Có hay không có
một nền "Văn Học Đô Thị miền Nam" ???
một nền "Văn Học Đô Thị miền Nam" ???
Mấy tháng gần đây nhiều người nhận thấy đang có một cuộc vận động
(ở cả trong lẫn ngoài nước) về việc mời tham dự, đóng góp ý kiến và cung cấp tài
liệu..v... v..để Văn đoàn Độc lập VN sẽ thực hiện một mục mới dự định lấy tên
là “Văn Học Đô Thị Miền Nam” sẽ xuất hiện trên trang blog vandoanviet.blogspot.com thuộc
website vanviet.info.
Một trong những người được tham khảo ý kiến cùng với lời yêu cầu hỗ trợ cho công trình này là nhà văn Nhật Tiến, hiện cư ngụ ở Nam California.
Dưới đây là Bản văn kêu gọi thực hiện Mục “Văn Học Đô Thị Miền Nam (chưa công khai phổ biến rộng rãi),và thư trả lời của nhà văn Nhật Tiến.
Vì tính cách hệ trọng của vấn đề, chúng tôi xin đăng tải lại để quy độc giả quan tâm có thêm tài liệu tham khảo và nếu có thể, đóng góp thêm ý kiến.
Một trong những người được tham khảo ý kiến cùng với lời yêu cầu hỗ trợ cho công trình này là nhà văn Nhật Tiến, hiện cư ngụ ở Nam California.
Dưới đây là Bản văn kêu gọi thực hiện Mục “Văn Học Đô Thị Miền Nam (chưa công khai phổ biến rộng rãi),và thư trả lời của nhà văn Nhật Tiến.
Vì tính cách hệ trọng của vấn đề, chúng tôi xin đăng tải lại để quy độc giả quan tâm có thêm tài liệu tham khảo và nếu có thể, đóng góp thêm ý kiến.
Văn
Việt mở mục
“Văn học đô thị miền Nam 1954-1975”
“Văn học đô thị miền Nam 1954-1975”
Trang Văn Việt, tiếng nói của Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập VN, đã nêu rõ ràng slogan “Vì một nền văn học Việt Nam đích thực”. Đấy là nguyện vọng tha thiết, là chương trình lớn, lâu dài và cốt yếu của chúng ta khi vận động thành lập VĐ. Một trong những điều kiện hàng đầu của một nền văn học như vậy là nó phải tiếp nối được một cách sáng tạo toàn bộ thành tựu văn học quá khứ của dân tộc, đặc biệt là toàn bộ giá trị văn học đã được tạo nên trên đất nước này trong suốt thế kỷ qua. Bỏ sót bất cứ mảng nào trong bức tranh tổng thể đó đều là thiếu sót tai hại và với độ lùi lịch sử ngày càng không thể chấp nhận. Tuy nhiên, như tất cả chúng ta đều biết, do những điều kiện không bình thường, một bức tranh như vậy lâu nay đã thật sự bị phiến diện. Một mảng lớn và quan trọng của văn học Việt Nam thế kỷ XX, là Văn học đô thị miền Nam 1954-1975, đã bị gạt vào quên lãng. Không chỉ những giá trị đặc sắc nhất của khu vực văn học này gần như hoàn toàn bị che lấp đối với công chúng, kể cả với những người cầm bút ngày nay, mà những hiểu biết và nhận định hoặc về toàn bộ mảng văn học này, hoặc về từng tác giả và tác phẩm của nó thường bị thiên lệch nặng nề vì những định kiến ý thức hệ dai dẳng. Trong khi dù song song với những mảng văn học khác cùng thời, do những điều kiện riêng biệt, chính ở đây lại đã có thể có những thành tựu, cả qua sáng tạo tác phẩm và trong không gian sinh hoạt văn học, rất đáng suy nghĩ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực hôm nay. Chẳng hạn, do không bị quá cách biệt, đến cắt đứt hẳn với các trào lưu văn học thế giới đương thời, văn học đô thị miền Nam 1954-1975 đã có trải nghiệm và tạo được một số kinh nghiệm đáng kể về hội nhập, là điều thiết yếu của một nền văn học mong muốn thật sự hiện đại cùng nhân loại và thời đại.
Khôi phục được khuôn mặt trung thực của mảng văn học quan trọng này, đặt nó trở lại đúng vị trí trong bức tranh toàn diện của di sản văn học gần của chúng ta rõ ràng là công việc hết sức cần thiết, song cũng cần rất công phu và khó khăn. Văn Việt xin cố gắng góp phần tối đa của mình, cùng các tác giả, các nhà nghiên cứu tâm huyết trong và ngoài nước lâu nay.
Chúng tôi mong những nhà văn từng thuộc khu vực văn học này đến nay còn sống, gia đình và bằng hữu các nhà văn đã mất, các nhà nghiên cứu phê bình cho phép chúng tôi được sử dụng tác phẩm của quý vị trong chương trình này của Văn Việt. Mong bạn đọc Văn Việt giúp đỡ chúng tôi tư liệu, góp ý kiến về cách thức tiến hành để chương trình này, mà chúng tôi mong sẽ là một chương trình chung sức của tất cả chúng ta, được hoàn thiện, phong phú, hấp dẫn.
Trong điều kiện thực tế và không cầu toàn, trong khi chờ đợi những đóng góp từ quí vị, mục “Văn học Đô thị Miền Nam 1954-1975” sẽ dần dần đăng lại những bài nghiên cứu và những tác phẩm quan trọng mà chúng tôi có được từ các nguồn khác nhau,
Vì một nền văn hoc Việt Nam đích thực!
VĂN VIỆT
***
Trả lời nhà Thơ Hoàng Hưng
về việc mời tham dự Mục Văn Học Đô Thị Miền Nam
sẽ mở trên blog vandoanviet.blogspot.com thuộc Văn đoàn Độc lập VN
Trả lời nhà Thơ Hoàng Hưng
về việc mời tham dự Mục Văn Học Đô Thị Miền Nam
sẽ mở trên blog vandoanviet.blogspot.com thuộc Văn đoàn Độc lập VN
T/g anh Hoàng Hưng,
Tôi đã nhận được email của anh gửi, mà nội dung là thư mời đóng góp ý kiến và bài vở cho một mục có tên là “VH Đô Thị Miền Nam1954-1975” sẽ được thực hiện trên trang blogvandoanviet.blogspot.com thuộc website vanviet.info của Văn đoàn Độc lập VN mà trong đó anh là một thành viên chính.
Thưa anh,
Thế nào là “Văn Học Đô Thị Miền Nam ” ?
Cái từ ngữ này khiến tôi không khỏi nhớ đến guồng máy tuyên truyền của miền Bắc ở vào thời kỳ cuộc chiến VN chưa chấm dứt. Họ đã gọi các sinh hoạt trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa là “ trên các tỉnh và Đô thị Miền Nam”, với ý nghĩa là "bọn Mỹ Ngụy chỉ co cụm trong các thành phố và không thể lui tới các các Nông thôn ở miền Nam, vì tất cả đã đồng loạt nổi dậy và đã đứng dưới ngọn cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam".
Về mặt sách lược tuyên truyền trong cuộc chiến, luận điệu gian dối, hàm hồ ấy có thể hiểu được. Nhưng nay chiến tranh đã chấm dứt gần 40 năm rồi, cái từ ngữ “Đô thị Miền Nam” tưởng đã bị chôn vùi theo các thứ rác rưởi lùm loạp của một giai đoạn trong lịch sử, ai ngờ bây giờ nó lại được lôi ra dùng lại, không phải do từ các bàn tay phù thủy tuyên truyền thực hiện, mà là do chính các nhà văn đã từng mạnh mẽ lên tiếng : “mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi. “
( trích bản Tuyên bố Vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam )
Thưa anh Hoàng Hưng,
Dĩ nhiên là bao giờ tôi cũng hết lòng mong mỏi quý anh luôn có được toàn quyền tự do trong các sinh hoạt văn hóa, nhất là trong lãnh vực sáng tác. Tuy nhiên điều đó cũng không thể buộc lòng chúng tôi cứ phải chạy theo mọi lời kêu gọi nhân danh tự do văn hóa. Qua cái từ ngữ được quý anh sử dụng “Văn Học Đô thị Miền Nam”, chúng tôi như đã bị đánh thức dậy bởi cái mùi vị khinh bỉ, miệt thị, kể cả những hận thù do chính rất nhiều thành phần có tính cách văn hóa đến từ miền Bắc mang lại. Và trên danh nghĩa của "những tên tội đồ mang cái án tay sai của Mỹ Ngụy", chúng tôi đã bị phân biệt đối xử trong ròng rã bao nhiêu năm trời, ngay sau cuộc chiến.
Nhắc lại chuyện này không phải tôi cố khơi lại những hận thù. Nhưng tôi phải khẳng định rằng không bao giờ chúng tôi thuộc vào hàng ngũ của cái gọi là “Văn Học Đô Thị Miền Nam ” .
Trong suốt chiều dài của hơn 20 năm lịch sử VN (1954-1975), nước VN bị chia cắt thành 2 quốc gia hoàn toàn khác biệt : Ở miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và ở miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa, bao gồm mọi đất đai kể cả nông thôn lẫn thành thị, trải dài từ Sông Bến Hải đến mũi Cà Mâu và các vùng núi non lẫn hải đảo.
Trong suốt thời gian ấy, chúng tôi, các học giả, các vị trí thức, các Thầy Cô Giáo và các văn nghệ sĩ….đã góp công tạo dựng một nền văn hóa của miền Nam trong đó có bộ phận văn học vẫn thường được gọi là “Văn Học Miền Nam 1954-1975.
Không bao giờ tồn tại cái gọi là “Văn Học Đô Thị Miền Nam”, chỉ có ''toàn bộ ngành sáng tác văn học nghệ thuật của Việt Nam Cộng Hòa trên khắp lãnh thổ, từ nông thôn tới đô thị'' mà thôi.
Vậy xin minh xác để mọi người cùng rõ.
NHẬT TIẾN
California ngày 9-7-2014
***
THƯ SỐ 2
T/g Nhà thơ Hoàng Hưng,
Có vẻ như nhà thơ và quý hữu còn có vẻ vẫn đang bị đè nặng vì cái gông của những dối trá trong lịch sử cận đại. Một trong những sự kiện dối trá cụ thể mà tôi đã chứng kiến, đó là những cuốn sách Giáo Khoa của Mặt Trận Giải Phóng in ở Trung Quốc (viết theo hệ 12 với dụng ý dùng cho học sinh miền Nam).
Những cuốn này được in từ năm 1965, hẳn là để chuẩn bị cho chiến thắng Tết Mậu Thân. Nhưng Mậu Thân thất bại, sách phải xếp xó. Mãi đến tháng 4-1975 mới thấy xuất hiện trong hàng ngũ giáo viên thì cũng đã lại bị đào thải ngay vì chủ trương của Lê Duẩn lúc đó là xóa sổ MTGPMN, do đó không thể cho phổ biến sách GK mang nhãn hiệu Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam VN được.
Các nhà in ở Saigon hồi đó đã phải chạy với công suất tối đa để trám lỗ hổng cũng mang tính chất dối trá này của lịch sử!
Sự kiện này đã chứng tỏ rằng trên mọi phương diện dù là văn hóa hay giáo dục, quân sự hay chính trị, và có xuất xứ từ những con bài do chính họ đẻ ra, khi cần, tất cả cũng vẫn bị sổ toẹt. Như thế, làm gì có một thứ văn học trung thực ở vùng MTGPMN, cần phải được gìn giữ. Ngày nay, đâu có ai đặt vấn đề cần phải gìn giữ cái Mặt Trận ấy với những huyền thoại một thời như Nguyễn thị Bình, Nguyễn thị Định, Dương Quỳnh Hoa, Huỳnh Tấn Phát…v…vv..
Hẳn các vị ai cũng đều rất rõ (tôi tin là thế) rằng chủ trương chiếu cố miền Nam đã được Đảng CS đề ra trong Đại Hội III, từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960. Website của Đảng, phần lịch sử Đảng có đoạn:
“Từ 5 đến 10-9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đã họp ở Thủ đô Hà Nội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đã chỉ rõ: Từ ngày hoà bình lập lại, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là:
“Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông-Nam Á và thế giới”.
Rồi :
“ ... tại Đại hội lần thứ III, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương đồng chí Lê Duẩn đọc Báo cáo chính trị, cũng tại Đại hội này, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất.
Suốt 15 năm trên cương vị này, đồng chí cùng với Bộ Chính trị và Trung ương Đảng kiên định đường lối độc lập, tự chủ, tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ và đoàn kết quốc tế, sáng suốt lãnh đạo nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/details.asp?topic=104&subtopic=210&leader_topic=504&id=BT1620639885
Có vẻ như nhà thơ và quý hữu còn có vẻ vẫn đang bị đè nặng vì cái gông của những dối trá trong lịch sử cận đại. Một trong những sự kiện dối trá cụ thể mà tôi đã chứng kiến, đó là những cuốn sách Giáo Khoa của Mặt Trận Giải Phóng in ở Trung Quốc (viết theo hệ 12 với dụng ý dùng cho học sinh miền Nam).
Những cuốn này được in từ năm 1965, hẳn là để chuẩn bị cho chiến thắng Tết Mậu Thân. Nhưng Mậu Thân thất bại, sách phải xếp xó. Mãi đến tháng 4-1975 mới thấy xuất hiện trong hàng ngũ giáo viên thì cũng đã lại bị đào thải ngay vì chủ trương của Lê Duẩn lúc đó là xóa sổ MTGPMN, do đó không thể cho phổ biến sách GK mang nhãn hiệu Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam VN được.
Các nhà in ở Saigon hồi đó đã phải chạy với công suất tối đa để trám lỗ hổng cũng mang tính chất dối trá này của lịch sử!
Sự kiện này đã chứng tỏ rằng trên mọi phương diện dù là văn hóa hay giáo dục, quân sự hay chính trị, và có xuất xứ từ những con bài do chính họ đẻ ra, khi cần, tất cả cũng vẫn bị sổ toẹt. Như thế, làm gì có một thứ văn học trung thực ở vùng MTGPMN, cần phải được gìn giữ. Ngày nay, đâu có ai đặt vấn đề cần phải gìn giữ cái Mặt Trận ấy với những huyền thoại một thời như Nguyễn thị Bình, Nguyễn thị Định, Dương Quỳnh Hoa, Huỳnh Tấn Phát…v…vv..
Hẳn các vị ai cũng đều rất rõ (tôi tin là thế) rằng chủ trương chiếu cố miền Nam đã được Đảng CS đề ra trong Đại Hội III, từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960. Website của Đảng, phần lịch sử Đảng có đoạn:
“Từ 5 đến 10-9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đã họp ở Thủ đô Hà Nội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đã chỉ rõ: Từ ngày hoà bình lập lại, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là:
“Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông-Nam Á và thế giới”.
Rồi :
“ ... tại Đại hội lần thứ III, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương đồng chí Lê Duẩn đọc Báo cáo chính trị, cũng tại Đại hội này, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất.
Suốt 15 năm trên cương vị này, đồng chí cùng với Bộ Chính trị và Trung ương Đảng kiên định đường lối độc lập, tự chủ, tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ và đoàn kết quốc tế, sáng suốt lãnh đạo nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/details.asp?topic=104&subtopic=210&leader_topic=504&id=BT1620639885
Phải vòng vo như thế, chỉ để mong mọi người hãy bình tâm mà nhìn lại số phận của nhân dân VN:
- Nếu không có Đảng CSVN thì sau Genève, đất nước vẫn còn tồn tại với 2 thể chế như Nam, Bắc Hàn. Và miền Nam VN sẽ tiến xa chẳng thua Nam Hàn bây giờ.
- Vào thời gian Đại Hội Đảng Cộng Sản kỳ 3 họp vào tháng 9 năm 1960 ra quyết định "giải phóng miền Nam chống xâm lược Mỹ" thì:
" Năm 1961 khi ông Ngô Đình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc đó chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường sá...
Mỹ chỉ bắt đầu đưa quân vào miền Nam từ năm 1965, sau khi ông Ngô Đình Diệm qua đời do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964 và để giúp VNCH chống lại cuộc chiến đang ngày càng leo thang của cộng sản ở miền Nam. Cho đến năm 1964 cả về quân số và trang bị quân sự của VNCH không thể bằng VNDCCH ....".....
Như thế, nếu không có "cái gọi là giải phóng miền Nam" thì quân đội Mỹ cũng chẳng có lý do tiến vào VN để mà "xâm lược".
- Nhà Nước VN bây giờ cũng bang giao với Mỹ như ngày xưa VNCH có bang giao, nhiều người trong quý vị cũng có con cái du học Mỹ, vậy nếu bây giờ chúng tôi gọi quý vị cũng là một thứ Mỹ Ngụy thì quý vị nghĩ sao ??
- Trong cuộc chiến, cả một guồng máy tuyên truyền của CS ở miền Bắc đã được vận dụng tối đa, kể cả những tác phẩm văn nghệ bao gồm truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, hồi ký …viết về cuộc “nổi dậy của nhân dân miền Nam” để chống Mỹ cứu Nước, nhưng nội dung đầy dẫy những sự kiện bịa đặt, dối trá….nhằm kích động căm thù để xô đẩy thanh niên nam nữ miền Bắc nhắm mắt lao vào cuộc chiến.
Thật quá thảm và cũng quá đau thương cho cả một giai đoạn lịch sử đất nước do chính sách ngu dân của Đảng CSVN mà chứa đầy dẫy những điều dối trá, xuyên tạc.
***
Nhiệm vụ duy trì VHMN tất nhiên ai đứng ra đảm trách cũng đều đáng trân quý, nhưng với điều kiện là phải trung thực, không còn vấn vương những lập trường, tư tưởng vốn chỉ là sản phẩm tuyên truyền nhất thời do nhu cầu chiếu cố miền Nam của chế độ miền Bắc. Và như thế, cái nhu cầu phải nhắc đến "cái bộ phận "ở rừng”?" như nhà văn Hoàng Hưng đã viết trong thư trao đổi ngày 9 tháng 7-2014: “Vậy chắc chắn phải bàn lại về cái tên, tuy sẽ phải nghĩ kỹ, vì nếu để tên VHMN thì sẽ nói sao về cái bộ phận "ở rừng"? “, theo sự suy nghĩ của tôi, đã không thích hợp mà còn tạo cơ hội gây ra nhiều cuộc tranh cãi gây tổn thương đến nhiều người, như lòng tự trọng bị chà đạp, dĩ vãng đau thương vừa nguôi ngoai phần nào đã lại bị đem ra xỉ nhục, khiến cho những nỗi đau trong quá khứ bật trỗi dậy, tất cả sẽ trở thành một trở ngại lớn đối với mục tiêu cao quý mà quý vị đã trưng ra trong Bản Tuyên bố Vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam.
Ở đây, tôi chỉ nói lên những gì cần nói, không mong thuyết phục ai, cũng không trông đợi một sự “nghĩ lại” của những văn, thi hữu có trách nhiệm thực thi dự kiến này.
Cái số phận của đất nước mình nó đã thê thảm từ lâu rồi và chúng ta chỉ ra thoát khỏi cái số phận đớn đau này khi đất nước và dân tộc của chúng ta thoát ra khỏi cái bóng ma độc tài đảng trị kìm kẹp.
Và chỉ khi đó, khi cái bóng ma quá khứ biến đi hết, thì chúng ta mới có điều kiện để mà cùng nhau toan tính một cái gì chung, khả dĩ mang được ít nhiều ý nghĩa.
Nhật
Tiến
10-7-2014
10-7-2014
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết