QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Monday, October 3, 2016

Bài tường thuật Dạ Hội Kỷ Niệm 40 năm IRCC và 10 năm Viet Museum

 

IRCC_LOGO1.png
Bài tường thuật Dạ Hội Kỷ Niệm 40 năm IRCC và 10 năm Viet Museum
                                                                                                Giao Chỉ, San Jose

  
giao-chi-dem-trung-thu-san-jose-2-.jpggiao-chi-dem-trung-thu-san-jose-3-.jpg


Chân thành cáo lỗi

Dạ hội IRCC Gala vừa xong, về nhà mở máy đã nhận được lời chúc mừng đầu tiên của cô Kiều Chinh. Tiếp theo là một số bạn cao niên bốn phương khen ngợi.  

Sáng nay dạy sớm và công việc đầu tiên là viết lời cảm tạ và cáo lỗi. Trong bất cứ tổ chức nào, chúng ta vẫn có ít nhiều sơ xuất. Riêng chúng tôi đây là lần đầu tiên tổ chức trong khu vườn San Jose History Park với những điều kiện eo hẹp, lại họp mặt ban đêm, giới hạn rất nhiều chuyện nên không thể tránh được những điều rất đáng tiếc. Khiếm khuyết xin kể ra như sau.

Buổi tối được quảng bá là dạ tiệc Gala nhưng thực ra chỉ là một chương trinh Picnic ban đêm. Trời tranh sáng tranh tối. Mở đầu thì còn nắng, chốc lát đã tối đen. Địa thế sân cỏ gập ghềnh. Đã có một vài quan khách chợt té. Khung cảnh không phải là một rạp hát nên nhiều chỗ không thấy những diễn tiến trên sân khấu. Việc xếp chỗ thiếu chu đáo, quan khách phải chờ đợi mà trong lòng không vui. Sau cùng là chuyện rất nhỏ nhưng hết sức quan trọng: đó là phương tiện vệ sinh dã chiến không đủ tiện nghi nhất là sau bữa ăn chiều vui vẻ của trên 400 quan khách.

Image result for Các phái đoàn phương xa về dự Dạ Hội IRCC GalaImage result for Các phái đoàn phương xa về dự Dạ Hội IRCC Gala
Các phái đoàn phương xa về dự Dạ Hội IRCC Gala

Đó là những sai lầm rất tổng quát. Còn đi vào chi tiết thì trong lòng các thân hữu, chắc rằng ai cũng có điều bất tiện riêng tư. Có ông bà bạn giận chúng tôi vì cái nhà vệ sinh dã chiến tối om nên bỏ về vội vã. Bà nói với chồng, cái anh chàng bạn cố tri của ông, hắn còn định tổ chức kỷ niệm 50 năm ở ngoài công viên. Mười năm nữa mà còn làm như thế này, vì tình chiến hữu ông đi một mình. Cho tôi ở nhà. Ông bạn bước đi rất chậm, mà nói cũng rất chậm. Ông nói với vợ: " sao bà lạc quan vậy. Mười năm nữa thằng cha Ai Ci Ci này biết chúng ta ở đâu mà mời."
Đúng như vậy, chuyện 50 năm còn mịt mùng xa thẳm. Kỷ niệm 40 năm là phải 40 lần xin lỗi. Thôi thì, mọi chuyện rồi cũng qua đi. Xin bỏ qua cho.

Giấc mơ thầm kín.   
                                                             
Thực vậy, với các bạn già chúng ta đã qua tuổi 80, thôi thì ân tình đành hẹn kiếp sau. Tuy nhiên, trước hết xin thành thật kể tất cả những điều thầm kín mà ban tổ chức chúng tôi muốn thực hiện. Và chúng tôi đã đạt được.

Trước hết là đã có cơ hội bước vào khu vườn lịch sử San Jose từ 10 năm trước. Nhận ngôi nhà hoang sơ, lạnh lẽo. Hư hỏng từ mái nhà, trần nhà, cầu thang, sàn nhà và cả dưới hầm. Ngôi nhà gần 200 năm tuổi được thành phố di chuyển từ đường Almaden vào đây hy vọng làm viện bảo tàng Ý đại Lợi.  Nhưng người dân gốc Ý không muốn nhận lại biệt thự Victoria xưa cũ tàn tạ.
Chúng tôi liều mạng nhận lãnh để ôm của nợ, xây dựng viện bảo tàng từ tro tàn. Đặt tên là bảo tàng Thuyền nhân và Việt Nam Công Hòa. Sau 10 năm với nhiều khó khăn đau thương vất vả. Cố đem quá khứ huy hoàng để gửi cho tương lai vĩnh cửu. Chợt gần đến một ngày thấy rằng cái viện bảo tàng thân yêu và duy nhất trên thế giới, tương lai sẽ ra sao. Hơn một lần, ở lại Việt Museum ban đêm, thắp sáng cả ngôi nhà rực rỡ huy hoàng. Mong rằng có người tri kỷ cùng nhìn thấy. Lại lo ngại rằng, bảo tàng nằm trên đất công thổ của thành phố, mai nầy ta không còn nữa, ai sẽ tiếp tục bảo quản lâu dài. Làm sao có thể trông cậy vào tổ chức, cá nhân hay cả cộng đồng nào vào nhận trách nhiệm.
 Image result for Quan khách thăm Viet Museum

Quan khách thăm Viet Museum

Theo gương các công trình của các sắc dân khác tại địa phương thí dụ cụ thể như khu vườn Nhật bên cạnh. Hội công viên Nhật bỏ cuộc sau khi để lại khu vườn Nhật vô cùng đặc sắc. Dù muốn hay không, thành phố San Jose phải nhận lãnh và tiếp tục bảo toàn. Hàng năm tổn phí cả trăm ngàn mỹ kim. Vì vậy, giữa đêm trung thu nhân dịp kỷ niệm 40 năm IRCC và 10 năm Museum, chúng ta hân hạnh có ông thị trưởng San Jose và 3 nghị viện cùng đứng lên ca ngợi sự hiện diện của ngôi nhà lịch sử. Một khế ước chính trị bất thành văn đã được thực hiện giữa thành phố và một cơ quan. Cùng trên diễn đàn đêm kỷ niệm. Ông chủ tịch giám sát và bà giám sát viên Santa Clara County đều xác nhận sự hiện diện của lịch sử cộng đồng Việt qua Việt Museum. Lên đến cấp lập pháp của liên bang, bà dân biểu chủ tọa nhân danh nhân dân Hoa Kỳ để tuyên dương thành quả của Viện Bảo tàng.

Image result for Các phái đoàn phương xa về dự Dạ Hội IRCC Gala
Viet Museum trong đêm Trung Thu 2016

Thưa các bạn.
Đây là bản khế ước giữa chính quyền và chúng ta đã được thành lập. Những hình ảnh được ghi lại đôi khi có giá trị hơn cả giấy tờ cam kết. Khung thời gian của Viet Museum là di sản 100 năm ngắn ngủi (1945-2045) về giai đoạn bỏ nước ra đi nằm khiêm tốn trong 4 ngàn năm lịch sử của người Việt. Vâng, đúng như vậy. Quý vị đã cùng chúng tôi sống trong một khoảng thời gian hết sức quan trọng. Quý vị đã làm nhân chứng cho việc chấp nhận viện bảo tàng Viet Museum khiêm tốn bước vào khu vườn lịch sử San Jose, nơi được gọi là kinh đô điện tử của thế giới từ thế kỷ 20 qua 21.. Chuyện nhỏ mà diễn dịch thành vĩ đại cũng là công việc chẳng khó khăn. Đúng sai tuy người nhận định. Phần chúng tôi, ước mơ thầm kín đã đạt được.

Những tuyên dương nưa thế kỷ.                                                    
Đã trải qua 40 năm làm việc với cơ quan IRCC tại miền Bắc CA. Nếu có cơ hội đề nghị sự tuyên dương của giới chức lập pháp liên bang Hoa Kỳ, chắc hẳn quý vị sẽ có nhiều ý kiến đặc biệt. Phần chúng tôi, với nhận định riêng, và do sự tin cậy ân tình qua bà dân biểu Zoe Lofgren, chúng tôi đề nghị 4 trường hợp.                                   
Asia/SBTN và nhạc sĩ Trúc Hồ.                                                
Trong biết bao năm qua, cá nhân tôi hết sức xúc động về những hoạt động của tổ chức Asia và sau này thêm SBTN. Các bạn chúng tôi ở cùng lớp tuổi như ông nhạc sĩ Anh Bằng, tôi xa Hà Nội năm lên 18 chưa từng biết yêu. Đó là tâm sự của tác giả hay là tâm sự của chính chúng tôi. Ông giáo sư triết Trầm Tử Thiêng, người lên xe buồn suốt toa dài. Rồi của cậu út Việt Dzũng gửi quà về cho quê hương. Cậu Út đi rồi để lại cho chúng tôi hai đôi nạng treo vĩnh tiễn trong viện bảo tàng. Rồi đến Nam Lộc, người lính văn nghệ của Sư đoàn 5 và Quân đoàn III. Trong quân đội, anh chiến đấu bằng lời ca tiếng nhạc, qua đất lưu vong lại tiếp tục chiến đấu bằng tiếng nhạc lời ca.
Sau cùng, với Asia và SBTN chúng tôi phải nói đến Trúc Hồ.
Khi chúng tôi khởi sự xây dựng cộng đồng tại địa phương, anh bạn trẻ còn lưu lạc vượt biên đường bộ trên đất Miên đất Thái. Ngày nay với Asia và SBTN, Trúc Hồ đã xây dựng lại cả một hệ thống đấu tranh của Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị và bộ Dân Vận Chiêu Hồi.
Những bản hùng ca, những màn trình diễn trên sân khấu và hệ thông tin tức của SBTN đã làm cho trái tim già Giao Chỉ rung động biết chừng nào. Hát nữa đi em. Hát cho người nằm xuống từ lâu. Hát cho người vừa nằm xuống và hát cho những tấm thân mỏi mệt nhưng mãi mãi còn trông cậy vào tình chiến hữu với những bài ca bất hủ.
Thành tích lớn lao nhất là ASIA và SBTN với 10 kỳ giúp chương trình Cám Ơn Người Thương Binh VNCH hết sức thành công về vật chất lẫn tinh thần. Chiến dịch không những nêu cao tình nghĩa chiến hữu mà còn nuôi dưỡng tấm lòng người Việt hải ngoại đối với anh em ta ở lại quê nhà. Chúng tôi chọn Asia/SBTN để quốc hội Hoa Kỳ tuyên dương. Cô Diệu Quyên, phu nhân của Trúc Hồ đại diện cho tổ chức lên nhận lãnh. Cô đã nói lời hết sức cảm động để tiếp nhận ân tình của mọi người.                                                 
VAF và Nguyễn Đạc Thành.                                                          
Tổ chức thứ hai chúng tôi đề nghị nhận phần vinh danh cao quý là cơ quan VAF do ông Nguyễn Đạc Thành sáng lập.
Sau ngày cộng sản thôn tính miền Nam, hàng trăm ngàn quân dân cán chính đã bị lùa vào trại tập trung cải tạo. Thiếu tá thiết giáp, Nguyễn đạc Thành đã trải qua nhiều trại tại miền rừng núi Bắc Việt. Ông đã cùng chiến hữu chôn cất anh em. Khi được tha về ông đã ghi dấu các ngôi mộ chiến hữu nằm lại giữa trời hiu quạnh biên giới xa xôi. Bác Thành thề nguyền sẽ có ngày trở lại. Sau này hàng ngàn anh em cựu tù đã trở về. Đã vượt biên, đã HO, đã đoàn tụ. Tất cả đã xây dựng lại cuộc đời, đã xây dựng gia đình đã lập hội và sinh hoạt trong tình thân hữu. Riêng bác Thành, và chỉ riêng ông, hết sức cô đơn luôn nghĩ tới lời thề nguyền năm xưa. Ông trở về. Trong 20 năm dài ông đã giúp các gia đình tìm kiếm, tảo mộ  đem gần hết những di hài chiến hữu trở về miền Nam.
Trong quân đội có câu thành ngữ hết sức cảm động: Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè. Ai còn nhớ hay ai đã quên? Chẳng biết. Nhưng riêng ông già Tây Ninh Nguyễn Đạc Thành đã làm trọn lời tâm nguyện suốt đời.
Ngày nay ông tiếp tục với con đường bảo toàn Nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Cùng với các tổ chức, cá nhân trên khắp năm châu bốn biển, chúng ta đã hoàn tất được gần 1 phần 2 các ngôi mộ trong số hơn 10 ngàn tử sĩ còn lại trên nghĩa trang xưa.
Vào cuối năm nay, chương trình chặt cây, xây dựng lại hệ thống thoát nước và những con đường chính sẽ được xúc tiến. Điều quan trọng hơn cả là chính quyền Hoa Kỳ, qua bộ ngoại giao và bộ quốc phòng đều có hồ sơ và đặt mối quan tâm và dự án trùng tu nghĩa trang của VNCH tai Biên Hòa. Nước Hoa Kỳ, quê hương mới của chúng ta đã dần dần chấp nhận dân ty nạn 75, thuyền nhân 85, đoàn tụ và con lai 95, ngày nay đã chính thức nghĩ đến những người chiến sĩ đồng minh Việt Nam đã nằm xuống trong cuộc binh đao của thời kỳ 54-75. Con đường đó, bác Nguyễn Đạc Thành đã cùng chúng tôi đồng hành từ rất lâu. Con đường đó với gian khổ trước mặt và những viên đạn khốn nạn của kẻ nội thù bắn theo ở phía sau lưng. Còn đứng lên được là còn phải lên đường. Bản tuyên dương cao quý dành cho VAF nhưng ông Thành đang ở xa không về được nên đã được chiến hữu Đỗ Hữu Nhơn, Cựu Trung Tá Lực Lượng Đặc Biệt, đại diện tổ chức Vietnamese American Foundation VAF nhận lãnh.
VOICE và Trịnh Hội.                                                                             
Tổ chức thứ ba được tuyên dương là một cơ quan thiện nguyện của các luật sư trẻ Việt Nam hoạt động tại các quốc gia Đông Nam Á giúp cho dân tỵ nạn có cơ hội định cư tại các nước tự do sau khi đợi chờ mòn mỏi trong các trại tạm cư. Đã có những gia đình đợi chờ trong khoảng thời gian gần như tuyệt vọng trên 10 năm đến 20 năm.
Nhiệm vụ hiện nay của VOICE hướng về việc huấn luyện cho một thế hệ mới trên con đường sinh hoạt dân chủ và nhân quyền. Hai đoàn viên rất trẻ của VOICE tại San Jose đã đại diện cho tổ chức lên nhận lãnh bảng tuyên dương do bà dân biểu trao tặng. Với tư cách là người trực tiếp điều hành cơ quan thiện nguyện về di dân tại Hoa Kỳ, chúng tôi phải bày tỏ lòng kính phục với Trịnh Hội và các đoàn viên của VOICE.
Chín cơ quan thiện nguyện danh tiếng Hoa Kỳ không hề quan tâm đến những người tỵ nạn bị bỏ quên tại Phi, tại Thái và nhiều nơi khác sau khi các trại chính thức đóng cửa 1995. Hàng trăm cơ quan dịch vụ tỵ nạn do người Việt lãnh đạo như IRCC chúng tôi cũng không có khả năng và nỗ lực để giúp đỡ các trường hợp đợi chờ tuyệt vọng của đồng hương. Voice và Trịnh Hội đã là những tia hy vọng cuối cùng. Các luật sư trẻ tuổi của VOICE xứng đáng để thế hệ cha anh đặt vào đó niềm tin của tương lai dân tộc.
Hồi ký của một gia đình.                                                                 
Cuộc đời của 2 phóng viên chiến trường Dương Phục và Vũ Thanh Thủy là cả nỗi đoạn trường chung của dân tộc. Hai vợ chồng cùng là phóng viên chiến trường trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Có mặt trên các chiến dịch khắp 4 Vùng chiến thuật. Lập gia đình, tiếp tục công tác. Đến 30 tháng tư, chồng đi tù, vợ tiếp tế và lập kế hoạch cho chồng trốn trại. Chồng bị tra tấn và biệt giam. Rồi trốn trại thành công đến lượt vợ bị tù. Tiếp theo là chuyện vượt biên để rơi vào thảm kịch hải tặc tuyệt vọng và kinh hoàng trên hoang đạo. Sau cùng tất cả được giải thoát và ngày nay toàn gia lập nghiệp thành công tại Hoa Kỳ.
Câu chuyện của anh chị qua cuốn hồi ký viết chung có đầy đủ ý nghĩa tương đồng với danh hiệu của Việt Museum nên chúng tôi đã chọn tác phẩm là cuốn sách của năm 2016 dành cho thư viện của viện bảo tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hoà. Bà dân biểu đã hân hoan trao bảng tuyên dương cho anh chị. Trong tâm tình vô cùng xúc động, anh chị đã tiếp nhận bản tuyên dương vinh dự của quốc hội Hoa Kỳ.
Với 4 trường hợp chúng tôi đề nghị, dưới trời trung thu đêm 10 tháng 9-2016, trong vườn lịch sử San Jose, bốn lần tuyên dương được ghi nhận. Xin một lần thông báo cho quý vị trong tình thân hữu. Trong cộng đồng của chúng ta, còn rất nhiều cá nhân và tổ chức, cùng làm những công việc khác nhau mưu cầu hạnh phúc cho đồng hương dù là trong nước hay hải ngoại. Cùng tranh đấu cho dân quyền và dân chủ. Chúng ta không cùng chung một cơ quan, không thuộc về một tổ chức nhưng cùng đi một con đường. Con đường đi tìm dân chủ cho quê huong. Con đường đi tìm công lý cho dân tộc. Chúng ta chia xẻ nỗi nhọc nhằn vất vả chúng ta không quên bày tỏ sự khích lệ anh em. Đó là lý tưởng hay chính là chân lý.                       
(Xin xem tiếp bài tường thuật phần hai, kỳ sau gồm các tiết mục như sau: Những tà áo dài lịch sử, văn nghệ của các em Thái Bình Nhạc Viện, Sự hiện diện của các chiến binh Hoa Kỳ gốc Việt và lá cờ Vàng từ chiến trường A Phú Hãn, và nhạc cảnh Em tan trường về.)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393
       
Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.
Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121.
Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

9 comments:

  1. Wow that was unusual. I just wrote an incredibly long comment but after I clicked submit
    my comment didn't appear. Grrrr... well I'm not writing all that over again. Regardless,
    just wanted to say wonderful blog!

    ReplyDelete
  2. Fantastic site you have here but I was curious about if you
    knew of any discussion boards that cover the same topics
    discussed here? I'd really love to be a part of online
    community where I can get feedback from other knowledgeable individuals that share the same interest.

    If you have any recommendations, please let
    me know. Many thanks!

    ReplyDelete
  3. Hey, I think your site might be having browser compatibility
    issues. When I look at your website in Safari, it looks fine
    but when opening in Internet Explorer, it has some overlapping.
    I just wanted to give you a quick heads up!
    Other then that, great blog!

    ReplyDelete
  4. whoah this blog is wonderful i love studying your
    posts. Stay up the great work! You recognize, a lot of people are hunting
    round for this info, you could help them greatly.

    ReplyDelete
  5. Awesome! Its actually awesome piece of writing, I have got much clear idea regarding from this post.

    ReplyDelete
  6. I'm curious to find out what blog platform you happen to be utilizing?
    I'm experiencing some minor security issues with my latest website and I'd like
    to find something more safeguarded. Do you have any recommendations?

    ReplyDelete
  7. Howdy! I know this is kinda off topic but I was wondering which blog platform are you using for this website?
    I'm getting sick and tired of Wordpress because I've had problems with
    hackers and I'm looking at alternatives for another platform.
    I would be fantastic if you could point me in the direction of a good platform.

    ReplyDelete
  8. each time i used to read smaller posts which as well clear
    their motive, and that is also happening with this post which I am reading
    at this place.

    ReplyDelete
  9. Hurrah, that's what I was seeking for, what a data! existing here at this web site, thanks admin of this
    web site.

    ReplyDelete

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List