Nhớ về một người bạn:
Anh Nguyễn Hữu Thông, Trung Đoàn Trưởng
42 mất tích sau 30/4/1975
Bài
của GS Nguyễn Lý-Tưởng, cựu Dân Biểu VNCH
Theo yêu cầu của GS Phùng Ngọc Hiếu là vợ
của anh Nguyễn Hữu Thông, Trung Đoàn Trưởng Trung đoàn 42 SĐ 22 BB tại Pleiku,
mất tích trong biến cố 30/4/1975...Tôi viết lại những gì tôi biết về anh Nguyễn
Hữu Thông từ 1949, lúc đó tôi mới 10 tuổi, học cùng lớp với anh Thông tại trường
Têrêxa, Thạch Hãn, Quảng Trị cho đến sau này...
Do
hoàn cảnh cha tôi bị Việt Minh (CS) bắt giam (1946) và đã chết trong tù tại Trại
Đưng,(1947) miền núi tỉnh Hà Tĩnh. Anh tôi cũng bị Việt Minh bắt giam tại Trại
Đưng nhưng sau đó đã trốn thoát từ Hà Tĩnh về đến nhà vào dịp Tết Kỷ Sửu
(1949), chừng 05 tháng sau, anh tôi bị Việt Minh phục kích, giết chết khi mới
28 tuổi. Chị tôi lấy chồng xa, trong nhà chỉ còn chị dâu, một đứa cháu gái mới
6 tuổi. Việt Minh thường đến bao vây và tấn công vào lực lượng tự vệ Công giáo
làng tôi, đốt nhà, giết người, mẹ tôi quá lo sợ, nên phải tìm cách cho tôi trốn
lên tỉnh học vì tôi là con trai duy nhất còn lại trong gia đình.
Năm
1949, chưa được 10 tuổi, tôi tạm trú nhà bà Tham Thanh tại làng Trí Bưu, cách
thị xã Quảng Trị hơn một cây số. Niên khóa 1949-1950, tôi vào học lớp nhì
(tương đương lớp 4)trường tiểu học tư thục Têrêxa, bên cạnh nhà thờ Thạch Hãn,
Quảng Trị. Cùng lớp với tôi có bạn Nguyễn Hữu Thông (sinh 1937), Nguyễn Hữu
Minh (sinh 1938), Nguyễn Hữu Kế (sinh 1937 hay 1938)...đều lớn hơn tôi một, hai
tuổi...Qua niên khóa 1950-1951, chúng tôi đều thi đỗ tiểu học, mỗi người chia
tay nhau, có người vào tu học tại Huế, có người vào tu học tại tiểu chủng viện
An Ninh (Cửa Tùng)...Niên khóa 1951-1952, tôi vào học lớp đệ thất (lớp 6) trường
Trung học tư thục Quảng Trị, trường mới lập chỉ có hai lớp đệ thất và đệ lục. Từ
đó, tôi không gặp lại hai anh Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Hữu Kế. Tôi nghe nói hai
bạn này có người bà con là Linh Mục Gioakim Nguyễn Định (hay Nguyễn Hữu Định)
tu Dòng Chúa Cứu Thế và đã chịu chức Linh Mục năm 1949 nên mới biết đường xin
vào Huế học. Anh Nguyễn Hữu Minh, bạn cùng lớp với tôi cho biết: anh Nguyễn Hữu
Thông vào Tiểu chủng viện An Ninh (Cửa Tùng) cùng lớp với anh Minh. Mấy năm
sau, anh ra khỏi chủng viện và về lại Quảng Trị tiếp tục học bậc Trung học tại
trường Phước Môn (sau này đổi tên là trường Thánh Tâm do các Thầy dòng Thánh
Tâm Huế phụ trách). Anh Thông học lên đến Tú Tài I thì vào trường Võ Bị Quốc
Gia Đà Lạt, khóa 16.
Anh
Kế, bà con với anh Thông, cũng là bạn học một lớp với tôi khi còn tiểu học, năm
1951, anh Kế vào tu Dòng Chúa Cứu Thế, mấy năm sau thì xuất, tiếp tục học, đậu
Trung học đệ nhất cấp, thi vào trường Sư Phạm tiểu học Huế, ra trường đi dạy tiểu
học. Anh tự học và thi đậu Tú Tài I, rồi Tú Tài II và ghi tên học Đại Học Văn
Khoa Huế. Có lần tôi đến trường Đại học Văn Khoa Huế tìm một người bạn giáo sư
tại đó, bất ngờ anh Kế đang ngồi trong phòng thi chạy ra chào tôi và nhờ tôi
nói giúp với vị Giáo sư bạn tôi đang làm giám thị phòng thi. Về sau tôi được biết
anh Kế tốt nghiệp thủ khoa ban Anh văn. Năm 1972, trên đường vào Sài Gòn, anh bị
tai nạn máy bay, gia đình tìm được xác đưa về Đà Nẵng.
Niên
khóa 1952-1953, nghe lời khuyên của anh Nguyễn Văn Chương, chồng chị tôi, mẹ
tôi cho tôi vào học trường Dòng La San Pellerin, Huế, học lớp 6 chương trình
Pháp (tương đương với lớp đệ Thất chương trình Việt) vì phải bổ túc tiếng Pháp
nên tôi phải vào lớp 6 gọi là lớp sixième (six là 6). Năm sau đó, 1953, tôi
chuyển qua học trường Thiên Hựu do các Linh Mục người Pháp thuộc Hội Truyền
Giáo Paris (MEP) phụ trách. Trường Thiên Hựu rất gần với Dòng Chúa Cứu Thế, Huế,
nên tôi thường tham dự Thánh Lễ tại nhà thờ Dòng và nghe các Cha Dòng giảng
thuyết mỗi ngày Thứ Bảy, nhờ vậy tôi mới có cơ hội quen biết các Cha nhất là
các Cha cùng tỉnh Quảng Trị với tôi trong đó có Cha Trần Hữu Thanh và Cha Định
(làng Thạch Hãn, bà con với anh Thông, anh Kế), Cha Lê Viết Phục (làng Trí Bưu)...
Năm
1962, sau khi đậu Tú Tài II, tôi thi vào trường Đại Học Sư Phạm Huế, trong số
sinh viên cùng học với tôi có cô Nguyễn Thị Thanh là cháu Cha Định, bà con với
anh Thông, anh Kế. Trong những lần sinh hoạt Đoàn sinh viên Công Giáo, tôi thường
gặp cô Thanh và quen biết nhau. Mùa Hè 1963, tôi được Trung Úy Bửu Oai, quận
trưởng Hướng Hóa (Khe Sanh) cho quá giang từ Huế lên Khe Sanh (cách Lao Bảo,
biên giới Lào chừng 30 cây số) là nơi khí hậu mát mẻ vào mùa hè, vùng đất đỏ
basalte rất tốt, người Pháp đã lập đồn điền cà phê, trồng cam,v.v. Người Việt
Nam cũng đến lập vườn trồng mít và trái cây, mở quán ăn, quán buôn bán tạp hóa
chung quanh quận lỵ, đặc biệt mua bán trao đổi với người thiểu số (Quảng Trị gọi
họ là người Mọi, người Cà Lơ...) Tôi có người bạn học cùng lớp tại Đại Học Sư
Phạm là Trần Vinh Anh có gia đình cha mẹ, họ hàng lập nghiệp tại Khe Sanh nên mấy
anh em sinh viên chúng tôi quá giang xe của Trung Úy Quận Trưởng từ Huế ra Quảng
Trị, Đông Hà, lên Cam Lộ rồi mới đến Khe Sanh. Mùa Hè, tại Quảng Trị, Đông Hà
có gió Lào, danh từ địa lý gọi là gió Phơn (Foehn) vừa khô vừa nóng rất khó chịu
nhưng mùa Hè ở Khe Sanh thường hay có mưa, khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, cây cối
xanh tươi...Trong số các gia đình người Pháp lập nghiệp ở đây, có một người Việt
Nam lấy chồng Pháp, gia đình này thường đi lễ ở nhà thờ Công giáo, con cháu họ
học ở Huế, về nghỉ hè, tôi thường gặp mấy người con trai học trường Thiên Hựu,
con gái học trường Jeanne d’Arc...Chúng tôi vào tiệm phở trước mặt trụ sở hành
chánh quận Hướng Hóa, tình cờ gặp anh Nguyễn Hữu Thông trong bộ quân phục với cấp
bậc Thiếu Úy. Anh nhận ra tôi và chạy đến bắt tay. Tôi nói:
-Hơn
mười năm rồi không gặp nhau mà anh còn nhớ đến tôi. Cám ơn anh nhiều. Nghe tin
anh vào học trường sĩ quan Đà Lạt (khóa 16), chương trình đào tạo bốn năm, về
văn hóa tương đương Đại học như bên Mỹ, tương lai sẽ là cấp chỉ huy quan trọng
trong quân đội. Mừng cho anh.
02
https://vulep-books-links.blogspot.com.au/2018/04/nho-ve-mot-nguoi-ban-anh-nguyen-huu_12.html
02
https://vulep-books-links.blogspot.com.au/2018/04/nho-ve-mot-nguoi-ban-anh-nguyen-huu_12.html
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết