QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Thursday, January 17, 2019

Sự Thật Ô Nhục Về Quần Đảo Hoàng Sa


Sự Thật Ô Nhục Về Quần Đảo Hoàng Sa

Việt  Nam Cộng Hòa bỏ mặc Hoàng Sa cho Trung Cộng thoải mái chiếm đóng. Không có nỗ lực quân sự nào nhằm khôi phục lãnh hải. Không có nỗ lực ngoại giao nào đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc, đưa kiến nghị tới SEATO và các quốc gia ký kết Định Ước Ba Lê...

Bàn cờ nước lớn
  
Hồ sơ ngoại giao được giải mật của Mỹ cung cấp một góc nhìn mới về Hải chiến Hoàng Sa cách đây tròn 40 năm.
Câu hỏi liệu có sự thông đồng giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc Bắc Kinh đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng 1.1974 vẫn là vấn đề chưa có câu trả lời dứt khoát sau 40 năm. Tuy nhiên, mối quan hệ mới được vun đắp giữa hai nước vào lúc đó cũng như thái độ của Mỹ trong vấn đề Hoàng Sa chắc chắn góp phần khuyến khích Trung Quốc mạnh dạn thôn tính trọn vẹn quần đảo của Việt Nam.


Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (trái) đãi tiệc Tổng thống Mỹ Richard Nixon
trong chuyến thăm lịch sử năm 1972 - Ảnh: Corbis

Các hồ sơ ngoại giao của Mỹ được giải mật trong thời gian qua gợi ý Washington đã chủ động bỏ rơi và gây sức ép buộc Việt Nam Cộng hòa (VNCH) không được “manh động” trong vấn đề Hoàng Sa nhằm bảo vệ "thời kỳ trăng mật" trong quan hệ với Trung Quốc.
Như một sự trớ trêu, Liên Xô lại là một trong những quốc gia tỏ ra thông cảm với VNCH trong vụ Hoàng Sa, qua việc chỉ trích Trung Quốc, dù chỉ để phục vụ mục đích tuyên truyền chống Bắc Kinh vào lúc đó. Ngược lại, bằng một thái độ lạnh nhạt, Washington và các đồng minh đã cố gắng thuyết phục Sài Gòn không đưa vấn đề Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Thái độ của Mỹ trong vấn đề Hoàng Sa đã được một đại diện ngoại giao Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc mô tả bằng một câu nói mỉa mai rằng Washington đang bối rối trong việc lựa chọn ủng hộ “đồng minh cũ và người bạn mới”.

Bối cảnh quốc tế

Hải chiến Hoàng Sa cần phải đặt trong bối cảnh những rạn nứt quan hệ Liên Xô - Trung Quốc. Quan hệ Xô - Trung trong thập niên 1960 bị phủ bóng bởi những bất đồng sâu sắc về tình trạng của khu vực Ngoại Mông cũng như nhiều tranh chấp lãnh thổ dọc biên giới sau vụ “đoạn giao” năm 1960.

Cuộc đụng độ ở biên giới năm 1969 mang lại cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) niềm tin rằng họ có thể chống trả Hồng quân Liên Xô. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện sáng kiến đối ngoại mới bằng cách thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Mỹ, với cao trào là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon vào tháng 2.1972. Sau chuyến thăm của Nixon, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã ra lệnh tiến hành chương trình hiện đại hóa quân đội lớn, kêu gọi phát triển hải quân viễn dương, cũng như tiếp tục mở rộng việc phòng thủ bờ biển. Điều này mang lại cho hải quân Trung Quốc phương tiện cần thiết để tiến xuống Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ đã rút quân khỏi miền Nam Việt Nam theo hiệp định Paris ký kết tháng 1.1973.

Trong bối cảnh cuộc chiến Việt Nam sắp đi vào hồi kết, Bắc Kinh đã quyết định đánh chiếm Hoàng Sa ngay trước khi Việt Nam thống nhất. Việc Bắc Kinh lên kế hoạch kỹ càng cho việc tiến chiếm Hoàng Sa cũng được ghi nhận trong một bức điện tín được Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin gửi về cho Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 20.1.1974, một ngày sau khi hải chiến nổ ra: “Rõ ràng, Trung Quốc không đơn giản tăng viện lực lượng ở Hoàng Sa mà đang tiến hành một kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm chiếm quần đảo”. Chính vì việc này, ông Martin đã đề nghị Washington hãy cân nhắc gây sức ép lên Bắc Kinh và đẩy mạnh các bước đi trong lĩnh vực ngoại giao. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ khi đó có vẻ như bận rộn bảo vệ mối quan hệ với Trung Quốc hơn là với một đồng minh hết thời.

Thái độ của Mỹ

Tháng 11.1973, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger công du Trung Quốc và có các cuộc mật đàm với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Trước đó, vào tháng 2.1973, hai nước đã tuyên bố thiết lập văn phòng liên lạc. Khi tình hình Biển Đông căng thẳng vào tháng 12.1973, Đại sứ quán Mỹ tại Singapore đã gửi điện tín cho Bộ Ngoại giao Mỹ hỏi về lập trường của chính phủ trong các tranh chấp tại khu vực. Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi điện tín cho các đại sứ quán và văn phòng liên lạc ở VNCH, Singapore, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc rằng lập trường của Washington là không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền tại đây. Quan điểm này được tái xác nhận trong các cuộc họp ngày 25.1.1974 và 31.1.1974 của nhóm hành động đặc biệt do Kissinger đứng đầu. Theo đó, phía Mỹ sẽ tránh xa những tranh chấp ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước đó, ngày 11.1.1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Ngay sau đó, ngày 12.1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VNCH đã cực lực bác bỏ những tuyên bố vô căn cứ của Trung Quốc. Ngày 16.1, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của VNCH ra tuyên bố tố cáo Trung Quốc cử người và tàu bè đến vùng biển xung quanh các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa và Duy Mộng, vi phạm trắng trợn chủ quyền của VNCH. Sau khi Hải chiến Hoàng Sa nổ ra vào ngày 19.1, Đại sứ Mỹ Martin ngày 20.1 đã gửi điện tín báo cáo về Bộ Ngoại giao cho biết họ đã tức tốc đề nghị các quan chức VNCH hãy kiềm chế, tránh hành động leo thang và khẳng định quân đội Mỹ sẽ không hề can thiệp trong bất kỳ tình huống nào. Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó thông báo cho các đại sứ quán của Mỹ rằng họ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ thị cho hải quân tránh xa khu vực.


Trong cuộc gặp với quyền trưởng Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Washington Hàn Tự ngày 23.1.1974, Kissinger đã đề nghị Bắc Kinh xem xét trường hợp của nhân viên người Mỹ Gerald Emil Kosh bị bắt giữ trong trận chiến và khẳng định Mỹ không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của VNCH với Hoàng Sa.
“Chính quyền Nam Việt Nam đang gửi một số kiến nghị đến các tổ chức quốc tế như SEATO cũng như Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi muốn các ông biết rằng chúng tôi không liên kết với những kiến nghị đó”, Kissinger phát biểu, theo một biên bản được giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ.


Hoàng Sa ở Hội đồng Bảo an LHQ
Giới chức ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã xúc tiến các nỗ lực đưa vấn đề Hoàng Sa ra các tổ chức quốc tế, song bất thành.
Trong điện tín gửi về Bộ Ngoại giao ngày 20.1.1974, Đại sứ Mỹ Graham Martin cho biết Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã gặp ông để thảo luận về “tình hình rất nghiêm trọng” tại quần đảo Hoàng Sa. 


Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin - Ảnh: Digital Journalist

Theo đó, chính quyền Sài Gòn đã kết luận rằng việc sử dụng biện pháp quân sự, kể cả không quân, để tái chiếm Hoàng Sa là không khả thi trước sự vượt trội về sức mạnh của quân Trung Quốc. Do vậy, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ thị cho ông Bắc thực hiện một số bước đi ngoại giao để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.
“Ông Bắc nói với tôi rằng trong tình huống nghiêm trọng này, Tổng thống Thiệu cảm thấy ông cần phải kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ, người bạn và đồng minh thân thiết nhất của VNCH. Ông hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ các sáng kiến ngoại giao khác nhau mà VNCH dự định tiến hành”, ông Martin viết.

Không thực hiện các nỗ lực ngoại giao
Cụ thể, theo ông Martin, các bước đi mà Sài Gòn dự định thực hiện gồm: thông báo cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Tổng thư ký LHQ về cuộc tấn công của Trung Quốc ở Hoàng Sa; kiến nghị đến Hội đồng Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO); cân nhắc đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế. Ngoài ra, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc cũng được lệnh thông báo sự việc cho các bên ký kết Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam (định ước đảm bảo việc thực thi Hiệp định Paris), với lý do Trung Quốc, một thành viên ký kết định ước, đã vi phạm Hiệp định Paris, vốn quy định mọi quốc gia phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ngoại trưởng Bắc cũng triệu tập ngoại giao đoàn để thông báo về tình hình và đề nghị chính phủ các nước ủng hộ VNCH.
Ngày 20.1.1974, VNCH đã chính thức gửi thư đến Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ, yêu cầu triệu tập cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an để xem xét hành động xâm lược của Trung Quốc “nhằm thực hiện các hành động khẩn cấp để sửa chữa tình hình và chấm dứt việc xâm lược”. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Mỹ tại Hội đồng Bảo an tỏ ra bi quan về việc đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an bởi Trung Quốc vốn là một thành viên thường trực của cơ quan này trong khi VNCH chỉ là quan sát viên của LHQ và tư cách đại diện còn là vấn đề gây tranh cãi.
Đại sứ Mỹ tại LHQ John A. Scali nhận định trong một bức điện gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó: “Dự định đưa vấn đề Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an sẽ gây ra rắc rối rõ ràng và nghiêm trọng cho chúng ta. Phía Việt Nam có vẻ như không có cơ hội đạt được một quyết định thuận lợi từ Hội đồng Bảo an và có ít triển vọng đạt được bất kỳ lợi thế nào”.
“Tình thế của chúng ta sẽ cực kỳ bất tiện ngay cả khi Việt Nam có quyền hợp pháp hiển nhiên với quần đảo tranh chấp. Trong tình cảnh hiện tại, chúng ta sẽ tìm cách trì hoãn tiến trình của Hội đồng Bảo an. Điều này sẽ giúp phái bộ VNCH có thời gian thăm dò trực tiếp các thành viên Hội đồng Bảo an và báo cáo kết quả về cho Sài Gòn”, đại sứ Mỹ tại LHQ John A. Scali viết.

Kết quả bất lợi

Cuộc tham vấn các thành viên Hội đồng Bảo an của Chủ tịch Hội đồng Bảo an người Costa Rica Gonzalo J. Facio mang lại kết quả bất lợi cho VNCH. Các nước như Pháp, Úc và Áo đều tỏ ra nghi ngờ về ích lợi của việc ra tuyên bố về vấn đề Hoàng Sa trong khi Iraq và Indonesia đặt câu hỏi về việc ai là đại diện hợp pháp của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an, theo tường thuật của ông Facio.
Indonesia là nước đã công khai ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa.

Peru thì thắc mắc về việc liệu một bên không phải là thành viên của LHQ có thể đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an hay không. Đáng chú ý đại sứ Liên Xô tại LHQ Yakov Malik thừa nhận sẽ bất tiện cho Liên Xô nếu phải ủng hộ Trung Quốc. Ông Malik châm chọc rằng Mỹ sẽ gặp vấn đề trong việc chọn lựa “giữa đồng minh cũ và người bạn mới”.
Trước tình hình đó, VNCH đã quyết định gửi thư đến Chủ tịch Facio rút lại yêu cầu về việc triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an. Ngày 25.1, Chủ tịch Facio thông báo Hội đồng Bảo an sẽ không nhóm họp để thảo luận vấn đề Hoàng Sa bởi VNCH đã rút lại yêu cầu.

Ông Facio nói không có đủ ủng hộ cho cuộc họp của Hội đồng Bảo an vì Trung Quốc cho biết sẽ phủ quyết mọi quyết định và có khả năng đại diện của VNCH không được quyền phát biểu trước Hội đồng Bảo an. Trong cuộc tham vấn, một số thành viên đã tranh cãi về quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng Bảo an của VNCH, vốn không phải là thành viên LHQ. Theo khảo sát của ông Facio, VNCH sẽ không có đủ 9 phiếu cần thiết. Chỉ có 5 nước phản ứng tích cực là Mỹ, Anh, Úc, Costa Rica và có thể là cả Áo. Những nước phản đối cuộc họp của Hội đồng Bảo an bao gồm Liên Xô, Belarus, Iraq, Indonesia và có thể là cả Pháp. Trả lời một câu hỏi tại cuộc họp báo, ông Facio nói Mỹ không thúc đẩy một cuộc họp của Hội đồng Bảo an và ông có cảm giác Mỹ không thực sự muốn có cuộc họp.

Song song với việc rút lại yêu cầu ở Hội đồng Bảo an, VNCH cũng gửi thư đến Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) yêu cầu kêu gọi các thành viên của tổ chức này “xem xét cách thức và biện pháp để khắc phục tình thế nguy hiểm do cuộc xâm lược của Trung Quốc gây ra” (VNCH không phải là thành viên của SEATO song được bảo hộ bởi hiệp ước này).
Tuy nhiên, một lần nữa VNCH lại gặp phải sự thờ ơ. Ngoại trừ Philippines, vốn lo lắng trước động thái của Trung Quốc, các thành viên còn lại của SEATO đã đưa ra quan điểm rằng SEATO không phải là một tổ chức phù hợp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và Sài Gòn không đủ tư cách để viện dẫn điều khoản 2 Điều 4 của Hiệp ước về các biện pháp phòng thủ tập thể vì không phải là thành viên chính thức.

Toan tính của Trung Quốc

Trung Quốc đã ủ mưu đánh chiếm cụm Lưỡi Liềm tại Hoàng Sa từ lâu
Ngày 30.1.1974, lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông đã báo cáo về cho Bộ Ngoại giao và đại sứ quán Mỹ ở các nước liên quan về những tính toán của Trung Quốc trong việc thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo nhận định của lãnh sự quán ở Hồng Kông, Trung Quốc đã có ý đồ đánh chiếm Hoàng Sa từ trước chứ không phải chỉ tự vệ như những lời ngụy biện và lu loa của Bắc Kinh trước cộng đồng quốc tế. Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông, quyết định đánh chiếm Hoàng Sa phụ thuộc vào một số yếu tố như tiềm năng về dầu khí tại khu vực, lo ngại về việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa cũng như lợi ích chiến lược về lâu dài của quần đảo.

“Có bằng chứng chắc chắn về việc Trung Quốc tính trước khả năng hành động quân sự tại Hoàng Sa từ trước khi xảy ra các sự cố giữa tháng 1. Việc Trung Quốc có thực sự lên kế hoạch khiêu khích và sau đó chiếm toàn bộ quần đảo vẫn còn được để ngỏ. Song trong mọi trường hợp, một khi cuộc đụng độ bắt đầu, Bắc Kinh ra tay kiên quyết và triển khai mọi vũ lực cần thiết để đánh bật Việt Nam ra khỏi quần đảo”, bài phân tích của Lãnh sự quán Mỹ viết.

Trung Quốc nhận ra việc sở hữu quần đảo Hoàng Sa có lợi ích về kinh tế và chiến lược. Có một số yếu tố thúc đẩy quyết định của Bắc Kinh. Trước hết là những quan tâm ngày càng gia tăng về tiềm năng dầu khí tại toàn bộ thềm lục địa Đông Á. Bằng việc đánh bật Việt Nam ra khỏi Hoàng Sa, Bắc Kinh đưa ra lời cảnh báo đến các nước có tranh chấp lãnh thổ khác, kể cả Nhật và Hàn Quốc, kiềm chế thực hiện các hành động đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền. Việc này cũng làm chùn bước các công ty dầu muốn thăm dò ở khu vực.

Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông, Trung Quốc cũng có thể lo sợ việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không tiếp tục giữ thái độ im lặng trước vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Bằng việc sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã “tiên hạ thủ vi cường” để tránh tình huống nguy hiểm hơn nhiều sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa (điều này thực tế đã được Nhà nước CHXHCN Việt Nam tiến hành sau khi đất nước thống nhất).

Cũng theo nhận định trong hồ sơ ngoại giao được giải mật, nỗi lo sợ ngày càng lớn của Trung Quốc trước các hoạt động của hải quân Liên Xô tại biển Đông và các vùng biển khác ở châu Á có thể là một yếu tố dẫn đến quyết định của Trung Quốc.
“Chúng tôi hoài nghi việc Bắc Kinh lo ngại rằng Liên Xô hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên kế hoạch cho hành động trực tiếp liên quan đến quần đảo Hoàng Sa ở thời điểm này, song việc tăng cường đáng kể hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong những năm gầy đây đã nhấn mạnh cho Trung Quốc thấy được tiềm năng chiến lược lâu dài của lãnh thổ tranh chấp”, hồ sơ viết.

Sưu Tầm


ĐỌC THÊM

Hoàng Sa Nổi Sóng Phạm Văn Hồng
Hoàng Sa Bí Ẩn Phạm Văn Hồng
Tường Thuật Trận Hải Chiến Hoàng Sa   Hà văn Ngạc, Hạm Trưởng HQ 5
Sự Thật Về Trận  Hải Chiến Hoàng Sa Lê Văn Thư, Hạm Trưởng HQ 16
__._,_.___

Posted by: Gia Cat <


 
"Hải chiến Hoàng Sa": Thêm một ý kiến khẳng định cấp chỉ huy bất tài và hèn nhát

GGtienlang/LÊ HƯƠNG LAN tổng kết

  18-Oct-2013

Lời dẫn: Sau khi đăng bài “Hải chiến Hoàng Sa” – Sự bất tài và hèn nhát của cấp chỉ huy VNCH" của tác giả Vi Đức Thanh, bản thân chúng tôi cũng đã tìm hiểu thêm về trận hải chiến này. Chúng tôi thấy có nhận định của Trung tá VNCH Vũ Hữu San- nguyên Hạm trưởng tàu HQ.04 về bài viết của Trung tá Lê Văn Thự- nguyên Hạm trưởng tàu HQ.16:

"Trong những tài-liệu viết về Hải-Chiến Hoàng-Sa, có người viết trên Internet cho rằng tai hại nhất là bài của ông Lê Văn Thự, cũng đã có nhiều phát biểu phản hồi. Tuy vậy, chúng ta thông-cảm là Ông Thự, theo một số người nói tính tình thật-thà. Ông chỉ nhớ vậy, biết vậy, thấy vậy mà viết ra như vậy theo khả-năng Ông có vậy thôi.



Trung tá Vũ Hữu San

Có mấy ai đặt câu hỏi bởi đâu, tại sao Ông Thự phải viết? Ông đã cho biết chỉ vì bài viết của Đại-Tá Ngạc "dàn dựng ra" đó sao? Có lửa mới có khói. Muốn chữa nạn cháy, trước hết phải tìm ngọn lửa ở đâu, trừ trường-hợp người ta dửng-dưng...

Đại-Tá Ngạc viết: Trong thời-gian tại căn-cứ, Tư-lệnh-phó HQ ít nhất đã hai lần tập-hợp nhân-viên tất cả các chiến-hạm có mặt tại chỗ để chỉ-thị không được có hành-động kiêu-ngạo về chiến-tích của Hải-quân VNCH. Ðể làm gương cho tất cả nhân-viên thuộc quyền, tôi đã giữ một thái-độ rất khiêm-nhượng và im-lặng.

Trong hai lần tập-họp đó (phải 500 người tham-dự ?) còn ai nhớ lúc nào, ở chỗ nào, ai nói gì nghe gì? Xin vui lòng kể ra vì các Hạm-Trưởng đều không biết...

Nếu thực-sự được kiêu-ngạo phút giây trong đời, 500 người chúng tôi cũng... sung sướng sau khi đã đổ máu xương!

Có đứa nào trong chúng tôi ngẩng mặt lên được như các Vị Chỉ-Huy của chúng tôi lúc đó không?

Càng suy-nghĩ, ai cũng thấy lời Trung-Tá Thự nói quá đúng:

"Chỉ những người ở trên HQ-4, HQ-5, HQ-10 và HQ-16 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng (của Đại-Tá Ngạc) dàn dựng ra".

Đọc bài của ông Vũ Hữu San, chúng tôi cũng cho rằng có thể có một vài chi tiết trong bài của ông Lê Văn Thự chưa chính xác khi nói về tàu HQ.04 nhưng về toàn cục trận chiến, về nguyên nhân thất bại, về sự bất tài và hèn nhát của cấp chỉ huy ... có lẽ là chính xác?

Chúng tôi đồng tình với những phản bác của ông Vũ Hữu San về cái gọi là Ủy ban Hoàng Sa được thành lập bởi các ông Hà Quang Tự, Phạm Văn Thanh, Trần Trọng Ngà, Nguyễn Mạnh Trí, Vũ Văn Thiện- đồng tác giả cuốn sách HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19-1-1974.

Chúng tôi cho rằng tìm ra sự thật, dù đau lòng nhưng chắc chắn sẽ hữu ích cho cuộc chiến bảo vệ biển đảo trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này. Do vậy, chúng tôi kính mong bác Vũ Hữu San HQ.04, Lê Văn Thự HQ.16, Phạm Trọng Quỳnh HQ.05 cùng những người khác trực tiếp tham gia trận đánh nên ngồi lại với nhau nhằm tìm ra sự thật.

Hôm nay, để tiếp tục tìm hiểu về trận Hải chiến Hoàng Sa, chúng tôi xin chép về đây bài viết Đại-Tá Ngạc Ở Đâu trên trang web http://luotsong.tripod.com/Ngac-hohai.htm  do ông Vũ Hữu San cùng bè bạn thực hiện.

LÊ HƯƠNG LAN

*************

Đại-Tá Ngạc không trên Đài Chỉ-Huy thì ở đâu khi hải-chiến?

Trung tá Vũ Hữu San cùng bè bạn thực hiện


Mỗi khi nhìn lại hàng huy-chương cũ mà chúng tôi từng mang trên ngực áo thời trai-trẻ, chúng tôi nghĩ ngay đến nhành dương-liễu nào, ngôi sao nào ghi dấu ở đâu... và hồi-tưởng ngay đến vị-trí hoạt-động của cấp chỉ-huy của chúng tôi lúc đó...

Có lẽ người ngoài cuộc thì không để ý, nhưng với người lính chiến thì hình-ảnh cấp chỉ-huy của mình ảnh-hưởng bao trùm suốt cả đời người họ... Xương máu nước mắt anh-hùng chiến-sĩ bạn bè và thân quyến của họ làm sao mà quên đươc.

Bất cứ trong một cuộc hành-quân nào, cá-nhân chúng tôi (trong nhiều trách-vụ khác nhau) đều tự hỏi "ta phải đứng chỗ nào cho đúng, cho phải?" và đương-nhiên cũng để ý rất kỹ xem Vị Chỉ-Huy của mình ở đâu?

Thắng hay Thua trong chiến-trận ảnh-hưởng từ người Chỉ-Huy rất nhiều.

Muốn biết Vị Chỉ-Huy-Trưởng Hoàng-Sa ở đâu, làm gì thì hỏi Hạm-Trưởng chiến-hạm Ông này đặt Bộ Chỉ-Huy.

Muốn biết Vị Chỉ-Huy-Trưởng Hoàng-Sa liên-lạc ra sao thì hỏi Sĩ-Quan Truyền-Tin, Sĩ-Quan Liên-lạc CIC và Sĩ-Quan Tình-Báo của chính Ông ta.

Bài viết này nhắn gửi những Tác-giả thời lạm-phát "không tai nghe mắt thấy", không đi Hộ-Tống-Hạm, Tuần-Dương-Hạm, Khu-Trục-Hạm, trong đó có cả những anh trốn đi tàu lên ngồi bờ, viết không chứng cứ, nhưng tham-vọng quá lớn khi âm-mưu sửa Sử VNCH đã thực-hiện được trong các năm 1974-75 về Hải-Chiến Hoàng-Sa.

Hải-Quân là một ngành chuyên-nghiệp, không phải là nơi phất-phơ của những tay chơi lơ mơ tài-tử!

-- o0o --

Một câu "để đời" tìm thấy trên Internet như sau: cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là một tài liệu công phu và nghiêm chỉnh nhất từ trước đến nay. Quyết định của Tổng Hội HQ&HH Việt Nam Cộng Hòa và Hội Đồng Hải Sử thành lập Ủy ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa là một quyết định có tầm vóc.

Một câu "để đời" nữa tìm thấy trên Internet: Đại tá Hà Văn Ngạc trước khi qua đời năm 1999 tại Hoa Kỳ có viết một tài liệu nhan đề “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” nói về trận đánh." Đây là tài liệu có thẩm quyền nhất của người trong cuộc.

Mấy cái nhất này khủng-khiếp quá! Hải-Quân Việt-Nam có tài-liệu "nhất" như thế này đây, xin mời độc-giả xem qua ra sao.

"Trận Hải Chiến Hoàng Sa" của Hồ Hải

Phần này trích nguyên văn vài đoạn trong bài "Trận Hải Chiến Hoàng Sa" của Hồ Hải (đăng trong Đặc-San Lướt Sóng số 52 năm 2004, trang 7-22. Vì tầm quan-trọng của các sự kiện, & số báo sau đó, qua nhiều độc-giả đề-nghi, bài được cho đăng lại vào Đặc-San Lướt Sóng số 59 năm 2007, từ trang 106-121):

Tôi (lời Trung-Uý Hồ Hải) được Đại tá Hà Văn Ngạc chỉ định làm SQ Truyền tin cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân


Đại tá Hà Văn Ngạc
Gần một thập niên qua đã có nhiều qúy vị Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Đoàn Viên, những người có tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa, tường thuật lại trận chiến, nhìn chúng tôi tự nghĩ như vậy cũng đã tương đối đầy đủ. Tuy vậy, với tư cách là người có tham dự trận chiến, tôi thấy có trách nhiệm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, giới hạn trong phạm vi trách nhiệm của mình để được đóng góp thêm. Và như vậy, bài này sẽ không phải là toàn bộ trận chiến mà chỉ là bổ túc thêm một số dữ kiện, hy vọng là mới, để chúng ta có được sự ghi nhận từ nhiều phía khác nhau.

Trận Hoàng Sa tôi là SQ Trưởng ngành Vô Tuyến Điện Tử kiêm Mật Mã của HQ05, được Đại tá Hà Văn Ngạc chỉ định làm SQ Tr/tin cho BCH/Hành Quân mà ông là Chỉ Huy Trưởng. Tôi túc trực bên cạnh Đ/tá Ngạc những khi ông chuyển và nhận lệnh và có trách nhiệm ghi lại vào sổ nhật ký truyền tin tất cả những lệnh này (1).

Suốt đêm 17, ngày và đêm 18/1 tôi luôn luôn điều chỉnh sẵn tất cả các máy truyền tin có công suất mạnh để Đại Tá Ngạc liên lạc. Tôi còn nhớ suốt ngày và đêm 18/1, Đại tá Ngạc liên lạc với BTL/HQ/V1DH và BTL/HQ rất nhiều lần bằng âm thoại cũng như điện báo. Nội dung ngoài việc báo cáo tình hình địch trong vùng, xin chỉ thị, và quan trọng hơn cả là ông muốn biết quan niệm cũng như hành động cụ thể ra sao đối với địch, đối với tình hình thực tế tại chiến trường. Kể từ tối 18/1 (tôi không nhớ rõ giờ) BTL/HQ yêu cầu dùng một máy truyền tin để trực 24/24 với BTTM, sẽ có chỉ thị có thể là trực tiếp cho Đ/tá Ngạc. Có một lần liên lạc với Phòng Hành Quân/BTL/HQ, khoảng giữa đêm 18 rạng 19, Đại tá Ngạc đã yêu cầu cho gặp một vị Sĩ Quan nào đó tôi không nhớ tên, để nói chuyện với ông bằng tiếng Pháp; có lẽ ông muốn có thêm sự an toàn cho nội dung ông đang trao đổi.

Lệnh chỉ thị cho Đ/tá Ngạc "khai hỏa"

Lệnh chỉ thị cho Đ/tá Ngạc "khai hỏa" bắt đầu một cuộc hải chiến có tầm mức quan trọng trong lịch sử hải chiến của HQVN, nay tuy đã 30 năm nhưng tôi vẫn chắc chắn là nhớ đúng nội dung 100%. Có điều lệnh này từ BTL/HQ/V1DH, BTL/HQ hay BTTM thì tôi không thể nhớ chắc. Nhật ký truyền tin đương nhiên ghi rất rõ giới chức chuyển, nhận lệnh và nội dung nhưng thường thì hầu hết ghi bằng danh hiệu theo đặc lệnh truyền tin; do danh hiệu sử dụng ta có thể biết được giới chức đó là ai. Lúc Đ/Tá Ngạc nhận lệnh khai hỏa, tôi đứng bên cạnh cứ đinh ninh là ông đã biết ai đang ra lệnh cho ông nên tôi cũng không thắc mắc. Trong tài liệu Đ/Tá Ngạc, ông nói cho đến nay (lúc ông viết tài liệu cách đây hơn 5 năm) ông vẫn chưa biết là TL/HQVN hay TL/HQ/V1DH đã ra lệnh khai hỏa này. Tuy vậy ông vẫn tin là của Tư Lệnh Hải Quân mà ông đã quen thuộc giọng nói. Trong tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa, bài của cựu Thiếu Tá Trần Đỗ Cẩm, trang 63 có nói trong một cuộc phỏng vấn Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TL/HQ/V1DH, Ông Thoại có tiết lộ là chính ông đã ra lệnh khai hỏa đúng theo chỉ thị của Tổng Thống Thiệu. Như vậy chúng ta đã có câu . Gần đây, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cũng xác-nhận lại chi-tiết trong cuốn sách "Can Trường Trong Chiến Bại".

Bài của Đai Tá Ngạc có hai điều quan trọng tôi thấy không ổn.

Liên quan đến việc các chiến hạm rút ra khỏi vòng chiến, trong bài của Đai Tá Ngạc có hai điều quan trọng tôi thấy không ổn.

Thứ nhất : Khi đánh nhau, khẩu 76 ly của HQ04 bị trở ngại tác xạ bao nhiêu lần, thời gian tổng cộng bao nhiêu lâu tôi thực sự không biết rõ vì có thể HQ4 liên lạc với Đ/Tá Ngạc bằng máy PRC-25 trên đài chỉ huy. Nhưng nếu nói trong khi lâm chiến mà HQ04 cứ vài phút xin bắn thử, mà lại gọi xin bắn thử đến ba lần thì nghe không ổn. Đang đánh nhau, súng bi trở ngại thì sửa, có thể báo cáo ngay cho cấp chỉ huy biết, sữa xong thì nhắm vào tàu địch mà bắn tiếp may ra được viên nào đở viên đó chứ sao lại cứ xin bắn thử? Bắn thử nghĩa là bắn không nhắm mục tiêu, mà lại xin bắn thử đến ba lần.

Thực sự tôi không nghe lệnh quan trọng này.

Thứ hai: Đaị Tá Ngạc thấy HQ04 bị trở ngại tác xạ và bị thiệt hại nhiều nên ông đã ra lệnh cho HQ04 rút ra khỏi vòng chiến ngay? Thời gian hai bên bắn nhau dữ dội nhất là từ phút khởi đầu cho đến nửa giờ sau. HQ04 có bị thiệt hại nặng thì bị trong khoảng thời gian này, đây cũng là thời gian mà máy PRC-25 của HQ05 trên đài chỉ huy bị trúng đạn bể. Nếu Đ/Tá Ngạc ra lệnh cho HQ04 rút lui ra khỏi vòng chiến thì phải dùng máy VRC-46 để chỉ thị, và như vậy tôi phải nghe được vì 15-20 phút sau cùng tôi chỉ còn có máy này để liên lạc và luôn luôn trực 24/24. Nếu thực sự Đ/Tá Ngạc chỉ thị cho HQ04 rút lui, thì HQ04 cũng chẳng có tội tình gì vì chỉ thi hành lệnh của Đ/Tá Ngạc, tôi không có nhu cầu gì phải giải thích giùm nhưng thực sự tôi không nghe lệnh quan trọng này. (2) Lời bình của Vũ Hữu San:

Làm sao đây?

Năm 1974 tại HC Hoàng-Sa, HQ-4 đã xin phép 3 lần thử bắn hải-pháo (!), HQ-4 tác-chiến bằng súng liên-thanh (!) HQ-4 được lệnh rút ra ngoài vòng chiến (!). Nhớ lại tích xưa tại Phú-lương Hà: Một bài Văn (tế cá của cụ Hàn-Thuyên) đốt đi ném xuống nước, đã đuổi được Ngạc ngư!



HQ16 bị trúng một trái đạn 127 ly

Ngay sau khi trận chiến chấm dứt, bất cứ một Sĩ Quan dù thuộc ngành chuyên môn nào, cũng muốn biết lúc đánh nhau, vị trí của ta ở đâu, địch đã bố trí như thế nào và có bao nhiêu thiệt hại ? Tôi và một vài Sĩ Quan không có nhiệm sở trên đài chỉ huy hoặc không ở những vị trí thuận tiện quan sát chiến trường cũng rất muốn biết. Đến nay tôi chỉ còn nhớ được một số yếu tố quan trọng. Lúc đánh nhau, HQ04 và HQ05 ở về phía Nam đảo Quang Hoà. HQ16 và HQ10 ở về phìa Bắc. HQ 4 và HQ05 trách nhiệm hai tàu Kronstad 271 và 274 của địch vì hai tàu này đang có mặt án ngữ cạnh đảo phía Nam. HQ16 và HQ10 trách nhiệm tàu 396 và 389 phía Bắc. Khi tàu về đến Đà Nẳng biết tin HQ16 bị trúng một trái đạn 127 ly, chúng tôi cũng đã ngờ rằng trái đạn này của HQ05 bắn nhầm, lý do rất dễ hiểu là vì chỉ có HQ05 và HQ16 có súng 127 ly. Liên hệ đến vị trí chiến hạm lúc đánh nhau, tôi thấy nếu HQ05 có bắn nhầm HQ16 cũng là điều dễ hiểu. Viên đạn này có sác xuất rất cao xảy ra khi khẩu 127 ly của HQ05 bị hỏng hệ thống điện, phải quay bằng tay. Tàu địch thì nhỏ và di chuyển nhanh, sóng biển lúc đó chỉ là cấp 1, cấp 2 thôi nhưng cũng đủ ảnh hưởng đến độ cao thấp của tầm đạn vì vậy mà viên đạn có thể đã trượt khỏi tàu TC mà trúng vào HQ16.

Ray rứt về trách nhiệm của mình

Tại SaiGon, HQ05 đậu ở cầu A, HQ16 đậu ở cầu B cách nhau không quá 200 mét. Chúng tôi được biết HQ16 được tổ chức tiếp đón trọng thể lúc mới về đến thủ-đô. Chúng tôi thấy hãnh diện lây vì mình cũng là thành viên tham dự trận đánh. Riêng HQ05 về trễ hơn 1 tháng nhưng cũng đã được BTL chiếu cố, tuy hơi muộn màng. Nhiều người được đề nghị thăng cấp và huy chương do công trận Hoàng Sa, nhưng không hiểu tại sao đã không được cứu xét nhanh chóng (ngoại trừ Đại Úy Nguyền) mà mãi đến cuối năm mới có lệnh được thăng cấp như là thăng cấp thường niên. Nhiều phái đoàn dân sự xuống thăm viếng, ủy lạo, kết thân. Nhiều tiền ủy lạo nhất hình như là hãng Vishipcoline, nhiều nhóm kết thân nhất là trường Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm. Bên cạnh một chút hãnh diện, một chút niềm vui, an ủi nho nhỏ đó, chúng tôi nhiều lúc cũng không khỏi suy tư, ray rứt về trách nhiệm của mình là đã không giữ được nổi quần đảo Hoàng Sa, vùng đất tuy xa xôi nhưng từ thời cha ông đã có được chủ quyền, nằm trong vùng lãnh hải của đất nước Việt Nam thân yêu.

Hồ Hải, báo Lướt Sóng, Kỷ niệm húy nhật Đức Trần Hưng Đạo, năm 2004

Tôi rất thông cảm thái độ vừa ngạc nhiên vừa bực tức của Đ/tá Ngạc khi ông nhận lệnh phải bắn ngay mà không cần bố trí đội hình hay thời điểm thuận lợi.

Trận Hoàng Sa ngoài chính phủ ra không ai nói đây là một trận đại thắng cả. Lý do gì chính phủ lúc bấy giờ tuyên bố như vậy thì là một vấn đề khác không nằm trong phạm vi bài này. Chính phủ đã loan báo thắng trên báo chí, truyền thanh, truyền hình ầm ĩ thì BTL/HQ có dám nói thua không? Môt người dân thường cũng hiểu được, sau trận chiến, Hoàng Sa đã mất vào tay TC thì thắng ở cái chỗ nào? BTL/HQ dám báo cáo láo với BTTM là ta thắng hay sao? Tuy nhiên, chúng ta không thể “lấy sự thành bại mà luận anh hùng”. Không thể thấy người ta thua trận mà vội kết luận những người tham chiến là hèn nhát, bất tài. Kết luận như vậy tôi cho đó là những kẽ bất trí, xu thời. Chuyện mất Hoàng Sa, ở một góc nhìn khách quan cũng như chính trị, không khác năm 75 mất Ban Mê Thuột, rồi mất miền Nam. Chúng ta không đổ lỗi cho ai vì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm nhưng chắc cũng không có ai nói mất miền Nam là do những người lính chiến QLVNCH đă bất tài hoặc hèn nhát ngoài chiến trường. Theo sự đánh gía của tôi, chưa nói chuyện chúng ta có giữ được Hoàng Sa sau trận đánh hay không, TC sẽ trả đủa lại như thế nào, chỉ nói đến việc hạ 3 tàu TC không thôi; nếu cấp trên cho lệnh dứt khoát là phải tiêu diệt các chiến hạm địch, giao toàn quyền cho Đ/tá Ngạc tùy điều kiện hiện trường mà quyết định thì ngay chiều 18/1, khi các tàu TC rất gần trong tầm đạn của các chiến hạm ta, thì chắc chắn ta tiêu diệt cả 3 chiếc rất dễ dàng vì hỏa lực của ta mạnh và nhiều hơn, lại khai hỏa trước. Tôi rất thông cảm thái độ vừa ngạc nhiên vừa bực tức của Đ/tá Ngạc khi ông nhận lệnh phải bắn ngay mà không cần bố trí đội hình hay thời điểm thuận lợi. Khi ra lệnh phải bắn ngay và bấm ống liên hợp để cho giới chức ra lệnh nghe tiếng nổ, rõ ràng là thượng cấp không cần biết vị trí của HQ05 và tàu địch cách xa bao nhiêu. Khi đó HQ05 cách tàu TC chiếc gần nhất phải từ 3 đến 5 hải lý (đây là tôi ước chừng bằng mắt thường chứ không đo bằng radar nên có thể không đúng lắm), như vậy những viên đạn đầu tất nhiên là không chính xác. (3) HQ05 phải vừa bắn vừa di chuyển đến gần và xoay trở để tạo thế thuận lợi. Lúc đó thì tàu TC đã tăng tốc độ để tránh né và điều chỉnh tấn công lại hữu hiệu.

Hồ Hải Jun 15, 2004


--o0o --

Chú-thích của Vũ Hữu San:

(1) Khi nghiên-cứu Hải-Chiến Hoàng-Sa, mà bỏ qua giá trị bài viết của Sĩ-Quan Truyền-Tin trận đánh thì có bỏ công-lao nghiên-cứu bao nhiêu cái gì khác nữa cũng không còn bao nhiêu giá-trị.

(2) SQ Truyền-tin cho BCH/Hành Quân không nghe lệnh quan trọng này. Hạm Trưởng Phạm-Trọng-Quỳnh HQ-5 là giới-chức thi-hành không nghe, mà mấy chục SQ, HSQ & Đoàn-Viên khác trên Đài Chỉ-Huy, Phòng lái, Trung-Tâm Truyền-Tin, Trung-Tâm Chiến-Báo có đặt speakers của cả bốn chiến-hạm (HQ-10, HQ-16, HQ05, HQ-4) cũng không nghe. Những báo-cáo, quyết-định hay mệnh-lệnh quan-trọng lúc đó đều phát trên VRC-46 (HQ-5 chỉ còn có máy này để liên lạc và luôn luôn trực 24/24). Sau khi HQ-10 tê-liệt, HQ-16 rút lui và HQ-5 đã chạy về phía Tây, bắn HQ-16. Soái-hạm với hai máy rất tốt, đã chạy rất xa, khỏi tầm bắn của hải-pháo 2 bên. HQ04 tiếp-tục một mình giao-tranh, bơ-vơ một mình, tự ý đoạn chiến (bài viết Lữ-Công-Bảy có lẽ nhầm thời-gian, nhưng Hạm-phó Nguyễn-Thành-Sắc  phỏng-vấn của UBHS tương-đối chính-xác hơn).

Đại-Tá Ngạc không liên-lạc với bất cứ ai kể từ khi "khéo léo" bấm máy trình-diễn tiếng súng nổ.

Tàu cập bến, Đại tá Hà Văn Ngạc vẫn còn hoảng loạn, lên bờ quên đi giầy

Vị-trí HQ-5 do chính HQ-5 báo-cáo trong Phúc-Trình. Liên-lạc của Đại-Tá Ngạc cũng rõ-ràng thấy trong các bài viết của Ông, cũng như của Sĩ-Quan Truyền-Tin của Ông. Phản-ánh rõ-rệt nhất về sự tệ-hại này được thấy một phần qua bài viết của HQ Trung-Tá Lê-Văn-Thự về việc mất liên-lạc truyền-tin.

(3) Về hoạt-động của HQ-5, Sĩ-Quan Chiến-Tranh Chính-Trị của "Soái-hạm" HQ-5 Trương-Văn-Liêm đã viết rõ-ràng như sau:

...Tin hành lang (lại tin truyền miệng), sở dĩ chiến hạm HQ-5 không được về sửa chửa mà phải trở ra gần vùng giao tranh tiếp tục tuần tiểu và quan sát để vớt các nhân viên đào thoát từ HQ10 và các toán đổ bộ của HQ04 và HQ16; bởi vì chiến hạm đã:

- bỏ chạy khỏi chiến trường để cho HQ04 bị tấn công,

- không giữ liên lạc với các đơn vị.

- bắn vào hầm máy HQ16 (đầu đạn 127 ly không nổ, số danh bộ của lô đạn thuộc HQ05)

Một số nhân viên tỏ vẻ bất mãn, không khí trên chiến hạm đột nhiên ngột ngạt, có tiếng than phiền HT quá hiền và tôi với chức vụ SQ/Chiến tranh chánh trị lâm vào tình trạng khó xử...

... Từ mấy chiếc máy thu thanh được bạn bè cung cấp khi còn ở Đà nẵng, chúng tôi theo dõi ngày đêm các bài bình luận cũng như tin tức, mà lòng ngậm ngùi. Tại sao? Ai bỏ ai? Nhân viên rỉ tai nhau: “chúng ta đang thi hành quân kỷ ”. Nghi vấn rõ ràng: bỏ chạy về hướng nam, không liên lạc với các đơn vị tham chiến, bắn vào bạn, chứng cớ rành rành, làm sao chối cãi. Ngậm đắng nuốt cay !!!

... Đến Sài gòn, âm thầm. Sự tiếp đón (HQ-5) tổ chức đơn sơ, có thể gọi là tạm bợ., thiếu hoan hỷ. Không khí toàn chiến hạm nặng nề vì lịnh cắm trại 100% an ninh hải quân làm việc với từng sĩ quan cũng như một số nhân viên để điều tra tại sao đạn 127 ly của HQ05 nằm trong hầm máy HQ16. Tôi không rõ các vị sĩ quan khác đã được hỏi những gì và  ra sao. Riêng tôi đã được một Trung úy an ninh hỏi:

- Nhiệm sở tác chiến của tôi ở đâu và tôi đã thấy thiệt hại của chiến hạm Trung cộng ra sao?

- Tại sao bỏ chạy về hướng nam và không liên lạc với các đơn vị khi lâm trận?

- Có biết HQ05 bắn vào HQ16 không?

- Là SQ/CTCT tôi đã làm gì, nói gì với nhân viên chiến hạm trước và sau khi lâm chiến?

(4) Theo HQ Đại-Úy Trần-Kim-Diệp (bài "Bên lề trận hải chiến Hoàng-Sa", Paris , hè 2003), SQ Tình-báo V1ZH cạnh Đại-Tá Ngạc: Trận đánh chỉ kéo dài khoảng 15-20 phút nhưng cường độ thật khốc liệt. Ông Diệp (hiện-diện trên HQ-5), nói rất đúng: kể cả thời-gian HQ-5 & HQ-16 bắn nhau thêm vào đó, thời-gian tác-xạ của HQ-5 chỉ ngắn-ngủi là như vậy thôi!

Trung-Uý Hồ-Hải cũng viết: HQ-5 phải di chuyển tất cả đạn 127 ly trên sàn tàu xuống lại nơi an toàn. Số đạn được mang từ dưới hầm tàu HQ-5 lên quá nhiều chưa bắn hết vì súng bị hỏng, có thể bị trúng đạn địch phát nổ.


Tất cả các lệnh nội-bộ chiến-hạm & thu-phát truyền-tin ra ngoài đều khởi-sự từ khu-vực Đài Chỉ-Huy / Phòng Lái này. Cấp Chỉ-Huy như Hạm-Trưởng HQ-10 HQ Thiếu-Tá Nguỵ-Văn-Thà có hy-sinh thì cũng hy-sinh tại vị-trí Đài Chỉ-Huy vinh-dự này!


Phòng Truyền-Tin là khu-vực các máy thu phát, đươc bao kín trong 4 vách sắt.


Trung-Tâm Chiến-Báo của các Khu-Trục-Hạm, nơi giải tất cả các bài toán chiến-thuật. Nhiều Sĩ-Quan của HQ-4 từng tốt nghiệp trường Destroyer School của ngoại-quốc, đảm-nhiệm đương-phiên tại đây.

- - - - - -

Ông Hồ-Hải, Sĩ-Quan Truyền-tin của Đại-Tá Ngạc đã viết bài trên Đặc-San Lướt Sóng số 52 năm 2004: bài của Đai Tá Ngạc có hai điều quan trọng tôi (lời Ông Hồ-Hải) thấy không ổn:

- khi lâm chiến mà HQ04 cứ vài phút xin bắn thử, mà lại gọi xin bắn thử đến ba lần thì nghe không ổn.

- thực sự tôi không nghe lệnh (Đ/Tá Ngạc chỉ thị cho HQ04 rút lui) quan trọng này.

Mấy anh Tác-gỉả "không tai nghe mắt thấy" chắc chắn là không suy-nghĩ kỹ, nên viết theo "người cõi trên" một cách vô-thức đều là "không ổn" hết.

Xin nhắc cho những ai không phục-vụ chiến-hạm biết: Trên chiến-hạm khi tác-chiến, hệ-thống âm-thoại đều được nối kết giữa Phòng Truyền-tin, Trung-Tâm Chiến-Báo, Đài Chỉ-Huy, Phòng Lái. Những lệnh quan-trọng như vậy phải qua tai hàng trăm người, trong đó có các Si-Quan cấp-bậc cao nhất trong Hải-Đội, các Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan giữ trách-nhiệm quan-trọng đến sự an-nguy của 4 Chiến-Hạm cũng như cả Hải-Đội. Đấy là chưa kể mạch âm-thoại có thể nghe được lên hệ-thống dọc tới Bộ Tư-Lệnh HQVN.

Hai chữ "không ổn" của Trung-Uý Hồ-Hải (viết hai lần) đầy đủ để mọi người hiểu cái giá trị bài viết của người chỉ-huy cấp Đại-Tá của Ông, và nhất là "tư-chất" chánh tà của Ông ta muốn sửa lại "Lịch-Sử VNCH" là HQ-4 rút lui không hải-chiến theo lệnh Ông vậy.

- - - - - - -

UBHS có hỏi Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh (ĐĐ LNT) một câu hỏi mà có người lính tham-chiến chúng tôi rất đồng ý với ông Tánh :

UBHS (Vì) Một số nhân chứng khác nói rằng HQ04 vẫn sử dụng được hai khẩu 76.2 li... ý anh em muốn hỏi là khi họ lên trình bày trong buổi họp, các hạm trường cũng như là Đại Tá Ngạc cũng có trình bày các trở ngại này, có phải không thưa Đô Đôc.?

ĐĐ LNT: Có, nhưng mà tôi không rõ những cái chi tiết, cho nên theo tôi nghĩ, nếu các anh có được cái tài liệu mà cố Đại Tá Ngạc đã viết ra về trận hải chiến Hoàng Sa, thì có lẽ là chúng ta đọc cái đó rồi nghiên cứu cái đó, có lẽ chúng ta cũng thấy được một vài ánh sáng nào đó.

Đại tá Hà Văn Ngạc trước khi qua đời năm 1999 tại Hoa Kỳ có viết một tài liệu nhan đề “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” nói về trận đánh. Đây có phải là tài liệu "thẩm quyền nhất" của người trong cuộc không? Hãy đọc ngay tài-liệu đó rồi chúng ta thấy rõ-ràng lịch-sử được Ông Ngạc viết ra sao !

Không khảo mà xưng. Đại tá Hà Văn Ngạc làm gì ở Hoàng-Sa? Chính Ông tường-thuật.

Đại-Tá Ngạc viết trong bài "Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa (1974)" :

"Sau chừng 15 phút thì Tuần-dương-hạm HQ16 báo-cáo là bị trúng-đạn hầm máy, tầu bị nghiêng nên khả-năng vận-chuyển giảm-sút, buộc phải lui ra ngoài vòng chiến để sửa-chữa và cũng không còn liên-lạc được với Hộ-tống-hạm HQ10, không biết rõ tình-trạng và chỉ thấy nhân-viên đang đào-thoát. Tôi nhận thấy một tuần-dương-hạm đã vận-chuyển nặng-nề mà chỉ còn một máy và bị nghiêng, nếu tiếp-tục chiến-đấu thì sẽ là một mục-tiêu tốt cho địch, nên tôi đã không ra phản-lệnh. Ngoài ra, Hạm-trưởng Tuần-dương-hạm HQ16 là một vị sĩ-quan ít tích-cực hơn, nên tôi không mấy tin-tưởng là vị này có thể vượt qua được các khó-khăn kỹ-thuật để cố-gắng tiếp-tục tấn-công. Khu-trục-hạm HQ04 đã bị thiệt-hại nhiều sau khi phải bám-sát chiến-hạm địch trong tầm đại-liên, nên tôi ra lệnh cho Khu-trục-hạm HQ04 phải rút ra khỏi vòng-chiến ngay và chỉ-thị cho Tuần-dương-hạm HQ05 yểm-trợ cho chiếc này khi tiến ra xa, vì tất-nhiên Hải-đội đặc-nhiệm không thể để bị thiệt-hại một khu-trục-hạm mà Hải-Quân VNCH chỉ có tổng-cộng 2 chiếc mà thôi.


Khi Tư-Lệnh vững-vàng thì Hải-Đội mới mong mạnh-mẽ để diệt thù.
Nhìn người, ta lại bồi-hồi ngẫm-nghĩ đến ta.

Tại Hải-chiến Hoàng-Sa, vừa đánh nhau mới được có 15 phút tức là đúng thời-điểm sống chết sôi-động, thế mà Sếp Ngạc của chúng tôi đã ra lệnh tháo chạy. Trời hỡi Trời! Ông viết lại chuyện "LỊCH SỬ" này làm chi vậy?

Bài "Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa" của Hà Văn Ngac đã làm những giọt nước tràn ly. Những giọt nước tràn ly này tỉ như bài viết nổi tiếng của Trung-Tá Lê-Văn-Thự đã cùng với bài viết của Ông, đều mang tính-chất lịch-sử (!?)sẽ đi vào lịch-sử và tồn-tại mãi với thời-gian không chừng!

Nguyễn Mạnh Trí, Khóa 10/SQHQNT, "người trên bờ tàn-nhẫn nhất", trong BẢN ĐỀ NGHỊ SƠ KHỞI “BIẾN CỐ HOÀNG SA” edited: July 29, 2004, còn cố ý cắt hoàn-toàn "15 phút tác-chiến" của HQ-4 qua câu văn quái ác đầy nọc độc như sau:

"Những dữ kiện khá rõ ràng: - Trận hải chiến xảy ra rất nhanh (khoảng 30 phút) ...HQ 4 hai khẩu 76 ly bị bất khiển dụng ngay từ đầu và rút ra khỏi vùng giao tranh."

Nguyễn Mạnh Trí ơi, (anh khoá 10?) anh ở bờ, nỡ nào bắt HQ-4 sau hải-chiến lại phải nhận ân-huệ từ miệng lưỡi... trí mạng của anh!

Nguyễn Mạnh Trí
Trí này nhận là khoá 10, vậy mà không thấy bất cứ một SQ khoá 10 nói lên được một lời công-đạo khi Trí công-khai tính-toán in sách "Hải Chiến Hoàng Sa" tại Việt-Nam Cộng-Sản. Các Anh phản-bội VNCH hay sao đây?

Nhân-chứng trong buổi họp mặt rất đông (8pm Friday August 26, 2011, Anaheim Marriot Suites,12015 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.)

Sách "Hải Chiến Hoàng Sa" do Tổng-Hội Hải-Quân VCNCH chính-thức bảo-trợ, vậy Tổng-Hội Hải-Quân cũng tính việc tái-bản sách của mình tại thành-phố Cáo-Hồ Chí Minh cho tụi Việt-Cộng cán ngố phản-quốc cùng coi? Đổ đốn quá đáng rồi!

Giá-trị đúng "là cục... phân" lại còn "vớ vẩn" nữa, chưa sáng mắt ra à? xoá bỏ lằn ranh Quốc Cộng để hoà hợp hoà giải với VC sao?

Bọn vẹm mà cần gì đến các Anh trong UB Hoàng Sa , xin nâng bi, đội điã chúng cũng chẳng thèm đếm xiả đến, rõ nhục. (Germany, 31.08.2011, Chủ Nhiệm TCDV, Điều Hợp Viên Diễn Đàn Ngôn Ngữ Việt. LÝ TRUNG TÍN)

Theo đuôi Nguyễn Mạnh Trí, một Hải-Quân (?!) ác không kém là Vương-Thế-Tuấnđã thực hiện VideoClip HẢI CHIẾN HOÀNG SA ngày 19-01-1974 (trình chiếu và phát-tán từ Hội Hải Quân Bạch Đằng, Jan/27/2007, San Jose) trong đó Tuấn viết HQ-4 xin rút ra khỏi vùng giao tranh từ phút đầu. (xem bài viết của Tuấn).

Hải-Quân Việt-Nam không thua hải-chiến, nhưng có thể ngã quỵ, chết tức-tưởi vì phản-bội bên trong. Buồn và Nhục quá!

Vương-Thế-Tuấn
Trung tá Lê văn Thự viết: Tôi cũng xin độc giả hiểu cho rằng trong các quân binh chủng, hàng tướng tá, úy, sĩ quan hay trong bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu, người có trình độ cao, kẻ trình độ thấp, do đó xin quí vị không nên vơ đũa cả nắm. Hơn nữa bây giờ ra hải ngoại rồi, chúng ta phải nhìn nhận sự thật Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ chính vì cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho đồng minh phản bội để chối tội.

... Về bài viết "Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa" Ông Thự nhận-xét: "Toàn bài viết của Đại tá Ngạc từ đầu đến cuối là sai sự thật. Những điều ông nói khó mà kiểm chứng. Chỉ những người ở trên HQ-4, HQ-5, HQ-10 và HQ-16 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng dàn dựng ra. Ông Ngạc viết: “Bất thần về phía đông vào khoảng 11 giờ 25 sáng, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý, xuất hiện một chiến hạm của Trung Cộng loại có trang bị mỗi bên một giàn phóng kép hỏa tiễn loại hải - hải đang tiến vào vùng giao tranh”. Cách xa chừng 8 đến 10 hải lý khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn. Chỉ tưởng tượng thôi!

Phụ chú về sự bất nhất: Lời Ông Ngạc viết trước câu đó như sau: (1) tầm quan-sát trong vòng 1.50 đến non 2.00 hải-lý, trời có ít mây thấp ... (2) Vì tầm quan-sát còn rất hạn-chế, nên từ Tuần-dương-hạm HQ05 không quan-sát được Tuần-dương-hạm HQ16 và Hộ-tống-hạm HQ10.. Vậy mà nay Ông bỗng thấy cả các ống phóng kép hỏa-tiễn loại hải-hải của tàu địch xa 8-10 hải-lý (khoảng 16-18 km)! Thực-tế không có hỏa-tiễn hải-hải nào cả.

Đại-Tá Ngạc viết: "Trên Tuần-dương-hạm HQ05, tôi xử-dụng chiếc máy PRC 25 trước ghế hạm-trưởng bên hữu-hạm của đài chỉ-huy để liên-lạc với các chiến-hạm, tôi vừa rời ghế để ra ngoài quan-sát hai phía thì một trái đạn loại nổ mạnh gây một lỗ lủng khoảng nửa thước đường kính (?!) và làm nát máy PRC25, nên từ phút này trở đi tôi phải vào tận Trung-tâm chiến-báo để dùng máy VRC46.

Hạm-Trưởng HQ-5 Phạm-Trọng-Quỳnh đã nói ngay khi về bến: Ông Ngạc không ở Đài Chi-huy khi chúng tôi tác chiến...

Đây là câu nói phạm tới danh-dự cấp Chỉ-huy, chỉ nói khi bắt buộc phải nói mà thôi, nhất là Ông Ngạc lại đứng trước ghế của Hạm-Trưởng Quỳnh để liên-lạc.

Lỗ thủng nửa thước trên vách thép Tuần-Dương-Hạm không phải là nhỏ... Đạn địch cỡ nào?

Về lệnh lạc khi tác-chiến, Ông Ngạc viết:

"Tôi ra ngoài quan-sát phía tả-hạm và được nghe báo cáo là hầm-đạm phát-hỏa. Tôi nói ngay với hạm-trưởng là cần phải làm ngập hầm-đạn. Khẩu hải-pháo 40 ly đơn tả-hạm bị bất khiển-dụng vì bị trúng đạn vào khối nạp-đạn và khẩu 40 ly hữu-hạm bị hư-hại nhẹ. Tôi yêu-cầu hạm-trưởng là chỉ nên cho tác-xạ từng viên mà thôi, vì nhu-cầu phòng-không rất có thể xẩy ra trong một thời-gian ngắn."

Thật là quá đáng khi Ông Ngạc viết tường-trình lịch-sử như vậy, trong khi chính người phải trực-tiếp thi-hành lệnh là Hạm-Trưởng HQ-5 Phạm-Trọng-Quỳnh không biết Ông Ngạc ở nơi nào...

Đại-Tá Ngạc viết: "Một viên đạn xuyên-nổ trúng ngay Trung-tâm Chiến-báo từ hữu-hạm, sát gần ngay nơi tôi đứng, làm trung-tâm bị phát-hỏa. Các nhân-viên trong trung-tâm còn mải núp sau bàn hải-đồ thì tôi nhanh tay với một bình cứu-hỏa gần chỗ tôi đứng dập tắt ngay ngọn lửa. Tôi bị té ngã vì vấp chân vào bàn hải-đồ, bàn chân trái bị đau mất vài ngày. Tôi vẫn vẫn tiếp-tục liên-lạc với phi-cơ nhưng sau chừng 5 tới 10 phút vẫn không thấy đáp-ứng nên tôi phải ngưng..."

HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Chí-Toàn, Sĩ-Quan được Đại-Tá Ngạc chỉ-định nhiệm-sở tại Trung-tâm Chiến-báo (CIC - Combat Information Center) đã một lần xác-nhận Đại-Tá Ngạc không hiện-diện cùng Ông tại CIC khi tác-chiến và như vậy không thể nào có chuyện "nhanh tay" này xảy ra được. Thiếu-Tá Toàn còn nhấn mạnh là CIC không lớn lắm và chính Ông là người đứng rất gần bàn hải-đồ, bị miểng đạn gây thương-tích ở chân. Ông Toàn khôi-hài: "Thế thì Đại-Tá nhanh tay quá, Ông xịt hết bình CO2 vào chân tôi!". Vị Sĩ-Quan Truyền-tin của Đại-Tá Ngạc là Hồ-Hải viết trên báo Lướt Sóng: "Th/tá Toàn bị thương nhẹ, tôi có thấy ông đi cà nhắc khi rời chiến hạm"..

Phụ-chú: Thiếu-tá Toàn là người được Đại-Tá Ngạc "trao nhiệm-vụ giữ liên-lạc với các Bộ Tư-lệnh" nhiệm-sở thường-trực tại phòng CIC.

Nhất sự bất tín, vạn sự bất tin. Còn nhiều điều bất khả tin nữa như vậy trong bài viết Lịch-Sử của Đại-Tá Ngạc.

Nuôi quân ba năm, dùng quân một ngày. Đại-Tá 20 năm quân-ngũ, ngày Tổ-Quốc cần thì Ông Ngạc té ngã, vấp chân. Hôm sau khi báo-cáo Tư-Lệnh Hải-Quân, Đại-Tá đi đứng siêu vẹo, mang dép lẹp xẹp trước mắt ba quân. Xin xem hình "lịch-sử" lưu-trữ.

Đại-Tá Ngạc & cái chân >
Trang Web xin một lần nữa, lập lại đoạn văn đã kể ở trên, do chính tay Đại-Tá Ngạc viết. Công & tội của Ông trong Lịch-Sử (như Ông mong muốn) nằm phần lớn tại đây:

Sau chừng 15 phút thì Tuần-dương-hạm HQ16 báo-cáo là bị trúng-đạn hầm máy, tầu bị nghiêng nên khả-năng vận-chuyển giảm-sút, buộc phải lui ra ngoài vòng chiến để sửa-chữa và cũng không còn liên-lạc được với Hộ-tống-hạm HQ10, không biết rõ tình-trạng và chỉ thấy nhân-viên đang đào-thoát. Tôi nhận thấy một tuần-dương-hạm đã vận-chuyển nặng-nề mà chỉ còn một máy và bị nghiêng, nếu tiếp-tục chiến-đấu thì sẽ là một mục-tiêu tốt cho địch, nên tôi đã không ra phản-lệnh. Khu-trục-hạm HQ04 đã bị thiệt-hại nhiều sau khi phải bám-sát chiến-hạm địch trong tầm đại-liên, nên tôi ra lệnh cho Khu-trục-hạm HQ04 phải rút ra khỏi vòng-chiến ngay và chỉ-thị cho Tuần-dương-hạm HQ05 yểm-trợ cho chiếc này khi tiến ra xa, vì tất-nhiên Hải-đội đặc-nhiệm không thể để bị thiệt-hại một khu-trục-hạm mà Hải-Quân VNCH chỉ có tổng-cộng 2 chiếc mà thôi.

Khi nghe các tin quan-trọng "sinh tử" là HQ-10 nhân-viên đào thoát, HQ-16 rút ra ngoài mà Đại-Tá Ngạc không ra một phản lệnh gì cả, im-lặng cho 80 nhân-mạng đồng-đội "sống chết mặc bay" chăng?

Mới chỉ 15 phút đánh nhau, mặt trận Bắc đã "buộc phải lui ra ngoài vòng chiến" rồi mà Đại-Tá ra lệnh rút luôn chủ-lực-hạm HQ-4 (cứ cho là Đại-Tá Ngạc nói thật) thì tự Ông đã quyết-định loại 3 trong 4 chiến-hạm của lực-lượng ta ra ngoài vòng chiến, không đánh đấm gì nữa. Đã như vậy, Đại-Tá còn "bồi thêm" một lệnh nữa cho chiếc tàu cuối cùng là HQ-5 (lúc đó đang trao-đổi hải-pháo "friendly fire" với HQ-16) yểm-trợ để HQ-4 rút ra ...

Vậy mà gọi là đánh giặc sao đây? Hy-vọng, Quân-đội Việt-Nam tương-lai không kém cỏi cỡ chúng tôi vào hồi 1974 như thế!


Phút thứ 10 đến 20 là thời-gian cận-chiến giữa HQ-4 (tàu radar) và các Kronstadt. Hình-ảnh này do TC vẽ, rất nổi tiếng trên Internet. Khoảng-cách của 2 "soái-hạm" đang cố gắng tiêu-diệt nhau chỉ vào khoảng năm, ba trăm thước.Các tàu bè khác của Ông Ngạc lúc đó ở đâu? sao không thấy "Tàu phù" vẽ lại.

Trước đó, Ông Ngạc đã hoàn-toàn không một chút phản-ứng gì cả khi HQ 10 và HQ 16 không thi-hành Lệnh Hành-Quân, không tiến đến vị-trí án ngữ giúp Phân-đoàn Nam, để Trung-Cộng tự-do đổ bộ tăng cường lên bờ phía Đông Bắc đảo Quang-Hoà Đông. Sự vô trách-nhiệm này làm cuộc hành-quân hoàn-toàn thất-bại, đâu phải vì lý-do ngoài khả-năng lực-lượng, hay ngẫu-nhiên do trời định đoạt.

Ông Đại-Tá không viết ra, ai mà biết được những chuyện khủng-khiếp này. Tài-liệu VNCH những năm 1974-1975 không có một dòng nào tương-tự như vậy.

Trước hết trên chuyến hải-hành định-mệnh, Ông kể về số phận HQ-10 "một cẳng" bị Ông kéo ra "hy-sinh vô ích" tại Hoàng-Sa (than ơi!) lại chỉ vì an-nguy sinh-mạng chính Ông. Đại-Tá sợ bị tấn-công trên hải-trình mà làm vậy thôi. Ông viết như sau: "Ðến khoảng buổi chiều thì Tư-lệnh vùng I duyên-hải còn hỏi tôi có cần thêm gì, tôi trình xin thêm một chiến-hạm nữa vì cần hai chiếc khi di-chuyển trong trường-hợp bị tấn-công trên hải-trình, chứ không phải vì số lượng chiến-hạm Trung-cộng đang có mặt tại Hoàng-Sa... chiến-hạm chỉ có một máy chánh khiển-dụng mà thôi."

Nếu giả-thuyết rằng HQ Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc muốn "tự đề cao" có chủ ý sửa-chữa lại những sử-liệu mà Việt-Nam Cộng-Hoà đã thực-hiện và lưu lại thì Ông đã thật dại dột, phạm lỗi-lầm quá sức lớn lao khi đánh-phá HQ-4. Sử-liệu hồi đó ghi Ông là Chỉ-Huy-Trưởng Hành-Quân hải-chiến với Trung-Cộng, đó thực-sự là một vinh-dự rất lớn.

Nay người đời mới hiểu Ông chẳng làm gì trong Hải-Chiến, trừ việc Ông ra lệnh cho các chiến-hạm rút chạy (nếu người đọc tin Ông). Trong khi không có áp-lực gì cả, Ông tự viết Tường-trình và sửa Sử để "lậy Ông tôi ở bụi này", hại uy-tín cho chính Ông!

Bài viết về Hải-Chiến Hoàng-Sa khá nhiều, chi-tiết và diễn-tiến cũng lắm. Thế nhưng thực-sự có lệnh đoạn-chiến do Chi-Huy-Trưởng Ngạc ban ra lúc nào cho chiến-hạm dưới quyền? Tuyệt-nhiên không, bảo-đảm mọi người trên vô-tuyến, không ai nghe...

Hạm-phó HQ-4 Nguyễn-Thanh-Sắc đã viết (trong sách Hải-Chiến Hoàng-Sa, 2010), Giám-lộ Lữ-Công-Bảy thấy (đã viết trên mạng Internet, 2008) và cũng như Thuỷ-Thủ-Đoàn HQ-4 biết chiến-hạm bị bơ-vơ tác-chiến một mình. Khi HQ-4 xung-kích phía Đông thì tàu chở Ông chạy hướng Tây bắn HQ-16 và biệt tăm luôn.

Ông ở đâu mà im-lặng khi quân-nhân thuộc quyền Ông chiến-đấu. Cho đến trưa, Ông mới xin được rời vùng. Sĩ-Quan Truyền-tin của Ông là Trung-Úy Hồ-Hải viết: "Đ/Tá Ngạc đã xin lệnh rời vùng hành quân. Công-điện này chuyển về một Duyên Đoàn thuộc Vùng I DH (tôi không nhớ Duyên Đoàn nào) yêu cầu chuyển tiếp về BTL/HQ/V1DH, nôi đây sẽ chuyển tiếp về BTL/HQ. Công-điện có độ khẩn là Thượng Khẩn (Y), chuyển đi lúc khoảng 12 giờ trưa nhưng chờ mãi đến sau 3 giờ chiều không thấy ..."

Về chuyện hệ-trọng Lịch-Sử ảnh-hưởng đến cá-nhân "người viết Lịch-Sử Hà-Văn-Ngạc", Webmaster xin mượn một câu của Ông Hồ-Hải dùng tạm ở đây, nghĩ thấm-thía rất đúng "Trong quá khứ tôi cũng đã đôi lần thấy có người dại dột vạch áo cho người xem lưng, nhưng trường hợp Ông... thì lại khác, ông vạch áo, bôi bùn nhơ lên rồi mới mời người khác đến xem".

Đặc-biệt lần này, khi tự mình bôi bùn nhơ, Ông Ngạc còn thấy "không ổn" nên đang tâm chặt đứt luôn cánh tay mặt HQ-4 thân tín của Ông xuống mới vừa lòng.

Đau đớn quá, thảm-thiết quá, cánh tay mặt HQ-4 này vốn là Chi-Huy tiền-nhiệm của Chiến-dịch, hiện là Chi-Huy-Phó của Ông. HQ-4 đang gánh chịu tất cả áp-lực địch-quân, đang ở tuyến đầu sống chết, một mình giữa hạm-đội địch. HQ-4 lãnh gần ngàn vết đạn thù (xem sơ-đồ thiệt-hại HQ-4, chính Đại-tá Ngạc cũng trình-bày sơ-đồ này trong sách của Ông) khi Ông... từ Đài Chỉ-Huy nhào xuống, "què giò" đang đi tìm chỗ nào mà đứng vậy!

Ông viết lại "truyện Lịch-Sử" này làm gì? Hại cá-nhân Ông thì Ông chịu, nhưng hạ uy-tín của các đơn-vị tham-chiến thực-sự như chúng tôi thì thật là quá quắt, "không ổn" một tí nào cả. Càng nói càng thêm đau lòng.

Thánh Khổng-Tử chết dã 2 ngàn 500 năm, Lịch-Sử dài ngắn gì vẫn tiếp-tục có khen chê, phê phán cũng vì kinh-sách của Ngài để lại sờ sờ ở đó. Cọp chết để da, người chết để tiếng. Văn là Người, đọc bài văn "lịch-sử" của Ông, đời sau biết được con người Ông!

May hay rủi không biết trong thời-đại Internet Thông-tin Toàn-Cầu hôm nay, bài văn của Ông Ngạc được nhiều nơi hồ-hởi, tiếp tay phổ-biến rộng rãi.


Hạm-phó HQ-4 Nguyễn-thành-Sắc trong Số Báo Đặc-biệt về Hoàng-Sa phát hành tháng 5 & 6-1974 (hội Cựu QNHQVN) đã tả sáng hôm về bến Đà-Nẵng: Hôm (qua) đụng trận, cả 3 chiếc tàu Trung Cộng (TC có 4 chiếc, một chiếc vừa mắc cạn) cùng bắn vào tàu tôi vì tưởng chiếc Khu-Trục-Hạm này là OTC. (trang 27, báo Cựu Quân-Nhân HQVN, năm 1974.) Hoạ-sĩ Trung-Cộng vẽ lại cảnh tượng HQ-4 giữa Hạm-đội địch trong một tấm hình màu ngày nay rất nổi tiếng trên mạng diện-tử Internet.

Giám-lộ Lữ Công-Bảy hồi-ức lại những giây phút sau khi HQ-4 tự mình đoạn-chiến, rồi "tất cả hải-pháo ngưng tác-xạ", rồi "làm vệ sinh nhiệm-sở"..., một mình lẻ loi trên chiến-trường. Cảnh này mãi-mãi đau lòng HQ-4 chúng tôi, và người đời sau tất cũng sẽ mủi lòng: Trên biển HQ-4 trở nên lẻ loi một mình. Đó cũng là lúc hải quân Trung Cộng tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng, hạm trưởng Vũ Hữu San đã vẽ một đường trực chỉ về Đà Nẵng."

Ông Hạm-phó HQ-4 Nguyễn-Thanh-Sắc (NTS) được Ủy-Ban Hải-Sử (UBHS) phỏng-vấn (18-3-2007) hỏi: "khi triệt thoái thì HQ-4 chạy về Đà Nẵng hay chạy hướng Subic Bay?" NTS quả-quyết: "Về Đà nẵng". UBHS: "Nói tóm lại là HQ-4 (tự) triệt thối, chạy thẳng về Đà Nẵng (một mình). Khi về gần Đà Nẵng thì được lệnh quay trở lại để tìm kiếm nhân viên của HQ-10 và HQ-16?" NTS: "Đúng như vậy!"

Ông Bảy (và cả ông Sắc nữa) có nghĩ gì tới Ông Sếp lớn Hà-Văn-Ngạc khi HQ-4 bị vị Chỉ-Huy-Trưởng Hành-Quân này và Soái-hạm của Ông bỏ lại lẻ-loi, xoay-trở một mình trên chiến-trường không vậy? Thật là quá bất-hạnh cho số phận các chiến-binh khi xung-trận.

Đọc bài di-khảo (di-cảo?) của Ông, người ta thấy sau khi chiến-hạm Việt-Nam khai-hoả thì Ông rất khéo léo và cẩn-thận viết : "... tôi vào trung-tâm chiến-báo trực-tiếp báo cáo bằng máy siêu-tần-số SSB, tôi đã cố ý giữ ống nói sau khi tôi chấm-dứt báo-cáo để tiếng nổ của hải-pháo cũng được truyền đi trên hệ-thống này." nhưng Ông lại lờ đi lúc đoạn chiến là thời-điểm cũng thật quan-trọng... tại sao?

Sự kiện HQ04 lẻ loi một mình sau khi "tư-lệnh-hạm HQ-5" rút lui được Tướng Trung-Cộng Weiming Sen (Nguỵ-Minh-Sâm), Tổng-Chỉ-Huy toàn-thể lực-lượng Hải-Quân địch tại Hoàng-Sa 1974, viết lại trong báo-cáo (http://blog.sina.com.cn) Quý sửu hải chiến - Tây sa hảichiến bất hoàn toàn báo cáo, như sau:

...进后,271编队速射火力得到充分发挥,敌5舰司令官中弹重伤,5舰无心再战,向外海退走

... để tiến hậu, 271 biên đội tốc xạ hỏa lực đắc đáo sung phân phát huy, địch 5 hào hạm tư lệnh quan trung đạn trọng thương5 hào hạm vô tâm tái chiến hướng ngoại hải thối tẩu.

Dịch nghĩa: ... tiếp sau (nói) đến biên-đội 271, vào lúc ta "tốc xạ" phát-huy được hoả-lực thì "tư-lệnh-hạm" của địch là chiếc 5 trúng đạn (HQ)-5 không có tâm-trí chiến-đấu, chạy lui ra ngoài biển (rộng) "thối" và ..."tẩu"!

Độc-giả có xem mấy bài viết của các Ông trên chiếc HQ-5 viết lại thì khiếp quá. Tàu Trung-Cộng hoạt-động từng cặp dính nhau như LCVP hay Fom/STCAN của ta, chạy cách nhau chừng trăm thước, đôi khi vài chục thước). Thế mà họ chọn lựa mục-tiêu từ cách xa 5, 7 cây-số, tách từng chiếc một ra rồi bắn cho chìm, mà lại còn đại-lượng gia ơn cứu-tử cho HQ-4 khỏi nằm lại biển Hoàng-Sa!

Mấy anh Tham-Mưu trên bờ nghĩ được cả kế-hoạch "cài răng lược" theo kiểu kỳ lạ ra sao, có lẽ chỉ là trong mộng! Đầu óc anh nào nghĩ ra được chiến-thuật này cũng đáng phục thật!

Nói tóm lại, bài viết này không tìm ra kết-quả chính-xác về vị-trí của Đại-Tá Ngạc khi tác-chiến. Nhân-chứng cận-kề nhất với Đại-Tá Ngạc là Hạm-Trưởng HQ-5, tuy nói rõ Ông Ngạc không có mặt tại Đài Chỉ-Huy, nhưng cũng không biết Ông ở đâu. Rõ-ràng qua bài viết thì Ông không làm gì, nói gì trong suốt cuộc hải-chiến và nhất là hoàn-toàn không đưa ra bất cứ một chiến-thuật hay một kế-hoạch nào đối-phó với địch-quân. Biến-cố lịch-sử Việt-Nam này có một tầm-mức quan-trọng, không những to-lớn trong quân-sử Hải-Chiến, mà còn ảnh-hưởng đến không-gian sinh-tồn ngoài đại-dương của cả dân-tộc Việt-Nam tương-lai, thế mà tiếc thay, chính vị Chỉ-Huy-Trưởng Hành-Quân Hoàng-Sa 1974 lại nói là kinh-nghiệm chiến-lược chiến-thuật không có một giá-trị nào. Nguyên-văn lời văn Hải-Quân Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc như sau:

Sau trận hải-chiến, những ưu và khuyết điểm về chiến-thuật và chiến-lược của Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa đến nay nếu nêu ra thì sẽ không còn một giá-trị thực-tiễn nào để có thể làm những bài học cho những biến-cố kế-tiếp.

Lẽ thường: Học-hỏi để tiến-bộ. Nhưng thôi đành vậy, tiên-sinh Ngạc không giúp gì cho hậu bối Việt-Nam ngày sau chống Tàu rồi.

Chính Ông Ngạc đã hiểu bài viết của Ông về HCHS "không còn một giá-trị thực-tiễn nào để có thể làm những bài học v.v.. thì lại thấy một Sĩ-Quan HQVN (cũng dân tham mưu trên bờ) viết ra như sau đây:

"Chỉ huy trưởng HĐĐN/HS (Hà-Văn-Ngạc) là một sĩ quan tham mưu cao cấp của HQ/VNCH, bài viết của ông Ngạc rất cẩn thận, trau chuốt, cân nhắc từng chữ, ông trình bày diễn tiến cuộc hải chiến đúng theo sách vở, từ lúc bắt đầu nhận quyền chỉ huy cho đến lúc triệt thoái hải đoàn đặc nhiệm ra khỏi Hoàng Sa, ông đã làm đúng theo hệ thống quân giai, đúng với hải quy, đúng với kỹ thuật hải chiến và thậm chí trên đường triệt thoái ông còn cầu được cả mưa xuống để làm giảm tầm quan sát và khả năng tấn công của phi cơ địch." Bài viết "Những uẩn khúc trong cuộc Hải Chiến Hoàng Sa". Hà Quang Tự, E-mail : tuhaviha@yahoo.com. Không đề ngày tháng.

Thì ra trong HQVN chỉ có mình Ông Ngạc "toàn bích", cả việc "cầu được cả mưa xuống" cũng là thành-tích hải-chiến đáng kể và đúng theo sách vở hay sao? Người sau đọc bài mấy Ông này nghĩ trình-độ HQVNCH lúc đó ra sao nhỉ ?

Ông Hà Quang Tự này "nổi tiếng" bên Hạm-Đội vì quan-niệm trong hải-chiến, tàu phải đứng tại chỗ mà đánh đấm (như HQ-16 & HQ-10), đã phán câu "đúng với kỹ thuật hải chiến của riêng Ông" như sau:

"Kỹ thuật tấn công của HQ16 & HQ10 chậm rãi, mạo hiểm nhưng nhiều chính xác, trong khi đó kỹ thuật tấn công của HQ04 chớp nhoáng, ít mạo hiểm nhưng cũng ít chính xác".

Hải-Quân chế-tạo Khu-Trục-Hạm không cần máy chạy nhanh hay sao? Còn HQVN có lẽ đã huấn-luyện mấy anh Hải-Quân loại này "kỹ thuật tấn công chậm rãi" chắc!

Mấy bạn Hải-Quân từng chạy tàu PTF, PBR ngẫm-nghĩ kỹ-lưỡng kỹ-thuật này hơn tất cả phần đông quân-chủng, xin chỉ cho người lính chiến-hạm: thế tấn-công này là cái gì mà quái gở quá như vậy?

Hà Quang Tự này tự nhận là bạn đồng khoá với Nguỵ Văn Thà nhưng không bao giờ nghĩ việc giải oan-ức cho bạn mình, "một cẳng bị đẩy ra trận, đành chết tại chỗ" mà còn nói ra như vậy.

Nếu biết quý mạng người thì không bao giờ phí hoài sinh-mạng bạn cùng lớp với mình mới phải chứ! Điểm ngay mặt mấy kẻ trách nhiệm đi cho yên lòng tử-sĩ, dồng thời giúp kinh-nghiệm cho đời sau!

Hà Quang Tự
Người đi tàu thấy mấy Ông trên bờ trong phòng máy lạnh "kiến-thức, kinh-nghiệm và thực-tài dẫn-đạo chiến-hạm" khiếp đến đâu mà xúm nhau lại bàn chuyện tác-chiến ngoài biển, phê-phán như cha, sợ quá rồi! Sang tới Mỹ gần 40 năm sau, tội-nghiệp mấy "Ông trốn biển" vẫn còn thèm bàn việc ra trận, lái tàu, bắn súng... Tại sao hồi đó không qua Hạm-Đội đi biển làm việc thực-sự để có credits bảo-đảm, ngày nay mộng mị bàn tán lung-tung mà dính máu ăn phần làm chi vậy? Không biết hổ ngươi sao?!

Đại-tá Ngạc viết: Tôi không quan-sát được Tuần-dương-hạm HQ16 và Hộ-tống-hạm HQ10 cũng như hai chiến-hạm khác và hai ngư-thuyền ngụy-trang của Trung-cộng nên tôi không rõ các chiến-hạm này bám-sát các chiến-hạm Trung-cộng được bao nhiêu. Còn Trung tá Lê văn Thự nói không biết gì về hoạt-động của Đại-Tá Ngạc, của HQ-4 & HQ-5.

Sự thực có đúng như vậy không, dù trời có mù cũng thấy nhau, mà không thấy bằng mắt thì cũng phải thấy qua màn radar. Hay radar theo các "quan" này cũng không thấy luôn!

Mấy Ông này hành-quân không thấy nhau và cũng không biết hoạt-động của nhau nữa. Tuy vậy Ông Lê văn Thự này biết rất rõ một chuyện và nhận-xét rất đúng về chuyện đó như sau: "Sau trận chiến, Bộ Tư Lệnh Hải Quân hay ít nữa là Bộ Tư Lệnh Hạm Đội cần có một buổi hội gồm các cấp chỉ huy các đơn vị tham dự trận chiến để mỗi người trình bày những hoạt động của đơn vị mình, nói lên những nhận xét để rút kinh nghiệm học hỏi, cùng những đề nghị nếu được áp dụng thì trận chiến sẽ có kết quả tốt hơn để mọi người cùng thảo luận. Đằng này mọi chuyện đều cho trôi xuôi luôn."


HT San (phải) & HT Quỳnh (trái), ngày nay đã quá Thất Thập Cổ Lai Hy.

Gần 40 năm trôi qua, Chúng tôi vẫn còn đau lòng với câu nói rất nhẹ-nhàng và lịch-sự hôm 20-1-1974 tại Vùng 1 Duyên-Hải: "mời các Hạm-Trưởng về tàu".

Ông Thự đến sau, chỉ gặp vị Tư-Lệnh-Phó Vùng 1 Duyên-hải thôi (không gặp các Đô-Đốc & Đại-Tá Ngạc), cũng được hân-hạnh mời về đúng phép tắc như vậy.

Ông Thự viết thêm: Sau trận chiến tôi nghe nói BTL/HQ có thành lập Ủy Ban Điều Tra trận chiến Hoàng Sa (do HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê điều khiển thì phải) nhưng tôi chưa bao giờ được ai hỏi một câu hỏi nào!

Gần đây Ô. Phạm-Mạnh-Khuê cho công-bố một số hồ-sơ, trong đó có "Biên Bản Buổi Họp ngày 17-7-1974" về cuộc Hành-Quân Trần Hưng-Đạo 47 thì lực-lượng HQVN/Hoàng-Sa do Bộ Tư-Lệnh HQ/Hành-Quân Biển Sài Gòn điều-động ...

Cả 3 chúng tôi San, Quỳnh & Thự không bao giờ được gặp Ủy Ban Điều Tra và cũng không bao giờ được vào phòng họp với Bộ Tham-Mưu lần nào:


Mời độc-giả xem các hình-ảnh minh-chứng trên đây!

Chúng tôi quả thật quá kém quân-vụ, nhưng phần nào cũng có chút giá-trị đóng góp cho Hải-Quân Việt-Nam. Mấy ai trong quý-vị thượng-cấp từng kiên-trì chịu đựng sóng gió như chúng tôi, trải qua những cuộc huấn-luyện hành-quân cùng bao nhiêu thử-thách ngoài khơi, ít nhất cũng mười mấy năm hạm-đội, 5, 6 lần chỉ-huy trên biển mới được ngồi vào ghế Hạm-Trưởng Tuần-Dương-Hạm hay Khu-Trục-Hạm.

Hạm-Trưởng nào mà lại có cơ-hội đến phòng thâu-hình quân-đội, được "nhường lời" hay hân-hạnh được trình-bày một chút gì về Hải-Chiến trước công-chúng như lời Đại-Tá Ngạc đã viết: "Tôi còn được đến phòng thâu-hình của quân-đội cùng các vị hạm-trưởng và một vài hạ-sĩ-quan trưởng pháo-khẩu để trình bầy các chiến-tích. Tuy nhiên tôi không đề-cập nhiều chi-tiết và nhường lời lại nhiều hơn cho các hạm-trưởng vì tôi nghĩ rằng các vị này đáng được đề-cao vì đã đích-thân huy-động tinh-thần nhân-viên và can-dảm trực-tiếp chiến-đấu."

Cả 3 chúng tôi San, Quỳnh & Thự đã và sẽ mãi mãi không đồng ý với Đại-Tá Ngạc khi Ông viết trong bài: Các quí-vị đã nghiên cứu về trận đánh Ấp-Bắc, thì trận hải-chiến Hoàng-Sa cũng gần tương-tự. (chữ "Quí-vị" ở câu này là Ông Ngạc nói với các Khóa-sinh Sĩ-Quan Cao-Cấp của trường Chỉ-huy Tham-mưu đặc-biệt tại Long-Bình).

Tương tự là thế nào? Ông vinh-dự (một mình Ông) cho trận Ấp Bắc sao? Ngày nay, có ai tổ-chức kỷ-niệm Trận Ấp Bắc cho Quý Vị được vui lòng chưa vậy?!

Trong những tài-liệu viết về Hải-Chiến Hoàng-Sa, có người cho rằng tai hại nhất là bài của ông Lê Văn Thự, cũng đã có nhiều phát biểu phản hồi. Tuy vậy, chúng ta thông-cảm là Ông Thự chỉ thấy vậy và viết như vậy thôi. Có mấy ai đặt câu hỏi bởi đâu, tại sao Ông Thự phải viết? Ông đã cho biết chỉ vì bài viết của Đại-Tá Ngạc "dàn dựng ra"đó sao? Có lửa mới có khói. Muốn chữa nạn cháy, trước hết phải tìm ngọn lửa ở đâu, trừ trường-hợp người ta dửng-dưng...

Đại-Tá Ngạc viết: Trong thời-gian tại căn-cứ, Tư-lệnh-phó HQ ít nhất đã hai lần tập-hợp nhân-viên tất cả các chiến-hạm có mặt tại chỗ để chỉ-thị không được có hành-động kiêu-ngạo về chiến-tích của Hải-quân VNCH. Ðể làm gương cho tất cả nhân-viên thuộc quyền, tôi đã giữ một thái-độ rất khiêm-nhượng và im-lặng.

Trong hai lần tập-họp đó (phải 500 người tham-dự ?) còn ai nhớ lúc nào, ở chỗ nào, ai nói gì nghe gì? Xin vui lòng kể ra vì chúng tôi là Hạm-Trưởng mà không biết...

Nếu thực-sự được kiêu-ngạo phút giây trong đời, 500 người chúng tôi cũng... sung sướng sau khi đã đổ máu xương!

Có đứa nào trong chúng tôi ngẩng mặt lên được như Vị Chỉ-Huy của chúng tôi lúc đó không?

Càng suy-nghĩ, ai cũng thấy lời Trung-Tá Thự nói quá đúng: "Chỉ những người ở trên HQ-4, HQ-5, HQ-10 và HQ-16 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng (của Đại-Tá Ngạc) dàn dựng ra".

Liên-hệ đến vị Tư-Lệnh-Phó HQ lúc đó, chúng tôi đã ghi vào cuốn "Lươc-Sử HQVN" ở phần cước-chú 392 (http://haisu.tripod.com/toanthe.htm#_ftn392) như sau: [392] Nhiệm-kỳ Tư-Lệnh Hải-Quân của Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh rât ngắn, chỉ trong khoảng 4, 5 tháng. Các Hạm-Trưởng nhớ đến Ông nhiều nhất qua lời nói: "Mấy người đi tàu, cực khổ ngoài biển rất xứng đáng được tưởng-thưởng, chứ mấy người ở Bộ Tư-Lệnh có làm gì đâu mà cũng dính máu ăn phần..." Câu này nói về tệ-nạn tham-nhũng của các cấp lãnh-đạo HQVN, đăng trong "Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, Tổng Hội Hải-Quân và Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Hòa, Bài Phỏng-Vấn Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ngày Thứ Bảy 2/1/1993 thực-hiện bởi Ban Hải-Sử HQVN tại Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 13-30.

Nếu có ai hỏi Đại tá Ngạc hay ông Trần Bình Nam (chúng ta có đánh hay không ?) là những người thức thời, nhìn xa hiểu rộng, thì tôi chắc hai người này sẽ dõng dạc công khai tuyên bố : "phải đánh". Còn đánh như thế nào, đồng tâm hiệp lực mà đánh hay đánh chiếu lệ, nửa nạc nửa mỡ, xem đồng đội như vật hy sinh, thì cái đó không phải là chuyện công khai... HT. Lê Văn Thự, 8 March 2004

Người Việt-Nam không mấy ai sợ khi chống Tàu xâm-lược suốt dòng lịch-sử.

Vậy có ai giúp chúng tôi chửi lại mấy thằng Tàu Cộng không vậy? Tụi nó dám phê bình "Sếp" chúng tôi & Soái-hạm của Ông nặng đến thế này:

战时双方均本着擒贼先擒王的想法,攻击对方的指挥舰,但均判断失误:我方两个编队中,冲在最前面的一艘是指挥舰,而敌方攻击的是我方两个编队的后两艘舰艇,判断失误(如果敌人当时看看国内的报纸就不会失误了)。我方判断敌人怕死,所以指挥官应该躲在后面,所以也攻击后面的两艘舰,同样判断失误!战后查明,敌人的指挥舰是第二编队中的首舰!

Dịch qua Thiều-Chửu: Khai chiến thời song phương quân bản trước cầm tặc tiên cầmvương đích tưởng phápcông kích đối phương đích chỉ huy hạmđãn quân phán đoạn thất ngộ ngã phương lưỡng cá biên đội trungtrùng tại tối tiền diện đích nhất sưu thị chỉ huy hạmnhi địch phương công kích đích thị ngã phương lưỡng cá biên đội đích hậu lưỡng sưu hạm đĩnhphán đoạn thất ngộ như quả địch nhân đương thời khán khán quốc nội đích báo chỉ tựu bất hội thất ngộ liễu Ngã phương phán đoạn địch nhân phạ tửsở dĩ chỉ huy quan ưng cai đóa tại hậu diệnsở dĩ dã công kích hậu diện đích lưỡng sưu hạmđồng dạng phán đoạn thất ngộchiến hậu tra minhđịch nhân đích chỉ huy hạm thị đệ nhị biên đội trúng đích thủ hạm.

When both sides in a war we must remember that the idea of attacking each other's command ship, but were misjudgments: our two formations, run ahead of the ship is the command ship, the enemy attack that our two formations, the latter two ships, to determine errors (if the enemy was at newspapers would not mistakes.) We determine the enemy afraid of death, so the commanders should hide behind, so it attacks the back of the two ships, the same misjudgment! , the enemy fleet command ship is the second ship in the first!

Dịch nôm na: Khi cả hai đội quân giao-tranh, chúng ta phải nhớ cái ý tưởng tấn công tàu chỉ huy của nhau. Nhưng (lần này) chúng ta suy-đoán sai (misjudgments): (Vì) trong khi ở cả hai đội-hình của chúng ta thì tàu chạy về phía trước là tàu chỉ huy nên ta đã đoán vị-trí cả hai (tàu chỉ huy) biên-đội địch bị nhầm (nếu tin-tức về đối phương ở các tờ báo quốc-nội tả không sai). Chúng ta xác-nhận là đối phương sợ chết, vì vậy các Sĩ Quan chỉ huy đã lẩn trốn ở hậu-diện. Do đó, trong khi tấn công, chúng nằm phía sau cả hai đội tàu. Hai lần chúng ta xét đoán, cả 2 đều là sai! Theo sự xác-nhận sau chiến tranh cho thấy các chỉ-huy-hạm là các con tàu thứ hai (thay vì thứ nhất) trong cả (2) biên-đội!

http://blog.sina.com.cn/s/blog_4c080d650100csy4.html

http://zhidao.baidu.com/question/131139957.html

http://bbs.tiexue.net/post2_4405317_1.html

http://canglang.blog.hexun.com/2315262_d.html

Ông SQ Tổng-Chỉ-Huy HQVN đó cùng Chi-Huy-Hạm HQ-5 của Ông không những đã nấp phía hậu-đội rồi (Khi đó HQ05 cách tàu TC chiếc gần nhất phải từ 3 đến 5 hải lý- lời nhân-chứng Hồ-Hải- HQ-5) mà Ông vẫn chưa yên chí, Ông không kéo hiệu-kỳ cho chắc ăn.

HQ Thiếu-Uý Phan-Công-Minh trên Soái-Hạm HQ-5 xác-nhận: "Tôi cũng xin nói rỏ HQ05 là soái hạm, lúc gần vào trận chiến chúng tôi có ý kiến, nếu HQ05 treo kỳ hạm thì chẳng khác nào chỉ điểm cho địch biết đây là bộ Chỉ huy để tập trung tấn công, Đại tá Ngạc cũng đã biết rỏ điều nầy, Ông đã cho hạ kỳ và trao cho HQ-4".

Có chuyện một anh giám-lộ HQ-4 kể lại lúc trà-dư tửu-hậu khá vui như sau:

"Thường khi chạy ngang qua kỳ-đài Đô-Dốc tại Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân, các Chiến-hạm đều trong tư-thế chào kính nghiêm-trang, cho dù có cờ Tư-Lệnh vắng mặt hay không. Hạ-Sĩ Vương Văn Hà tả cảnh đó như sau: Chiến hạm từ từ chạy qua Bộ Tư Lệnh Hải Quân, với hàng dàn chào trong quân phục tiểu lễ trắng toát, uy nghi. Quốc kỳ, Chiến kỳ, Hiệu-kỳ của chiến-hạm phần-phật tung bay trong gió bến sông Bạch-Đằng mỗi khi chúng tôi ra vào quân cảng Sài-Gòn.

Hồi-tưởng chiều hôm 18-1-1974 tại biển Hoàng-Sa khi HQ-5 vừa tới. Hạm-Trưởng của tàu tôi (HQ Trung-Tá Vũ-Hữu-San) muốn cả hải-đội 3 chiếc hải-hành hàng dọc trong khu-vực để vị Chỉ-Huy-Trưởng mới đến có thể quan-sát và nắm vững tình-hình tại chỗ, rồi bàn-giao trách-nhiệm:

... Ngay khi chuẩn bị vào đội hình thì chúng tôi không thấy hiệu-kỳ Hải-Đội-Trưởng trên cột cờ HQ-5, thật-sự không ai biết là họ kéo lên lúc nào, họ hạ xuống lúc nào. Khi đó, HQ-4 chỉ thấy có cái cờ Chuẩn-hạm (Guide Ship) mà thôi. HQ-16 thì đang vào vị-trí dẫn đầu.

HQ-4 chúng tôi không thể chào HQ-5 là tàu kém thâm-niên được, mà chúng tôi biết HQ-5 cũng sẽ không chào chúng tôi như thường-lệ. Họ cậy có Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Đội trên tàu. Hạm-Trưởng tôi cho máy tăng lên chạy thật nhanh vào đúng vị-trí chỉ-định cuối hàng, tức sau đuôi HQ-5 khoảng cách 1,000 yards, Ông làm một vòng khá rộng để tránh không gần với HQ-5 và không đi ngang Đài chỉ-huy của tàu chuẩn. Quyết-định này giúp HQ-4 giải-quyết một việc khó xử ai chào ai, chứ chúng tôi thực sự không có một ý nghĩ xa xôi đến việc bảo-mật gì hết."

Vì thông-lệ NATO, để dễ-dàng vận-chuyển chiến-thuật, chuẩn-hạm thường là có Sĩ-Quan Chi-Huy Chiến-Thuật (OTC) đi đầu hay đi cuối hàng (Column). Đại-Tá Ngạc muốn đi ở giữa hàng, làm sao mà mấy anh Tàu biết là Ông chỉ-huy.

____________

Xem bài liên quan:

1- "Hải Chiến Hoàng Sa"- Sự Bất Tài Và Hèn Nhát Của Cấp Chỉ Huy VNCH

Những bài về Trường Sa & Hoàng Sa đăng trong sachhiem.net --- >

19/1/2013

Kính gởi:

Chị Huỳnh Thị Sinh, phu nhân của Hạm trưởng HQ-10 Ngụy Văn Thà.

Cùng thân nhân của các anh Lê Văn Tây, Đinh Hoàng Mai, và các anh chiến sĩ khác đã hy sinh cùng HQ-10.

Nhân có lá thư của những đồng bào miền Bắc gởi cho chị nhân ngày tưởng niệm lần thứ 39 HQ-10 đền nợ nước, tôi muốn cho chị cùng mọi người biết một chút tin tức về HQ-10 mà tôi tận mắt nhìn thấy khi đang trên lộ trình đến Hong Kong. Câu chuyện như thế này:

Vào ngày 24 tháng 7 năm 1979 chúng tôi vượt biển từ một tỉnh miền Trung. Trực chỉ hướng đông đi về Subic Bay/ Manila của Phi Luật Tân. Nhưng sau khoảng 5 hay 6 ngày gì đó thì thuyền chúng tôi hết nước (việc bốc dầu và nước bị bại lộ, cả thuyền chỉ có hai can nước, nhưng vẫn liều lĩnh đi). Mọi người không dám đi tiếp vì sợ chết khát. Lúc đó mọi người quyết định đi về hướng bắc và tây bắc chút xíu để tìm đảo Hoàng Sa để kiếm nước. Nhưng cũng không biết là đi bao lâu sẽ tới (vì la bàn và hải đồ là đồ chợ trời, không được chính xác cho lắm), nhưng vẫn cứ đi. Thì khoảng gần hai ngày sau (lúc này có lẻ là cuối tháng bảy hoặc đầu tháng 8 gì đó) thì thuyền chúng tôi lọt vào một vùng san hô bạt ngàn.

Sợ vỡ thuyền cho nên chúng tôi đi rất chậm để tránh đụng san hô, thì vào lúc khoảng 5:30pm chiều, mặt trời đụng mặt nước ở ngay cuối chân trời, thì bỗng dưng chúng tôi nhìn thấy một xác tàu sắt khổng lồ, chéo phía trước mặt bên tay trái (hướng tây). Vì tôi là người ngồi ngay mủi thuyền để hướng dẫn tránh san hô, lúc đó tôi tưởng là gặp tàu của trung cộng. Nên tôi chăm chú quan sát để coi thử có chữ tàu hay cờ tàu trên đó không. Khi thuyền tôi tiến đến gần hơn thì tôi bỗng sững sờ chết lặng khi hàng chữ HQ-10 hiện ra trước mắt. Hàng chữ còn rất rõ, chưa bị rỉ sét, hay trầy tróc. Lúc này thuyền chúng tôi chỉ còn cách HQ-10 chừng 100 thước, và san hô rất cao gần đụng mặt nước, cho nên thuyền tôi không dám lại gần vì trời đang sụp tối. Mọi người chỉ biết cho thuyền chạy thật là chậm để có thể thu gom cái hình ảnh đó vào trong đầu trong khoảng nữa giờ đồng hồ đó. Những gì tôi nhìn thấy tận mắt là:

1. Tàu HQ-10 nằm chết trên một vùng san hô rộng lớn, giống như tàu bị mắt cạn vậy. Đầu quay về hướng Nam và Tây Nam (chúng tôi đang đi về hướng bắc đến Hồng Kông). Tàu chưa bị rỉ sét gì nhiều. Lúc tôi nhìn thấy thì hơn 70% nước sơn vẫn còn nguyên vẹn.

2. Tôi thấy không có dấu vết đạn (lớn) bên hông trái của tàu (chúng tôi chỉ nhìn thấy bên này thôi, không thể nhìn thấy hông bên kia).

3. Đài chỉ huy bị tan nát (chắc do đạn của trung cộng). Tàu bị đứt ở khoảng giữa làm hai khúc, giống như bị cưa đôi bằng thủy lôi bắn tập trung vào khoảng giữa; nếu hầm đạn của tàu nằm ở khoảng giữa và bị nổ cũng có thể cưa đôi thân tàu làm hai phần.)

4. Phần sau của tàu vẫn còn nguyên vẹn, nhưng rỉ sét nhiều hơn phần trước.

Đó là những gì chúng tôi nhìn thấy ở Hoàng Sa. Nhờ nhìn thấy xác Tàu HQ-10 mà chúng tôi mới biết HQ-10 đã không chìm vào lòng đại dương như nhiều người tưởng.

Và nhờ nhìn thấy hàng chữ HQ-10 mà chúng tôi mới biết mình đang ở trong khu vực Hoàng Sa, và anh hoa tiêu đã chấm lại tọa độ để đi tiếp.

Đi đến sáng thì chúng tôi ra khỏi Hoàng Sa mà không gặp lính Trung cộng trên đảo hay trên biển.

Kể từ đó (tháng 8 năm 1979) cho đến nay thì tôi không biết tàu HQ-10 có còn ở đó nữa hay không, hay là bị bọn tàu kéo về lấy sắt vụn rồi.

Một lần nữa, tôi chỉ muốn cho chị và mọi người biết là HQ-10 (và thân xác anh Hạm Trưởng cùng đồng đội của anh) nằm chết trên bãi san hô ở Hoàng Sa, chứ không có bị chìm vào lòng đại dương như nhiều người tưởng đâu.

Kính thư,

19/1/2013

hoangkybactien


ĐỌC THÊM

Hoàng Sa Nổi Sóng Phạm Văn Hồng
Hoàng Sa Nổi Sóng 2 Phạm Văn Hồng
Hoàng Sa Bí Ẩn Phạm Văn Hồng
Tường Thuật Trận Hải Chiến Hoàng Sa   Hà văn Ngạc, Hạm Trưởng HQ 5
Sự Thật Về Trận  Hải Chiến Hoàng Sa Lê Văn Thư, Hạm Trưởng HQ 16

__._,_.___

Posted by: Gia Cat 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List