Kg.
tác giả Hàn Giang Trần Lệ Tuyền,
Câu
cuối của truyện ngắn “Năm Mới Nói Chuyện Cũ” là hay nhất, đúng
nhất,
đáng ghi nhận nhất: “Đừng Nguỵ Biện Nữa...” Nhục quá rồi, biết không?
Thưa
Chị, gia đình tôi từng ở Tam Kỳ (Quảng Tín) hơn 8 năm, từ Mậu Thân 1968 cho đến
1975, mất Quảng Tín. Ba người đàn ông trong truyện, tôi biết được hai ông, đó
là ông Phú và ông Được. Ông Được trước khi vào làm Quận Trưởng Lý Tín, ông từng
là hàng xóm của gia đình tôi ở khu Cư Xá Công Chức sát bên Toà Hành Chánh và
Tiểu Khu. Giống như ông Hào thì ông Được cũng đã mất. Nay như thế là chỉ còn
ông Phú!
Thật
đáng tiếc, ông Hào đã tự tử vì không chịu nổi những mất mát, đau thương trong
cuộc đời dâu bể do con đàn bà khốn nạn gây ra. Trong những hoàn cảnh bi phẫn
này, kẻ chết phải là loại đàn bà phản trắc, lăng loàn và dâm loạn kia. Nhưng
đáng tiếc lại là những chiến hữu bất hạnh của chúng ta Chị ạ!
Vài
dòng với Chị và chúc Chị & gia đình Vạn An trong Năm Mới.
Thân,
HHL
Sent
from my iPhone
Begin forwarded message:
From:
"Tran Marie >
Năm mới
nói chuyện cũ
Hàn
Giang Trần Lệ Tuyền
“Tôi nhớ
mãi một chiều Xuân năm xưa…” Lời bài hát này, không chỉ khiến cho tôi nhớ về những
mùa Xuân thanh bình cũ, của một thời thơ ấu, mà nó còn khiến cho tôi nhớ mãi về
một chiều Xuân trong nhà tù “cải tạo” của đảng CSVN.
Tôi
không bao giờ quên một buổi chiều cuối năm 1983, khi nắng sắp tàn trên đồi
nương, nhưng chúng tôi vẫn còn làm cỏ lúa ở Đồng Cừ vì “chưa đạt chỉ
tiêu”. Trong đội có người ngất xỉu. Chúng tôi báo công an xin đưa bệnh nhân vào
bệnh xá trại nam cấp cứu. Khi bệnh nhân hồi tỉnh, chúng tôi, một nhóm nữ tù “cải
tạo” đưa người bệnh trở lại “đồng Cừ” để chuẩn bị trở về trại. Khi đi gần đến cổng
trại nam, bỗng thấy có hai người trong bộ áo quần tù màu xanh đã bạc màu, người
nọ níu lấy cánh tay người kia, đứng ở cổng báo cáo:
“Thưa
cán bộ cho phép hai người xuất trại” nghĩa là được ra tù.
Thấy vậy,
tôi đến góc nhà cùm để xem hai vị đó là ai. Khi đến gần, tôi mới nhận ra đó là
Thiếu tá Đỗ Công Hào, thuộc Tiểu đoàn 10 Chiến Tranh Chính Trị, và Thiếu tá Phạm
Sĩ Phú là Trưởng phòng 2, Tiểu khu Quảng Tín. Tôi biết anh Hào, trong một lần
chuyển gỗ đã bị một cành cây nhọn đâm xuyên bắp chân. Nhưng công an trại không
cho đi bệnh viện, cũng chẳng cấp thuốc men gì cả, nên chân anh bị nhiễm trùng
làm độc, mâng mủ. Cuối cùng anh đã bị “què” một chân. Còn anh Phú bị bệnh mắt hột,
công an trại cũng không cho chữa trị bằng thưốc, mà lại ra lệnh cho Trung tá
Tôn Thất Biên “điều trị” cho anh bằng cách... châm cứu. Kết quả là anh bị mù cả
hai mắt. Sau ba năm bị mù anh mới được “phóng thích nhân đạo” để về quê ăn Tết.
Anh Hào “què” nhưng còn đôi mắt, tay cầm gậy dắt anh Phú mất đôi mắt nhưng còn
đôi chân. Hai nạn nhân khốn khổ dắt dìu nhau bước khập khễnh ra khỏi trại!!!
Trước cảnh
đau lòng ấy, tất cả các anh ở “nhà cấp dưỡng” (nhà bếp) và làm vệ sinh đều
ngưng làm việc. Những đôi mắt rưng rưng lệ nhìn theo hai anh, cho đến khi bóng
hai người khuất hẳn - Dân biểu Trần Công Định đã nói: “Một người què dắt
một người đui, biết bao giờ mới tới nhà!”.
Sau
này, khi tôi được ra tù, về đến bến xe Tam Kỳ, biết tôi cũng vừa mới ra tù, thì
đã được đồng bào ở bến xe kể lại rằng: Trước đây vào một đêm Giao thừa có hai
người tù, một què, một đui, đã nằm ngủ trên nền gạch của phòng bán vé. Đồng bào
thương cảm mời hai người vào nhà cho đỡ lạnh, cả hai người cám ơn nhưng từ chối
và nói rắng họ bị đui, què nên không muốn có mặt trong nhà của bà con vào sáng
mùng một Tết. Thấy vậy, đồng bào đã đem trà, bánh, mứt ra tại nền gạch của phòng
bán vé, để mời hai anh cùng ăn và trò chuyện suốt đêm cho đến sáng.
Khi về
Đà Nẵng, gặp anh Đỗ Công Hào, tôi kể lại chuyện đó. Anh Hào cho biết, hai người
ngủ ở bến xe Tam Kỳ đêm Giao thừa năm ấy chính là anh và anh Phú.. Anh kể:
“Khi
ra trại vì không có tiền đi xe, nên hai anh em tôi đã phải làm “khất sĩ” nghĩa
là anh em chúng tôi phải vừa xin ăn và xin tiền để đi xe. Khi đủ tiền rồi thì hết
xe vì là đêm 30 Tết. Nhưng may mắn, có một người dân “kinh tế mới” dùng xe
Honda chở chúng tôi được một đoạn đường, vì thấy chúng tôi “khất thực” và biết
chúng tôi mới ra tù giữa đêm 30 Tết, nên cảm thương, mà cho đi nhờ bằng xe
Honda, một đoạn đường. Đến Tam Kỳ thì đã giao thừa. Nhà anh Phú ở Tam Kỳ, nhưng
vì mù nên không tìm được, còn tôi lại không biết nhà anh Phú, trong túi không
có tiền, đường sá vắng tanh, đồng bào ai cũng ở trong nhà, vì sắp đến giờ Giao
Thừa, trời lạnh, không trăng sao, không biết giờ giấc chính xác, thân đui mù,
què quặt, chúng tôi không dám gõ cửa đồng bào, vì sợ đầu năm mang cái xui đến
cho họ, nên chúng tôi quyết định ngủ lại ở bến xe, chờ đến sáng hôm sau tôi đưa
anh Phú về tận nhà, tôi mới yên tâm tìm xe, đi nhờ ra Đà Nẵng”.
Nhắc đến
Anh Phạm Sĩ Phú và Anh Đỗ Công Hào. Nhân đây, tôi xin kể qua về những nỗi “Đoạn
trường” của hai Anh:
Trước hết,
vì Thiếu tá Phạm Sĩ Phú đang có mặt tại Mỹ, nên người viết không muốn khơi lại
những bi thương của Anh, mà chỉ xin ghi lại một phần nhỏ mà thôi.
Người
viết vẫn nhớ, trong một lần được “thăm nuôi” cùng lúc với Thiếu tá Phạm Sĩ Phú.
Lúc này, bọn Công an trại tù vẫn nghi ngờ Thiếu tá Phú “giả mù”, nên bình thường
khi được “thăm nuôi”, tất cả người tù đều phải ngồi một bên, gia đình ngồi một
bên, ở giữa là một chiếc bàn dài, phía dưới chân có một miếng ván dày và dài,
đóng kín dọc theo chiếc bàn, để ngăn cách người tù và thân nhân không “đưa tin”
với nhau bằng đôi chân được. Còn trên mặt bàn, tuyệt đối bị nghiêm cấm không
cho bất cứ ai đưa tay ra, để cầm tay thân nhân. Điều này, không có người tù nào
dám, vì có tên Công an vũ trang, được gọi là “cán bộ dẫn giải” đưa người tù đi
và về trại, tên này ngồi ở đầu bàn, luôn luôn để mắt theo dõi những cử chỉ của
người tù và thân nhân, nếu có ai “vi phạm nội quy”, thì sẽ bị cúp thăm nuôi, không
cho nhận quà, dù nhận quà rồi, cũng bị trả lại cho gia đình ngay lập tức.
Trở lại
với lần “thăm nuôi” cùng lúc với Thiếu tá Phạm Sĩ Phú. Như đã nói ở trên, không
có một người tù nào được ngồi gần thân nhân của mình. Thế nhưng, lần đó, tôi thấy
tên Công an “dẫn giải” bỗng bảo Anh Phạm Sĩ Phú đến ngồi gần bên cạnh vợ của
Anh, rồi tên này đưa mắt nhìn, quan sát thật kỹ phản ứng của Anh Phú; nhưng cho
đến phút cuối được gặp vợ, mà tôi thấy ánh mắt của Thiếu tá Phạm Sĩ Phú không hề
có một phản ứng nào cả.
Về điều
này, vào lúc đầu tôi không biết Anh Phú có mù thật hay không; nhưng khi Anh đến
ngồi bên vợ của mình, mà đôi mắt Anh vẫn vô hồn như không nhìn thấy gì hết, thì
theo tôi, không có một người chồng nào, khi nhìn thấy vợ đang ngồi trước mặt của
mình với hoàn cảnh ấy, mà vẫn bình tĩnh như vậy cho được.
Thế rồi,
kể từ lần “thăm nuôi” ấy, bọn Công an tin là Anh đã bị mù hẳn rồi, nên Anh mới
được “Phóng thích nhân đạo” cùng lúc với Thiếu tá Đỗ Công Hào, trong dịp
Tết.
Người
viết chân thành xin lỗi Thiếu tá Phạm Sĩ Phú, nếu những lời này, có khơi lại
những cảnh ngộ bi thương của Anh. Tôi nguyện cầu cho Anh khỏe mạnh, vui sống
trong những ngày còn lại của cuộc đời, để có thể trở về thăm lại cố hương, khi
chế độ Cộng sản bạo tàn không còn nữa.
Và bây
giờ, người viết xin nói về Thếu tá Đỗ Công Hào: Khi ra khỏi tại tù “cải tạo” đã
phải cùng “khất thực” trong ba ngày Tết, lúc về đến căn nhà của chính mình, thì
đau đớn thay, trong nhà của Anh đã có mặt của tên “Thượng úy” Bộ đội Việt
cộng đang sống với vợ của Anh.
Trước cảnh
ngộ ấy, Thiếu tá Đỗ Công Hào, với tấm thân tàn, chân bị què một bên, phải chống
gậy, lại phải đi “Trình diện” Công an Phường hàng tuần, vì bị “Quản chế”.
Không còn sức khỏe để làm việc nữa. Anh đành phải vào nhà sống chung với
vợ và tên Việt cộng, là tình nhân của vợ mình.
Sau đó,
vợ của Thiếu tá Đỗ Công Hào nói với chồng:
“Anh phải
ký giấy ly dị. Tôi đồng ý bán căn nhà chia đôi cho anh. Nhưng tôi và bốn đứa
con phải ở trong nhà này, chừng nào bán được nhà, rồi hãy chia, còn anh một
mình đi đâu sống cũng được”.
Đứng
trước hoàn cảnh này, Thiếu tá Đỗ Công Hào không đuổi tên “Thượng úy” Việt cộng
ra khỏi nhà như Thiếu tá Nguyễn Văn Được đã làm, vì Thiếu tá Nguyễn Văn Được từng
làm Quận trưởng Lý Tín, nên cách hành xử có cứng rắn khác hơn. Nhưng điều quan
trọng, là Thiếu tá Được còn sức khỏe. Còn Thiếu tá Đỗ Công Hào với tấm thân tàn
phế, nên đã không suy nghĩ cho đến tận cùng. Thật là đau lòng và đáng tiếc:
Đó là
việc Thiếu tá Đỗ Công Hào đã uống thuốc độc tự tử. Hôm ấy, tôi đang đạp xe đi
mua bán ở Chợ Cồn, Đà Nẵng, thì gặp một số cựu tù “cải tạo” cùng trại Tiên
Lãnh, họ cho biết Thiếu tá Đỗ Công Hào đã chết tại Bệnh viện Giải phẫu, đường
Nguyễn Hoàng, Đà Nẵng (Hiện nay, Việt cộng đã đổi thành “Bệnh viện Đa khoa, đường
Hải Phòng”.
Người
viết đã được nghe quý cựu tù kể:
“Thiếu
tá Đỗ Công Hào tự tử, đem xuống Bệnh viện Giải Phẫu, nhưng quá trễ, không cứu
được. Sau khi Anh chết, các Bác sĩ và Y tá đã thấy trong túi áo của Thiếu tá Đỗ
Công Hào có mấy dòng chữ:
“Sau
khi tôi chết, xin Bệnh viện và các Bác sĩ, Y tá đừng cho vợ tôi nhận xác, mà
xin quý vị hãy bó chiếu, rồi chôn tôi ở đâu đó cũng được. Chân thành cám ơn quý
vị”.
Vì thế,
sau đó, các Bác sĩ và Y tá đã đóng góp tiền bạc lại, và mua quan tài, quần
áo, để chôn cất Thiếu tá Lê Công Hào tại “Nghĩa địa Gò Cà”, vùng đất ở phía
trên Trung Tâm Huấn Luyện Hòa Cầm Việt Nam Cộng Hòa.
Hôm ấy,
tại Đà Nẵng, những cựu tù của trại “cải tạo” Tiên Lãnh, đã báo tin cho nhau, ai
biết được, họ đều cùng nhau đến Bệnh viện Giải phẫu, để tiễn đưa Thiếu tá Đỗ
Công Hào lên Gò Cà, với những đôi mắt bi thương và đẫm lệ!
Kể từ
ngày ấy, sau khi đưa tiễn Thiếu tá Đỗ Công Hào, tôi vô cùng tiếc cho quyết định
của Anh. Nhưng tôi cũng hiểu được hoàn cảnh của Anh. Vì kẻ đáng trách và đáng
khinh bỉ là vợ của Anh. Một mụ đàn bà ác độc, đã đi ăn ở với một tên Việt cộng,
quên hết mọi sự, quên mình là con dân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bất
lương, tàn nhẫn, đẩy người chồng tàn phế, khốn khổ, cùng đường, phải
chọn cái chết !
Và, một
lần nữa, để tạm kết thúc bài này, người viết muốn lập lại những lời mình đã nói
với “bà” Trinh vợ của Thiếu tá Nguyễn Văn Được, Quận trưởng, quận Lý Tín rằng:
Tôi đã
nói với “bà” Trinh:
- Sao
bà ác thế, bà đã bỏ ông ấy trong tù, để đi lấy “cán bộ”. Bây giờ còn muốn dồn
cha con ông vào con đường cùng nữa chứ?
“Bà”
Trinh đã trả lời:
“Tui trả
thù ổng, vì hồi xưa ổng có con bồ là “con Ca sĩ” ở trong Lý Tín”..
Tôi liền
nói với “bà” Trinh:
-
Bà nói ổng có bồ. Ở trong đó, tôi biết có một nữ Ca sĩ ở trong Đoàn Hoa
Tình Thương, nếu là “bồ” thiệt, hay chỉ đến Quận đường, trong những lần Đoàn tổ
chức Văn Nghệ cho đồng bào xem, vì tôi biết, ngày xưa, các Đoàn Dân Sự Vụ, hay
Hoa Tình Thương, khi đến các Quận xa xôi, thì đều phải đến mượn sân của Quận đường
vì rộng rãi, để dựng sân khấu, và hát - kịch, trình diễn cho đồng bào xem.
Nhưng
nếu ông Được “có bồ” thật, bà không chấp nhận, hay thù ghét ông, thì tại
sao bà không bỏ ông ngay lúc đó, rồi đi lấy một người khác hơn ông Được, có phải
“ngon” hơn hay không.
Bây
giờ, “bà” nói như vậy, thì có nghĩa là, lúc ấy, “bà” không dám bỏ ông Được, vì
bà sợ “con Ca sĩ” nào đó, sẽ thay thế “bà”, sẽ trở thành vợ chính thức của ông
Được. “Bà” sợ sẽ mất hết tất cả, vì lúc ấy, đi đâu, “bà” cũng được giới thiệu
là “Phu nhân”. “Bà” đâu có dám bỏ chồng, khi ông ấy là Thiếu tá Quận trưởng. Và “bà” cũng tự biết, nếu có bỏ
chồng, “bà” cũng không bao giờ lấy được một ai bằng ông Được. May lắm thì lấy
tài xế của ông Được mà thôi.
Còn “bà
nói “bà” trả thù ông Được, thì “bà” hãy nghe tôi nói đây:
Còn
“bà” nói đợi cho đến lúc ông Được vào tù, rồi mới “trả thù” là chính bà đã biết
trước ông Được sẽ vào nhà tù “cải tạo”. Vậy, “bà” là ai, mà biết trước như vậy.
Có phải “bà” từng là “cán bộ” nằm vùng hay như kẻ đang ăn, ngủ với “bà”..
Nhưng
“bà” nói “trả thù” theo cách này, thì “bà” quá hèn hạ, đáng khinh bỉ. “Trả thù”
một con người đã bị sa cơ, thất thế, là người đã “ngã ngựa”.. Đạp người “dưới
ngựa- ngã ngựa” là hạng hèn mạt, bỉ ổi, đáng khinh. “Bà” nói “trả thù” chỉ là
những lời Ngụy Biện mà thôi.
Đừng
Ngụy biện nữa. Hãy im cái mồm lại, để người đời bớt khinh bỉ và phỉ nhổ vào cái
bản mặt của một con mụ đàn bà, là vợ của một Sĩ Quan Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa, đã bỏ chồng trong nhà tù “cải tạo” để đi ăn ngủ với một tên
Giặc Việt cộng!
Đã
đăng trên Bán Nguyệt San Văn Nghệ Tiền Phong: Số 555 - Đặc Biệt TÂN
NIÊN – Từ ngày 01 đến ngày 15/03/1999
Hàn
Giang Trần Lệ Tuyền
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết