MỘT SỐ VỤ VIỆT CỘNG
THẢM SÁT TẬP THỂ DÂN LÀNH VÔ TỘI
LS.Lê Duy San
Kể từ khi Việt Minh (tức Việt Cộng) cướp
được chính quyền vào ngày 19/8/1945 tới nay, bọn Việt Cộng đã giết tới cả chục
triệu dân Việt Nam. Giết người có tội hay chống đối chúng đã đành, chúng còn
giết cả người vô tội, cả người không hề chống đối chúng. Đối với chúng, “Thà
giết lầm, dù giết lầm cả trăm, cả ngàn người vô tội, còn hơn thả lầm một người
có tội”. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ trong suốt cuộc chiến Việt Nam, bọn
Việt Cộng đã thực hiện không biết là bao nhiêu cuộc thảm sát tập thể những người
dân Việt Nam hiền lành vô tội. Dưới đây chỉ là mấy vụ thảm sát tập thể điển
hình mà người viết được biết.
Vụ
thảm sát 1: Vụ thảm sát tín đồ Cao Đài tại Quảng Ngãi.
Ngay sau khi Việt Minh, tức Việt Cộng sau
này, cướp được chính quyền của Thủ Tướng Trần Trọng Kim vào ngày
19/8/1945, chúng đã thực hiện nhiều vụ tàn sát tập thể các dân lành tại nhiều xã thuộc các huyện Bình Sơn, Đức Phổ,
Mộ Đức, Nghĩa Hành trong tỉnh Quảng Ngãi. Tổng cộng số người bị Việt Minh giết
lên đến gần 3,000 người, đa số là tin đồ Cao Đài. Theo Giáo Hữu Ngọc Sách Thanh
tại Hoa Kỳ trình bày chi tiết trước Ủy Hội Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vào
tháng 4/1999 thì có vùng người dân “bị giết hết cả già trẻ lớn bé mà mồ chôn
tập thể cùng khắp các miền quê…”. Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có bảng liệt kê
danh tánh các nạn nhân lên đến con số 2,791 người. Danh sách này cũng được ghi
nơi Đài Tưởng Niệm thiết lập từ năm 1956 tại Quảng Ngãi. Sau năm 1975 chính
quyền cộng sản đã cho triệt hạ phá bỏ hết tất cả mọi dấu tích đi. Luật sư Đoàn
Thanh Liêm cho biết đồ tể khét tiếng trong vụ thảm sát này tên là Đặng Bửu sau
này giữ chức vụ hiệu trưởng Trường Chính Trị Nguyễn Ái Quốc ở Hà nội.
Vụ thảm sát 2: Tàn sát cả ngàn người
trong vụ “ Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa”
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của
đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những
cán bộ thanh toán món nợ máu. Các đảng viên CS được thả về từ nhà tù, được khôi
phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, cũng liền tìm đến ngay các đồng chí đã vu
cáo họ để trả thù. Họ đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng
con đã bị giết oan uổng, tài sản đã bị cưỡng đoạt bất hợp pháp và đòi quyền
được di chuyển tự do vào Nam như đã ghi trong Hiệp định Geneve 1954.
Cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu 13-11-1956-(Nghệ An)
Vụ dân chúng nổi dậy lớn nhất là vụ
“Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” ở Nghệ An vào đầu tháng 11/1956. Theo Cẩm
Ninh, tác giả bài “ Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” thì đây là “Một cuộc đấu tranh đẫm
máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính
sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của
người dân.”
Toàn
thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung,
Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức
Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách
cai trị tàn ác của chế độ CSVN.
Ngày
10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường
để bàn thảo về những ngày tới. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội
chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải
tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra.
Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã
đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị
động đất. Rồi 30,000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của
CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tự. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã
đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên.
Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình
vĩ đại với sự tham gia của gần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã
được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:
Anh đi giết giặc lập công,
Con
thơ em gửi mẹ bồng
Ðể
theo anh ra tiền tuyến,
Tiêu
diệt đảng cờ Hồng
Ngày
mai giải phóng,
Tha
hồ ta bế ta bồng con ta.
Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh
cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa vào baovây. Và Ngày
14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu
diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Con số thương vong bị Việt Cộng
dấu kín, nhưng theo những người dân Qùynh Lưu còn sống sót cho biết thì số
người bị giết ít nhất cũng cả ngàn người và số người bị bắt cho đi tù ít nhất
cũng trên 6,000 người.
Vụ thảm sát 3: Vụ thảm sát dân làng Dak
Son.
Dak Son thuộc thị xã Phước Long, tỉnh Sông
Bé. Là một ngôi làng mới được dựng lên bởi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho
khoảng 800 đồng bào dân tộc miền núi sau khi họ đã vượt thoát từ những vùng cao
nguyên bị kiểm soát hoặc khủng bố bởi những đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt.
Đúng vào ngày này 05/12/1967, một vụ thảm
sát kinh hoàng đã xảy ra tại khu làng Dak Son. Sau khi đã chiếm được làng, đoàn
quân man rợ này đã hò hét và ra lệnh phải thiêu hủy toàn bộ làng Dak Son.
Những
vòi lửa phóng ra đã đốt cháy nhà cửa kể cả những ai đang trốn hoặc không kịp chạy
khỏi nhà. Một số người sống sót chạy xuống hầm để trốn thì bị chết vì
ngộp thở. Một số nhà chưa cháy thì bị phá sập bởi lựu đạn. Khi đã
hết nhiên liệu phóng lửa thì CSBV bắt đầu dùng tới súng để tàn sát. Chúng
tìm được 160 người còn sống và bắt ra khỏi hầm rồi xử tử tại chỗ 60 người.
Khoảng 100 người còn lại chúng bắt theo vô rừng.
Tổng
cộng 252 dân làng đã bị giết trong cuộc tàn sát này, đa số là đàn bà và trẻ em.
Vụ thảm sát 4: Vụ thảm sát năm Mậu Thân
1968 tại Huế.
Sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968,
lợi dụng hưu chiến trong dịp Tết Nguyên Đán, Quân đội Cộng Sản Hà Nội và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, con đẻ của Cộng Sản
Hà Nội đã bất thình lình tấn công tại nhiều thành phốcủa miền Nam Việt Nam,
trong đó có Sài Gòn và Huế. Chúng chiếm được Huế và tưởng là đã “giải
phóng” vĩnh viễn được thành phố này nên Lực Lượng Cách Mạng Huế cùng với
Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình của Lê văn Hảo đã họp hội nghị để thành lập
một Chính Quyền Cách Mạng, với mục đích tổ chức việc quản trị thành phố và
chuẩn bị chống lại sữ phản công của quân đội VNCH. Ngày 15 tháng 2 năm 1968 Ủy
Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên Huế được thành lập và Lê Văn Hảo đảm nhiệm
chức vụ chủ tịch.”
Sau khi Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng
Thừa Thiên Huế được thành lập, chúng ra thông cáo yêu cầu tất cả các
quân cán chính của chính quyền VNCH phải ra trình diện rồi bắt giữ họ. Chúng
cho những tên cộng sản nằm vùng như anh em Hòang Phủ Ngọc Tường, Hòang Phủ Ngọc
Phan, Nguyễn Đắc Xuân v.v…đi lùng bắt những người trốn tránh không chịu ra
trình diện và những người chúng nghi là thành phần “phản động. Nhiều người bị
giết ngay tại nhà, trước ngõ hoặc trên đường phố và được chúng chôn ngay tại
chỗ.
Việt Cộng tập trung đồng bào Huế để tìm
bắt quân nhân và công chức VNCH
Trong 28 ngày chiếm giữ Huế, bọn Việt
Cộng (bộ đội Bắc Việt và quân đội Gỉai Phóng Miền Nam) ngày nào cũng đi lùng
bắt giết các quân nhân VNCH nghỉ phép về nhà ăn Tết và viên chức của VNCH.
Những người dân thường không theo chúng, chúng cũng bắt và giam giữ tại nhiều
nơi khác nhau. Số người bị bắt giam vào khỏang gần 10,000 người.
Khi
quân đội VNCH phản công và tái chiếm thành phố Huế, để dễ dàng và an tòan cho
cuộc rút lui, chúng đã bắt những người dân mà chúng đang giam giữ, đào những
hầm hố lớn, nói là, nói là để làm hầm trú ẩn. Đào xong, chúng xả súng bắn vào
họ rồi lấp đất chon họ luôn. Nhiều người chưa chết, chúng
cũng chôn luôn.
Một hầm chôn tập thể ở Huế được
khai quật
Sau khi quân đội VNCH tái chiếm được Huế,
do sự chỉ dẫn của dân chúng, người ta đã khám phá được gần 100 hầm hố chôn
người. Có hố chôn 5, 3 người, có hố chôn một vài chục người. Còn hầm thì chôn
ít nhất cũng có cả trăm người. Tổng cộng số xác chết vào khỏang hơn 5,000
người, chưa kể hơn 2,000 người mất tích (7). Nhiều nạn nhân bị trói hai tay và
bị bắn vào đầu. Có thể nói đây là vụ người dân VN bị Việt Cộng tàn sát tàn bạo
và dã man nhất trong cuộc chiến Việt Nam (1955-1975)
Vụ thảm sát 5: Vụ thảm sát dân làng
Dục Đức tại Đà Nẵng.
Làng Dục Đức nằm vị trí khoảng 20 dặm về
phía tây nam Đà Nẵng, là một trong những khu vực mất an ninh nhất trong chiến
tranh Việt Nam . Các làng trong khu vực này luôn bị tấn công bởi bộ đôi chính
quy Bắc Việt và Việt Cộng khủng bố nên đã được lính Mỹ bảo vệ.
Vào tháng 8 năm 1970, khi những người
lính Mỹ cuối cùng đã rời làng Dục Đức. Bảy tháng sau đó vào ngày 28 tháng 3 năm
1971, hai trung đoàn bộ đội cộng sản Bắc Việt đã tấn công tàn sát, giết chết cả
100 dân làng gồm đàn ông, phụ nữ, trẻ em, làm bị thương hơn 150 người và đốt
cháy khoảng 800 ngôi nhà.
Làng Dục Đức sau ngày 31/3/71
Vụ
thảm sát 6: Vụ thảm sát ở ấp Tân Lập, tỉnh Long Khánh.
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, một một trận
chiến ác liệt đã xẩy ra tại thị xã Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh.
Sau khi biết chắc chắn đơn vị cuối cùng
của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18 Bộ Binh đã triệt
thoái khỏi trận địa, các đơn vị của Sư đoàn 341 Việt Cộng thuộc Quân đoàn IV
của Tướng Hoàng Cầm, được lệnh tiến vào tiếp thu các làng xã từ đèo Mẹ Bồng
Con, dọc theo QL.1 đến Ngã Ba Cua Heo, cửa ngõ đi vào Thị xã Xuân Lộc từ hướng
Tây.
Mặc dù rất thận trọng trong lúc tiến quân
tiến vào xã Tân Lập, chúng đã vướng phải mìn claymore do các chiến sĩ nghĩa
quân gài. Mìn nổ đã làm cho một số cán binh cộng sản chết và bị thương. Chúng
tức giận, đã bắn B40, B41 rồi bắn AK 47 xối xả vào đám dân làng đang ra đứng
trước nhà để "hoan hô bộ đội giải phóng". Tên chỉ huy ra lệnh lùa dân
làng tập trung tại một bãi đất trống. Chúng bắt để tay trên đầu, nằm úp mặt
xuống mặt đất rồi ra lệnh nổ súng giết hết.
Những người còn sống, chúng dùng
lưỡi lê đâm chém cho đến chết mới thôi. Con số tử vong đếm được trên 183 nạn
nhân. Tất cả được lùa xuống hố và chôn tập thể. Hiện nay mồ chôn tập thể đó vẫn
còn tồn tại tại xã Tân Lập, Quận Xuân Lộc, Tỉnh Long Khánh.
Vụ thảm sát 7: Vụ thảm sát dân làng Ba
Chúc, tỉnh An Giang.
Vào tháng 4/1978, hơn 3,157 dân làng Ba
Chúc thuộc tỉnh An Giang đã bị Việt Cộng thảm sát dã man, tàn bạo và khủng
khiếp hơn cả vụ thảm sát đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968.
Theo ông Nguyễn Vĩnh Long Hồ thì
“Nạn nhân gồm cả đàn bà, trẻ con Việt Nam lẫn Cam Bốt bị thảm sát tại các CHÙA,
TRƯỜNG HỌC tại làng Ba Chúc cách biên giới VIỆT - MIÊN khoảng 7 cây số và chỉ
trong vòng một đêm 18 tháng 4 năm 1978. Cái dã man và vô nhân đạo của bọn Lãnh
đạo Đảng CSVN là đã đem những bộ hài cốt của những nạn nhân do chúng thảm sát,
đem trưng bày trong các hộp kính để gây ảo giác căm thù giữa hai dân tộc VIỆT
NAM – KAMPUCHEA”.
“Sau khi phối kiểm và
phân tách “Câu chuyện làng BA CHÚC ở biên giới MIÊN - VIỆT” của ông HOÀNG QUÝ
(mạng lenduong. net ngày 5/02/2004), chi tiết về cụm nhà mồ BA CHÚC kể trên và
thơ tố cáo của ông TRẦN H. Một điểm trùng hợp rất quan trọng là ông TRẦN H, và
ông HOÀNG QUÝ đều xác nhận là tất cả nạn nhân đều bị thảm sát tại CHÙA VÀ
TRƯỜNG HỌC .
Ông TRẦN H. viết: “... CSVN đưa sư đoàn
30 CSBV án ngữ dầy đặc dọc biên giới Miên Việt tỉnh Châu Đốc cũ. Chiều đến thì
bọn cán bộ và bộ đội Cộng sản bắt dân vào CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC ngủ để chúng bảo
vệ. Nửa đêm, dân ngủ mê, chúng giả bộ đội Miên tấn công vào chùa và trường học
bằng lựu đạn, cổng ngoài khóa chặc. Sau đó, chúng nổi lửa đốt sạch làm hằng
ngàn dân vô tội phải chết oan uổn dưới bàn tay vô thần của CSVN.
Nhứt là tại
làng Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, có trên 3.000 người bị chúng
viết tập thể. Nay chúng cho xây một ngôi nhà kiến để chứa đống xương vô định
chất cao bằng đầu...”
Sọ dân làng Ba Chúc
Tại sao bọn CSVN lại thảm sát tập thể dân
làng Ba Chúc ?
Cũng theo ông Nguyễn Vĩnh Long Hồ thì “Trước năm 1975, có ai đặt
chân lần đầu đến Ba Chúc dưới chân làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia
núi Dài, đều ngạc nhiên trước hết là nhìn đâu đâu cũng thấy chùa và đa số chùa
nào cũng giữ theo truyền thống là tường xây bằng gạch nhưng mái lợp lá.
Riêng
tại làng Ba Chúc có khoảng 15.000 tín đồ Bửu Sơn kỳ Hương thờ vị Giáo Tổ Đức
Phật Thầy Tây An, lấy giáo lý PGHH do Đức Huỳnh Giáo Chủ đề xướng: Tứ Ân, Bát
Nhẫn và tám Điều Răn của Đức Thầy để tu thân.
Điều nầy chúng minh dã tâm của
bọn CSVN vừa tiêu diệt tín đồ PGHH, vừa đốt luôn các chùa chiền, nơi tín đồ
PGHH thờ phượng đấng thiêng liêng, rồi đổ tội diệt chủng cho bọn Khmer Đỏ đã
biến mất về phía bên kia biên giới, thế là xong!
Những việc giết người tập thể
là sách lược của bọn CSVN, có tính toán tinh vi và được thực hiện từng bước
theo kế hoạch được dàn dựng hẳn hoi. Đây là độc chiêu “nhất tiển hạ song điêu”
của bọn CSVN”.
Trên đây chỉ là bẩy vụ điển hình mà Việt
Cộng đã thảm sát tập thể dân lành vô tội. Thực ra thì trong suốt thời gian
chiến tranh Việt Nam có cả hàng trăm vụ thảm sát tập thể tương tự nhưng đã được
bọn Việt Cộng che dấu rất kỹ. Tội ác của bọn chúng đã gây ra cho dân tộc Việt
Nam là những tội ác tầy đình, “trời không dung, đất không tha”, dù có cho voi
giày, ngựa xé cũng chưa xứng.
LS .Lê Duy San
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết