·
Kính
gởi: ông Lê Bình,
Vừa đọc sơ qua đầu bài của ông phản biện ông sử gia Trần
Gia Phụng, tôi thấy ông nói “Đầu năm 1959, nhà cầm quyền Hà
Nội đã gia tăng mức độ tiếp tế vào Nam để mở rộng hoạt động du kích
phá hoại trên toàn miền Nam. Đồng thời chính sách đấu tranh của CS lúc đó là
phương châm ba vùng và ba mặt đấu tranh.[1] Tưởng
cũng nên giải thích ở đây CS dùng ba vùng là vùng rừng núi, nông thôn
và đô thị và ba mặt là mặt trận quân sự, chính trị và binh vận”
Thưa
ông Lê Bình,
1/-Ông
nói như đoạn tôi trích nguyên văn của Ông nêu trên, là cách viết sử của ông là
viết tắc ngang về nguyên nhân cuộc chiến tranh thời Đệ Nhứt Việt Nam Cộng Hòa (
Ngô Đình Diệm ), Ông không nói bắt đầu nguyên nhân nào Cộng sản Hà Nội được hoạt
động tổ chức cuộc chiến tại miền Nam ?
2/- “ Tại
sao Cộng sản Hà Nội bắt đầu hoạt động được tổ chức cuộc chiến tại miền Nam Việt
Nam do ông Ngô Đình Diệm đang cầm quyền, mà chế độ Ngô Đình Diệm sao không tổ
chức chiến tranh được ở miển Bắc như Cộng sản tổ chức chiến tranh miền Nam ?
Lịch sử
là của chung cả một quốc gia, của cả dân tộc chứ không phải của riêng một người
hay một họ nào, nên lịch sử cần phải nói sự thật theo đà tiến hóa của loài người.
Người Việt Nam ở hải ngoại viết lịch sử không phải người viết sử thời xưa do
triều đình cắt cử.
Cũng
xin đề nghị Ông không nên đổ tội cho Phật Giáo biểu tình làm mất miền Nam Việt
Nam, vì nếu nhìn thẳng vào lịch sử có nhiều lý do mất miền Nam Việt Nam ngày 30
tháng 4 năm 1975. ( Tôi không phải người của Phật Giáo, cũng không hề biết nhà
sử gia Trần Gia Phụng, nhưng vì sự thật lịch sử nên phải hỏi Ông như thế, xin
Ông hiểu cho ? )
3/-Ông
nghĩ sao về bức thư của Đức Giám Mục Ngô Đình Thục gởi toàn quyền Pháp và Ông
Ngô Đình Diệm từ chức tri huyện lên đến chức Thượng Thư Bộ Lại, trong lúc toàn
dân đang hoằng hoại Kháng Chiến chống thực dân Pháp ?
4/-Nếu
Ông đứng về vị trí của Chánh phủ Hoa Kỳ, Ông nghĩ sao Nhật báo NGƯỜI VIỆT tại
miền Nam California đăng ngày Thứ Tư 20 tháng 07-2016, “ Gián điệp Cộng Sản
trong chiến tranh Việt Nam “ , có nghĩa là ổ gián điệp Cộng sản miền Bắc được ở
bên cạnh tổng thống Ngô Đình Diệm, do ai giới thiệu những nhân vật gián điệp
cao cấp Hà Nội như thế, thì tương lai chế độ Đệ Nhứt Việt Nam Cộng Hòa sẽ đi về
đâu, nếu Mỹ biết ?...chắc chắn tình báo Mỹ đã biết, nhưng vì kế hoạch của Mỹ
nên Mỹ không công khai hóa được mà phải thực hiện kế hoạch đối với một chế độ
do Mỹ dựng lên rồi có dấu hiệu làm cho Mỹ không còn tin được !..
5/-Ông
có hiểu chế độ Đệ Nhứt Việt Nam Cộng Hòa đã được Mỹ viện trợ đủ mọi phương diện,
tại sao chế độ trực tiếp tổ chức Mật Vụ bắt cóc người để cướp tiền , là vị lãnh
đạo quốc gia mà chẳng những ghiền thuốc phiện mà còn trực tiếp chủ trương dùng
máy bay buôn lâu thuốc phiện, nếu chế độ đó tồn tại xã hội cháu con sẽ đi về
đâu ?.. nên hiều rằng, chỉ một người dân bình thường mà ghiền thuốc phiện là cả
gia đình cha mẹ phải nhục nhã với họ hàng xóm làng, bị xã hội liệt vào hạng tệ
đoan xã hội, nầy lại là vị lãnh đạo quốc gia thì ông nghĩ sao về lịch sử cho
tương lai cháu con học hỏi ?
6/-Tại
sao chế độ Ngô Đình Diệm, tuyên truyền là Chí sĩ cách mạng chống Pháp, chống Cộng,
sao lại thủ tiêu hay giết những nhà cách mạng chống Việt minh Cộng sản và chống
Pháp ?
Sự thật
lịch sử Việt Nam còn nhiều điểm khác ẩn núp trong lòng dân tộc Việt Nam, nhưng
tôi chỉ nêu một số điểm xin Ông vui lòng giải thích cho tôi cùng đồng hương
cũng như đồng bào Việt Nam khắp nơi được hiểu rõ, nhằm tránh lầm lẫn về sự thật
lich sử Việt Nam cận đại, rất cám ơn Ông
Trân trọng kính Ông./-
California,
ngày 25 tháng 11 năm 2017
Huỳnh Kim
--------------------------------
[DDCL] Nhận Định về bài viết Lý
do cuộc Đảo chánh 1.11.1963 của Sử gia Trần Gia Phụng - phần 215
Yahoo/Inbox
· Mike Duong [DienDanCongLuan] <
To:DDPhungSuxh,ViDanVietDienDan,Dan-Toc
Tu-Quyet,DienDanViaHeDd,DD Nuoc_Vietand 13 more...
Nov 24 at 7:06 PM
-----
Forwarded Message -----
From: Luong vo van
To: Luon
Sent: Friday, November 24, 2017, 8:48:43 PM
CST
Subject: Fw: Nhận Định về bài viết Lý do cuộc
Đảo chánh 1.11.1963 của Sử gia Trần Gia Phụng - phần 2
Nhận Định
về Bài Viết
Lý Do cuộc
Đảo chánh 1. 11. 1963
của Sử
Gia Trần Gia Phụng
-Phần 2-
Lê
Bình
IV. Về
3 Biến Cố Lịch Sử
Vì vậy,
chính phủ Diệm càng ngày càng bị phản đối, nổi bật nhất là các vụ: 1) Ngày
26-4-1960, 18 chính khách tên tuổi trong Uỷ Ban Tiến Bộ Và Tự Do họp tại khách
sạn Caravelle ở Sài Gòn, ra kháng thư công khai phản đối chế độ Ngô Đình Diệm độc
tài. 2) Ngày 11-11-1960 của nhóm Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông đảo chánh hụt.
3) Ngày 27-2-1962, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc
Lập.
1. Nhóm
Trí Thức Caravelle
Tôi cảm
thấy rất buồn khi thấy ở đây, ông chỉ chép lại các sự kiện, không bận tâm tìm
hiểu các nguyên nhân của các sự kiện, không cần tìm hiểu quan điểm của phía bị
ông kết án. Rồi ông vội vã đưa ra những nhận xét không đứng đắn, thiếu chính
xác và không công bình với những người đã khuất, mà ít ra một thời, dù đứng ở
quan điểm nào đi nữa, phải công nhận họ đã góp phần tich cực trong công cuộc phục
hồi độc lập và phát triển quốc gia.
Để có một
nhận định khách quan và vô tư hơn về vấn đề này, chúng ta nên khảo sát sơ lược
các thành tố đã chi phối bối cảnh chính trị Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là CS Bắc
Việt, Hoa Kỳ và Chính Phủ VNCH.
· Phía Cộng
Sản Bắc Việt
Đầu năm
1959, nhà cầm quyền Hà Nội đã gia tăng mức độ tiếp tế vào Nam để mở rộng hoạt
động du kích phá hoại trên toàn miền Nam. Đồng thời chính sách đấu tranh của CS
lúc đó là phương châm ba vùng và ba mặt đấu
tranh.[1] Tưởng
cũng nên giải thích ở đây CS dùng ba vùng là vùng rừng núi, nông thôn
và đô thị và ba mặt là mặt trận quân sự, chính trị và binh vận.
Riêng tại đô thị, lúc đó, CS đã mở những chiến dịch đấu tranh chính trị nguỵ
trang dưới những cuộc biểu tình như đòi giảm học phí trường tư, tăng
lương công nhân viên chức, chấm dứt nạn đuổi nhà, giải quyết nạn thất nghiệp,
miễn thuế lương bổng cho giáo chức trường tư thục..[2] nhằm
mục đích tạo nên những rối loạn chính trị tại Saigon, đồng thời CS còn chỉ đạo
cho những nhà văn, nhà báo nằm vùng như Thiếu Sơn, Nam Đình,
Vũ Hạnh, Sơn Nam, Lữ Phương… viết báo đả kích những chính sách của chính phủ,
nhằm làm giảm uy tín của chính quyền và khơi dậy sự bất mãn
trong dân chúng.
· Phía
Hoa Kỳ
Nhưng điều quan trọng hơn cả, lả khi tình hình an ninh suy sụp, và sự bất ổn
gia tăng, thì mâu thuẫn giữa chính phủ Hoa Kỳ và Tổng Thống Diệm càng trở
nên sâu sắc hơn. Thực vậy, như khi Tổng Thống Nixon sau này nhận xét, các viên
chức Hoa Kỳ, đã quan niệm sai lầm về bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong
khi Hoa kỳ nghĩ rằng cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh cách mạng. Họ lập
luận rằng đây là cuộc chiến tranh do những phần tử bất mãn với cách cai trị độc
đoán của chính quyền Ngô Đình Diệm nổi dậy chống đối chính quyền miền Nam.[3] Từ
đó họ luôn đòi hỏi Tổng Thống Diệm phải mở rộng tự do báo chí, tự do hội họp và
tự do lập các đoản thể, đảng phái chính trị, tạo điều kiện cho các chính trị
gia đối lập tham gia vào nội các để có thêm hậu thuẫn trong quần chúng. Theo
các chuyên gia này, nếu những điều trên được thực hiện tốt đẹp, thì dân chúng
cũng như các chính trị gia rất hân hoan, phấn khởi và hăng hái tham gia
cùng chính phú trong công cuộc chống CS, thì lúc đó, CS sẽ không còn đất sống ở
Miền Nam nữa.
Trong khi đó, thì Tổng Thống Diệm quan niệm đây là cuộc chiến tranh du
kích, phá hoại, khủng bố, khuynh đảo do Cộng Sản Hà Nội điều động, đột nhập từ
Miền Bắc vào. Không phải là cuộc chiến tranh do dân chúng Miền Nam bất mãn nổi
dậy chống chính phủ như người Mỹ nhận định. Tổng Thổng Diệm cho rằng, không lẽ
bây giờ ban hành tự do báo chí, tự do lập hội, để phe đối lập tự do chỉ trích
chính phủ thì tự nhiên Cộng Sản ở nông thôn sẽ chạy vào rừng lẫn trốn hay chạy
về Bắc lánh nạn, hay trái lại CS sẽ có lợi thế xâm nhập, khuấy động và lũng đoạn
và phá hoại dữ dội hơn. Điều quan trọng nhất là làm sao cho người dân ở
thôn quê, chiếm khoảng 80% dân số, được bảo đảm an ninh, không bị Việt Cộng khủng
bố, đêm đêm du kích CS vào nhà, dùng súng uy hiếp, để thu thóc gạo, tiền bạc,
thuốc men và bắt con em họ đí lính cho CS. Hơn nữa người dân quê, cần chính phủ
tạo cho họ một đời sống đủ ăn, đủ mặc, chống lại sự bóc lột của chủ đất và một
thiểu số có thế lực và giàu có[4].
Vì không được Tổng Thống Diệm chia sẻ quan điểm của mình, người Mỹ lại thi
hành một đường lối khác. Trước hết họ tiếp xúc với các chính trị gia đối lập
như Nguyễn Văn Lực (VNQDĐ), Đặng Văn Sung (ĐV), Nguyễn Trân, Phan Quang Đán,
Phan Huy Quát (ĐV), Lê Quang Luật, Trần Văn Lý, Lê Ngọc Chấn, các lãnh tụ nghiệp
đoàn như Trần quốc Bửu, Đàm Sĩ Hiến, những chính khách miền Nam như Trần Văn
Văn, Bs Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Phan Khắc Sửu, Bs. Nguyễn Lưu Viên, Bs
Nguyễn Tăng Nguyên, Bs Hồ Văn Nhật... Sau đó, họ mớm cho các chính trị gia này
viết kiến nghị lên Tổng Thống Diệm đúng như yêu cầu của họ đã đòi hỏi Tổng Thống
Diệm thi hành, mà không được chấp nhận. Đặc biệt nhất là trong điện văn ngày
16. 3. 1960, thuật lại một cuộc gặp gỡ giữa đại diện của Toà Đại Sứ Mỹ tại
Saigon với Bs. Hồ Văn Nhựt và ô. Trần Văn Văn… Trong buổi tiếp xúc này, Ông Văn
đã trao cho đại diện của toà Đại Sứ một bản Cương Lĩnh Chính Trị của Nhóm Đối Lập.
Một Quốc Hội Lâm Thời được thành lập khi chính phủ [Diệm] bị lật đổ, và một
Chính Phủ Lâm Thời (bao gồm danh sách các nhân vật) được thiết lập trong trường
hợp biến cố đó xảy ra, [5] Rất
tiếc, là tôi chưa tìm được những văn bản của ông Văn trao cho Toà Đại Sứ
Mỹ lúc đó để đối chiếu với Bản Thỉnh Nguyện Thư mà Nhóm của ông Trần Văn
Văn đã trình bày tại khách sạn Caravelle vào ngày 29. 4. 1960[6],
và danh sách chính phủ mà ô. Trần Văn Văn trao cho Toà Đại Sứ Mỹ có trùng hợp với
18 vị chính trị gia đối lập trong Nhóm Caravelle[7]?
Ông ngoại tôi kể lại cho nghe, theo Cụ Võ Văn Hải, là người thân tín của Tổng
Thống Diệm nói rằng văn phòng Tổng Thống Phủ đã có đầy đủ bằng chứng là
nhân viên sứ quán Mỹ ở Saigon thời đó đã sửa những lỗi Anh văn cho bản manifesto[8] này.
Vì hiện nay, chưa có đầy đủ tài liệu, để biết được những khía cạnh thực của sự
kiện lịch sử này. Nhưng ít ra, chúng ta cũng biết rõ được 2 điều:
· Trước
khi ông Văn công bố Bản Tuyên Ngôn của Nhóm Caravelle,( ngày 26. 4. 1960) Ông
Văn đã tiếp xúc với Toà Đại Sứ Mỹ ở Saigon (ngày 16. 3. 1960)
· Nội
dung của Bản Tuyên Ngôn mà ông Văn công bố hoàn toàn phù hợp với quan điểm của
Toà Đại Sứ Mỹ lúc đó, là lên án chế độ Diệm độc tài, đòi mở rộng quyền tự do
ngôn luận tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội và mở rộng thành phần nội
các v.v.
Trước hết, để có một ý niệm khách quan hơn, ta thử đặt câu hỏi, về phương diện
pháp lý, Tổng Thống Diệm khi hạn chế các quyền tự do đó, có hợp pháp hay không?
Ông làm điều đó rất hợp pháp và hợp hiến vì điều 98 trong Hiến Pháp có ghi rõ:
Trong
nhiệm kỳ Lập Pháp đầu tiên, Tổng Thống có thể tạm thời đình chỉ sự sử dụng các
quyền tự do đi lại và cư ngụ, tự do ngôn luận và báo chí, tự do hội họp và lập
hội, tự do nghiệp đoàn và đình công để thoả mãn những đích đáng của an toàn
chung, trật tự công cộng và quốc phòng.
Rồi qua
nhiệm kỳ Lập Pháp 2, ngày 19. 10 .1961 Quốc Hội đã biếu quyết luật số 13/61:
Uỷ
quyền cho tổng thống ban hành những sắc luật về các biện pháp bảo vệ an ninh quốc
gia và điều động các nhân lực cần thiết[9]
Thứ đến,
thử hỏi biện pháp này có phù hợp với thực tại chính trị Việt Nam lúc
đó không?
Phải
nói ngay rằng, rất phù hợp, vì lúc đó, CS đang gây rối, đánh phá chính quyền
trên
một trận
tuyến rộng lớn và toàn diện trong chính sách đấu tranh ba vùng và ba mặt như
tôi vừa
trình bày ở trên.
Khi hiểu được những sự kiện lịch sử ở trên, chúng ta nhận thấy rằng những yêu
sách của Nhóm Caravelle là không hợp lý, bất hợp pháp và không phù hợp
với thực tại chính trị Việt Nam thời đó, và vi phạm vào những biện pháp an
ninh quốc gia trong thời chiến, lúc bấy giờ, vì không có quốc gia nào trên thế
giới, trong tình trạng chiến tranh, lại không hạn chế tối đa những quyền tự do
dân chủ ấy. Thêm vào đó, nếu ngày nay ta có thêm bằng chứng, những “nhà” được
gọi trí thức này, đã cấu kết với Hoà Kỳ, chỉ vì tham vọng cá nhân, bè phái… để
tạo thêm những rối loạn cho một đất nước vốn đã bất ổn vì tình trạng chiến
tranh và phá hoại của CS, thì càng đáng bị lên án hơn nữa. Đến nỗi, Duncanson,
một nhà bình luận người Anh cũng đã phải viết rằng:
Nếu bản
kiến nghị này được đưa ra trong điều kiện chính trị ổn định của một Miền Nam
không bị CS Hà Nội đe doạ tiêu diệt, thì đó là một yêu sách đáng được cứu xét
nghiêm chỉnh. Điều đáng tiếc nhất, là khi cộng quân đã tấn công đến cấp trung
đoàn và các vụ sát hại các viên chức chính phủ hầu như xảy ra hằng ngày, thì đó
là một yêu sách nếu không muốn bảo là ngớ ngẫn, thì ít ra cũng bắt nguồn từ sự
thiếu khôn ngoan. [10]
Với những dẩn chứng trên, tôi nghĩ một người có trí óc bình thường cũng hiểu rằng
việc làm của các chính trị gia trong Nhóm Caravelle là việc
làm sai trái, bất hợp pháp và không phù hợp với thực tại chính trị Miền Nam Nếu
chính quyền có phải đưa họ ra toà, cũng là điều đương nhiên, vì họ đã vi
phạm luật pháp quốc gia. Nhưng Tổng Thống Diệm đã không làm điều đó, cho đến
khi họ tham gia vào cuộc bạo loạn có vũ trang nhằm khuynh đảo chính quyền của
nhóm Trung Tá Vương Văn Đông, thì họ mới bị câu lưu và đưa ra toà án xét xử một
cách công minh, và cuối cùng đa số những vị này đều được tha bổng…Lấy cơ sở
pháp lý và luận lý nào để bảo Tổng Thống Diệm là độc tài? Xin ông sử gia dẫn chứng.
2. Rồi vụ Đảo Chánh ngày 11. 11. 60
Theo
tài liệu ngày nay được tiết lộ bởi chính người chủ trương, ta thấy rõ đây chỉ
là chủ trương của một nhóm sĩ quan cấp tá, đầy tham vọng cá nhân, manh động,
không có chủ trương, không có đường lối và được sự xúi bẩy bởi CIA, chính trung
tá Đông đã thú nhận:
Đầu
tháng 10. 1960, trong một cuộc họp Ls. [Hoàng Cơ] Thuỵ
đã cho Hội Đồng biết có một nhân vật Hoa Kỳ, ông Carver, qua sự giới thiệu của
một người bạn, ông Thuỵ đã liên lạc với ông ta. Mục đích của cuộc liên lạc [của
Carver] là tìm hiểu và khuyến khích giới đối lập đứng lên chống chế độ
với sự ủng hộ của Mỹ, hay ít ra là thành phần CIA tại Việt Nam[11]
Và sau khi cuộc đảo chánh thất bại, George Carver, đã dùng phương tiện của Mỹ,
đưa Hoàng Cơ Thuỵ trốn sang Pháp, và chính quyền Việt Nam thời đó nói rằng họ
có bằng chứng về những liên lạc thường xuyên và mật thiết của những nhân viên sứ
quán Mỹ ở Saigon với những người mưu sát Ngô Đình Diệm[12]. Vì
thế, sau đó Howard C. Elting và G. Carver đã phải rời khỏi nhiệm sở ở Saigon.
3. Vụ bỏ bom dinh độc Lập 27. 2. 1962
Có những sự trùng hợp quá khác thường để những người nghiên cứu phải suy nghĩ,
sau khi ông Nguyễn Văn Lực (Cha của Trung Úy Phi Công Nguyễn Văn Cử) được mời
qua Mỹ quan sát và sau khi Frank C. Child, một nhân viên trong Phái Bộ của Đại
Học Tiểu Bang Michigan cho Học Viện Quốc Gia Hành Chánh trở về Mỹ, thì
chính Frank C. Child này đã gởi một phúc trình cho Carl Kayson, một thành viên
tham mưu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia vào 5. 10. 1961. Trong đó Child viết:
Có những
nhân vật thông minh và có khả năng ở Việt Nam có tài lãnh đạo và thu hút được
niềm ước vọng của dân chúng- chỉ có một cuộc đảo chánh quân sự, hay một
viên đạn ám sát- là những phương tiện duy nhất để cho tài lãnh đạo này được
thực hiện.[13]
Thì đến
ngày 27. 2. 1962, xảy ra vụ 2 Trung Úy Phi Công là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc
bỏ bom Dinh Độc Lập. Tôi thiển nghĩ đây là những liên hệ nhân quả của các sự kiện
lịch sử đáng được các nhà nghiên cứu lịch sử tìm hiểu trước khi đưa ra những
phê phán một chiều và thiếu thận trọng như ông đã làm.
Còn về
phương diện luật pháp, việc dội bom Dinh Độc Lập của Trung Uý Cử và Trung Uý Quốc
là hành động cố sát có dự mưu hay là một vụ ám sát chính trị. Đối với các quốc
gia có truyền thống dân chủ lâu đời như Pháp, như Anh, (mặc dù trên thực tế Anh
quốc là một quốc gia theo thể chế Quân Chủ Lập Hiến), họ xem ám sát chính trị
là hành động hết sức ghê tởm và toà án thường áp dụng hình phạt tối đa và nặng
nề nhất cho hành động sát nhân tệ hại này, còn nặng hơn những vụ án cướp của,
giết người. Điều này thể hiện rõ rệt nhất trong vụ xử án ám sát chính trị dân
biểu Newman, ở Sydney, Úc Châu vào năm 2001.
Còn đối
với đảng phái chính trị đối lập, mà âm mưu tổ chức vụ ám sát này, thì chính họ
đã từ bỏ ý nghĩa cao quí và chính danh của một chính
đảng đối lập để trở thành một băng đảng tội phạm hay tổ chức giết người bất hợp
pháp. Thì làm sao ông bảo là chính quyền cứng rắn đối với các thành
phần đối lập được? Vì chính họ đã tự biến họ thành những tội phạm hình sự, chứ
đâu còn tư cách của những chính trị gia đối lập nữa. Nhất là một quốc gia đang ở
trong tình trạng chiến tranh phá hoại khiếp hãi của CS như Việt Nam thời
đó, thì hành động vũ trang bạo loạn của nhóm sĩ quan cấp tá như Vương Văn Đông
và Nhóm Chính Trị Gia không tưởng, do người Mỹ xúi dục, để gây rối loạn và bất ổn
chính trị và an ninh quốc gia. Rồi lại âm mưu ám sát Tổng Thống, nhằm tạo nên một
tình trạng khủng hoảng lãnh đạo trong một đất nước đang cần sự ổn định để chiến
đấu chống Cộng. Đó là những hành động đáng bị lên án và kết tội nặng nề. Tôi rất
đau buồn, khi thấy một người viết sử, có học ở trường lớp như ông, lại đưa ra
những nhận định nghịch lý, đổi trắng thành đen, đổi đen
thành trắng, rồi kết tội những người hành sử quyền hành một cách hợp pháp, hợp
hiến, đáp ứng nhu cầu của thực tại chính trị của đất nước trong nỗ lực đem lại
sự ổn định cho quốc gia. Rồi ngược lại, ông ca tụng những người vì quyền
lợi cá nhân, bè nhóm cùng với sự xúi giục của ngoại bang để gây bất ổn cho đất
nước…Không biết ông đang đứng ở lập trường viết sử nào đây?
Tiếp
theo ông viết như sau:
Về
phía chính phủ, Tổng Thống Diệm càng ngày càng tập trung quyền lực, chỉ tin
dùng những người trong gia đình và trong đảng Cần Lao, không mở rộng thành phần
chính phủ.
Tại sao
Tổng Thống Diệm phải làm như vậy? Chính William Colby, Trưởng phòng CIA
Saigon
tiết lộ trong cuốn hồi ký của ông:
Vào năm 1962, trước khi
[Colby] rời Saigon, CIA đã gài người vào cửa trước và cửa sau
của Dinh Độc Lập cho đến các
cộng đồng thôn xã, trong hàng ngũ chỉ huy tối cao của
quân đội, trong các cấp chỉ
huy của các các đơn vị quân đội cũng như trong giới chính
trị đối lập trên khắp lãnh thổ
Việt Nam.[14]
(CIA
has agents from the front door to rear door of the Palace to the rural
communities, in the top
commanders
of military, in the commanders of units as well as in political oppositions
throughout
Vietnam)
Lúc bấy
giờ, người Mỹ đã mua chuộc được cả những người thân cận nhất của tổng thống Diệm
như ô. Vỏ văn Hải[15],
ô. Nguyễn Đình Thuần[16] là
những người được Tổng Thống Diệm tin dùng và cả Bs Trần Kim Tuyến, một cộng tác
viên thân cận của ông Nhu.
Qua những
sự kiện trên đây, ta thấy người Mỹ đã dùng một thủ đoạn vô cùng thâm độc, nghĩa
là họ gài người của họ vào các cơ chế của chính quyền và mua chuộc các chính
khách đối lập. Rồi họ dùng chiêu bài dân chủ đòi buộc Tổng Thống Diệm cải tổ nội
các, tản quyền cho những người của họ có sẵn trong chính quyền, và mở rộng nội
các để họ có thể đưa những chính khách của họ vào trong chính phủ. Như vậy, nếu
Tổng Thống Diệm chấp nhận đòi hỏi của Mỹ mở rộng nội các như ông lập luận, thì
Tổng Thống Diệm chỉ còn là bù nhìn, và Mỹ sẽ là người thực sự điều khiển chính
quyền Việt Nam qua những người tay sai của họ. Chủ quyền Quốc Gia Việt
Nam sẽ đi về đâu? Vì thế, những người viết sử phải nhận thức uẩn khúc trong hậu
trường chính trị thời đó, để có một cái nhìn đúng đắn, vô tư và công bình hơn với
những biến cố lịch sử lúc bấy giờ. Không thể dựa vào lối lý luận hay nhận định
của những ký giả thiếu lương thiện, đã nhận tiền để biện hộ cho chính sách vừa
ăn cướp vừa la làng cùa Mỹ.
4.
Phương Cách Nhận Định Vấn Đề
Để nhận
định vấn đề một cách tổng quát, tôi nghĩ rằng nếu ông có một chút kiến thức căn
bản về khoa chính trị học thì ông sẽ hiểu rằng, đất nước ta vào thời kỳ cuối
thập biên 50 và đầu thập niên 60 đang trong tình trạng chiến tranh, đặc biệt là
cuộc chiến tranh du kích, khủng bố, phá hoại và khuynh đảo do Cộng sản điều động.
Nói khác đi đây là chiến tranh nguy hiểm nhất, vì cùng một lúc nó bao gồm nhiều
mặt trận khác nhau như quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Trong những
trường hợp như vậy, luật pháp các nước dân chủ đều cho phép chính quyền ban
hành tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn trương, hay lệnh thiết quân
luật và quốc hội cho phép chính phủ hạn chế các quyền tự do dân chủ căn bản,
như tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do báo chí tăng cường cho chính phủ nhiều
quyền hành rộng rãi hơn.. Ông hãy đọc lại lịch sử để biết Hoa Kỳ và Gia Nã Đại,
để biết trong thế chiến thứ 2, chính phủ cũng đã ban hành tình trạng chiến
tranh, họ đã phải hạn chế những quyền dân chủ căn bản như thế nào.
Trong khoa
chính trị học, ông cũng hiểu rằng khái niệm dân chủ là khái niệm xếp
hàng (line up). Nghĩa là những người có cùng một lý tưởng,
một quan điểm, một lập trường chính trị, kết hợp nhau trong một tổ chức
chính trị gọi là chính đảng, có nội quy, có kỷ luật, có chủ trương, đường hướng
chung để hoạt động trong tinh thần đồng đội (team work) và mục tiêu cuối cùng của
một chính đảng là phải dành được chính quyền qua những sinh hoạt dân chủ bình
thường trong việc ứng cử và bầu cử ở các cấp chính quyền địa phương cũng như
trung ương, để đem chính sách, đường lối kinh bang tế thế mà
chính đảng cho là hay nhất của họ, đem ra thực thi để phát triển quốc gia dân tộc
chứ không phải là dùng binh lực mà khuynh đảo chính quyền hay dội bom với mưu đồ
ám sát một tổng thống đương nhiệm, như các chính trị gia đối lập đã làm. Đó là
những hình thức bất hợp pháp gây hổn loạn trong đời sống chính trị quốc
gia, mà không một thể chế dân chủ tiến bộ nào có thể chấp nhận được.
Từ ý niệm
dân chủ xếp hàng đó, nếu một chính đảng thắng cử qua một cuộc bầu cử dân chủ và
hợp pháp, thì người lãnh đạo của đảng đắc cử, khi thành lập chính phủ, ông ta
chọn những người trong chính đảng của ông là điều hợp lý, hợp hiến và hợp pháp.
Tại sao đòi hỏi ông phải mở rộng thành phần chính phủ để mời các chính
khách đối lập tham gia để thêm hậu thuẫn quần chúng…Nếu bây giờ, khi ông Obama
đắc cử tổng thống, ông phải dành các ghế trong nội các của ông cho đảng Dân Chủ
là điều đương nhiên, không ai đặt vấn đề. Nếu có người nào đó đòi hỏi tổng thống
Obama phải mời người của Đảng Cộng Hoà vào trong nội các, nếu không sẽ bảo ông
là độc tài, chắc chắn ai cũng bảo đòi hỏi đó khá buồn cười, nếu không muốn bảo
người đó bị bệnh tâm thần
Tại sao
có những đòi hỏi nghịch lý và phản dân chủ như vậy có thể tồn tại gần 46 năm rồi,
mà ngày nay những người được gọi là sử gia của người Việt quốc gia như ông, lại sao
chép một cách không ý thức và không một chút đắn đo, thận trọng. Thật là
vô lý!
Ngoài
ra, khi phán xét một chính quyền độc tài hay không độc tài, người viết sử phải
thận trong cứu xét những khía cạnh khác của vấn đề. Tổng Thống Diệm, ông muốn
có một chính quyền mạnh, trung ương tập quyền, đủ sức bảo vệ chủ quyền và chính
nghĩa quốc gia để thu hút được sự kính nể và ủng hộ của các quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là các quốc gia Á Phi, cho công cuộc chống Cộng. Khi bảo vệ chủ
quyền và chính nghĩa quốc gia là ông đã thành công trong việc đánh tan luận điệu
tuyên truyền xảo trá của Cộng Sản cho rằng ông Diệm chỉ là bù nhìn của Mỹ.
Về phương diên kinh tế cũng vậy, ông cần một chính phủ mạnh để hướng dẫn dân
chúng trong một nền kinh tế có hoạch định, có tổ chức để phát triển quốc gia
đem lại cuộc sống an cư lạc nghiệp cho mọi người. Chính vì vậy, dù trong suốt 9
năm cầm quyền, phải đối đầu với cuộc chiến tranh du kích, phá hoại khiếp hãi của
CS, Tổng Thống Diệm đã duy trì được mức phát triển kinh tế ổn định và cao
nhất so với các quốc gia Đông Nam Á, trong cùng giai đoạn đó. Về mặt quân sự
cũng vậy, ông cần có những biện pháp cứng rắn, để tập trung dân chúng vào các ấp
chiến lược, để chống lại sự xâm nhập, khủng bố của cộng sản vào các thôn ấp, để
bảo đảm an ninh cho dân chúng yên ổn làm ăn và thực sự hưởng được những quyền tự
do dân chủ căn bản tại đây. Đó là những biện pháp chế tài bất đắc dĩ có
tính toán, có kế hoạch để phát triển quốc gia, chứ đâu phải là thứ độc tài để
tham nhũng, thối nát, hối lộ để tìm cách làm giàu cho cá nhân, gia đình hay bè
nhóm một cách bất chính như chính quyền Hà Nội hiện nay.
Còn đối
với các chính khách đối lập, họ làm bất cứ điều gì cũng được ca tụng là đúng,
là hợp lý, ngay cả những hành động bạo loạn, tạo phản bằng vũ lực, gây rối loạn
nghiêm trọng cho nền an ninh trật tự của đất nước, họ đã vi phạm trầm trọng luật
pháp quốc gia trong thời chiến. Nhưng họ đã được ca tụng, phải chăng, vì họ đã
làm theo chỉ thị của Mỹ? Nên báo chí Mỹ thời đó khen ngợi hết mình, nên 46 năm
sau, để làm sử gia, ông chẳng cần phải suy nghĩ gì cả, sao chép lại lời ca tụng những
người này là đủ.
Nhưng thưa Ông, một nhà viết sử
để được hậu thế kính trọng, như tôi đã trình bày nhiều lần, phải có đủ hiểu biết
về thực tại và phải có đủ kiến thức để phê phán. Nhưng khi đọc bài viết của ông
từ đầu đến đoạn này, tôi nghĩ ông đã thiếu vắng hai điều kiện căn bản này. Thật
vậy, ông đã không hiểu biết một tí gì về thực tại chính trị Miền Nam thời đó và
ông hoàn toàn không có một học vấn tối thiểu về chính trị học để phẩm bình về
sinh hoạt chính trị của một chính quyền hợp pháp và hợp hiến lúc bấy giờ.
Phải
hiểu rằng hiện nay Tân Gia Ba, là một quốc gia dân chủ tiến bộ, đang trong thời
kỳ thanh bình, không có chiến tranh, họ vẫn có những quy định giới hạn quyền
hội họp và tự do báo chí. Nhưng có ai bảo Thủ Tướng Lý Hiển Long là độc tài
đâu? Phải chăng vì Tổng Thống Diệm ngày xưa bị báo chí Mỹ chỉ trích một cách bất
công, thiên lệch, thì ngày nay các nhà viết sử của Người Việt quốc gia phải rập
khuôn theo Mỹ để chỉ trích ông một cách thiếu công tâm và vô trách nhiệm như vậy,
mới được gọi là sử gia chăng? Hay là kiến thức của ông quá hạn hẹp, không biết
được những nguyên tắc căn bản của thể chế chính trị dân chủ cùng phương pháp sử
học, nên ông mới có những nhận định quàng xiên và võ đoán như vậy. (sai
lầm 6, 7 &8)
Đến vụ
án Nguyễn Tường Tam, ông nói dù không bị bắt giam và chỉ bị gọi
ra toà xét xử, ông Tam đã quyên sinh và để lại những dòng tuyệt mệnh… đầy khí
phách hào hùng[17].
Ông là người viết sử, ông không thấy có gì phi lý trong cách xử sự đó sao? Phải
chăng, vì ông Tam sợ rằng cuộc đời của một lãnh tụ cách mạng của ông sẽ hoàn
toàn sụp đổ trong nhục nhã khi phải đối chất với đàn em của ông như các Ông
Trương Bảo Sơn, Nguyễn Thành Vinh, Trần Tương… trước Toà Án Quân Sự Đặc Biệt
và để bảo toàn chút danh dự còn sót lại của mình, bắt buộc ông phải tự tử?
Nhưng trước giờ chết, ông đã không được thanh thản ra đi, vì tâm hồn ông còn vướng
bận với những hư danh, nên mới viết thư tuyệt mệnh để tự tâng bốc mình như ông
Lê Nguyên Phu, Uỷ Viên Chính Phủ của Toà Án Quân Sự Đặc Biệt hồi đó đã tiết lộ.[18]? (sai
lầm 9)
V. Đạo
Dụ số 10
Chính
sách tôn giáo của chính phủ Diệm dựa trên Dụ số 10 do chính phủ Trần Văn Hữu
ban hành ngày 6-8-1950 dưới thời quốc trưởng Bảo Đại.
Tôi rất
kinh ngạc và vô cùng thất vọng khi đọc những nhận xét của ông về đạo dụ số 10.
Tai sao? Tôi không bao giờ dám nghĩ rằng một người tự xưng là nhà nghiên cứu lịch
sử như Ông lại không biết đến liêm khiết trí thức của người cầm bút, ông không
có sự tự trọng tối thiểu để giữ phẩm cách và lương tâm của người viết sử. Ngoài
ra, ông cũng không có đủ kiến thức căn bản để nhận định vấn đề như bổn phận của
một nhà viết sử đòi hỏi. Thực vậy, vì sau khi đọc 3 điều ông trưng dẫn về đạo dụ
số 10, tôi thấy không có điều nào đúng cả. Để cho công bình, tôi xin
trích từng điều một để cho độc giả thấu triệt được vấn đề:
1 Ông viết
về điều 1 của Đạo Dụ số 10:
Điều 1 của dụ nầy sắp các tôn giáo, trừ Ky-Tô giáo, vào loại hiệp hội thường
(như hội thể thao, hội đua ngựa…);
Trong
khi đó, điều 1 của Đạo Dụ số 10[19] viết:
Hội
là hiệp ước của hai hay nhiều người thoả thuận góp kiến thức hay hành lực một
cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải phân chia lợi tức, như là mục
đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, thể thao và đồng nghiệp
ái hữu.
Muốn
có hiệu lực thì hội nào cũng phải hợp với nguyên tắc chung của pháp luật về khế
ước và nghĩa vụ.
2. Ông viết
về điều 45 của Đạo Dụ số 10:
điều 45
của dụ nầy cho biết sẽ ấn định quy chế đặc biệt cho các hội truyền đạo Ky-Tô và
các hội Hoa kiều.
Trong khi đó, điều 45 của Đạo Dụ số 10 viết:
Dụ
này sẽ đăng vào Công Báo và mang thi hành như quốc pháp.
3. Rồi tiếp theo, ông viết:
Dụ này
cũng qui định các tôn giáo và hội đoàn chỉ được treo cờ trong khuôn viên nơi thờ
phượng.
Trong
khi đó, Đạo Dụ số 10: Không có điều khoản nào nói về thể lệ
treo cờ
Như vậy,
tôi thiển nghĩ, ông chưa bao giờ đọc Đạo Dụ này, nhưng ông vẫn dùng nó như
một văn kiện pháp lý để buộc tội Tổng Thống Diệm kỳ thị Phật Giáo. Như vậy, có bao giờ ông
tự hỏỉ chính mình, ông còn chút tự trọng và lương tâm của người viết sử nữa
không?
Tôi thấy
rất ái ngại cho ông, nếu ông có chút hiểu biết tối thiểu về luật học hay chịu
khó đọc chừng 30 trang sách về thể thức lập hội và công ty trong Company
Law, ông sẽ tránh được những lỗi lầm sơ đẳng như vậy, vì không có luật
về lập hội nào, qui định những điều kiện treo cờ vớ vẩn như thế.
Hơn nữa,
điểu tối kỵ của người viết sử là dùng tài liệu thứ cấp (secondary sources),
nghĩa là tài liệu mà người khác đã cắt xén, sắp xếp, đẻo gọt lại theo quan điểm
của họ, người viết sử còn có chút liêm khiết trí thức phải tìm đọc các tài liệu
gốc để đọc, để kiểm chứng, nghiên cứu thận trọng trước khi viết. Trong trường họp
này, khi ông viết về Đạo Dụ số 10 ông đã phạm phải những lỗi lầm vô cùng tệ hại,
vì người được ông trích dẫn cũng chưa bao giờ đọc về văn kiện này, đã viết một
cách sai lầm vì 2 lý do, trước hết họ không có kiến thức căn bản về pháp lý, và
thứ đến, có thể họ đã cố tình nói sai sự thật để có lợi cho mục tiêu chính trị
của họ. Còn ông là người viết sử trước khi trích dẫn một nhận định lầm lẫn
nghiêm trọng như vậy, ông đã không kiểm chứng lại tài liệu gốc, để có thể đưa
ra một nhận định khoa học và công bình hơn. Đằng này, ông đã chọn một thái độ
thiếu liêm khiết, thiếu tư cách đến tệ hại, là ông có ý định lừa dối độc giả
như chính ông đã đọc văn kiện này. Điều này thể hiện quá rõ qua câu ông viết:
Dụ
này cũng qui định các tôn giáo và hội đoàn chỉ được treo cờ trong khuôn viên
nơi thờ phượng
Nhưng
trong thực tế, trong Đạo Dụ này, không có một điều khoản nào nói như vậy. Tôi
xin nhắc lại một điều mà tôi đã viết trước đây, trách nhiệm tinh thần cao quí của
người viết sử là phải nói đúng sự thật về các sự kiện lịch sử, là sự liêm khiết
trí thức, chứ không phải chưa hề đọc mà nói đọc, nhằm mục đích bóp méo
và xuyên tạc sự thật. Đó là sư gian lận đáng trách nhất trong giới trí
thức mà chỉ có ông và ông Chính Đạo mới dám làm như vậy. (sai lầm 10,
11 &12)
Để phê
bình về Dụ số 10, ông viết:
Dụ nầy rõ ràng không công bằng
giữa các tôn giáo….Trong các đạo trên đây, tổng số tín đồ Phật giáo, Nho giáo,
Lão giáo, Cao Đài giáo và PGHH chiếm tỷ lệ rất lớn trên tổng dân số Việt Nam,
có thể lên đến trên 80% dân số, thì bị xếp như các hiệp hội, trong khi Ky-Tô
giáo với số lượng tín đồ ít, thì được hứa hẹn một quy chế đặc biệt.
Có lẽ
ông muốn viện dẫn điều khoản 44 của Đạo Dụ số 10, nhưng chưa bao giờ đọc nên
trưng dẫn sai thành điều 45 như trên đã nói. Trước hết, xin trích lại nguyên
văn, điều 44 để ông rõ, sau đó là phần góp ý:
Điều thứ 44 – Chế độ đặc biệt
cho các hội truyên giáo Thiên Chúa và Gia Tô và các Hoa Kiều Lý Sự Hội sẽ ấn định
sau.
Trước
tiên, vì bổn phận và trách nhiệm của một người viết sử, ông không nên viết: Dụ
nầy rõ ràng không công bằng giữa các tôn giáo. Thật vậy,
trước hết muốn phê bình một đạo luật, phải tìm hiểu ý muốn thực sự của người soạn
luật và tại sao họ đã soạn như vậy hay ít ra ông cũng nên tìm hiều một ý niệm
khái quát về luật học căn bản, trường hợp này là luật hiến pháp để có thể hiểu
vấn đề một cách đầy đủ hơn. Ngược lại, ông là một người viết sử lại hành sử như
một người thiếu hiểu biết, chưa hiểu biết được sự việc, đã vội vàng thẩm định vấn
đề lịch sử một cách bất công do kiến thức nông cạn của mình hay vì thiên kiến
chính trị riêng tư của ông. Nhưng cả hai thái độ trên đều phản khoa học, không
khách quan và vô tư như phương pháp sử đòi hỏi. (sai lầm 13)
Thật sự,
khi soạn điều khoản 44 trên, các nhà làm luật thời đó, đã phải căn cứ vào điều
1 của Hiệp Ước Việt – Pháp Élysée được ký kết ngày 8.3.1949, giữa Bảo
Đại và Tổng Thống Vincent Auriol của Pháp, trong đó, có ấn định trước khi ban
hành những điều luật liên quan đến người Pháp và ngoại kiều
sinh sống tại Việt Nam, đều phải có sự đồng
ý của Cao Ủy Pháp tại Đông Dương, chính phủ Việt Nam mới được ban hành. Ngoài
ra, vì giáo hội Công Giáo Việt Nam lúc đó chưa có tư cách pháp nhân riêng biệt,
còn trực thuộc vào Hội Truyền Giáo Ba Lê, (Société des Missions Etrangères de
Paris,) cũng như Hội Thánh Tin Lành và các Hoa Kiều Lý Sự Hội, v.v..., đều được
xem là những hiệp hội ngoại kiều nên cần phải có sự đồng ý của Pháp mới ban
hành được. Sự việc pháp lý đơn giản như vậy. Thực vậy, Quốc Trưởng Bảo Đại và
ông Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Khắc Vệ, người đã ký phó thự vào Đạo Dụ này cùng với
Quốc Trưởng, không có một lý do gì để ban hành một đạo dụ bất công giữa các tôn
giáo. Nếu ông chưa tham khảo tài liệu đầy đủ và chưa đủ hiểu biết về luật học để
nhận định vấn đề, tốt hơn ông không nên vội vã đưa ra những phán đoán sai lạc
như vậy. Điều này chỉ thể hiện sự thiếu tự trọng và phẩm cách của người viết sử
mà thôi.
Rồi ông
viết tiếp:
Cần chú
ý là sau dụ số 10 ngày 6-8-1950 cho đến đầu thập niên 60, tình hình tôn giáo Việt
Nam thay đổi rất nhiều, nhưng dụ số 10 ngày 6-8-1950 vẫn không được điều chỉnh.
Ông viết
câu này hàm chứa ý nghĩa lên án chinh quyền Ngô Đình Diệm đã không tu chỉnh luật
pháp để những bất công cho Phật Giáo vẫn tồn tại. Tôi xin nhắc lại với ông, một
người viết sử như ông tại sao lại đặt một câu hỏi ngớ ngẩn như vậy? Trước
khi đặt câu hỏi tại sao Đạo Dụ số 10 chưa được tu chính, ông phải tìm hiểu về
sáng quyền lập pháp, về thủ tục đề nghị một dự thảo luật, một dự án luật và thủ
tục thông qua những dự luật đó, và sau hết là thủ tục ban hành một đạo luật…
để hiểu rõ vấn đề trước khi đưa ra một nhận xét công bình và đứng đắn về các sự
kiện lịch sử. Đằng này, rất tiếc vì không có đủ kiến thức về luật học, không có
đủ hiểu biết về thực tại chính trị, lại làm biếng không tìm hiểu vấn đề, rồi
thêm vào đó, không biết tự trọng, ông đã dựa vào kiến thức giới hạn của mình để
đưa ra những lời lên án bất công và sai lạc. Điều này thực sự đã đi ngược với bổn
phận và lương tâm của một người viết sử. (sai lầm 14)
Trong
đoạn kế tiếp, ông viết:
Riêng Phật
giáo, ngày 6-5-1951, các hội Phật học trên toàn cõi Việt Nam họp tại chùa Từ
Đàm (Huế), thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, thông qua bản điều lệ, nội
quy, bầu ban quản trị và suy cử hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm tổng hội chủ.
Thưa
ông, ở đây ông lại viết sai nữa, Theo Cư sĩ Mai Thọ Truyền, một phật tử trí thức
của miền Nam đã tiết lộ:
Ngày
6. 5. 1951, một Đại Hội Phật Giáo Toàn Quốc đầu tiên, được tổ chức tại Huế với
sự tham dự của 53 tăng sĩ và cư sĩ đại diện cho 3 miền Việt Nam. Đại hội đã
thông qua một số điều khoản nhưng vì những chia rẽ Nam Bắc, nên đại hội đã
không thành lập được Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam như ý muốn[20]. Sự thật
là Phật Giáo phải đợi đến ngày 1. 4. 1956, dưới thời chính quyền Diệm là chính
quyền mang tiếng đàn áp và kỳ thị Phật Giáo, đã giúp những người lãnh đạo Phật
Giáo mới có thể ngồi lại với nhau và thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. (sai
lầm 15)
Rồi sau
đó, ông lại viết về vấn đề treo cờ:
Ngày
6-5-1963, hai ngày trước lễ Phật đản, đổng lý văn phòng Phủ TổngThống gởi công
điện yêu cầu các địa phương không được treo cờ ngoài khuôn viên của chùa, theo
đúng tinh thần dụ số 10 ngày 6-8-1950.
Như đã
trình bày trên đây, không có một điều khoản nào trong Đạo Dụ số 10 nói về việc
treo cờ, nhưng vì ông chưa bao giờ đọc Dụ này, nên ông cứ nhắc đi nhắc lại điều
lầm lẫn này mãi. Tôi xin đề nghị ông nên đọc Nghị Định số 189-BNV/NA/P5 ngày
12. 5. 1958 và Thông Tư số 519/B-BNV/NA/P5 cùng ngày và Nghị Định số
5036/B-BNV/KS ngày 1. 9. 1962 của Bộ Nội Vụ để biết về thể lệ treo cờ chung cho
mọi tôn giáo[21] (sai
lầm 16)
Về biến
cố Phật Giáo ngày 8. 5, ông viết:
Tối Phật
đản 8-5-1963, khi dân chúng tụ tập ở Đài phát thanh Huế để theo dõi buổi tường
thuật Lễ Phật đản ngày hôm đó, một tiếng nổ bùng lên, làm thiệt mạng 8 người và
bị thương 15 người. Tin tức về vụ nổ được lan truyền nhanh chóng. Người ta
không biết đích xác ai gây ra vụ nổ.
Không
biết tường thuật như vậy, ông sử gia có thấy sự bất hợp lý của chính ông
không? Ai cũng hiểu rằng vào năm 1963, hầu như mọi gia đình ở Huế đều có máy
thu thanh. Mấy ai đến trước Đài Phát Thanh Huế với mục đích theo dõi buổi tường
thuật về buổi lễ Phật Đản ngày hôm đó như ông trình bày?
Thật sự,
sáng hôm đó, ngày 8. 5. 1963, là buổi lễ Phật Đản chính thức, được tổ chức ở
chùa Từ Đảm, Thượng Tọa Trí Quang mở đầu buổi lễ bằng một bài diễn văn phản đối
chính phủ cấm treo cờ Phật Giáo quốc tế trước các đại diện chính quyền như ông
Tỉnh Trưởng Nguyễn Văn Đẳng, Đại Biểu Chính Phủ Hồ Đắc Khương… rồi Thượng Toạ
tiếp theo nói rằng đòi hỏi của Phật giáo là chính đáng, xây dựng,
không những có lợi ích cho chính Phật Giáo và các tôn giáo khác, mà còn có lợi
cho cả chính phủ…rồi Thượng toạ tuyên bố sẽ đạo đạt yều cầu lên chính quyền địa
phương và lên Tổng Thống Diệm. Tiếp đó, Thượng toạ Thích
Đôn Hậu cử hành lễ Phật Đản. Sau cùng, mọi người bình thường ra về.[22]
Theo
đúng lịch trình tối hôm đó, Phật Tử sẽ đến Chùa Từ Đàm, để nghe thuyết pháp xem
pháo bông và xem rước kiệu hoa bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 tối. Nhưng Thương toạ
Thích Trí Quang đột ngột thay đổi chương trình, bảo mọi người tham dự, đến đường
Cầu Trường Tiền[23],
để đón 20 xe hoa Đà Nẵng ra Huế. Do đó, khi nghe nói là đi xem xe hoa, đa
số các người tham dự là các em thiếu nhi, trong đó có cả thiếu nhi Công Giáo, đều
háo hức.
Khi thấy
số người tụ tập trước Đài Phát Thanh khá đông, như đã tính toán trước là lợi dụng
số đông của quần chúng để áp lực với chính quyền, thầy Trí Quang, Thiện Minh và
một số nhà sư khác nữa đi vào Đài Phát Thanh yêu cầu ông Giám Đốc Đài Phát Thanh
Ngô Ganh, thay đổi băng về chương trình Phật Đản được thu âm trước đó một tuần,
đã được kiểm duyệt theo đúng luật lệ, bằng cuộn băng ghi âm hồi sáng, trong đó
có bài diễn văn chỉ trích chính phủ của Thượng toạ Trí Quang. Dĩ nhiên, ông Ngô
Ganh phải từ chối điều đó, vì đây là đài Phát Thanh Quốc Gia, không thể phát
thanh một cuộn băng chống chính phủ. Các thương toạ hiện diện lớn tiếng đe doạ,
cùng với những tiếng la ó và phản đối bên ngoài.. Ông Ganh đã khóa cửa lại và gọi
điện thoại cho Ông Tỉnh Trưởng để kêu cứu. Rồi ông Tỉnh Trưởng đã chỉ thị cho
Ông Đặng Sĩ, Phó Tỉnh Trưởng Nội An, kiêm Tiểu Khu Trưởng, đem cảnh sát và binh
sĩ đến để giải tán đám đông. Rồi một tiếng nổ lớn đã phát ra, khiến 7 em
thiếu nữ từ 12 đến 17 tuổi, và một thanh nữ 19 tuổi chết và một số khác bị
thương. Trong số người chết, có một em là Công Giáo[24].
Đã 46
năm sau ngày biến cố này xảy ra, mà ông đã không kiếm tìm những tài liệu
đúng đắn của những nhân chứng hay tài liệu khả tín để biết về sự thật này.
Ông lại đi sử dụng những tài liệu loại 2 của ông Chánh Đạo, là người có quá nhiều
tai tiếng trong việc dẫn chứng tài liệu lịch sử.
Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây
là có 3 sự thật cần phải phơi bày là
· Thầy
Trí Quang đã đánh lừa Phật Tử đến đầu cầu Trường Tiền, để đón xe hoa từ Đà Nẵng
ra, chứ không hề kêu gọi tín đồ đến Đài Phát Thanh để biểu tình.
· Khi đến
đầu cầu Trường Tiền tức là trước Đài Phát Thanh, các Phật Tử mà đa số là các em
thiếu nhi và các thanh niên, thanh nữ được thông báo cần ở lại tranh đấu
để chính phủ cho phát thanh chương trình đặc biệt Phật Đản như thường lệ
hằng năm Chứ họ hoàn toàn không biết chương trình phát thanh đặc biệt Phật Đản
đã không thực hiện được vì âm mưu thay đổi cuộn băng ghi âm của Thầy Trí Quang
vào giờ chót.
· Các nạn
nhận trong vụ nổ này toàn là trẻ em dưới 18 tuổi và chỉ có một người 19 tuổi.
Trong đó có một em là người Công Giáo. Như vậy chắc chắn không phải là những
người đến đài phát thanh để theo dõi chương trình Phật đản như ông nói.
Lê
Bình
Nov.
2009
(còn
tiếp)
[1] Hồ Hữu Nhật, một cán bộ CS
nằm vùng đã tiết lộ trong quyển Phong Trào Đấu Tranh Chống Mỹ của Giáo
Chức, Học Sinh, Sinh Viên Saigon (Hồ Chí Minh, 1984) tr. 69
[6] Thực tế, các chính trị gia
này công bố bản Thỉnh Nguyện Thư (theo người viết nên dịch là petitions,
đúng hơn là manifesto như Bernard fall đã dịch) này tại khách
sạn Caravelle vào ngày 29. 4. 1960 cho các phóng viên ngoại quốc tại Saigon lúc
đó, chứ không phải là ngày 26. 4, như ông đã viết. Ngày 26. 4. 1960 là ngày bản
Thỉnh Nguyện Thư được ký, chứ không phải là ngày công bố.
[7] Danh sách 18 chính trị gia
đối lập này, có thể xem trong Bernard B. Fall, The Two Vietnams,
New York, 1965, tr. 448.
[10] Trích lại của Ts. Pham Văn
Lưu, Hiến Pháp 26. 10. 1956 và Thực Tại Chính TrịMiến Nam trong Đặc
San, 2006, Ghi Ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Hội Ái Hữu Người Việt
Quốc Gia Hải Ngoại, Westminster, 2006. tr. 83.
[19] Xin xem toàn văn Đạo Dụ số
10 trong Công Báo Việt Nam số 34, ngày 26. 8. 1950, tr. 434-437 xem bản
Anh Văn trong Report of UN Fact Finding Mission to South Vietnam . Phụ Lục xv,
tr. 1- 10.
[21] Xem Hoàng Văn Hào, Phật
Giáo và Chính Trị tại Việt Nam Ngày Nay, Luận Văn Tiến Sĩ đệ trình tại
Đại Học Luật Khoa Saigon năm 1972, tr 56. và Airgram của Tổng Lãnh Sự Huế gởi về
Bô Ngoai Giao Hoa Kỳ ngày 3. 6. 1963. Phần Tài Liệu đính kèm 6 A-20
[23] Vì cầu Trường Tiên, ở ngay
trước Đài Phát Thanh Huế. Nhưng Thượng Toạ Trí Quang thông báo như vậy để che dấu
âm mưu của Thầy, là muốn Phật tử tụ tập trước Đài Phát Thanh Huế
[24] Theo lời kể lại của mẹ
tôi, lúc đó bà mới 15 tuổi, bà đã tham dự Lễ Phật Đản buổi sáng ở Chùa Từ Đàm,
tối hôm đó bà cũng lên Chùa để nghe thuyết pháp, nhưng bị huỷ bỏ, rồi bà cũng đến
cầu Trường Tiền để xem xe hoa… nhưng rồi bà cũng chứng kiến vụ nổ ở đài phát
thanh Huế. Xem thêm Airgram của Tổng Lãnh Sự Huế gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
ngày 3. 6. 1963.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết