Việc thi hành hiệp định Genève – Trần Gia Phụng
Hiệp định Genève
Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève
về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Hiệp định nầy được viết
bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào
hiệp định Genève là Henri Delteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội
Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng chính phủ
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH tức Việt Minh cộng sản). Đại diện các nước
khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa (Trung Cộng), Lào Cambodia. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) và Hoa Kỳ
không ký vào bản hiệp định nầy.
Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (gọi tắt
là hiệp định Genève)gồm có 6 chương, 47 điều, trong đó các điều chính như sau:
Việt Nam được chia thành hai vùng tập trung,
ranh giới tạm thời từ cửa sông Bến Hải, theo dòng sông, đến làng Bồ-Hô-Su và
biên giới Lào Việt. [Cửa sông Bến Hải tức Cửa Tùng, thuộc tỉnh Quảng Trị. Sông
Bến Hải ở vĩ tuyến 17 nên người ta nói nước Việt Nam được chia hai ở vĩ tuyến
17.
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía bắc và Quốc Gia
Việt Nam ở phía nam Viêt Nam. Dọc hai bên bờ sông, thành lập một khu phi quân
sự rộng 5 cây số mỗi bên, để làm “khu đệm”, có hiệu lực từ ngày 14-8-1954. Thời
hạn tối đa để hai bên rút quân là 300 ngày kể từ ngày hiệp định có hiệu lực.
Cuộc ngưng bắn bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 27-7 ở Bắc Việt, 1-8 ở Trung Việt và
11-8 ở Nam Việt. Mỗi bên sẽ phụ trách tập họp quân đội của mình và tự tổ chức
nền hành chánh riêng. Cấm phá hủy trước khi rút lui. Không được trả thù hay
ngược đãi những người đã hợp tác với phía đối phương.
Trong thời gian 300 ngày,
dân chúng được tự do di cư từ khu nầy sang khu thuộc phía bên kia. Cấm đem thêm
quân đội, vũ khí hoặc lập thêm căn cứ quân sự mới. Tù binh và thường dân bị
giữ, được phóng thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi thực sự ngừng bắn. Sự
giám sát và kiểm soát thi hành hiệp định sẽ giao cho một Uỷ ban Quốc tế. Thời
hạn rút quân riêng cho từng khu vực kể từ ngày ngừng bắn: Hà Nội (80 ngày), Hải
Dương (100 ngày), Hải Phòng (300 ngày), miền Nam Trung Việt (80 ngày), Đồng
Tháp Mười (100 ngày), Cà Mau (200 ngày). Đợt chót ở khu tập kết Trung Việt (300
ngày).
Ai vi phạm hiệp định Genève
Hiệp định này ký kết ngày 20-7-1954 chỉ là một
hiệp định có tính cách thuần tuý quân sự. Cũng giống như hiệp ước đình chiến
Bàn Môn Điếm ngày 27-7-1953 ở Triều Tiên, hiệp định không phải là một hòa ước,
và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.
Chính phủ QGVN dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại và
thủ tướng Ngô Đình Diệm lo tập trung và rút toàn bộ lực lượng của mình về miền
Nam vĩ tuyền 17 đúng thời hạn và đúng theo quy định của hiệp định. Điều nầy
chẳng những báo chí lúc bấy giờ đã trình bày, mà cho đến nay, chẳng có tài liệu
sách vở nào cho thấy là chính phủ QGVN đã gài người hay lưu quân ở lại đất Bắc.
Như thế, trong việc thi hành hiệp định Genève, chính phủ QGVN đã thi hành đúng
đắn hiệp định.
Trái lại, nhà nước VNDCCH do Việt Minh cộng sản
cầm đầu đã không tuân hành quy định trong hiệp định Genève. Sau đây là hai bằng
chứng cụ thể do phía cộng sản đưa ra về sau:
Thứ nhứt, tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc
tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), giữa thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai và chủ tịch nhà
nước VNDCCH Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, tức trước khi hiệp định
Genève được ký kết, Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch là sẽ chỉ rút những người
làm công tác chính trị bị lộ diện; phần còn lại thì ở lại để chờ đợi thời cơ
nổi dậy. Số ở lại có thể đến 10,000 người. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ
Nhật-Nội-Ngõa hội nghị (Chu Ân Lai và hội nghị Genève) Bắc Kinh: Trung Cộng
đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề là Vai trò của
Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. Nguồn:
Internet).
Thứ hai, Việt Minh cộng sản chẳng những chôn
giấu võ khí, lưu 10,000 cán bộ, đảng viên ở lại Nam Việt Nam, mà còn gài những
cán bộ lãnh đạo cao cấp ở lại miền Nam như Lê Duẫn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ,
Cao Đăng Chiếm… (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York:
Osinbook, 2012, tt. 271-273), để chỉ huy Trung ương cục miền Nam (TƯCMN). Trung
ương cục miền Nam được thành lập ngày 20-1-1951, chỉ huy toàn bộ hệ thống cộng
sản ở Nam Việt Nam (Tháng 10-1954, TƯCMN đổi thành Xứ ủy Nam Bộ. Hội nghị lần
thứ 3 Ban Chấp hành TƯĐ (khóa III) đảng LĐ (ngày 23-1-1961) ở Hà Nội, Xứ ủy Nam
Bộ trở lại thành TƯCMN.)
Hai tài liệu trên đây do phía cộng sản Việt Nam
tiết lộ, chứ không phải tài liệu tuyên truyền của NVN hay Tây Phương. Như vậy,
rõ ràng trong khi chính phủ QGVN tôn trọng hiệp định Genève, nhà nước VNDCCH đã
có kế hoạch vi phạm hiệp định đã ký kết.
Cộng sản đòi hỏi điều không có
Hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình
chiến, thuần túy quân sự và không đưa ra một giải pháp chính trị. Thế mà ngày
19-7-1955, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng gởi thư cho thủ tướng Nam Việt Nam
(NVN) là Ngô Đình Diệm yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày
20-7-1955, như đã quy định trong hiệp định Genève để bàn về việc tổng tuyển cử
nhằm thống nhất đất nước. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New
York: The Maillard Press, 1989, tr. 17.) Ngày 10-8-1955, thủ tướng Ngô Đình
Diệm bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng, vì cho 1955 rằng chính phủ QGVN tức NVM
không ký các văn kiện Genève nên không bị ràng buộc phải thi hành.
Tuy sau đó chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH),
thay chính phủ QGVN, nhiều lần từ chối, Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy
hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958, để chứng tỏ BVN quan
tâm đến chuyện thống nhứt đất nước, và nhằm tuyên truyền với các nước trên thế
giới. Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là tổng thống VNCH, bác bỏ đề nghị của
Phạm Văn Đồng vào ngày 26-4-1958.
Một điều lạ lùng là trong hiệp định Genève,
không có một điều khoản nào nói đến việc tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất
đất nước mà nhà cầm quyền CS cứ nhất định đòi hỏi tổ chức tổng tuyển cử theo
hiệp định Genève. Thật ra, sau khi hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, ở
Lào và ở Cambodia được ký kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp
vào ngày 21-7-1954, nhằm bàn thảo bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève
1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan
trọng nhất là điều 7, ghi rằng: Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc
giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc
lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được
hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau
tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín.
Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển
đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng
tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm
đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói
trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có
thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó
(Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày,
1973, tr. 53. Xem bản Pháp văn của tuyên ngôn nầy, vào: google.com.fr., chữ
khóa: Déclaration finale de la Conférence de Genève en 1954.)
Chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng
Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, CHNDTH,
VNDCCH, Lào và Cambodge trả lời miệng rằng “đồng ý”. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử
khảo luận, cuốn 5, Paris: Nxb. Nam Á 2002, tr. 2642.) Tất cả bảy phái đoàn đều
trả lời miệng chứ không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố, nghĩa là bản
tuyên bố không có chữ ký. Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái
đoàn, có tính cách dự kiến một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai ở Việt Nam,
không có chữ ký, thì chỉ có tính cách gợi ý, hướng dẫn chứ không có tính cách
cưỡng hành. Một văn kiện quốc tế không có chữ ký thì làm sao có thể bắt buộc
phải thi hành? Hơn nữa, những hiệp định với đầy đủ chữ ký mà còn bị CSVN vi
phạm trắng trợn, huống gì là bản tuyên bố không chữ ký.
Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào
hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và cũng không đồng ý bản “Tuyên bố cuối cùng
của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày
21-7-1954. Hai phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái
đoàn để minh định lập trường của chính phủ mình.
Cộng sản bịa đặt lý do để tấn công QGVN
Cộng sản BVN vi phạm hiệp định Genève, nhưng lại
bịa đặt ra hai lý do để tấn công NVN: 1) Nam Việt Nam không tôn trọng hiệp định
về việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. 2) Nam Việt Nam là tay sai
đế quốc Mỹ nên BVN quyết định chống Mỹ cứu nước.
Về lý do thứ nhứt, như trên đã viết, hiệp định
Genève không đề cập đến giải pháp chính trị tương lai cho Việt Giải pháp tổng
tuyển cử nằm trong điều 7 của bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954
về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. Bản tuyên bố nầy lại không có chữ ký
của bất cứ phái đoàn nào, nên chỉ có tính cách khuyến cáo chứ không có tính
cách bắt buộc phải thi hành.
Lý do thứ hai hoàn toàn có tính cách tưởng tượng
vì sau năm 1954, Hoa Kỳ viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam tái thiết đất nước,
ổn định cuộc sống của dân chúng sau chiến tranh, chứ Hoa Kỳ không viện trợ quân
sự, chưa đem quân vào Việt Nam.
Nếu để cho VNCH yên bình xây dựng kinh tế với sự
trợ giúp của Hoa Kỳ, thì đến một lúc nào đó chắc chắn VNCH với nền kinh tế tự
do sẽ phát triển và vượt xa VNDCCH với nền kinh tế chỉ huy theo đường lối cộng
sản.
Đó chính là điều mà VNDCCH thực sự lo lắng. Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho NVN
chẳng những khiến BVN rất quan ngại, mà sự hiện diện của người Hoa Kỳ tại NVN
còn khiến cho cả Trung Cộng chẳng yên tâm.
Lúc đó, Hoa Kỳ đang giúp Trung Hoa Dân Quốc bảo
vệ Đài Loan chống Trung Cộng. Hoa Kỳ còn giúp bảo vệ Nam Triều Tiên và Nhật
Bản, nên Trung Cộng mạnh mẽ chống đối Hoa Kỳ chẳng những tại Đông Á, mà còn chống
Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, hơn cả Liên Xô chống Hoa Kỳ. Nay người Hoa Kỳ
lại có mặt ở NVN, gần sát với Trung Cộng, nên Trung Cộng rất quan ngại cho an
ninh phía nam của chính Trung Cộng.
Hơn nữa, cho đến năm 1960 là năm BVN khởi động
chiến tranh tấn công NVN, Hoa Kỳ chỉ viện trợ kinh tế cho NVN chứ Hoa Kỳ không
đem quân vào NVN. Chỉ sau khi BVN tấn công và uy hiếp mạnh mẽ NVN, Hoa Kỳ mới
đem quân vào giúp NVN năm 1965. Vì vậy, chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” năm 1960
là hoàn toàn bịa đặt. Như thế, BVN cố tình đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”
vừa để kêu gọi lòng yêu nước của người Việt Nam vốn có tinh thần chống ngoại
xâm, vừa để xin viện trợ cộng sản quốc tế và thi hành nghĩa vụ quốc tế, như Lê
Duẫn đã từng nói “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô” (Nguyễn
Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991-2000, trả lời phỏng vấn đài BBC ngày
24-1-2013.)
Kết luận
Hiệp định Genève là hiệp định đình chỉ quân sự.
Chính thể QGVN hay VNCH tức NVN đã thi hành đúng hiệp định. Trong khi VNDCCH
liên tục vi phạm hiệp định nầy. Do tham vọng quyền lực, do chủ trương bành
trướng chủ nghĩa cộng sản và do làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, VNDCCH
mở cuộc chiến từ năm 1960, tấn công Việt Nam Cộng Hoà dưới chiêu bài thống nhất
đất nước và chống Mỹ cứu nước. Nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định Genéve xin ôn lại
điều nầy để giới trẻ trong và ngoài nước thấy rõ nguyên nhân của cuộc chiến
1960-1975, làm cho đất nước điêu tàn và khoảng 3 triệu người Việt tử vong, xuất
phát từ VNDCCH hay BVN do đảng Lao Động hay đảng Cộng Sản Việt Nam điều khiển.
Điều nầy càng làm sáng tỏ chính nghĩa của VNCH,
cương quyết chống lại CSBVN, bảo vệ nền tự do dân chủ ở NVN, chống lại sự xâm
lăng của cộng sản và sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Dầu thất bại, chính
nghĩa tự do dân chủ của VNCH vẫn luôn luôn sáng ngời và luôn luôn là mục tiêu
tối hậu mà nhân dân Việt Nam hiện đang cố gắng vươn tới.
Trần Gia Phụng
Nguyên nhân chiến tranh 1960-1975 – Trần Gia Phụng
Theo lời nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
(VNDCCH), nguyên nhân chính mà VNDCCH đưa quân tấn công Việt Nam Cộng Hòa
(VNCH) từ năm 1960 là vì VNCH không tôn trọng và không thi hành hiệp địnhGenève ngày
20-7-1954 về việc tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Bên cạnh
đó, cũng theo quan điểm của nhà nước VNDCCH, người Hoa Kỳ càng ngày có mặt càng
nhiều ở VNCH nên dân Việt Nam phải “chống Mỹ cứu nước”.
Quả thật, sau hiệp định Genève đúng
một năm, thủ tướng VNDCCH là Phạm Văn Đồng, gởi thư ngày 19-7-1955 lần đầu tiên
cho thủ tướng Quốc Gia Việt Nam (QGVN) là Ngô Đình Diệm, yêu cầu mở hội nghị
hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955 như đã quy định trong hiệp định Genève
ngày 20-7-1954, để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước.
Ngày 10-8-1955, Ngô Đình Diệm đã bác bỏ đề nghị
của Phạm Văn Đồng, dựa vào lý do rằng chính phủ QGVN không ký vào hiệp định Genève và
nhất là vì không có bằng chứng nào cho thấy VNDCCH đặt quyền lợi quốc gia
lên trên quyền lợi Quốc tế Cộng sản.
Chính thể QGVN đổi thành Việt Nam Cộng Hòa
(VNCH) vào ngày 26-10-1955. Tuy chính phủ VNCH nhiều lần từ chối, Phạm
Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957,
và 7-3-1958 để tuyên truyền với quốc tế. Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó
là tổng thống VNCH, bác bỏ đề nghị trên vào ngày 26-4-1958.
Để hiểu rõ vấn đề nầy, tốt nhất nên trở lại với
hiệp định Genève ngày 20-7-1954. Danh xưng chính thức
của hiệp định Genève là Hiệp định đình chỉ chiến sự
ở Việt Nam, nghĩa là hiệp định Genève chỉ là một hiệp
định có tính cách thuần tuý quân sự, không phải là một hòa ước, và không đưa ra
một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.
Sau khi Hiệp định đình chỉ chiến sự ở
Việt Nam và các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào và Cambodia được ký
kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp và ngày 21-7-1954 thông qua
bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở
Đông Dương”.
Bản tuyên bố gồm 13 điều, trong đó quan trọng
nhất là điều 7. Điều nầy ghi rằng: “Hội nghị tuyên bố rằng đối với
Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng
nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân
Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ
thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại
hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ
ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của
một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát
Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955
những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để
thương lượng về vấn đề đó.” (1)
Khi chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại
trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), Lào và Cambodge
(Cambodia) trả lời miệng rằng “đồng ý”. (2) Không có
phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố nầy, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ
ký. Điều đó chứng tỏ rằng những nước tham dự hội nghị không cam kết và
cũng không yêu cầu các bên liên hệ cam kết là sẽ thi hành tổng tuyển cử, nên
không yêu cầu bên nào ký vào bản tuyên bố để cam kết hay để giữ lời cam kết.
Một văn kiện quốc tế không có chữ ký thì chỉ có
tính cách gợi ý, hướng dẫn chứ không có tính cách cưỡng hành. Đây chỉ là
lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách dự kiến tương lai
Việt Nam. Hơn nữa, những hiệp định với đầy đủ chữ ký mà còn
bị vi phạm trắng trợn, huống gì là những bản tuyên bố không chữ ký.
Phái đoàn Hoa Kỳ và phái đoàn QGVN không ký vào Hiệp
định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 và cũng không đồng ý
bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở
Đông Dương” ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn Hoa Kỳ và QGVN đã đưa ra tuyên
bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của mình. Tuy nhiên,
chính phủ QGVN vẫn tôn trọng Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày
20-7-1954 và thi hành việc chia hai nước Việt Nam theo thỏa thuận quốc tế.
Ngoài ra, lúc đó, Hoa Kỳ càng ngày càng tăng
viện cho VNCH. Nhà nước VNDCCH quan ngại rằng nếu để cho VNCH yên bình
xây dựng kinh tế với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, thì đến một lúc nào đó chắc chắn
VNCH (với nền kinh tế tự do) sẽ vượt xa VNDCCH (với nền kinh tế chỉ huy theo
đường lối cộng sản). Đó chính là điều mà VNDCCH thực sự lo lắng.
Sự hiện diện của người Hoa Kỳ ở VNCH chẳng những
khiến cho VNDCCH rất quan ngại, mà cả Trung Quốc cũng không yên tâm. Trước
đây, Hoa Kỳ hậu thuẫn cho chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Hoa (QDĐTH), chống lại
đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH). Năm 1949, đảng CSTH thành công. Mao
Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung
Quốc) ngày 1-10-1949. Chính phủ QDĐTH chạy ra Đài Loan. Tuy nhiên Trung
Quốc vẫn quan ngại Hoa Kỳ yểm trợ cho QDĐTH trở lui lục địa Trung Quốc.
Trung Quốc mạnh mẽ chống đối Hoa Kỳ khắp nơi
trên thế giới, hơn cả Liên Xô chống Hoa Kỳ. Nay Hoa Kỳ lại có mặt ở miền
Nam Việt Nam, gần sát với Trung Quốc nên Trung Quốc rất quan ngại. Vì
vậy, VNDCCH đưa ra thêm chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, vừa để khích động lòng
yêu nước của dân chúng Bắc Việt chống lại VNCH, vừa để thi hành chủ trương
chống Mỹ của Trung Quốc và Liên Xô, ngõ hầu kêu gọi viện trợ của khối CSQT.
Như thế, rõ ràng các lý do “thống nhất đất nước”
và “chống Mỹ cứu nước” chỉ có tính cách biểu kiến bên ngoài, dùng làm chiêu bài
động binh, trong khi lý do thật sự được nhà nước VNDCCH che đậy chính là tham
vọng lớn lao của đảng LĐ muốn đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, mà kế hoạch
đã được đảng LĐ chuẩn bị từ trước khi ký hiệp định Genève ngày
20-7-1954.
Ghi chú:
1. Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông
Dương 1945-1973, Trình Bày: Sài Gòn 1973, tr. 53. Vì các văn bản ký
kết tại Genève được viết bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp.
2. Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận,
cuốn 5, Paris: Nxb. Nam Á 2002, tr. 2642.
--------o0o--------
Ta đánh Mỹ là đánh cho
Liên Xô, Trung Quốc
Posted on 03.02.2014 by saohomsaomai
Lời thú tội gây ra cuộc chiến nồi da xáo thịt cho dân tộc, đưa giống nòi, tổ quốc vào con đường nô lệ. Thì bây giờ ai là ngụy, ai là việt gian bán nước?
Lời thú tội gây ra cuộc chiến nồi da xáo thịt cho dân tộc, đưa giống nòi, tổ quốc vào con đường nô lệ. Thì bây giờ ai là ngụy, ai là việt gian bán nước?
Hoàng Thanh Trúc (Chinhluan) - Những ngày tháng cuối năm, theo phong tục tập quán Việt Nam, trong mọi người chúng ta, vì đạo lý tri ân (nhớ ơn) hay dành một phần tâm linh hướng về người thân đã khuất và cho những người vị quốc vong thân.
Mới đây, chắc củng trong chiều hướng ấy, hướng về người vị quốc vong thân nên ngày 18 tháng 1 năm 1974 ông CT/Nước Trương Tấn Sang đã đến xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cắt băng khánh thành một cái đền thờ xây dựng trị giá tới 5 tỷ đồng cho một nhân vật quá cố có tên Lê Duẩn cựu TBT/đảng CSVN (*) mà nói theo người xưa “trâu chết để da, người ta chết để tiếng” ông ta đã để lại cho dân tộc Việt Nam một tiếng nói bất hủ của ông là: “Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô”
Từ câu nói như quân lệnh chỉ đường ấy mà hàng triệu thanh niên hai miền Nam Bắc Việt Nam đã nằm xuống, một nửa chết vì chống lại và một nữa chết vì muốn nhuộm đỏ miền Nam theo lệnh của đảng CSVN và quốc tế CS, Liên xô và Trung Quốc.
Đền thờ trị giá 5 tỷ cho kẻ tuyên bố: “Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô”.
Hình như nhờ xương máu Việt Nam như trải đường đó mà Liên Xô từ CS/XHCN mới tiến lên được dân chủ đa nguyên, đa đảng, như phương Tây hiện nay. Còn Trung Quốc củng nhờ đó mà nới rộng lãnh thổ về phương Nam, đưa Ải Nam Quan vào viện bảo tàng và nhất là nhờ xương máu Việt Nam quét Mỹ đi nên Trung Quốc có điều kiện rảnh tay một mình một cõi “giải phóng” luôn Hoàng Sa và Biển Đông của Việt Nam!
Và chính ông ta (Lê Duẩn) củng có một sáng kiến rất thực dụng, ngoài phân xanh, phân chuồng, phân bắc, thì ông vận dụng sáng tạo thêm một thứ phân nửa là phân “người chết” để sau 30 tháng 4/1975 kết thúc chiến tranh đích thân ông ký giấy chỉ đạo lùa gần nữa triệu sĩ quan công chức chính phủ miền Nam vào rừng sâu núi thẳm “cải tạo” 1/3 số tù nhân đó thành “phân người” vùi xuống đất bón trực tiếp cho xanh cây lá.
Người dân Việt Nam muốn hỏi ngài CT/Nước Trương Tấn Sang rằng: Đó có phải là công lao to lớn “vì tổ quốc Việt Nam” hay không? Mà cái đền thờ của ông Lê Duẩn toàn là gỗ quí hảo hạng, tượng của ông ta đúc bằng đồng nặng tới hàng tấn?
Ngược lại – cũng trong ngày này (18 và 19 tháng 1) tại thủ đô Hà Nội, nhân dân thương tiếc tưởng nhớ 74 đồng bào anh em chiến sĩ miền Nam, đã anh dũng hy sinh vì chống lại quân TQ xâm lược trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Nhưng suốt 40 năm “nhà nước, đảng ta” không có lấy một bát hương tưởng niệm thì lại bị CA/AN chìm nổi đàn áp, phá đám, hành hung và khủng bố mà họ không giải thích là tại sao?.
CA/AN phá đám, ngăn cấm đồng bào tưởng niệm Liệt Sĩ Hoàng Sa.
Chắc chắn trong 180 quốc gia thuộc LHQ không có quốc gia nào (trừ duy nhất CSVN) cấm đoán công dân mình tôn vinh liệt sĩ hy sinh vì chống xâm lược.
Thưa ông CT/Nước Trương Tấn Sang! Chẳng lẽ bắn giết đày đọa đồng bào anh em mình theo lệnh CS Nga và CS Tàu, tạo điều kiện cho Tàu xâm lược là có công với Tổ Quốc. Còn nằm xuống xả thân hy sinh vì biển đảo cương thổ của cha ông lại là những tội đồ?
Chỉ vô tri vô giác như loài tôm, loài sò, thì cứt mới lộn ngược lên đầu như vậy! Thưa ngài CT/Nước.
Hoàng Thanh Trúc
-------oo0oo-------
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.
Công Ơn cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Những ai đã sống
dưới thời đệ I Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 đến năm 1963 , cần khách quan mà nhận thấy đó là thời kỳ miền Nam Việt Nam hưng thịnh nhất, đã bỏ
xa các nước Thái Lan, Mã Lai..v..v.. Sân bay Tân Sơn Nhất Saigòn thời đó đã là phi
cảng rộn rịp nhất miền đông nam Á và Saigòn đã được mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông.
Tưởng nhớ lại :
năm 1954 Thủ Tướng Diệm đã chấp chánh trong một tình thế rối ren và khó khăn nhất , nhưng
đã lấy lại được nền độc lập từ tay người Pháp mà không phải đổ
máu, đã đòan kết và thống nhất được các lực lượng vũ trang địa
phương, đánh tan được lọan quân Bình Xuyên và trở
nên vị Tổng Thống đầu tiên của nền đệ I Cộng Hòa Việt Nam, sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955.
- Người đã ổn định đời sống ấm no cho gần 1 triệu dân di
cư năm 1954-1955, mà họ đã trở nên
phồn thịnh sau này, tại
các vùng Bà rịa , Vũng Tàu , Long Thành , Cù Mi, Cái Sắn ,
Rạch Gía, Biên Hòa, Hố Nai, Long Khánh, Đà Lạt..v..v..
- Người đã sáng lập ra chính
sách dinh điền năm 1958 , thành lập 10 tỉnh mới như
Bình Tuy, Long Khánh, Quảng Đức, Phước
Thành, Phước Long, Bình Long…vv.. giúp cho gần 1 triệu dân nghèo từ các tỉnh miền Trung đi
lập nghiệp, có nhà cữa ruộng vườn phì nhiêu,
cụ thể như các dinh điền Võ Đắt, Võ Xu, Chính Tâm vùng Tánh Linh Bình Tuy.
- Mỗi dinh điền cũng như trại
định cư : khởi đầu do một tóan nông cơ có khỏang 5 chiếc
xe ủi , mất độ chừng 2-3
tháng để ủi rừng gom cây , cho mỗi gia đình có khỏang 1 mẫu tây đất trồng
. Sau đó xe ủi sẽ làm đường ngang, đường
dọc .
Trắc lượng viên sẽ cắm cọc phân lô vườn ở cho mỗi gia đình, ấn
định vị trí các nhà công sở, để các nhà thầu tới xây cất
văn phòng hành chánh , trường học 6 phòng,
trạm y tế , nhà hộ sinh , cư xá đủ cho 4 cán bộ dinh điền
, 1 y tá , 1 nữ hộ sinh , 5 giáo viên, ( mỗi
người 1 căn ), một nhà kho lớn để chứa gạo phát cho dân hàng
tháng . Các giếng nước được đào theo vị trí ấn định.
Tất cả những công trình nói trên được làm theo bản đồ đã được vẽ sẵn
do chuyênviên của Phủ
Tổng Ủy Dinh Điền đã nghiên
cứu cẩn thận , và thi hành do một Ban Dinh Điền gồm có 1 Đỉa Điểm Trưởng, 1 Phụ tá, 1 Thư Ký và 1 Quản Kho.
Sau khi các tiện nghi nói trên đã sẵn sàng, Ban Dinh Điền báo về Phủ Tổng
Ủy tại Saigòn để gửi
tới một số nhà lều vài và ván gỗ làm giường tạm, để tiếp nhận đồng bào di dân tới tạm trú, trước
khi làm xong nhà ở . Rồi Phủ TUD Điền cho chở một số di dân tới ,
từng đợt một tùy theo khả năng dung chứa của nhà lều vải, mà đợt cuối cùng là cho vừa đủ số dân đã dự trù cho mỗi
dinh điền , tùy nơi : từ
2000 người cho tới 5000 người.
Sau khi tới dinh điền, mọi người được săn sóc y tế ngay, sẵn
sàng thuốc men, giếng nước, được cấp dao, rựa, cuốc, xèng..v..v..mùng, mền, chăn, chiếu. Riêng
gạo, bột mì và tiền thì được cấp phát ít nhất là 1 năm hoặc hơn, tùy
theo hoa lợi thu hoặch, có nơi là 1
năm rưỡi, mà có nơi chỉ một năm là dư giả như dinh điền Võ Đắt vùng Tánh Linh Bình Tuy.
Đồng bào di
dân chia thành từng nhóm nhỏ để giúp nhau cất nhà bằng
cây cắt ở rừng, mái lợp bằng lá kè do nhà thầu cung
cấp . Mỗi căn nhà được TỦ. Dinh Diền cấp một số tiền . Nhà làm xong sẽ được đồng bào bắt
thăm . Sau khi ổn định nơi ăn chốn ở, đồng bào được cấp một
diện tích đất trồng cũng theo cách bắt thăm.
Ngày nay những nơi đó là những vùng giàu có với cà phê, cao su , hạt
điều, hoặc gạo lúa, như
miền Banmêthuật, vùng Đức Lập
ở tỉnh Quảng Đức, Võ Đắt ở Bình Tuy , dinh điền Cà Mau, Rạch Gía ..v.v..
- Lịch sử Việt Nam và
lịch sử thế giới chưa hề có vị lãnh tụ nào đã làm nên
những việc
thần kỳ vĩ
đại cho dân nghèo như vậy chỉ trong 9 năm cầm quyền.
- Ngòai ra, Tổng Thống Diệm đã đem lại thái bình thịnh
vượng cho đồng bào miền Nam VN.
vể mọi mặt, ưu tiên nhất là
xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, dân nghèo được chăm lo trước hết. Năm 1960 tờ Paris Match của Pháp trang bìa đã in hình Ngô đình Diệm
với chú thích : ’’
''Ngo dinh Diem l’âme de 1960 ‘’ Đặc biệt năm 1961
là năm đầu tiên và có thể là năm duy
nhất VN. có thặng dư mậu dịch .
- Cũng xin nói thêm :
* Thời kỳ đó, học sinh sinh viên từ Tiểu Học đến đại
học không hề phải đóng học phí.
Bệnh nhân vào bệnh viện cũng không hề phải đóng tiền.
* Một số đồng bào gốc Tàu Chợ Lớn tự nguyện đi dinh điền
Xóm Cạn (X), thuộc tỉnh Phước
Thành, một số
người Việt ở Gia Định cũng xin đi dinh điền ở Võ
Đắt tỉnh BÌnh Tuy : Nghĩa là thời đệ
I VNCH một số dân thành phố dãn ra vùng nông
thôn, thay vì ngày nay, dân nông thôn phải thóat
vào thành phố để mưu sinh một cách khổ cực. Vì thế, Saigòn thời đó
rất thanh thóang, êm đềm, sạch sẽ, không ồn ào đông đúc náo nhiệt như ngày nay..
(X) : Dinh điền Xóm Cạn gồm hơn 3000
dân , gồm có người Tiều , người Quảng Đông
, người Hẹ, đều là
gốc Tàu Chợ Lớn và một số người Thái Bắc Việt. Các Dinh diền Xóm Cạn, Xóm Sình, Bàu Cá Trê,
nằm phía sau đồn điền cao su Nguyễn đình Quát, khỏang giữa dường từ Tân Uyên Biên Hòa đi Phú
Giáo, quẹo phải vào độ 4km.
- Phải nói rằng : Tuyệt
đại đa số dân miền Nam thương tiếc Tổng Thống Ngô đình Diệm, chỉ có rất thiểu số cá nhân vì bất mãn, ganh tỵ, đảng phái, đòi quyền lợi chức vị hoặc
bị mua chuộc, mà hãm hại hoặc đặt đều bịa chuyện nói xấu ông Diệm.
- Những thành quả của Tổng Thống Diệm nói
trên là những chứng tích cụ thể rõ ràng vĩ đại, tòan dân tòan quốc ai ai cũng có thể
kiểm nghiệm hoặc thấy được, còn những điều bịa đặt của mấy tên vong ân bội nghĩa thì y như thằng
mù rờ đít voi, chỉ hùa nhau nói theo mà vô chứng cớ và chính họ cũng không hề biết đích xác. (
Cụ thể như tên Võ văn Sáu, chẳng hạn ). Một kẻ bịa đặt, mười người trích theo, rồi nói đó là chứng cớ, tòan là chứng cớ cuội.
- Cá nhân người viết, nguyên là Địa
diểm trưởng dinh điền 9 nơi, hồi đó chỉ có 2 vợ chồng và 2 con là 4 người , mà bây giờ cả đại gia
đình đã có 36 nhân khẩu, tức là đã gấp lên 9 lần, vậy thì 2 triệu dân di cư và dinh điền hồi đó , nay
cũng có thể nhân lên 9 lần, thành ra 18 triệu. Số người này không những thương tiếc TT. Diệm mà còn mang ơn sâu sắc đời đời TT. Ngô
đình Diệm.
- Cá nhân kẻ hèn này còn nhớ thêm một ơn sâu sắc
của cụ Diệm nữa là: Nhờ cócụ Diệm làm Thủ Tướng miền Nam năm 1954 thì kẻ hèn này
mới dám di cư vào Nam năm 1955 để hưởng cuộc đời sung sướng 20 năm tròn, với con cái học hành tử tế, lại có nơi dung thân
để sau năm 1975 có thể bay qua sống nơi miền đất hứa mà nay coi đất nước tự do này như thiên đàng
hạ giới.
Tóm lại : Nếu không có cụ Diệm, đại gia đình tôi
không được có mặt nơi miền hạnh phúc này. ( Từ thủa còn bé 1942, tôi đã thuộc lòng câu : Đày vua không Khả, Đào mả không Bài, Hại
dân không Diệm, nên
đã dám tin vào cụ Diệm mà di cư từ Nghệ Tĩnh vào miền Nam ).
Mà có thể nói được rằng, nếu không có
20 năm VNCH thì đại đa số người Việt hải ngọai đã không có cơ hội bỏ cọng sản ra đi , mà chúng ta đã bị nhốt trong nhà tù lớn
CSVN, chỉ hai năm sau hiệp Định Genève 1954 rồi.
Toronto, 10-6-2014 Nhân
Chí
Di Cư 54 - Di Tản 30.04 & Vượt Biên
sau ngày 30.04.75
Phỏng vấn Lê Đức Thọ về hiệp định Paris
Phỏng vấn chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (16/03/1981)
Lời Tuyên bố đầu hàng - Tư liệu lịch sử quý
Đại
thắng mùa Xuân năm 1975, phần 1
[Film][Tài
liệu] Mùa xuân toàn thắng - Tập 4 - Toàn thắng
FRONTLINE VIETNAM: The Battle of Khe Sanh (720p)
Chiến
trường Việt Nam - P1: Điện Biên Phủ - Sự kế thừa
BBC - Cựu Đại Sứ Bùi Diễm - Hiệp Định Paris
BBC - Dương Trung Quốc - Hiệp Định Paris
40
Năm Ngày Ký Hiệp Định Paris 27/1/1973 - 27/1/2013 - Phần 1
Những
Vấn Đề Việt Nam: 40 Năm Hiệp Định Paris - (27/1/1973 - 27/1/2013) Phần 2
Mạn Đảm Lịch Sử với ĐT Cao Văn Viên 1
30
Tháng 4 và Bài Đọc của Dương Văn Minh
Battle of Khe Sanh Vietnam War
Siege at Khe Sanh Full Documantary
MĐLS 1/10: Cao Văn Viên - Lâm Lễ Trinh
Preview by Yahoo
|
|||||||
On Friday, February 27, 2015 9:09 PM, "Tran Ho ]" > wrote:
|
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết