng, khi rừng núi Cao Nguyên vẫn còn ngủ yên với
những tầng sương mù phủ kín. Thì hàng trăm hàng ngàn đạn pháo của Bắc quân dội
vào những chiến hào của Trung Đoàn 53 BB. Cỏ cây rạp xuống, những cột đất đỏ
tung cao. Trận địa pháo kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Tiếp theo sau là tiếng loa kêu
gọi đầu hàng, tiếng hò reo như sóng vỡ của biển người,
Và rồi tiếng gầm rú của hàng đoàn chiến xa T.54 trên khắp ngả tiến vào cày nát phi đạo phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột !
Hôm nay là ngày đầu của cuộc rút quân của Quân Đoàn II. Sư Đoàn 316 CSBV quyết “khai tử” Trung Đoàn 53 Bộ Binh/ QLVNCH. Quyết nhổ đi “cái gai” cuối cùng của Mặt Trận Ban Mê Thuột, của Chiến Trưởng Cao Nguyên để mở đường tiến về Duyên Hải !
8 giờ 30 sáng, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, vị Tướng lớn nhất của Quân Đội, gọi yêu cầu được tường trình đặc biệt về Mặt Trận Phi Trường Phụng Dực, và . . . số phận các Chiến Sĩ Trung Đoàn 53 Bộ Binh.
Đây cũng là một vinh dự, một hãnh diện cuối cùng dành cho những”Dũng Sĩ” tại mặt trận này ! Nhưng Đại Tướng Viên chỉ được báo cáo, qua nguồn tin không chính xác, của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Hành Quân ở Phước An: Trung Đoàn 53 Bộ Binh đang bị đánh rất nặng, Bắc đã quân tràn ngập vị trí phòng thủ của Họ !
Và rồi tiếng gầm rú của hàng đoàn chiến xa T.54 trên khắp ngả tiến vào cày nát phi đạo phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột !
Hôm nay là ngày đầu của cuộc rút quân của Quân Đoàn II. Sư Đoàn 316 CSBV quyết “khai tử” Trung Đoàn 53 Bộ Binh/ QLVNCH. Quyết nhổ đi “cái gai” cuối cùng của Mặt Trận Ban Mê Thuột, của Chiến Trưởng Cao Nguyên để mở đường tiến về Duyên Hải !
8 giờ 30 sáng, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, vị Tướng lớn nhất của Quân Đội, gọi yêu cầu được tường trình đặc biệt về Mặt Trận Phi Trường Phụng Dực, và . . . số phận các Chiến Sĩ Trung Đoàn 53 Bộ Binh.
Đây cũng là một vinh dự, một hãnh diện cuối cùng dành cho những”Dũng Sĩ” tại mặt trận này ! Nhưng Đại Tướng Viên chỉ được báo cáo, qua nguồn tin không chính xác, của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Hành Quân ở Phước An: Trung Đoàn 53 Bộ Binh đang bị đánh rất nặng, Bắc đã quân tràn ngập vị trí phòng thủ của Họ !
Đạn hết, lương thực hết. Không còn cấp chỉ huy, không còn được yểm trợ, không còn máy móc để liên lạc, để . . . kêu cứu. Những chiến sĩ Trung Đoàn 53 Bộ Binh gục ngã từng người, từng tổ, từng Tiểu Đội trong những chiến hào cho đến người cuối cùng !
11 giờ 30 sáng 17.03 Tiếng súng im bặt. Bắc quân cắm ngọn cờ đỏ trên đài kiểm soát không lưu của phi trường Phụng Dực và thu dọn chiến trường.
Không có tù binh, không có cả những người lính bị thương. Những Dũng Sỉ của Trung Đoàn 53 Bộ Binh không còn chiến đấu nữa. Họ đã tan ra, đã nát ra . . . từng mảnh vụn và trộn lẫn vào đất đỏ của miền Cao Nguyên hùng vĩ !
Ngày 17.03.1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh/ QLVNCH bị Bắc quân xóa tên. Đó cũng là một ngày bi tráng và đau buồn ! Lần đầu tiên trong 21 năm chiến đấu chống Cộng và giữ Nước, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II triệt thoái khỏi Cao Nguyên !!
Nhưng không ! đó vẫn chưa phải là những giòng chữ cuối cùng viết về các Dũng Sĩ Trung Đoàn 53 Bộ Binh ! Bởi vì, vẫn còn những anh hùng của QLVNCH mang phù hiệu cũa Trung Đoàn 53, Sư Đoàn 22 BB trên vai áo !
Hai ngày sau, khi Bắc quân tràn ngập phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột, một nhóm quân nhân của đơn vị này đả “về” được Phước An và tiếp tục chiến đấu tại mặt trận Quốc Lộ 21. Một tuần lễ sau nữa, ngày 24.03.1975, ba “người anh hùng” khác, sau 7 ngày 7 đêm vượt cả trăm cây số đường rừng núi “sống với cỏ cây, thiên nhiên”, từ Ban mê Thuột đã lên tới buôn Thượng Dam Rong, Đà Lạt ! Họ là những quân nhân bất tử của Trung Đoàn 53 Bộ Binh ! Họ thật vĩ đại và thật phi thường !!
Và đó là một trong những huyền thoại của chiến tranh Việt Nam, trong những trận quyết tử Nam-Bắc sau cùng 1975 !
Trở lại những ngọn đồi vô danh
11 giờ sáng ngày 31.03.1975 tại Bộ Tư Lệnh Hành Quân Mặt Trận Bình Định vị Tư Lệnh Sư Đoàn 22 BB nhận được lệnh “điều động” Sư Đoàn về phòng thủ Quy Nhơn.
11 giớ phút trên hệ thống truyền tin chỉ huy giữa Sư Đoàn với Trung Đoàn, và sau đó Trung Đoàn – Tiểu Đoàn, các trung Đoàn Trưởng, tiểu Đoàn Trưởng đều nghẹn ngào khi nghe lệnh này. Cả 3 Trung Đoàn 41, 42, 47 lúc đó đều đang giao tranh với địch. Trung Đoàn 41 và 42 BB tại các mặt trận trên Quốc Lộ 19 cách Quy Nhơn 30 cây số, và Trung Đoàn 47 ở phía Bắc Bình Định.
Có những người quân nhân nhà nghề đã chiến đấu trong các Đại Đơn Vị này suốt 2 thập niên ngay từ khi Sư Đoàn mới thành lập. Đã trải qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi, nếm đủ vinh quang, bi hùng trong suốt 20 năm trận mạc dòng dã. “Những người lính già của chiến trường”, tưởng không bao giờ bị gục ngã. Nhưng với cái lệnh rút khỏi vùng hành quân hôm nay, họ biết ngay đây là giai đoạn chót cuối đời binh nghiệp !!!
Sư Đoàn đã từng bị đánh tan tành và tưởng đã bị xóa tên trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Họ đã rút lui , đã tan hàng, đã từng mở đường máu suốt mấy chục cây số đường rửng núi để về “điểm tập trung”.
Nhưng họ không sờn lòng nản chí, họ vẫn vững tinh thần tin ngày hồi sinh của Sư Đoàn !
Một cuộc rút quân khác nữa mà họ không bao giờ quên. Đó là cuộc chuyển quân thần tốc của một Trung Đoàn, TĐ 42 BB, từ Tây Nguyên trở về Bình Định tái chiếm Đèo Nhông. Đây cũng là một chiến thắng huyền thoại nhất của Trung Đoàn 42 trong năm 1974. Trung Đoàn 42 Bộ Binh đang hành quân tại vùng Pleime, Tây Nam Pleiku, trong một buổi chiều được lệnh giải tỏa áp lực của địch tại Mặt Trận Bình Định. Cuộc chuyển quân tưởng rằng phải thực hiện trong vòng hai hay ba ngày. Nhưng ngay đêm hôm ấy toàn bộ Trung Đoàn đã về tới Bắc Phù Cát, và từ đó không nghỉ, như một bàn đạp đánh thẳng vào hậu phương địch, khiến Bắc quân trở tay không kịp, những trận kịch chiến đẫm máu dòng dã suốt hai ngày sau đó. Trung Đoàn 42 đã tiêu diệt gần trọn 1 Trung đoàn CSBV của Sư Đoàn 3 Sao Vàng dựng nên “Chiến Thắng Đèo Nhông”.
Trước khi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ, một lần nữa Trung Đoàn 42 BB lại biến 2 ngọn đồi vô danh vùng Tây Nam quận Hoài Nhơn, Bình Định thành những “di tích” của chiến sử nói lên tinh thần chiến đấu chống Cộng phi thường của người chiến sĩ QLVNCH.
Hai ngọn đồi vô danh đó là những ngọn đồi chiến lược, được mang số trên bản đồ hành quân 82 và 147 nằm trên huyết lộ vận chuyển của cộng quân, trên trục Quảng Ngãi – Bình Định. Cũng tại hai cao điểm chiến lược này, bọn nhà báo bất lương ngoại quốc, sau gần 20 năm xuyên tạc chiến tranh Việt Nam đã phải ngả nón kính phục về tinh thần dũng cảm của QLVNCH. Một phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ cũng được gởi tới đó để quan sát chiến trường, khi về nước đã lên tiếng bênh vực, ủng hộ Việt Nam . Nhưng . . . mọi chuyện đã quá muộn !
22 giờ đêm Tướng Phạm Văn Phú. Tư Lệnh cuối cùng của Quân Đoàn II và chiến trường Cao Nguyên bay trên đầu những cánh quân của Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Với phương tiện có thể có và hải pháo yểm trợ của Hải Quân vùng II, ông hy vọng sẽ cứu được 50 % lực lượng của Sư Đoàn. Tuy nhiên , điều mong ước của Ông không bao giờ đến !
Giờ phút này, trước đó và sau đó suốt 22 tiếng đồng hồ, các trung Đoàn 41, 42, 47 trên chặng đường rút quân và cũng là một trận tuyến dài hơn 30 cây số, từng đơn vị bị phuch5 kích, bị đánh tan tác, bị chặt đứt ra từng khúc nhỏ .
Đây là cuộc trả thù man rợ nhất, tàn ác nhất trong trận chiến sau cùng của chiến tranh Việt Nam. Trên 30 cây số đường máu, chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tế, không tản thương vì “hậu phương” rã ngũ, bỏ súng !
Trước mắt là địch, sau lưng cũng là địch !
Đối thủ tuy vẫn là Sư Đoàn 3 Sao Vàng và những Tiểu Đoàn Đặc Công Cộng Sản Bắc Việt. Nhưng Bắc quân ở thế thượng phong. Có pháo nặng, chiến xa yểm trợ và một “hậu phương lớn nổi dậy”. Những người Cộng Sản đã không cần biết đến quy luật của chiến tranh. Chúng thẳng tay tàn sát kẻ thù mà trước đây đã từng gây cho chúng những tổn thất lớn lao, những thất bại đau đớn.
Trên 30 cây số đường máu các chiến sĩ Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã chiến đấu trong tình trạng tuyệt vọng nhưng dũng cảm anh hùng. Họ đã bắn đến viên đạn cuối cùng rồi gục xuống, Đả có những hành động hào hùng, phi thường, bi tráng xảy ra ở đây ngay trên chiến trận này !
Một cấp chỉ huy Trung Đoàn 47 đã quỳ xuống, ôm lấy người lính bị thương rồi bật khóc. Người lính hấp hối, thoi thóp nhưng ngón ta vẫn để trên cò súng. Ông đau đớn, Ông đứng dậy bỏ đi. Nhưng rồi lặng lẽ quay trở lại ông rút súng kết liễu đời đứa em thân yêu và thật bình tĩnh để súng lên màng tang tự bắn vào đầu mình !
Có một “người Anh Lớn” khác sau khi tiễn các chiến hữu của mình lên tàu hết, rồi lững thững quay trở lại. trời bừng sáng nhưng anh đã không chọn hướng đi về phía ánh mặt trời. Anh trở lại con đường cũ, trở lại phía có những “Ngọn Đồi Vô Danh”. Nơi đó Anh sẽ gặp Dũng Sĩ Mai Hồng Bướm, người Binh Nhất Trung Đội Trưởng Anh Hùng của Sư Đoàn 22 BB – người Trung Đội Trưởng thứ . . . sáu của Trung Đội đã chỉ huy đơn vị đánh bật kẻ thù khỏi đỉnh Du Tự, Hoài Ân trước khi gục ngã. Và gặp lại rất nhiều những anh hùng vô danh khác của Sư Đoàn, những Người đã lấy máu mình tô thắm cho màu cờ Đơn Vị, trong những năm tháng sau cùng !!!
Ngày
thứ 7 của cuộc rút quân và sau hai tuần lễ Cộng Sản Bắc Viết tấn chiếm Ban Mê
Thuột. 2/3 Chủ Lức quân của Quân Đoàn II tan tành. Đó là Sư Đoàn 23 BB và 7
Liên Đoàn Biệt Động Quân, những Đơn Vị này đã bị thiệt hại từ 60~70 % quân số.
Lực Lượng Pháo Binh nặng 175 ly, 155 ly, các Thiết Đoàn Chiến Xa coi như “bất
khiển dụng” 90%. Gánh nặng đè xuống cho các đơn vị còn lại: Sư Đoàn 22 BB
và Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù. Lữ Đoàn 3 Dù được tăng phái phòng thủ tuyến đèo M’Drak,
mặt trận Khánh Dương.
Niềm hy vọng cuối cùng và cũng là đại đơn vị duy nhất còn lại của Quân Khu II-
Sư Đoàn 22 Bộ Binh- được trải dài , bao vùng cả 3 mặt trận. Các trung Đoàn 41,
42 và 47 trấn giữ Quốc Lộ 19 và mặt trận Bình Định. Hàng ngày “ đối diện”
với Sư Đoàn 3 Sao Vàng cùng các đơn vị trọng pháo, chiến xa của CSBV. 2/3 quân
số Trung Đoan BB và Bộ Chỉ huy TĐ tăng cường cho mặt trận Khánh Dương. Tư Lệnh
Phó SĐ Bộ Tham Mưu Nhẹ được lệnh tới “cố vấn” đánh chốt tại Phú Yên, và
bảo vệ Đèo Cả trên Quốc Lộ 1 giữa đường Phú Yên Nha Trang .
Sư Đoàn 22 BB được xem như một biểu tượng, một uy dũng, một kỳ
diệu cho tinh thần chiến đấu tuyệt vời , thần thánh cùa QLVNCH. Sư Đoàn với
danh hiệu” Tam Hắc Sơn, Bạch Nhị Hà, Trấn Sơn - Bình Hải” này đã từng
đại bại, tan hàng tưởng như bị Bắc quân xóa tên từ nhiều năm trước. Nhưng rồi
vẫn oai hùng trở lại phong độ, chiến đấu dũng mãnh cho tới ngày cuối cùng.
Trận đánh lớn đầu tiên của chiến tranh Việt Nam
xảy ra tại Cao Nguyên năm 1961. Gần một Trung Đoàn BB bị thiệt hại Vị Tư Lệnh
Sư Đoàn 22 BB trong thời gian này là Trung tá Nguyễn Bảo Trị.
Hồi đó vùng trách nhiệm của Sư Đoàn còn kéo dài theo biên giới
trên Quốc Lộ 14: Từ Dakto, Banhet qua Dak Sut, Dak Pek và lên tới Dakrơtah .
Sau trận này tôi đã có dịp lên sống trên một ngọn đồi gần Toumorong 40 ngày để
nghiên cứu vie6tr1 về mặt trận B3 của địch và . . . để chia xẻ những đau đớn tủi
nhục của một đoàn quân bại trận (!!)
Một lần nữa , tháng 4 .1972, Sư Đoàn tan hàng tại Tân Cảnh (Dakto,
Komtum). Tư Lệnh Sư Đoàn, Bộ Tham Mưu ,Trung Đoàn Trưởng 42 mất tích. Hai
Trung Đoàn 42 và 47 “về” được Pleiku 50 người. Trung Đoàn 47 khoảng 300.
Tại mặt trận Bắc Bình Định, sau những trận bị tấn kích tại Bồng Sơn và khi địch
chiếm Tam Quan, Hoài Ân, Hoài Nhơn rồi, Trung Đoàn 40 “chạy” được tới
Phú Bài, Quy Nhơn gần 100 người !
Thời gian này, Sư Đoàn 22 Bộ Binh xuống còn 1 Trung Đoàn và cần
được bổ xung thêm quân số !
Nhưng rồi như một phép nhiệm màu, với chính sách “tam
cùng”: cùng ăn, cùng ngủ, cùng sống chết có nhau. Sư Đoàn đã hồi sinh mau
lẹ. Đúng 4 tháng sau, Sư Đoàn 22 BB đã chiếm lại tất cả những phần đất mà chính
mình đã để mất vào tay giặc, vùng Bắc Bình Định.
Những trận đánh ròng rã suốt mấy tháng trời tại Bắc Bình Định, Trung
Đoàn 21 CSBV của Sư Đoàn 3 Sao Vàng bị khai tử hoàn toàn. Một Trung Đoàn Chủ
Lực khác của địch, trung Đoàn 141 ngoài Quảng Ngãi được chuyển vào thay thế.
Một thời gian sau các chiến sĩ Sư Đoàn 22 Bộ Binh một lần nữa trở
lại Tây Nguyên. Đây cũng là dịp để người anh hùng “Trấn Sơn Bình Hải” này
trả được cái hận cũ: hận “tan hàng” tháng 4/1972.
Trung Đoàn 40 lên Bắc Komtum cùng với các chiến sĩ Biệt Động Quân, đương đầu
với Sư Đoàn F10 CSBV. Trung Đoàn 42 tăng cường trấn giữ mặt trận Tây Nam
Pleiku, với sự hiện diện thường trực của Sư Đoàn 320 CSBV.
Và “cái hận cũ” đã được trả. Những lực lượng của SĐ 22 BB đã chận đứng, phá
vỡ được cuộc hành quân quan trọng của Sư Đoàn 320 CSBV trong ý đồ tấn chiếm căn
cứ Pleime, và sau đó mở trục tiếp vận từ căn cứ này tới Quốc Lộ 19. Trong một
cuộc phản phục kích tuyệt vời gần Pleime, Trung Đoàn 42 BB đã tiêu diệt gọn gần
2 Tiểu Đoàn thuộc Trung Đoàn 64 VC. Trung Đoàn 40, Sư Đoàn 22 BB hôm nay gặp
lại đối thủ cũ: Sư Đoàn F10 CSBVtai5 mặt trận Bắc Komtum khi trước. Âu đó cũng
là . . . định mệnh !!!
Đoàn quân Mũ Đỏ
20 giờ 20 ngày 29.03.1975. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II
nhận được báo cáo từ mặt trận Khánh Dương. Quốc Lộ 21: Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đang
bị tấn công nặng.
Lực lượng Mũ Đỏ bây giờ là linh hồn của Mặt trận Khánh Dương.
Quân Khu II. Tuyến Dù vỡ, Nha Trang không bị đánh cũng vào tay giặc. Và Bộ Tư
Lệnh Quân Đoàn sẽ lại di tản lần thứ hai !
Đà Nẵng mất,Tướng
Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II, vừa đau buồn, vừa lóe lên một tia hy vọng .
Chiều mai 30.03.1975 hay chậm lắm là hai ngày nữa. Mặt trận Khánh Dương, Nha
trang sẽ được tăng cường bởi Đoàn Quân Mũ Xanh Thủy Quân Lục Chiến.
Tướng phú dùng máy STS liên lạc với Trung Tá Lê văn Phát, Lữ Đoàn Trưởng Lữ
Đoàn 3 Nhảy Dù, hiện đang là Tư Lệnh Mặt Trận Khánh Dương. Ông ra lệnh, Ông yêu
cầu anh em Dù ráng chống đỡ đêm nay. Ngày mai sẽ có 2 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân,
và sau đó 1 Lku74 Đoàn Thủy Quân Lục Chiến từ Đà Nẵng về cùng lên chiến đấu tại
Mặt Trận này !
Vị Tư Lệnh Chiến Trường, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3
Dù, ra lệnh cho các đơn vị lập phòng tuyến thép, không lùi !
. . .
Nhưng đêm nay ? Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù sau những thiệt hại tại Quân
Đoàn I, và hơn 1 tuần lễ tại Mặt Trận Khánh Dương, quân số chỉ còn hơn 1000 . .
.
Không chiến xa, không Pháo Binh nặng làm sao họ đương đầu được
với 3 Sư Đoàn chủ lực quân CSBV F10, 320, 316 đông hơn gấp 10 lần, và với nhựng
Trung Đoàn Pháo, Trung Đoàn Chiến Xa T-54 đã tiến sát cận kề ?
Tuyến đầu tiên của Lữ Đoàn 3, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù bị
CQ vây kín 4 mặt, bị đánh trộn chấu, biển người.
Tiểu Đoàn 5 ND là Đơn Vị tôi có khá nhiều kỷ niệm. Tôi đã ôm dù
nhảy tập, nhảy hành quân theo họ nhiều lần. Tôi có “những người anh em” từ cấp
Binh Nhì đến Tiểu Đoàn Trưởng ngay từ cuối thập niên 1950. Như NQT, Ngô Lê
Tĩnh, Hà Huyền Chi, Nguyễn Chí Hiếu, Bùi Quyền và nhiều nữa .
Nhưng hai người mà tôi nhớ nhất, đó là một “chú em nhỏ”
Binh Nhì 17 tuổi, đã bắn hạ Chiến Xa Bắc Việt tại An Lộc trong Mùa Hè đỏ Lửa
1972. Chú em này sau trở thành con đỡ đầu của cụ Trần Văn Hương, Phó Tổng Thống
VNCH. Và “người phóng viên già” Nguyễn Đạt Thịnh, Đã quyết định in hình người
anh hùng Mũ Đỏ trẻ tuổi này lên trang bìa một tờ báo quân đội thay vì in hình
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Vanuxem “xuống“ An Lộc ngày
7.7.1972 !!
Một người nữa là Bùi Quyền. Anh là một Tiểu Đoàn
Trưởng có tư cách, một anh hùng, người Tham Mưu Trưởng tài ba của Lữ Đoàn và .
. . ngèo nhất nước. Anh biết chia sẻ những nguy hiểm, và những thiếu thốn với
những anh em binh sĩ. Khi anh làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 ND, vợ của ông
Tiểu Đoàn Trưởng, của các sĩ quan cũng như những bà vợ của anh em binh sĩ đều
sống trong những dãy nhà tôn của trại gia binh, và chia nhau đồng đều quyền lợi
của Đơn Vị .
Đó cũng là người niên trưởng “hắc búa” nhất, thần
tượng của nhà văn Phan Nhật Nam ngoài chiến trường, cũng như khi còn học ở
trường Võ Bị Đà Lạt !
Hơn một tuần lễ Lữ Đoàn 3 ND tới trấn đóng đèo M’ Drak, chúng
tôi mới gặp nhau 1 lần. Đêm nay Bùi Quyền và những người anh em khác của tôi
đang “ngập chìm” giữa vòng vây địch. Đường Nha Trang- Khánh Dương 20
phút bay ! tôi muốn được đến gần họ ngay bây giờ. Dù chỉ để nghe tiến họ kêu
vang và để biết rằng Họ vẫn còn đang chiến đấu !!
19 năm trước khi còn “tuổi trẻ hân hoan đợi
gói trong cờ”, tôi được đào tạo thành một quân nhân nhà nghề.
Tôi được gởi đi học lớp Đại Đội Trưởng tại một trưởng bộ binh Hoa Kỳ. học đánh
nhau theo kiểu Mỹ !
Có lần trong phần kết thúc của một bài học về tác
chiến, người sĩ quan huấn luyện viên nói một câu, tôi còn nhớ mang máng rằng :
“Khi tôi còn nhỏ, Mẹ
tôi thường nói: con muốn điều gì, hãy nhắm mắt lại và mơ ước. Lúc mở mắt ra, Mẹ
cho con tất cả những gì con muốn. Lớn lên khi chỉ huy ngoài mặt trận, lúc bị
vây hãm tràn ngập: tôi nhắm mắt lại và tin rằng khi mở mắt ra tôi sẽ thấy . . .
một đám mây hình nấm !”
“Đám mây hình nấm” là hình dáng cột khói
tạo nên bởi trái bom B-52 thả xuống , là “bức tường mây” của mấy chục khẩu pháo
cùng bắn hiệu lực vào mục tiêu.
Đó là đánh nhau “theo kiểu Mỹ” ! người
Mỹ đã huấn luyện tôi, huấn luyện những cấp chỉ huy của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đánh
nhau như vậy, đúng 20 năm nay đã quen và không sai chạy. Nhưng bây giờ, người
Mỹ phản bội, bỏ chạy. Và chúng tôi không B-52, không đại bác, không chiến xa.
Và trước một quân thù hung bạo với một rừng xe tăng, đại pháo, với biển người
lớp lớp hàng hàng !!!
Nhìn về phía hánh Dương, tôi thấy mịt mù xa tắp. Tự nhiên tôi nhắm
mắt lại. Tôi theo đạo Công Giáo, nhưng đã hơn 10 năm rồi chưa một lần bước vào
nhà thờ. Và đêm nay, tôi đã nguyện cầu. Tôi cầu xin cho những người anh em tôi
qua được một đêm. Ngày mai . . . quân tăng viện sẽ đến !!!
. . .
Trich "Cuộc Triệt Thoái Cao
Nguyên" của Phạm Huấn
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết