QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Monday, December 28, 2015

Đại Úy Huỳnh Văn Quý Và trận tái chiếm Phú Long



--
Kính Chuyển
MG/HD
Đại Úy Huỳnh Văn Quý
Và trận tái chiếm Phú Long
13 – 4- 1975
PHẠM NGỌC CỬU
Cựu Phó Tỉnh Trưởng Bình Thuận


            Sáng sớm ngày 13 tháng 4 năm 1975, trên đỉnh đồi mang tên Lầu Ông Hoàng, nơi để lại mối tình giữa thi sĩ tài hoa Hàn Mặc Tử và nữ sĩ Mộng Cầm, thuộc địa phận xã An Hải quận Hải Long đã ghi dấu một sự kiện quan trọng xứng đáng được ghi vào trang sử của QLVNCH nói chung hay của Tiểu Khu Bình Thuận nói riêng.

            Tôi nói xứng đáng bởi nó xảy ra vào thời điểm mà tình hình quân sự, chính trị của Miền Nam Việt Nam đang từng bước rơi vào giờ thứ 25. Thật vậy, Kể từ ngày 11-3,  Ban Mê Thuột thất thủ, tới cuộc triệt thoái bỏ Cao Nguyên, về vùng Duyên Hải để tái phối trí.

            Tiếp theo là di tản chiến thuật, dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ Vùng I, trong đó có các lực lượng tổng trừ bị tăng phái. Vùng II, vào đầu tháng 4-1975 chỉ còn lại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Chiều ngày 3 tháng 4 trên đỉnh đồi Lầu Ông Hoàng, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III đã chuyển giao công điện của Phủ Tổng Thống cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II, đặt hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vào Quân Đoàn III của Tướng Tư Lệnh Nguyễn Văn Toàn . Bi kịch đã xảy ra, Tướng Phú bất thần rút súng ngắn tự vận nhưng các sĩ quan có mặt đã kịp thời ngăn được . Trong buổi bàn giao lịch sử này, ngoài 2 vị tướng còn có Đại tá Trần Hữu Đức, Tư Lệnh Sư doàn 23/BB, Đại tá Ngô Tấn Nghĩa Tỉnh/TKT/Bình Thuận, các sĩ quan tùy viên chứng kiến, cả hai vị tướng sau đó đều chết..

            Từ đó, Ninh Thuận-Phan Rang trở thành địa đầu giới tuyến chống quân xâm lăng Bắc Việt của Quân Đoàn 3, còn Bình Thuận là tuyến phòng thủ thứ nhì, tình hình chiến sự cũng nguy ngập không kém vì Lâm Đồng bỏ ngõ. Bộ Tổng Tham Mưu cũng có tăng viện cho tỉnh, Trung Đoàn 6 thuộc Sư Đoàn 2/BB, từ Vùng I di tản về Bình Tuy với cấp số (-) do Trung Tá Tôn Thất Hổ chỉ huy ...

            Từ sau ngày tàn quân rời khỏi Phan Thiết, bộ mặt thị xã đã dần dần hồi sinh, cho dù ngôi chợ chính và nhiều cửa hàng tại phố Gia Long bị côn đồ đốt cháy và cướp giựt. Chi khu Hàm Thuận, BCH/ Cảnh Sát Quốc Gia, Trung Tâm Quản Trị Tiếp Vận, đã khai thông và dọn sạch các đường phố, tỉnh/quốc lộ 1 ...Tòa Hành Chánh Tỉnh cũng đã tái lập đường bay đã đóng cửa từ năm 1972 sau khi QL1 được khai thông ; Xuất ngân quỷ thuê ghe đánh cá chở đồng bào di tản về Vũng Tàu giải tỏa dân trong các Trung Tâm Lánh Nạn để hạn chế mọi thiệt hại sinh mệnh do VC pháo kích ...

            Nhưng tình hình trên chỉ kéo dài được tuần lễ, sườn Tây của tỉnh là Quận/ Chi Khu Thiện Giáo đã bắt đầu bị VC pháo kích dữ dội bằng Đại bác 105, 155 ly của QLVNCH bị bỏ lại. Cùng lúc, địch từ Lâm Đồng theo Tỉnh Lộ 8 tiến về Thiện Giáo-Ma Lâm, coi như tiền đồn của Tiểu Khu, trong khi ở đây, ngoài NQ chỉ có TĐ230/ĐP mà thôi . Nếu mất Thiện Giáo, mưa pháo của địch sẽ trút xuống TP Phan Thiết, Tòa Hành Chánh, Tiểu Khu ...Cho dù đã khuyến cáo dân chúng, gia đình binh sĩ, cán bộ, công chức tạm lánh ra khu ngoại ô, nhưng mức độ thiệt hại vẫn không nhỏ .

            Và điều lo nghĩ của Đại tá Nghĩa đã xảy ra, khuya ngày 11-4-1975, VC với lưc lượng du kích và bộ đội chính quy của Quân Khu 6, tấn chiếm cầu Phú Long trên QL1, do một Trung Đội Nghĩa Quân trấn giữ. .

            Câu hỏi đặt ra, tại sao VC quyết định đánh chiếm cây cầu Phú Long trong số 40 cây cầu trên QL1 thuộc tỉnh Bình Thuận ? Bởi đứng về mặt quân sự, cây cầu này mang tầm vóc chiến lược với độ sâu chiều rộng . Nó được nhìn thấy như là chiến hào phòng thủ từ xa của Tiểu Khu cách 7 km . Chúng phải bằng mọi giá tấn công chiếm giữ nguyên vẹn cây cầu để chờ đại quân tiến vào thành phố Phan Thiết mà không phải chờ đợi đơn vcông binh thiết lập cầu tạm để vượt sông .

            Đại tá Nghĩa biết rõ điều đó, nhưng chọn đơn vị nào để tái chiếm cây cầu khi mà Tiểu Khu chỉ có ĐPQ &NQ lại không thể trông chờ sự yểm trợ đến từ Biên Hòa đang phải đối diện với các mặt trận nhất là Xuân Lộc Long Khánh ...Còn pháo binh cơ hữu của Bình Thuận, sức mạnh của nó cũng đã bị hạn chế với cấp số đạn dược . Công điện phúc trình quân viện gởi vế Quân Đoàn III rơi vào im lặng ..

            Phải làm gì bây giờ ? đó không phải là câu hỏi hay nhất trong đầu Đại tá Nghĩa . Suốt ngày 12 tháng 4-1975, đích thân ông đã đến gần khu vực cây cầu, bằng ống dòm ông đã nhìn thấy rõ bộ đội CS lố nhố ở hai đầu cầu, đặc biệt chúng đang tổ chức phòng thủ các chân cầu, trong khi chờ đợi giải pháp, ông cho pháo binh bắn từng loạt để chấm định mục tiêu chính xác và đặt địch vào tình trạng không được nghỉ ngơi .
.
            Sáng sớm ngày 13-4-1975 trpong căn hầm của BCH Hành Quân, ông ngồi hằng giờ trước tấm bản đồ lãnh thổ Bình Thuận, trên đó Yếu Khu Phú Long được khoanh một vòng tròn, ông hiểu rằng các vị trí phòng thủ của Ủy Ban Hành Chánh Xã, Cuộc Cảnh Sát, các cao ốc, lô cốt phân bố hai đầu cầu, chắc chắn VC đang tổ chức phòng thủ chờ đợi các cuộc tấn công tái chiếm của TK . Xương máu binh sĩ sẽ đổ xuống vùng đất này nhiều hơn bình thường nhưng liệu rằng có đạt được kết quả hay không ?

            Suốt đêm hôm qua, ông trằn trọc, sau bữa cơm chiều đạm bạc dã chiến cùng các sĩ quan có trách nhiệm tại Trung Tâm Hành Quân . Ông đã đi lòng vòng trên đỉnh đồi Lầu Ông Hoàng . Từ cao điểm này, cặp mắt và tâm trí hướng về nơi xa xôi nhất là quận Tuy Phong giáp ranh với tỉnh Ninh Thuận . Ở đây chỉ có một TĐ/ĐPQ nhưng lại là tuyến phòng thủ chính . Nơi hiểm yếu nhất là khu vực Đá Chẹt, một bên là biển, một bên là vách núi, án ngữ ở đây chỉ có một Đại Đội . Với chừng đó quân số, hỏa lực cơ hữu làm sao có thể chận được xe tank pháo binh của địch trực xạ ? Nếu rút các TĐ khác tăng cường thì lấy quân ở đâu để bảo vệ xã ấp mà mất xã ấp thì các tuyến đường huyết mạch sẽ bị địch khống chế, chi khu Tuy Phong sẽ bị địch cô lập !
            Ngước nhìn lên bầu trời, đêm nay không có một gợn mây, hàng vạn vì sao lấp lánh . Với một chút lãng mạn, ông chợt liên tưởng đến vị Hoàng Tộc người Pháp chủ nhân ngôi lâu đài này, chắc chắn đã bị mê hoặc vì khung cảnh tuyệt vời với một bên là biển xanh với từng cơn sóng bạc vỗ vào ghềnh đá, bên kia là dãy đồng bằng với ruộng lúa được viền bởi con đường mòn nối vào chân cầu xã Phú Long mà sau lưng con đường này là cánh rừng mang tên Tà Quang, cách đó không xa là núi Tà Dôn cạnh QL1 . Bình Thuận với một số địa danh mang chữ Tà, nghe rất lạ của một cái gì đó đầy huyền hoặc ...Ông Hoàng đó, có thể đã nghĩ rằng, một ngôi lâu đài ở đây với người tình, người yêu sẽ tuyệt vời biết bao ?

            Nhưng rồi chiến tranh đã xảy ra, Việt Minh như tên gọi bị đầu độc bởi chủ nghĩa Maxit đã không chỉ giết hại những ai không đồng tình với chúng một cách dã man như cắt cổ chặt đầu, mổ bụng, đóng cọc với bản án Việt Gian . Đồng thời chúng ra tay thiêu hủy những gì mà người Pháp xây dựng lên ...Ngôi lâu đài tráng lệ đã cùng chung số phận trở thành hoang phế theo thời gian chỉ còn lại nền đá loang lổ phủ rêu xanh, một vài góc tường xám xịt . Chiến tranh, mục tiêu của nó cho dù dưới danh xưng như thế nào thì quá trình của nó cũng để lại đau thương và mất mát !!!!

             Quay trở lại căn hầm trung tâm hành quân, dưới ánh điện mờ nhạt, những quân nhân trực đang chăm chú theo dõi ghi nhận tình hình . Ông đến bên họ đặt bàn tay lên vai cùng với câu hỏi : “Có gì lạ không em ?” khiến họ giật mình bối rối ; Sĩ quan trực trả lời : Trình Đại tá : Tình hình yên tĩnh …
            -Trình Đại tá, có Đại úy Huỳnh Văn Quý thuộc Liên Đội Nông Trường Bình Tú xin trình diện  
            -Em nó đâu rồi ? ông chợt tỉnh lại đứng lên với câu hỏi, cùng lúc với thói quen, mỗi khi có sĩ quan hay binh sĩ xin gặp, ông bước ra tận cửa nắm lấy cánh tay với câu nói đầy thân tình huynh đệ : Hãy vào đây với Qua khiến cho đối tượng không tránh khỏi cảm xúc bối rối .
            -Tình hình nông trường thế nào ? ông lắc cánh tay Đại úy Quý
            -Trình Đại tá mọi việc bình thường, nhưng em về đây trình diện Đại tá, thỉnh nguyện cho em được đảm nhận một nhiệm vụ khác .
            -Em muốn nhận nhiệm vụ gì ? Em biết là Qua tin cậy em nên mới giao cho em khu vực Bình Tú vừa bảo vệ phi trường, vừa bảo vệ Trung Tâm Định Cư của đồng bào hồi hương từ Campuchia, nhưng hãy nói rõ cho Qua nghe đi, ông nhìn Đại úy Quý với ánh mắt trìu mến .
            -Trình Đại tá, cho phép em được chỉ huy đánh chiếm lại Phú Long, nếu Đại tá chưa giao nhiệm vu đó cho đơn vị nào ...
            -Em tin là em có thể làm được ?
            -Trình Đại tá, em tin là sẽ làm được . Cây cầu này, vị trí, địa thế vùng này đều quen thuộc với em ....Em muốn đánh một trận để rửa mặt cho lực lượng quân sự Tiểu Khu cũng như cho anh em binh sĩ đã hy sinh . Đại úy Quý nhìn Đại tá Nghĩa với ánh mắt long lanh thể hiện quyết tâm của mình .
            -Qua tin ở em, nhưng em hãy phác họa kế hoạch hành quân như thế nào nếu Qua trao cho em trách nhiệm .
            -Trình Đại tá, em cũng đã suy nghĩ và tính toán nếu được Đại tá trao cho nhiệm vụ, em xin Đại tá chấp thuận ....
            1/Được sử dụng TĐ249/ĐP vì sĩ quan và binh sĩ của TĐ đã cùng em có thời gian lâu dài chiến đấu bên nhau .
            2/Ngoài TĐ249/ĐP, tăng cường thêm cho em Đại Đội 283/ ĐPQ của Đại úy Nguyễn Văn Ba .
            3/Xin Đại tá cho Đại úy Nguyễn Văn Hạnh gốc dân Phú Long, nguyên là sĩ quan Biệt Động Quân đang làm việc tại Phòng 3 Tiểu Khu vào chức vụ Tiểu Đoàn Phó .
            4/Yểm trợ tối đa cho em phi pháo theo yêu cầu .
            5/Cuộc hành quân tái chiếm sẽ bắt đầu ngay chiều hôm nay lúc 3 giờ, ưu tiên cho em phương tiện chuyển vận để đưa TĐ vào vị trí xuất phát .

            Đại úy Quý nói từng điểm mang tính thuyết phục, nhưng anh chợt dừng lại để chờ xem Đại tá Nghĩa phản ứng như thế nào ?
            -Nhìn Đại úy Quý ; Qua sẽ thỏa mãn cho em các điểm 1,2 và 3, nhưng điểm 4 yểm trợ cho em phi pháo thì để Qua nói cho em nghe : Về phi cơ yểm trợ thì không hy vọng như ý vì theo qua biết, phi trường Phan Rang đang dồn tất cả nỗ lực của mình đương đầu với địch cấp binh đoàn kéo vào từ miền Bắc mỗi lúc một gia tăng . Còn phi trường Biên Hòa đang phải yểm trợ cho mặt trận Long Khánh, Bình Dương, Tây Ninh ...Riêng pháo binh thì Qua sẽ ra lệnh yểm trợ tối đa cho em, Qua sẽ liên lạc để xin hải pháo tăng cường ...Nhưng em dựa vào đâu để chọn giờ tấn công ngay chiều hôm nay lúc 3 giờ liệu có kịp để chuẩn bị ?

            -Trình Đại Tá, theo suy nghĩ của em, thì đánh trong tâm lý tự mãn, tự kiêu vì chúng say men chiến thắng trước sự rút bỏ các tỉnh, thị của Vùng I và II . Chúng sẽ cho rằng tinh thần binh sĩ của chúng ta hoang mang trước tin tức đó và ngay trước mặt là dòng người di tản đổ về Bình Thuận . Chúng cũng hiểu rằng lực lượng trừ bị của chúng ta không còn nguyên vẹn để có thể ứng cứu nhất là tái chiếm các vị trí quan trọng, nói rõ hơn là chúng coi thường Địa Phương Quân không thể nào có đủ khả năng để tái chiếm cây cầu nhất là trong tình hình này . Em nghĩ với tâm lý đó sẽ là yếu tố thuận lợi đầy bất ngờ giúp việc tái chiếm thành công . Em cũng nghĩ rằng, nếu chúng ta có quyết định tái chiếm thì cũng cần thời gian . Từ các cao điểm chúng đã không thấy TK chuyển quân ngoại trừ pháo lai rai vào vị trí .

            Để tạo sự bất ngờ, đánh lạc hướng, em đề nghị Tiểu Đoàn di chuyển theo tuyến đường ra quận Hải Long, đến chân Lầu Ông Hoàng sẽ theo hương lộ Phước Thiện Xuân . BCH Hành Quân của TĐ sẽ đặt tại khu vực Lò Vôi, các Đại đội sẽ được phân chia trách nhiệm tấn công vào mục tiêu xuất phát từ đó .Sáng sớm hôm nay trước khi đến đây trình diện Đại tá, em đã cùng Đại úy Hạnh đi xe gắn máy lên xã Kim Ngọc đối diện xã Phú Long nghiên cứu thêm về địa hình, thu thập tin tức ...Dân chúng trong vùng của xã Phú Long đã chạy ra khỏi khu vực, như vậy sẽ dễ dàng cho việc tái chiếm vì không lo sinh mệnh đồng bào bị bắt làm con tin dẫn đến tử vong .

            Ngừng một chút Đại úy Quý nói tiếp : Các cánh quân sẽ tấn công vào mục tiêu với tốc độ nhanh nhất khi pháo binh tác xạ ào ạt vào mục tiêu ấn định, khiến địch phải nằm sâu dưới hầm và khi dứt pháo thì quân ta đã áp sát phòng tuyến khiến cho địch khó chống trả với hỏa lực cá nhân lựu đạn và M79 . Với cách đánh này, chúng không thể ứng cứu cho nhau ...Em chỉ xin Đại rá đích thân ra lệnh cho các cơ quan ưu tiên cung cấp nhu cầu em vừa trình để em có đủ thời gian theo kế hoạch, cũng như Đại tá có lời khích lệ các Đại đội tham chiến trên đầu máy trước giờ tấn công .

            -Chờ Qua một chút, Qua sẽ viết cho em mấy chữ em cầm tay nói chuyện trực tiếp với các phòng ban . Ngay sau khi em rời nơi đây, Qua sẽ lên đầu máy ra lệnh . Em yên tâm là Qua sẽ bên cạnh em và đơn vị từ lúc này ...

            Nhận tờ công lệnh từ tay Đại tá Nghĩa, Quý chào tay gật chân ở thế nghiêm . Đại tá Nghĩa lần nữa siết chặt bàn tay Đại úy Quý với cái nhìn trìu mến, tin cậy và cũng bước ra cửa hầm siết tay một lần nữa ông nói : Chúc em thành công ...

            Từ mệnh lệnh của Đại tá Nghĩa, tất cả cho mục tiêu tái chiếm  Phú Long . Trước 2 giờ chiều cùng ngày, từ trên đỉnh đồi Lầu Ông Hoàng, ông nhìn thấy đoàn xe của tiểu khu chuyển TĐ 249/ĐP và Đại đội 283/ĐPQ chạy dưới chân đồi nối tiếp vào hương lộ Phước Thiện Xuân . Như vậy giờ tấn công sẽ như ý muốn lúc 3 giờ chiều ăn khớp với giờ pháo binh tác xạ cũng như hải pháo mà ông đã xin được .

            Tại khu vực Lò Vôi, BCH/TĐ cùng với 4 Đi Đội Trưởng và Đại Đội tăng phái hội ý nhận lãnh nhiệm vụ do Đại úy Huỳnh Văn Quý, Tiểu Đoàn Trưởng phân chia theo giờ tấn công được ấn định vào lúc 3 giờ chiều ...Tất cả các Đại đội sẽ vào vị tri xuất phát . Để có thể tấn công với mức độ nhanh nhất, tất cả binh sĩ đều để lại ba lô cá nhân tại chỗ . Pháo binh Tiểu Khu và hải pháo sẽ dập vào mục tiêu lúc 2 giờ 30 . Trong khi pháo tác xạ tối đa, là lúc các đơn vị nhanh chóng tiếp cận mục tiêu với khoảng cách gần nhất . Khi dứt pháo, các cánh quân đều xông lên thanh toán địch bằng vũ khí cá nhân và lựu đạn . Địch sẽ bị bất ngờ vì chúng không tin rằng ĐPQ dám tấn công, lại đánh buổi chiều, trái với thời gian qui ước, thường là buổi sáng ....Nên khi chúng ngóc đầu lên từ hố phòng thủ, chưa kịp tỉnh người, thì đã biến tấm bia cho binh sĩ TKBT bắn gục

            Qua một giờ giao tranh, Đại đội 3 của Trung úy Thời và Đại đội 283 của Đại úy Nguyễn Văn Ba đã thanh toán địch tại đầu cầu, chân cầu..nhưng Trung úy Thời Đại đội trưởng bị thương. Trong lúc đó, tại trụ sởvà Cuộc Cảnh Sát, địch chống cự mạnh, từ các cao điểm, đại liên và đại bác 57 ly bắn xối xả vào ĐĐ của Trung úy Thành bên này tỉnh lộ . Để tránh thiệt hại, Tr/úy Thành xin TĐ yểm trợ hỏa lực súng cối và bố trí quân chờ đợi. Riêng ĐĐ1 của Đại úy Đáp, mặc dù phải vượt qua khu vực đồng trống nhưng cũng đã chiếm được các ấp theo đúng mệnh lệnh hành quân.

            Với kinh nghiệm chiến trường từ khi còn mang cấp bậc Chuẩn úy, phục vụ tại Tiểu Khu Bình Thuận, lửa đạn đã tôi luyện Đại úy Quý thành một thiên tài quân sự, qua nghệ thuật chỉ huy, hành quân, tấn công, phòng thủ ...Mỗi trận đánh là một bài học bằng nghe lời khuyên của các bậc đàn anh mà Thổ Thêm là một gương mẫu điển hình. Mậu Thân 1968, Quý đã thể hiện bản lĩnh khi chống trả các cuộc tấn công của đơn vị chính quy VC vào đồn Trinh Tường với số quân gấp nhiều lần quân số phòng thủ trong thế trận mang tính bất ngờ vì xảy ra đúng vào giờ phút thiêng liêng của giao thừa đón mừng năm mới.
.
            Vào năm 1972, tôi cùng với Trung tá Vương Đăng Phong Tiểu Khu Phó đi thăm 4 quận miền Bắcngủ đêm tại một xã như thường lệ. Xe khởi hành vào buổi chiều, khi qua khỏi Ấp Tân Sinh Long Hiệp, thì chúng tôi bị VC phục kích tấn công có cả súng cối, Trung tá Phong dừng xe ngay giữa QL1, ông xua tay : “Ông Phó chạy nhanh xuống cái rãnh bên đường núp đi ” . Còn ông vẫn tỉnh như không, đứng cạnh xe jeep cầm ống liên hợp điều động đơn vị ứng cứu ..Khoảng 15 phút sau, tôi nghe tiếng kèn tò te, tò te cùng với tiếng hô xung phong vang dội, tôi ngước nhìn lên trong tầm mắt, các chiến sĩ ĐPQ dàn hàng ngang vừa chạy vừa bắn vượt qua QL1 ...Hình ảnh vị ĐĐT tay cầm khẩu Colt 45, tay cầm ống liên hợp giữa hai người lính thổi kèn và mang máy truyền tin thật hào hùng khiến tôi chợt liên tưởng đến những tháng ngày nơi Quân Trường Thủ Đức qua bài tập phản phục kích năm 1967 mà tôi theo thụ huấn khóa 23 SQTB.

            Khoảng nửa giờ sau, chúng tôi tiếp tục hành trình, trên xe Trung tá Phong nói với tôi : Tay Đại Đội Trưởng này giỏi lắm, chịu học hỏi, tinh thần trách nhiệm cao, thời gian binh nghiệp chưa lâu nhưng đã có nhiều kinh nghiệm ..Từ ngày cử về vùng này, anh ta là khắc tinh của bọn VC đã từng làm mưa làm gió ở đây ..Người Đại Đội Trưởng đó là Huỳnh Văn Quý .

            Trở lại trận đánh tái chiếm Phú Long, tin báo đầu tiên đã làm nức lòng binh sĩ TĐ249 và ĐĐ283 và không khí vui mừng đến với mọi người tại Trung Tâm Hành Quân . Đại tá Nghĩa đã gởi ngay lời khen ngợi đến BCH/TĐ . Nhưng khu vực UBHC xã, Cuộc CS, các cao ốc chung quanh địch vẫn chống trả mãnh liệt ...Đại úy Quý thấy rằng trời đã về chiều, kinh nghiệm chiến trường dạy rằng : Không nên đẩy địch vào thế đường cùng vì chúng không thể rời vị trí đang chốt để phơi mình dưới tầm đạn truy kích ...Tiết kiệm xương máu binh sĩ là điều phải cân nhắc, nên Đ/úy Quý xin lệnh ĐT Nghĩa cho phép dừng truy đuổi để củng cố các vị trí đã tái chiếm, cho binh sĩ có thì giờ ăn tối, nhưng sẽ sử dụng các tổ thám báo xâm nhập quấy rối địch để sẵn sàng cho cuộc tấn công mang tính quyết định chiến trường vào sáng mai ngày 14 tháng 4 năm 1975 . Suốt đêm hôm đó, ĐT Nghĩa đã cho pháo binh bắn liên tục vào các vị trí theo tiên liệu có thể địch địch sẽ tăng viện để tái chiếm cây cầu ...Nhưng địch đã không đủ khả năng để làm điều đó vì chúng đã bị thiệt hại nặng cần phải tải thương, chuyển xác đồng đội nhất là cấp chỉ huy của chúng bị thương vong ..Khuya rạng ngày 14-4, theo lệnh của Đ/úy Quý, các mũi đồng loạt tấn công và khi bình minh ló dạng cũng là lúc TĐ249, ĐĐ283 đã tràn ngập kiểm soát toàn bộ chiến trường, địch tháo chạy, bỏ lại vũ khí cộng đồng, xác đồng đội ...

            Chết sống trên chiến trường là chuyện bình thường, có niềm vui chiến thắng, thì cũng có lúc là nỗi bùi ngùi thương tiếc nặng trĩu trong lòng cấp chỉ huy trước sự mất mát ...Người lính truyền tin của BCH/TĐ trước giờ lâm trận đã hy sinh vì mảnh pháo của giặc tại khu vực Lò Vôi, hai ĐĐT đã bị thương ...riêng Đ/úy Quý cũng suýt vong mạng vì một viên đạn sượt qua hông, xé rách áo giáp làm chảy máu nhưng Quý không hề hay biết mãi khi kết thúc phần đầu của trận đánh, một binh sĩ bên cạnh phát giác Quý mới hay .

            Thời giam qua mau, nhưng thời gian khó xóa mờ ký ức, nhất là đối với một số sự kiện xảy ra vào thời điểm mang tính dầu sôi lửa bỏng của tháng 4 năm 1975 . Là một cấp chỉ huy hành chánh bên cạnh Đ/tá Nghĩa tôi đã sống đã chứng kiến những gì của thân mệnh Bình Thuận, trước và sau ngày ông nhậm chức Tỉnh/TKT ....Từ đó cho đến tháng 3 năm 1975 cho dù bị ảnh hưởng về quân viện, Bình Thuận vẫn chủ động trên chiến trường ...Ngày 18-4, xe tank, pháo, binh doàn chính qui của Bắc Việt đã từ Phan Rang Ninh Thuận đổ vào Bình Thuận . Tối 18-4 đã chiếm khu vực Tòa Hành Chánh – Tiểu Khu, nhưng không dám vượt qua cầu Trần Hưng Đạo ...Bình Thuận trong cơn hấp hối nhưng không lạc đàn, trên đường tiến quân của VC vẫn bị tổn thất  bởi lực lượng ĐPQ . Một số chiến xa của chúng đã bị hoặc bắn hạ, hoặc rơi vào bãi mìn . Nhưng nổi bật nhất vẫn là cuộc rút quân bi hùng tại bãi Kim Hải Bình Tú cách Tiểu Khu chỉ non cây số đường chim bay ...Từng Đại đội với trách nhiệm an ninh xa gần, ưu tiên bảo vệ cho thương binh di chuyển xuống từ Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, tuần tự lên tàu Hải Quân do Đại tá Nghĩa can thiệp, không xảy ra mất trật tự hỗn loạn vào sáng ngày 19 tháng 4 .

            Vũng Tàu là nơi đến, Trung Đoàn Bình Thuận được thành lập . Người lính ĐPQ & NQ Bình Thuận, lần nữa xứng danh kiêu hùng trên chiến trường mới . Nơi nào có mặt, nơi đó VC không dễ dàng chiến thắng nên mới có câu : “Tụi lính Bình Thuận thật ngoan cố” . Ngoan cố hiểu theo cái nghĩa nào đó như một đặc tính biểu trưng bản lĩnh chiến trường .. Đại tá Nghĩa vẫn không bỏ những người lính của mình, ông lo cho họ nhu cầu cần thiết, ông là con thoai giữa Sài Gòn - Vũng Tàu. Để rồi 30-4 ngày giờ oan nghiệt phủ xuống cho Quân Cán Chính Miền Nam với lệnh đầu hàng . ..Sĩ Quan ĐPQ & NQ Bình Thuận bị lùa vào Trại Cải Tạo ...trả cái giá thật đắc vì “điên cuồng” chống lại “cách mạng” chống lại “nhân dân” ...Một số không nhỏ nằm xuống trên quê hương Bình Thuận vì bị bỏ đói, không thuốc men, trù dập thân xác, tinh thần . Mức án 6 năm, 8 năm, 10 năm dành cho Sĩ Quan cấp úy nếu còn sống sót qua các trại tù được thiết lập nơi rừng sâu đầy sơn lam chướng khí, cấp Tá đa số được đưa ra miền Bắc để tận mắt thấy thiên đường xã hội chủ nghĩa ...

            Vâng đó là sự thật và trên hết của sự thật là hiên ngang, ngẩng mặt, nhìn thẳng không phải tránh né vì sợ hỏi tội bởi những ai cùng một thời làm việc với mình .
Phải chăng, đó cũng là yếu tố để kết thành tổ chức Cựu Chiến Binh Bình Thuận từ năm 2007 khi chúng ta có may mắn đến được Hoa Kỳ ; Chúng ta đồng thuận chọn Ân Tình là tên gọi cho mỗi Đại Hội với câu biểu ngữ : Bình Thuận Hải Ngoại Không Quên Bình Thuận Quốc Nội, thể hiện tinh thần Huynh Đệ Chi Binh trong sự khiêm nhường của phần tuổi đời còn lại dành cho Thương Phế Binh, Cô Nhi Quả Phụ tại quê nhà ..

            Năm nay, năm 2016 ...Tôi viết bài này cho Đặc San, chọn đề tài mang tên : Đại úy Huỳnh Văn  Quý là để gởi đến tất cả sĩ quan, cán bộ đã sống, đã chiến đấu, đã là những tấm gương của lòng dũng cảm, hào hùng, liêm khiết ..phục vụ tại Bình Thuận trước tháng 4/75 . Đồng thời cũng nhân đây thắp nén tâm hương nghiêng mình đến tất cả chiến sĩ, cán bộ, đồng bào đã vì Bình Thuận mà chiến đấu hy sinh .

Phạm Ngọc Cửu
Orlando FL
Vào Đông 2015


__._,_.___

Posted by: Ho Dinh <

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List