--
Kính
Chuyển
MG
KHE
SANH (1967- 1968)
HOA
KỲ THẮNG CSVN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG
NHƯNG
THUA VC Ở HOA THỊNH ÐỐN
MƯỜNG GIANG
Trên tờ Washington Star ngày 9-6-1968 có đăng một bài bình luận như sau
‘ Chắc chắn trận chiến tại Khe Sanh sẽ là một đề tài lôi cuốn nhiều cuộc tranh
luận kéo dài. Tuy nhiên dù ai có muốn viết gì chăng nữa thì cũng phải xác nhận
rằng, chính nó mới là một yếu tố quan trọng quyết định rút bỏ VN sau này. Ngoài
ra Khe Sanh còn nói lên được tấm gương dũng cãm phi thường của người chiến binh
Mỹ và đồng minh Nam VN tham chiến. Nên cuối cùng sớm muộn gì người dân Hoa Kỳ
cũng nhận ra chiến thắng đó khi họ đã chạm với bộ mặt thật của CSVN ‘.
Và bốn mươi mốt năm sau, ngày 20-1-2009 tại Hoa Thịnh Ðốn, trong buổi lễ nhậm
chức tân tổng thống Mỹ Barack Hussein Obama, qua bài diễn văn có nhắc tới sự hy
sinh dũng cảm của những người lính Mỹ tại chiến trường Khe Sanh trong tỉnh Quảng
Trị thuộc Vùng I Chiến Thuật của VNCH, khi so sánh địa danh này với các trận đánh lừng
danh trong quân sử thế giới như Concord, Gettyburg và Normandy..
Năm 1984 nhân dịp Lê Duẩn lúc đó đang là tổng bí thư đảng VC có ghé trụ sở hội
nhà văn quốc doanh gần Hồ Tây, được Xuân Thiều (tạp chí văn nghệ quân đội) và
Bùi Bình Thi (văn học) chất vấn về sự thất bại của VC trong trận Khe Sanh và Tết
Mậu Thân 1968. Cả hai đã được Duẩn trả lời như sau ‘ Trận Khe Sanh và Tết Mậu
Thân 1968 là những chiến thắng to lớn, có ý nghĩa buộc Mỹ phải xuống thang chiến
tranh. Hy sinh bao nhiêu cũng là xứng đáng là cần thiết. Không có những chiến
thắng này thì không thể có toàn thắng 30-4-1975.
Trong cuộc phỏng vấn của nữ ký gia O. Fallaci với Võ Nguyên Giáp được J.Shepley
chuyển ngữ và đăng trong ‘ Inteview with History ‘ với đại ý của câu hỏi, là có
phải Giáp đã tạo ra một Điện Biên Phủ thứ 2 tại Khe Sanh để nhốt quân Mỹ hay
không ? và Giáp đã trả lời là chẳng bao giờ xãy ra điều này, vì Khe Sanh lúc đó chỉ quan trọng đối với mặt mũi của nước Mỹ mà thôi. Leo
thang chiến tranh tại Khe Sanh để gây thêm nổi chết chóc của cả hai phía, mới
thật sự thu hút dư luận Mỹ. Ðó mới là chiến thắng sau cùng.
Thật sự đến bây giờ qua hàng ngàn tài liệu của nhiều phía được giải mật có liên
quan tới trận Khe Sanh (1967-1968) nhưng cũng chưa có ai dám xác quyết về ý đồ
của Hà Nội dùng trận đó với âm mưu ‘ đánh lạc hướng quân đội Mỹ để mở cuộc tổng
công kích Tết Mậu Thân 1968 vào lảnh thổ VNCH ‘ hay lấy việc nướng quân trước
bom đạn Mỹ tại Khe Sanh để làm nản lòng người Mỹ trước sự phụ họa của đám phản
chiến. Ðồng thời Hà Nội gây áp lực với Tàu Ðỏ viện trợ súng đạn như lời thố lộ
của Duẩn nói mình đã mặc cả với Mao là sự hy sinh nhiều hay ít của VC đều tùy
thuộc vào nguồn quân viện của Trung Cộng nhưng nhất định là phải thắng Mỹ dù có
hy sinh thêm 2 hoặc 3 triệu mạng người Việt.
Trong cuốn ‘ Chiến dịch đường 9 , Khe Sanh chung một bóng cờ ‘ xuất bản tại Hà
Nội năm 1993, VC có khoe thành tích chiến thắng tại Khe Sanh với 17.000 tử
thương trong đó có 13.000 lính Mỹ và 4000 VNCH, 400 máy bay các loại bị bắn hạ,
thu được nhiều chiến lợi phẩm. Về phía Mỹ cho biết có 205 tử trận, bị thương nặng
nhẹ khoảng 1500 người. Riêng Tiểu Ðoàn 21 và 37 Biệt Ðộng Quân/VNCH có 34 tử trận,
VC bỏ xác tại chỗ hơn 2000 ngưới. Nói chung qua 77 ngày tử chiến tại mặt trận
Khe Sanh, trong cũng như ngoài căn cứ kể luôn tai làng Vei, tính chung Mỹ và
VNCH tử thương khoảng 650 người, bị thương nặng nhẹ 2500 người. Về phía VC
thương vong từ 12000 - 15000 người.
