Phận
người vận nước
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-11-15
2013-11-15
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Nhà văn Phan Nhật Nam tại buổi ra mắt tác phẩm mới nhất của ông
mang tên “Phận người vận nước” ở California hồi tháng 9 năm 2013.
Courtesy tuanbaosongonline.com
Nhà văn Phan Nhật Nam tác giả của Mùa hè đò lửa vừa cho ra mắt tác
phẩm mới nhất của ông mang tên “Phận người vận nước”, viết về một quãng thời
gian dài từ năm 1945 tới nay, trong đó những sự kiện lịch sử hòa lẫn, quyện
chặt với thân phận người dân Việt Nam tạo nên một dòng chảy đặc quánh những bi
thương thống khổ.
Tác phẩm thứ 15 này được tập trung từ những bài nói chuyện của nhà
văn trên hệ thống truyền hình SBTN và sau đó được tuần báo Sống biên tập và
phát hành. Năm nay cũng là sinh nhật thứ 70 của nhà văn Phan Nhật Nam, “Phận
người vận nước” được xem là dấu ấn sau 44 năm cầm viết kể từ tác phẩm đầu tiên
mang tên “Dấu binh lửa” xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn.
Những chặng đường lịch
sử
Nhà văn Phan Nhật Nam dành cho Mặc Lâm cuộc trao đổi ngắn về tác
phẩm này trước nhất ông cho biết:
Phan Nhật Nam: Đây không phải là một
cuốn sách mà nó là một hệ thống sách viết từ năm 1968 cho tới giờ này là 45
năm. Tôi chọn lọc những bài để đăng trên báo Sống trong suốt hai năm qua. Tôi
viết những biến cố xảy ra từ năm 1945, đầu tiên là viết cho chương trình Lịch sử
Việt Nam Cận đại của đài SBTN rồi viết cho chương trình “Sống cùng mệnh nước
nổi trôi” cũng của đài này.
Đây không phải là một cuốn sách mà nó là một hệ thống sách viết từ
năm 1968 cho tới giờ này là 45 năm.
-Phan Nhật Nam
-Phan Nhật Nam
Khởi đầu từ biến cố năm 1945, năm 1954 rồi 1968 và 1972-75 và cả
hiện tại nữa. Cuốn sách chia làm 3 phần. Phần thứ nhất biến cố theo thời đoạn mà
tôi vừa nói, phần thứ hai là về con người, những vị tướng như Ngô Quang Trưởng,
Nguyễn Quang Hiếu hay Trương Quang Ân và kể cả anh lính biệt kích Nguyễn Công
Thành bị cùm kiêm giam từ năm 1964 đến năm 1979 tôi đã nghe tiếng của anh và
lúc đó anh vẫn kiên giam suốt 15 năm.
Mặc Lâm: Đó
là việc xảy ra khá lâu từ trước còn những việc hiện đại thì chi tiết nào nhà
văn chọn mang vào Phận người vận nước thưa ông?
Phan Nhật Nam: Những việc hiện đại như
cái chết của Cao Xuân Huy, một người lính thủy quân lục chiến hoặc là chính bản
thân tôi đã chứng kiến những sự việc như trường hợp Mậu Thân.
Đạo diễn Lê Công Lan bên Việt Nam bảo rằng đã thu thập trong mười năm,
nói chuyện với Stanley Karnow để dựng lại sự thật về Mậu Thân Huế với kết luận
là ở Huế không có ai giết ai hết. Năm ngàn người chết ở Huế là do bom đạn của
Mỹ dội xuống rồi quân đội giải phóng, bộ đội miền Bắc thương tình đem đi chôn,
nghĩa là cộng sản hoàn toàn vô can đối với 5.000 người chết, bị chôn sống ở
Huế.
Vâng! thưa anh do những yếu tố đó thứ nhất là những yếu tố lịch sử
thứ hai là những yếu tố của con người cần phải nói lại, thứ ba là những yếu tố
về những sự kiện phải được nói lại một cách thật hơn, trung thực hơn nó góp
chung trong một cuốn sách 400 trang mà thật ra nếu in thì cũng phải vài ngàn
trang mới đủ.
Bìa sách Phận người vận nước và Chuyện dọc đường của Nhà văn Phan
Nhật Nam. Courtesy Tuần Báo Sống.
Mặc Lâm: Trong
Phận người vận nước chúng tôi thấy có một truyện tên là “Huế trong lửa mùa
xuân” khiến chúng tôi liên tưởng ngay đến tác phẩm Mùa hè đỏ lửa của ông. Xin
hỏi nhà văn sự kiện mùa hè 72 được ghi lại trong cuốn này chủ yếu là gì?
Phan Nhật Nam: Vâng có chứ anh. Trong
cuốn này tôi đặt nặng trong chương viết về tướng Ngô Quang Trưởng với ba lần
giữ nước. Ở miền Nam chúng ta biết rằng đó là một vị danh tướng. Năm 1965 ông
đã giữ nước lần thứ nhất khi dùng tiểu đoàn 5, tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 3 nhảy dù
đánh vào mật khu Hắc Dịch trên con đường 15 từ Sài Gòn về Vũng Tàu. Nhờ trận
đánh này nên cộng sản không tấn công miền Nam ở mặt quốc lộ 15 trong năm 1965.
Trận đánh đó năm 1975 đã lập lại cũng đúng trên địa điểm đó, đúng trên cái
quảng đường của quốc lộ 15 đó.
Trung tướng Ngô Quang Trưởng với lần giữ nước thứ hai là Mậu Thân
Huế năm 1968 và lần thứ ba là năm 1972 thành thử tôi có thể lấy sự kiện đó cộng
với yếu tố con người để viết nên cuốn sách này. Tôi không bỏ một biến cố nào
hết từ 45-54-72.
Xin mở ngoặc đơn, cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 tôi có một chương
rất đầy đủ là “Phương Nam nghìn dặm ra đi” nhưng yêu cầu của cuốn sách nó không
thể vượt được 4-5 trăm trang cho nên tôi phải bỏ đi cái biến cố 1954 để nhảy
sang biến cố 68 rồi hòa bình hiệp định Paris năm 1973 chẳng hạn.
Trả lại sự thật
Mặc Lâm: Chúng
tôi chú ý đến những chi tiết ông ghi trong biến cố Mậu Thân thì thấy đây là
những tư liệu rất sống động từ bản thân cũng như từ người thân, bạn bè của ông
kể lại. Xin được hỏi hình như ông chú ý đến mảng đề tài này nhất trong cuốn
sách, tại sao?
Phan Nhật Nam: Vâng thưa anh. Cuốn sách
sách này có hai yếu tố chủ quan và khách quan cần phải thành lập. Yếu tố thứ
nhất là yếu tố khách quan. Nó khai sinh từ chương trình “ Sống cùng mệnh nước nổi
trôi” trên SBTN và “Lịch sử Việt Nam cận đại” kéo dài từ năm 2009 đến năm 2011.
Khi chuyển qua thành những bài viết có khác nhau vì văn mà đọc
trên SBTN là văn speaking còn văn này là văn reading nó khác. Khi viết ra và in
hai năm trên báo Sống thì các bạn trẻ của tờ báo nói rằng nên in thành cuốn
sách vì người ta đọc báo rồi thì người ta vất đi. Đó là ý niệm khách quan đầu
tiên.
Đây không phải là vấn đề tài liệu nhưng ở đây là những chứng cớ
của lịch sử. Chứng cớ đó không phải là của riêng một số cá nhân, của một số tập
thể người Huế mà là của toàn dân tộc này.
-Phan Nhật Nam
-Phan Nhật Nam
Đây là yếu tố chủ quan. Tôi xin lập lại, chúng ta biết rằng kỷ
niệm 45 năm Mậu thân Huế thì ở Việt Nam đang phổ biến một bộ phim nhiều tập của
đạo diễn Lê Phong Lan bảo rằng đã làm trong 10 năm, nghiên cứu rất cẩn thận, đã
phỏng vấn những nhân vật Mỹ và Việt Nam, điễn hình là đã phỏng vấn với Stanley
Karnow người viết Vietnam History.
Tuy nhiên tôi không hiểu rằng người đạo diễn Lê Phong Lan kia có
đủ tất cả tính chất tối thiểu của người làm văn hóa hay không, vì trong bộ phim
đó bảo rằng ám sát Mậu thân ở Huế không có ai giết ai hết. Bây giờ những người
như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh vẫn còn đó. Họ
là những người đã nhuốm máu đồng bào xứ Huế.
Chính mắt tôi đã chứng kiến, chính gia đình tôi đã chịu đựng. Vì
sao? Vì tôi thuộc Tiểu đoàn 9 Nhảy dù đã đánh trong mặt trận ở Tây Lộc và Mậu
Thân Huế, bên cạnh ở số 3 đường Tô Hiến Thành, Huế. Nội cái xóm nhà tôi thôi,
nhà số 1 là ông Phan Bản Soạn, chú họ của tôi chỉ là người thợ may làm thêm
chức Liên gia trưởng để ghi các hộ tịch cũng bị chôn sống. Ông Phan Văn Cần,
chú họ tôi là một cảnh sát đứng chỉ đường cũng bị chôn sống. Đằng xa kia là chị
Tâm Túy cũng ở trên đường Tô Hiến Thành của tôi thôi cũng bị bắn chết.
Hay như thầy dạy tôi là giáo sư Trần Điền, niên trưởng Hướng Đạo và là nhà hùng
biện...
Những con người đó là những con người có thật, những người bị chôn
sống, bị trói vào tay. Hơn nữa, có thêm lời của anh Phan Văn Tuấn hiện tại đang
ở Úc nói chuyện cùng nhà văn Ca Dao kể lại những lúc mà giáo sư Tôn Thất Dương
Tiền bị xử bắn những người ở tại Chợ sách ở Huế. Vâng, không phải một
người chết, không phải vài chục người, không phải vài trăm người mà đến cả mấy
ngàn người. Sự thật như vậy, từ 68 đến giờ này đã bị người cộng sản lật ngược
hết. Vì vậy chúng tôi bắt buộc phải viết lại vì không viết thì có tội với người
sống cũng như với người chết.
Nhà văn Phan Nhật Nam tại California, ảnh chụp tháng 10 năm 2013.
Courtesy tuanbaosongonline.com
Mặc Lâm: Trong
toàn bộ “Phận người vận nước” chúng tôi nhận thấy rất nhiều chi tiết có tính
tài liệu rất cao qua lời kể của nhân chứng cũng như chính ông tận mắt chia sẻ.
Ông có nghĩ rằng quyển sách sẽ góp một phần cho những ai cần tra cứu thêm về
những biến cố trong sách và những chứng cứ này có khả tín lắm hay không?
Phan Nhật Nam: Tôi đã đến cái tuổi 70,
cái tuổi không thể cho mình làm sai được vì không còn thì giờ để điều chỉnh.
Tôi trở lại câu chuyện về bộ phim của Lê Phong Lan. Những cái lời của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan chối tội trên các diễn đàn văn học chẳng hạn.
Thưa rằng những điều đó không được. Đây không phải là vấn đề tài liệu nhưng ở
đây là những chứng cớ của lịch sử. Chứng cớ đó không phải là của riêng một số
cá nhân, của một số tập thể người Huế mà là của toàn dân tộc này.
Chúng ta phải trả lại sự thật cho lịch sử. Tuy nhiên, vừa rồi anh
có hỏi là có thể dùng làm tài liệu thì xin thưa tôi có nhận ý kiến của những
người trẻ tuổi người ta bảo là nếu đọc một tài liệu không thôi thì nó nặng nề
và nó nhàm chán, vì nó vô hình. Nếu đọc sách của tôi (vì tôi có chọn lọc: trong
10 điều thì tôi chỉ viết ra những điều thật cụ thể) với văn phong giản dị sau
45 năm cầm bút thì tôi không chỉ nhắm vào thế hệ thứ nhất, thế hệ của chúng ta
mà còn nhắm vào những thế hệ mai sau, những thế hệ trẻ hơn, thế hệ con cháu của
chúng ta. Họ đọc và hiểu ra rằng tội ác đó có thật, đã xảy ra ở Huế, ở Sài Gòn
trên quê hương Việt Nam.
Tôi xin mở ngoặc đơn ra một chút nói về người ở đất DC bị hàm oan
cho đến ngày chết đó là Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông đã bắn anh đặc công
Bảy Lốp hay Ba Lém. Điều này rất cụ thể. Thứ nhất đây là chiến địa, chiến trận
đang tiếp diễn. Không phải là có quyền giết người nhưng với một người mà đã
chắc chắn là đã giết cả gia đình của trung tá Tuấn thiết giáp ở Gò Vấp trong đó
có cả trẻ con.
Nếu thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan có cái hành động đó về mặt pháp
lý thì không được nhưng đứng về quân sự thì cũng hợp lý mà thôi vì đây là
chiến địa. Tuy nhiên, mấy mươi năm trên báo chí Mỹ bảo anh là kẻ sát nhân.
Vì vậy thưa với quí vị cùng anh Mặc Lâm, chúng ta phải trả lại sự thật cho lịch
sử trả lại sự thật cho mỗi con người.
Mặc Lâm: Xin
cám ơn nhà văn Phan Nhật Nam.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết