Ghi
tạc ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) -
Ngày 5-6-1948, cựu hoàng Bảo Đại gặp Cao ủy Pháp là Bollaert ở vịnh Hạ Long,
trên chiến hạm Duguay Trouin, bản tuyên ngôn Việt-Pháp được công bố là nước
Pháp thừa nhận nền độc lập và thống nhất Việt Nam. Nhưng đến ngày 20-7-1954,
cộng sản Bắc Việt ký kết với Pháp Hiệp định Genève, đem nước Việt chia đôi, lấy
vĩ tuyến thứ 17 tại sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự. Sau đấy, quân đội Pháp
rút khỏi Việt Nam, Quân Đội Quốc Gia Việt Nam ra đời trong một hoàn cảnh quốc
gia rối ren.
Ngày
1-7-1955, Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam chính thức hình
thành, quân đội còn non trẻ lại nhận lãnh trách nhiệm chiến đấu chống lại cả
một khối cộng sản quốc tế hung hãn từ phương Bắc tràn xuống phương Nam, nhân
dân thế giới đã thán phục: “Miền Nam Việt Nam là ‘Quốc gia tiền đồn’ chống
cộng”. Dù vậy, người Quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vẫn vững tâm kiên
cường chiến đấu vì sứ mạng thiêng liêng bảo vệ tổ quốc và dân tộc.
Bối cảnh lịch sử thời cận đại tại miền Nam
Việt Nam
Sau
khi các tướng lãnh trong quân đội VNCH đảo chánh, lật đổ chính phủ Ngô Đình
Diệm ngày 1-11-1963, đã thành lập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng (HĐQNCM) do
trung tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch và nắm chính quyền. HĐQNCM cử Nguyễn
Ngọc Thơ lập chính phủ lâm thời.
Đến
ngày 30-1-1964, trung tướng Nguyễn Khánh gây áp lực tướng Minh, bắt giam 5 vị
Tướng thân cận của tướng Minh, vẫn để tướng Minh làm quốc trưởng, tướng Khánh
tự đứng ra lãnh đạo gọi là chỉnh lý và lập chính phủ ngày 8-2-1964. Ngày
16-8-1964, tướng Khánh mở cuộc họp Hội đồng tướng lãnh tại Vũng Tàu, cuộc họp
này đã thông qua một hiến chương mới, thường gọi là Hiến chương Vũng Tàu, tướng
Khánh lên làm chủ tịch VNCH, trung tướng Dương Văn Minh làm cố vấn.
Hiến
chương Vũng Tàu đã bị chống đối từ nhiều phía, trong đấy có đông đảo tín đồ
Phật giáo và sinh viên học sinh. Trước tình trạng này, tướng Khánh phải tuyên
bố hủy bỏ Hiến chương Vũng Tàu và từ chức.
Ngày
25-8-1964, Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng họp tại bộ Tổng tham mưu đồng thuận sẽ
bầu vị nguyên thủ quốc gia, nguyên thủ quốc gia phải thực hiện cơ cấu dân chủ;
các tướng lãnh sẽ trở về với quân đội. Đến ngày 27-8-1964, thành lập Ban Lãnh
đạo Lâm thời Quốc gia: Dương Văn Minh làm quốc trưởng, Nguyễn Khánh làm thủ
tướng, tướng Trần Thiện Khiêm giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng. Ngày 13-9-1964,
trung tướng Dương Văn Đức tạo cuộc binh biến nhằm cảnh cáo tướng Khánh độc tài,
nhưng thất bại, tướng Đức bị bắt và giải ngũ sau đó.
Ngày
7-10-1964, đại tướng Trần Thiện Khiêm bị trung tướng Khánh buộc lưu vong. Ngày
24-10-1964, Thượng Hội Đồng Quốc Gia bầu Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng VNCH,
đến ngày 31-10-1964, quốc trưởng Phan Khắc Sửu ban hành sắc lệnh SL.005/QT/SL,
bổ nhiệm ông Trần Văn Hương thành lập nội các, đến ngày 4-11-1964, Trần Văn
Hương thành lập chính phủ dân sự. Tuy nhiên, sự thật các tướng lãnh vẫn còn nắm
quyền lực.
Cuối
tháng 11-1964, tướng Minh và tướng Khánh lên cấp đại tướng.
Đến
tháng 12-1964, đại tướng Dương Văn Minh lại bị đại tướng Khánh đưa đi làm đại
sứ Thái Lan.
Đến
ngày 16-2-1965, thì bổ nhiệm bác sĩ Phan Huy Quát làm thủ tướng. Ngày
25-2-1965, bổ nhiệm đại tướng Nguyễn Khánh làm đại sứ lưu động và rời Việt Nam.
Sự
bất ổn chính trị tại miền Nam Việt Nam là cơ hội cho Bắc Việt đưa quân xâm nhập
vào miền Nam, gây cho Quân lực VNCH phải đối đầu với Cộng quân càng ngày càng
đông đảo hơn.
Song
song với khó khăn về tình trạng thay đổi nhân vật lãnh đạo, thì chức vụ Tổng
Tham Mưu Trưởng (TTMT), kể từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 7 năm 1965, đã lần
lượt thay đổi đến năm (5) lần:
1-
Trung tướng Trần Văn Đôn, nhận chức TTMT ngày 2-11-1963, sau khi lật đổ tổng
thống Diệm.
2-
Trung tướng Trần Thiện Khiêm, nhận chức TTMT ngày 31-1-1964, sau khi tướng Đôn
bị bắt.
3-
Trung tướng Nguyễn Khánh, nhận chức TTMT ngày 8-10-1964, sau một ngày đại tướng
Trần Thiện Khiêm lưu vong.
4-
Trung tướng Trần Văn Minh (không phải là trung tướng Trần Văn Minh mà sau này
là Tư lệnh Không quân), nhận chức TTMT ngày 26-2-1965, sau một ngày tướng Khánh
lưu vong.
5-
Trung tướng Minh bàn giao chức vụ TTMT cho thiếu tướng Nguyễn Hữu Có ngày
15-7-1965.
6-
Lần thứ sáu: Thiếu tướng Có bàn giao chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng cho thiếu
tướng Cao Văn Viên ngày 15-10-1965.
Như
vậy, chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng từ tháng 11-1963 đến tháng 7-1965, chưa tròn
hai năm đã thay đổi 5 lần; trung bình mỗi vị Tổng Tham Mưu Trưởng giữ chức vụ
này khoảng bốn (4) tháng, thử hỏi với thời gian ngắn ngủi ấy, làm sao tổ chức
được một hệ thống quân đội vững vàng, hùng mạnh?! Trong khi đấy tình hình quân
sự tại chiến trường càng ngày càng ác liệt?!
Vì sao ngày Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa là ngày 19 tháng 6.
Đến
ngày 25-5-1965, thủ tướng Phan Huy Quát cải tổ chính phủ, bổ nhiệm một số tổng
trưởng mới, nhưng quốc trưởng Phan Khắc Sửu không đồng ý, đã gây nên cuộc khủng
hoảng nội các.
Ngày
9-6-1965, thủ tướng Phan Huy Quát họp báo, tường trình về cuộc khủng hoảng
chính trị và đề nghị các tướng lãnh đứng ra làm trung gian để ổn định cho đến
khi có một chính phủ dân cử. Các tướng lãnh áp lực quốc trưởng Phan Khắc Sửu,
thủ tướng Phan Huy Quát giao lại cho quân đội trách nhiệm và quyền lãnh đạo
quốc gia mà trước đấy đã ủy thác cho chính phủ dân sự.
Do
yêu cầu mạnh mẽ của các tướng lãnh, quốc trưởng Phan Khắc Sửu, thủ tướng Phan
Huy Quát và chủ tịch Hội đồng Quốc gia Lập pháp Phạm Xuân Chiểu đồng ký bản
tuyên cáo vào ngày 11-6-1965. Nội dung chính của bản tuyên cáo là: Chúng tôi,
Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa và Hội Đồng Quốc Gia
Lập Pháp, đồng quyết định long trọng trao trả lại cho Quân Đội Việt Nam Cộng
Hòa trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia đã được Hội Đồng Quân Lực ủy
thác cho chúng tôi chiếu theo Quyết định số 4 ngày 16-2-1965, Quyết định số 6
ngày 17-2-1965 và Quyết định số 8 ngày 5-5-1965, Tuyên cáo số 7 ngày 5-5-1965.
Yêu cầu toàn thể đồng bào các giới không phân biệt thành phần xã hội, đảng phái
và tôn giáo, ủng hộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc lãnh đạo toàn Quân và
toàn Dân đúng theo tinh thần của Cách Mạng ngày 1-11-1963.
Ngày
14-6-1965, Hội Đồng Quân Lực họp tại Sài Gòn, đồng thuận đứng ra lãnh trọng
trách điều khiển quốc gia một lần nữa. Liền sau đó thành lập Ủy ban Lãnh đạo
Quốc gia, sau khi thảo luận đã đồng ý đưa đến quyết định:
Thành
phần của Ủy Ban Lãnh đạo Quốc gia gồm có: Một Chủ Tịch, một Tổng Thơ Ký, một Ủy
Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu
Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Các vị được tín
nhiệm gồm có:
1-
Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia: Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu.
2-
Tổng Thư Ký: Trung tướng Phạm Xuân Chiểu.
3-
Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ.
-
Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có.
-
Tư Lệnh Quân Đoàn I: Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi.
-
Tư Lệnh Quân Đoàn II: Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh.
-
Tư Lệnh Quân Đoàn III: Thiếu tướng Cao Văn Viên.
-
Tư Lệnh Quân Đoàn IV: Thiếu tướng Đặng Văn Quang.
Ngày
19-6-1965, Hội Đồng Quân Lực ra quyết định số 4/ QLVNCH, giải tán Hội đồng Quốc
gia Lập pháp và thiết lập các tổ chức: Đại hội đồng Quân lực, Ủy Ban Lãnh đạo
Quốc gia, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, Hội đồng An ninh Quốc gia, Hội đồng Kinh
tế và Xã hội. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy Ban Lãnh đạo Quốc gia Nguyễn Văn Thiệu, đã
ký sắc lệnh 001/a/CT/LĐQG thành lập nội các chiến tranh, gọi là Ủy ban Hành
pháp Trung ương và quyết định số 5/QLVNCH thành lập Thượng Hội đồng thẩm phán.
Từ đấy, “Ngày 19 tháng 6 là ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, còn gọi là “Ngày
Quân Lực” và Ngày Quân Lực 19-6 đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày
19-6-1966.
Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa can trường, danh bất tử.
Sau
khi ký hiệp định Genève ở Thụy Sĩ vào ngày 20-7-1954, quân Pháp lần lượt rút về
nước Pháp, còn số người theo Việt Minh từ miền Nam tập kết ra Bắc không có
thống kê đầy đủ. Nhưng theo Hội nghị tại Liễu Châu (Quảng Tây, Tàu) ngày
3-7-1954, trước khi ký hiệp định Genève, thì Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai dự tính
rút khoảng 60.000 người cả bộ đội và chính trị viên về Bắc và sẽ lén gài người
ở lại miền Nam Việt Nam khoảng 10.000 người với vũ khí chôn giấu để chờ thời
cơ.
Đến
ngày 20-12-1960, Bắc Việt thành lập “Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam” tại xã Tân Lập (nay là Tân Biên, nơi núi rừng tỉnh Tây Ninh) và lén lút
đưa quân vào Nam. Cũng từ đấy, quân đội Bắc Việt xâm lược miền Nam từ du kích
chiến sang vận động chiến, mở những trận đánh lớn, như: Trận ấp Bắc thuộc tỉnh
Tiền Giang ngày nay, đã đụng độ lớn vào ngày 2-1-1963. Trận Bình Giã đụng độ dữ
dội vào cuối tháng 12 năm 1964 tại làng Bình Giã, tỉnh Phước Tuy.... Như vậy,
quân Bắc Việt tấn công miền Nam Việt Nam từ khi chưa có quân Mỹ tham chiến.
Đến
ngày 8-3-1965, đơn vị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (United States Marine Corps)
đổ bộ lên bãi biển Nam Ô, Đà Nẵng (mật hiệu của bãi đổ bộ: Red Beach Two). Đơn
vị đổ bộ đầu tiên thuộc Tiểu đoàn 3/9 (Battalion Landing Team 3/9), vào bờ lúc
9 giờ 18 phút (giờ địa phương). Từ đấy bắt đầu một trang sử mới về sự can thiệp
quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Hiệp
định Paris (Ba Lê) ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973, đến tháng 11 năm đó, Quốc
hội Mỹ thông qua luật buộc Tổng thống báo cho Quốc hội trong vòng 48 tiếng về
quyết định điều quân Hoa Kỳ trong chiến tranh, và triệt thoái quân đội trong
vòng 60 ngày. Hai biện pháp này đã khiến tổng thống Nixon không thể can thiệp ở
Đông Dương.
Như
vậy, quân Mỹ bắt đầu đến Việt Nam từ năm 1965 và rút quân về nước vào năm 1973,
thời gian kể từ trước năm 1965 và sau năm 1973, chỉ có Quân đội VNCH chống chọi
với Cộng quân mà thôi. Và Mỹ không hề chiếm một (01) tấc đất nào của VN, ngược
lại nước VN rõ ràng bị Tàu cộng xâm lược:
-
Ngày 19-1-1974, Hải quân Tàu cộng đánh cướp đảo Hoàng Sa của VNCH.
-
Ngày 14-3-1988, quân Tàu cộng đánh cướp đảo Gạc Ma của Việt Nam.
-
Ngày 30-12-1999, Tàu cộng lấn chiếm khoảng 700 km vuông lãnh thổ VN.
-
Ngày 25-12-2000, Tàu cộng lấn chiếm khoảng 11.000 km vuông vịnh Bắc Việt.
-
Vào đầu tháng 5-2014, Giàn khoan HD-981 của Tàu cộng xâm phạm vào vùng Đặc
quyền kinh tế của Việt Nam...
Vậy
ai nói rằng Mỹ xâm lược là kẻ đổi trắng thay đen, có những quốc gia “cần quân
xâm lược Mỹ” để vẹn toàn lãnh thổ, tiêu biểu như:
-
Nhật, Nhật-Mỹ đã lần lượt ký kết nhiều thỏa thuận, xác lập “dự toán quan tâm”
bằng hình thức lập pháp đặc biệt và ngân sách Nhật sẽ cung cấp cho quân đội Mỹ
đóng tại Nhật tăng dần theo từng năm. Năm 1999, dự toán quan tâm với ngân khoản
là 275,6 tỉ Yên (khoảng 2,7 tỉ US Dollard).
-
Nam Hàn, thỏa thuận Hoa Kỳ-Hàn Quốc có thời hạn trong 5 năm, đã được thông qua
hồi tháng 7 năm 2013, theo thỏa thuận này, Hàn Quốc sẽ đóng góp khoảng 930 tỷ
won (khoảng 875 triệu USD) trong năm 2014, cho chi phí đóng quân của binh sĩ Mỹ
ở đất nước này.
Từ
đấy theo thiển kiến của người viết đừng có kẻ nào ra rả loạn ngôn “chống Mỹ
xâm lược cứu nước”, vì định nghĩa xâm lược là: “cướp lãnh thổ và chủ
quyền của nước khác bằng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn chính trị”.
Lý do nào, miền Nam
Việt Nam bị thất bại vào năm 1975?!
Có
nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là thiếu quân dụng, đạn dược để chiến
đấu, để minh chứng điều này xin trích bài “Những sự thật về Chiến Tranh Việt
Nam” của Giáo sư Robert F. Turner ở Đại Học Luật Khoa Virginia và Học Viện Hải
Quân thuộc Trung tâm an ninh Luật Pháp Quốc Gia, đã thẳng thắn nói rằng: “Có một bài viết trong báo
Foreign Affairs năm 2004, do Giáo sư John Lewis Gaddis là Khoa trưởng American Diplomatic
Historians đã nhận định đúng đắn: Các sử gia hiện tại công nhận rằng miền Nam
Việt Nam và đồng minh đã thắng cuộc chiến quân sự. Nhưng lại thua cuộc chiến
tâm lý tại Mỹ. Tôi xin nhắc lại cho quý vị trẻ biết sau khi bị bỏ bom tơi bời
Hà Nội vội vã trở lại đàm phán tại Paris. Và mọi chuyện êm xuôi nếu chúng ta
dùng máy bay B52 để trấn giữ hiệp định. Nhưng quốc hội với áp lực của ‘Phong
trào Hòa Bình’ đã thông qua dự luật vào năm 1973. Sẽ là bất hợp pháp nếu Tổng
thống sử dụng bất cứ đồng nào trong công quỹ cho cuộc chiến tại Việt Nam, Lào
và Cambodia. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành bại. Quốc hội phản bội
lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương.
Lúc ấy tôi làm việc tại Thượng nghị viện, nghị sĩ Ted Kennedy tuyên bố rằng
‘Việt Nam không cần giúp đỡ, họ đã có lượng vũ khí trị giá vô số triệu đô la’.
Đó là sự thật, Việt Nam có phi cơ trực thăng, xe tăng Hoa Kỳ. Nhưng cái mà họ
không biết là Việt Nam không có đạn, không có xăng, không có phụ tùng. Đống đồ
đó trở nên vô dụng. Đây là câu chuyện tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe”.
Dù
người Quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, nhưng danh bất tử. Vì
sao, là vì trong suốt 20 năm chiến tranh, những nơi xảy ra chiến trận ác liệt,
người Quân nhân của VNCH đã can trường biến những địa danh: Bình Long An Lộc
(1972). Cổ thành Quảng Trị (1972). Đồi Charlie, Đắk Tô, Tân Cảnh (1972). Hải
chiến Hoàng Sa (1974). Phòng tuyến Xuân Lộc (1975)... thành những địa danh nổi
tiếng trong lịch sử thời cận đại và khi nhắc nhở đến những địa danh này đã làm
sống lại tinh thần chiến đấu can trường của Quân lực VNCH.
Ngày
nay, có nhiều người Quân nhân QLVNCH đã đến các nước tự do, dù không còn trực
tiếp cầm vũ khí chiến đấu nhưng đa số trái tim vẫn yêu nước nồng nàn, có những
Quân nhân ngày nay không còn cầm vũ khí thì cầm bút chống Cộng rất mạnh mẽ và
hiệu quả. Người Quân nhân QLVNCH luôn tâm niệm “Huynh đệ chi binh”, thế nên
trong khi chiến đấu thì thân thương dìu dắt lẫn nhau, nay kẻ hải ngoại người
quốc nội, tâm tư vẫn lo lắng cho nhau, nên chẳng những có nhiều người Quân nhân
cùng Đồng bào luôn lo lắng giúp đỡ Thương binh VNCH trong nước đã, đang bị chế
độ phân biệt đối xử?!
Thương
binh tàn tật, sống gian nan
Xã
hội đổi thay, quá phũ phàng!
Kẻ
thắng hung hăn, cười ngạo nghễ
Người
thua lận đận, tủi miên man!
Nhớ
người thương tật, bởi quê hương
Đời
sống khó khăn, cảnh đoạn trường!
Mong
mỏi đồng bào, hoan hỷ giúp
Nhắn
nhe chiến hữu, tận tình thương?!!!
Trong
suốt 20 năm (1954-1975) chiến tranh tàn khốc đã gây ra số tử thương: Quân đội
của VNCH bị tử thương khoảng: 250.000 người. Quân độ CSVN bị tử vong khoảng:
1.100.000 người, trong số này bao gồm chết vì chiến trận, chết vì bị máy bay
trên đường xâm nhập vào Nam và chết vì bệnh tật. Thường dân Việt Nam bị chết
khoảng: 3.000.000 người. Và hai nước láng giềng là: Cao Miên bị chết khoảng
70.000 người, Lào bị chết khoảng 50.000 người. Tổng kết quân đội các bên, kể cả
quân Mỹ, Nam Hàn... giúp miền Nam; quân Tàu... giúp miền Bắc và thường dân Việt
Nam, Miên và Lào, đã bị chết ước tính khoảng 4.480.000 người.
Quân
lực VNCH, trên hai mươi năm gìn giữ miền Nam Việt Nam tự do, với những chiến
tích lẫy lừng, chẳng những bảo vệ miền Nam Việt Nam tự do, phồn thịnh, mà còn
chận đứng làn sóng xâm lăng ào ạt của Cộng sản suốt 20 năm dài đằng đẵng, đã
làm cho cả thế giới phải tôn vinh và thán phục. Người Quân nhân VNCH đã để lại
những tấm gương hào hùng lẫm liệt, tô điểm trang Sử Việt rực rỡ và giống nòi sẽ
muôn đời lưu luyến biết ơn.
Trong
suốt 20 năm chiến tranh, người Chiến sĩ của VNCH đã gian nan bền bỉ chiến đấu
để bảo vệ Tổ quốc và bảo bọc Đồng bào, biết bao người đã dũng cảm lẫm liệt hy
sinh, lòng son sắt ấy mãi mãi thắm đượm núi sông. Người viết kính cẩn nghiêng
mình tưởng nhớ anh linh của 250.000 người Chiến sĩ VNCH bị tử thương và lực
lược đồng minh, với 58.000 người Chiến sĩ Hòa Kỳ đã hy sinh vì bảo vệ tự do tại
miền Nam Việt Nam:
Xưa
Chiến sĩ núi non lặn lội
Giữ
tự do, vượt suối, băng rừng
Nhớ
người son sắt kiên trung
Nhớ ơn báo quốc, hào
hùng chiến công!
Nhìn
thăm thẳm lên không lồng lộng!
Thấp
thoáng xa những bóng anh linh!
Nhớ
ra người đã hy sinh
Sao
còn lẫm liệt, rập rình tiếng quân?!!!
Ngày
nào mất, mộ phần không biết?!
Ngưỡng mộ người, thương tiếc, tiếc thương!
Nguyện cầu Tử sĩ muôn phương
Thảnh thơi cực lạc, thiên đường an vui!(*)
Ngày
9 tháng 6 năm 2014
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết