Muốn giúp nước: Hãy làm việc đơn giản – đi bầu
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 1 tháng 11, 2014
Cà
Phê Tối-Cái ác của nhà cầm quyền không ngăn được khát vọng công lý của người dân
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Thứ Ba tới đây là ngày bầu cử ở Hoa Kỳ. Đi bầu
là việc đơn giản mà mỗi công dân Mỹ gốc Việt có thể và cần làm, vì nghĩa
vụ công dân Hoa Kỳ và vì phúc lợi cho đất nước Việt Nam.
Năm nay chính là lúc để
chúng ta tận dụng lá phiếu nhằm tạo thế đứng và ảnh hưởng trong chính trường Hoa Kỳ.
Cán cân quyền lực giữa
hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ hiện rất chênh vênh, có thể thay đổi do chênh lệch chỉ vài nghìn lá phiếu. Bởi vậy
lá phiếu của cử tri Mỹ gốc Việt, nếu dồn thành một khối, có thể mang tính cách quyết định.
Cả hai bên Dân Chủ và Cộng Hoà đều không dám xem nhẹ.
Được vậy thì từ nay về
sau chúng ta có thể có ảnh hưởng hơn khi tranh đấu cho quyền lợi thiết thực cho chính cộng đồng mình ở đất nước
này và cho đồng bào mình ở Việt Nam.
Chỉ vài nghìn phiếu
Hai tháng rưỡi trước đây
tôi viết bài phân tích rằng, cán cân quyền lực ở Hoa Kỳ có thể được quyết định bởi chỉ vài nghìn phiếu trong
ngày bầu cử 4 tháng 11 tới đây. Đến nay tình hình vẫn không thay đổi dù hai đảng đã đổ công,
đổ của vận động cử tri.
Kết quả của các cuộc
thăm dò vẫn không ngã ngũ đảng nào sẽ nắm đa số ở Thượng Viện Hoa Kỳ. Hiện nay vẫn bất phân thắng bại ở
9 tiểu bang: Alaska, Colorado, Georgia, Iowa, Kansas, Kentucky, Louisiana, New Hamshire và North
Carolina. Bên nào giành thắng lợi được 5 trong số 9 ghế ấy thì sẽ nắm Thượng Viện.
Trong tình trạng bên tám
lạng bên nửa cân, vài nghìn phiếu có thể thay đổi kết quả bầu cử ở những tiểu bang này, và kết quả ở một tiểu
bang có thể quyết định đảng nào nắm đa số ở Thượng Viện trong nhiệm kỳ Quốc Hội
2015-2016.
Tại sao Thượng Viện quan
trọng?
Hiện nay Hành Pháp nằm
trong tay đảng Dân Chủ còn Lập Pháp thì chia đôi: Dân Chủ nắm Thượng Viện, Cộng Hoà nắm Hạ Viện. Nếu nắm
được luôn Thượng Viện, Cộng Hoà sẽ kiểm soát Ngành Lập Pháp. Các chính sách
của Tổng Thống Obama có thể sẽ bị Quốc Hội đối lập chặn lại hay chuyển hướng về cả đối
nội lẫn đối ngoại.
Với chỉ vài nghìn phiếu,
nếu huy động đúng cách, chúng ta có thể ảnh hưởng lên cục diện chính trường Hoa Kỳ trong 2 năm tới và
làm chochính giới Hoa Kỳ vì nể và lắng nghe chúng ta hơn.
Làm cách nào?
Trong hơn hai tháng qua,
chúng tôi làm việc với các nhóm người Việt ở 7 trong số 9 tiểu bang kể trên để kết nối họ trực tiếp với bộ
phận vận động tranh cử của đảng nào mà họ ủng hộ.
Qua đó, các nhóm người Việt không chỉ kêu
gọi cử tri đi bầu mà còn tích cực vận động cho các ứng cử viên Thượng Viện. Sự phối hợp
trải rộng ở nhiều tiểu bang chứng minh khả năng hành động đồng bộ của chúng ta.
Chúng tôi cũng làm việc
với các nhóm người Việt ở những tiểu bang khác để kêu gọi cử tri đi bầu hoặc, tốt hơn nữa, vận động cho các
ứng cử viên Hạ Viện lẫn Thượng Viện mà mình ủng hộ. Vì nể và lắng nghe thôi thì chưa đủ.
Chúng ta còn cần từng vị dân biểu Hạ Viện và từng vị nghị sĩ Thượng Viện bỏ phiếu ủng hộ các
chính sách mà chúng ta mưu cầu, như là đạo luật nhân quyền cho Việt Nam hay đặt điều kiện nhân
quyền vào TPP.
Nghĩa là tất cả cử tri người Mỹ gốc Việt ở mọi nơi cần chứng tỏ sức
mạnh lá phiếu đối với các ứng cử viên trong khu vực
hay tiểu bang nơi mình cư ngụ.
Kết luận
Từ góc nhìn cá nhân,
chúng ta có thể cho rằng một lá phiếu chẳng có tác dụng gì. Nhưng nếu biết huy động lẫn nhau để gom được vài
trăm hay vài nghìn lá phiếu thì chúng ta lại có thể thay đổi cục diện của một cuộc tranh cử và
cũng có thể là cục diện của toàn bộ chính trường Hoa Kỳ. Các chính khách hiểu điều ấy và
chúng ta phải biết điều ấy.
Đi bầu là việc không khó
nhọc, không tốn kém, nhưng lại góp phần tích cực để tạo tiếng nói ảnh hưởng chung lên chính giới Hoa Kỳ.
Tiếng nói càng ảnh hưởng, chúng ta càng tăng triển vọng tranh đấu cho quyền lợi thiết thực
của chính cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ và cho nhân quyền và dân chủ cho đồng bào ở Việt
Nam.
Ngày 4 tháng 11, xin hãy
đi bầu và động viên thêm một người quen đi bầu.
Đó là cách tiếp sức hữu
hiệu nhất cho chúng tôi, những người tự đảm nhận trách nhiệm vận động Quốc Hội và Hành Pháp Hoa Kỳ cho phúc
lợi chung của cộng đồng và cho tiền đồ chung của đất nước Việt Nam.
Xin vô cùng tri ân.
Bài liên quan:
Nhập giòng chính Hoa Kỳ
để thay đổi Việt Nam
Kế hoạch vận động 2013-2014: Hai tháng cuối năm
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 26 tháng 10, 2014
Đầu năm 2013, BPSOS đề ra
kế hoạch quốc tế vận cho 2 năm 2013-2014 nhằm thúc đẩy nhân quyền và dân chủ
cho Việt Nam. Giữa năm 2014, một số nhân sự đã từng tham gia các cuộc tổng vận
động Quốc Hội Hoa Kỳ trước đây hiệp lực để hình thành Liên Minh Cho Một Việt
Nam Tự Do Và Dân Chủ nhằm đẩy mạnh kế hoạch này.
Kế hoạch này có 3 mục
tiêu:
(1) Đòi tự do cho tất cả
tù nhân lương tâm
(2) Áp lực chính quyền
Việt Nam xoá bỏ các luật lệ mang tính áp bức
(3) Đòi hỏi chính quyền
Việt Nam tôn trọng các quyền căn bản: tự do tôn giáo, quyền không bị tra tấn và
xúc phạm nhân phẩm, tự do phát biểu, tự do hội họp ôn hoà, và tự do lập hội bao
gồm cả việc lập công đoàn tự do và độc lập
Việc thực hiện kế hoạch
trong năm 2013-2014 dựa vào 3 điểm tựa:
(1) Cuộc thương thảo
đang diễn ra về Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
(2) Những hợp tác quốc
phòng đang gia tăng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau sự kiện HD-981 vào tháng 5, 2014
(3) Vị thế của Việt Nam
là thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kể từ đầu năm 2014
Những thành quả đạt được
Trong 22 tháng , qua 3
cuộc tổng vận động ồ ạt ở Quốc Hội cùng với nhiều đợt vận động theo phái đoàn
nhỏ xen kẽ, Liên Minh đã đạt được những thành quả sau đây:
(1) Đại đa số các dân
biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ biết về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam,
ủng hộ 3 mục tiêu nhân quyền mà Liên Minh đưa ra, và chính thức đặt điều kiện
nhân quyền làm tiền đề cho bất kỳ bước phát triển quan hệ nào với Việt Nam.
(2) Hành Pháp Hoa Kỳ
cũng đồng lòng với 3 mục tiêu kể trên và đồng ý nâng cấp vấn đề nhân quyền
thành một trọng tâm trong các đối tác đa diện với Việt Nam.
(3) Do áp lực ngày càng
leo thang từ cả Quốc Hội lẫn Hành Pháp Hoa Kỳ, Việt Nam trả tự do cho một số tù
nhân lương tâm, ký Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn, và mời Báo Cáo Viên Đặc Biệt
của LHQ về quyền văn hoá và Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay
tín ngưỡng thị sát Việt Nam.
(4) Cả 2 Báo Cáo Viên
Đặc Biệt, sau chuyến thị sát Việt Nam, đã chính thức bày tỏ quan tâm sâu sắc về
các vị phạm nhân quyền trong 2 lĩnh vực này.
Những việc phải làm đến
cuối năm
Hành Pháp Hoa Kỳ đang
gia tăng các trao đổi cấp cao với Việt Nam về quốc phòng và mậu dịch vì biết
rằng tình hình có thể sẽ thay đổi khi sang năm mới. Nếu trong nhiệm kỳ Quốc Hội
2015-2016 Đảng Cộng Hoà nắm đa số ở Thượng Viện thì chính sách của Hoa Kỳ đối
với Việt Nam có thể sẽ phải thay đổi nhiều khi Quốc Hội nằm trọn vẹn trong tay
đảng đối lập.
Sự gia tăng đối tác giữa
Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian tới đây tạo thêm cơ hội để tăng áp lực về
nhân quyền với Việt Nam. Trong hai tháng 11 và 12, chúng tôi sẽ thực hiện các
hoạt động sau đây:
(1) Vận động "nhắc
nhở" Quốc Hội: Sau cuộc bầu cử ngày 4 tháng 11, Quốc Hội sẽ nhóm họp lại
khoảng 2 tuần chớp nhoáng để hoàn tất một số công việc của nhiệm kỳ 2013-2014.
Chúng ta cần cập nhật các dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ về sự đáp ứng hay
không của Việt Nam đối với các điều kiện nhân quyền mà các thành viên Quốc Hội
đã đưa ra.
Nếu sự đáp ứng chưa thoả đáng, chúng ta kêu gọi họ tiếp tục không
chấp nhận cho Việt Nam tham gia TPP hay chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt
Nam. Cuộc vận động này sẽ được thực hiện bằng phái đoàn nhỏ tiếp xúc Quốc Hội ở
Hoa Thịnh Đốn và nhiều phái đoàn địa phương vận động từng dân biểu và thượng
nghị sĩ ở ngay chính địa phương của họ.
(2) Phối hợp chặt chẽ
với Hành Pháp Hoa Kỳ: Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy Hành Pháp Hoa Kỳ tận dụng
mọi dịp tiếp xúc với giới chức Việt Nam để đòi Việt Nam:
* Trả tự do cho các tù
nhân lương tâm theo lộ trình 3 giai đoạn của Chiến Dịch Tự Do Cho Tù Nhân Lương
Tâm Việt Nam, được phát động ngày 24 tháng 7, 2013
* Phê chuẩn và
thực thi Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn theo lộ trình của Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra
Tấn Ở Việt Nam, được phát động ngày 16 tháng 1, 2014
* Huỷ bỏ việc đòi hỏi
các cộng đồng tôn giáo phải đăng ký sinh hoạt tôn giáo
* Tuyệt đối tôn trọng
quyền lập công đoàn tự do và độc lập như là điều kiện tiên quyết để tham gia TPP
* Xoá bỏ các luật và các
văn bản dưới luật mang tính vi phạm nhân quyền như Nghị Định 72 về kiểm soát tự
do Internet hay các Điều 79, 88 và 258 Bộ Luật Hình Sự
(3) Tiếp tục cung cấp
cho các Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ thông tin về những vi phạm về tự do tôn
giáo và quyền văn hoá: Đây là bước chuẩn bị để đưa Việt Nam vào lại danh sách
CPC trong năm 2015 nếu như không có những cải thiện đáng kể.
Hành Pháp Hoa Kỳ có
khuynh hướng "làm vội" vào cuối năm, khi mà Quốc Hội đương nhiệm đang
đóng lại các công việc còn dở dang trước khi chuyển giao cho nhiệm kỳ Quốc Hội
mới. Chúng ta không muốn xẩy ra tình trạng sơ sểnh cho phép Việt Nam lọt kẽ hở
và thoát sự chú ý của Quốc Hội.
Hai văn thư đề
ngày 23 tháng 10 vừa qua, một từ các thượng nghị sĩ và một từ các dân biểu Hạ
Viện, có mục đích nhắc nhở Hành Pháp Obama và Việt Nam là Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn
theo dõi sát mọi diễn tiến dù đang ở cao điểm của mùa tranh cử.
Bài liên quan:
Giới lập pháp Mỹ yêu cầu
rút hoặc hoãn việc dỡ bỏ cấm vận võ khí
Dân Biểu Hoa Kỳ: Không TPP cho Việt Nam nếu không cải thiện nhân
quyền
Mạch Sống, ngày 23 tháng
10, 2014
Tiếp theo văn thư của 4
Thượng Nghị Sĩ yêu cầu Tổng Thống Obama rút hoặc hoãn việc dỡ bỏ một phần lệnh
cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, hôm nay 8 vị dân biểu Hạ Viện viết cho
Đại Sứ Michael Froman, vị Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, yêu cầu không cho Việt Nam
vào TPP cho đến khi nào có những cải thiện nhân quyền cụ thể.
Đại Sứ Froman là người
cao cấp nhất của Hành Pháp Obama về mậu dich. Đầu tuần này ông ta có mặt ở Việt
Nam để tiếp tục thương thảo về các điều kiện để được tham gia vào TPP.
"Chúng tôi vẫn quan
ngại rằng chính quyền Việt Nam tiếp tục lạm dụng quyền lực của họ đối với những
ai dám lên tiếng phản đối luật lệ và chính sách của họ," các vị dân biểu
viết cho Đại Sứ Froman.
Các vị dân biểu nhắc đến
cuộc thị sát Việt Nam 11 ngày vào cuối tháng 7 vừa qua của Báo Cáo Viên Đặc
Biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng:
"Ông ta chỉ trích
rằng, những vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một thực tế
ở Việt Nam."
Đọc văn thư:https://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2014/07/mocs-response-to-amb-froman_retpp.pdf
Các dân biểu cho rằng
những kết luận của Ông Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ đã xác nhận rằng Nghị Định
92 đi kèm Pháp Lệnh Về Tôn Giáo và Tín Ngưỡng được bố trí để kiểm soát người
theo đạo và khống chế các sinh hoạt tôn giáo của họ.
"Chúng tôi lo lắng
rằng Ông đã không giải tỏa mối quan ngại của chúng tôi về Nghị Định 92 của nhà
nước Việt Nam", các dân biểu viết tiếp.
Về lý do của văn thư
này, Ts. Nguyễn Đình Thắng giải thích:
"Hưởng ứng cuộc
tổng vận động của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ, ngày 29 tháng 7
có 33 vị dân biểu đồng ký tên trên văn thư gửi Đại Sứ Froman khẳng định rằng họ
không thể ủng hộ TPP cho Việt Nam khi mà tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn còn
tiếp diễn một cách có hệ thống."
Ngày 11 tháng 9, Đại Sứ
Froman hồi đáp và hứa hẹn sẽ đòi Việt Nam tuyệt đối tôn trọng quyền lập nghiệp
đoàn tự do và độc lập, nhưng chỉ nói lờ mờ về những điều kiện khác mà các dân
biểu Hoa Kỳ đã đưa ra để làm tiền đề cho Việt Nam tham gia TPP.
Các điều kiện này gồm có
trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, xóa bỏ các công cụ pháp lý dùng để đàn
áp và bỏ tù người bất đồng chính kiến, và chấm dứt các hành vi đàn áp tôn giáo.
Theo Ts. Nguyễn Đình
Thắng, phát ngôn nhân của Liên Minh và cũng là Giám Đốc BPSOS, tám vị dân biểu
này đại diện cho tất cả đồng nghiệp đã cùng ký tên trong văn thư ngày 29 tháng
7.
"Vì đa số các dân
biểu đang ở vùng cử tri để vận động tranh cử nên họ không thể ký tên chung
trong lúc này," Ts. Thắng giải thích.
Theo Ông, dù cận ngày
bầu cử, nhiều dân biểu vẫn chú ý đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam vì đây là
thời điểm quan trọng trong cuộc thương thảo giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về quốc
phòng và mậu dich.
"Cuộc tổng vận động
của người Việt ở hải ngoại tiếp tục có những hiệu quả rõ rệt", Ts. Thắng
nhận định.
Ông cho biết là lần này
Dân Biểu James Lankford (Cộng Hòa, OK) là người chủ xướng văn thư vừa gửi ra
cho Đại Sứ Froman.
"Đây là kết quả vận
động liên tục và hiệu quả của các đồng hương ở tiểu bang Oklahoma, đặc biệt
những người đã làm quen với công tác vận động ở Quốc Hội trong mấy năm
nay", Ts. Thắng nói.
Tính đến nay, đa số dân
biểu Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố chỉ có thể chấp nhận cho Việt Nam tham gia
TPP nếu chính quyền Việt Nam thực sự cải thiện nhân quyền một cách căn bản.
Bài liên quan:
TNS Hoa Kỳ phản đối bán vũ khí cho VN
33 DB HK: không nhân
quyền, không TPP
Hành Pháp Obama: Tiếp
tục áp lực Việt Nam về nhân quyền
4 TNS Hoa Kỳ: Không vũ
khí cho VN nếu không cải thiện nhân quyền
Mạch Sống, ngày 23 tháng 10, 2014
Hôm nay, 4 Thượng Nghị Sĩ thuộc Đảng Cộng Hòa gửi văn thư yêu cầu
Tổng Thống Obama rút hoặc hoãn việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát
thương cho Việt Nam.
"Chúng tôi kêu gọi Ông [Tổng Thống] xét lại quyết định của
mình và bảo đảm rằng việc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí được gắn liền với những
tiến bộ cụ thể về nhân quyền và cải tổ chính trị ở Việt Nam," các vị
Thượng Nghị Sĩ này viết.
Các vị Thượng Nghị Sĩ đồng ký tên gồm có Marco Rubio (Cộng Hòa,
FL), John Cornyn (Cộng Hòa, TX), John Boozman (Cộng Hòa, AR) và David Vitter
(Cộng Hòa, LA).
Đọc văn thư:http://www.rubio.senate.gov/public/index.cfm/files/serve/?File_id=1608ebcd-56cb-475f-b66f-ea8ea123f187
Văn thư nhấn mạnh rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những quyền
tự do căn bản của người dân và nhắc lại những hứa hẹn cải thiện nhân quyền của
chính quyền Việt Nam năm 2006 để được hưởng những đặc quyền từ Hoa Kỳ. Theo các
thượng nghị sĩ thì những hứa hẹn này đã không được thực hiện:
"Việt Nam đang là một quốc gia độc tài, độc đảng, và các giới
chức thẩm quyền hạn chế một cách trầm trọng các quyền tự do lập hội, quan điểm,
và báo chí, kể cả hạn chế sử dụng Internet và viễn thông."
Văn thư này là kết quả trực tiếp của cuộc tổng vận động chớp
nhoáng do Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ thực hiện vào giữa tháng
7 vừa qua và sau đó tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
"Tiếp sau đó chúng tôi đã có những phái đoàn nhỏ làm việc
thường xuyên với các dân biểu và thượng nghị sĩ ở Quốc Hội và ở vùng cử tri của
họ," Ts. Nguyễn Đình Thắng, phát ngôn nhân của Liên Minh và cũng là Giám
Đốc của tổ chức BPSOS, nói. “Chúng tôi cũng đã có nhiều buổi họp với Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ."
Các Thượng Nghị Sĩ cũng nêu quan ngại sâu sắc về tình trạng tra
tấn bởi công lực.
Họ chỉ ra rằng số tù nhân lương tâm ở Việt Nam hiện nay nhiều hơn
bất kỳ lúc nào trong thời gian cận đại và số người mới được trả tự do ít hơn số
người vừa bị bắt và kết án tù.
Một vấn đề quan tâm đặc biệt đối với các Thượng Nghị Sĩ là tình
trạng đàn áp tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn một cách trầm trọng và rộng khắp:
"...tiếp tục đòi hỏi phải đăng ký [hoạt động tôn giáo] với
nhà nước là một vi phạm trắng trợn tiêu chuẩn quốc tế, và nhiều giáo phái không
đăng ký hay không thể đăng ký thì bị xem là hoạt động phi pháp."
Ts. Thắng nhận định rằng văn thư này được gửi ra đúng thời điểm vì
phái đoàn chuyên trách về nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang có các buổi
họp cao cấp với Việt Nam, và rồi đầu tháng 11 Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ dự
kiến sẽ công du Việt Nam.
Theo Ts. Thắng, Phụ Tá Ngoại Trưởng Tom Malinowski, đặc trách bộ
phận Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao và đang ở Việt Nam trong
chuyến công du 4 ngày, sẽ tập trung vào các vấn đề tự do tôn giáo, xóa bỏ tra
tấn, quyền của người khuyết tật, quyền lao động, xóa bỏ các điều luật vi phạm
nhân quyền, và tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
"Ông Malinowski cũng đã họp riêng với nhiều thành phần bất
đồng chính kiến, kể cả một số người vừa ra khỏi tù," Ts. Thắng cho biết. "Hy
vọng ông ta cũng sẽ thăm một số tù nhân lương tâm."
"Đó là lý do các vị Thượng Nghị Sĩ kể trên và Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ có lập trường ăn khớp với nhau, một điều không hề xẩy ra từ trước đến
giờ," Ts. Thắng giải thích.
Văn thư của các Thượng Nghị Sĩ đặt 3 điều kiện tiên quyết và có
thể kiểm chứng để Việt Nam được hưởng lệnh nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương.
Điều kiện thứ nhất là trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
Đồng thời, chính quyền Việt Nam phải xóa bỏ các điều luật dùng để
hạn chế các quyền tự do hay bắt giam người bất đồng chính kiến.
Song song, chính quyền Việt Nam phải trả lại bất động sản và các
tài sản thuộc về các giáo hội và cộng đồng tôn giáo.
Ts. Thắng cho biết điều kiện thứ 3 này liên quan trực tiếp đến
tình trạng cưỡng chế Chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm và xóa trắng xứ đạo Cồn Dầu ở Đà
Nẵng.
Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ đã trao tận tay hồ sơ
về Chùa Liên Trì cho phái đoàn của Ông Malinowski trước khi họ lên đường đi
Việt Nam.
Đồng thời, Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu cũng vận động hai dân biểu
David Price(Dân Chủ, NC) và Adam Smith(Dân Chủ, WA) yêu cầu phái đoàn Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ đặt vấn đề với giới chức chính quyền Việt Nam. Hồ sơ Cồn Dầu giờ
đây đang chờ quyết định tối hậu của Thủ Tướng Việt Nam.
Ts. Thắng cho biết là một số dân biểu thuộc Hạ Viện Hoa Kỳ cũng sẽ
gửi văn thư cho Hành Pháp Obama trong vài ngày tới đây, với nội dung tương tự
như văn thư của 4 vị Thượng Nghị Sĩ nhưng sẽ nhắm vào cuộc thương thảo Hiệp Ước
Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP)..
Theo các cuộc thăm dò cử tri gần đây, rất có thể Đảng Cộng Hòa sẽ
nắm đa số ở Thượng Viện sau cuộc tuyển cử ngày 4 tháng 11 tới đây. Trong trường
hợp đó, TNS Rubio có thể sẽ là Chủ Tịch của Tiểu Ban Á Châu và Thái Bình Dương
của Thượng Viện Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ Quốc Hội 2015-2016.
TNS Cornyn là tác giả Dự Luật Chế Tài Các Kẻ Vi Phạm Nhân Quyền ở
Việt Nam còn TNS Boozman là người đưa Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam vào
Thượng Viện đầu năm nay.
Bài liên quan:
Vận động đưa Việt Nam vào CPC
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2953
Đời Mồ Côi
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết