QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, August 10, 2013

Tư liệu: 586.000 NẠN NHÂN TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT



 

Cải cách ruộng đất tại Việt Nam

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia     

 

Cải cách Ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là một chương trình phân chia đất đai của địa chủ cho người nghèo, do Đảng Lao Động Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực thi vào những năm 1953-1956.
Mục lục
• 1 Mục đích
• 2 Tổ chức
• 3 Ban lãnh đạo
• 4 Tiến trình
• 5 Kết quả
• 6 Các đợt cải cách
• 7 Tham khảo

__________________________________________

Mục đích
Chương trình Cải cách Ruộng đất là một bước trong tiến trình đưa miền Bắc Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, do Đảng Lao Động Việt Nam tổ chức và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực thi, hệ thống hóa và khai triển trên địa bàn rộng, công việc mà nhiều chính quyền địa phương đã làm từ những năm đầu Cách mạng Tháng Tám:
1. tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay "Việt gian" bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh,
2. phân chia cho tá điền,
3. cắt giảm địa tô,
4. bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng.

Theo tài liệu Đảng thì các công việc này cũng được Đảng và chính phủ tiếp tục từng bước giải quyết trong kháng chiến chống Pháp, nhưng đến 1953 thì mới được phát triển rộng.

Tổ chức
Tháng 11 1953, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhóm họp và thông qua dự luật cải cách ruộng đất 197/HL. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê thuận và chính thức ban hành bộ luật này vào ngày 19 tháng 12 năm 1953 để kỷ niệm ngày Toàn Quốc Kháng Chiến, mang tên "Luật Cải cách Ruộng đất". Đồng thời điểm này, Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam và Đại hội Toàn quốc Đảng Lao Động Việt Nam cũng họp và tổ chức chuẩn bị thi hành Cải cách Ruộng đất sâu rộng trên toàn lãnh thổ. Đảng cũng chỉ định một ủy ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất và hoạch định tiến trình cải cách ruộng đất.

Ban lãnh đạo
1. Trưởng ban chỉ đạo: ông Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng)
2. Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: ông Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng)
3. Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: ông Lê Văn Lương (Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng)
4. Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: ông Hồ Viết Thắng (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng).

Tiến trình
Chương trình Cải cách Ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính:

Bước 1. Huấn luyện cán bộ. Các cán bộ Đảng tham gia Cải cách Ruộng đất được đưa đi học khóa Chỉnh huấn 1953, và một số được đưa đi huấn luyện tại Trung Quốc. Các chương trình học tập nhằm giúp cán bộ nắm vững đường lối của Đảng trong Cải cách Ruộng đất. Tổng số các bộ được điều động vào công tác là 48.818 người.

Bước 2. Chiến dịch Giảm tô. Bước đầu, các đội cán bộ Cải cách Ruộng đất đi vào các làng xã và áp dụng chính sách "3 Cùng" (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm) với các bần cố nông trong làng xã đó, sau đó triển khai chiến dịch từng bước như sau:
        • Phân định thành phần: Đội Cải cách Ruộng đất ra mắt làng xã, và tất cả các gia đình trong xã được họ phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ (b) phú nông (c) trung nông cứng (sở hữu 1 con bò, 1 con heo, 1 đàn gà) (d) trung nông vừa (sở hữu 1 con heo, 1 đàn gà) (e) trung nông yếu (sở hữu 1 đàn gà hay không có gì cả) (f) bần nông (g) cố nông.
        • Phân loại địa chủ: Tất cả các gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ như nói trên được đội Cải cách phân loại thêm một lần nữa thành (a1) Địa chủ gian ác (a2) Địa chủ thường (a3) Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ gian ác bị đội Cải cách bắt ngay lập tức và quản thúc.
        • Áp dụng thoái tô: Các gia đình có địa chủ bị bắt được đội Cải cách cho biết là tháng 11 năm 1945 chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) có sắc lệnh giảm tô xuống còn 25%, và sắc lệnh số 87/SL năm 1952 và 149/SL năm 1953 giảm tô thêm 25%. (Chú thích: tại miền Bắc, tô hay địa tô là tiền thuê ruộng mà tá điền phải trả cho địa chủ sau mùa gặt, có thể trả bằng thóc.) Do đó, gia đình nào chưa giảm tô cho nông dân thì phải trả số nợ đó, gọi là "thoái tô". Nếu không trả đủ thì tài sản bị tịch thu, phân phát do nông dân. Hầu hết gia đình địa chủ lâm vào hoàn cảnh khánh kiệt qua bước nầy, vì nếu sống trong vùng kiểm soát của Pháp thì không biết gì về các sắc lệnh nhà nước VNDCCH.
        • Học tập tố khổ: Các gia đình bần nông, cố nông được đội Cải cách cho đi học tập lớp tố khổ, qua đó học viên được nhận dạng các tội ác của địa chủ, và được khuyến khích nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột họ như thế nào.
        • Công khai đấu tố: Các buổi đấu tố được tổ chức, thông thường vào ban đêm. Số lượng người tham gia đấu tố từ vài trăm đến vài ngàn người, và thời gian đấu tố từ một đến ba đêm tùy theo mức độ tội trạng của đia chủ. Trong đêm đấu tố, các bần nông bước ra kể tội đia chủ đã bóc lột họ như thế nào. Tại các tỉnh có tổ chức Cải cách Ruộng đất, Đảng cho ra tờ báo lấy tên là "Lá Rừng" (ngụ ý tội ác địa chủ nhiều như lá rừng) tường thuật chi tiết các vụ đấu tố. Sau khi bị đấu tố các địa chủ được tạm giam trở lại để chờ tòa án nhân dân xét xử.
        • Xử án địa chủ: Tại các huyện, một tòa án nhân dân đặc biệt được lập ra và đi về các xã xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, địa chủ bị xử bắn trước công chúng do đội tự vệ xã hành quyết. Những người không được xử bắn thì bị cô lập trong các làng xã, một số bị thiệt mạng vì bị bỏ đói.
Tổng cộng có tám đợt giảm tô từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 1.875 xã.

Bước 3. Chiến dịch Cải cách Ruộng đất. Nhiều tháng sau khi Chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách Ruộng đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn, và các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị đấu tố. Tổng cộng có năm đợt Cải cách Ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã.

Bước 4. Chiến dịch Sửa Sai. Do nhận định chiến dịch Cải cách Ruộng đất giết lầm nhiều người vô tội và gây ra chống đối mạnh trong dân chúng, Đảng Lao Động Việt Nam và chính phủ tiến hành các bước sửa sai như sau:
        • Tháng Hai 1956, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 tuyên bố các sai lầm trong Cải cách Ruộng đất.
        • Tháng Ba 1956, Quốc Hội họp lần thứ 4 tường trình bản báo cáo các sai lầm và biện pháp sửa sai.
        • Ngày 18/8/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương Đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm.
        • Ngày 24/8/1956, báo Nhân Dân công bố có một số đảng viên trung kiên đã bị hành quyết sai lầm trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất.
        • Tháng Chín năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỹ luật đối với Ban lãnh đạo Chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư Đảng, hai ông Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương bị khai trừ ra khỏi Bộ Chính trị, và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Chấp hành Trung ương Đảng.
        • Ngày 29/10/1956, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người không tham gia trực tiếp vào sai lầm Chương trình Cải cách Ruộng đất, thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại nhà hát lớn Hà Nội, kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi các chức vụ tài sản cho cán bộ, bộ đội bị đấu tố.
Theo tổng kê đến tháng 9 năm 1957, thì chiến dịch sửa sai phục hồi khoảng 70-80% số người bị kết án, trả lại tài sản ruộng đất. Nếu đã chết thì vợ con hay thân nhân được bồi thường tài sản. Theo báo Nhân Dân thì chiến dịch sửa sai cũng gây thêm chết chóc khi các đảng viên được phục hồi trả thù những người đã đấu tố họ oan ức, hoặc chưa kịp trả thù thị bị thủ tiêu trước để tránh việc trả thù.

Kết quả
Tổng cộng chiến dịch Giảm tô tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc tô, 15.475 ha ruộng, 8.246 trâu bò. Tổng cộng chiến dịch Cải cách Ruộng đất tịch thu của địa chủ 810.000 ha ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà. Số tài sản này được phân chia cho 2.104.138 hộ bần nông, trung bình mỗi hộ được 0,38 ha, 0,87 nông cụ, 0,071 ngôi nhà. Giai cấp địa chủ hoàn toàn bị tiêu diệt tại miền Bắc.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, số lượng người bị giết trong Chương trình Cải cách Ruộng đất là 100.000 đến 200.000 người. Theo Bernard Fall thì không thể biết chính xác con số, nhưng ít nhất khoảng 50.000 người bị giết và 100.000 người bị bắt giam. Theo ông Nguyễn Minh Cần, có khoảng 20.000 người. Theo Tibor Mende, khoảng 15.000 người bị giết. Theo Tiến sĩ Võ Nhân Trí, dựa trên tài liệu văn khố Trung ương Đảng, thì khoảng 15.000 người bị giết. Theo Tuần báo Time số 1 tháng bảy 1957 thì khoảng 15.000 người bị giết. Ngoài ra một số nhân chứng khác như ông Võ Văn Kiệt, Đại tá Bùi Tín, ông Vũ Thư Hiên, cũng có đưa ra nhận định như đã nêu trong bài cải cách ruộng đất.
Theo giáo sư Lê Xuân Khoa thì Chương trình Cải cách Ruộng đất là một trong ba nguyên nhân chính đưa đến cuộc di tản 1954. Ngoài ra, ông nhận định lượng lúa gạo sản xuất ở đồng bằng sông Hồng bị giảm sút trầm trọng trong những năm cải cách ruộng đất và ngay sau đó.

Các đợt cải cách
   

Đợt
Địa Bàn
Thời Điểm
Số xã đưa vào CCRĐ
Đợt Thí điểm
Thái Nguyên
25/12/1953 đến 22/10/1954
không rõ
Đợt 1
Các vùng kiểm soát
 1/4/1954 đến 15/01/1955
không rõ
Đợt 2
Thái Nguyên
23/10/1954 đến 15/01/1955
22
Đợt 2
Phú Thọ
23/10/1954 đến 15/01/1955
100
Đợt 2 
Bắc Giang
23/10/1954 đến 15/01/1955 
22
Đợt 2 
Thanh Hóa
23/10/1954 đến 15/01/1955 
66
Đợt 3 
Vĩnh Phúc
18/02/1955 đến 20/06/1955 
65
 Đợt 3  
Phú Thọ
18/02/1955 đến 20/06/1955
106
Đợt 3 
Bắc Giang
18/02/1955 đến 20/06/1955 
84
Đợt 3 
Sơn Tây
18/02/1955 đến 20/06/1955 
22
Đợt 3 
Thanh Hóa
18/02/1955 đến 20/06/1955 
115
 Đợt 3 
Nghệ An
18/02/1955 đến 20/06/1955 
74
Đợt 4 
Vĩnh Phúc
27/06/1955 đến 31/12/1955 
111
 Đợt 4
Phú Thọ
27/06/1955 đến 31/12/1955 
17
 Đợt 4 
Bắc Giang
27/06/1955 đến 31/12/1955 
1
Đợt 4 
Bắc Ninh
27/06/1955 đến 31/12/1955 
60
 Đợt 4 
Sơn Tây
27/06/1955 đến 31/12/1955
 71
Đợt 4 
Thanh Hóa
27/06/1955 đến 31/12/1955 
207
 Đợt 4 
Nghệ An
27/06/1955 đến 31/12/1955 
5
Đợt 4 
Hà Tĩnh
27/06/1955 đến 31/12/1955 
227
Đợt 4 
Hà Nam
27/06/1955 đến 31/12/1955 
98
Đợt 4 
Ninh Bình
27/06/1955 đến 31/12/1955 
47
Đợt 5 
Bắc Ninh
25/12/1955 đến 30/07/1956 
8
Đợt 5 
Nghệ An
25/12/1955 đến 30/07/1956 
163
Đợt 5 
Hà Tĩnh
25/12/1955 đến 30/07/1956 
6
Đợt 5 
Ninh Bình
25/12/1955 đến 30/07/1956 
45
Đợt 5 
Quảng Bình
25/12/1955 đến 30/07/1956 
118
Đợt 5 
Vĩnh Linh
25/12/1955 đến 30/07/1956 
21
Đợt 5 
Hải Dương
25/12/1955 đến 30/07/1956 
217
Đợt 5 
Hưng Yên
25/12/1955 đến 30/07/1956 
149
Đợt 5 
Thái Bình
25/12/1955 đến 30/07/1956 
294

 

Tham khảo
        • Lịch Sử Việt Nam, 1954-1965, Cao Văn Lượng chủ biên, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1995.
        • Đại Cương Lịch Sử Việt Nam, 1945-2000 tập III, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2000.
        • Góp phần tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt nam PGS TS Nguyễn Trọng Phúc chủ biên, Nxb Chính Trị Quốc Gia: Viện Lịch sử Đảng, Học Viên Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
        • Việt Nam, 1945-1995 tập I, GS Lê Xuân Khoa, Nxb Tiên Rồng, Maryland, 2004.
        • Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất, Xây Dựng Quan Điểm Lãnh Đạo, LS Nguyễn Mạnh Tường, diễn văn đọc trước Mặt Trận Tổ Quốc, ngày 30 tháng Mười 1956 tại Hà Nội.
        • The Viet Minh Regime, Government and Administration in the Democratic Republic of Vietnam, Bernard Fall, Greenwood Press, Connecticut, 1975.
        • From Colonialism to Communism, Mạc Định Hoàng Văn Chí, Nxb F.A. Praeger, New York, 1964.

_________________________________
Xin xem thêm về Cải cách ruộng đất [               ]


"CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT" - Tội ác Hồ Chí Minh 


http://vulep-books-links.blogspot.com.au/2013/08/cai-cach-ruong-at-toi-ac-ho-chi-minh.html
 

Tư liệu: 586.000 NẠN NHÂN TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT

Gần đây người ta vừa có được câu trả lời chính xác nhất : 172.008 người, trong đó sau này có 123.266 người (nghĩa là 71,66%) được chính thức xác nhận là oan.

user posted image

Đợt cải cách ruộng đất đẫm máu trong các năm 1955-1956 do chính quyền cộng sản phát động đã có bao nhiêu nạn nhân ? Câu hỏi nhức nhối này đã được đặt ra từ hơn nửa thế kỷ nay và chỉ có những giả thuyết rất khác nhau từ những chức sắc cộng sản. 

Có người đưa con số 20.000, có người 50.000, có người nói chỉ có vài ngàn và cũng có người nói số nạn nhân có thể lên đến hơn nửa triệụ Gần đây người ta vừa có được câu trả lời chính xác nhất : 172.008 người, trong đó sau này có 123.266 người (nghĩa là 71,66%) được chính thức xác nhận là oan.

Con số này được ghi trong một tài liệu được biên soạn rất công phu, in ấn rất thẫm mỹ nhưng có lẽ ít ai đọc : Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản. Có lẽ vì rất ít người đọc nên con số rất quan trọng này chưa được ai nhắc lạị .

Trước hết là một câu hỏi : con số 172.008 này là những người bị giết hay là những người bị đem xét xử ? Tài liệu không nói rõ, nhưng giả thuyết đúng nhất vẫn là những người bị giết vì ít nhất ba lý do :

1. Tài liệu nói rằng đợt cải cách được thực hiện tại 3.563 xã với mười triệu dân và tỷ lệ được quy định trước là 5,68% (trang 85, tập II), một con số tùy tiện nhưng lại có dáng dấp như kết quả của một tính toán rất chính xác. Tỷ lệ này được các cai đội cải cách ruộng đất thi hành một cách máy móc, vì tài liệu nói các xã cố “truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc” (trang 86, Tập II). Nếu như vậy, tổng số người bị xét xử phải trên 500.000 người chứ không phải 172.008 người .

2. Không có, hay chỉ có rất ít, người bị xử án tù, vì ngay sau năm 1956 đợt cải cách ruộng đất đã bị coi là một sai lầm. Cũng không thấy tài liệu nào nói đến trường hợp những người bị đem xét xử được trắng án hay bị xử tử cả.

Như vậy, phải hiểu rằng đã có khoảng 586.000 người bị xét xử, trong đó 172.008 người bị giết, những người khác đã bị hành hạ và sau đó được tha trong chính sách sửa sai .

3. Có một mâu thuẫn lớn giữa bản thống kê và báo cáo của bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam tháng 10-1956 về số đảng viên bị xét xử. Theo bảng thống kê thì tổng số nạn nhân “thuộc thành phần kháng chiến” là 586 người (trong đó có 290 người sau đó được coi là oan), trong khi theo báo cáo của bộ chính trị thì tổng số đảng viên bị “xử trí” lên tới 84.000 ngườị Đây là một sai biệt quá lớn.

Như vậy phải hiểu rằng nạn nhân của bảng thống kê là những người đã bị giết. Bản báo cáo cũng ghi nhận : “hàng vạn đảng viên có nhiều công lao bị xử oan, phải chịu những nhục hình rất tàn khốc dã man”. Như vậy rõ ràng con số 586 người “thuộc thành phần kháng chiến” bị giết chứ không phải bị “xử trí” hay bắt giam, con số 172.008 nạn nhân ghi trong bảng thống kê là những người bị giết.

Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau : Địa chủ cường hào gian ác : 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%). Địa chủ thường : 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%). Địa chủ kháng chiến : 586 người, trong đó 290 bị oan (49%). Phú nông : 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%). Tổng cộng : 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan : 71,66%.

Cũng cần lưu ý rằng đây chỉ là những nạn nhân thuộc thành phần nông dân. Ngoài ra còn có một đợt cải tạo “tư sản mại bản” cũng đẫm máu không kém nhưng số nạn nhân ít hơn vì giới buôn bán chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Đợt cải cách ruộng đất này là một cuộc thảm sát hàng loạt và một tội ác đối với loài người theo công ước quốc tế, vì một trong những tội ác đối với loài người được qui định rõ ràng là hành hạ, ngược đãi hoặc giết một số người vì thành phần xã hội, tín ngưỡng hoặc quan điểm của ho..

user posted
 imageuser posted image

Sau tội ác kinh khủng và được chính đảng cộng sản nhìn nhận này, các thủ phạm đã bị xử lý ra sao ?

Trường Chinh từ chức tổng bí thư đảng nhưng vẫn ở lại bộ chính trị, làm chủ tịch quốc hội, sau đó làm chủ tịch nước và tổng bí thư đảng, lúc chết được quốc táng. Lê Văn Lương, mất chức trong bộ chính trị và ban bí thư đảng, nhưng sau đó được vào trở lại bộ chính trị kiêm bí thư thành ủy Hà Nội. Hồ Viết Thắng từ chức khỏi ban chấp hành trung ương đảng. Hoàng Quốc Việt, một cấp lãnh đạo chủ chốt của đợt cải cách ruộng đất, được chuyển qua làm chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc. Tố Hữu, trưởng ban tuyên truyền trung ương và là một cổ động viên điên cuồng cho tội ác này, từng viết những câu thơ ghê rợn như :

“Giết, giết nữa bàn tay không chút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong”

Mặc dù vậy Tố Hữu tiếp tục được lên chức. Sau này, khi đã về già, Tố Hữu viết trong hồi ký (xuất bản năm 2000) như sau : “Không thể kể hết những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá phải chịu đựng ở những nơi được phát động”, nhưng không nói gì đến những người “không bị quy oan”. Các cán bộ tôm tép của các đội cải cách ruộng đất dĩ nhiên là không hề gì.

Tập Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 này dự trù gồm ba tập. Tập I (662 trang) viết về giai đoạn 1945-1954, tập II (1.177 trang) nói về giai đoạn 1955-1975 và tập III, chưa hoàn tất về giai đoạn 1975-2000. Tất cả mọi người Việt Nam muốn thực sự hiểu biết về sự chuyển động của xã hội Việt Nam trong một nửa thế kỷ vừa qua bắt buộc phải đọc tài liệu nàỵ Người ta có thể tìm thấy hầu như tất cả những gì mình muốn tìm hiểu về cả các diễn biến chính trị lẫn những nhân vật lãnh đạo cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cải cách ruộng đất. Đúng là một kho tài liệu vô giá.

Các tác giả là những trí thức có tầm cỡ lớn tại Việt Nam hiện naỵ Có những nhận định mà một số đông người không thể chia sẻ (thí dụ như cho rằng những người trách nhiệm trong đợt cải cách ruộng đất đã bị chế tài đích đáng) nhưng trong các sự kiện họ đã tỏ ra rất trung thực. Một lý do nữa để cần phải mua, và mua ngay, tập tài liệu này vì nó đã chỉ được phép in ấn và phát hành nhờ sự lơ đãng của các cấp lãnh đạo cộng sản.
 
 Tài liệu này rất có thể sẽ bị tịch thu, nhất là sau bài viết nàỵ

(Theo Võ Xuân Minh)

source:__http://vn.myblog.yahoo.com/rendyck_phuonghue/article?mid=77

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List