QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, October 8, 2016

Bộ sách Cuộc Chiến Bí Mật "Giải Trình Hồ Sơ Mật" sắp phát hành trong nay mai Cuộc Chiến Bí Mật Chống Hà Nội (1956-1972)






Bộ sách Cuộc Chiến Bí Mật "Giải Trình Hồ Sơ Mật" sắp phát hành trong nay mai

Cuộc Chiến Bí Mật Chống Hà Nội (1956-1972)

The Networks of Chiến Sĩ Vô Danh Việt Nam Groups

Thursday, October 6, 2016

CHIẾN SỬ (HÀNH QUÂN ĐẶC BIỆT) MACV 1968


      BỘ TƯ LỆNH
BỘ CHỈ HUY QUÂN VIỆN HOA KỲ, VIỆT NAM
ĐOÀN NGHIÊN CỨU QUAN SÁT
APO SAN FRANCISCO 96222
MACSOG                                                                   7 Tháng Ba 1969
Về Việc: Chuyển Phụ Bản F, 1968 Chiến Sử (U)
(Phần bị xóa)
Vì lý do bảo mật, số cơ quan được gửi đến rất giới hạn.
Sidney Gritz
Đại Tá Lục Quân
Phụ tá Đại Tướng


PHỤ BẢN F (HÀNH QUÂN ĐẶC BIỆT) MACV 1968

1. TỔNG QUÁT
a. Phụ bản này cung cấp chi tiết về các hoạt động của đơn vị SOG (Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát) cơ quan MACV (MACSOG) trong năm 1968. Các chương trình (Hành Quân 34A, 35,…) cùng các hoạt động được bao gồm trong phụ bản này.
b. Năm (Khói Lửa) 1968 được đánh dấu bằng nhu cầu (hành quân) gia tăng, cải tiến thủ tục, phát triển thêm quan niệm mới, theo dõi chặt chẽ hơn, giới hạn một vài chương trình, nới rộng hoặc bỏ giới hạn trong các chương trình khác của đơn vị SOG. Những chương trình chống lại chính quyền miền Bắc (NVN), Quân Đội Bắc Việt (NVA) và Việt Cộng (VC) trên đất Lào và Cambodia, và yểm trợ các đơn vị trong miền Nam Việt Nam (năm 1968, đơn vị SOG / Nha Kỹ Thuật chuyển hướng hành quân một phần về nội điạ, yểm trợ cho các đơn vị bạn - Tết Mậu Thân). Việc yểm trợ cho các đơn vị bạn gia tăng, lệnh hành quân từ các bộ chỉ huy cấp cao (vùng chiến thuật).
c. Nội bộ đơn vị SOG được tái tổ chức, xây đựng thêm căn cứ, gia tăng kỹ thuật (hành quân, hoạt động), quân dụng, vũ khí mới sẽ làm tăng hiệu năng hành quân của các toán biệt kích SOG.

2. NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ cho Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát, cơ quan MACV được liệt kê dưới đây:
a. Đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tư lệnh cơ quan MACV và tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, đơn vị SOG sẽ cố vấn, huấn luyện và yểm trợ lực lượng đối tác (Nha Kỹ Thuật VNCH) trong các hoạt động chiến tranh ngoại lệ, tâm lý chiến ở trong và ngoài miền Nam Việt Nam.

b. MACSOG sẽ soạn thảo kế hoạch cho các hoạt động chiến tranh ngoại lệ trong những chương trình đã có sẵn của Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á châu. (Đặc Nhiệm Hỗn Hợp Chiến Tranh Ngoại Lệ, Đông Nam Á).

Nhiệm vụ này dựa trên công điện COMUSMACV Msg TSLD 37284 / 2102292 Tháng Mười năm 1965, được tư lệnh Thái Bình Dương chấp thuận bằng công điện CINCPAC Msg 182128Z tháng Mười Một năm 1965.

3. TỔ CHỨC
a. Bộ chỉ huy đơn vị SOG bắt đầu hoạt động năm 1968 với Bảng Phân Phối Hỗn Hợp (JTD) ngày 30 tháng Mười năm 1967. Được chấp thuận số nhân viên gồm 155 sĩ quan, 251 binh sĩ và 10 dân chính, tổng cộng 416 người. Ngày 15 tháng Tám 1968, 44 quân nhân Phi Đoàn Số 1 thuyên chuyển từ MACSOG JTD qua Đệ Thất Không Lực (7th Air Force), và đặt trực thuộc đơn vị SOG. Ngày 3 tháng Mười 1968, cơ quan MACV ra lệnh giảm bớt 11 quân nhân. Đến cuối năm, đơn vị SOG có tất cả 361 nhân viên gồm: 125 sĩ quan, 226 binh sĩ và 10 nhân viên dân chính.
b. Chỉ huy trưởng đơn vị SOG ra lệnh tái tổ chức bộ chỉ huy trong tháng Chín, xác định vai trò rõ ràng cho các phòng, ban, và nhân viên. Tổ chức mới có hiệu lực kể từ ngày 7 tháng Mười Hai.

4. CẤP CHỈ HUY
Đại Tá John K. Singlaub, 037040, USA chỉ huy đơn vị SOG từ ngày 14 tháng Năm 1966 đến 3 tháng Tám 1968. Đại Tá Singlaub được thay thế bởi Đại Tá Stephen E. Cavanaugh Jr., 036485, USA.

5. QUẢN TRỊ NHÂN VIÊN
Nỗ lực chính yếu cho năm 1968, thiết lập đơn vị hành chánh cho bộ chỉ huy SOG, bao gồm tất cả mọi điều lệ trong việc quản trị nhân viên. Huấn luyện nhân viên mới, gia tăng hiệu qủa quản lý giấy tờ cho bộ chỉ huy.


6. TÌNH BÁO
Trong suốt năm 1968, nhu cầu tin tức tình báo cho đơn vị SOG hoạt động, phổ biến, cao hơn so với những năm trước. Điều này làm cho phòng Tình Báo làm việc nhiều hơn để cung cấp số lượng tin tức tình báo cao và bảo đảm giá trị của nguồn tin tình báo. Phòng tình báo phát triển kỹ thuật mới để gia tăng số lượng, rút ngắn thời gian giải đoán tin báo cho các hoạt động của đơn vị SOG (các toán biệt kích).

7. CHƯƠNG TRÌNH FOOTBOY
a. Hành Quân Biệt Hải – Plowman
(1) Một trăm bốn mươi (140) chuyến hành quân Plowman hoàn tất trong năm 1968, các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc Việt Nam. Bao gồm ngăn chặn, bắt sống tù binh, phá hoại khu vực bờ biển. Hành quân biệt hải ngăn chặn (MINT) tiếp tục đem lại hiệu qủa số tầu của địch bị đánh chìm (bị xóa).
(2 & 3 bị xóa)
(2) Trong năm, số tầu PTF tăng lên 11 chiếc, làm tăng khả năng hành quân biệt hải bất cứ lúc nào (around the clock). Hành quân bẩy ngày trong tuần là mục tiêu cho năm 1968, khi thời tiết thích hợp. Mục tiêu này đạt được.
(3) Sáu chuyến hành quân đặc biệt, tấn công từ biển vào bờ được thực hiện trong năm 1968. Cấy chỉ huy cao hơn ra lệnh giới hạn các hoạt động cho các toán biệt kích, biệt hải, giảm bớt đe dọa cho miền Bắc Việt Nam. Ngày 1 tháng Mười Một, mọi chuyến hành quân Plowman chấm dứt theo quyết định của Tổng Thống Hoa Kỳ.
(Phần bị xóa)
(4) (bị xóa)


8. HÀNH QUÂN VƯỢT BIÊN (LÀO, CAMBODIA)
a. Hành Quân Prairie Fire (PF). Tiếp tục trên đất Lào suốt năm 1968, mặc dầu một số lượng lớn hành quân đã chuyển hướng về nội điạ miền Nam để yểm trợ các vùng chiến thuật. Tổng quát số chuyến hành quân xâm nhập đã tăng gấp đôi năm 1967, tuy nhiên số chuyến hành quân “vượt biên” chỉ tăng 16%. Quan niệm “Lùng, Xác Định Vị Trí, Tiêu Diệt, Theo Dõi” (SLAM) tiếp tục được xử dụng trong năm 1968. Toán biệt kích Nha Kỹ Thuật (Lôi Hổ) xâm nhập vào khu vực, tìm kiếm, xác định vị trí đơn vị, căn cứ của địch cho trung đội Khai Thác (Hatchet Force) được trực thăng đưa vào phá hủy. Sau đó toán biệt kích âm thầm nằm lại theo dõi… các hoạt động của địch trong khu vực.

b. Hành Quân Daniel Boone (DB). Các chuyến hành quân xâm nhập tiếp tục qua hết năm 1968. Vài giới hạn được bỏ, tăng thêm phương tiện nên số chuyến hành quân Daniel Boone tăng gấp đôi (100%). Để đáp ứng nhu cầu chiến thuật trong dịp Tết Mậu Thân, 57% số lượng hành quân Daniel Boone chuyển hướng về nội điạ miền Nam. Đến cuối tháng Chín, tình hình trong miền Nam tạm yên, hành quân Daniel Boone quay trở lại phần đất Cambodia đến 95%. Các toán biệt kích Lôi Hổ đem về tin tức, quân đội Bắc Việt gia tăng sự hiện diện trên đất Miên, và xây dựng các căn cứ dọc theo đường biên giới Việt-Miên.

9. KHÔNG TRỢ
a. Phòng Không Yểm (Chương trình 32, OP-32) phối hợp, cung cấp nhu cầu không trợ cho các hoạt động tác chiến của đơn vị SOG (Biệt Hải) [Chương trình Footboy] nơi vùng biển miền Bắc, biệt danh MIDRIFF, và không vận yểm trợ theo thời khóa biểu các hoạt động của đơn vị SOG trong vùng Đông Nam Á. Phòng này cũng phối hợp với Đệ Thất Không Lực Hoa Kỳ (7 Air Force) yểm trợ hành quân Prairie Fire (Lào), Daniel Boone (Cambodia).
b. MIDRIFF. Các hoạt động trong chương trình Footboy.
c. Prairie Fire / Daniel Boone. Các chuyến hành quân qua Lào và Cambodia thực hiện trung bình mỗi tháng hơn 49 phi vụ. Các hoạt động yểm trợ này bao gồm 28 chuyến chở quân biệt kích xâm nhập, 20 phi vụ trực thăng võ trang yểm trợ mỗi ngày trong suốt năm.
d. Không Vận. Trong năm 1968, chương trình 32 (Không Yểm) thực hiện theo thời khóa biểu, phối hợp việc chuyên chở 8.888.447 pounds hàng hóa quân dụng thường và bí mật, 40.915 hành khách. Việc này đòi hỏi thực hiện 4.895 phi vụ, 6.348.5 giờ bay, gồm bốn vận tải cơ C-130, bốn C-123 thuộc phi đoàn Air Operation Group, đóng trong phi trường Nha Trang, Nam Việt Nam và hai phi cơ thuê hợp đồng với China Airlines của Đài Loan (Taiwan).

10. LIÊN LẠC
Ba sĩ quan liên lạc làm việc cho đơn vị SOG. Một sĩ quan giữ liên lạc thường xuyên với Nha Kỹ Thuật, hai sĩ quan còn lại làm việc với Quân Đoàn I và II VNCH, giữ liên lạc giữa đơn vị SOG và hai quân đoàn VNCH, Các trung tâm hành quân, đơn vị lớn trong vùng trách nhiệm, và giữa các bộ phận thuộc đơn vị SOG.

11. TIẾP VẬN
Các hoạt động tiếp vận trong năm 1968, chủ yếu phát triển thủ tục, thêm nhiệm vụ để phục vụ các hoạt động của đơn vị SOG. Đến cuối năm, phòng Tiếp Vận tái tổ chức do nhu cầu tăng trưởng, các hoạt động của đơn vị SOG gia tăng.


12. TÀI CHÁNH
Ngày 21 tháng Mười 1968, phòng Tài Chánh  ra khỏi phòng tiếp vận (độc lập). Trong quarter thứ hai (tam cá nguyệt) năm 1969, ngân khoản hàng năm của đơn vị SOG bị giảm 25% từ 525.000 xuống 394.000. Ngân khoản bí mật nhận được trong nửa năm 1969 là 14.777.000

13. KẾ HOẠCH
Phòng Kế Hoạch làm việc suốt năm 1968, soạn thảo, cung cấp các kế hoạch hiện tại, ngắn hạn, dài hạn cho đơn vị SOG và các hoạt động chiến tranh ngoại lệ, cũng như lấy ý kiến của cấp chỉ huy cao hơn. Soạn thảo chương trình “Hậu Chiến”, những mục tiêu cho phần còn lại trong năm.


14. TRUYỀN TIN
Vấn đề truyền tin, thông tin, liên lạc gia tăng nhiều trong năm 1968 để yểm trợ sự thành lập các toán biệt kích STRATA (Đoàn 11) ở Đà Nẵng, căn cứ tiền phương cho Biệt Hải (NAD) ở Phan Thiết. Một chương trình huấn luyện cho nhân viên truyền tin đơn vị SOG về mật hiệu để vấn đề truyền tin được an ninh.
15. TRUNG TÂM PHỐI HỢP THÂU HỒI NHÂN MẠNG (JPRC)
a. Trung Tâm Phối Hợp Thâu Hồi Nhân Mạng (JPRC, Chương Trình 80, OP-80) có nhiệm vụ cung cấp khả năng (của cơ quan MACV) cho các hoạt động thâu hồi nhân mạng. Trung tâm thực hiện 45 chuyến trong năm 1968.
(Phần bị xóa)
b. Ngoài ra trung tâm tham dự những chuyến hành quân cấp cứu tù binh trốn thoát đang lẩn trốn, bao gồm:
(bị xóa) và thường xuyên thuyết trình cho các phi hành đoàn, Hải, Lục, Không Quân về khả năng, nhiệm vụ của Trung Tâm Phối Hợp Thâu Hồi Nhân Mạng (JPRC).
c. (bị xóa) và hổ trợ cho chương trình này với các hoạt động tâm lý chiến.



 

PHỤ BẢN I

HÀNH CHÁNH NHÂN VIÊN

1. TỔNG QUÁT

Phòng Hành Chánh Nhân Viên làm nhiệm vụ Phòng 1 (G-1), và phụ tá việc tổ chức, do đó phòng có nhiệm vụ phối hợp và phòng nhân viên đặc biệt.

2. NHIỆM VỤ

a. Cố vấn, phụ giúp chỉ huy trưởng đơn vị SOG vấn đề hành chánh nhân viên.

b. Phổ biến thủ tục quản trị nhân viên theo lệnh của các bộ chỉ huy cao cấp, thi hành, bổ sung nhân viên đơn vị SOG, thủ tục hành chánh.

c. Trách nhiệm về nhân viên, phối hợp các nhiệm vụ quản lý trong đơn vị SOG. Mọi vấn đề vê nhân viên, bao gồm tuyển mộ, thuyên chuyển, bổ nhiệm.

d. Điều hành, phối hợp các hoạt động các ban, ngành trực thuộc về quản trị nhân viên, các đơn vị trực thuộc đơn vị SOG.

e. Giữ liên lạc với các cơ quan, đơn vị Hoa Kỳ khác về vấn đề nhân viên.

3. TỔ CHỨC

Phòng Hành Chánh Nhân Viên có hai ban trực thuộc: Ban Dịch Vụ Nhân Viên và Ban Dịch Vụ Hành Chánh. Ngày 31 tháng Mười Hai 1968, phòng có 19 nhân viên gồm 4 sĩ quan và 15 binh sĩ.

4. THÀNH QUẢ

a. Trong năm 1968, phòng Hành Chánh Nhân Viên xây dựng chương trình quản lý hành chánh cho bộ chỉ huy SOG, nhấn mạnh “làm thế nào” chỉ dẫn cho tất cả mọi nhân viên, quân nhân phục vụ đơn vị SOG.

b. Phòng cũng cải tiến việc giấy tờ, soạn văn thư, mẫu đơn quân đội (đi / đến), phép tắc. Ngoài ra còn những bản báo cáo thành tích, khả năng của sĩ quan phục vụ trong đơn vị SOG.

c. Phòng cũng xem xét lại các văn thư cũ, để điều chỉnh, bổ sung, phát hành cuốn cẩm nang cho nhân viên, quân nhân trong đơn vị.

d. Phòng được trang bị thêm dụng cụ văn phòng mới, máy photocopy Xerox 914, để làm việc nhanh chóng dễ dàng hơn.

5. NHÂN VIÊN

Một danh sách sĩ quan giữ chức vụ quan trọng, thời gian phục vụ đến năm 1968 có trong bảng TAB B.

 


  PHỤ BẢN II

TÌNH BÁO

1. TỔNG QUÁT

a. Mục tiêu phòng tình báo SOG đặt ra cho năm 1968 là tiếp tục phát triển về số lượng cũng như phẩm chất những tin tình báo các toán biệt kích Nha Kỹ Thuật Lôi Hổ đem về. Ngoài ra, phòng tình báo thâu thập tin tức từ các cơ quan khác, giải đoán nhanh chóng, cung cấp cho các toán biệt kích làm nhiệm vụ.

b. Với quan niệm làm việc mới, phòng tình báo hoàn thiện những kỹ thuật sản xuất tin tức tình báo đã có sẵn. Ban thẩm định mục tiêu phối hợp việc thâu thập, phổ biến tin tức tình báo theo nhu cầu của các bộ phận. Tiếp tục cải tiến việc nghiên cứu không ảnh để yểm trợ cho các toán biệt kích. Luôn thử nghiệm kỹ thuật mới để áp dụng trong ngành tình báo.


2. NHIỆM VỤ

Nhiệm vụ căn bản cho phòng tình báo là thâu thập, phối hợp và cung cấp tin tức cho các hoạt động của đơn vị MACSOG. Bao gồm các nhiệm vụ dưới đây:

a. Cố vấn vị chỉ huy trưởng SOG về những tin tức tình báo, tóm tắt việc nghiên cứu, phỏng đoán về những nguồn tin thâu thập được.

b. Sửa soạn tài liệu hướng dẫn, thủ tục lấy tin tức, xử dụng tin tức tình báo cho đơn vị SOG, cũng như phổ biến đến các cơ quan bạn.

c. Cố vấn vị chỉ huy trưởng về vấn đề an ninh và sửa soạn những lệnh cần thiết.

d. Điều hành những việc liên quan đến hoạt động tình báo, các ban ngành trực thuộc đơn vị SOG.

e. Giữ liên lạc với các cơ quan bạn, đơn vị quân đội về vấn đề tình báo.

f. Bảo đảm các hoạt động được chú ý quan trọng về việc thâu thập tin tức tình báo để yểm trợ, phối hợp với những cơ quan tình báo Hoa Kỳ.


3. TỔ CHỨC

Tại thời điểm cuối năm 1968, phòng tình báo chia ra làm bốn ban, 35 nhân viên:

a. Ban Hoạt Động: Ban này có năm tiểu ban: Nghiên Cứu Lào (các tin tức tình báo liên quan đến hành quân Prairie Fire), Nghiên Cứu Cambodia (các tin tức tình báo cho hành quân Daniel Boone), Nghiên Cứu Việt Nam, chia ra làm hai bộ phận, một là chương trình “Gián Điệp”, bộ phận kia lo về Hành Quân Biệt Hải, Nghiên Cứu Không Yểm (các tin tức tình báo không yểm ở Nam Việt Nam, Lào và Miên), và tiểu ban Khai Thác (trách nhiệm vấn đề khai tác tù binh do các toán biệt kích bắt được). Ban Hoạt Động có 13 nhân viên.

b. Ban Nghiên Cứu Không Ảnh: Ban này cung cấp phần phân tích tình báo không ảnh cho các đơn vị trực thuốc MACSOG qua ban Hoạt Động để yểm trợ cho các hoạt động của đơn vị SOG. Ban này có hai tiểu ban: Giải đoán không ảnh cung cấp tin tức tình báo về các mục tiêu, phòng rửa / tráng phim cung cấp những tấm không ảnh. Đến cuối năm 1968, tiểu ban giải đoán không ảnh có 11 nhân viên, và hai nhân viên làm việc trong phòng rửa / tráng phim.

c. Ban An Ninh: Ban này cố vấn trưởng phòng Tình Báo về vấn đề an ninh và sửa soạn các lệnh cần thiết. Ban này có năm nhân viên thêm sáu người làm việc (trong ban).

d. Ban Hành Chánh: cung cấp dịch vụ hành chánh cho phòng Tình Báo. Ban này có ba nhân viên thêm ba người làm việc (trong ban).


4. NHỮNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÒNG TÌNH BÁO

Phòng Tình Báo đã phát triển những điều sau đây để nâng cao phẩm chất, cung cấp tin tức tình báo nhanh chóng, yểm trợ cho các hoạt động của đơn vị SOG.

a. Tái tổ chức phòng tình báo: gia tăng hoạt động liên quan đến mục tiêu, tiếp tục phát triển các hoạt động suốt năm, thêm công việc cho nhân viên. Tái phối trí nhân viên để yểm trợ cho sự gia tăng hoạt động của đơn vị SOG. Xây dựng phòng rửa / tráng phim trong ban Không Ảnh để cung cấp tin tức tức thời nhanh chóng, trước đó do tiểu đoàn 69 Truyền Tin cung cấp.

b. Báo cáo tin tức tình báo: Phòng Tình Báo có nhiệm vụ báo cáo lên Phòng 2 cơ quan MACV J2. Những điều báo cáo bao gồm:

(Phần bị xóa)

Phòng 2 (J-2) cơ quan MACV bảo đảm những tin tức tình báo MACSOG cung cấp có phẩm chất cao. Những bản báo cáo, đánh giá tin tức tình báo sẽ được theo dõi làm nền tảng cho sự phát triển.

(4) Liên lạc: Phòng Tình Báo cho phép nhân viên văn phòng liên lạc với các sĩ quan đối tác thuộc Phòng Tình Báo cơ quan MACV (MACV J-2).

(5) Thuyết trình:  Một phần trong việc báo cáo của phòng Tình Báo là tóm lược buổi thuyết trình về tin tức tình báo của đơn vị MACSOG cho vị Tư Lệnh cơ quan MACV. Thường có sĩ quan cao cấp MACV tháp tùng ông ta, phần thuyết trình bao gồm những tin tức mới nhất do các toán biệt kích SOG/NKT đem về. Bản thuyết trình phải được Phòng 2 MACV xem xét trước, tham khảo trước khi thuyết trình cho vị tư lệnh MACV cùng các sĩ quan tham mưu cao cấp. Các buổi thuyết trình này được đem ra trong các buổi họp “lựa chọn mục tiêu”, thời khóa biểu cho các toán biệt kích xâm nhập.

c. Hành Quân Prairie Fire (Lào):

(1) Ủy ban “Lựa Chọn Mục Tiêu” được bắt đầu trong tháng Mười. Quan niệm mới này cho phòng Tình Báo đảm trách việc phối hợp giữa đơn vị MACSOG và vị Tư Lệnh cơ quan MACV việc nhận diện, lựa chọn mục tiêu, và thời khóa biểu “ưu tiên” cho các mục tiêu cho các hoạt động của đơn vị SOG (các toán biệt kích SOG / NKT). Các đại diện Phòng 2 MACSOG và cơ quan MACV họp hàng tuần để xem xét các nguồn tin tức tình báo, soạn thời khóa biểu cho các mục tiêu, và kết qủa các chuyến hành quân xâm nhập.

(2) Những tin tức tình báo thâu thập được trong khu vực hành quân Prairie Fire năm 1968, là những tài liệu giá trị để nghiên cứu tình báo, soạn thảo kế hoạch hành quân.

(3) Quan niệm “Lùng, Xác Định Vị Trí, Tiêu Hủy, Theo Dõi” (SLAM) / xử dụng đơn vị lớn thám sát đem lại kết qủa tốt. Phòng tình báo tiếp tục khai thác tin tức do chương trình này đem về.

(4) Để rút ngắn thời gian thâu thập tin tức do các toán biệt kích đem về, sáu sĩ quan Tình Báo do Liên Đoàn 1 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ tăng cường lên các làm việc trên các căn cứ Hành Quân Tiền Phương (FOB) để lấy tin tức “tại chỗ” từ các toán biệt kích trở về.

(Phần bị xóa)

d. Hành Quân Daniel Boone (Cambodia):

(1) Quan niệm về Ủy Ban “Lựa Chọn Mục Tiêu” cũng được áp dụng trong hành quân Daniel Boone sau khi đã thành công trong hành quân Prairie Fire.

(2) Tiểu ban Nghiên Cứu Cambodia tiếp tục xử dụng hệ thống lấy tin tức tình báo, để cung cấp tin tức cho các bản báo cáo, soạn thảo kế hoạch hành quân xâm nhập.

(3) Hành quân Daniel Boone được tăng cường ba sĩ quan tình báo từ Liên Đoàn 1 LLĐB/HK lên các căn cứ hành quân để lấy tin tức tình báo tức thời do các toán biệt kích SOG / NKT đem về.

e. Hành Quân Plowman (Biệt Hải):

(1) Trong năm 1968, việc hoán chuyển hồ sơ hành quân Plowman từ hệ thống hồ sơ ADP sang Hệ Thống Lưu Trữ Hồ Sơ Tình Báo, xử dụng băng (băng IBM) hoàn tất. Hệ thống mới nhận được (đọc được) nhiều thể loại (format) hồ sơ để lưu trữ và lấy ra, trợ giúp việc soạn thảo kế hoạch hành quân và cung cấp cho hành quân Plowman (Biệt Hải).

(Phần bị xóa)

f. Các Hoạt Động Tình Báo Không Quân:

(1) Để trình bầy chính xác hơn khả năng phòng không của địch gia tăng ở miền Bắc Việt Nam, trên đất Lào và Cambodia, cung cấp chi tiết tin tức tình báo cho đơn vị hành quân MACSOG, hình ảnh tất cả phi cơ, pháo binh phòng không, [bị xóa], hệ thống điện tử, bố trí binh điạ. Phụ thêm phần hình ảnh phi cơ bạn bị trúng đạn từ dưới đất bắn lên của địch. Vị trí các dàn hỏa tiễn Bắc Việt ngày tháng không ảnh chụp được [bị xóa].

(2) Vấn đề yểm trợ bằng trực thăng trở nên khó khan trong những tháng cuối năm, địch quân đã đưa vào khu vực hành quân Prairie Fire nhiều vũ khí phòng không. Một hệ thống yểm trợ được đưa ra, hình ảnh tình báo không quân được gửi ra các căn cứ hành quân tiền phương của đơn vị SOG. Các tin tức tình báo không quân được gửi đi ngay tức khắc khi phòng tình báo nhận được.

(3) Để chống lại hệ thống phòng không của địch đối với vấn đề không yểm cho đơn vị SOG (các toán biệt kích). Ban tình báo không quân tổ chức thăm viếng, thuyết trình cho các đơn vị trực thuộc (SOG) về hệ thống phòng không của địch.

g. Phân Tích Không Ảnh, Hình Ảnh:

(1) Có sự tiến bộ trong việc cung cấp tin tức tình báo cho đơn vị SOG, thêm phần báo cáo tin tức tình báo bằng hình ảnh cho các căn cứ hành quân tiền phương (các toán biệt kích) xử dụng. Mẫu mới bao gồm (1) hình ảnh khu vực mục tiêu với phần ghi chú mới nhất, và (2) phần phân tích về mục tiêu, điạ hình.

(2) Số lượng ảnh do các toán biệt kích chụp được đem về càng gia tăng, làm cho phòng tráng / rửa phim thêm bận rộn. Dụng cụ, máy móc mới được đơn vị SOG đặt hàng.

(3) Để rút ngắn thời gian cung cấp hình ảnh (mục tiêu) cho đơn vị SOG, một cơ sở rửa / tráng phim, in ấn được xây dựng ngay trong bộ chỉ huy SOG, giải quyết vấn đề gửi những (cuộn phim) khẩn đến tiểu đoàn 69 Truyền Tin, mất thời gian từ 7 đến 10 ngày. Tất cả mọi cố gắng đều nhằm mục đích giảm gánh nặng cho năm 1969. Các bộ chỉ huy tiền phương (CCN, CCC, CCS) cũng được trang bị phòng sản xuất phim ảnh, bớt gánh nặng cho bộ chỉ huy SOG và rút ngắn thời gian hoạt động trên các bộ chỉ huy tiền phương.

(4) Ban Giải Đoán Không Ảnh trở nên một phần trong chương trình huấn luyện
 trưởng toán biệt kích trong căn cứ Long Thành. 


5. CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH BÁO

a. Hành Quân Prairie Fire

(1) Báo Cáo Tin Tức Tình Báo (IIR):

(a) Trong thời gian từ 1 tháng Giêng 1968 đến 31 tháng Mười Hai 1968, 411 bản báo cáo IIR đã được trình lên về các hoạt động của địch và điạ thế trong khu vực hành quân Prairie Fire. Năm 1967 chỉ có 277 bản báo cáo được soạn.

(b) Tiếp theo trận Tấn Công Tết Mậu Thân trong tháng Giêng 1968, Các hoạt động trong khu vực hành quân Prairie Fire chuyển hướng vào nội điạ (Nam Việt Nam), số chuyến hành quân xâm nhập vào đất Lào giảm đi cho đến cuối tháng Chín, hành quân Prairie Fire hoạt động bình thường trở lại. Không có bản báo cáo IIR ch các chuyến hành quân nội điạ.

(2) Nghiên Cứu, Phỏng Đoán, Thêm Vào:

(a) Một hệ thống tình báo thêm vào chương trình OPLAN 37B-68 (Phần II Prairie Fire Intelligence Net) được sửa soạn.

(b) Một việc nghiên cứu cho các hoạt động Thundercloud trong khu vực tam biên (xử dụng cán binh Bắc Việt hồi chánh)

(c) Việc nghiên cứu các hoạt động của quân đội Bắc Việt dọc theo đường mòn HCM (hệ thống đường, đường mòn nơi hướng tây nước Lào, dung để đưa người, quân dụng từ miền bắc vào nam) đã hoàn tất và phân phối qua báo cáo IIR 799 0099 68. Bản báo cáo này được cơ quan Tình Báo bộ Quốc Phòng (DIA) thẩm định có giá trị.

(d) Nghiên cứu các căn cứ chứa đồ tiếp vận (LOC) của địch trên đất Lào để xác định đường tiếp vận cho các đơn vị Bắc Việt / VC.

(e) Một buổi thuyết trình về các căn cứ tiếp vận của địch trên đất Lào được sửa soạn, trình bầy trước Ủy Ban Graham.

(f) Một bản phân tích trận B-52 thả bom (Arch Light) trên căn cứ điạ 613 được hoàn tất.

(g) Nghiên cứu hình ảnh, không ảnh trên đường 92, 922 và 548 cho các hoạt động trong chương trình Igloo White (gài máy đo mức độ di chuyển của người và xe trên đường)

(h) Ban tình báo khu vực hành quân Prairie Fire nghiên cứu kết qủa các trận thả bom do phi cơ B-52 thả xuống các mục tiêu trên đất Lào. Trong việc này, các toán biệt kích SOG xâm nhập vào khu vực thả bom, thẩm định kết qủa, đem về tin tức có giá trị cao. Bản báo cáo gửi về MACV.

(3) Lựa Chọn Mục Tiêu và Tiến Hành:

(a) Trong suốt năm, 600 mục tiêu đã được chọn lọc, xâm nhập, trong đó 235 mục tiêu được “thăm viếng” trở lại (thường xuyên).

(b) Hai mục tiêu mới được đưa vào bảng phong thần hành quân Prairie Fire.

(4) Các Chuyến Xâm Nhập Đặt Máy Nghe Lén Điện Thoại:

(a) (bị xóa)

(b) Sáu chuyến xâm nhập gắn máy nghe lén điện thoại thành công, hai chuyến trong nội điạ, bốn chuyến trong khu vực hành quân Prairie Fire. Tám chuyến còn lại phải hủy bỏ vì địch hoạt động mạnh trong khu vực.

(5) Những Tin Tức Tình Báo Quan Trọng Sản Xuất Trong Năm 1968:

(a) Các toán biệt kích xác nhận (kiểm chứng) có căn cứ lớn, kho tiếp vận của địch (quân đội Bắc Việt) trên núi Cơ Rốc hướng tây nam căn cứ Khe Sanh. Phi vụ B-52 Arc Light được gọi đến thả bom, kết qủa gây nhiều tiếng nổ phụ liên tục trong hai tiếng đồng hồ.

(b) Tin tức tình báo lấy được từ căn cứ điạ BA 607, rất rõ ràng về các hoạt động của địch cho phi vụ B-52 thả bom, kết qủa gây nhiều tiếng nổ phụ, tiêu hủy một chiến xa lội nước PT-76, cắt đường 548 ra nhiều đoạn (bị hư hại).

(c) Nhiều lá thư do bạn bè, người thân ở miền bắc gửi cho bộ đội Bắc Việt lấy được (tịch thâu) trong khu vực tam biên, trong khu vực đóng quân của một trung đoàn Bắc Việt. Những lá thư này cho biết tình trạng sinh hoạt nơi miền Bắc Việt Nam.

(d) Nhiều hoạt động xâm nhập người, vũ khí của địch, khu vực trú quân cũ lẫn mới cho cấp đại đội / trung đoàn, đường mòn lún xuống do được xử dụng nhiều, khu vực nghỉ ngơi, dưỡng quân, trạm đậu xe, bị các toán biệt kích khám phá, chụp ảnh.

(e) Khám phá nhiều đường dây điện thoại liên lạc của địch.

(f) Tin tức quan trọng thâu thập được, xe cộ, chiến xa, và xe lội nước APC quân đội Bắc Việt di chuyển trên những đường mòn lớn đủ rộng cho xe cộ.

(g) Quân đội Bắc Việt xử dụng xe chở quân qua đất Lào được xác nhận lần đầu tiên do một toán biệt kích NKT trong hành quân Prairie Fire hoạt động trong khu vực tam biên. Địch di chuyển trên đường 96 / 110 trong tháng Hai.

(h) Tin tức do toán biệt kích hoạt động trong khu vực tam biên, được gọi là SLAM (Lùng, Xác Định, Hủy Diệt, Theo Dõi). Trong tháng Mười Một, căn cứ điạ 613 được khai thác theo quan niệm SLAM VII, các toán biệt kích xâm nhập vào khu vực, dò tìm dấu vết của địch, cho đơn vị lớn, đại đội Khai Thác (Hatchet Force) và không quân chiến thuật (TAC Air) tấn công. Kết qủa phá hủy binh trạm, khu đóng quân, khu chứa xe, và nhà kho của địch. Điều này được tù binh bắt được xác nhận, tiếp theo là đợt Arc Light chin (9) phi vụ B-52 thả bom trên căn cứ điạ 613.

(6) Các Hoạt Động Chương Trình Igloo White (Muscle Shoals):

Danh hiệu Muscle Shoals được thay bằng Igloo White trong năm. Sĩ quan trách nhiệm chương trình vẫn tiếp tục theo dõi, thâu thập tin tức trong khu vực hoạt động. (Máy điện tử dò thám mức độ chuyển quân, thả từ phi cơ, hoặc do quân biệt kích đem vào đặt).

b. Hành Quân Daniel Boon:

(1) Các Bản Báo Cáo Tin Tức Tình Báo (IIRs):
(a) Trong năm, 418 bản báo cáo IIRs về các hoạt động của địch, điạ thế trong khu vực hành quân Daniel Boone, so với chu kỳ cuối sáu tháng của năm 1967 chỉ có 155 bản.

(b) Trong văn thư ngày 13 tháng Hai 1968, tư lệnh cơ quan MACV ra lệnh cho hành quân Daniel Boone trách nhiệm thêm các chuyến hành quân nội điạ. Kết qủa các chuyến hành quân vượt biên sang đất Miên lên đến cao điểm trong tháng Hai, xuống thấp trong tháng Ba, xuống thật thấp từ tháng Tư cho hết tháng Sáu. Các chuyến hành quân trong nội điạ tiếp tục cho đến hết tháng Chín, lúc đó hành quân Daniel Boone hoạt động bình thường trở lại. Không có bản báo cáo cho các chuyến hành quân nội điạ.

(2) Nghiên Cứu, Phỏng Đoán, Thêm Vào:
(a) Trong tháng Giêng, ủy ban VESUVIUS được thành lập với phòng 2 cơ quan MACV để kết hợp mục tiêu thành gói (packet), lấy tin tức tình báo chứng minh quân đội Bắc Việt / VC được Prince Sihanouk cho phép xử dụng đất Cambodia. Hai gói mục tiêu được đưa ra trong tháng Hai, ngoài ra còn có thêm sáu gói mục tiêu khác. Chương trình VESUVIUS giảm đi khi được lệnh hành quân nội điạ.

(b) Công việc nghiên cứu sự phân bố dân chúng ở Cambodia, nhấn mạnh trong khu vực hành quân Daniel Boone được thực hiện.
(c) Việc nghiên cứu các tổ chức dân tộc ở Cambodia và Nam Việt Nam hoàn tất.
(d) Đường dây liên lạc, tiếp vận (LOC) trên đất Cambodia được nghiên cứu để biết những con đường chính, xử dụng yểm trợ tiếp vận cho quân Bắc Việt / VC. Một buổi thuyết trình về LOC cho Ủy Ban Graham.
(e) Phần tình báo thêm vào trong hành quân Daniel Boone được soạn thảo.
(f) Soạn thảo chương trình Thâu Thập Black Beard (tin tức tình báo).
(3) Chọn Lọc Mục Tiêu và Tiến Hành:
(a) Tổng cộng 300 mục tiêu được chọn, tiến hành trong suốt năm.
(b) Một lệnh hành quân mới nhận được trong tháng Mười Hai, bỏ bớt những giới hạn, gia tăng tầm hoạt động cho hành quân Daniel Boone. Chương trình hành quân mới được soạn thảo dựa trên lệnh hành quân mới này.
(4) Đặt Máy Nghe Lén Điện Thoại:
Bốn chuyến hành quân xâm nhập, đặt máy nghe lén điện thoại [bị xóa], hai chuyến được ghi nhận có kết qủa tốt.
(5) Những Tin Tức Tình Báo Sản Xuất Trong Năm 1968:
(a) Tìm ra 807 mục tiêu.
(b) Khám phá 272 khu vực đóng quân bỏ hoang hoặc mới, căn cứ binh trạm.
(c) Tìm thấy 27 đường dây điện thoại.
(d) Bắt sống 2 tù binh, cung cấp nhiều tin tức giá trị.
(e) Báo cáo trông thấy địch quân 272 lần.
(f) Chụp ảnh đường, đường mòn, cầu, nhà kho, khu vực đóng quân, căn cứ của địch và điạ hình khu vực.

c. Chương Trình Plowman:
(1) (bị xóa)
(a) Hậu qủa việc dùng phi cơ thả thủy lôi trên đường sông.
(b) Hậu qủa của các trận oanh kích.
(c) Phản ứng của dân chúng, chính quyền miền Bắc Việt Nam về việc giới hạn thả bom và thương thuyết (cho hòa bình).
(d) Tình trạng kinh tế.
(e) Lệnh hành quân.
(f) Tình trạng hệ thống, đường tiếp vận (quân đội Bắc Việt).
(2) Các bản báo cáo tình báo (IIRs): Dựa trên những lời khai của tù binh (có thể là người dân ng đánh cá bị bắt cóc trong hải phận miền Bắc), 199 bản báo cáo IIRs đã được viết, bao gồm những chủ đề sau đây:
(a) Hậu qủa của các trận pháo kích từ biển vào.
(b) Lực lượng bán quân sự.
(3) Nghiên cứu, Phỏng đoán, Phụ thêm
(a) Những việc nghiên cứu, báo cáo gia tăng và hỏa lực phòng thủ chính xác của Bắc Việt vào các chuyến hành quân Plowman.
(b) Việc nghiên cứu kiến trúc, khả năng, chiến thuật các ghe (ngụy trang) tầu đánh cá miền Bắc được hoàn tất.
(c) Việc thám sát đường sông ở Cambodia được xem xét và phổ biến.
(4) Chọn lựa mục tiêu và tiến hành: Tổng cộng 50 mục tiêu được chọn lọc, trong đó 20 mục tiêu được xúc tiến yểm trợ chương trình CADO (Biệt Hải). Trong đó năm mục tiêu xử dụng quan niệm mới (bị xóa). Bẩy trong số 20 mục tiêu được chấp thuận, trước khi chương trình chấm dứt ngày 1 tháng Mười Một. Năm mục tiêu xử dụng quan niệm mới không được thực hiện do chương trình kết thúc.
(5) Những trở ngại: Tổng cộng 352 bản báo cáo IIRs và Spot được phổ biến trong năm 1968. Số lượng này xuống từ 463 năm 1967. Con số đi xuống do giới hạn hành quân, hậu qủa trong năm (5) tháng (Tết Mậu Thân, chuyển hướng phần lớn các chuyến hành quân về nội điạ miền Nam). Chỉ có các chuyến “hỏi thăm ngoài biển” được cho phép từ tháng Tư qua tháng Sáu, không có chuyến hành quân nào khác được phép sau ngày 1 tháng Mười Một.

d. Chương trình Timberwork
(1) Các bản báo cáo Spot: Tin tức nhận được từ phần còn lại [bị xóa] nơi miền Bắc Việt Nam được thẩm định, phân phối đi các cơ quan tình báo. Kết qủa việc thẩm định và nghiên cứu đưa ra [bị xóa] và phòng 2 cơ quan MACV J-2, các toán biệt hải đã hoàn thành nhiệm vụ. các bản báo cáo Spot ngưng lại trong tháng Bẩy 1968, nhân viên chuyển qua ban “đánh lạc hướng”.
(2) Báo cáo tình báo IIRs: Tin tức từ các toán biệt kích STRATA đem về được thẩm định, gửi đi trong suốt năm. Mười một bản báo cáo IIRs được hoàn tất trong thời gian từ tháng Ba (các toán biệt kích STRATA bắt đầu hoạt động) cho đến lúc ngừng hoạt động ngày 1 tháng Mười Một.
(3) Nghiên cứu, Phỏng đoán, Phụ thêm:
(a) Năm lãnh vực cho điệp viên đơn phương (Singleton Agent) hoạt động được thực hiện.
(b) Tổng hợp tất cả tin tức tình báo về miền Bắc Việt Nam cho vào kho lưu trữ (Database) để xử dụng cho các hoạt động trong tương lai.
(c) Yểm trợ chương trình “rút lui” (standdown) các toán biệt kích nằm vùng dài hạn ra khỏi miền Bắc bằng đường bộ được cung cấp.
(4) Chọn lựa mục tiêu và tiến hành:
(a) Trong năm, 100 mục tiêu đủ loại được chọn lọc và tiến hành.
(b) Việc nghiên cứu được thực hiện, thâu thập tin tức trong việc chọn lựa mục tiêu cho các toán biệt kích STRATA xâm nhập.
(c) Các mục tiêu được phát triển, thâu thập tin tức cho chương trình Điệp Viên Đơn Phương (Singleton Agent).
(d) Phát triển quan niệm Toán Tình Báo Chiến Lược (SIT) và lựa chọn mục tiêu thích hợp. Do việc “rút lui”, chưa có toán nào được lệnh xâm nhập.
(e) Tin tức tình báo yểm trợ quan niệm Toán Ghi Nhận (Notation Team) trong 18 khu vực trong miền Bắc Việt Nam.
(f) Với sự đình trệ việc chống lại chính quyền miền Bắc, mọi sự yểm trợ chuyển hướng sang Lào và Cambodia, mọi tin tức tình báo phối hợp với ban Timberwork.

e. Tình Báo Không Quân:
(1) Ban tình báo Không Quân quản lý tất cả các loại phi cơ, phòng không, hỏa tiễn SAM, lệnh hành quân trên đất Lào, Bắc Việt và Cambodia cho đơn vị SOG và các bộ phận trực thuộc xử dụng.
(2) Các bản báo cáo Spot: Mặc dầu những bản báo cáo này không thường đòi hỏi từ ban tình báo Không Quân, chỉ có ba bản báo cáo Spot về súng bắn từ dưới đất trong các phi vụ yểm trợ các toán biệt kích SOG/NKT.
(3) Nghiên cứu, Phỏng đoán, Thêm vào: Bản nghiên cứu lệnh hành quân Không Quân được cung cấp để yểm trợ cho các chương trình PF, DB, Plowman và Timberwork hoạt động. Ngoài ra các việc nghiên cứu, trình bầy hình ảnh được cung cấp cho chương trình 30 (OP-30) thảo kế hoạch hoạt động.
f. Các hoạt động phân tích không ảnh:
(1) Nghiên cứu mục tiêu:
(a) Trong năm, 1050 công việc nghiên cứu mục tiêu được hoàn tất để yểm trợ các chương trình PF, DB, Plowman, và Timberwork, gần gấp đôi số lượng năm 1967.
(b) Việc nghiên cứu loại mục tiêu thay đổi từ cao độ chụp không ảnh, phóng đại 1:50.000 cùng với phần phân tích mục tiêu. Không ảnh chụp từ độ cao vẫn tiếp tục được xử dụng, và việc nghiên cứu mục tiêu được soạn thảo.
(2) Chọn lựa mục tiêu và tiến hành: Với quan niệm Ủy Ban Chọn Lựa Mục Tiêu, ban Giải Đoán Hình Ảnh (ngoài không ảnh còn có hình ảnh do các toán biệt kích xâm nhập, chụp ảnh đem về) xử dụng khả năng phân tích, dụng cụ trong việc lựa chọn, soạn thảo mục tiêu. Những mục tiêu không xứng đáng “được” loại bỏ, sự phối hợp (cho mục tiêu) được di chuyến đến vị trí thích hợp, các bãi đáp, lộ trình di chuyển cho các toán biệt kích được chọn trước. Ban Giải Đoán Không Ảnh liên quan nhiều đến việc soạn thảo mục tiêu.
(3) Các chương trình: Để bảo đảm các tấm ảnh chụp trên bộ (biệt kích) chính xác, tin tưởng được, ban Giải Đoán Không Ảnh xúc tiến một chương trình làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động. Lựa chọn máy móc dụng cụ, cách xử dụng, và hướng dẫn kỹ thuật rửa / tráng phim. Thời điểm đó loại phim chụp ảnh Pen EES-2, Ashai Pentax ống kính 55m, 200m được chọn để xử dụng.
(4) Dịch vụ thư viện: Thư viện hiện chứa khoảng 286.000 bộ (đơn vị đo lường chiều dài) phimvà hơn 30.000 bộ được xử lý bởi ban Giải Đoán Không Ảnh hàng tuần. Số lượng tăng lên nhiều so với năm 1967 chỉ có 100.000 và 10.000 mỗi tuần.
(5) Trở ngại: Dưới luật JDT 1967 (quân nhân Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam), 10 quân nhân và một [bị xóa] được có (cho phép số nhân viên phục vụ trong ban). Con số này không đủ để thỏa mãn nhu cầu làm việc. Văn thư yêu cầu (thêm nhân viên) được gửi đi.
g. Các hoạt động an ninh: Dưới đây là liệt kê các hoạt động chính của phòng an ninh trong năm 1968:
(1) Các lệnh đã được soạn:
(a) MACSOG lệnh 380-7 với phần thay đổi, về việc: Về việc: An Ninh Quân Đội, Xử dụng tin tức của đơn vị MACSOG.
(b) MACV văn thư 380-7, về việc: Xử dụng tin tức của MACSOG.
(c) MACSOG lệnh 380-5, về việc: An Ninh
(2) Di chuyển bộ chỉ huy MACSOG từ khu MACV II đén MACV I, đã thảo luận và thi hành.
(3) Hồ sơ nhân viên: Ban an ninh tiếp tục lưu trữ hồ sơ nhân viên. Cho đến ngày 30 tháng Mười Hai, có tất cả 7.870 hồ sơ.
(4) Hồ sơ cá nhân: Ban an ninh lưu trữ hồ sơ cá nhân. Trong năm 1968, tất cà cấp chỉ huy trực thuộc đơn vị SOG phải lưu trữ hồ sơ tất cả nhân viên đối tác (Việt Nam). Hồ sơ gốc lư trữ tại bộ chỉ huy đơn vị SOG, các sở chỉ huy giữ phó bản (copy).
(5) (Bị xóa)
(6) Phòng họp đơn vị MACSOG: ban an ninh lập thủ tục an ninh cho phòng họp tối mật trong cơ sở #2 và “dọn dẹp” trước mỗi buổi họp.
(7) Điều tra quân tình nguyện người Thượng.
(a) Hệ thống điều tra lý lịch cho quân biệt kích Thượng được hoàn toàn đổi mới. Tin tức ghi nhận đầy đủ, và thời gian rút ngắn từ 2 – 4 tháng xuống còn 3 - 4 tuần lễ.
(b) Điều tra an ninh cho tất cả quân biệt kích người Thượng phục vụ đơn vị SOG đang được hoàn tất. Hiện đã hoàn tất 2.800 hồ sơ.
(8) Danh sách in ra từ máy IBM (computer). Việc xử dụng máy điện toán IBM rút ngắn thời gian xuống từ 7 đến 10 ngày.
(9) Dịch vụ máy “Dò Sự Thật” (Polygraph): Ban an ninh phối hợp với phòng 2 MACV J-2 và đơn vị 525 An Ninh Quân Đội cải tiến việc xử dụng máy “Dò Sự Thật”. Đơn vị MACSOG được sắp xếp dịch vụ này.
(10) Liên lạc: Những chuyến thăm viếng các cơ quan an ninh trong khu vực Saigon vẫn tiếp tục và sự liên hệ với các cơ quan khác trong miền Nam Việt Nam được thiết lập.

 
 
PHỤ BẢN III
CÁC HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH FOOTBOY
Phụ bản III có các bản tóm luợc năm 1968, lịch sử các hoạt động của chương trình Footboy.

PHẦN 1 – CÁC HOẠT ĐỘNG BIỆT HẢI
PLOWMAN
1. TỔNG QUÁT
(a) (bị xóa)
b. Do sự giới hạn, những giai đoạn được lấy ra để soạn thảo và thi hành việc huấn luyện trong miền nam loại hành quân biệt hải. Ngay lúc bắt đầu mùa mưa trongvùng đông nam Á châu, trong tháng Năm 1968, chương trình Bifrost bắt đầu ở Quân Đoàn I. Chương trình Bifrost được phác họa cho các hoạt động từ biển vào, thực tập tấn công các mục tiêu thật (căn cứ) của Việt Cộng. Chương trình Bifrost tiếp tục suốt năm.
c. Tại thời điểm mưa nhiều gây lụt lội ngoài miền trung (quân đoàn I), hai toán biệt hải được đưa vào Phan Thiết (quân đoàn II) bắt đầu từ ngày 1 tháng Mười Một 1968 cho chương trình Dewey Rifle. Chương trình Dewey Rifle tương tự như Bifrost, tiếp tục cho phần còn lại trong năm.

2. NHIỆM VỤ
(Phần bị xóa)

3. TỔ CHỨC
Các hoạt động Biển trong năm 1968 do Đoàn Biệt Hải (mật danh thay cho Toán Cố Vấn Hải Quân NAD ở Đà Nẵng) phối hợp với sở Phòng Vệ Duyên Hải (CSS) trực thuộc Nha Kỹ Thuật đảm trách. Ban Hành Quân Biệt Hải, chương trình 31 (OP-31) nằm trong bộ chỉ huy Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG). Ban này có hai thay đổi lớn trong năm 1968.

a. Toán Cố Vấn Hải Quân (NAD) ở Đà Nẵng, ban Hành Quân Biển được chấp thuận có 14 sĩ quan, 24 binh sĩ, và 14 người Philipine. Không có vấn đề gì dưới sự chấp thuận này. Một toán 65 người trong toán Yểm Trợ Lưu Động tạm thời biệt phái làm công việc bảo trì loại tầu chiến chạy nhanh (PTF). Trong tháng Chín, MACSOG được lệnh bỏ bớt số nhân viên thặng dư không theo bảng cấp số ấn định JTD. Theo lệnh, phải bỏ bớt 26 người trong toán yểm trợ lưu động, giảm phân nửa số cố vấn SEAL (người nhái Hải Quân Hoa Kỳ) và TQLC/HK và sở Phòng Vệ Duyên Hải phải gia tăng đảm trách việc bảo trì các chiến đỉnh PTF. Chuyện giảm quân này kéo dài đến cuối năm 1968.

b. Ban Nghiên Cứu Biển (Biệt Hải), vẫn giữ nguyên bốn sĩ quan và hai binh sĩ.



__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?= 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List