QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Monday, April 27, 2015

Tháng tư ở Cali


 
                                                Tháng tư ở Cali
                                                                                       Giao Chỉ, San Jose
Họp Khóa 61 năm kỷ niệm.            
Hàng năm người Việt hải ngoại vẫn nhớ ngày 30 tháng tư. Mười năm, hai mươi năm và 30 năm thường có nhiều sinh hoạt tưởng niệm. Ngày càng nhiều hơn. Năm nay là 40 năm lại nhiều tổ chức hơn nữa. Chúng tôi kỳ này suôi Nam Cali vào giữa tháng tư, xin tường thuật công tác.
Trước hết là họp khóa với anh em. Buổi trưa thứ sáu 17 tháng tư 2015 gặp nhau ăn bữa cơm Tầu. Mười một năm trước 2004 họp khóa được 70 người, cùng với gia đình và bằng hữu tổng cộng trến 500 quan khách ngồi chật cả nhà hàng. Lần này anh chị em ta chỉ còn được 20 hội viên. Kể cả hai bạn bên Thủ Đức là anh Kinh và anh Lý.
Phần quan trọng nhất là chúng tôi nghe tường trình của cháu Liêm và cháu Đoan về chuyến thăm các gia đình cùng khóa còn ở Việt Nam. Anh em ta bên ngoài góp tiền gửi quà cho các bạn bên Sài Gòn để tiếp nối sợi giây liên lạc cùng các bạn đồng khóa bao gồm cả gia đình mà người cha đã ra đi.
Đã 60 năm kể từ khi ra trường năm 1974, chúng tôi vẫn còn giữ được tình chiến hữu trong niềm hãnh diện. Khóa chúng tôi là Cương Quyết II Đà Lạt 54. Xin khoe với bà con.   
Bộ quân phục của cha tôi.  
Buổi tối phái đoàn San Jose chúng tôi tham dự dạ tiệc do ban tổ chức miền Nam ra mắt DVD đặc biệt có tên là Bộ quân phục của cha tôi.Đây là sản phẩm Dân Sinh Media do anh Phạm Phú Nam thực hiện. Trên 400 quan khách đã tham dự hết sức nhiệt tình và hình ảnh quân phục VNCH từ mọi quân binh chủng lại trở về sau 40 năm. Phần lớn các cựu quân nhân đều được khích lệ mặc quân phục cùng với đầy đủ cấp bậc và huy chương huy hiệu.
Bộ DVD được giới thiệu và cũng được phát hành lần đầu tiên ngay tại buổi dạ tiệc trong tình nghĩa quân dân và huynh đệ chi binh. Chương trình văn nghệ đặc biệt với những bài ca dành cho những người lính ngày nay hầu hết đã trở thành cao niên nhưng vẫn nhớ về kỷ niệm của một thời chinh chiến. Trên sân khấu tràn ngập lời ca và hình ảnh của Anh tiền tuyến, Em hậu phương.
Sau 40 năm dâu bể, bài ca và câu chuyện đời lính vẫn còn lại trong lòng mọi người...
Chương trình Ra Mắt Sách.                 
Ngày thứ bẩy 18 tháng 4-2015 tại hội trường của Việt báo, chúng tôi tổ chức ra mắt 2 tuyển tập đầu tiên trong loạt sách với tựa đề là Giao Chỉ Văn tuyển 2015. Sau đây là bài tường thuật của Việt Báo và của Người Việt tại miền Nam.                                                                           
WESTMINSTER (VB) -- Buổi ra mắt Giao Chỉ Văn Tuyển 2015 cuốn số 1 và cuốn số 2 tại Quận Cam đã thành công mỹ mãn. Hội Trường Việt Báo đã trở thành nơi hội ngộ ấm cúng giữa những người cầm bút và những cựu chiến binh một thời của quân đội VNCH.
Nhiều thân hữu từ nơi xa cũng tớí tham dự, người từ xa nhất là bà Mary Chi Ray từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn tới. Gần nhất là 2 người sáng lập Việt Báo: nhà thơ Trần Dạ Từ, nhà văn Nhã Ca ...
Trong các chiến hữu trong Quân Lực VNCH tới tham dự có trung tướng Nguyễn Bảo Trị, GS Nguyễn Xuân Vinh, cựu Trung Tá hải quân Trần Văn Sơn (tức nhà bình luận Trần Bình Nam), cựu đạị tá Lê Khắc Lý, cựu đạị tá Đỗ Kiểm, Chuẩn tướng Trần quốc Lịch, trung tá Ngô lê Tĩnh, nhẩy dù. Đại tá Phạm văn Chung, TQLC và nhiều vị khác.
Sau lễ chào quốc kỳ và quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, và 1 phút mặc niệm, ông Phạm Phú Nam, một viên chức của Hội IRCC và gíam đốc Dân Sinh Media giới thiệu tổng quát về 2 tuyển tập và tác giả.
Ông Nam nói rằng ông đã làm việc ở IRCC hơn 20 năm, có cơ duyên gần với nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, người viết hơn 700 bài viết, có bài bị chỉ trích dữ dội, nhưng cũng có rất nhiều người email tới ủng hộ.
blank
Một ảnh lưu niệm.
Ông Nam nói sơ lược về 2 tuyển tập: - Đi Không Ai Tìm Xác Rơi, tác giả Phạm Kha kể lại cuộc đi tìm xác anh rể rớt phi cơ sau gần 40 năm, tìm được xác anh vẫn ngồi trong cabin chúi sâu dưới mặt đất 15 mét, vẫn còn đồng hồ đeo tay, giấy tờ, di vật.Tuyển tập này còn có 5 câu chuyện về cuộc đời các nữ lưu Việt Nam trong chiến tranh. - Ba Mươi Tháng Tư, Lúc Đó Bác ở Đâu, ghi từ một phụ nữ gọi cú phone gọi về cho nhà văn Vũ Văn Lộc nói rằng vào ngày 30-4-1975 cô đi nhận xác chồng ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, và hỏi, “Lúc Đó Bác ở Đâu?”

Ông Phạm Phú Nam cũng nhắc nhở thêm về 4 bộ DVD, nói rằng Việt Cộng đã xóa sổ lịch sử Miền Nam, và các DVD này là chứng tích cho lịch sử: Thư Hùng Nam Bắc, Bộ Quân Phục Cuả Cha Tôi, Chuyến Hải Hành Cuối Cùng, Bình Long Anh Dũng…Ông Nam cho biết dù làm DVD là tốn tiền, nhưng biết nhiều bác cao niên chỉ có tiền già ít ỏi, nên cứ tự nhiên cầm về xem, Và nếu IRCC bán đươc 2 cuốn sách của nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, sẽ có tiền để in những cuốn kế tiếp, cho nên nếu các bác thấy sách hay, DVD hay, xin nói giùm người khác gửi tiền về mua, giúp IRCC in thêm sách, làm thêm DVD.

Nữ tài tử Kiều Chinh được mời phát biểu, đã nói rằng nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đã ghi lại đươc hình ảnh thân phận phụ nữ trong chiến tranh. Bà nói, 2 cuốn sách này cần có trong mọi tủ sách gia đình để cho thế hệ sau đọc, vì chúng ta đã trải đi qua, nhưng những gì chúng ta làm sẽ để lại cho đời sau hiểu.
blank
Nhà văn Vũ Văn Lộc và nữ tài tử Kiều Chinh.
Bà Mary Chi Ray đươc mời lên nói chuyện. Bà nguyên là Phó Tổng Giám Đốc Sở Định Cư Tỵ Nạn Liên Bang, và rồi giữ chức Ủy viên trong Cơ Quan Liên Bang về Kinh Doanh tiểu thương (US Small Business Administration) 2010-2015. Bà Chi Ray kể rằng bà giữ chức Phó Tổng Giám Đốc Định Cư Tỵ Nạn, nên quen với nhà văn Vũ Văn Lộc, bà yểm trợ Hội IRCC từ hơn hai thập niên trước. Bà nói những việc làm của ông Vũ Văn Lộc là hy hữu, cần hỗ trợ, bản thân ông làm việc không ngừng cho cộng đồng, đã dựng được Bảo Tàng Viện VN, cũng như giúp Thương Phế Binh VNCH.
Ông Phạm Phú Nam giới thiệu GS Nguyễn Xuân Vinh, nhưng người thay ông Vinh lên nói chuyện là phu nhân ông Vinh, tức bà Phiến Đan. Bà nói rằng bố Phiến Đan học cùng khóa với chú Vũ Văn Lộc, và bản thân bà khi còn bên Úc đã tìm đọc say mê tất cả những gì chú Vũ Văn Lộc viết vì đó chính là nỗi đau, là vết thương của người lính VNCH.
blank
Bà Mary Chi Ray.

Đạo diễn Đỗ Tiến Đức được mời lên nói chuyện, rằng nói về ông Lộc là cần nhiều giờ, viết cả ngàn trang chưa hết, rằng là đàn ông, nhưng Vũ Văn Lộc lại ung thư vú, khi giải phẫu may nhờ y khoa Mỹ tốt mới sống sót, rằng ông Lộc dám bán nhà để trích 200,000 đôla ra làm Viện Bảo Tàng VN rồi lui về một căn mobile home. Ông Lộc  viết 700 bài báo hay tuyệt vời sao vẫn chưa dịch ra ngoại ngữ cho quốc tế đọc.

Hải quân Đại tá Đỗ Kiểm kể rằng ông biết Vũ Văn Lộc và cả trung tướng Nguyễn Bảo Trị đang ngồi phía sau. Rằng Vũ Văn Lộc đa tài đa năng, và bây giờ những tác phẩm của ông cần được ủng hộ, nên rủ nhau mua về cho cả gia đình đọc về một thời cuộc chiến.

Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc lên kể rằng ông viết nhiều, bây giờ nhìn lại có 50% đúng và 50% sai, ông sẽ gom lại 50% đúng để in thành sách, dự kiến trung bình mỗi năm viết lại 10 cuốn sách.
Bây giờ đợt này là in 2 cuốn này, khi bán xong sẽ có tiền in 8 cuốn kế tiếp.

Ông nói về nội dung 2 cuốn Văn Tuyển 1, và Văn Tuyển 2.
Ông nói, chúng ta thua vì Miền Bắc đánh toàn lực, 100%. Năm 1972, Miền Bắc đóng cửa tất cả các trường đaị học và trung học, đẩy con nít 15, 16 tuổi ra trận.Khi bị bắt ở trận Quảng Trị, có nhiều em bé Bắc Kỳ mới vào, chưa được huấn luyện, trong khi Miền Nam chỉ đánh trận với 25% sức lực, cho đến tháng tư 75
trong Chợ Lớn vẫn ánh đèn màu khiêu vũ…
Thêm nữa, lính VNCH quá tốt với dân, nên khi lui quân, dân chúng rủ nhau chạy theo, thế là ưu điểm được dân thương mến hóa ra là khuyết điểm bị cản trở tác chiến.
Độc giả tìm mua, xin liên lạc:IRCC & Viet Museum Email:
giaochi12@gmail.com
Bài viết Phan tấn Hải, Việt báo.

Tiếng cười giòn trong ngày ra mắt sách của nhà văn Giao Chỉ
Sunday, April 19, 2015 3:48:49 PM - Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) - Phải nói ngay rằng “Đi, không ai tìm xác rơi” và “Lúc đó bác ở đâu?” - hai quyển sách mới được giới thiệu của nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc không phải là truyện để đọc mua vui, đọc để giải trí.




Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc trong buổi ra mắt hai quyển “Đi, không ai tìm xác rơi”
và “Lúc đó bác ở đâu?” vào trưa Thứ Bảy, 18 Tháng Tư tại Little Saigon.
                                                                                                   (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Thế nhưng, trước khi độc giả cảm thấy lòng mình chùng lại, ngậm ngùi, rơi nước mắt khi lần giở từng trang sách mỏng thì các diễn giả và đặc biệt là tác giả đã làm cho cả khán phòng ra mắt sách phải bật lên những tràng cười rộn rã bởi những nhận xét, những câu chuyện ngộ nghĩnh liên quan đến nhà văn Giao Chỉ và liên quan đến chuyện phải làm sao bán được sách.
Buổi ra mắt hai quyển sách đầu tiên trong dự định sẽ ra mắt 10 tác phẩm trong năm nay của nhà văn Giao Chỉ được tổ chức vào trưa Thứ Bảy, 18 Tháng Tư tại hội trường Việt Báo, bắt đầu sớm hơn giờ ghi trên thư mời... 5 phút. Đây có thể xem là một “hiện tượng lạ” trong các sinh hoạt cộng đồng Việt Nam nói chung, và cũng có thể xem như ban tổ chức đang góp phần làm nên những bước đột phá cho sự đúng giờ trong tất cả các sinh hoạt của người Việt tại hải ngoại về sau. Nữ tài tử Kiều Chinh, bà Phiến Đan, vợ giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, đạo diễn Đỗ Tiến Đức, cựu Giám đốc nha điện ảnh VNCH, cựu Hải quân Đại tá Đỗ Kiểm là những diễn giả góp mặt trong buổi ra mắt “Đi, không ai tìm xác rơi” và “Lúc đó bác ở đâu?”
Nếu bà Phiến Đan cho rằng “Mỗi chữ ông viết ra không phải hư cấu mà rất rất tự nhiên” thì cựu Hải Quân Đại Tá Đỗ Kiểm nhận xét, “Giao Chỉ là nhà văn đa tài đa năng. Bàng bạc trong các bài viết của anh cho thấy một con người thật thà với chính mình và thật thà với chính công việc mình làm. Và tính cách đó làm cho nhiều người thích mà cũng có nhiều người ghét. Nhưng anh là người có tình với đất nước.”
Nếu tài tử Kiều Chinh cho rằng, “Mỗi gia đình nên có những quyển sách này để lại cho đời sau” thì đạo diễn Đỗ Tiến Đức, cựu giám đốc nha điện ảnh VNCH đề nghị “Chuyển ngữ những tác phẩm đọc ra nước mắt của ông sang tiếng Anh ngữ để người nước ngoài cũng có thể đọc được những câu chuyện như thế này.”
“Đi, không ai tìm xác rơi” là câu chuyện về người em vợ đi tìm xác anh rể là phi công gẫy cánh tại miền Đông Nam phần. Bao gồm cả 5 chuyện về những quả phụ VNCH trong ngày 30 Tháng Tư 1975.




Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc ký sách tặng độc giả trong buổi ra mắt hai quyển
“Đi, không ai tìm xác rơi” và “Lúc đó bác ở đâu?” tại Little Saigon.
                                                                                             (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

“Lúc đó bác ở đâu?” là tất cả các bài viết về “quý niên trưởng” của tác giả liên quan đến ngày quốc hận Tháng Tư cách đây 40 năm, “từ Đại tướng Minh, Đại tướng Viên, Đại tướng Khiêm, Đại tướng Khánh, Trung tướng Thiệu, Thiếu tướng Kỳ cho đến các nhân vật khác.”
Trong phần tâm tình của tác giả cùng khán giả tham dự, nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đã làm tất cả cùng bật cười rộn rã bằng sự dí dỏm, tự nhiên, không màu mè, khách sáo của ông.
Từ việc ông cám ơn những lời khen tặng mà các diễn giả dành cho ông, đến việc 10 quyển sách ông ra mắt trong năm nay đều được dành tặng hết cho vợ ông, “dù không ghi vào trong sách,” từ chuyện ông kể về cô thợ may ở Long Xuyên ngày nào không thèm lấy ông vì ông chỉ là thiếu úy, để ông phải xuống Rạch Giá lấy được người chịu làm vợ thiếu úy, hay chuyện ông đã mang “nguyên hồ than thở” về nhà, để từ đó ông đã “có thể thành Phật dưới trần gian”... đã mang lại một không khí vui nhộn, thân tình, nhẹ nhàng cho một buổi ra mắt sách.
Rồi, như nhà văn Giao Chỉ nói, “Tôi bắt chước đúng kiểu ra mắt sách của Mỹ là tác giả sẽ giở sách ra để đọc vài trang cho độc giả nghe. Giờ tôi kể cho mọi người nghe.” Và ông bắt đầu kể những câu chuyện mà ông ghi nhận lại trong tác phẩm của mình, “Để nhiều người vì tình mua sách về mà không đọc cũng có thể biết trong đó tôi viết gì.”
Không chỉ vậy, cả việc giới thiệu về nội dung sách của ông cũng khác hẳn.
“Tôi viết nhiều, 50% đúng, 50% sai. Trong 40 năm qua, viết được bao nhiêu lấy lại tất cả những cái đúng làm thành sách. Trong năm nay sẽ ra 10 cuốn sách lấy những tài liệu viết từ những năm trước để in. Thành ra tôi sẽ thành tác giả mà 1 năm có 10 cuốn sách, đó là điều ghê gớm nhưng cũng là ăn gian vì lấy tài liệu từ trước in lại.” Ông nói tỉnh như không.
Nhà văn tiếp tục, “Tôi bỏ được 50% sai, tất cả chỗ sai đều bỏ đi được, dù rằng giờ vẫn còn sai. 10 cuốn ra trong năm nay, 2 cuốn ra rồi, còn lại 8 cuốn. Nhưng phải bán được 2 cuốn này thì mới in 8 cuốn kia.”
Và “Giờ đến phần quan trọng nhất, hàng họ của chúng tôi là hay nhất! Không có cách nào hay hơn.” Giới thiệu về tác phẩm của mình như thế, không ai mà không bật cười, và, người nghe sẽ phải dừng bước tại bàn bán sách để mua ngay những tác phẩm “hay nhất” của Giao Chỉ Vũ Văn Lộc.
Cũng trong buổi này, DVD Bộ Quân Phục của Cha Tôi, Chuyến Hải Hành Cuối Cùng, Bình Long Anh Dũng do ông Phạm Phú Nam, hiện là giám đốc Dân Sinh Media thực hiện, cũng được giới thiệu đến mọi người có mặt.
Như ông Nam nhận xét, “Chỉ riêng tựa đề của DVD đã nói lên ý nghĩa của tình gia đình các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa.” Những ai muốn có bộ DVD này có thể liên lạc theo số điện thoại (562) 857-4525, (562) 857-4525 hoặc (714) 336-0694, (714) 336-0694.
Trong thư mời tham dự buổi ra mắt “Đi, không ai tìm xác rơi” và “Lúc đó bác ở đâu?” nhà văn Giao Chỉ viết, “Chương trình ra mắt sách sẽ không có văn nghệ giúp vui. Không có những diễn tiến phức tạp. Không có tiếp tân cao lương mỹ vị, chỉ có chén rượu nhạt, một chút bánh trái hương hoa và rất nhiều tình cảm.” Quả thực, buổi ra mắt sách đã diễn ra như thế, rất nhiều tình cảm.
Độc giả muốn mua sách có thể liên lạc thư về địa chỉ :
                 3017 Oakbridge Dr. San Jose, CA. 95121 hoặc email: giaochi12@gmail.com.

                                                                                                ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List