---------- Forwarded message ----------
From: <hchilahatbui
From: <hchilahatbui
BIA MỘ
Mao Trạch Đông và nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
|
"Bia mộ" của Dương Kế Thằng được phát hành tại
Paris.
|
(AFP & Le Monde) Gần 40 triệu người Trung Quốc đã bị chết đói, hậu quả của chiến dịch Đại nhảy vọt do Mao Trạch Đông đưa ra. Nhà báo kiêm nhà sử học Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) đã bỏ ra 15 năm trời thu thập chứng cứ để viết ra tác phẩm « Bia mộ », tài liệu đầy đủ nhất từ trước đến nay về nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Sách đã được tái bản đến lần thứ tư tại Hồng Kông.
« Cuốn sách này là bia mộ cho cha tôi, bị chết đói vào năm 1959, bia mộ cho 36 triệu người dân Trung Quốc nạn nhân của trận đói, bia mộ cho chế độ đã gây ra thảm kịch này ». Tác giả đã viết như trên trong lời nói đầu của bản dịch tiếng Pháp vừa được nhà xuất bản Seuil phát hành tại Paris ngày 13/09/2012.
Sinh năm 1940, Dương Kế Thằng từng là phóng viên kỳ cựu của Tân Hoa Xã, và hiện nay là Phó tổng biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu). Mười lăm năm điều tra trên thực địa, với hàng ngàn trang tài liệu tìm được ở địa phương và rất nhiều nhân chứng, tác giả đã thuật lại sự điên cuồng của việc cưỡng bức tập thể hóa.
Xã hội nông thôn bị phá hủy. Để nuôi sống thành thị, người ta đã để cho nông dân phải chết đói. Những thông tin sai lạc (thổi phồng sản lượng, che giấu những trường hợp chết vì đói) được báo cáo lên trên, dẫn đến các chỉ thị mù quáng. Không ai dám cảnh báo với Mao Trạch Đông về nạn đói, vì sợ bị quy là phản cách mạng.
Bắt đầu từ cuối năm 1958, đại họa đã lan tràn : nhiều ngôi làng hoàn toàn bị xóa tên vì dân làng đã chết đói hết, những trường hợp ăn thịt người nhân rộng, những người sống sót trở nên điên loạn. Bên cạnh nạn đói, là hàng loạt các vụ bạo lực, tự tử, nhiều ngàn trẻ em bị bỏ rơi.
…Một số trang sách khiến người ta nghĩ đến sự thinh lặng của một cái xác bị chết trôi. Tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, từ năm 1958 đến 1962, « vài chục triệu người đã biến khỏi thế giới này, không một tiếng động, không một tiếng thở dài, trong sự thờ ơ hoặc u mê ». Giống như là một cả một vùng đất lớn và dân cư trên đó đã bị đổ sụp thành vực sâu.
Thế nhưng không phải thiên tai hay chiến tranh đã gây ra cuộc thảm sát, để lại những người sống sót vật vờ, chỉ lo kéo dài sự sống, mà là nạn đói, một nạn đói khủng khiếp do những quyết định ngu xuẩn của lãnh đạo gây ra.
|
Lao động trong hợp tác xã nông nghiệp
|
…Từ năm 1958 tất cả phải vào
hợp tác xã. Xoong nồi, bàn ghế đều bị trưng dụng, gà vịt cũng thế, không gia
đình nào được tự sản xuất. Các bữa ăn được phân phối miễn phí tại các căng-tin
được gọi là « điểm đấu tranh giai cấp ở nông thôn ». Chỉ trong vài
tháng, sản lượng bị giảm sút thấy rõ. Một « làn sóng phóng đại » lan tràn, đưa
đất nước vào cái vòng lẩn quẩn của dối trá. Sợ mất lòng cấp trên, mỗi cấp cơ sở
lần lượt thổi phồng sản lượng, còn báo chí thi nhau ca ngợi các phép lạ. Một
địa phương vượt kế hoạch ? Điển hình này luôn bị nơi khác vượt qua, một cuộc
đua không có hồi kết.
Từ 1959, người ta tịch thu lúa má của nông dân, kể cả lúa giống, khi họ không còn gì nữa thì bị lên án là đã che giấu. « Tại một làng ở Hà Nam, không còn một hạt thóc nào, dân bắt đầu chết đói hàng loạt. Làng có 26.691 dân, và từ tháng 9/1959 đến tháng 6/1960, đã có 12.314 người chết, tức một phần ba dân số ». Tình trạng tương tự diễn ra ở khắp nơi và trong vòng nhiều tháng trời. Trong khi đó Nhà nước vẫn còn hàng chục triệu tấn ngũ cốc trong kho, và tiếp tục xuất khẩu ! Nhiều ngàn trường hợp ăn thịt người đã được ghi nhận trong tài liệu lưu trữ của các địa phương.
Thế mà tháng 8/1958, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vẫn giao cho sáu cơ quan nghiên cứu giải quyết một đề tài - vô nghĩa một cách bi kịch – do Mao nêu ra trong chuyến viếng thăm Hà Bắc : Làm gì đây khi chúng ta có quá nhiều lúa mì ?
Trong vở hài kịch đáng xấu hổ này, Mao Trạch Đông đóng vai chính. Bị ám ảnh bởi cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, ông ta không hề quan tâm đến thực tế, nhất là khi nó chứng minh là Mao đã sai lầm. Tại hội nghị Lư Sơn tháng 7/1959, tất cả những ai phản đối lại chính sách của Mao đều bị bất ngờ tuyên bố là « phần tử cơ hội hữu khuynh » và bị loại trừ. Sau đó, thảm họa đói kém đã mặc sức lan tràn, các cán bộ cao cấp của Đảng đều phải im lặng.
« Bia mộ » (Mộ Bi trong nguyên tác tiếng Hoa) là công trình khảo cứu đầu tiên về đề tài này do một người Trung Quốc tiến hành. Bị cấm ở đại lục, nhưng tác phẩm được xuất bản ở Hồng Kông – chính quyền không cản trở cũng không trấn áp tác giả. Về mặt chính thức, thì Bắc Kinh nói là nạn đói do hạn hán gây ra.
Trích đoạn :
« Trong khi nông dân chết đói, cơ quan công an cấm lan truyền tin tức ra ngoài, cấm gởi thư bằng cách kiểm soát tất cả các bưu cục. Đảng ủy Tín Dương đã buộc bưu điện phải ém lại mười hai ngàn lá thư cầu xin giúp đỡ. Tại chi bộ đảng của một làng đã mất đi 20 đảng viên vì bị chết đói, ba đảng viên sống sót đã gởi cho Tỉnh ủy một lá thư viết bằng máu yêu cầu cứu giúp nông dân. Bức thư này bị bí thư Tỉnh ủy giữ lại, ra lệnh truy lùng các tác giả và trừng trị họ. Tại quận Quang San, một bác sĩ đã bị bắt và trừng phạt vì đã nói với một bệnh nhân, chỉ cần hai bát cháo là khỏi bệnh ».
Từ 1959, người ta tịch thu lúa má của nông dân, kể cả lúa giống, khi họ không còn gì nữa thì bị lên án là đã che giấu. « Tại một làng ở Hà Nam, không còn một hạt thóc nào, dân bắt đầu chết đói hàng loạt. Làng có 26.691 dân, và từ tháng 9/1959 đến tháng 6/1960, đã có 12.314 người chết, tức một phần ba dân số ». Tình trạng tương tự diễn ra ở khắp nơi và trong vòng nhiều tháng trời. Trong khi đó Nhà nước vẫn còn hàng chục triệu tấn ngũ cốc trong kho, và tiếp tục xuất khẩu ! Nhiều ngàn trường hợp ăn thịt người đã được ghi nhận trong tài liệu lưu trữ của các địa phương.
Thế mà tháng 8/1958, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vẫn giao cho sáu cơ quan nghiên cứu giải quyết một đề tài - vô nghĩa một cách bi kịch – do Mao nêu ra trong chuyến viếng thăm Hà Bắc : Làm gì đây khi chúng ta có quá nhiều lúa mì ?
Trong vở hài kịch đáng xấu hổ này, Mao Trạch Đông đóng vai chính. Bị ám ảnh bởi cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, ông ta không hề quan tâm đến thực tế, nhất là khi nó chứng minh là Mao đã sai lầm. Tại hội nghị Lư Sơn tháng 7/1959, tất cả những ai phản đối lại chính sách của Mao đều bị bất ngờ tuyên bố là « phần tử cơ hội hữu khuynh » và bị loại trừ. Sau đó, thảm họa đói kém đã mặc sức lan tràn, các cán bộ cao cấp của Đảng đều phải im lặng.
« Bia mộ » (Mộ Bi trong nguyên tác tiếng Hoa) là công trình khảo cứu đầu tiên về đề tài này do một người Trung Quốc tiến hành. Bị cấm ở đại lục, nhưng tác phẩm được xuất bản ở Hồng Kông – chính quyền không cản trở cũng không trấn áp tác giả. Về mặt chính thức, thì Bắc Kinh nói là nạn đói do hạn hán gây ra.
Trích đoạn :
« Trong khi nông dân chết đói, cơ quan công an cấm lan truyền tin tức ra ngoài, cấm gởi thư bằng cách kiểm soát tất cả các bưu cục. Đảng ủy Tín Dương đã buộc bưu điện phải ém lại mười hai ngàn lá thư cầu xin giúp đỡ. Tại chi bộ đảng của một làng đã mất đi 20 đảng viên vì bị chết đói, ba đảng viên sống sót đã gởi cho Tỉnh ủy một lá thư viết bằng máu yêu cầu cứu giúp nông dân. Bức thư này bị bí thư Tỉnh ủy giữ lại, ra lệnh truy lùng các tác giả và trừng trị họ. Tại quận Quang San, một bác sĩ đã bị bắt và trừng phạt vì đã nói với một bệnh nhân, chỉ cần hai bát cháo là khỏi bệnh ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết