Sứ mệnh đích thực của “đồng chí”
Trần Dân Tiên
Đất nước đen tối_ Tuổi trẻ
VN thức tỉnh
Phan Châu Thành (Danlambao)
Nhiệm vụ công khai của Trần Dân Tiên
Nhiệm vụ vẻ vang và chính thức của “đồng chí” Trần Dân Tiên, dường
như ai cũng biết, đó là “giới thiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân sau cách
mạng Tháng Tám thành công 1945”, là “đáp ứng nhu cầu của nhân dân và lịch sử
cần hiểu biết về Hồ chí Minh vĩ đại” v.v... và v.v...
Tại sao có nhu cầu cấp bách thế? Bởi vì, đến 1945 sau khi Hồ cùng
đảng Cộng sản Đông dương cướp chính quyền từ Chính phủ Dân tộc Dân chủ đứng đầu
là ông Trần Trọng Kim, rồi đến 1946 khi Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến, mà toàn thể nhân dân Việt Nam vẫn không biết Hồ Chí Minh là ai, thì làm
sao mà theo Hồ kháng chiến được?
Thế cho nên “đồng chí” Trần Dân Tiên phải ngay lập tức xuất hiện,
theo tự khai là từ 04/9/1945 tại Phủ Chủ tịch để xin Hồ được thực hiện nhiệm vụ
trên. Dù Hồ không giao nhưng “đồng chí” Trần Dân Tiên vẫn cứ quyết tâm làm việc
đó - viết tiểu sử Hồ Chủ tịch.
Và cả Hồ lẫn Trần Dân Tiên cùng húc đầu vào
câu hỏi khó...
Dân Việt và người Pháp đều muốn biết Hồ có phải
là Nguyễn Ái Quốc không và đã hỏi thẳng Hồ, thì Hồ một mực chối phăng, hoặc Hồ
nói ỡm ờ đủ để người nghe hiểu rằng “tôi không có nhận vơ hay khẳng định tôi là
Nguyễn Ái Quốc đâu nhé!”. “Đi mà hỏi Nguyễn Ái Quốc!” là câu trả lời nổi tiếng
của Hồ về việc đó! Chỉ có hai khả năng: Dù Nguyễn Ái Quốc còn sống hay đã chết
thì người thắc mắc còn lâu mới hỏi ra được, và đến lúc đó Hồ sẽ là Hồ... Ly
tinh, và: nếu Quốc là Hồ thì Hồ còn…chưa biết, Hồ phải từ từ chưa công khai ra
vội - Hồ còn phải đợi!
Hồ đợi ai, đợi cái gì? Hồ đợi... “đồng chí” Trần
Dân Tiên, và đợi “tình hình cách mạng tiến triển thêm” nữa đã? Tóm lại là Hồ
đợi... chỉ thị của Hoa Nam.
Trần Dân Tiên, sau khi “tự nhận nhiệm vụ” viết
tiểu sử Hồ, cũng đụng phải những khó khăn không kém Hồ, khi cũng phải trả lời
Hồ Chí Minh là ai? Và Hồ Chí Minh có phải Nguyễn Ái Quốc? Nhưng Trần Dân Tiên
không thể ỡm ờ như Hồ. Tiên phải “biết ngay” Hồ là Nguyễn Ái Quốc nên Tiên bắt
đầu từ... tay bồi bếp.
Thế là, từ 1945 đến 1948 “đồng chí” Trần Dân
Tiên đã miệt mài đi khắp năm Châu bốn biển, theo khắp “dấu chân bồi bếp” từ
1912 đến 1941/1954 qua Âu, Mỹ, Nga, Tàu, Thái, Miên... rồi về Việt Nam...
Và “đồng chí” Trần Dân Tiên hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động
của Hồ Chủ Tịch” của “đồng chí” Trần Dân Tiên đã ra đời năm 1948 ở Thượng
Hải và bằng tiếng Tàu, cho đến nay không ai thấy bản thảo tiếng Việt của nó có
hay không? Chắc là “đồng chí” Trần Dân Tiên là người Tàu nên viết bằng tiếng
Tàu? Năm sau - 1949, nó được tái bản ở Pháp (chắc vẫn là tiếng Tàu?), rồi nó
vào Việt Nam từ TQ và Pháp, vẫn chỉ bằng tiếng Tàu?
Phải nói Trần Dân Tiên đã làm được chỉ trong 2-3
năm đó khối lượng công việc khổng lồ - dựng lại hầu như toàn bộ tiểu sử của Hồ
suốt gần bốn cục năm bôn ba mà không có sự tham gia, cho phép hay bật mí nào
của Hồ (!) - công việc mà ngày nay nếu toàn bộ Interpol của cả Thế giới tham
gia cùng làm chắc cũng không thể làm được trong... trong 5 năm!
Thế là Hồ Chí Minh thành Nguyễn Ái Quốc!
Đó mới là nhiệm vụ đích thực của Trần Dân Tiên.
Bộ tiểu sử đầu tiên (sớm nhất) và đầy đủ thông
tin nhất về Hồ của Trần Dân Tiên đã chứng minh hùng hồn mà không ai (đảng viên
nào) dám cãi lại, rằng Hồ đích thật là Quốc, mặc dù đến lúc đó chính Hồ ở Việt
Nam vẫn khăng khăng mình không phải Quốc hoặc ít nhất Hồ vẫn không nhận mình là
Quốc!
Thế nhưng “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của
Hồ” của Trần Dân Tiên đến Việt Nam từ TQ và Pháp được chính phủ cộng sản của Hồ
chấp nhận ngay không thắc mắc, không cần biết Trần Dân Tiên là ai, cho dịch
ngay ra tiếng Việt và lan truyền rộng rãi bắt đầu từ những năm sau 1954 đến
ngày nay.
Trong thời gian Trần Dân Tiên lo viết tiểu sử Hồ
thì “tình hình cách mạng” Việt Nam tiến triển rất thuận lợi cho Hồ. Không chỉ
tất cả lực lượng dân tộc dân chủ Việt Nam đều bị đảng cộng sản và Hồ lừa vào
Việt Minh rồi diệt hết, không chỉ tất cả các cán bộ cách mạng gạo cội có khả
năng tranh chấp quyền lãnh đạo đảng với Hồ hay đã có địa vị trong đảng cao hơn
Hồ đều “không may” bị Pháp hoặc Giáp/Đồng/Chinh diệt hết, mà tất cả những ai đã
lỡ biết Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn Tất Thành đều bị Hoa Nam và quân của Hồ (vẫn
Đồng/Chinh/Giáp) diệt hết. Không ai có thể nói Nguyễn Ái Quốc có phải Hồ hay
không nữa!
Trong “tình hình cách mạng” như thế, song song
với sự xuất hiện của “Những mẩu chuyện…” của Trần Dân Tiên là những sự kiện
cũng từ khoảng 1951/1954/1956 là Hồ dần dần chính thức tự nhận mình chính là
Nguyễn Ái Quốc. Đó là Hồ chỉ nhận trước/với toàn dân toàn đảng thôi, nhưng với
gia đình Quốc thì Hồ vẫn từ chối gặp chị ruột (bà Thanh), chỉ gặp anh ruột (ông
Cả Khiêm) trong 5 phút buổi tối nhá nhem, và chỉ về quê hương “mình” 1 lần vội
vã… tất cả đều “vì bận bịu công việc cách mạng”.
Nhưng “đồng chí” Trần Dân Tiên là ai?
Cho đến nay vẫn có nhiều tranh cãi, nghi vấn,
giải thích, lời giải về “đồng chí” tác giả Trần Dân Tiên. Nhiều người khẳng
định Trần Dân Tiên chính là Hồ, đã tự viết tiểu sử của mình rồi lấy tên Trần
Dân Tiên?
Đảng CSVN hiện nay có thái độ về việc Trần Dân
Tiên có phải chính là Hồ không, giống hệt thái độ của Hồ về mình có phải là
Quốc không trong những năm 1945-1951, tức là không phủ nhận cũng không công
nhận. Có báo đảng (Nhân Dân) thì nói Hồ chính là Trần Dân Tiên, có cơ quan sử
đảng lại nói không, có ông Bùi Tín (đại tá tuyên huấn của đảng) nói là đúng, có
nhà sử học Dương Trung Quốc của đảng nói không phải thế…
Trong số những người nói Hồ không phải Trần Dân
Tiên, một số còn đưa ra “Trần Dân Tiên thật” của họ. Nhưng đó đều là ý kiến cá
nhân của các cán bộ đảng, đều không chính thức. Ví dụ, có người nói Trần Dân
Tiên chính là Đặng Thai Mai, hoặc là nhóm Vũ Kỳ + Đăng Thai Mai, thậm chí là
nhóm bố vợ/con rể Mai/Giáp. Hoặc ví dụ khác, có người nói “Những mẩu chuyện…”
là do ông Vũ Đình Huỳnh viết, Trần Huy Liệu sửa, Trường Chinh duyệt, rồi lấy
tên Trần Dân Tiên vì họ Trần tượng trưng cho nhóm đồng hương Nam Định nơi phát
tích Nhà Trần và có đền thờ Trần Hưng Đạo, còn Dân Tiên thì rõ rồi - là Công
Dân đầu tiên… Nhưng tất cả những giả thiết, lời giải trên đều không đứng vững
vì: Tại sao phải đem sang Thượng Hải in và lại chỉ in bằng tiếng Tàu, rồi lại
đem sang Pháp in vẫn bằng tiếng Tàu? Và bản thảo gốc tiếng Việt đâu?
Tóm lại, đa số người quan tâm vấn đề Trần Dân
Tiên là ai đến nay đều tin rằng đó chính là Hồ. Tôi nghi ngờ tất cả các lời
giải này. Và tôi xin đưa ra đáp án khác…
Lời giải của tôi: Trần Dân Tiên là tình báo
Hoa Nam
Đó cũng là lý do từ đầu bài viết tôi gọi Trần
Dân Tiên là “đồng chí”, vì hắn có lẽ không tồn tại trong thực tế, ngoài việc là
một bút danh của Hoa Nam.
Theo tôi, năm 1945 việc Hồ bất ngờ thành công ở
Việt Nam (cả việc thâu tóm quyền lực trong đảng CSVN lẫn làm cách mạng giành
chính quyền ở VN cho cộng sản) trong lúc CSTQ còn đang tiếp tục nội chiến…, là
chiến công lớn nhưng cũng là bất ngờ lớn đối với tình báo Hoa Nam và đảng CSTQ
- vốn cài Hồ Quang vào đảng CSVN từ 1938 với mục tiêu ban đầu là chiếm quyền
lãnh đạo để thao túng đảng CSVN vì lợi ích của đảng CSTQ. Nhưng khi Hồ đã lên cầm
quyền được nhờ bạo lực trong bóng tối của CSTQ hỗ trợ, thì nay Hồ phải giữ
quyền lực đó bằng chính danh thì mới lâu bền được (theo nguyên tắc của Tàu:
chiếm trong cái nghịch và giữ trong cái thuận).
Vì thế, nhiệm vụ cấp bách của Hoa Nam và đảng
CSTQ là phải tạo ngay cho Hồ tính chính danh (cái thuận) để có uy tín và thanh
thế lãnh đạo ở Việt Nam. Bắt ngay mong mỏi của người Việt ngây thơ rằng Hồ đích
thị phải chính là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc huyền thoại của họ, hay đã chuẩn bị
sẵn “huyền thoại Nguyễn Ái Quốc”, bây giờ là lúc Hoa Nam phải ráp hai thứ đó
lại với nhau thành một. Thế là “đồng chí” Trần Dân Tiên phải xuất hiện ngay.
Thực chất, công việc “của Trần Dân Tiên” là viết tiểu sử Hồ nối với tiểu sử
Nguyến Ái Quốc và biến nó thành huyền thoại. Đó là công việc của cả bộ máy của
tình báo Hoa Nam và đảng CSTQ, và chính nhờ thế họ mới làm được việc đó – vì
Nguyễn Ái Quốc thì chết rồi, còn Hồ là người “Tàu nhà mình” có biết gì về Quốc
đâu?
Điều đó cũng giải thích, tại sao những năm đầu
sau 1945 Hồ không dám nhận mình là Quốc, còn gắt lên “Đi mà hỏi Quốc!”, mà sau
1950 Hồ lại bắt đầu tự tin nhận mình là Quốc. Là vì, từ 1950 đã có tập đoàn Hoa
Nam/Trần Dân Tiên viết lại xong tiểu sử của Quốc nối nó với Hồ khá trơn tru
rồi, và vì quân của Hoa Nam và quân của Hồ đã diệt hết những người đã biết Quốc
và có thể nhận ra Hồ là Quốc giả (bất kể họ là ai, từ Hồ Tùng Mậu đến con trai
ông, từ Nguyễn An Ninh đến Phạm Quỳnh… hàng trăm người dang giá tài ba đã chết
oan vì vụ Quốc-Hồ này).
Điều đó cũng giải tích tại sao bản thảo của
“Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ” chỉ có tiếng Hoa mà không có tiếng
Việt, và nó phải in ở Thượng Hải rồi Pháp để từ từ vào Việt Nam tạo dư luận và
thử phản ứng, sự đón nhận chắc chắn đã…
Chỉ có Hoa Nam mới viết được tiểu sử Quốc mà thực
sự không có sự giúp đỡ của Quốc, Hồ và những người đã từng biết Quốc, chỉ trong
có ba năm, bằng tiếng Tàu, ký tên Trần Dân Tiên.
Bút danh Trần Dân Tiên trong tiếng Tàu từ Dân
Tiên có nghĩa như tiếng Việt, nhưng từ Trần có hai khả năng là họ Chân và họ
Tân. Tôi xem bản thảo tiếng Tàu xuất bản ở Thượng Hải thì là chữ Tan, có nghĩa
là mới, như Tân Đảo, tân gia… chả hạn. Như vậy, Hoa Nam lấy bút danh Trần Dân
Tiên có ý là họ đã tạo ra Công dân Mới và Đầu tiên là Hồ (cho Việt Nam), chứ
không phải là con cháu nhà Trần như ai đó nhận vơ gán vào cho “nhóm tác giả”
Trường Chinh/Trần Huy Liệu/Vũ Đình Huỳnh quê Nam Định đâu…
Tại sao Hồ còn phải viết lại “Những mẩu
chuyện…” của Trần Dân Tiên?
Như tôi đã nói trên, năm 1945-1950 Hồ chưa hề
biết tiểu sử “của mình” nó như thế nào nên Hồ hay tảng lờ hay cáu khi gặp các
câu hỏi về Quốc thôi. Hồ phải đợi Hoa Nam cung cấp thông tin. Và đây, sau 1949
thì Hồ có “Những mẩu chuyện…” của Trần Dân Tiên, khi đó CSTQ của Hồ lại thắng
lợi trên đại lục thành lập nước CHNDTQ khổng lồ, nên Hồ tự tin hơn hẳn cả trong
sự nghiệp lãnh đạo kháng chiến chống Pháp (có TQ hỗ trợ toàn diện) lẫn trong tư
thế lãnh đạo đảng và dân Việt – Hồ đã có “tính chính danh” của Quốc do Hoa
Nam/Trần Dân Tiên tạo cho! Hồ bắt đầu tự xưng là “cha già dân tộc” Việt…
Thế là từ đó, Hồ từ từ học thuộc lại “lý lịch
Quốc của mình”, rồi mới từ từ viết lại nó bằng tiếng Việt, và để lưu lại những
3 bản thảo (viết tay, đánh máy của Hồ, và đánh máy của Vũ Kỳ) trong dạng cuốn
sách mới mang tên “Vừa đi đường và kể chuyện” của Hồ ký tên T.Lan, và cho đăng
dần trên 12 số báo Nhân Dân năm 1961, rồi in thành vô số sách sau đó. Lần này
thì Hồ công khai nhận mình là T.Lan và đưa bản thảo “tiểu sử Quốc-Hồ” của mình
vào bảo tàng cách mạng của CSVN…
Cuốn sách sau của Hồ viết năm 1961 có nội dung
hầu như nhắc lại hoàn toàn nội dung cuốn “Những mẩu chuyện…” của Trần Dân Tiên
năm 1948, rồi Hồ chỉ thêm ít ít những phần sau, sau 1945 mà Hồ làm nên biết rõ
hơn Hoa Nam.
Tại sao Hồ phải viết lại “tiểu sử mình” như vậy?
Là bởi vì phiên bản đầu là do Hoa Nam/Trần Dân Tiên viết và không có bản thảo
gốc tiếng Việt, chỉ có bản in tiếng Tàu, lại cũng không tìm ra tác giả Trần Dân
Tiên thật là ai, vì không có, thì lấy cơ sở “khoa học khách quan” đâu để mọi
người Việt tin đây? Vậy nên chính Hồ phải viết lại nó lần nữa, rồi công bố ra.
Lần này thì có cả bản thảo tiếng Việt, có cả tác giả là chính Hồ, và do báo
đảng Nhân Dân in ra nhé… Phải mất hơn 10 năm sau Hồ mới thuộc và chế thêm được
tiểu sử của mình từ cái mà Hoa Nam cung cấp qua ”đồng chí” Trần Dân Tiên, để
hoàn tất vở diễn “ve sầu từ từ lột xác” suốt mấy chục năm, từ 1932, 1940, 1945,
1950 và 1961!
Cái gì trở thành chính sử của CSVN? (thay lời
kết)
Tất nhiên, cái gì qua mồm Hồ và qua báo đảng nữa
thì nhất định phải thành chính sử của CSVN. Cuốn tiểu sử Hồ-Quốc “Vừa đi đường
vừa kể chuyện” của Hồ/T.Lan từ đó cho đến nay là trở thành nguồn thông tin gốc,
thành chính sử về Hồ và về đảng CSVN.
Các nhà sử học của đảng như Dương Trung Quốc hay
tất cả bọn họ từ đó quên và phủ nhận “Những mẩu chuyện...” của Trần Dân Tiên
hoàn toàn, mà chỉ dựa trên “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Hồ/T.Lan thôi. Họ
có biết đâu nếu không có Hoa Nam/Trần Dân Tiên thì không thể có cả Hồ /T.Lan,
làm sao mà Hồ “vừa đi đường vừa kể chuyện” cho T.Lan được để họ có “chính sử”
mà học được!
Trong cái thể chế cộng sản Việt Nam aka Hoa Nam
ngay từ những buổi đầu này, chính sử của họ đều xuất hiện theo những con đường
rất tà ma như thế, và tiểu sử của Hồ là cái phần cốt lõi, lại là phần tà ma
nhất, thì còn có điều gì họ nói - họ làm - họ viết vào sử sách mà chúng ta tin
được hay không? Không! Không bao giờ và bất kỳ điều gì!
Bởi vì, Trần Dân Tiên/Hoa Nam mới là kẻ viết sử
Việt Nam hiện đại!
Phan
Châu Thành
danlambaovn.blogspot.com
Vài điển hình dối
trá của cộng sản
Le
Nguyen (Danlambao) - Cộng sản có
nhiều tật xấu, ác - trong đó có tật nói dối lem lẻm, dối không biết ngượng mồm
là “đỉnh cao trí tuệ” của cộng sản Việt Nam. Dối trá của cộng sản có nhiều
nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan và dối trá là dối trá không một ai bận tâm
đến chủ quan hay khách quan vì dối trá là mặt tiêu cực chỉ gây hại cho cuộc
sống con người. Đặc điểm của dối trá cộng sản là dù bị lật tẩy vẫn cố cãi chày
cãi cối, cãi lấy được... cãi trơ trẻn đến độ người hiểu biết trung bình vô tình
nghe thấy cũng cảm thấy xấu hổ, nhưng với những tên cán bộ, quan chức Việt Cộng
đa phần nếu không nói là hầu hết không còn biết nhục nhã, xấu hổ khi nói láo bị
lật mặt, chúng vẫn cứ lỳ, cứ trơ mặt ra không biết mắc cỡ là gì?
Cố tật nói láo với bản chất độc ác của cộng sản
có hằng hà sa số như bát quái trận đồ, khó có bút mực nào tả siết, vì cộng sản
cứ truyền đời dối trá từ thế hệ cộng sản này sang đến thế hệ cộng sản khác nên
không thể ngăn chận hay loại trừ. Do đó những bài viết, những tài liệu ghi lại
dối trá của cộng sản chưa thống kê đầy đủ, chưa khô mực thì dối trá cộng sản
tràn tới từ trong hiện thực đời sống hợp cùng với rừng tin tức, sách vở định
hướng dư luận theo chỉ đạo của tuyên giáo trung ương đảng cộng sản, muôn hình
vạn trạng không sao kể siết.
Đặc biệt dối trá của cộng sản từ cộng sản lãnh
đạo đến cộng sản thừa hành thường có cùng một bài bản khi bị vạch mặt dối trá,
là cãi trước cái đã...kế đến là chối tội, cuối cùng là khi dối trá bị bắt gặp
quả tang với bằng chứng hiển nhiên không thể phủ nhận thì chúng chuyển qua đổ
thừa cho đủ thứ nguyên nhân trên trời dưới biển... Cho dù lời lẽ đổ thừa không
đủ cơ sở lý luận hợp lý hay lý luận rất trẻ con nhưng chúng cũng không ngần
ngại “cãi - chối tội - đổ thừa” cho hành vi dối trá của chúng.
Không ai lạ với bản chất dối trá mang dấu ấn
thuộc bản quyền, độc quyền cộng sản và dối trá cộng sản khó có “đối thủ” cạnh
tranh nói láo với những tên cộng sản Việt Nam. Nếu có ai đó vui miệng khen tài
nói láo của cộng sản thì chúng lại nhảy dựng lên bảo là xuyên tạc, nói xấu, chống
phá...với hàng hàng lớp lớp ngôn ngữ cộng sản xung phong ra trận tràn ngập cứ
điểm “tự do ngôn luận” được bảo đảm trong hàng rào xã hội chủ nghĩa. Từ gốc độ
đó chỉ ra dối trá cộng sản là “vô địch” dối trá, “thiên tài” dối trá mang tính
đặc thù gắn nhãn mác cộng sản Việt Nam.
Thực tế chỉ ra kho tàng dối trá cộng sản do
tuyên giáo cộng sản biên soạn, tàng trữ ngày càng đầy thêm và nó được cán bộ
tuyên giáo cấy vào đầu các con cộng sản nên một sớm, một chiều rất khó để tẩy
xóa, gột rửa. Do đó dối trá cộng sản thuộc về quá khứ xa lẫn quá khứ gần, cho
dù ai đó có thiện chí, kiên nhẫn cách mấy cũng khó mở mắt cho những kẻ mù đảng
tin tưởng vào những điều dối trá giàu tính hư cấu, tưởng tượng của những cuốn
tiểu thuyết lãng mạn cách mạng, những bộ phim truyện thần thoại đậm chất đảng
tính này.
Nền tảng lý luận của bộ phim thần thoại “bác”,
của bộ tiểu thuyết “đảng” đã biến những tên cán cộng trở thành những tên nói
dối lem lẻm, dối không biết ngượng mồm. Thậm chí chúng tưởng những điều dối trá
của bác đảng là thật và sẵn sàng phùng mang, trợn mắt chửi bới, gán ghép “thế
lực thù địch, phản động, nói xấu, chống phá...” cho bất cứ ai vạch trần sự dối
trá của bác đảng, của nhà nước cộng sản Việt Nam.
Những tên cộng sản dối lem lẻm, dối không biết
ngượng mồm từ vô danh đến hữu danh, từ tên cán bộ cắc ké đến tên cán bộ lãnh
đạo trung, cao cấp của đảng cộng sản không người dân nào là không biết và nếu
không trưng dẫn bằng chứng hiển nhiên không thể chối cãi cũng khó cãi lại
chúng.
Điển hình của một số vụ việc “ cãi - chối tội -
đổ thừa” của một số lãnh đạo cộng sản dối trá bị lật mặt nạ trong thời đại tin
học có những vụ điển hình như sau:
“Điển hình dối trá “một” là clip thu hình
đảng viên Nguyễn Chí Đức bị “đồng chí” đại úy công an Phạm Hải Minh đạp vào mặt
trong cuộc xuống đường biểu tình chống quân xâm lược Tàu Cộng trước mắt hàng
trăm cặp mắt người dân ở thủ đô Hà Nội. Thế mà ông trung tướng Nguyễn Đức Nhanh
Giám đốc Công an Hà Nội - trả lời báo chí dù thừa nhận sựthật không thể chối
cãi về hình ảnh cảnh sát khiêng, đạp vào mặt một người đàn ông biểu tình tự
phát lên xe bus là phản cảm.
Thế nhưng ông Nhanh không quên cố tật dối trá đã
nói thêm rằng: “...clip phát tán từ nguồn ở nước ngoài nên hiện chưa
xác định được người đưa hình ảnh lên mạng. Chúng tôi cũng không thể xác định
được clip có bị cắt ghép chỉnh sửa gì hay không?...”
Điển hình dối trá “hai” là clip thu hình hai
phóng viên đài VOV bị đánh đập thô bạo trước mắt hàng ngàn người dân trong vụ
cưỡng chế, thu hồi đất ở Văn Giang. Vậy mà ông Nguyễn Khắc Hào phó chủ tịch ủy
ban nhân dân tỉnh Hưng Yên thản nhiên báo cáo “láo” với Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng trong Hội nghị trực tuyến là lực lượng cưỡng chế đã thực hiện tốt các
phương án đề ra, đảm bảo an toàn không ai bị thương. Ông Hào còn mạnh miệng
khẳng định video clip ghi lại hình ảnh nhiều người bị công an sắc phục và nhân
viên thường phục đánh hội đồng là dàn dựng giả mạo để vu khống bôi nhọ chính
quyền.
Điển hình dối trá “ba” là clip Ngư dân bị côn an, dân phòng cướp tôm mang về... uống rượuđã khiến dư luận bày tỏ phản ứng gay gắt trước
hành vi cướp cạn giữa ban ngày của lực lượng công an, dân phòng đối với ngư dân
Thanh Hóa. Thế mà ông chánh Văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa, đại tá Trần Văn
Thực trong cuộc trả lời báo đài nhà nước đã bạo mồm, bạo miệng tuyên bố nội
dung đoạn clip là những hình ảnh ghép, không có thật nhưng ông ta không thể chỉ
ra được chỗ nào là ghép.”
Ba dối trá trơ trẻn phát ói điển hình của quan chức
lãnh đạo cộng sản vừa nêu chỉ là chuyện nhỏ so với những dối trá kinh hoành
khác của dối trá cộng sản. Chẳng hạn như việc công an đánh chết người dân trong
đồn khi tạm giam, tạm giữ đều được báo cáo “láo” là do tự tử và nhìn thương
tích trên thân thể dẫn đến cái chết của bị hại, đến đứa con nít cũng có thể
biết được chết là do tra tấn, nhục hình nhưng những kẻ gây tội ác giết người
không có ai chịu trách nhiệm, không ai bị làm sao cả.
Thậm chí những kẻ gây tội giết người bị thân
nhân người bị hại có đủ đầu mối, bằng chứng để những kẻ gây ra tội phải trả giá
cho tội ác của chúng gây ra. Thế nhưng những cá nhân, cơ quan điều tra có trách
nhiệm truy tố nghi phạm ra tòa để trả lời những việc của chúng làm, lại đưa ra
kết luận dối trá lộ liễu là không đủ yếu tố buộc tội như trường hợp của Nguyễn
Công Nhật bị đánh chết ở trại tạm giam tỉnh Bình Dương, vợ bị đòi tiền hối lộ,
bị gạ tình có thu âm vẫn không đủ yếu tố buộc tội?
Đáng kinh tởm nhất cho những dối trá đặc biệt
nghiêm trọng này là không có những kẻ trực tiếp lẫn gián tiếp gây tội ác giết
người bị trả giá, bị trừng trị thích đáng. Những kẻ giết người dã man, lem lẻm
chối tội loại này đa số đều nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật vì theo cơ quan “điều
tra” là không đủ yếu tố buộc tội để truy tố ra tòa. Hài hước hơn là nếu như đủ
bằng chứng phạm tội không thể chối cãi thì những tên côn an phạm tội được bao
che, đưa vào khung hình phạt nhẹ nhất có thể, mang nặng tính hài hước hơn là
“xử đúng người đúng tội...vi phạm tới đâu xử tới đó...không bao che...” như các
quan chức cộng sản quen mồm nói láo, không người dân nào là không biết! Cụ thể
là trường hợp tòa xử án tốp sĩ quan công an tra tấn tàn độc làm chết nạn nhân
Ngô Thanh Kiều ở tỉnh Phú Yên.
Ngoài ra “dối trá cộng sản” còn biến tướng để
trở nên quái đản, kinh dị hơn hẳn những bộ phim do con người giàu óc tưởng
tượng làm ra. Cụ thể như quan niệm đạo đức được cộng sản nâng lên tầm “đạo đức
cách mạng” không giống như nền tảng đạo đức truyền thống của loài người hiểu và
khinh qua. Đạo đức cách mạng cộng sản đồng nghĩa với giết người cướp của, giết
càng nhiều người, càng độc ác càng dễ trở thành vĩ nhân, dễ được tôn lên thành
thánh để được cường quyền dựng tượng, lập đền cưỡng ép người dân bái lạy thờ
phượng. Trong thời đại tin học ngày nay, rất íy người không biết đạo đức cộng
sản, thánh cộng sản tên nào tay cũng nhuộm đầy máu đồng bào đồng loại và những
ông thánh cộng sản, mỗi ông ít nhất cũng từ vài trăm ngàn, vài triệu cho đến
vài chục triệu mạng người như Lenin, Stalin, Mao, Kim, Hồ...là những ông thánh
được dựng tượng thờ phượng mang tính đặc thù cộng sản như vừa bàn đến!
Thực ra cộng sản cũng không dám lộ liễu đi quá
xa quan niệm truyền thống chung về đạo đức, về thánh nhân được đúc tượng, tạc
tượng, dựng tượng cho loài người thờ phượng noi gương, làm hình mẫu sống cho
hậu thế học tập, làm theo. Điểm khác biệt về đạo đúc, về thánh nhân là cộng sản
với công cụ tuyên truyền dối trá, công cụ bạo lực khủng bố của nòng súng, nhà
tù kể cả ám sát thủ tiêu, giết người bịt miệng, biến đen thành trắng, sửa đổi
sự thật lịch sử, thêu dệt hào quang lãnh tụ, tẩy xóa tội ác của các tên bạo
chúa, độc ác gian manh cộng sản để biến thành thánh cộng sản với công đức cao
dầy, tài năng xuất chúng, xuất quỷ nhật thần có một không hai trong tiến trình
hình thành, tổ chức và phát triển xã hội loài người.
Những chiêu trò dối trá, dối lem lẻm, dối không
biết run sợ, dối không biết ngượng mồm, biến không thành có, biến cái vô đạo
đức thành đạo đức, biến ác quỷ thành thánh nhân của cộng sản đã bị lật tẩy
trong thời đại tin học nhưng dối trá cộng sản vẫn chưa được ngăn chận và đẩy
lùi.
Ngay cả những người sống trong lòng cộng sản,
sống trong chiếc nôi cộng sản, lớn lên trưởng thành, thành danh và nắm giữ
những chức vụ, quyền lực quan trọng trong hệ thống tổ chức cộng sản, có đủ kinh
nghiệm lẫn trung thực để nói về bản chất dối trá cộng sản, thừa nhận dối trá
cộng sản như ông nguyên tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô, Gorbachev kết luận “...Tội
đã hiến dâng nữa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn nói rằng
đảng cộng sản chỉ có tuyên truyền và dối trá...” hay nhà văn Nguyễn Khải, đaị
tá quân đội nhân dân kết luận cộng sản chi tiết hơn “...Nói dối lem lém, nói
dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có
thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để
kiểm tra…”
Qua trích dẫn lời nói cũng như trưng dẫn vài ba
sự việc cụ thể liên quan đến dối trá của các lãnh đạo trung, cao cấp cộng sản
còn sống hoặc đã chết, cựu lãnh đạo lẫn đương quyền lãnh đạo, đủ chứng thực bản
chất dối trá cộng sản mang tính “di truyền” là có thật, không thể biện hộ hay
chối cãi. Tất cả trích dẫn lẫn dẫn chứng đều lấy từ nguồn của các quan chức
cộng sản mà không sử dụng nguồn của các cá nhân “phản động”, tổ chức “thù địch”
để đảng, nhà nước cộng sản có cơ sở đổ thừa là bịa đặt, xuyên tạc, nói xấu,
chống phá…
Từ nền tảng dối trá cùng với nhiều tật xấu khác,
đảng cộng sản Việt Nam cướp chính quyền, giành độc quyền lãnh đạo nhà nước – xã
hội đã gây ra tai họa làm băng hoại xã hội, đạo đức suy đồi, đất nước tan hoang
và với nền tảng xấu ác, độc quyền lãnh đạo, đảng cộng sản đã dìm dân nước xuống
đáy đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến không lối thoát. Do đó để đất nước cất cánh
bay lên ngang tầm các nước trong khu vực, bắt kịp các nước văn minh tiên tiến
hòa nhập vào giòng sống nhân loại, không còn cách nào khác là phải xóa bỏ độc
tài toàn trị, loại bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam bởi vì như
cựu tổng thống Nga Boris Yeltsin, nguyên lãnh đạo cao cấp cộng sản Nga tuyên bố “…Cộng
sản chỉ có thay thế chứ không thể cải sửa được…” và cộng sản cai trị đất
nước trên nền tảng dối trá, với những quan chức dối trá độc quyền quyền lực nhà
nước thì không thể thực hiện được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh!
Le Nguyen
danlambaovn.blogspot.com
Phùng Quán -
Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo (1)
Chủ Nhật, ngày 27
tháng 7 năm 2014
Anh Cao Xuân Hạo, nhà ngôn ngữ học, bạn tôi từ
mấy chục năm nay. Anh vừa là học trò, vừa là hàng xóm của triết gia Trần Đức
Thảo, trước ở ngõ Hàng Chuối và sau này ở khu tập thể Kim Liên.
Anh kể:
- Mình đang ngồi dịch sách bỗng ngửi thấy mùi
cháy khét. Nhìn sang buồng thầy Thảo, thấy khói tuôn ra các ngách cửa. Mình hốt
hoảng xô cửa vào. Cả gian buồng mờ mịt khói. Lạ lùng nhất là thầy Thảo đang
đứng bên cửa sổ, giữa đám khói, hai tay vung vẩy, miệng lẩm bẩm độc thoại, như
đang trình bày một vấn đề gì đó với cả đám đông vô hình trước mặt. Mình gọi
giật: "Anh Thảo! Anh Thảo! Buồng anh cái gì cháy thế?". Anh Thảo giật
mình vẻ ngơ ngác như vừa bị đánh thức khỏi cơn mê ngủ: "Cháy à? Cái gì
cháy; ở đâu nhỉ? Ờ… ờ… khói ở đâu mà nhiều thế?". "Thì khói ngay
trong buồng anh chứ đâu". Mình xông vào giữa đám khói, tìm quanh gian
buồng. Một lúc mới phát hiện ra cái bếp dầu nằm khuất sau tủ sách, trên bếp một
cái xoong nhôm bị nung đỏ rực. Té ra thầy nấu cơm, cơm cạn, quên cả đậy vung,
quên cả tắt bếp. Xoong cơm nấu một bữa ăn cả ngày, cháy thành than và đang bốc
mùi mù khét lẹt. Phải vất vả lắm mình mới tắt được cái bếp dầu nóng rẫy, và
bưng được cái xoong than cơm ra khỏi buồng. Mình không bưng thì thầy có thể dùng
tay không mà bê cái xoong… "Anh đang làm gì mà mải mê thế?". Mình
hỏi. Thầy gỡ cặp kính ra khỏi mắt, lau lau vào vạt áo, nói: "Mình đang chú
giải một chương hết sức lý thú và quan trọng trong toàn bộ trước tác của
Hê-ghen…". Rồi thầy ngồi luôn vào bàn viết… như không còn nhớ gì đốn vụ
hỏa hoạn chết người suýt nữa xáy ra.
Thầy ở tầng gác ba. Các gian buồng ở khu tập thể được thiết kế rất
giống nhau. Một buổi trưa thầy đi chợ về, tay xách cái làn đựng mớ rau muống,
mấy bìa đậu phụ, chai nước mắm… Mới trèo lên đến tầng hai, thấy gian buồng cạnh
cầu thang cửa khép hờ, thầy đẩy cửa bước vào; cửa buồng của thầy cũng thường
khép hờ như vậy.
Người đãng trí thì thi thoáng cũng có thể vào nhầm buồng. Nhưng
vừa bước vào họ đã nhận ra ngay. Thầy Thảo thì không. Mặc dầu vật dụng trong
buồng này sang trọng gấp mười vật dụng trong buồng của thầy. Riêng cái giường
của thầy, hẹp mà trải chiếc chiếu mốc meo. Còn buồng này giường rộng gấp đôi, trải
vải hoa sặc sỡ. Thầy thản nhiên để cái làn xuống nhà, nằm lăn ra giường, mắt lơ
đãng nhìn lên trần nhà, và thượng cả hai chân lấm bụi lên vải hoa. Chị chủ nhà
quét tước ngoài hành lang, bước vào, trố mắt nhìn: "Anh Thảo vào chơi lúc
nào mà em không để ý?". Thầy hơi ngẩng đầu lên, nhìn chị chủ nhà, mặt nhăn
lại, nói: "Xin lỗi chị, tôi vừa đi về hơi mệt. Có gì cần trao đổi, mời chị
đến chiều…". "Nhưng đây là phòng nhà em kia mà?". Thầy hốt hoảng
ngồi dậy, nhìn quanh buồng, vẻ ngơ ngác: "Ừ nhỉ, chết thật! Đúng là tôi
nhầm… Thành thật xin lỗi chị…".
"Một hôm, thầy gọi mình sang - Hạo kể - Tôi đọc em nghe cái
này, rồi em góp ý kiến xem, tôi viết thế đã được chưa"… Mình chuẩn bị để
nghe một thiên khảo luận triết học.
Nhưng té ra là một bức thư gửi Uỷ ban nhân dân khu phố và ban lãnh
đạo khối phố. Thư được viết với văn phong chuẩn mực, chính xác của một thiên
bút ký triết học. Nội dung tóm tắt của bức thư như sau: "Sau khi bố tôi
mất, trong khu phố có dư luận Trần Đức Thảo đối xử với bố không tốt, bố ốm
không thuốc men; chăm sóc không chu đáo nên bệnh tình ngày càng trầm trọng… Tôi
xin thanh minh là dư luận đó không đúng. Tôi đã nuôi dưỡng bố tôi rất tận tình,
lúc bố tôi ốm, tôi lo chạy chữa thuốc men đầy đủ, mặc dầu hoàn cảnh kinh tế rất
eo hẹp. Nếu cần thiết, Uỷ ban cho người đến điều tra các hộ hàng xóm để xác
minh ý kiến trình bày của tôi v.v…". Mình ngồi ngẩn ra, nhìn thầy và tự
hỏi: "Không biết thầy đã điên chưa đây?". Mình hỏi: "Nhưng việc
này cần thiết gì mà thầy phải mất công đến như vậy?". Thầy nhìn mình, mắt
chớp chớp sau cặp kính trắng, có vẻ lấy làm lạ sao cậu học trò mình lại đặt ra
một câu hỏi ngu ngốc thế? Thầy cẩn thận gấp bức thư đút vào phong bì, nói:
"Việc này theo tôi rất cần thiết. Để chính quyền người ta khỏi hiểu nhầm
đạo đức của người trí thức".
Sau ngày ông cụ mất ít lâu, thầy muốn dẹp bỏ những vật dụng thường
dùng của bố, vì gian buồng quá chật chội. Nhưng một mình thầy không đủ sức
chuyển những vật dụng khá nặng từ tầng gác ba xuống sân.
Một buổi trưa, thầy đi đâu về, thấy mấy chị buôn chè chai đồng nát
ngồi túm tụm trên bãi cỏ, soạn xếp những vật dụng mua được. Thầy quan sát có
rất nhiều thứ mà mình đang muốn bỏ đi. Thầy nói với các chị: "Tôi có một
số đồ đạc bỏ đi giống những thứ này, nhưng không mang xuống được. Tôi muốn nhờ
các chị khiêng giúp, có được không?".
Các chị vui vẻ nhận lời ngay. Giường, tủ buýp-phê, ghế đẩu, ghế
tựa, chậu thau, chăn màn, áo quần, giày dép… được đưa xuống, chất thành một
đống lớn. Các chị lại còn giúp thầy quét tước gian buồng khá tươm tất. Thầy rất
cảm động trước lòng tốt và nhiệt tình của các chị. Thầy nói: "Tôi muốn
phiền các chị mang những đồ đạc đó ra khỏi sân. Vứt ngổn ngang ở đó, bà con
trong khu tập thể họ phê bình làm mất trật tự, vệ sinh công cộng. Tiền công bao
nhiêu, các chị cho tôi biết". Các chị nói: "Chị em chúng tôi thấy
hoàn cảnh bác neo đơn, dọn dẹp giúp bác, chẳng phải công xá gì đâu ạ". Một
giáo sư đại học ở tầng trên, nhìn xuống đống đồ đạc dưới sân, tiếc ngẩn người:
"Giường tủ, chăn màn còn tốt thế kia, sao ông ấy lại không nhờ mình khiêng
giúp!". Còn thầy thì phấn khởi ra mặt vì khỏi tốn đồng tiền công nào mà
giải quyết được một việc sức mình không sao giải quyết nổi.
Thầy gọi Cao Xuân Hạo sang xem gian buồng vừa được dọn sạch đồ đạc
gật gù đắc ý: "Bà con lao động thật tốt, thật từ tâm, thật đáng kính
trọng".
Dễ có đến hai năm tôi không đến khu tập thể Kim Liên. Lần này trở
lại, tôi ngạc nhiên thấy cái quán của bà cụ móm dưới gốc xà cừ, mà mười năm
trước tôi thường ghé hút thuốc uống nước, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi vào quán
uống chén rượu thay bữa ăn sáng. Bà cụ đang rôm rả nói chuyện với mấy anh xích
lô, chắc là những khách quen… "Con cháu nhà tôi nó vừa sắm được cái ti vi
màu nội địa. Tối hôm kia, bắt dây dợ xong, bật lên thấy đang chiếu cảnh tang lễ
một ông tên là gì gì Thảo đó. Người ta giới thiệu cái ông Thảo này là nhà triết
học nổi tiếng thế giới, làm đến sáu, bảy chức, chức nào cũng dài dài là, chắc
là toàn chức to được tặng huân chương Độc lập hạng hai. Ông ta sang tận bên Tây
mà chết, cả Tây cả ta đều làm lễ truy điệu, toàn bộ cấp cao, có danh giá
đến dự… Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng
lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ,
mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt
quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp "Pơ-giô con vịt" mà mấy bà
đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc? Mặt cứ vác lên trời, đạp xe
thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình như anh dở người… Một buổi trưa nắng chang
chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: "Ông đi đâu về mà
nắng nom vất vả thế…ế… ế…". Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun.
Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái "poócbaga",
mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi ná rơi đâu hết dọc đường, chẳng
còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không
vợ, không con… Đấy, cũng là Thảo cả đấy, mà Thảo một đằng thì chết danh, chết
giá, còn Thảo này thì sống cơ cực trần ai". Bà cụ chép miệng thương cảm:
"Một vài năm nay không thấy ông đạp xe ngang qua đây, dễ chết rồi cũng
nên…".
Tôi uống cạn chén rượu, cười góp chuyện: "Cái ông Thảo mà bà
kể đó chính là cái ông Thảo người ta chiếu tang lễ trên ti vi…". Bà
già bĩu môi: "Ông đừng tưởng tôi già cả mà nói lỡm tôi!".
Chú thích:
(1) Trần Đức Thảo (1917 -1993)
|
|
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết