Thư Tòa Soạn.
Bạn đọc thân mến,
Những kẻ gặm nhấm... thây ma!
Hơn 40 năm sau ngày đất nước VNCH/miền Nam của chúng ta hoàn toàn mất vào tay cộng sản, TP.Saì Gòn nói riêng và cả nước nói chung từng ngày thay da đổi thịt.
Bên cạnh đời sống là âm nhạc diễn tả sức sống nghèo nàn ở trong nước.Nhưng hiện nay vẫn có một số “văn nghệ sĩ” ở hải ngoại nuôi ảo vọng về quá khứ, ôm mơ ước thay đổi tương lai bằng những chương trình biểu diễn nghệ thuật hết sức hèn nhát chỉ vì sức mạnh của đồng tiền mà vô tình làm tay sai tuyên truyền không công cho bọn CSVN.Vạch trần âm mưu và thủ đoạn thâm độc của một số kẻ thích bới móc những tàn tích đã qua, xuyên tạc sự thật bằng nghệ thuật…
CM Magazine nhân “Ngày Quân Lực 19 tháng 6” và Father Day chúng tôi xin gởi tới bạn đọc hình ảnh xa xưa của bổn báo chủ nhiệm và nhân vật tạo dựng “Ngày Quân Lực của VNCH Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương”.
Những lá thư tình của người lính Việt Nam Cộng Hòa viết từ chiến trường trước tháng 5-1975 thay cho những tiếng ễnh ương đang kêu to ngoài bờ mương đâu đó trong thành phố San Jose để mục hạ vô nhân mọi người theo chính sách của TLS/VC/SF đã chỉ thị bọn “Cộng Sản Quá Gian” để chúng phải thi hành cho công tác phá nát cộng đồng tị nạn tại San Jose đã được giao cho chúng gọi là “Ván Bài Lật Ngửa” tại thành phố San Jose này.
Cuộc chiến VN kéo dài gần ba mươi năm (1945-1975), nay xem như đã kết thúc nhưng đâu đó dường như vẫn còn những tiếng rên nghẹn ấm ức của những người lính già Miền Nam thua trận đã may mắn được sống sót sau một cuộc đổi đời.
Tất cả như một màn kịch có nhân vật, thời gian và địa điểm, được đạo diễn cho mở màn và kết thúc sân khấu một cách tài tình. Có điều màn kịch được các diễn viên hay nói đúng hơn đó là những người lính trận mà hầu hết đang ở cái tuổi ‘xuân thì đầy mộng mơ hoa bướm‘ ghi lại qua những ‘Tình Khúc‘ được viết từ mặt trận đang còn nghi ngút khói, bên xác của bạn lẫn thù, đã làm cho những người xem sửng sốt tới rơi lệ vì không mấy ai tin là sự thật.
‘ Băng đạn cuối chìm rơi khi qua sông
người lính mệt nhoài nằm ngủ
đầu dựa gốc đa
hàng bình vôi trắng răng cười cợt
thép súng khô dầu bụi nước hoen
có phải hòa bình vừa nở một bông hoa
nở giữa tình yêu và tiếng hát .. ’ ’ ’
(Thi Vũ tháng 1/1973 - thơ tình của người lính)
Họ là lính nên ai cũng viết rất chân thật về tâm trạng của mình qua sự lo âu, thương xót, phẩn nộ, bi ai và chán đời trong lúc đang đối mặt với tử thần từng phút từng giây vì tình hình bất ổn tại hậu phương và cảnh chiến tranh loạn lạc hầu như khắp bốn vùng chiến thuật mà người lính trận nào cũng phải đăt chân tới. Tất cả đã trở thành những sự kiện có tính chất lịch sử qua những tiếng khóc thực dù không dám khóc to trước mặt bạn bè đồng đội. Mà dù có khóc to thì cũng chẳng để làm gì vì ai biểu chúng ta sinh ra làm trai hùng nước Việt?
‘ em mắt nghìn thu xanh cỏ biếc
ta lên rừng thắm ngủ chiêm bao
vòng tay thần thánh xa biền biệt
ta gặp nhau mà vẫn nhớ nhau
*em nhớ ta hay ta nhớ em ?
từng đêm lặn lội giữa bưng biền
ta qua Hậu Nghĩa ngày mưa xám
róc vỏ thân chàm ta viết tên
mười tuổi chiến trường xuôi vạn lý
núi sông biết mặt đứa phong trần
yêu em ta bổng thành thi sĩ
thơ lính hào hoa vỗ súng ngâm.. ’ ’ ’
( Chiêm Bao - Tôn Nữ Kim Phượng)
Người quân nhân Tô Thùy Yên khác hẳn với người làm thơ chiến đấu, làm thơ phụng sự của cộng sản. Chiến sĩ VNCH qua thơ Tô Thùy Yên là những người trọn vẹn, có trí não, có trái tim trong đời sống thật sẵn sàng hy sinh tính mạng bảo vệ đồng bào và đất nước :
“Quán chật xanh lên rừng lính ướt
Mặt bơ phờ dính gió bao la”
Không phải như cộng sản chỉ biết ca ngợi sự chém giết người suốt chiều dài lịch sử trong “cuộc nội chiến Quốc-Cộng”.Người chiến sĩ VNCH trí thức vô cùng vì biết sót xa chia sẻ với đồng bào với hồn thiêng sông núi:
Vang lên những điạ danh huyền hoặc
Mỗi điạ danh nồng một sót xa
Chiến sỉ VNCH trí thức vô cùng vì biết nhận định, biết đau xót trước giờ sinh tử trong tình “Huynh đệ chi binh”
Áo quan phong quốc kỳ anh liệt
Niềm thiên thu đầm cỗ xe tang
Quê xa không tiện đường đưa tiễn
Nghiã tận sơ sài đám lạnh tanh
Tình yêu đó, ý thức đó tạo th m cho hình ảnh người chiến sĩ quân lực VNCH trở thành những triết gia nhân chứng bất tử cho thời cuộc,thống đạt được lẽ tử sinh hào sảng trong đời sống ngắn ngủi của kiếp người.
Hề chi ta uống cho say đã
Nào có ra gì một cái tên
Tới đây tòan những tên hào sảng
Sống chết không làm thắt ruột gan
Tình yêu đó, hào sảng đó là tính chất thuần lương của triết học dân gian, mà bẩm sinh đã sẵn có trong con người quân nhân VNCH, mang tính chất thuần lương trong quan niệm siêu hình và lẽ giệt sinh.
Giờ cất quân đưa tay bắt
Ước cõi âm còn gập để say
Đó là cái đỉnh cao của thơ văn do lính viết qua suốt cuộc chiến từ 1960-1975. Cho dù nay phần lớn những tác giả đã không còn nhưng kỷ niệm ngày xưa vẫn cứ ngổn ngang trong tâm trí mọi người, một phần bởi tiếng thơ đầy nước mắt tuy rất cởi mở và ấm áp tình người. Đó cũng là lý do xuân tết xưa nay luôn được thi nhân ưu ái trong thi ca nhưng với lính thì ngày nào cũng như mọi ngày, vất vã cơ cực tới cái mức không còn ai khổ hơn. Cho nên với họ lấy gì vui để mà xuân hay Tết như người lính Vũ Hoàng qua bài thơ ‘Mưa Xuân Ngoài Biên Khu‘ viết tặng Lâm Hảo Dũng:
“Hãy uống cạn cho lòng vơi nổi nhớ
rượu chất đầy : nón sắt bi đông
người lấy rượu đốt men xuân càng nồng
ta say khướt để quên đời dưới đó
*
dẫu là xuân hay hạ đông gì cũng thế
bởi quanh năm ta với rượu : đôi bạn già
(tiển thằng bạn vừa mất ta nốc đầy cốc rượu
mừng kẻ nhập đàn ta lại cụng ly ).. ’ ’ ’
*
‘ bó gối trong căn hầm tránh đạn
chia nhau một cốc cà phê đen
hít dăm ba điếu quân tiếp vụ
ấy tết cô đơn của lính quèn
*
rừng vẫn viễn miên buồn ủ rũ
gục đầu tắm đạn pháo thương đau
chim rừng cũng bỏ đàn về núi
để mặc chinh nhân vạn cổ sầu .. ’ ’ ’
(Xuân chiến địa - Phong Nhân Hoài)
Thân phận và hiện hữu là hai mộng ước mà người lính trận nào cũng canh cánh bên lòng. Vì vậy nó đã chắp cánh thành thơ đậu trên đầu súng, đầy ắp trong chiếc ba lô và chan chứa khắp mặt đất. Nhờ vậy mà người lính mới phần nào phôi pha cái ranh giới tử sinh trước mắt. Nổi nhớ của người lính khác hẳn với những tình cảm thừa mứa nơi chốn hậu phương vì ở đây con người có nhiều thời gian để mà yêu hờn ghét giận như Thanh Tâm Tuyền đã viết ‘ôm em trong tay mà nhớ em những ngày sắp tới‘ hay cùng lắm thì ‘vắt mẫu thuốc cuối cùng xuống dòng sông mà lòng phơi trên kè đá‘. Ngược lại người lính Trần Văn Sơn thì tự mình kể chuyện trong một đêm kích ở Dốc Đồn Đền làm cho những người một thời trong cuộc, đọc tới thấy thật là gần gũi thân thương và hối tiếc vì nó đã không còn :
‘ Đêm nằm nghe vượn hú
ba lô, súng gối đầu
mắt mở trừng không ngủ
rừng tiếp rừng âm u
*
gió lòn qua kẽ lá
cuốn tròn trong ba lô
rét rừng cơn mệt lã
đồi tiếp đồi bao la
hay:
‘ dẫu nước mắt mọi người có vỗ về hy vọng
ta vẫn cười khan nhìn bạn bè say
có phải không em dù mây vẫn cứ bay
và mai mốt ta có nằm yên trong lòng đất
em hãy giữ trong lòng những điều thành thật
ta đã cho em và chưa vội mang theo
giữa đời ta không phân biệt bạn thù
chuyện sinh tử là chuyện từng giây phút ‘
(Khi xa Bình Tuy)
Phần lớn những bài thơ của lính là loại thơ ‘Tự Sự‘ được viết như những ‘tình khúc chiến trường‘ vì tự nó có đủ tầm vóc của môn thi ca chứa đựng các phần ngôn ngữ, nhạc điệu, cảm xúc và sự gợi cãm. Sự đồng điệu ngẫu hứng giữa thơ lính và những nhạc khúc được Nhật Trường Trần Thiện Thanh, Dũng Chinh Nguyễn văn Chính... sáng tạo trước tháng 4-1975, phải chăng đó là tâm cảnh của đời lính, nên ai cũng đều có sự suy nghĩ giống nhau cho dù xa cách muôn trùng. Nhưng yếu tố tạo nên sự đồng cảm đó , trước hết cũng là do tình yêu quê hương của mọi người. Có yêu nước thương dân mọi người mới hy sinh đời mình để chấp nhận tử sinh thua thiệt. Chân thành trong câu chuyện kể đã làm rung cảm một cách sâu sắc tới người đọc, nhất là những em gái hậu phương, vì yêu lính bằng lời, nên đã cất giữ những hình bóng cũ, nhờ vậy mà nó đã trở thành bất tử tới ngày nay, cho dù anh có hiên ngang hay đã trở thành tàn phế :
‘ Rừng thưa dạt gió Hạ Lào
đêm nằm phục kích nhìn sao, nhớ nhà
tháng tư thương nụ hoa cà
hồn quê gởi ngọn mây xa cuối trời
(viết ở căn cứ Tiên Sa)
Chúng tôi giới thiệu những tình thơ, và lá thư của lính để nói lên hình ảnh đầy trí tuệ, đầy nhân bản của người lính VNCH, những người đã chết thay cho chúng ta, thật sự đã chết vì tổ quốc,vì đồng bào ruột thịt thân yêu. Đó là những hình ảnh mà người đồng đội còn sống sót, còn đang vứt vưởng nơi “Thế Giới Lưu Vong” hãy ghi nhớ và hoài niệm.
CM Magazine.
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết