QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, August 1, 2014

Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH



On Thursday, July 31, 2014 10:13 PM, VietHai Tran <> wrote:

 Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH



image





Preview by Yahoo



 


Cám ơn hai anh Phạm Văn Hòa và anh Nguyễn Bang đã gửi kèm hình ảnh cũ. Xin chúc Đại Nhạc Hội Kỳ 8, 2014 sẽ thành công, đoàn kết gây sức mạnh.
Việt Hải(Los Angeles)



2014-07-29 10:55 GMT-07:00 Pham Hoa <hoavanpham@yahoo.com>:

Người Thương Binh VNCH - Phạm Phong Dinh và Trần Việt Hải

 

Minh Phượng và các em trong Hội Bảo Tồn Truyền Thống QLVNCH

2014-07-30 14:36 GMT-07:00 Bang Nguyen <conlaymevn@yahoo.com>:

Hòa Phạm.
những hình ảnh đẹp của người lính VNCH.
trong ngày Cám Ơn Anh-Người Thương Binh VNCH.

VNCH Flag photo cobay3.gif
Bang Nguyen

**************************************************************************************************************************************************************

Cám Ơn Anh: Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH - Phạm Phong Dinh và Trần Việt Hải


"Words are easy, like the wind; Faithful friends are hard to find."  William Shakespeare

On Monday, July 28, 2014 5:46 PM, "VietHai Tran viethai712@yahoo.com [kqvn]" <kqvn@yahoogroups.com> wrote:

Cảm Ơn Anh,
Người Thương Binh, 2014
Việt Hải Los Angeles

 

Tôi nhớ ngày xưa thuở nhỏ sống trong Cư Xá Hải Quân Bạch Đằng trên đường Lê Thánh Tôn, sát cạnh Bộ Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa, mỗi sáng sáng vào khoảng 6 giờ khi bình minh vừa ló dạng tôi nghe tiếng kèn "tò te tò te", giờ của đoàn quân Cọp Biển Mũ Xanh đi theo khúc quân hành thao diễn, nào, ắc ê, 1 2 3 4,  1 2 3 4...
"Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn,
Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang,
Đi đi đi lời thề nguyền tung gươm thiêng thi gan tài.
Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi,
Đây đoàn quân ra đi nhịp nhàng,
Mang theo thiên hùng ca thắm tươi trời Nam bốn phương.
Ta anh hùng muôn quân phá tan cường binh
Chí tang bồng mang theo khắp nơi tung hoành"
Từ lầu hai tôi quan sát bước quân hành nhịp đều, thao diễn trước sân cờ. Trong sự mục kích quen thuộc đó sau này là sự kiêu hãnh về Hồn Việt Nam Cộng Hòa vẫn mãi mãi theo tôi từng bước quân hành dấu chân Việt Nam:

"Đường trường xa ta quyết đi cho đến cùng
Nhịp trời mây đoàn quân cất bước đi mau
Nơi biên cương muôn quân theo loa thét vang..."

 Đó là bài ca Lục Quân Việt Nam, nhạc do nhạc sĩ Văn Giảng, lời do Hương Việt. Đoàn quân hành đi tiếp bài Xuất Quân, nhạc/lời do Phạm Duy:
         
"Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành.
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành.
Đi là đi chiến đấu
Đi là đi chiến thắng
Đi là mang mối thù thiên thu.

Đi là đi chiến đấu
Đi là đi chiến thắng
Bước lên đây người Việt Nam..."

Trở lại Cổ Thành

Tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến đã dựng quốc kỳ
Việt Nam Cộng Hòa trên cổng tường phía Tây
Cổ Thành Quảng Trị.

Năm 1972, đoàn quân  Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa xuất quân làm chủ tuyến Mỹ Chánh, phá Tam Giang và đổ quân như vũ bão tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, hình ảnh oai hùng của các binh sĩ Cọp Biển Mũ Xanh đang ào ạt tiến quân tràn ngập chiến địa. Vào đúng ngọ 12 giờ ngày 16 tháng 9 năm 1972, một toán tám chiến binh TQLC đã kéo cờ chiến thắng lên cột cờ cao bảy thước ở cửa chính phía tây cổ thành Ðinh Công Tráng sau 135 ngày quần thảo với quân giặc CS ác ôn. Hồn thu thảo của Việt Nam Cộng Hòa như đoàn quân TQLC Mỹ tiến chiếm Iwo Jima vào ngày 19 tháng 2 năm 1945, nước Mỹ đưa chiến tranh đánh dứt điểm thẳng vào nước Nhật. Iwo Jima là 1 hòn đảo nhỏ chỉ cách thủ đô Tokyo hơn một cây số về hướng nam. Từ cổ thành Ðinh Công Tráng cờ tung bay đẹp mắt như chiến thắng của TQLC Mỹ dựng cao ngọn cờ tại Iwo Jima.


US Marine Corps Iwo Jima Monument
Đoàn quân TQLC vẫn nhịp đều khúc quân hành...

"Kèn vang theo tiếng chân đang rồn rập xa xa
Tiếng gào thiết tha.
Ngàn lời chính khí đưa
Ầm ầm tiếng thét hoà
Rầm rầm tiếng súng sa trường xa.
Hồn say khi máu xương rơi tràn đầy, ngập biên khu
Oán thù khắp nơi.
Từng bụi lốc cuốn rơi
Từng giọt máu sáng ngời
Một đường kiếm thép oai hùng đưa."

Nhìn lại cuộc chiến Quốc Cộng, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã can trường dù chiến bại do yếu tố Đồng Minh tháo chạy. Sau biến cố 30/04/1975, kẻ chiến thắng như phường lục lâm thảo khấu Hồng Thất Công, bang chủ môn phái cái bang vào Nam để tóm thu của cải tài sản của miền Nam và để trả thù dân quân miền Nam. Người lính sống phải đi tù, người lính bị thương bị hất hủi ra khỏi bệnh viện, và người lính chết thì bị cầy mộ đào mả trong kế sách tiêu diệt và trả thù.  
"Hồn tử sĩ gió ù ù thổi.
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.
Chinh phu tử sĩ mấy người...
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn.
Dấu binh lửa nước non như cũ.
Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương.
Phận trai già ruổi chiến trường." 

 

Những câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc  ai oán năm xưa của Đặng Trần Côn phiên bản hán văn, được Đoàn Thị Điểm diễn nôm hóa khi hồn tử sĩ gió ù ù thổi, chinh phu tử sĩ hỏi bao người, rằng ai mạc mặt rằng ai gọi hồn. Để rồi dấu binh lửa nước non như cũ, kẻ hành nhân qua đó chạnh thương tâm,... Những ngày tháng Tư năm cũ, những người chiến binh tại mặt trận hơn thua sôi bỏng nhất, những Phước Long, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long An, Phước Tuy, Biên Hòa và Sài Gòn,... vẫn chịu đựng, vẫn chiến đấu. Ngừời lính có thể vong mạng hay bị thương, bị loại khỏi vòng chiến, nhưng tinh thần uy vũ bất khuất ấy diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa "Anh hùng tử khí hùng bất tử", hay ý tưởng "Xưa nay chinh chiến mấy ai đã trở về lại". Nhữngcâu cổ thi trong bài “Lương Châu Từ” của thi nhân Vương Hàn của thời nhà Đường đã diễn tả về bổn phận của người chiến binh, sự sống và chết là vì lòng trung trinh với đất nước, thơ rằng: 


“Bồ Đào mỹ tửu, dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà, mã thượng thôi
Tuý ngọa sa trường, quân mạc vấn?
Cổ lai chinh chiến, kỹ nhân hồi” 


Sau cuộc chiến chỉ còn bao hệ lụy tan thương, vấn nạn chiến tranh như việc cứu giúp thương phế binh và gia đình cô nhi quả phụ tử sĩ. Chiến trường xưa đã chìm khuất xa vào dĩ vãng, gần 40 mùa thu buồn bã khi nghiệm qua thi ca gợi nhớ kỷ niệm xưa để hoài cổ, như trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan: 


"Tạo hóa gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương" 


Với nhiều chúng ta, Hồn Việt Nam Cộng Hòa là sự nhung nhớ miên viễn vĩnh cửu mang theo như ý thơ của thi nhân hoài niệm các triều đại nội chiến lắm tan thương với nhiều biến động. Từ nhà Lê/Mạc, chúa Trịnh/Nguyễn, sang đến nhà Tây Sơn/Nguyễn Ánh liên tiếp xuất hiện, để rồi liên tiếp sụp đổ. 

 

"Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường" 


Hồn Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn, nên niềm đau thương của Nghĩa Trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa bị phá nát bi thảm khi đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, những Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa bị đầy đọa, bạc đãi như  cảnh ấy người đây luống đoạn trường. Phải chăng Hồn Việt Nam Cộng Hòa  trong ký ức ngày xưa một thuở huy hoàng kiêu hãnh? Để rồi sau 1975 đất nước đã chìm sâu trong tình huống lắm bể dâu ô nhục.

Sau 40 năm những người chiến binh năm xưa nay đã già, tôi nhớ câu nói bất hủ của Tướng Douglas MacArthur khi ông biện minh trong buổi điều trần tại Quốc Hội Mỹ về đường lối chỉ huy, điều động chiến trận của ông trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, vào ngày 19 tháng 4, 1951.
"Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ tan biến đi mà thôi", (Old soldiers never die, they just fade away). Ý tưởng của câu nói ấy trích từ ca khúc đề cao lờng ái quốc, bài Old Soldiers Never Die của nhạc sĩ Vaughn Monroe, bài ca ra đời khi nước Nhật bất thần tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor, Dec. 7, 1941) gây thiệt hại nặng nề cho Hạm Đội Thứ Bảy của Mỹ, nước Mỹ phải rửa hận phục thù:

"Old Soldiers Never Die
Never die, never die
Old Soldiers Never Die
They just fade away 

Gen. Douglas MacArthur

On the seventh day of December
In the year of forty-one
The free world met disaster
At the hands of the Rising Sun
From the bastions of Corregidor
Pearl Harbor and Bataan
Came the sound of war and fury
And the Death March of free man..."

                                              
Thật vậy, tất cả người lính già đều chết theo luật của tạo hóa, họ sẽ chết trong bóng tối như mọi người, nhưng chỉ có những người lính già khi sống vinh nhục với người lính, và giữ trọn phong cách sĩ phu qua châm ngôn: “Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm” như tướng MacArthur để được vinh danh là Người Lính Già Không Bao Giờ Chết.

 Nhìn về bên kia bờ đại dương, đã có nhiều người Lính Già Việt Nam Cộng Hòa sau cuộc chiến hiện sống trong tủi nhục, lầm than và bị xã hội CS quên lãng. Vì thế cho nên có nhiều người Lính Già Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa cần được giúp đỡ trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn của họ. Nhu cầu giúp đỡ là một công tác dài hạn, lắm nhiêu khê. 

 
Bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn
  (ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông)

 Đến đây, bài viết xin đề cập về HỘI CỨU TRỢ THƯƠNG PHẾ BINH VÀ QUẢ PHỤ QL/VNCH. Hội này thường nhận biết qua bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn. Bà Hạnh Nhơn được xem như linh hồn của Hội và gần gủi với hình ảnh của các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa qua những lần gây quỹ Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, thường được thực hiện xoay tour ở hai miền Nam và Bắc California. Bà là người phụ nữ cao niên phúc hậu quanh năm miệt mài với công tác nhân đạo cứu trợ thương phế binh và các gia đình quả phụ, hết năm này sang năm khác.

Bà Hạnh Nhơn

Đôi dòng về tiểu sử, bà là một anh thư nữ sĩ quan cao cấp trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, xuất thân từ một nữ quân nhân và hiện nay bà là Giám đốc hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ. Qua tin từ net, bà nhập ngũ năm 1950 ngành hành chánh tài chánh, công việc phụ trách của bà là kiểm soát viên lương hướng và chi tiêu của các đơn vị quân đội thuộc Đệ Nhị Quân Khu, sau này được gọi là Quân Ðoàn I. Rồi sau đấy bà mang lon thiếu úy rồi trung úy sĩ quan tiếp liệu tại quân y viện Nguyễn Tri Phương. Về sau bà được thuyên chuyển về Trung tâm Huấn luyện và Trường Nữ Quân Nhân và rồi lên lon đại úy được bổ nhiệm làm việc tại văn phòng Đoàn nữ quân nhân của Bộ Tổng Tham Mưu. Năm 1969, bà lên chức thiếu tá trông coi Trưởng phòng Nghiên cứu, thuộc Bộ TTM. Sau cùng bà được thuyên chuyển qua binh chủng Không Quân và lên trung tá năm 1972.

Sau biến cố tháng 4, 1975, bà bị cộng sản đày ải đi tù ở những nơi khác nhau như các trại Long Giao, Quang Trung, Hóc Môn, Z30D, Hàm Tân, Long Thành. Tù nhân trong các trại tập trung, veecee gulags, mỗi ngày phải lao động khổ sai, từ việc nuôi heo, cuốc đất trồng khoai, bón phân cây trồng,...

Bà được sang Hoa Kỳ định cư theo diện HO 2 vào năm 1990. Bà từng là phó chủ tịch Hội Tương Trợ Cựu Tù Nhân Chính Trị, phụ tá cho ông Nguyễn Hậu là chủ tịch thời bấy giờ. Công việc của bà là làm giấy tờ bảo lãnh cho các cựu quân nhân QLVNCH không có thân nhân bảo lãnh. 

 
Bà Hạnh Nhơn (ảnh của Thời Báo)
Đôi dòng về Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh-Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa: 

 
Hội chính thức thành lập từ năm 1993, sau hơn 20 năm hoạt động, Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh-Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa nay trở thành một trong những tổ chức bất vụ lợi có uy tín trong Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ nói riêng và cũng như trên toàn thế giới nói chung.

Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh-Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa đã giúp đỡ cho hàng ngàn thương phế binh và quả phụ Việt Nam Cộng Hòa, những người kém may mắn và bị phân biệt kỳ thị sau biến cố 30 tháng Tư, 1975.

Để có ngân quỹ giúp đỡ thương phế binh và quả phụ Việt Nam Cộng Hòa,  Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh, Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa" lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại sân vận động của trường Bolsa Grande High School vào Chủ Nhật, ngày 3 tháng 8 năm 2014 (Aug.03, 2014).

 

____________________________________________

Mọi đóng góp hay thắc mắc về chương trình, xin liên lạc về:

Hội HO Cứu Trợ TPB&QP-VNCH
P.O. Box 25554
Santa Ana, CA 92799
Điện thoại: 714-539-3545, 714-590-8534


 

Trần Việt Hải, Los Angeles
7/2014
 

 
 FWD.


On Monday, July 28, 2014 4:14 PM, Van Quang Truong <vanquang_@hotmail.com> wrote:

TVQ Kinh chuyen.



image





Preview by Yahoo


Cám Ơn Anh In Montreal: Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH - Phạm Phong Dinh và Trần Việt Hải



image





Chiến tranh đến người lính không muốn bởi vì bản chất dân tộc Việt Nam không hiếu chiến.
Preview by Yahoo


alt

Chiến tranh đến người lính không muốn bởi vì bản chất dân tộc Việt Nam không hiếu chiến. Chiến tranh đi vào căn nguyên cội nguồn là do sự tham lam của chủ thuyết Cộng Sản, bởi một thiểu số lãnh đạo sống với giấc mơ hoang tưởng ban đầu khi mang ý tưởng quốc hữu hóa cuộc sống người dân để mọi người được bình đẳng, cho một thế giới vô sản, không giai cấp.

Và từ đó qua những nhà lãnh đạo tham lam và cuồng tín tại miền Bắc Việt Nam đã xua quân xâm chiếm Miền Nam. Miền Nam phải tự vệ, người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mang vai trò bảo vệ từng tất đất quê hương.


Sở dĩ chúng tôi phải nhập đề về vai trò của người lính VNCH là vì Miền Nam đã có chánh nghĩa như thế ngay từ nguyên thủy của vấn đề, tức họ có tư thế tự vệ chính đáng. 

Trong cuộc chiến tự vệ bảo vệ bờ cõi, khi chúng ta nhìn về những thiệt thòi, những khổ đau của người lính VNCH trải qua trong cuộc chiến và cũng như sau cuộc chiến, chúng ta sẽ phải ngậm ngùi cho những điều phi lý nhất đã theo đuổi, ám ảnh cuộc sống đầy gian truân của họ, đặc biệt là số phận người thương phế binh VNCH. 

Trong thời chiến, nói về khía cạnh kinh tế đời sống thì mức lương của người lính tác chiến đuợc trả theo thời giá bằng con số phụ cấp 4.500 đồng VNCH cộng thêm vào mức lương căn bản (quân nhân không tác chiến không có phụ cấp này). Lương trung bình một người Binh Nhì khoảng 18,000 đồng, phụ cấp vợ 2,000 đồng, mỗi con 1,000, nếu tác chiến được nhận thêm 4,500 đồng.

 Nếu tính hối xuất mỹ kim thời đó thì thật sự lương người lính cộng phụ cấp các thứ kế cả tiền gộp lại tất cả không quá 20 mỹ kim một tháng. Người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dĩ nhiên chấp nhận túng thiếu đến đỗi mức ăn của một chiến sĩ không thể cứ mỗi ngày mua nổi một tô phở như chúng ta đang sống tại Mỹ, Úc hay Canada.


Để các bạn trẻ ra đời khi còn quá nhỏ hay sau cuộc chiến có thể có một ý niệm về sự so sánh đơn giản mức sống nghèo khổ của người lính và gia đình so với thời giá lúc đó, chúng ta định tiêu chuẩn bằng mỹ kim. Nếu là hai vợ chồng người lính chưa có con, thì mỗi ngày họ chỉ được phép “ăn xài” tối đa là 1 mỹ kim cho tất cả các khoản thực phẩm tối thiểu như gạo, muối, đường, nước mắm,... và linh tinh, thông thường ăn rau ăn độn với cơm, vì thường đến thăm những gia đình quân nhân quen chúng tôi thấy họ ăn đạm bạc như rau chấm với nước mắm kho quẹt hay cơm chấm muối mè. 

Nếu là một gia đình 4 người thì mức tiêu xài là 1,5 mỹ kim. Như vậy với đồng lương 20 mỹ kim một tháng chỉ có thể sống sót được tối đa có 20 ngày, còn 10 ngày cuối cùng kia thì chính người vợ và đàn con phải xông pha ra ngoài chợ đời làm lụng thật vất vả để bù đắp vào. 

Cuộc đời đen tối cứ thế kéo dài mãi, giá sinh hoạt ngày càng tăng vọt vì nạn lạm phát. Một đô la Mỹ đổi được 500 đồng VN trong những năm cuối cùng của thập niên 1970, nhất là năm 1975 nó đã leo lên đến 1,800 đồng VN. Đó là chưa kể đến những nhu cầu cần thiết khác cho đời sống như thuốc men, quần áo, thuốc hút, nhu cầu cho con cái đi học,… đòi hỏi phải chi tiêu rất nhiều tiền bạc. Người lính sẽ thiếu thốn triền miên.

 Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mà những người chiến sĩ vô danh khiêm nhường ấy vẫn đánh giặc, vẫn ôm ấp lý tưởng bảo vệ giang san bờ cõi quốc gia, và họ đã đánh thắng những trận thật lớn và thật lừng lẫy, rúng động thế giới và cả quân thù cũng phải khiếp vía run sợ. Những người anh hùng của dân tộc Việt Nam ấy đã câm nín, nhẫn nhục, không kêu ca nề hà, bản thân họ gánh vác trên vai cả một trách nhiệm nặng nề, nhiều khổ ải và triền miên chất chứa trong lòng nhiều nỗi lo lắng khôn cùng cho gia đình ở quê nhà. Họ dũng cảm xông vào những cơn bão lửa tàn khốc nhất của chiến tranh từ Bình Giả, Đồng Xoài đến Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa, và trong cuộc chiến như vậy, chúng ta thấy rằng người lính đã chia một nửa trái tim hiến dâng bảo vệ Tổ Quốc, một nửa trái tim gửi về hậu phương cho gia đình vợ con.

Bài viết này chúng tôi muốn nghĩ đến những anh em thương phế binh (TPB) VNCH, hiện còn ở quê nhà chịu những ngậm ngùi đắng cay nhất sau biến cố đau thương 1975. Những cựu quân nhân bị thương phế còn một chút may mắn đuợc trở về với vợ con hay cha mẹ, sống chuỗi đời còn lại vá víu trong quên lãng của đời nghiệt ngã bằng đủ thứ nghề quá vất vả, nếu được như vậy họ cũng tìm thấy một chút niềm vui của mái ấm gia đình. 

Nhưng đối với những chiến sĩ thương phế kém may mắn hơn, họ đã chịu những bất hạnh, cô đơn vì gia đình ly tán, xã hội ruồng bỏ và rồi họ không còn nơi để trở về, hoặc không muốn trở về để trở thành gánh nặng cho những người mà họ yêu thương, hoặc bị chính gia đình bỏ rơi. Các anh lính TPB không có niềm vui nào để từ đó gắng gượng sống một cuộc sống lây lất bao phủ bởi những tủi thân, mặc cảm tật nguyền bị lãng quên. 

Các anh sống hiện tại mà cũng không có, thì nói đến tương lai làm gì? Các anh sống lang thang vất vưởng dưới những mái hiên, gầm cầu, ống cống, bãi tha ma, mái chợ, v.v.. Tiếng hát nấc nghẹn tủi nhục của các anh vang lên trên những chiếc xe đò ầm ĩ lao xao tiếng rao hàng của những người cũng nghèo như các anh, trên những lối chợ sình bùn, trước những quán ăn đông đảo những khuôn mặt mập bóng, đỏ au thừa thãi rượu và thịt, hay trên những đuờng phố nghìn nghịt xe cộ và đầy dẫy màu sắc ăn chơi. Một xã hội vô lý do nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) gây ra và xã hội như vậy, chẳng những bạc đãi chính các anh, mà còn buôn bán cả tương lai vợ con các anh cho ngoại nhân.

Chúng ta còn nhớ trong và sau ngày 30.4.1975, những chiến sĩ mang thương tích hay các thương bệnh binh nằm điều trị trong các quân y viện bị quân giặc xua đuổi đi một cách tàn nhẫn. Xã hội văn minh như trong Thế Chiến Thứ II khi quân Đức Quốc Xã bao vây Quân Đồng Minh, họ tôn trọng qui ước chiến tranh, họ cho tải thương các thương bệnh binh. Còn đối với CSVN như bản chất của sách lược nuôi sự trả thù nhỏ mọn, họ có những hành vi thú tính, man rợ nhất được áp dụng.

 Có thể nói không ngoa họ không cần biết gì đến hành vi nhân đạo hay đạo lý của tình người, hay tình dân tộc đồng chủng với nhau. Dưới mắt người CSVN, những người ở bên kia chiến tuyến luôn luôn là kẻ thù cần phải bị tiêu diệt. Nếu vì lý do gì đó mà họ chưa hủy diệt được hết một lúc trong thời chiến, thì ngay từ những giây phút ngừng chiến này, họ sẽ tiếp tục giết dần mòn người lính Việt Nam Cộng Hòa, quá khứ cho thấy bằng nhiều phương cách hèn hạ nhất, nhiều cách thức khác nhau. Những tài liệu báo chí quốc tế ghi nhận khi CSVN bắt đầu xâm chiếm Sài Gòn từ các chiến sĩ bị thương tại các quân y viện, không cần biết tình trạng nguy kịch hay không nguy kịch đến tính mạng bệnh nhân, bị thương nhẹ hay thương nặng, các chiến sĩ VNCH bị xua đuổi phải ra khỏi giường bệnh, dắt díu nhau lê la trên các hè phố tìm đuờng về quê nhà. 

Những chiến sĩ bị thương quá nặng chỉ có thể nằm hấp hối bên vệ đường chờ chết. Những nhân chứng kể lại những túi nylon bọc lấy những mẫu ruột đã đen sậm và đầy bụi đất, hay những vết cắt lở lói ở những cánh tay hay ống chân có thể cho phép người thương phế binh lê về được đến nhà, dù là để chết trong tay vợ con hay trước sự chứng kiến của người thân.

Tôi là người lính Việt không may
Xếp bút nghiên theo cuộc chiến dài
Nào ai đoán biết được ngày mai
Phần số thương binh sau cuộc chiến
Lết cuộc đời lê nẻo tương lai
Ngậm ngùi vợ con sao tan vở?
Ngẩng mặt nhìn đời ngày lại ngày
Ai ơi có thấu lời bi ai?
TPB Cần Đước


Những anh thương phế binh may mắn sống sót sau cơn bão đỏ kinh khiếp này, may mắn được gia đình tìm ra và tiếp cứu kịp lúc đem trở về quê nhà, tiếp tục sống một cuộc sống mờ mịt, hẩm hiu vì không có hiện tại, không cả tương lai. Trước năm 1975, thương phế binh cam chịu sự thờ ơ của người hậu phương. Sau năm 1975, thương phế binh bị ném ra khỏi mọi sinh hoạt xã hội, là thành phần tang thương cùng cực nhất trong hệ thống bậc thang trị giá con người, mà lại là con người trong chế độ cộng sản. Các anh vẫn tiếp tục sống cuộc sống thầm lặng khổ đau trong tối tăm, trong đói rách bao nghịch cảnh ở những chỗ hạ đẳng tận cùng: từ ống cống, gầm cầu, hay đến những bãi tha ma. Niềm mơ ước duy nhất và rất nhỏ bé của các anh, là xin thượng đế nhủ lòng thương cho các anh kiếm đuợc đủ hay xin được thức ăn sống mỗi ngày. Có những anh lê lết những phần thân thể trên mặt đường lâu ngày những phần thân thể bị nhiễm trùng ung mủ lở loét. Nhìn những chiến hữu của chúng ta tang thương như vậy, chúng ta không thể không xót xa đau lòng. Nhưng thân tàn ma dại dó đã lê lết trên quê hương chúng ta, họ sống vô vọng. Những TPB có gia đình khá hơn thì có xe lăn, họ góp được chút vốn thì lăn xe đi bán vé số hay ngồi bán thuốc lá lẻ, đan sọt đan thúng, làm hàng thủ công, hoặc nuôi gà nuôi heo. Ngay cả chuyện nuôi con heo cũng là một mơ ước vô cùng lớn lao, tưởng không thể nào có thể thực hiện nỗi, nếu không có một phép lạ nào đó. Trong những hoàn cảnh cùng cực như vậy mà các anh vẫn cứ đều đặn chống nạng hay lăn xe lên Nghĩa Trang Quân Đội trên xa lộ Biên Hòa để chăm sóc mồ mả của những chiến hữu trong đó. Có còn nghĩa cử nào cao qúi hơn nữa không, để những người còn sống như chúng ta phải cúi đầu chào kính các anh?
Sống cuộc đời tủi cực, làm những người sống ngoài lề xã hội ngay trên đất nước của mình, nhưng những chiến sĩ thương phế Việt Nam Cộng Hòa vẫn an ủi nhau, vẫn nuôi dưỡng một niềm tin. Có nhiều anh chịu không nỗi nhục nhã đã nhảy sông, thắt cổ, hay bất cứ cách nào để chết. Nhưng nhiều anh đã cắn răng khuyên nhau cố gắng sống. Sống để chờ một phép nhiệm mầu nào đó cứu giúp cuộc đời khốn cùng. Thật kỳ diệu, mà cũng thật nghẹn ngào, các anh đã sống vật vờ và nuôi dưỡng niềm tin ấy đến hơn một phần tư thế kỷ. Cái điều được chờ đợi ấy đã bắt đầu hiện đến với các anh, dù mới chỉ là những đóm lửa còn le lói. Những người chiến hữu của các anh bên kia bờ Thái Bình Dương bắt đầu dấy lên những phong trào vận động quyên góp gửi quà và tiền về giúp đỡ cho các anh, dù rằng có người được, người chưa.


Từ những năm 1990 cho đến nay, đã có nhiều hội đoàn cựu quân nhân QLVNCH hay ngay cả nhiều hội đoàn dân sự, cá nhân, truyền thanh, báo chí ở Hoa Kỳ, Canada, Âu châu, Úc châu đã tổ chức những cuộc gây qũy và tích cực cổ động cho việc gửi tiền tương trợ cho các anh thương phế binh ở quê nhà. Những đóm lửa nhỏ này có thể một ngày không xa lắm sẽ bùng lên thành một ánh lửa lớn quy tụ đuợc nhiều tài lực, thêm nhiều phương tiện, từ đó có thể giúp đỡ chiến hữu bên nhà tích cực hơn. Hầu như là các hội đoàn của những quân binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều có chương trình tương trợ cho các anh thương phế binh. Các bạn hãy cùng lắng nghe vài đoạn thư của Biệt Cách Dù Nguyễn Chí Linh từ Việt Nam, để thấy được nỗi niềm của những người anh em chúng ta, đẩ cảm nhận được ý nghĩa về việc làm của chúng ta: "... gia đình tôi, vợ và các con vui mừng, đứa nào cũng rơi nước mắt, riêng tôi thì vô cùng xúc động... số tiền quá lớn, tôi mua được hai con heo để nuôi, mỗi con 400.000 đồng Việt Nam. Tôi hy vọng là sau sáu tháng, heo bán sẽ có lời, tôi sẽ mua gà Tam Hoàng nuôi, có thu nhập thêm, chứ đời sống còn thiếu thốn lắm... Thành thật cám ơn Thầy và quí hội đã cùng nhau giúp đỡ cho đứa em còn ở lại Việt Nam nghèo khổ này".

Hội Bạn Của Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp do ông Nguyễn Quang Hạnh làm Hội Trưởng cùng một số hội viên trong Ban Chấp Hành đã hoạt động rất tích cực trong công tác tương trợ các anh thương phế binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ hơn mười năm qua. Hoạt động của Hội ngày nay đã được biết đến trong cộng đồng người Việt ở châu Âu nhờ Ban Chấp Hành đã cho lưu hành những đặc san NẠNG GỖ để gởi đến đồng bào những bài viết, những hình ảnh tàn phế của những người thương binh ở quê nhà, danh sách thương phế binh xin được giúp đỡ, những lời kêu cứu và hình ảnh thảm thương trong cuộc sống bị vất bên lề xã hội của các anh. Ông Hội Trưởng Nguyễn Quang Hạnh cùng những vị có cùng tấm lòng nhân ái hướng về các anh thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã luôn dằn vặt trong lòng nỗi xốn xang:

Khẳng định rằng ngày 30.4.1975 là ngày đại họa, một cái tang lớn phủ trùm xuống đồng bào Miền Nam. Quyền sống của con người không còn nữa, tiếp theo là sự trả thù của chế độ mới tiến hành đối với những người phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Đau thương và tủi nhục hơn hết, tột cùng đau khổ nhiều hơn hết là những anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Đó là những người lính chiến đã từng hy sinh và chịu nhiều gian khổ ngoài chiến trường bởi lý tưởng tự do, vì sự sống an bình cho đồng bào ở hậu phương. Các anh đã không may bị súng đạn cướp mất một phần thân thể, lại bị chế độ kỳ thị, phân biệt đối xử, cuộc sống của các anh bị đặt ra ngoài lề xã hội thực tại. Từ hơn 30 năm qua, đối với gần ba triệu người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại này, sự kềm kẹp, kiểm soát của CSVN về mọi biện pháp giúp đỡ các anh TPB, và chính vì thiếu sự nhân đạo đã gây khó khăn cho việc giúp đở TPB của VNCH một cách công khai.

Trong tình thế mới khi đảng CSVN càng o bế quốc tế, sự chấp nhận cho giúp đỡ các anh em TPB có phần khá hơn, Hội Bạn Của Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa đã kêu gọi và đã nhận được rất nhiều sự hưởng ứng nồng nhiệt của người Việt ở Pháp và nhiều nước châu Âu. Nhờ sự giúp đỡ này, Hội đã có thể gởi về các anh thương binh ở quê nhà những món tiền tình nghĩa, nhiều chiếc xe lăn tay. Những đồng tiền của đồng bào hải ngoại gởi về cho các anh thương phế binh và gia đình đâu đã là nhiều, nhưng khi nó đến đúng lúc thì cũng có thể giúp cho các anh một niềm vui nhỏ và vượt qua được hoàn cảnh thắt ngặt. Thư cảm ơn của các anh gởi sang rất nhiều với những giòng chữ đơn sơ diễn tả những lời chân thành mộc mạc từ tận đáy lòng của các anh. 

Có còn cảnh ngộ tuyệt vọng tận cùng nào hơn nữa không đối với anh Võ Văn Huề như trong bức thư này:"Tôi ký tên dưới đây là Võ Văn Huề, hiện ở tại số 97, Khối 5. Thị trấn Kiến Đức – Dak Rlăp – Đăk Lak – Việt NamKính gởi: Hội cùng Ân Nhân.Tôi nhận được thư của Hội ngày 21.7.2002, còn tiền vào ngày 27.7.2002. Nay tôi viết thư này để Hội biết lòng biết ơn sâu nặng của tôi. Đối với bản thân, tôi phải khóc, không thể nói hay viết hết lời cho Hội và ân nhân, hội đã hiểu nên tôi không viết thêm. Hiện gia đình tôi có 6 con, đứa đầu đi không vững, nói không rõ, không lớn được và không biết chữ.

 Còn 5 cháu sau vì đông nên việc học rất khó khăn. Nếu bên đó ai có nhu cầu xin con nuôi, gia đình đồng ý cho không điều kiện, Một lần nữa xin nói lên lòng biết ơn sâu nặng của gia đình tôi đến với Hội và ân nhân đã cho gia đình tôi có sự sống lẫn tinh thần. Xin chúc Hội và ân nhân được nhiều ơn riêng của trời đất. Kính thư. Huề."

altalt


Mẹ Việt Nam ơi, đồng bào ruột thịt ta ơi hãy cùng cứu lấy những linh hồn cô đơn bị lãng quên! Anh em chúng tôi viết bài này vì mùa Xuân 2006 những tổ chức khắp nơi Âu châu, Úc và Bắc Mỹ đã gia tăng nỗ lực cứu giúp. Những đoàn thể tại Nam và Bắc Cali đã gây quỹ lạc quyên cho các anh em Thương Phế Binh. Chúng tôi vừa được biết sẽ có một Đại Nhạc Hội tại Nam Cali, ngay thủ đô của người tị nạn Việt Nam, Đại Nhạc Hội mang tên: "
CÁM ƠN ANH - NGƯỜI THƯƠNG BINH VNCH".


Cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến cho các anh Thương Binh VNCH. Đồng bào tại hải ngoại sẽ không quên các anh, chúng ta sẽ gặp nhau một ngày không xa, cầu mong các anh sẽ tiếp tục hiện hữu chứng kiến sự cáo chung của những người đi ngược lại ý nguyện của dân tộc Việt Nam. Sau cùng anh em chúng tôi xin kết thúc bằng bài thơ dành cho các anh:
“Xưa đồng đội như rừng
Gót giầy vang mặt phố
Nay xa cách muôn trùng
Một thân nơi xó chợ

Những người ba mươi năm
Thoảng như cơn mộng dữ
Còn một khúc thân tàn
Vinh danh ngày tháng cũ"
(Trích “Tạ Ơn Anh”, thơ Đỗ Tiến Đức)


Phạm Phong Dinh và Trần Việt Hải




alt
Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến
________________________________________________________________________________________


Đính chính và cáo lỗi



Mạch Sống, ngày 31 tháng 7, 2014

Dưới đây là hai chi tiết không chính xác trong hai bản tin gần đây. Chúng tôi xin đính chính.
Bản tin ngày 30 tháng 7:
Chúng tôi viết "Như vậy là tổng cộng đã có 12 tù nhân lương tâm Việt Nam được các dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu:" Chúng tôi đã bỏ sót Ls. Lê Quốc Quân được nữ DB Loretta Sanchez đỡ đầu.
Xin sửa lại thành:
"Như vậy là tổng cộng đã có 13 tù nhân lương tâm Việt Nam được các dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu:
Ts. Cù Huy Hà Vũ (David Price), Đỗ Thị Minh Hạnh (Chris Van Hollen), Nguyễn Tiến Trung (Alan Lowenthal), Mục Sư Nguyễn Công Chính (Alan Lowenthal), Mục Sư Dương Kim Khải (Ted Poe), Linh Mục Nguyễn Văn Lý (Christopher Smith), Trần Huỳnh Duy Thức (Zoe Lofgren), Nguyễn Văn Lía (Zoe Lofgren), Tạ Phong Tần (Sheila Jackson Lee), Ls. Lê Quốc Quân (Loretta Sanchez), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (Chris Van Hollen), Đoàn Huy Chương (Chris Van Hollen), Võ Minh Trí (Michael McCaul)."
Bản tin ngày 28 tháng 7:
Chú thích của tấm hình ghi là DB Mac Thornberry (Texas).
Xin sửa lại thành:DB Jeff Fortenberry (Nebraska)
Chúng tôi cáo lỗi về hai chi tiết sai này.


Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-




Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)




__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List