Tái Chiếm Cổ Thành Quảng-Trị Ngày 16 tháng 9 năm 1972
Phóng Sự Đặc Biệt: HÁT CHO
BIỂN ĐÔNG VÀ QUYỀN CON NGƯỜI
Trước khi đề cập tới ngày tái chiếm cổ-thành Quảng-Trị.
Ngược lại dòng thời-gian khởi sự ngày 1 tháng 5 năm 1972.
Tin tình báo cho biết quân csbv sẽ tác xạ 10 ngàn quả đại bác 130 ly vào cổ-thành và
Thị-xã Quảng-Trị ngày 1 tháng 5 năm 1972.
Ngày 1 tháng 5 năm 1972. Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến do Đại-Tá Phạm-Văn-Chung Lữ Đoàn Trưởng lúc này đang trách-nhiệm án-ngữ tuyến sông Mỹ-Chánh đã chỉ-huy các Tiểu-Đoàn Thủy Quân Lục Chiến ngăn chặn được lực lượng địch tại sông Mỹ-Chánh phía Nam Hải Lăng 15 cây số, và đánh tan các đơn-vị việt-cộng có ý-định di-chuyển về hướng Nam theo Quốc-Lộ 1.
Ngược lại dòng thời-gian khởi sự ngày 1 tháng 5 năm 1972.
Tin tình báo cho biết quân csbv sẽ tác xạ 10 ngàn quả đại bác 130 ly vào cổ-thành và
Thị-xã Quảng-Trị ngày 1 tháng 5 năm 1972.
Ngày 1 tháng 5 năm 1972. Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến do Đại-Tá Phạm-Văn-Chung Lữ Đoàn Trưởng lúc này đang trách-nhiệm án-ngữ tuyến sông Mỹ-Chánh đã chỉ-huy các Tiểu-Đoàn Thủy Quân Lục Chiến ngăn chặn được lực lượng địch tại sông Mỹ-Chánh phía Nam Hải Lăng 15 cây số, và đánh tan các đơn-vị việt-cộng có ý-định di-chuyển về hướng Nam theo Quốc-Lộ 1.
Trong suốt tháng 5 năm 1972, nhiều cuộc tấn-công cấp Trung-Đoàn có chiến-xa tùng-thiết của cộng sản vào khu-vực bố-trí quân của Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến tại Mỹ-Chánh, nhưng đều bị Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân đánh tan hoặc đẩy lui.
Cũng thời-gian này, nhiều cuộc hành-quân thăm dò vào khu-vực quận Hải-lăng đã được tổ-chức.
Có những cuộc Hành Quân trực-thăng-vận, Hành-Quân Thủy-Bộ vào khu-vực bờ biển Mỹ-Thủy và đã có nhiều cuộc đụng-độ với cấp Trung-Đoàn quân chính-quy Bắc-Việt ở khu-vực “Đường Phố Buồn Hiu” tức hương-lộ 555.
Ngày 4 tháng 5 năm 1972, Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng được bổ-nhiệm chức-vụ Tư-Lệnh Quân-Đoàn 1 thay thế Trung-Tướng Hoàng-Xuân-Lãm.
Thời gian này cũng là khúc quanh quan-trọng trong Binh-Chủng Thủy Quân Lục Chiến.
Đại-Tá Bùi-Thế-Lân Tư Lệnh Phó Sư Đoàn được bổ-nhiệm giữ chức-vụ Tư-Lệnh Binh-chủng Thủy Quân Lục Chiến thay thế Trung-Tướng Lê-Nguyên-Khang.
Lúc này Quân-lực Mỹ đã chấm dứt tất cả những cuộc hành-quân trên bộ, chỉ còn lại một số Sĩ-Quan cố-vấn để liên-lạc yểm-trợ về vấn-đề phi-pháo xuất-phát từ các hạm-đội ở ngoài khơi Thái-Bình-Dương, cùng các phi-vụ B52 từ Guam và Thái lan.
Tuyến sông Mỹ-Chánh lúc này trở thành tuyến đầu của Quân Đoàn 1 do Đại-Tá Phạm-Văn-Chung Lữ Đoàn Trưởng- Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến trách-nhiệm.
Ngày 28 tháng 6 năm 1972
giai-đọan hành-quân tái-chiếm Quảng-Trị được bắt đầu.
Các đơn-vị Dù, Thủy Quân Lục Chiến vượt-tuyến xuất-phát Mỹ-Chánh tiến về Quảng Trị.
Nhảy Dù phía tây QL1, Thủy Quân Lục Chiến phía Đông QL1.
Trung-tướng Ngô-Quang-Trưởng giao cho Nhảy Dù vinh-dự tái-chiếm cổ-thành và thị-xã Quảng-Trị là hai mục-tiêu nằm trên trục tiến quân của Thủy Quân Lục Chiến.
Có lẽ Trung-tướng Trưởng muốn dành vinh-dự đó cho Sư Đoàn Nhảy Dù, là đơn vị gốc của ông!
Ngày 11 tháng 7 năm 1972, Tiểu Đoàn 1-Thủy Quân Lục Chiến được trực thăng vận vào vùng thôn Bích La Nam, đông bắc thị-xã Quảng-Trị chừng 2 cây số.
Đây là một vị-trí quan-trọng, nếu chiếm được sẽ làm dễ dàng hơn cho việc tái chiếm Quảng Trị.
Một đoàn gồm 32 chiếc trực thăng đủ loại, 17 chiếc loại CH53 mới nhất của Quân-Đội Hoa Kỳ (1972) chở dược 60 người, 15 chiếc Chinook CH46 chở 20 người được dùng để di-chuyển Tiểu Đoàn 1-Thủy Quân Lục Chiến đến mục-tiêu.
Khi tới bãi đáp, một trực-thăng đã bị hỏa-tiễn SA7 bằn trúng làm nổ tung, đa số quân trên máy bay đều tử-nạn.
Trong số 32 chiếc trục-thăng xử-dụng thì đã có 29 chiếc bị trúng đạn phòng-không, 1 nổ tung ở bãi đáp, 2 chiếc bị rớt (1 rớt xuống biển)
Tiểu Đoàn 1-Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu-Tá Nguyễn-Đăng-Hoà chỉ-huy đã bị tổn-thất nặng.
Tiểu Đoàn phải đương đầu với lực-lượng hùng-hậu của đối-phương nhưng vẫn cố-thủ dược vị-trí và chống-trả được những cuộc tấn-công của quân bắc-việt.
Ngày 17 tháng 7 năm 1972- Tại Quảng Trị, một Lính VNCH,
bị thương trong trận chiến giành từng ngôi nhà tại Quảng Trị,
lội bộ đến một trạm cứu thương trong cùng TP này hôm thứ hai.
Người lính này mang theo súng và ba lô của một đồng đội bị thương khác.
Tại Quảng Trị Cũng trong trận chiến này, một
đồng đội khiêng xác bạn đến trạm cứu thương
Sau gần 1 tháng Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đã tiến gần đến Quảng Trị, thời gian này cũng có nhiều cuộc đụng-độ mạnh hàng ngày và tổn-thất nhiều.
Nhiều yếu-tố chính-trị liên-quan đến hiên-tình đất nước như VN hoá chiến-tranh, hoà-đàm Ba-Lê, phong-trào phản-chiến ở Mỹ khiến Tổng-Thống và Quốc-Hội Hoa-Kỳ làm đủ moị cách để rút quân đội Mỹ ra khỏi cuộc chiến VN.
Tổng-Thống Thiệu muốn mau chóng chiếm lại Quảng Trị, nơi mà bọn cs có ý định muốn dùng Quảng-Trị để ra mắt chính phủ MTGPMN.
Sư đoàn Nhảy Dù và Thuỷ Quân Lục Chiến bàn giao khu vực
trách nhiệm bên sông Mỹ Chánh cho việc chuẩn bị tái chiếm Quảng Trị
Không hiểu vì lý do gì mà ngày 27 tháng 7 năm 1972, Thuỷ Quân Lục Chiến được lệnh thay thế Nhảy Dù để tái-chiếm Quảng-Trị.
Khi nhận lệnh thì mọi cấp chỉ-huy có những suy nghĩ khác nhau, nhưng cũng chẳng có thì giờ để hỏi tại sao.
Thiếu Tướng Bùi Thế Lân.
Tướng Bùi-thế-Lân nhận-lãnh nhiệm-vụ khó khăn và quan-trọng này trên vai ông, ông cũng vừa mới nhận chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn được một thời gian ngắn.
Nhưng Tôi nghĩ ông cũng hãnh-diện và hậu-quả cuả cuộc Hành Quân này sẽ có ảnh-hưởng đến đời binh nghiệp của ông.
Đại Tá Ngô Văn Định (Đồ Sơn)
Sau khi họp bàn và thiết-kế, ông quyết định dùng Lữ Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến do Đại Tá Ngô Văn Định (Đồ Sơn) chỉ huy gồm 5 Tiểu Đoàn tác-chiến 1,2,5,6,9 và 1 Tiểu Đoàn Pháo Binh 105 ly Thủy Quân Lục Chiến để thay thế vào khu vực của Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù do Đại-Tá Trần-Quốc-Lịch chỉ-huy ở phía Tây-Nam cổ thành.
Đại-Tá Nguyễn Năng Bảo (Bắc Ninh)
và Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến do ĐạiTá Nguyễn Năng Bảo (Bắc Ninh) chỉ-huy gồm 3 Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tác chiến gồm 3,7, 8 và 1 Tiểu Đoàn pháo binhThủy Quân Lục Chiến làm lực-lương tấn-công ở phía đông cổ thành.
Đại Tá Nguyễn thế Lương (Lâm Thao)
Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến do Đại Tá Nguyễn thế Lương (Lâm Thao) chỉ-huy làm thành phần trừ bị cho Sư-Đoàn.
Mục-tiêu Cổ-Thành được chia làm 2, Lữ Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến nửa Tây-Nam, Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến nửa Đông-Bắc.
Chúng Tôi cũng rất hãnh diện được tham dự vào cuộc Hành Quân có tính cách vô cùng quan trọng này, nhưng chúng tôi cũng có nhiều lo âu suy-nghĩ.
Sự lo âu đây là lo âu chắc chắn là sẽ có tổn-thất lớn lao về nhân-mạng.
Mục tiêu là một vị trí trọng yếu được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 tổ chức phòng thủ rất kiên-cố trước khi vc chiếm.
Tôi đã có dịp vào họp tại Cổ thành trước ngày 1 tháng 5 năm 1972.
Xung quanh là tường thành cao và có hào nước sâu bao bọc chung quanh.
Lực-lượng địch trong khu-vực lại hơn ta gấp 4 lần có ưu-thế về Pháo-Binh tầm xa, 2 Trung-đoàn chiến-xa, nhiều đơn vị phòng không.
chúng lại có một kho tiếp vận vũ-khí và đạn-dược ở Đông-Hà, hàng ngày có nhiều tầu chở tiếp-liệu vào cảng Cửa-Việt để đưa chiến-cụ và vũ-khí vào cho các đơn vị của chúng ở Quảng-Trị.
Bên ta có ưu-thế về Không-quân chiến-lược, chiến-thuật và Hải pháo.
Công tâm và trung thực mà nói thì cuộc tái chiếm Quảng Trị là một cuộc chiến kinh-hoàng nhất và tổn-thất nhiều nhất cho cả 2 bên trong chiến-tranh VN.
Cũng có một số người vì lý do này hay lý do kia không công-bằng khi nói tới chiến thắng này.
Quảng-Trị hàng ngày có mưa bom, mưa pháo không ngừng nghỉ, địa-thế lúc nào cũng rung chuyển như là đang có động đất.
Để đo lường được thế nào là cuộc chiến kinh-hoàng nhất thì phải dựa theo sự tổn-thất.
Sau 52 ngày kể từ ngày thay thế Sư Đoàn Nhảy Dù, là ngày 27 tháng 7 năm 1972 đến ngày hoàn-thành nhiệm-vu, đã có trên 3500 quân-nhân Thủy Quân Lục Chiến hy-sinh, nhiều ngàn người bị thương.
Trong khi đó về phía quân-đội Bắc-Việt thì các SĐ 308, 304, 325 và các Trung-Đoàn chiến-xa đã bị tổn-thất nặng nề; Riêng hai Trung-đoàn Triệu Hải phòng-thủ trong cổ-thành và Trung Đoàn 48 phòng thủ trong Thị xã coi như bị xoá sổ: 5542 quân bv bị chết tại trận, 83 bị bắt sống làm tù binh, vũ khí tịch thu được đủ loại chất thành đống.
Tất cả 9 Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đều trực-tiếp tham-chiến, được luân-phiên điều động lên tuyến đầu (xem phóng đồ)
Giai
đoạn 1 từ ngày 27 tháng 7 năm 1972, đến ngày 29 tháng 8 năm 1972.
Phóng đồ hành quân của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến khi thay thế
Sư Đoàn Nhảy Dù tại Quảng Trị ngày 27 tháng 7 năm 1972.
Giai đoạn 2 từ ngày 29 tháng 8 năm 1972, 29 đến ngày 9 tháng 9 năm 1972.
Phóng đồ hành quân của Lữ Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến
tại Quảng Trị từ ngày 29 tháng 8 năm 1972, đến ngày 9 tháng 9 năm 1972.
Giai đoạn 3 từ ngày 9 tháng 9 năm 1972, đến ngày 16 tháng 9 năm 1972.
Phóng đồ hành quân từ ngày 9 tháng 9 năm 1972, đến ngày 16 tháng 9 năm 1972.
Phóng đồ hành quân của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến khi thay thế
Sư Đoàn Nhảy Dù tại Quảng Trị ngày 27 tháng 7 năm 1972.
Giai đoạn 2 từ ngày 29 tháng 8 năm 1972, 29 đến ngày 9 tháng 9 năm 1972.
Phóng đồ hành quân của Lữ Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến
tại Quảng Trị từ ngày 29 tháng 8 năm 1972, đến ngày 9 tháng 9 năm 1972.
Giai đoạn 3 từ ngày 9 tháng 9 năm 1972, đến ngày 16 tháng 9 năm 1972.
Phóng đồ hành quân từ ngày 9 tháng 9 năm 1972, đến ngày 16 tháng 9 năm 1972.
Do đó Tiểu Đoàn 3 và Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến đã vào được cổ thành và cùng cắm cờ Vàng 3 sọc đỏ lên tường thành ngày 15 tháng 9 năm 1972.
Nhưng lễ thượng kỳ chính thì được tổ-chức vào hồi 12 giờ 45 ngày 16 tháng 9 năm 1972.
Cựu Đại Tá (Đồ Sơn) Ngô-Văn-Định
__._,_.___
Hi Dear, are you truly visiting this web page daily, if so afterward you will absolutely get pleasant know-how.
ReplyDeleteFeel free to surf to my weblog phim viet nam chieu rap long tieng