QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Tuesday, October 22, 2013

Sống hay chết. Sống để làm gì và chết để làm gì.


 

 

Cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc và Cựu Tuỳ Viên của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam giải thích câu “Chết để làm gì” của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam

Nguyễn Hữu Luyện

 

Kính thưa Quý Vị,

 

Vì tôi viết bài “TƯỞNG NIỆM HAY BÊU RẾU” nên tự thấy phải có trách nhiệm kính trình trước công luận lời giải thích của hai vị có liên quan là cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc và cựu Tuỳ Viên của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, cu Trung Úy Lê Ngọc Danh.

Nhân đọc bài “KINH SÁCH CỦA NƯỚC VỆ” (Trích Luận Tân Thư) do ông Phạm Lưu Vũ viết và do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California post lên NET. Sau phần trích dẫn tác phẩm của ông Lộc và ông Danh, tôi xin thêm phần trích dẫn bài “KINH SÁCH CỦA NƯỚC VÊ” nhằm so sánh khái niệm triết học của ông Lộc và ông Danh với sách vở của Đức Khổng Phu Tử nói về cái chết.

  *

                                                  *      *
Cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc và Cựu Tuỳ Viên của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam giải thích câu “Chết để làm gì” của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam

Ghi chú: Tất cả các chữ tô đậm  đều do người viết cần nhấn mạnh.

Ông Lộc:  Ông (Th/Tướng Nam) chọn cái chết. Ông là mặt trời chói lọi của tháng 4 năm 1975.  Chết để làm gì. Đó chính là di ngôn tự vấn.

Suy luận cổ Kim: Sau cùng tướng Nguyễn Khoa Nam đã để lại di ngôn bằng 1 câu hỏi. Ông đưa ra 1 bài toán và ông đưa ra lời giải đáp.                                     Đó là lý do chúng tôi muốn có cơ hội khắc trên bia đá những lời của tướng Nguyễn Khoa Nam. Những lời nói ngắn ngủi của ông phản ảnh triết lý sống và chết của con người. Ra đi hay ở lại. Câu hỏi của cả nhân loại trên con đường tìm đất sống, tìm tự do. Con đường mưu cầu hạnh phúc. Sống để làm gì, và chết để làm gì Lời Chúa và lời Phật nói ra cũng phải có người chiêm nghiệm và giải thích. Phải viết thành Kinh Thánh hay Kinh Phật để truyền bá và học hỏi. (Vì vậy hai ông phải truyền bá cho khắp thiên hạ học hỏi? người viết gi thêm)

           Đi hay ở. Tại sao. Đi để làm gì.

           Sống hay chết. Sống để làm gì và chết để làm gì.

Tôi không biết rằng có thuyết phục được ban tượng đài khắc lời của tướng Nguyễn Khoa Nam thành câu chuyện Anh Việt ở phía sau bức tường hay không. Nhưng câu chuyện và lời nói của ông đã khắc sâu trong tim tôi. Mãi mãi, chẳng bao giờ ai lấy ra được. Đi để làm gì, tôi đã có câu trả lời bằng nửa cuộc đời. Chết để làm gì . Tôi chưa biết.

Ông Tùy Viên Lê Ngọc Danh:  Tôi viết lại nguyên văn vì chợt bắt được linh hồn của chữ nghĩa. Các bạn chê bai là chưa tỏ ngọn ngành. Nhưng cũng nhờ những phê phán loạng quạng tôi có dịp giảng giải nguồn cơn. Thực vậy, các bạn thắc mắc loạn ngôn nhưng tôi phải cảm ơn, chính vì các bạn mà tôi viết lại đầu đuôi câu chuyện này.


Người viết xin ghi thêm phần giảng của Đức Khổng Phu Tử như sau

Dưới đây là phần trích dẫn trong bài “KINH SÁCH NƯỚC VỆ” (Trích Luận Tân Thư) do ông Phạm Lưu Vũ viết và do nhóm PALTALK  tổng hợp từ Nam California.

“Khổng Tử một hôm giảng về Lễ (phép tắc, pháp luật…). Lễ của Ngài bao trùm cả cái nhẽ sinh tử của cuộc đời. Hết “sinh“ rồi đến “tử.” 

“Có cái chết đơn giản là sự trở về cõi vĩnh hằng (“Tử vi sa trần-chết thành cát bụi, lành như cát bụi, lẽ thường của vạn kiếp sinh linh). Song để đạt được những điều đó, thì tất cả những người chết đều phải được người sống đối xử sao cho đúng với “Lễ“.  Thuận theo Lễ thì cát (gặp được yên ổn). Nghịch theo Lễ thì hung (gặp phải hiểm họa), có khi hậu quả không biết thế nào mà lường được. Cái đó gọi là: “Tử phù đạo tặc“ (cái chết giúp rập cho trộm cướp). Giảng đến bài này, Ngài nói: “Bản thân cái chết không có lỗi gì. Chính những kẻ đang sống mới cố tình làm cho cái chết ấy biến thành một hiểm họa trong đời đấy thôi“.

Người viết ghi thêm: trong truyn ngụ ngôn có viết:  Một con khỉ vì quá tôn sùng con sư tử.  Một hôm thấy con sư tử đang ngủ, bỗng thấy con ruồi đậu vào mép con sư tử, làm con sư tử khó chịu, cứ phải nháy nháy cái mép.  Con khỉ giận qúa, lấy tảng đá đập con ruồi.  Con sư tử bị chết vì tảng đá đó.

Nhìn lại việc suy tôn qúa mức về cái chết của 5 vị tướng và lòng oán trách thái độ trà đạp tàn nhẫn lên cái chết thiêng liêng của hàng ngàn hàng vạn cái chết cao cả của cấp binh sĩ, hạ sỹ quan QLVNCH đã âm ỉ trong suốt 38 năm qua. Nay bùng nổ thành hành động phản đối rầm rộ trong công luận của cộng đồng người Việt tỵ nạn CS.  Chúng tôi đã ghi nhận được cả tiếng khóc nức nở của một bà quả phụ vọng tới tôi từ Houston, Texas, tự giới thiệu là VỢ LÍNH, trong một buổi sáng sau khi đọc bài báo đăng trong Viet Tide số ra ngày 11 tháng 10 năm 2013. Tôi có ghi lại số phôn, tên họ và địa chỉ của Bà Qủa Phụ “vợ lính” này.  Giọng thổn thức, Bà tâm sự là bà đã âm thầm chịu đựng tủi nhục thay cho chồng bà mỗi khi nhìn thấy cảnh tưởng niệm 5 vị tướng uy nghi trong khói hương nghi ngút còn chồng bà không một lời nhắc nhở.  Đau khổ vợ con gánh chiụ là lẽ dĩ nhiên rối, nhưng còn xã hội sao qúa bạc bẽo với những người binh sĩ đã tận hiến đời mình cho quốc gia dân tộc như vậy?   

Theo lời dạy của Đức Khổng Tử thì ““Bản thân cái chết không có lỗi gì. Chính những kẻ đang sống mới cố tình làm cho cái chết ấy biến thành một hiểm họa trong đời đấy thôi“. Phải chăng những lời giảng triết lý của hai ông Lộc và Danh đã biến cái chết của Tướng Nam thành hiểm họa trong đời vì lòng TÔN SÙNG THÁI QÚA?

LỜI NHẮN GƯỈ HAI ÔNG DANH và LỘC:  Kẻ bày tôi tôn kính thầy là đức tính tốt.  Nhưng bắt cả dân tộc kính thầy mình như mình thì SAI LẮM ĐÓ.  Ông đang sống trong một xã hội văn minh.  Ánh sáng DÂN CHỦ-NHÂN QUYỀN đã đào thải hành vi TÔN SÙNG CÁ NHÂN TRÊN MẢNH ĐẤT HOA KỲ MÀ ÔNG ĐANG SỐNG từ lâu lắm rồi. Ông nhà văn Giao Chỉ chuyên viết bừa bãi lung tung, hãy nhìn vào lịch sử Hoa Kỳ.  Nội chiến kết thúc, hàng triêu quân nhân các cấp đã chết, có thấy BIA, TƯỢNG nào thờ ông Tướng nào không?  Lại thêm nữa, Thế Chiến II kết thúc bởi chiến thắng của Hoa Kỳ, hai ông có thấy ai kêu gào bia và tượng để thờ ông tướng nào không?  Chuyên đời cái gì cũng cần VỪA PHẢI THÔI, “thái qúa bất cập”, đừng gây tai họa cho các vị tướng đã tuẫn tiết như lời Đức Khổng Tử đã dạy.

Nguyễn Hữu Luyện  


Xin đọc bài của hai ông Lộc và Danh và bài Kinh Sách của Nước Vệ bên dưới

On Friday, October 18, 2013 2:08 AM, Loc Vu <giaochi12@gmail.com> wrote:

Đôi lời giải thích

Chúng tôi tham dự vào việc giúp đoàn Lam Sơn

thực hiện dự án thực hiện bức tường vinh danh

tại San Jose. Có một số dư luận chống đối. Khi tôi

nhắc đến nguyên văn lời cuối cùng của tướng

Nguyễn Khoa Nam nói với tùy viên: Chết để làm gì?

Những người phê phán sai lầm và ác ý cho là bôi xấu ông tướng.

Bài viết này để quý độc giả hiểu rõ hơn.

Từ cái chết của ông Ng. Khoa Nam chúng ta cùng  trả lời những câu hỏi.

Đi để làm gì, sống để làm gì và chết để làm gì.

Trân trọng.

Giao Chỉ

 

CHẾT ĐỂ LÀM GÌ.

                                                          Giao Chỉ San Jose.

 

Hồi ký Lê Ngọc Danh

           Chết để làm gì ? Ai nói câu đó ? Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.  Ai nghe được ? Trung úy tùy viên Lê Ngọc Danh. Ghi nhận ở đâu ? Trong tác phẩm Nguyễn Khoa Nam của gia tộc Nguyễn Khoa.                                             Người nói như vậy có phải đang hoảng loạn tâm thần hay không ? Không hề. Lúc đó tướng quân Nguyễn Khoa Nam hết sức sáng suốt, bình tĩnh và dũng cảm. Nhắc lại Chết để làm gì như vậy có phải là sỉ nhục một danh tướng VNCH không ? Tầm bậy. Lê ngọc Danh viết lại với tấm lòng tôn kính ông thầy. Dòng họ Nguyễn Khoa in trong sách với niềm hãnh diện chia xẻ với toàn quân. Tôi viết lại nguyên văn vì chợt bắt được linh hồn của chữ nghĩa. Các bạn chê bai là chưa tỏ ngọn ngành. Nhưng cũng nhờ những phê phán loạng quạng tôi có dịp giảng giải nguồn cơn. Thực vậy, các bạn thắc mắc loạn ngôn nhưng tôi phải cảm ơn, chính vì các bạn mà tôi viết lại đầu đuôi câu chuyện này.

image                             

                      

Di ngôn tự vấn

           Từ nhiều năm trước, tôi đọc hồi ký Lê Ngọc Danh, chợt đến những đoạn nghe đối thoại của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tôi lặng người. Tôi suy tư về tư duy của con người đã nói lên những lời bất hủ đó. Khi tùy viên báo tin tướng Minh đầu hàng. Ông nói: Qua biết rồi. Khi báo cáo các sĩ quan thân cận di tản. Ông nói: Đi làm gì. Khi được thương binh yêu cầu: Thiếu tướng đừng bỏ tụi em. Ông nói: Không! Qua không bỏ tụi em. Khi báo cáo phó tướng tự tử. Ông nói: Chết để làm gì.                                                   Những lời ông nói lúc đó không phải dành cho thủ hạ. Không phải dành cho chúng ta. Tướng Nguyễn Khoa Nam nói cho chính ông. Ông tự hỏi và tự đi tìm câu trả lời. Bây giờ 38 năm sau, xin các bạn cùng tôi tìm hiểu. Tôi phải viết lại câu chuyện từ đầu như sau.

Những lời cuối cho miền Nam.

         Lịch sử ghi rằng. 1954 Geneve chia đôi đất nước. Đất nước trở thành 2 miền Nam Bắc. Trải qua 21 năm đấu tranh chính trị rồi chiến tranh thực sự. Tháng 4 năm 1975 Bắc quân tràn ngập các quân khu 1,2 và 3. Quân khu 4 của tướng Nguyễn Khoa Nam với 3 sư đoàn, 18 tiểu khu và 200 ngàn quân vẫn còn yên tĩnh. Tổng thống và thủ tướng cùng bàn giao và ra đi. Đại tướng tổng tham mưu trưởng cũng ra đi. Trung tướng quyền tổng tham mưu trưởng điện thoại cho tướng Nam yêu cầu chuẩn bị đón chính phủ và bộ tổng tham mưu tái phối trí về miền Tây. Tướng Nam điện thoại cho tư lệnh sư đoàn 9 đưa trung đoàn Long An chuẩn bị lên đường. Liền sau đó lệnh hủy bỏ. Vị tổng thống dân sự chưa nhậm chức được 1 tuần đã chuẩn bị bàn giao cho vị đại tướng cuối cùng.

         Chiều 29 tháng 4- 1975 thiếu tướng Phạm văn Phú quê Hà Đông, 47 tuổi uống thuốc độc tự tử tại nhà, tự nhận trách nhiệm làm mất vùng 2. Chở vào nhà thương Grall cấp cứu. Ông qua đời sáng 30 tháng 4, trước khi có lệnh đầu hàng. Trưa 30 tháng 4 đại tướng Dương văn Minh ra lệnh buông súng trên radio Sài gòn. Tại Cần thơ, trung úy Lê ngọc Danh bước vào phòng tư lệnh quân đoàn 4 báo cáo chưa hết lời, tướng Nguyễn Khoa Nam ngồi coi giấy tờ, ngước lên nói: Qua biết rồi.                                                               Trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long sinh trưởng tại Huế, 56 tuổi, nghe tin radio đã tự sát bằng súng lục tại công viên giữa thành phố Sài Gòn. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, quê Sơn Tây, 42 tuổi, bình tĩnh ngồi ăn 3 bát cơm với các sĩ quan rồi rút vào phòng tự tử bằng súng tại bộ tư lệnh Lai Khê.                                                                                                                            Từ căn cứ Đồng Tâm nghe tin đầu hàng, chuẩn tướng       Trần văn Hai, quê Gò Công, 50 tuổi, tư lệnh sư đoàn 7 , điện thoại qua Mỹ Tho từ giã tướng Huỳnh văn Lạc tư lệnh sư đoàn 9 bộ binh. Sau đó ông Hai uống thuốc độc tự tử. Trở lại Cần Thơ, tùy viên lại vào phòng tư lệnh báo cáo các sĩ quan quân đoàn bắt đầu di tản. Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam vẫn ngồi ở bàn giấy, nhìn lên nói. Đi để làm gì.                                                                                             Ông tự hỏi nhưng đã tự tìm thấy câu trả lời. Ông quay sang chỉ thị cho tùy viên chuẩn bị xe. Lúc đó là chiều 30 tháng 4. Sài Gòn đang náo loạn. Những chiếc trực thăng cuối cùng của Hoa Kỳ đã rời tòa đại sứ từ sáng sớm.  Bến Bạch Đằng vắng lặng vì toàn thể hạm đội VNCH đã ra khơi đêm qua. Đoàn tầu quân vận của chúng tôi đi sau hải quân nhưng chưa ra khỏi cửa sông đã nghe lệnh đầu hàng. Trong khi đó, tại miền Tây, tướng Nam, tưởng chừng một ngày như mọi ngày, đi thăm thương binh tại quân y viện Phan thanh Giản giữa 1 thị xã Cần thơ vắng lặng.                                                                                             Thương binh ngóc đầu nói với vị tư lệnh: Thiếu tướng đừng bỏ tụi em. Tư lệnh nói: Không, Qua không bỏ tụi em.  Bước ra cửa bệnh viện, tùy viên thấy tư lệnh chùi nước mắt. Trở về tư dinh, tư lệnh vẫn mặc quân phục thắp hương lễ Phật.                                                              Hai lần phái đoàn cộng sản vào gặp tư lệnh rồi lại đi ra. Tối 30 tháng 4 tùy viên Lê ngọc Danh qua nhà tướng tư lệnh phó Lê văn Hưng. Nghe tiếng súng nổ. Chuẩn tướng Lê văn Hưng quê Gia Định, 42 tuổi, đã vào phòng riêng tự sát. Trở về báo cáo. Vị tư lệnh quân đoàn nói.  Chết để làm gì.  Ông nói với tùy viên, nhưng thực sự là tự hỏi mình. Tùy viên kể lại, ông vẫn mặc quân phục nằm suốt đêm 30 tháng 4. Đèn vẫn sáng trên bàn thờ Phật . Buổi sáng sớm 1 tháng 5-1975 ở Cần thơ. Thành phố vẫn vắng lặng. Ba thầy trò đứng nhìn xuống đường. Tư lệnh đứng giữa, hai tùy viên 2 bên. Tư lệnh chợt bật khóc. Hai anh trung úy trẻ tuổi trẻ cũng khóc theo. Giọt nước mắt của những chiến sĩ khóc cho cả 1 đạo quân. Dường như có máu trong nước mắt đàn ông. Quay vào tư lệnh bình tĩnh giao 2 va ly cho 2 anh sỹ quan. Các anh vừa ra khỏi phòng,  ông lấy súng bắn vào đầu tự tử.  Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, sinh quán Thừa Thiên, năm đó 48 tuổi. Tiếng chuông thỉnh Phật lần cuối dường như vẫn còn vang vọng trong không gian với khói hương nghi ngút. Tướng Nguyễn Khoa Nam đã sống 1 ngày 30 tháng 4 dài nhất của đời lính.                                                                                                      Ông đã tự tìm thấy các câu trả lời. Đi để làm gì. Ông không đi. Chết để làm gì. Ông biết ông chết để làm gì. Rất sáng suốt và bình tĩnh. Ông chọn cái chết. Ông là mặt trời chói lọi của tháng 4 năm 1975.          

         Chết để làm gì. Đó chính là di ngôn tự vấn.       

        image                     

Suy luận cổ Kim. 

        Sau cùng tướng Nguyễn Khoa Nam đã để lại di ngôn bằng 1 câu hỏi. Ông đưa ra 1 bài toán và ông đưa ra lời giải đáp.                                    

        Ngày xưa ở trong Nam năm 1867 tại Cần thơ, cụ Phan thanh Giản không giữ được 3 tỉnh miền T ây cũng đã tự tử. Ngài cũng biết chết để làm gì.  Ngoài Bắc, Nguyễn Tri Phương 1873 rồi đến  Hoàng Diệu 1882 cũng không giữ được thành Hà Nội nên đã tự tử. Các ngài đã biết là chết để làm gì.

image                                                                               Con người ta thường hỏi là chết rồi sẽ đi đâu. Không ai hỏi là chết để làm gì. Chỉ có những người tự quyết định tính mạng của mình mới có thể đặt câu hỏi chết để làm gì.                                                                                Trong đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam, người chiến binh thường không có cơ hội lựa chọn.  Cộng sản ào đến biển người hô lớn. Hàng sống, chống chết. Sự lựa chọn không có suy nghĩ. Giơ tay lên sống, không giơ tay lên bị bắn. Đại tá Hồ ngọc Cẩn là công giáo nên không tự sát. Ông không giơ tay đầu hàng nên bị xử bắn sau khi  bị hành hạ suốt 4 tháng dài. Ông không đầu hàng có nghĩa là đã chọn con đường chết.  Ông tự sát trong phiên tòa cộng sản. Ông tự sát bằng những viên đạn thù xử bắn. Trên bảng vinh danh anh hùng tuẫn tiết, chúng tôi ghi nhận 7 người chiến sĩ. Sự lựa chọn không trong tầm tay anh chị em xây dựng dự án. Toàn thể hải ngoại đã công nhận trong 38 năm qua. Có tên tuổi, hình ảnh, có tiểu sử và chiến tích. Có nhân chứng cho tới giờ phút cuối cùng. Sau cùng tất cả đều là lính Việt Nam Cộng Hòa. Khi nhập ngũ họ đều là lính. Cấp bậc chỉ là hình thức trong binh đoàn. Họ đã sống như người lính và tuẫn tiết như những người lính có trách nhiệm.                   Bây giờ nói đến chuyện trả lời câu hỏi Đi để làm gì. Trong anh em chúng ta dù ở lại hay ra đi, nếu có cơ hội lựa chọn lấy quyết định cũng là 1 thái độ mà phê phán suốt cả cuộc đời chưa hết chuyện.                                                     Bây giờ ở hải ngoại này dường như ai cũng đã ra đi. Kẻ trước người sau.      Tất cả đều phải trả lời cho tướng Nam câu hỏi.  Đi để làm gì?                              Nếu ngày xưa 30 tháng 4-1975 ông Nam đưa ra câu hỏi:  Chết để làm ? thì ngày 2 tháng 1-1961 khi Kennedy lên làm tổng thống, ông cũng đã có câu trả lời cho vấn nạn sống để làm gì.                                                     Đừng hỏi đất nước này đã làm gì cho anh, hãy tự hỏi anh đã làm gì cho đất nước. Câu nói đó của Kennedy đã được khắc trên bia đá tại nhiều nơi trên nước Mỹ.  Cũng theo danh ngôn này, người ta đã dùng để tu thân suốt cả cuộc đời. Xin đừng đòi hỏi người khác phải làm cái này, cái nọ; hãy tự hỏi mình xem đã làm được gì cho bản thân, cho gia đình, cho cộng đồng, cho đất nước tạm dung và cho quê hương bỏ lại. Lịch sử luôn luôn ở bên những người hành động. Lịch sử không có chỗ cho các bạn ngồi phê phán. Có ý kiến hay, xin bạn đứng lên làm lịch sử.

Bài diễn văn lịch sử:

          Nhân nói đến chuyện khắc các di ngôn trên bia đá. Xin kể các bạn câu chuyện dành cho phần kết.                                                                                           Năm 1863, trận chiến kinh hoàng nhất của chiến tranh Nam Bắc Hoa Kỳ xảy ra tại vùng Gettysburg thuộc Pennsylvania giữa binh đoàn Potomac Liên bang Union và binh đoàn Bắc VA của phe Liên hiệp  Confederate.  Đây là trận quyết định với chiến thắng về phe liên bang. Chiến trường đẫm máu với 51,000 thương vong, trong số này có 7,500 binh sĩ cả hai bên chết vì gươm giáo còn để xác tại chỗ. Trải qua nhiều ngày, các xác chết 2 bên đã bốc mùi nên dân ở thị xã nhỏ bé Gettysburg có vài ngàn người phải ngày đêm lo chôn cất. Một nghĩa trang 17 mẫu được thành lập.  Ban tổ chức làm lễ tưởng niệm vào ngày 19 tháng 11 năm 1893. Diễn giả chính là 1 nhân vật danh tiếng từng là thượng nghị sĩ, thống đốc và viện trưởng Harvard. Khách mời có tổng thống Lincoln dự trù sẽ nói vài lời trước khi chấm dứt.

                                             Sau khi ông diễn giả chính nói chuyện 2 giờ đồng hồ, tổng thống Lincoln đọc bài phụ diễn chưa đến 3 phút gồm có 272 chữ trong 10 câu. Bắt đầu bằng câu:

          81 năm trước, ông cha ta đã tạo dựng trên lục địa này 1 quốc gia mới, thai nghén trong tự do.                                                                                    

           Câu cuối cùng là: Một chính quyền của dân, do dân và vì dân sẽ không thể tàn lụi trên trái đất này.

           15 ngàn người gồm các thống đốc và chính khách có mặt. Tất cả đã sững sờ nghe trực tiếp bài diễn văn bất hủ. Đây là những lời nói khuôn vàng thước ngọc và trở thành bài diễn văn nổi tiếng kim cổ trên toàn cầu. Đặc biệt bài diễn văn này tuyệt đối không đề cập đến chiến thắng hay chiến bại. Không nói đến bạn hay thù. Tổng thống nói: Những người nằm xuống ở đây đều đã chết cho tổ quốc.

            Người ta khắc bài diễn văn trên đá tại các thư viện, tại các trường đại học và tại nhà mồ của ông Lincoln ở Springfield, Illinois.

           Đó là lý do chúng tôi muốn có cơ hội khắc trên bia đá những lời của tướng Nguyễn Khoa Nam. Những lời nói ngắn ngủi của ông phản ảnh triết lý sống và chết của con người. Ra đi hay ở lại. Câu hỏi của cả nhân loại trên con đường tìm đất sống, tìm tự do. Con đường mưu cầu hạnh phúc. Sống để làm gì, và chết để làm gì.

           Lời Chúa và lời Phật nói ra cũng phải có người chiêm nghiệm và giải thích. Phải viết thành Kinh Thánh hay Kinh Phật để truyền bá và học hỏi.

           Đi hay ở. Tại sao. Đi để làm gì.

           Sống hay chết. Sống để làm gì và chết để làm gì.

           Tôi không biết rằng có thuyết phục được ban tượng đài khắc lời của tướng Nguyễn Khoa Nam thành câu chuyện Anh Việt ở phía sau bức tường hay không. Nhưng câu chuyện và lời nói của ông đã khắc sâu trong tim tôi. Mãi mãi, chẳng bao giờ ai lấy ra được. Đi để làm gì, tôi đã có câu trả lời bằng nửa cuộc đời. Chết để làm gì . Tôi chưa biết.



Kinh sách của nước Vệ

(Trích Luận ngữ tân thư)

 

Nghe nói đến viếng nhà có tang thì cơm không được ăn no, rượu không được uống cạn. Về đến nhà rồi thì hết ngày không ca hát, không cười cợt, quần áo phải thay ra, ba ngày không được gần thê thiếp… Người đang có tang thì cả năm không đi dự giỗ chạp, khai trương, cưới hỏi… của bất cứ nhà ai… Chắc không chỉ vì “Lễ“ quy định phải như vậy. Lại nghe nói sinh khí thuộc về dương, tử khí thuộc về âm. Người thông minh, sáng suốt thuộc về dương, kẻ u mê, lú lẫn thuộc về âm. Người lương thiện, tử tế thuộc về dương, kẻ bất lương, đểu cáng thuộc về âm. Quân tử thuộc về dương, tiểu nhân thuộc về âm. Cả đến thiện, ác; chân, ngụy cũng phân biệt như vậy, thiện thuộc về dương, ác thuộc về âm, v.v… Thánh nhân đặt ra phép cúng tế quỷ thần, quy định “Lễ“ đối xử với người chết chắc không phải vì Thánh nhân mê tín dị đoan. Chính vì sợ sẽ diễn ra cái buổi âm thịnh, dương suy trên cõi trần (gian) này vậy…

Vẫn “Lời tựa“ trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:

Khổng Tử một hôm giảng về Lễ (phép tắc, pháp luật…). Lễ của Ngài bao trùm cả cái nhẽ sinh tử của cuộc đời. Hết “sinh“ rồi đến “tử“.  Riêng “Lễ“ về “tử“ của Ngài thì chung quy chỉ bốn bài sau đây là gồm hết.

Thứ nhất: Có cái chết là sự tiếp tục của những đạo lý lớn trong thiên hạ (“Tử vi Thánh nhân -chết thành Thánh nhân, như Nghiêu, Thuấn, Vũ, Văn Vương, Chu công …).

Thứ hai: Có cái chết là sự tiếp tục của một sự nghiệp trong đời (“Tử vi hiền nhân -chết thành hiền nhân, như Cơ Tử, Tỷ Can, Tử Văn, Quản Trọng…).

Thứ ba: Có cái chết đơn giản là sự trở về cõi vĩnh hằng (“Tử vi sa trần-chết thành cát bụi, lành như cát bụi, lẽ thường của vạn kiếp sinh linh). Song để đạt được những điều đó, thì tất cả những người chết đều phải được người sống đối xử sao cho đúng với “Lễ“.  Thuận theo Lễ thì cát (gặp được yên ổn). Nghịch theo Lễ thì hung (gặp phải hiểm họa), có khi hậu quả không biết thế nào mà lường được. Cái đó gọi là: “Tử phù đạo tặc“ (cái chết giúp rập cho trộm cướp). 

 

 Giảng đến bài này, Ngài nói: “Bản thân cái chết không có lỗi gì. Chính những kẻ đang sống mới cố tình làm cho cái chết ấy biến thành một hiểm họa trong đời đấy thôi“.  Nói đến đó, Ngài bỗng trầm ngâm, chưa biết phải lấy thí dụ thế nào cho các học trò hiểu thì vừa lúc ấy, gia nhân báo có người muốn xin vào gặp để biếu kinh sách. Khổng Tử mừng rỡ nói:

“May quá! Kẻ mang cái thí dụ sinh động ấy đến vừa kịp lúc, vừa kịp lúc“. 

Học trò nhìn nhau ngơ ngác, chưa hiểu Ngài nói thế là có ý gì thì thấy một người ôm một chồng sách khệ nệ bước vào. Người ấy mặt chuột tai lừa, đầu đội mũ cánh chuồn, trang phục cũng ra dáng kẻ sĩ, chỉ tội ánh mắt hết sức u tối. Cẩn thận đặt những cuốn sách mạ vàng lên một chiếc đôn, người ấy bước đến trước mặt Khổng Tử vái dài một cái. Chưa kịp nói gì thì Khổng Tử đã hỏi ngay:

“Tiên sinh từ nước Vệ tới đây có phải không?“.  

Người ấy giật nảy mình, trợn mắt kinh ngạc, hỏi:

“Cớ sao Phu Tử lại biết tôi là người nước Vệ?“.  

Khổng Tử trả lời:

“Trên người tiên sinh có mùi tử khí. Vì thế mà tôi biết“. 

Người đó hoảng sợ rùng mình một cái. Vội vàng hỏi tiếp, giọng có vẻ hơi bất bình:

“Chẳng hay Phu Tử muốn rủa tôi, mong cho tôi chết sớm hay sao? Tôi đường đường đại diện cho kẻ sĩ của cả nước Vệ, còn đang sống khoẻ mạnh, minh mẫn thế này. Tại sao Phu Tử lại bảo tôi có mùi tử khí?“.  

Khổng Tử vẫn thản nhiên nói:

“Tất cả người nước Vệ hiện thời đều có mùi tử khí hết. Vì thế, trong nước không ai ngửi ra đấy mà thôi. Khâu (tên tục của Khổng Tử) này nghe nói tử thi thì phải được chôn xuống đất hoặc đốt thành tro bụi. Nếu để quá một tuần (mười ngày), thì âm khí sẽ ám đến phạm vi một thành. Quá trăm ngày, âm khí sẽ càng loang rộng ra, ám đến phạm vi châu, quận… Hôm trước Khâu này xem thiên văn, trông về hướng địa giới nước Vệ, thấy âm khí đã ám đến tận trời, trùm khắp cả bờ cõi. Tất trong nước có tử thi đã để quá ba năm chưa chôn“. 

Người đó nghe nói thì sợ toát mồ hôi. Bèn nghĩ lại việc nước mình. Quả vua Vệ là Linh Công chết đã lâu, nhưng đám con cháu chỉ mải lo giành nhau ngôi báu, lại thấy cứ để như thế xem ra còn có cớ mà tha hồ bịp bợm. Vì thế nhất quyết không chịu đem chôn. Thật là những kẻ vì lợi mà sẵn sàng quên cả hiếu. Có biết đâu cái món âm khí ấy nó lại ghê gớm đến thế. Bèn hỏi:

“Vậy bây giờ Phu Tử bảo phải làm thế nào?“.  

Khổng Tử nói:

“Lại còn làm thế nào ư? Sở dĩ âm khí đã dâng lên trùm kín cả bờ cõi, bởi nước Vệ của tiên sinh bây giờ, tất cả những gì thuộc về âm đều đang thịnh, tất cả những gì thuộc về dương đều đang suy, danh và thực đều loạn, thật và giả đều lẫn lộn. Điều ấy chỉ có lợi cho bọn ăn cướp mà thôi. Đó chính là thời vận cực thịnh của lũ tiểu nhân và những kẻ chuyên nghề trộm cắp, bịp bợm. Nay người chết thì phải đem chôn, thế thôi. Có điều, đã nhiễm phải âm khí nặng như vậy thì người nước Vệ đời nay tất bị u mê, lại hay trí trá lắm, khó mà tiếp thu được đạo lý. Cứ tiếp diễn mãi như thế này, e rằng thế gian ngày nay không tìm đâu ra một qui tắc nào khả dĩ có thể áp dụng cho người nước Vệ được. Có lẽ phải đợi đến những đời sau may ra…“.

Kẻ sĩ người nước Vệ tất nhiên chẳng đời nào chịu công nhận những điều đó. Bèn hướng cặp mắt u tối về phía Khổng Tử mà cãi:

“Nước Vệ tôi xưa nay rất chú trọng đến việc dạy dân. Những kẻ sĩ danh giá đi lại ngoài đường, ngoài chợ đông như rắc trấu, ai ai cũng có thể làm ra văn chương, thi phú, chính sự được ca tụng hết lời, pháp luật mỗi ngày mỗi đẻ ra những cái mới. Trăm họ yên ổn làm ăn, không ai nói ngược lại cái điều mà kẻ bề trên muốn nghe. Lại có một nền giáo dục hoành tráng, vẫn thường tự đánh giá là cao nhất nhì thiên hạ. Sao Ngài lại bảo người nước Vệ tôi u mê, trí trá, không tiếp thu được đạo lý?“.  

Khổng Tử trả lời người kia mà như muốn nói với cả các học trò của mình:

“Dạy học mà không hề thấy dạy cách làm người, chỉ dạy cách làm tiền. Chưa học làm người đã bổ làm quan chỉ vì chạy chọt hoặc là con ông, cháu cha. Thậm chí khối kẻ làm quan rồi mới đi học. Lại còn tha hồ mua bán danh hiệu, quan tước… Thì đó là cái nền giáo dục gì vậy? Dạy dân bằng đức hơn là bằng lệnh. Huống chi nước Vệ bây giờ chỉ ra sức chú trọng đến việc nhồi nhét cho học trò những kiến thức sặc mùi âm khí, dùng bịp bợm làm quốc sách giáo dục, lấy đen làm trắng, lấy không làm có, lấy ác làm thiện… Kẻ trên leo lẻo dối trá không biết ngượng mồm, kẻ dưới uốn mình nịnh hót không biết xấu mặt. Lại tùy tiện đẻ ra cái gọi là pháp luật để lừa mị, cưỡng ép người ta phải công nhận mình. Lại nhân danh trăm họ để thi hành bạo ngược, không cho ai có quyền được nghĩ tới chân lý, không cho phép ai được nói ra sự thật, khiến cho người người u mê, nhà nhà lú lẫn, nhìn gà hóa cuốc, nhìn kẻ cướp hóa người ngay, đánh đồng lưu manh với lương thiện… Từ đó con người sinh ra thói nhịn nhục, đớn hèn, nhất nhất chỉ biết chạy theo của cải, hư danh… Dạy dân như thế thì khác nào ngu dân có chủ ý, ngu dân bằng mọi giá, mọi thủ đoạn. Cái gọi là nền giáo dục ấy càng “hoành tráng“ bao nhiêu thì càng hỏng nặng bấy nhiêu. Làm hỏng một nhà đã phải ăn năn, sám hối. Đằng này lại làm hỏng cả một nước thì tội lỗi để đâu cho hết. Thế mà không gọi là u mê, trí trá thì gọi là cái gì?“.  

Kẻ sĩ người nước Vệ kia nghe Khổng Tử thuyết liền một hồi như vậy mà vẫn không cho làm phải, nét mặt vẫn có vẻ ấm ức, không phục. Quả là sự u mê đã ngấm đến tận xương tuỷ. Phải cái tội y đang ở vào địa vị là khách, chẳng lẽ lại cãi nhau mãi với bậc Thánh nhân đã nức tiếng thiên hạ này. Song nghĩ bụng cũng phải cố vớt vát thêm vài câu để giữ thể diện quốc gia. Y bèn chỉ vào đống sách mang theo và nói:

“Phu Tử bảo người nước Vệ tôi hiện toàn những kẻ u mê, trí trá. Vậy sao lại có thể viết ra những cuốn kinh sách, những bộ giáo khoa mạ vàng như thế này được. Chính tôi được sai mang sang đây tặng Phu Tử, để Phu Tử bổ sung vào kho tàng kinh sách của Ngài cho thêm phần phong phú đấy“. 

Khổng Tử nghe y nói thì vội vàng dùng một tay kéo vạt áo lên che mặt, tay kia xua lấy xua để mà bảo:
“Mang về ngay đi. Mang về ngay đi. Những thứ gọi là kinh sách với lại giáo khoa gì đó của nước ngài càng nặng mùi âm khí lắm. Nước Lỗ ta từ lâu đã vứt hết vào sọt rác rồi. Không tin ngài cứ ra ngoài bãi rác mà bới thử xem. Hãy tìm trong những mớ giấy lộn ấy, may ra vẫn còn sót một ít đấy“. 

Kẻ sĩ người nước Vệ đành tiu nghỉu ôm đống kinh sách của nước mình ra về. Bài giảng của Khổng Tử về “Lễ“ đến đó cũng vừa chấm dứt. 

 

Hôm ấy, trong số các học trò ngồi nghe Khổng Tử nói, có Tử Lộ (Trọng Do) là người cũng không hẳn tin rằng nước Vệ lại hỏng đến mức ấy, bèn quyết chí sang bên đó làm quan một phen xem sao. Tử Lộ những tưởng với đức độ, học vấn và cái dũng của mình, thì có thể cứu được dân chúng nước Vệ thoát khỏi mê muội, gian xảo chăng! Kết quả việc không thành. Tử Lộ chưa kịp thi thố điều gì thì đã bị chết bất đắc kì tử tại ngay chính nước Vệ. Thế mới biết cái thứ âm khí ấy ở nước Vệ quả là rất độc đối với người quân tử. Thương thay! Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?

 

Phạm Lưu Vũ

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List