QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, November 30, 2013

TỪ NHỮNG VIỆC LÀM CHUYỆN “THAY TÊN, ĐỔI NGHĨA” NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG VIỆT TÂN ĐẾN NHỮNG LỜI KHẮC TRÊN TƯỢNG ĐÀI Ở SAN JOSÉ


From: Nghiem Nguyen <
Date: 2013/11/29
Subject: Fw: TỪ NHỮNG VIỆC LÀM CHUYỆN “THAY TÊN, ĐỔI NGHĨA” NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG VIỆT TÂN ĐẾN NHỮNG LỜI KHẮC TRÊN TƯỢNG ĐÀI Ở SAN JOSÉ **LÃO MÓC
To: "


 

On Friday, November 29, 2013 1:37 PM, nhan nguyen <> wrote:

TỪ NHỮNG VIỆC LÀM CHUYỆN “THAY TÊN, ĐỔI NGHĨA” NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG VIỆT TÂN ĐẾN NHỮNG LỜI KHẮC TRÊN TƯỢNG ĐÀI Ở SAN JOSÉ

 

        LÃO MÓC

 

          Tháng 9 năm 2004, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MT) có trụ sở chính ở Bắc California ra “cáo phó” khai tử “Mặt Trận” và đăng “cáo tồn” khai sinh Đảng Việt Tân (VT) tuốt bên Berlin, Đức Quốc.

 

          Vừa ra đời, đảng Việt Tân đã giở trò “treo đầu dê, bán thịt chó” bằng cách dùng tổ chức ngoại vi của mình là tổ chức VPAC liên kết với Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại (từ nay viết tắt là “Tập Thể”), (một tổ chức mà dư luận cho rằng do MT giật dây thành lập để lợi dụng màu cờ, sắc áo của những cựu quân nhân đã từng hy sinh trong cuộc chiến chống lại Cộng sản miền Bắc, bảo vệ chế độ tự do miền Nam) tổ chức “Ngày Tự Do Việt Nam” để thay thế “Ngày Quốc Hận 30-4”. Bị dư luận khắp nơi lên tiếng phản đối, đảng Việt Tân bèn phải đổi thành “Ngày Tranh Đấu Tự Do Cho Việt Nam.” Và, Tập Thể, qua cô Lữ Anh Thư, Trung Tâm Phó Đặc Trách Hậu Duệ và ông Đoàn Hữu Định, Tổng Thư Ký Văn Phòng Thường Trực Trung Ương đã từng đứng tên chung với ông Võ An Bình trong Ban tổ chức “Ngày Tự Do Việt Nam” tuyên bố rút tên khỏi ban Tổ chức của ngày này, và Tập Thể tuyên bố sẽ tổ chức Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Bức Tường Đá Đen cũng cùng ngày, giờ và cách điạ điểm đảng Việt Tân tổ chức “Ngày Tự Do Việt Nam” không xa. Việc làm “không mấy trong sáng” này của Tập Thể đã bị cựu Trung Tướng Phạm Quốc Thuần phê bình mà những người lãnh đạo của Tập Thể đã không thể trả lời được.

 

          Vì bị dư luận khắp nơi phản đối về việc làm có dụng ý “chạy tội” cho Việt Cộng khi biến “Ngày Quốc Hận 30-4” thành “Ngày Tự Do Việt Nam”, đảng Việt Tân đã không được sự công tác của Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn do ông Nguyễn Văn Tần làm chủ tịch, nên “Ngày Tự Do Việt Nam” đã bị thất bại thê thảm dù đảng Việt Tân đã khua chiêng, gióng trống quảng cáo rầm rộ từ nửa năm trước. Sau khi bị thất bại, Việt Tân lại giở trò ma giáo mà MT đã từng làm trong quá khứ là tung tiền ra báo chợ “SV” tự ca tụng “thành tích” của đảng mình và bịa chuyện đánh phá ông Nguyễn Văn Tần, chủ tịch Ban đại diện Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn và vùng phụ cận.

*

          Năm 2005, người ta lại thấy trên internet, trên các báo chí, đài phát thanh Tiếng Nước Tôi có phổ biến “Thư Mời Tham Gia Ý Kiến Chọn Ngày Tỵ Nạn Việt Nam” của Nhóm “Vì Tự Do”. “Nhóm” này, nhân việc nhà cầm quyền Indonesia và Malaysia phá hủy bia tưởng niệm những người tỵ nạn Việt Nam trên hai đảo Galang và Bidong, đề nghị những người Việt Quốc Gia Tỵ nạn Cộng sản “Trưng Cầu Dân Ý” chọn “Ngày Tỵ Nạn Việt Nam”.

 

          Thoạt nghe hoặc mới đọc trên báo “Thư Mời Tham Gia Ý Kiến Chọn Ngày Tỵ Nạn Việt Nam” của Nhóm “Vì Tự Do” ít ai thấy có “dụng ý” gì trong việc làm này. Nhóm “Vì Tự Do” lại tỏ ra  rất có tinh thần cởi mở và tôn trọng dân chủ khi đưa ra 4 ngày (do Lão Móc in đậm) để được “trưng cầu ý kiến” của tất cả những ngườì Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản trên toàn thế giới.

 

          Theo ông Hoàng Thế Dân, Chủ tịch Hội Đồng Điều hành Cộng đồng Người Việt Bắc California (lúc đó) thì tới nay “con số 4 ngày được đề nghị lúc khởi cuộc đã thay đổi”. (Thời Báo San Jose số 4208, 20-12-2005). Theo ông Hoàng Thế Dân thì đến nay có tới 5 ngày, gồm các ngày: 14-11, ngày 20-6, ngày 20-7, ngày 12-6, ngày 30-4 được nhóm “Vì Tự Do” đưa ra “trưng cầu ý kiến” để chọn một trong các ngày này là “Ngày Tỵ Nạn Việt Nam” hay “Ngày Dân Việt Tỵ Nạn Cộng Sản”.

 

          Trả lời phóng viên Võ Triều Sơn phóng viên của hãng Thông tấn VNN (là hãng thông tấn của MT trước kia và là đảng Việt Tân hiện nay) về câu hỏi:

 “Kính thưa ông chủ tịch với 4 ngày được quý vị trong nhóm “Vì Tự Do” đưa ra để Trưng cầu ý kiến trong tinh thần cởi mở và rất dân chủ đóng góp ý kiến, xin ông chủ tịch cho biết, cá nhân ông chọn ngày nào? Tại sao?”

thì ông Hoàng Thế Dân, chủ tịch Ban Đại diện Người Việt Bắc Cali (kế nhiệm bà Lan Hải, Chủ tịch Ban Đại diện Cộng Đồng thứ 2 do Mặt Trận và Chính Phủ Việt Nam Tự Do thành lập tại Bắc Cali) đã trả lời rất “lăng ba vị bộ” và rất văn chương… tản mạn như sau:

 “… Thưa anh, cá nhân chúng tôi đã có dịp thổ lộ quyết định chọn lựa của mình trong những buổi họp của Nhóm: Ngày đó có tên là Ngày Dân Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, và ngày đó nói lên sự liên kết nhiệm mầu của lương tâm thế giới đối với sự chọn lựa ra đi tỵ nạn, vì tự do, của người Việt, bằng bất cứ giá nào, hàng triệu người đã khoác lên mình định danh căn cước tỵ nạn chính trị.

Ở đây sự quan trọng là ngày nào, tên gì nhận được số phiếu kết quả thăm dò nhiều nhất của đồng hương tham dự. Trong những ngày này, ngày nào cũng nhân bản cả, ngày nào cũng nói lên ý nghĩa của hai chữ tỵ nạn. Chúng ta chờ xem, sáu tháng nữa sẽ có kết quả chung cuộc.”  [do Lão Móc gạch đít](Thời Báo San Jose, số báo đã dẫn).

 

          Trong khi đó thì ông Hoàng Cơ Định, một “cán lớn” khác của đảng Việt Tân đã viết hẳn một bài để “cổ động” cho “Ngày Dân Việt Tỵ Nạn Cộng Sản” văn chương rất là đao to, búa lớn và đầy bí hiểm!.

 

          Theo ông Hoàng Cơ Định thì “Việc đồng bào cùng nhau ấn định một “Ngày Dân Việt Tỵ Nạn Cộng Sản” là một sự xác định lập trường chính trị của cộng đồng người Việt, đó là một cộng đồng tỵ nạn, không chấp nhận chế độ Cộng sản hiện nay tại Việt Nam… Khi Ngày Tỵ Nạn được chọn lựa và được tổ chức hàng năm ở khắp nơi, các thế hệ tương lai của cộng đồng sẽ luôn luôn được nhắc nhở về nguồn gốc của mình và hiểu được tại sao các thế hệ cha anh đã kiên trì tranh đấu để chấm dứt cái nguyên nhân đã gây ra thảm trạng tỵ nạn Dân Tộc.

 

          Việc làm vô vị lợi của tập hợp “Vì Tự Do” cần được sự hậu thuẫn của mọi người, mọi giới vì đây là việc làm nhân nghĩa, đối với những người Việt đã chết cũng như đối với những ai đang tranh đấu vì hai chữ Tự Do. Việc làm này cũng góp phần tạo nên sự đoàn kết, tinh thần hợp tác trong cộng đồng và sự gắn bó của các thế hệ trẻ với Tổ Quốc.

          Đây không phải chỉ là một việc làm Vì Tự Do, mà còn là cả Vì Đất Nước Hôm Nay và Ngày Mai.” (Thời Báo số 4205, ngày 15-12-2005).

*

          Về việc nhóm “Vì Tự Do” đưa ra lá “Thư Mời Tham Gia Ý Kiến Chọn Ngày Tỵ Nạn Việt Nam”, ông Pham Thanh Phương ở Úc Châu đã đưa ra ý kiến với những lập luận rất vững chắc như sau:

 “… Trong sự kiện này chúng tôi mạn phép đưa ra một số nhận xét về hai lãnh vực ý nghĩa lịch sử và “phương pháp trưng cầu dạn ý” như một sự quan tâm, chia sẻ.

Về phần ý nghĩa lịch sử, theo cạn nghĩ của chúng tôi, ngày 20-7 là ngày mang những ý nghĩa đặc biệt phi không gian và thời gian, với tất cả những ấn tích chia ly, tan tác, hận thù. Không ai có thể phủ nhận, ngày ấy đã cưu mang cả một sự kiện lịch sử của dân tộc, không hề mang một ý nghĩa tỵ nạn cho 3 triệu người tại hải ngoại. Hơn nữa, ngày 20-7 còn là ngày đau thương, uất hận, và nó đã được hình thành bởi sự man trá, bịp bợm, phản bội của tên tội đồ Hồ Chí Minh. Do đó, chúng ta không thể xoá bỏ.

Riêng ngày 30-4 thì lại càng quan trọng hơn, đây mới chính là ngày đen tối của dân tộc. Ngoài những đau thương, ly tán như ngày 20-7, nó còn là ngày CSVN đã đưa toàn thể dân tộc vùi sâu trong vũng lầy đen tối nhất của nhân loại. Ngày 30-4 cũng đánh dấu một ngày toàn dân miền Nam đã bị cướp trắng tay, dắt díu nhau đi vào một nhà tù vĩ đại không cửa sổ của CSVN ròng rã đã 30 năm qua.

Trong ý nghĩa của những ngày 20-7 và 30-4-1975 đã là một sự hiển nhiên, bất khả chối từ. Do đó, hai ngày lịch sử 20-7 và 30-4 không dành riêng cho những người tỵ nạn mà nó đã thuộc về toàn dân. Không thể vì một lý do gì lại có thể xóa bỏ hay bóp méo ý nghĩa lịch sử của nó…

Như vậy, việc đề nghị hai ngày 20-7 và 30-4, không hội đủ điều kiện cả tình lẫn lý. Ngược lại, rất bất lợi cho công cuộc đấu tranh chung của toàn dân trong hiện tại nói chung và cộng đồng người Việt tại hải ngoại nói riêng. Không biết vô tình hay cố ý, nhóm “Vì Tự Do” đã đưa ra một đề nghị khá nguy hiểm trong việc chọn ngày và cả phương pháp “Trung Cầu Dân Ý”. Nếu cuộc “Trưng Cầu Dân Ý” được thực hiện bằng internet và bưu điện. Thử hỏi ai có thể kiểm soát tất cả các danh sách trên web và thư của người Việt tỵ nạn hay của bọn VC nằm vùng và du sinh phải làm theo lệnh đảng. Riêng trên phần “bỏ phiếu online” thì lại phức tạp hơn rất nhiều, phương pháp này đã vô tình tạo cơ hội rất thuận lợi cho tất cả cán bộ đảng CSVN có thể tham gia, lèo lái, “đóng đinh” ngày 30-4 làm “Ngày Tỵ Nạn”, hầu xóa bỏ tội ác mà chúng đã  đè lên đầu toàn thể dân tộc từ hơn nửa thế kỷ qua. Nó cũng không khác hành động bỉ ổi khi chúng áp lực Nam Dương và Mã Lai để tiêu hủy những tấm bia tưởng niệm trên hai đảo Galang và Bidong trong mấy tháng trước đây. Vì vậy, chúng ta không nên vì bất cứ vì lý do gì để Vc được toại nguyện trong thế “Bất Chiến Tự Nhiên Thành” với mưu đồ xoá bỏ tội ác của chúng trước lịch sử bằng cách biểu quyết thay tên, đổi nghĩa của một trong hai ngày lịch sử (20-7 và 30-4).

Sự kiện nhóm “Vì Tự Do” đề nghị tìm một ngày để làm “Ngày Tỵ Nạn”, thực ra cũng không có gì cần phải bàn. Tuy nhiên, nếu muốn lấy một ngày mang nhiều ấn tích máu xương của lịch sử như ngày 20-7 và 30-4 là một điều tối kỵ, không có lợi mà chỉ có hại. Nó có thể hiểu như là một sự kiện bóp méo lịch sử, trong âm mưu nhằm hậu thuẫn cho phong trào Hoà Hợp Hoà Giải đầy bịp bợm trong nghị quyết 36 lừa bịp của CSVN…”

*

          Không biết các ông Hoàng Thế Dân, Hoàng Cơ Định khi khua môi, múa mép trả lời phỏng vấn, khi vung tay, phóng bút viết bài ca tụng cuộc “Trưng Cầu Dân Ý” về “Ngày Tỵ Nạn Việt Nam” đã có xem qua ý kiến của ông Phạm Thanh Phương với những lập luận rất sắc bén mà ông Phương đã trình bày trong bài viết của ông ta?

 

          Thực ra thì câu hỏi này quá thừa với các ông “cán lớn” của đảng Việt Tân như các ông Hoàng Thế Dân, Hoàng Cơ Định. Chuyện chủ tịch các ông ấy chết mà các ông ấy còn “bắt” chủ tịch của các ông ấy “sống” cho tới 14 năm sau mới cho chết thì có chuyện gì mà các ông ấy không làm được. Chuyện bà doctor-to-be Trần Diệu Chân “bắt” hương linh cố Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đứng tên với bà trong đơn thưa đài phát thanh Quê Hương với Tổng đài và cơ quan FCC mà bà ta còn dám làm thì chuyện thay tên,đổi nghĩa những ngày lịch sử của dân tộc để bàu chữa tội ác cho bọn Việt Cộng thì có nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ mà họ không dám làm.

 

          Trong quá khứ, MT đã từng biến “Ngày Quốc Hận 30-4” thành “Tháng Tư Xanh”, “Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” thành “Lá Cờ Việt Nam Tự Do”. MT trước kia (đảng Việt Tân hiện nay) đã len lỏi vào cộng đồng, tìm mọi cách gây chia rẽ, khống chế - như trường hợp Phạm Quốc Hùng, một cán bộ cao cấp của đảng Việt Tân, đã len lỏi vào hàng ngũ Quốc Gia chống Cộng, leo lên chức Chủ tịch Ủy Ban Bảo vệ Chính Nghĩa Quốc Gia Bắc California, và sau đó đã nắm chức Chủ tịch Ban Đại diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California nhiệm kỳ 3, đã tìm mọi cách gây chia rẽ, phân hóa cộng đồng. Sau đó, đã tìm mọi cách sáp nhập hai Ban Đại diện Cộng Đồng làm một là một bằng chứng rõ ràng nhất.

          Năm ngoái, âm mưu lợi dụng Tập Thể biến “Ngày Quốc Hận 30-4” thành “Ngày Tự Do Việt Nam” bị bễ mánh, năm nay đảng Việt Tân lại cho các tổ chức ngoại vi lợi dụng cộng đồng người Việt Tỵ nạn Cộng sản “trưng cầu dân ý” để thay tên, đổi nghĩa “Ngày Quốc Hận 30-4” thành “Ngày Tỵ Nạn Việt Nam” để lại tiếp tục bàu chữa tội ác cho mấy anh lớn bên nhà là chuyện chẳng làm ai ngạc nhiên.

          Có điều đảng Việt Tân có làm được những chuyện mờ ám này hay không lại là một vấn đề khác.

          Ai trong chúng ta cũng biết là chuyện tìm một ngày để tượng trưng cho “Ngày Tỵ Nạn Việt Nam” không phải là cứu cánh cho công cuộc tranh đấu hiện nay nhưng tại sao đảng Việt Tân, trong mấy tháng qua, đã làm rùm beng lên về chuyện này. Chắc chắn dụng ý của họ không gì khác hơn là tìm mọi cách thay tên, đổi nghĩa “Ngày Quốc Hận 30-4” để chạy tội cho bọn tội đồ của dân tộc là đảng Cộng Sản Việt Nam - một việc làm mà đảng Việt Tân đã theo đuổi từ bấy lâu nay.

*

          Tám năm sau, tháng 9 năm 2013, tại San José Bắc California, ông nhà văn Giao Chỉ tức cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc đã gây xáo động dư luận về chuyện mà ông ta gọi là “Tượng đài trăn trở”.

 

          Núp sau lưng bà ca sĩ kịch sĩ Hoàng Mộng Thu của Biệt Đoàn Văn nghệ Lam Sơn, ông ta đã viết trong bài “Tượng đài trăn trở” và theo ông ta, cũng là những hàng chữ ông ta sẽ ghi lên “Bia Đá” ở cạnh Việt Musuem do ông ta thành lập:

 “Anh chị em Lam Sơn muốn tôi cùng khắc lên bia đá những lời đáng ghi lại. Tôi chọn đoạn sau đây:

Trưa 30 tháng Tư-75 tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng tại Sàigòn. Những lời nói sau cùng của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tại Cần Thơ. Chiều ngày 30 tháng 4, 1975, Một thương binh tại quân y viện nói: “Xin thiếu tướng đừng bỏ tụi em. Ông Nam nói: “Không, qua không bỏ tụi em.” Trở về dinh, sĩ quan tùy viên báo cáo các sĩ quan đã bỏ đi rồi. Ông Nam nói: “Đi để làm gì?”Tối ngày 30 tháng 4, 1975, sĩ quan tùy viên báo cáo: “Thưa tướng Hưng đã chết rồi.” Ông Nam: “Chết để làm gì?” Sáng 1 tháng 5, 1975, tướng Nguyễn Khoa Nam tự tử.” (Nguyên văn, kể cả các hàng chữ in đậm trích từ bài viết “Tượng Đài Trăn Trở” Giao Chỉ Vũ Văn Lộc - Thời Báo số 6146 Thứ Bảy, Chủ Nhật ngày 7&8-9-2013).

 

          Đọc những hàng chữ mà ông Vũ Văn Lộc tuyên bố là sẽ khắc trên bia đá, nhiều người đã lên tiếng đây là những hàng chữ không phải để vinh danh Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam; mà trái lại là để bêu rếu vị Tướng này vì đã hoảng loạn mà tự tử! Trong những người lên tiếng có cả cựu Đại úy Nguyễn Hữu Luyện là Phó Giám Đốc Viện bảo tàng VietMuseum mà ông Vũ Văn Lộc là Giám Đốc. 

 

          Để biện bạch, ông Vũ Văn Lộc đã viết bài “Chết để làm gì?” xấc xược thách thức dư luận; nhưng chính ông ta cũng không biện bạch được điều gì.

 

          Ông Vũ Văn Lộc quả xứng mặt “một tay đơm đó” khi láu cá ngụy biện ra cái mà ông ta gọi là “di ngôn tự vấn” của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam bằng 4 chữ “chết để làm gì”!

*

          Trong bao nhiêu năm trời, đảng Việt Tân đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức để làm chuyện “thay tên, đổi nghĩa” những ngày lịch sử để chạy tội cho Việt Cộng mà không thể làm được.

 

          Chỉ cần vài tháng núp sau lưng bà ca kịch sĩ Hoàng Mộng Thu, ông nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đã có thể công khai khắc những hàng chữ bêu rếu cái chết của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam trên bia đá mà bà ca kịch sĩ này đã tổ chức gây quỹ để thực hiện!

 

          Ông nhà văn Giao chỉ Vũ Văn Lộc quả xứng danh một trong hai Nhạc Bất Quần thời đại: “Đông Sơn Tùng, Tây Giao Chỉ” - như “Biệt Động Quân” Đoàn Trọng Hiếu đã xưng tụng.

 

        LÃO MÓC

          tieng-dan-weekly.blogspot.com

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List