Cuối cùng Khe Sanh đã đứng vững và được giải tỏa trước vòng vây từ 15000 -
20.000 quân Bắc Việt nhưng rồi cũng phải phá bỏ căn cứ này vào cuối tháng
6-1968 vì áp lực của phong trào phản chiến đang tàn phá nước Mỹ vì chiến tranh
VN. Đó là cái giá máu mà người lính Mỹ và VNCH đã đổ tại Khe Sanh suốt mấy chục
ngày tắm trong bom đạn của kẻ thù, rốt cục được đem ra đánh đổi để làm xoa
dịu vừa lòng đám loạn tặc phản chiến, sau khi tướng Abrams thay thế tướng West
làm tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ và Ðồng Minh tại VN. Từ đó
cho tới khi có cuộc hành quân Hạ Lào 719, Khe Sanh và hành lang biên giới
Lào Việt được khoán trắng cho Không Quân Chiến Thuật và Chiến Lược Hoa Kỳ,
ngày đêm dội hàng ngàn tấn bom xuống một vùng đất chết vì số lượng thuốc
nổ đã sử dụng tại đây nhiều gấp năm lần quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ chế
được, đã thả xuống thành phố Trường Kỳ (Nagasaky) của Nhật trong những ngày cuối
của Thế chiến II.
1- KHE SANH : ÐIỆN BIÊN PHỦ THỨ 2 TRONG CHIẾN TRANH VN ?
Từ đầu năm 1966, qua sự chấp thuận của đại sứ Mỹ tại Lào là William
Sullivan nên đoàn nghiên cứu quan sát (SOG) đã có thể sử dụng trực thăng để thả
hay bốc các toán viễn thám hoạt động dọc theo biên giới Lào-Việt với quân số
trên 20 toán và vài đại đội xung kích thuộc các sắc tộc thiểu số tại cao nguyên
Trung Phần. Thời gian này đơn vị SOG đã được trang bị súng tiểu liên nòng ngắn
báng xếp CAR-15, trong khi QLVNCH lúc đó chưa được cấp phát súng M-16. Mùa hè
1966, SOG thêm nhiệm vụ mới là kiểm chứng các trận dội bom (Bomb Damage
Assessment) do B-52 vừa mới thực hiện. Nhờ vậy SOG cũng như các phi vụ không ảnh
đã nắm được sự hoạt động của cộng sản Bắc Việt đang hoạt động trên đường mòn
HCM.
Cũng trong năm 1966, SOG đã mở chiến dịch Shining Brass qua 48 lần xâm nhập vào
các căn cứ CSVN tại vùng phi quân sự, đường số 9 tới Tchepone trên đất Lào và
căn cứ Khe Sanh. Nhờ đó SOG mới khám phá được địa danh ‘ Khe
Núi Xe Ðạp ‘ là một thung lũng hẹp nơi phát xuât của đoàn xe đạp thồ đủ mọi thứ
kể cả súng đạn từ Bắc xuôi Nam với trọng tải mỗi chiếc trên 200 ký do dân công
phụ trách.
Tại căn cứ Lực Lượng Ðặc Biệt ở Khe Sanh, các toán viễn thám thuộc SOG được vận
chuyển bởi phi đoàn 219 thuộc KQ/VNCH do hai phi công VN tài ba mang biệt danh
là Cowboy và Mustachio nhưng sau đó Mustachio đã đền nợ
nước trong một phi vụ rãi toán viễn thám Nevada bị bắn hạ tại Khâm Ðức
(Kontum). Mùa thu năm 1966 Trung Tướng Lewis W Walt tư lệnh Ðệ Tam Thủy Bộ qua
cuộc hành quân Hastings, thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đầy lui quân Bắc Việt về
bên kia vỹ tuyến và lập hai căn cứ chiến lược Cồn Thiên và Rockpile. Giai đoạn
này các toán viễn thám được thả sâu vào lảnh thổ Lào để nghe lén hoạt động của
quân Bắc Việt qua các đường dây điện thoại, nhờ vậy mới phát hiện Hà Nội đang
chuẩn bị tấn công vào hai tỉnh cực Bắc của VNCH. Ngày 28-6-1966 nhiều toán viễn
thám lần lượt bị tiêu diệt khi nhảy vào các vị trí gần Khe Sanh. Cuối cùng toán
viễn thám Colorado cũng đạt được kết quả khám phá các căn cứ của quân CS Bắc Việt
bao quanh vùng này nhờ gắn được máy nghe lén các cuộc điện đàm của địch.
Từ những ngày đầu của thâp niên 60 thời đệ nhất cộng hòa Nam VN, các cố vấn Hoa
Kỳ đã có kế hoạch trùng tu và xây dựng các căn cứ phòng thủ ngăn chận sự xâm nhập
của cán binh bộ đội Bắc Việt vào lảnh thổ VNCH mà Khe Sanh là một vị trí trọng
yếu nhất. Ðây là một căn cứ yểm trợ hỏa lực cho Ðệ Tam Thủy Bộ Mỹ, nằm gần một
sân bay cũ của Pháp. Khe Sanh còn là hậu cứ trực tiếp yểm trợ cho các đơn vị
Dân Sự Chiến Ðấu thuộc Binh Chủng Lực Lượng Ðặc Biệt VN do Mỹ yểm trợ, huấn luyện
và chỉ huy. Cuối năm 1966 căn cứ chiến lược Làng Vei nằm sát biên giới Lào Việt
về hướng cực tây tỉnh Quảng Trị được xây dựng hoàn tất, nên Lực Lượng Ðặc Biệt
đã di chuyển về đó và bàn giao Khe Sanh cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Cũng từ đó cho tới khi bị phá bỏ vào tháng 6-1968, Khe Sanh được trùng
tu, xây dựng và mở rộng mà đặc biệt nhất là công trình tái tạo phi trường dã
chiến Pháp thành một sân bay chiến lược tối tân dài trên 5 km, có đầy đũ phương
tiện yểm trợ tiếp vận cho đơn vị đang phòng thủ. Ðể không bị cô lập như căn cứ
Ðiện Biên Phủ của Pháp tại Lai Châu truớc năm 1954, Hoa Kỳ đã mở nhiều cuộc
hành quân kiểm soát, phát quang toàn vùng bao quanh căn cứ. Nhiều cuộc đụng độ
với quân Bắc Việt tại Ðồi 861 nơi có rất nhiều hầm hố giao thông hào kiên cố của
giặc, chứng tỏ chúng đang chuẩn bị tấn chiếm Khe Sanh.
Ðể ứng phó kịp thời trước âm mưu của cộng sản Bắc Việt, nên nhiều đơn vị Thủy
Quân Lục Chiến Hoa Kỳ thuộc Sư Ðoàn 3 Thủy Bộ thay phiên nhau hành quân để giải
tỏa áp lực của cộng sản tại các ngọn đồi 861, 881.. Nhờ vậy mới phát hiện thêm
quyết tâm của Hà Nội là phải tiêu diệt căn cứ Khe Sanh vì nó là vết dao trí mạng
đâm vào yết hầu con đường xâm nhập HCM. Ðó là lý do Bắc Việt đã tập trung một lực
lượng chính quy đông đảo bao quanh căn cứ này gồm có các sư đoàn 325, 304, 324
và 320 được trang bị toàn vũ khí tối tân của Liên Xô, Tàu, Ðông Ðức, Ðông Âu
như đại pháo nòng dài, súng phóng hỏa tiển và lực lượng thiết giáp hùng hậu..
Ngược giòng Việt Sử ta biết Khe Sanh lúc đầu chỉ là một làng nhỏ, được thực dân
Pháp khai thác lập các đồn điền trồng cà phê qua chủ nhân đầu tiên là Eugène
Poilane vào năm 1926, mở đường cho nhiều người Pháp khác tới đây làm ăn vì đất
đai vùng này rất tốt. Năm 1954 Việt Minh tấn công và chiếm Khe Sanh, chi phối bộ
tộc Bru có nguồn gốc Môn-Khmer chừng 50.000 người sống trong vùng từ Quảng
Bình, Lao Bảo, Lào vào tới Khe Sanh. Từ tháng 3-1964 linh mục Ponchet thuộc
dòng Father of Foreign Mission (Pháp) tới giảng và truyền đạo tại đây nhưng ông
đã bị cộng sản sát hại tại Huế trong trận Tết Mậu Thân 1968.
Căn cứ Khe Sanh nằm cách biên giới Lào Việt chừng 14 km về hướng cực tây quận
Hương Hóa tỉnh Quảng Trị (VNCH), tọa lạc trên một vị trí cao thuộc ngọn Ðông
Tre hùng dũng nhất trong vùng có phụ lưu của sông Thạch Hản là Rao-Quan chảy
qua. Vùng này chẳng khác nào một lòng chảo được bao bọc bởi đồi 881hướng bắc,
861, 558 và 881phía nam kiểm soát các trục lộ quan trọng tới căn cứ và sân bay
Khe Sanh. Tất cả các ngọn đồi trên mọc đầy cây cối và tre nứa. Ðây là nơi tranh
giành đẵm máu giữa quân Mỹ và Bắc Việt gần như suốt thời gian căn cứ bị bao
vây. Có khoảng 6000 TQLC Hoa Kỳ trấn đóng tại đây được yểm tợ bởi các đơn vị pháo
binh từ hướng tây bắc. Doanh trại của LLÐB Hoa Kỳ nằm về mạn tây nam Làng Vei
trên QL9 kế trại tù nổi tiếng Lao Bảo sát biên giới Lào. Tóm lại nhiệm vụ của
căn cứ Khe Sanh được coi như một bàn đạp để bộ binh và pháo binh Hoa Kỳ đánh phá
ngăn chận trục tiến quân của cộng sản Bắc Việt trên đường mòn HCM. Ngoài ra còn
là một cứ điểm quân sự chiến lược của VC trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968 tại
Quảng Trị và Huế-Thừa Thiên.
Trước tình thế nguy ngập trên nên Tướng Westmoreland tư lệnh lực lượng Ðồng
Minh và Hoa Kỳ đang tham chiến tại VN, đã quyết định phải giữ Khe Sanh bằng mọi
giá dù biết ưu thế đang thuộc về Bắc quân. Hơn nữa địa thế của căn cứ này vô
cùng bất lợi về phương diện phòng thủ, cũng chẳng khác Ðiện Biên Phủ là mấy vì
nằm lọt thỏm giữa một thung lũng bao quanh là các ngọn đồi cao gần như che hết
tầm quan sát từ bên trong. Ngoài ra cộng sản Bắc Việt còn đào được hai hệ thống
giao thông hào ở phía bắc khu phi quân sự và bên kia biên giới Lào, thiết lập
dàn điạ pháo mà khoảng cách chỉ có 14 km ,có thể tấn công căn cứ ngày đêm.
Những tháng đầu năm 1967 quân số thuờng xuyên trấn giữ căn cứ chừng một đại đội
thuộc Trung đoàn 9 TQLC thay phiên hoán đổi. Bên cạnh còn có một pháo đội cơ hửu
của Tiểu đoàn 2/12 với 2 khẩu đại bác 155 ly và hai súng cối 4,2 yểm trợ. Nhưng
sau khi một đơn vị TQLC Hoa Kỳ trong lúc tuần tiểu ngoài căn cứ chừng 1 km đã đụng
độ nặng với quân Bắc Việt, đồng lúc trong đồn cũng bị pháo kích liên tục. Do
trên Khe Sanh được tăng cường thêm Ðại Ðội E thuộc TD2/9 TQLC và đơn vị này đã
chạm địch ngày 15-3-1967 tại đồi 861 khiến nhiều binh sĩ bị thương vong.
Tuy nhiên tới ngày 24/4/1967 mới chính thức mở màn các trận chiến giữa hai bên
trong giai đoạn 1, để tranh dành các ngọn đồi chiến lược quanh căn cứ. Cũng từ
đó các đơn vị TQLC được tăng viện tới Khe Sanh gồm các tiểu
đoàn 2 và 3/3 cùng với pháo đội B thuộc TD1/12 PB. Nhờ các cuộc oanh kích dữ dội
của B-52 nên các đơn vị TQLC Hoa Kỳ đã làm chủ hoàn toàn các ngọn đồi 861, 881.
Ngày 3 tháng 5, lần đầu tiên CS Bắc Việt tấn công căn cứ LLDB tai Làng Vei
nhưng chỉ gây tổn thất nhỏ cho quân trú phòng.
Ðể mở đầu cho cuộc tấn công vào Khe Sanh, quân Bắc Việt đã gây áp lực mạnh tại
căn cứ Cồn Thiên sát khu phi quân sự vào những tháng cuối năm 1967 để phân tán
các đơn vị TQLC tại Khe Sanh. Một tuần trước khi xãy ra trận chiến thật sự, CS
đã tấn chiếm đồn biên giới Ban Houli Sane do 2000 quân Hoàng gia Lào trấn giữ.
Tình hình căng thẳng thêm nên đã có 4 tiểu đoàn TQLC Hoa Kỳ (gồm 3 TD của Trung
đoàn 26 và TD 1/13) hiện diện tại Khe Sanh từ đầu tháng 1-1968. Nhiều đơn vị
pháo binh và thiết giáp gồm chiến xa M-48 kể cả thiết vận xa M-113 đã có mặt tại
đây vào giữa tháng 1-68 cộng với sự kiên cố của các vòng phòng thủ có đặt mìn dầy
đặc từ trong ra ngoài, sẳn sàng đón nhận sự tấn công của địch bất cứ lúc nào.
Ðặc biệt trong căn cứ còn được thiết kế một hệ thống giao thông hào chạy vòng
doanh trại, vừa giúp quân phòng trú di chuyển chiến đấu trong lửa đạn và nó
cũng là sinh lộ khi đồn bị thất thủ hay tràn ngập. Ðồng lúc các tiền đồn trên
những ngọn đồi chiến lược được tăng cường thêm kiến cố, khiến cho quân Bắc Việt
không dám tới gần Khe Sanh vì sợ bị phát hiện.
+ Ngày 21-1-1968 Mở Màn Cuộc Tổng Tấn Công Khe Sanh :
Ðây là giai đoạn thứ hai của cuộc chiến, Bắc Việt đã tung vào chiến trường
một lực lượng hơn 20.000 của sư đoàn 304 và 325, quân số đông gấp 3 lần Hoa Kỳ
có mặt tại trận địa gồm 2 trung đoàn TQLC Mỷ và tiểu đoàn 37 Biệt Ðộng
Quân/VNCH. Tất cả chừng 6000 người. Chiến thuật cố hữu của Hà Nội sau trước vẫn
là ‘ lấy thịt đè người ‘ với địa pháo như mưa sau đó biển người tràn ngập, bất chấp đạn bom mìn bẩy và sinh mạng
của cán binh.
Như Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp đã nói ‘ không cần chiến thắng vì Khe Sanh không
cần thiết với chúng, nó chỉ quan trọng với thể diện của người Mỹ ‘ . Vì vậy Khe
Sanh đã biến thành địa ngục trần gian từ giây phút đầu với quyết tâm nướng người
trên biển lửa của các cấp lảnh đạo cộng sản. Những trận tấn công cảm tử khắp
các mặt trận và địa pháo liên tục ngày đêm của Bắc Việt, được báo chí truyền
thông phương tây và Mỹ đem về trình chiếu tại Hoa Kỳ, đã trở thành những dư luận
tồi tệ và nổi hoang mang cả nước về một trận Ðiện Biên Phủ thứ hai tại Khe
Sanh. Sự chết chóc của quân đội Mỹ tại chiến trường đã được tường thuật theo
lũy thừa nhân qua đầu óc mao tôn cương của đám ký giả da trắng da màu bản xứ bất
lương, càng tác động thêm sự chán ghét và chống đối chiến tranh, vô tình đem lại
chiến thắng từ trên trời rớt xuống, mà VC không bao giờ có thể đạt được tại chiến
trường.
Trong đợt công kích dữ dội này, pháo địch đã làm nổ tung kho đạn dự trữ lớn nhất
trong căn cứ, thiêu hủy nhiều trực thăng tại bãi đáp kế cận. Dã man
nhất là quân Bắc Việt đã tràn ngập bản thượng tại Làng Vei, tàn sát đồng bào vô
tội, khiến mọi người phải bỏ nhà cửa chạy vào các căn cứ quân sự xin tị nạn.
Trước sự đau khổ và chết chóc của dân chúng, nhiều đơn vị TQLC đã chiến đấu với
giặc Cộng cả ngày 27-1 mới mở được con đường máu, đem tất cả dân làng về căn cứ
và di chuyển họ bằng phi cơ về lánh nạn tại Ðà Nẳng.
Ðại tá Lownds , Trung đoàn trưởng Trung đoàn 26 TQLC cũng là chỉ huy trưởng của
căn cứ Khe Sanh đã phải đối diện với nhiều vấn đề nan giải như thay thế 1500 tấn
đạn dược bị tiêu hủy, sữa chữa phi đạo bị pháo kích làm hư hại khiến cho loại vận
tải cơ C-130 không đáp được. Ngoài ra còn phải giải quyết hàng trăm người tị nạn và
đơn vị DPQ tại xã Khe Sanh đang tràn ngập trong căn cứ.
Ngày 22-1 các phi cơ nhỏ C-123 tiếp tế khẩn cấp 130 tấn đạn các loại, đồng thời
tiểu đoàn 1/9 cũng tới tăng viện đóng quân tại hướng tây căn cứ. Công cuộc
phòng thủ được sắp xếp để thích ứng với tình hình bằng cách dời xa thêm các vị
tr1 tới chân đồi 950 băng ngang qua sông Rao-Quan và đồi 881 Nam. Ngày 27-1
Liên Ðoàn 1 BDQ/VNCH tăng cường cho Khe Sanh với một đại đội thuộc tiểu đoàn 21
và toàn bộ tiểu đoàn 37/BDQ do thiếu tá Hoàng Phổ chỉ huy. Dù được chỉ định
phòng thủ tuyến lửa xa nhất và nằm ngoài vòng đai căn cứ cuối phi đạo dài hơn
1500m. Tuy nhiên QLVNCH tại Khe Sanh đã giữ vững được vị trí của mình tới khi
tàn cuộc chiến trước sự thán phục và ngưỡng mộ của TQLC Hoa Kỳ. Ðây là môt lưc
lượng mạnh và đắc lực nhất đã cứu vãn hệ thống phòng thủ yếu ớt tại vị trí đãm
nhận.
Tuần lê cuối cùng của tháng 1-1968 dù Cộng quân không ngớt pháo kích và tấn
công nhưng phi đạo cũng được sửa sang hoàn tất để các loại vận tải cơ hạng nặng
lên xuống tiếp tế và tải thương, chở người tị nạn về Ðà Nẳng. Lợi dụng sương mù
dày đặc gần như che kín bầu trời phía tây Quảng Trị, ngày 23/1 VC đã mỡ màn trận
địa pháo bằng các khẩu 152 ly do Nga viện trợ, được đặt tại hai hệ thống giao
thông hào phía bắc vỹ tuyến 17 và bên kia biên giới Lào, tập trung đổ vào Khe
Sanh liên tục không ngừng. Các đơn vị chính qui của Bắc Việt nhân cơ hội này
cũng áp sát đến phi đạo, hai bên chỉ còn cách nhau chừng 400m. Tại đây VC đào hầm
hố cá nhân và chuẩn bị một cuốc tấn công.
Nhưng ngày 24/1 trời Quảng Trị bổng quang đảng trở lại, nên hơn 450 phi xuất của
không lực Hoa Kỳ đều đổ xuống Khe Sanh cho dù pháo binh phòng không của VC rất
dữ dội làm thiệt hại nhiều phi cơ khi công tác. Bên ngoài các lực lượng khác của
TQLC Mỹ vẫn bám chặt chiến trường, mở lại quốc lộ số 9 để nhận tiếp liệu. Theo
ước lượng của của các nhà quân sự, vào lúc đó Bắc Việt đã
tập trung trong khu vực từ Cồn Thiên, Gio Linh , Làng Vei tới Khe Sanh chừng
50.000 quân chủ lực, để chuẩn bị một trận đánh lớn. Ðặc biệt cả Mỹ lẫn VC đều
tuyên bố không có hưu chiến vào ngày tết nguyên đán Mậu Thân
(31-1-1968) tại 5 tỉnh cực bắc thuộc quân khu I VNCH.
+ Ngày 29-1-1968 : Ðêm 30 Tết Mậu Thân, VC Tấn Công
VNCH.
Trước tình hình quân sự đang nóng bỏng tại Khe Sanh nên chính phủ VNCH đã
ban lệnh hưu chiến vào những ngày đầu Tết Mậu Thân từ 48 giờ, nay chỉ còn hiệu
lực 36 tiếng, bắt đầu từ 18 giờ ngày 29-1 đến 6 giờ ngày 31-1-1968. Lợi dụng việc
bỏ giới nghiêm và lệnh hưu chiến có hiệu lực, Hà Nội đã mở một cuộc tổng công
kích trên toàn thể lảnh thổ VNCH , trong giờ phút linh thiêng mọi người đang đón mừng
và cúng kính trong năm mới. Vào lúc giao thừa (29-1-1968) cũng là đêm 30 tết,
các thị xã Qui Nhơn, Kon Tum, Pleiku, Darlac, Nha Trang.. là những mục tiêu bị VC
tấn công đầu tiên. Có điều quân Bắc Việt không hề tấn công vào bất cứ một vị trí
nào của quân Mỹ và Ðồng Minh trong đợt này.
Nhưng tình hình tại Khe Sanh thì khác vì chiến cuộc đã bắt đầu tàn khốc bằng những
trận pháo kích dồn dập không dứt, những trận đánh đẳm máu quanh
căn cứ và các tiền đồn trên đồi 861 và 881 Nam. Nhưng hầu hết các cuộc tấn công
đều bị bẽ gảy nhờ có không trợ và pháo yểm rất chính xác. Tóm lại căn cứ rất an
toàn nhờ hệ thống phòng thủ kiên cố nhất là sự hiện diện của Biệt Ðộng Quân
VNCH.
Ngày 7-2-1968 với sự yểm trợ của 10 chiến xa PT-76 do Liên Sô chế tạo, quân Bắc
Việt đã tấn công và tràn ngập Trại Lực Lượng Ðặc Biệt Làng Vei nằm sát biên giới
Lào. Cộng Sản đã tán sát tất cả 9 cố vấn Mỹ và hơn 300 dân sự chiến đấu. Một số
chiến xa bị LL đặc biệt bắn cháy nhưng số còn lại đã truy giết những quân nhân
Biệt Kích và Ðịa Phương Quân VNCH còn sống sót , cùng đồng bào Làng Vei chạy về
căn cứ Khe Sanh đang bị vây hãm, trong số này có nhiều đặc công VC trà trộn
theo. Nhưng sau đó đều
bị LLDB tiêu diệt.
Tuy vậy, tướng Westmoreland vẫn quyết định giữ vững Khe Sanh như một thách đố để
chứng tỏ với thế giới và bọn chóp bu Hà Nội, về khả năng vô địch của không quân
Mỹ nhất là các pháo đài bay B-52 sẽ không bao giờ cho phép cộng sản Bắc Việt mơ tưởng
việc tái diễn cái gọi là Ðiện Biên Phủ thứ 2 tại đây.
Ngày 9-2 tiểu đoàn 1/9 TQLC đã tái chiếm lại tiền đồn Hầm Ðá ngoài căn cứ sau một
đêm
lọt vào tay cộng quân. Các tuần lễ liên tiếp vào những ngày thời tiết tốt, hàng
ngàn phi vụ của Hải, Không quân và TQLC thi nhau trút bom đạn vào những hầm hố
giao thông hào như mạng nhện của VC đào cố thủ quanh căn cứ, B-52 đã biến các đồi
núi nằm ngoài chu vi an toàn thành cõi hoang vu không có sự sống, qua chiến dịch
không tập ‘ Niagara ‘ kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh VN.
Nhưng như Duẩn, Giáp đã tuyên bố ‘ phải chiến thắng Mỹ dù có phải đột rụi Trường
Sơn hay hy sinh thêm vài triệu cán binh bộ đội miền Bắc, thì cũng đáng
‘.Do đó măc cho bom đạn trút xuống như mưa, cộng sản Bắc Việt vẫn
bám trụ trong hầm hố giao thông hào , nhắm bắn các máy bay vận tải C-130 lên xuống
tiếp tế và tải thương cho căn cứ. Vì có nhiều máy bay loại này bị bắn hạ nên 6
tuần, Hoa Kỳ quyết định dùng C-123 thay thế vì loại này cất cánh nhanh và có thể
đáp
xuống phi đạo ngắn.
Ngày 28-2, quân Bắc Việt thuộc sư đoàn 304 mở ba cuộc tấn công vào tuyến phòng
thủ của Tiểu đoàn 37 BDQ/VNCH nhưng bị đẩy lui. Ðây là đợt tấn công cuối cùng
vào Khe Sanh vì suốt tháng 3-1968 cộng sản chỉ còn pháo kích mà thôi. Ðể giải
toả áp lực cho căn cứ, từ 1 tới 12-4-68 tướng West quyết định tổ chức các cuộc
hành quân Pegasus Hoa Kỳ và hành quân Lam Sơn 207A của QLVNCH do thiếu tướng
J.J Tolson chỉ huy tổng quát. Quân số tham dự khoảng 10.000 người của 3 lữ đoàn
thuộc Sư đoàn 1 kỵ binh không vận cộng với Trung doàn 1 và 26 TQLC Hoa Kỳ. Phía
VNCH có Chiến đoàn 3 Dù (TD 3,6 và 8) do Ðại tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy.
Trước một ngày, sư đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ và sư đoàn 1 VNCH mở cuộc hành quân nghi
binh tại Cồn Thiên và Gio Linh, kết thúc ngày 1-5-68 qua các cuộc chạm súng
không đáng
kể. Trong khi đó, cuộc hành quân giải toả Khe Sanh được thực hiện bằng hai gọng
kềm, một mặt các tiểu đoàn TQLC từ Cà Lu theo quốc lộ 9 tiến về căn cứ, còn các
đơn vị kỵ binh không vận được trực thăng đổ xuống các bãi đáp cách Khe Sanh
chừng 5 dặm để mở các cuộc hành quân theo hướng đồn Pháp cũ tiến về căn cứ.
Ngày 6-4 các đơn vị kỵ binh không vận đã bắt tạy được với TQLC Khe Sanh tại đồi
471,552,558, 689.
Riêng 3 tiểu đoàn thuộc chiến đoàn 3 Dù/VNCH được trực thăng vận về hướng tây
nam Khe Sanh ngày 7-4-68 đã dụng độ và sau nữa giờ giao tranh, cộng quân đã
chém vè để lại nhiều xác chết. Ngày 8-4 lúc 8 giờ sáng, lực lượng ky binh không
vận vào Khe Sanh. 10-4 KBKV tái chiếm trại lực lượng làng Vei. Ngày 14-4 tiểu
đoàn 3/26 tái chiếm đồi 881 Bắc. Ngày 15-4 chấm dứt hai cuộc hành quân Pegasus
và Lam Sơn 207A giải tỏa Khe Sanh, Chiến đoàn 3 Dù về Huế còn 2 lử đoàn của Sư
đoàn 1 KBKV ở lai Khe Sanh thay thế cho 4 tiểu đoàn TQLC đã trấn thủ căn cứ, để
tiếp tục càn quét tàn quân Bắc Việt trong các khu vực phụ cận.
Ngày 6-7-1968 người lính Mỹ cuối cùng rời căn cứ Khe Sanh, thay vào đó là các cuộc hành quân lưu động của quân đoàn III thủy bộ Hoa
Kỳ và các cuộc dội bom của không quân chiến thuật Mỹ vì đây là vùng oanh kích tự
do, cho tới khi QLVNCH mở cuộc hành quân Hạ Lào 719 năm 1971, căn cứ Khe Sanh mới
được sử dụng lại.
2- HOA KỲ CHIẾN THẮNG TẠI KHE SANH NHƯNG THUA VC Ở HOA THỊNH
ÐỐN :
Ngay khi CS Bắc Việt chiếm dinh Ðộc lập vào buổi trưa ngày 30-4-1975, thì tại
thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, Ðại sứ VNCH là Trần Kim Phương, đã nghẹn ngào tuyên bố
trước báo chí Mỹ :’ làm đồng minh với Hoa Kỳ là đi vào tử điạ ‘.
Gần bốn mươi năm sau, lúc mà vết thương của người vong quốc chưa kịp đóng vảy,
thì ngày 29-9-2004 trên chương trình ‘ No spin zone’ của đài Fox,
một ký giả tên O’Reilly sau khi bàn
tán chuyện chính trị của A Phú Hãn và Iraq, lại kéo VNCH vào cuôc qua gợi ý :’
Vì Nam VN đã không chiến đấu cho tự do, nên họ không có tự do ngày nay ‘ , Câu
hỏi được TT.W.Bush đáp ‘ YES’ . Nhưng DB Loretta Sanchez đã phát biểu trên chương trình ‘ The
O’Reilly Factor ‘, khẳng định sự sai lầm và không đúng sự thật về câu trả lời của tổng thống
Bush. Ông còn lấy làm tiếc, là trước đây Bush đã không chịu tình nguyện sang
chiến đấu tại chiến trường VN, nên đã không biết gì hết về cuộc chiến vừa qua,
trong đó đã có hằng triệu quân dân Nam VN, chiến đấu
bên cạnh quân đội Hoa Kỳ.
Một số còn sống sót sau cuộc chiến đã tới Mỹ tị nạn cọng sản, và họ vẫn
tiếp tục chiến đấu không ngừng nghĩ, để dành cho được tự do, dân chủ chân chính
tại quê hương VN, mà chính Hoa Kỳ đã trực tiếp bóp nát trước năm 1975. Những
thành quả đạt được khắp nẻo đường hải ngoại, như chính quyền công nhận lá cờ
vàng biểu tượng của quốc dân VN, tượng đài vinh danh chiến sĩ Việt-Mỹ, sự hình thành các cộng
đồng lớn mạnh của người Việt tị nạn, các vụ biểu tình chống Trần Trường trương
cờ máu, ảnh quỷ và các phái đoàn tuyên vận VC cũng như kinh tài. Ngoài ra sự
ngồi lại của tập thể cưụ chiến binh VNCH, bao gồm cả lực lượng cảnh sát, cán bộ
xây dựng nông thôn và thế hệ hậu duệ trong nhiều năm qua rất tốt đẹp... Ðó
không phải là sự tranh đấu của người Việt hiện nay, để đòi lại tự do dân chủ của mình, bị
chính Hoa Kỳ dùng viện trợ tước đoạt từ mấy chục năm về trước ?
Hoa Kỳ đã một mình một chợ, dàn dựng lên cái gọi là hiệp đinh Ba Lê tháng 1-1973, ngưng chiến và hòa
binh cho VN. Vì đã có chủ đích, nên hiệp định này chỉ có hai điểm đem lợi ích cho họ được thi hành
nghiêm chỉnh. Ðó la việc quân Mỹ phải triệt thoái hết về nước, theo đúng hạn chót đã ấn định vào ngày 29-3-1973
và quân xâm lăng Bắc Việt được Hoa Kỳ cho phép ở lại Nam VN. Chỉ điều khoản thứ
hai này, đủ chứng tỏ Hoa Kỳ không bao giờ muốn ký hòa ước với cọng sản, để thực
thi sự ngưng chiến và tìm kiếm hòa bình cho VN. Trái lại ngụy tạo, hiệp định Ba
Lê năm 1973, để có cơ hội công khai và hợp pháp, viết lên bản án tử hình của
VNCH, ngay từ lúc ký.
Hành động bất lương của một siêu cường, đã khiến cho bao chục triệu người Nam
VN, chẳng những đã tan nhà nát cửa, gia đình ly tán, mà còn bị hủy diệt nền tự do dân chủ mà
họ đã dùng xuơng máu, huyết lệ của chính mình, để bồi đắp, xây dựng và duy trì
liên tục từ 1955 đến cuối tháng 4-1975. Cũng vì sự gian manh trên, từ đó uy tín của nước Mỹ không còn được thế giới
tự do tin tưởng và mong cậy kết giao hợp tác tới
nay, nếu không có lợi như trường hợp của Nam Hàn, Nhựt Bổn, Ấn Độ và Úc.
Ðã thế, hai vị TT của Mỹ là Nixon và Ford, còn trắng trợn nhổ liếm những lời hứa hen đã được quốc hôi,
chính phủ nước mình ký nhận ban hành, đồng thời với những thơ riêng mực đen giấy
trắng, liên tục
gởi cho TT Nguyễn Văn Thiệu, rằng là hãy ký hiệp định, để tiếp tục có viện trợ.
Còn nếu CS Bắc Việt bội ước, thì Hoa Kỳ sẽ lập tức dội bom, cũng như trở lại tức khăc để bảo vệ
VNCH. Nhưng tất cả chỉ là cuội, chẳng những Hoa Kỳ ngoảnh mặt trước sự công
khai vi phạm hiệp ước ngưng bắn của VC , mà còn tàn nhẫn cúp hết viện trợ đã hứa
dành cho QLVNCH có phương tiện, chống lại cuộc xâm lăng Nam VN của khối đệ tam
cọng sản quốc tế.
Thực chất cuộc chiến VN tới nay vẫn là một đề tài được tranh luận dai dẳng,
chính TT W. Bush khi tuyên bố
‘ Yes’ trên đài Fox, về một vấn đề
gai gốc mà bản thân chưa biết trọn, chứng tỏ là Hoa Kỳ dù đã tốn nhiều máu
xương tiền bạc về cuộc chiến đó vẫn chưa hiểu thấu cái chiến tranh, mà Cọng sản gọi là ‘ chiến tranh
cách mạng ‘, đã
đánh bại người Mỹ và thế giới tự do, tại hai
mặt trận Trung Hoa lục địa và Nam VN.
Thực chất cuộc chiến đó, nay qua thời gian và những khai quật của lịch sử cho thấy chỉ là một thứ
chiến tranh vừa du kích lẫn qui ước, trong mục đích dấy loạn và khuynh đảo thế giới, bằng hành động
phi nhân man rợ, chứ không có gì là cao siêu huyền diệu, như một số triết gia
trí thức Tây Phương và Hoa Kỳ, từng ca tụng điên cuồng trong quá khứ. Người Mỹ
vì không thực tâm chiến thắng tại trận địa, trong khi có đủ điều kiện để chiến
thắng, đó mới chính là thực chất của cuộc chiến Ðông
Dương lần thứ II (1955-4/1975).
Nói chung, qua kinh nghiệm xương máu của chính người Việt Quốc Gia, trong suốt 80 năm tranh đấu, cho thấy Hoa Kỳ, Thế
Giới Tự Do cũng như Nam VN, đã thua VC qua cuộc chiến với một lý do duy nhất :
‘ Ðó là sự hèn nhát của tập thể, vì sợ và ích kỷ, nên đã vô tình hay cố ý, yểm
trợ đắc lực cho Bắc Việt các nguồn tình báo, nhân lực và tiếp tế ‘.Một sự kiện
lích sử mà không hề thấy tại các nước khác bị chia đôi sau thế chiến II như Ðức, Triều Tiên và Ðài Loan. Do
trên, Nam VN không bị cọng sản cưởng chiếm, đó mới là chuyện lạ nhất trên đời.
Vì đâu phải mất nước ? một câu hỏi đã đè nặng trong tâm trí người Việt sống sót sau cuộc chiến. Bởi chính họ đã có mặt
hay thật sự chứng kiến toàn bộ cuộc chiến, từ đầu cho tới trọn ngày 30-4-1975,
khi Nam VN buông súng đầu hàng. Rõ ràng trong suốt cuộc chiến từ năm 1955-1975,
dù có mặt Hoa Kỳ và Ðồng Minh hay chỉ một mình chiến đấu đơn độc, QLVNCH vẫn
luôn làm chủ chiến trường, tại hầu hết các mặt trận nhỏ lớn, quan trọng như Tết
Mậu Thân, Mùa hè đỏ lửa 1972 tại An Lộc, Kontum, Bình Ðịnh, Quảng Trị.
Ngay những ngày tháng 4-1975 trong giờ thứ 25, dù phải chống trả với thù
trong giặc ngoài, QLVNCH vẫn chiến đấu anh dũng tại các mặt trận Khánh Dương,
Tháp Chàm, Phan Thiết, Phước Long, Tây Ninh-Hậu Nghĩa và nhất là Xuân Lộc, đã
làm quân xâm lăng Bắc Việt, phải khiếp sợ la làng, đổ thừa Mỹ trở lại giội bom
nguyên tử. Ngày 30-4-1975, khi các quân đoàn Bắc Việt, từ tám hướng siết chặt
vòng vây Thủ Ðô, nhưng
bên trong vẫn còn đủ an toàn, để Hoa Kỳ dùng trực thăng bốc người
ra chiến hạm.
Trên sông Sài Gòn cũng như khắp bầu trời, cũng chính là những sinh lộ, bởi vì
khắp nơi còn có sự chiến đấu của SD3,5,7,9,18,21,22,25 BB, của Lữ Ðoàn 3 Xung
Kích, SD Dù, Biệt kích Dù-Lôi Hổ, TQLC, Thiết Giáp,BDQ, DQP+NQ,XDNT,CSDC và
ngay cả những Thiếu Sinh Quân, Nhân Dân Tự Vệ. Tất cả đã ở lại chiến đấu tới
cùng, và đã làm vỡ mặt Hà Nội khi những chiếc T54,PT76 vừa tới Ngã Tư Bảy Hiền
đã bị các chiến sĩ Liên Ðoàn 81 BCND và Lữ Ðoàn 4 Nhảy Dù bắn hạ. Lịch sử VN cận
đại, là những trang huyết lệ, được người lính trận viết tại chiến hào, hố bom
và ngay trên cơ thể của mình, chứ không phải qua những tài liệu, nói là của Tây
Tàu, Nga Mỹ vừa được giải mật..
Tuy văn khố Hoa Kỳ nói là đã cho giải mật nhiều tài liệu lịch sử có liên quan tới
cuộc chiến vừa qua nhưng những điều vừa bật mí, thật sự chưa được đưa hết ra
ánh sáng. Do muốn tìm hiểu sự thật về một cuộc chiến đã làm cho Hoa Kỳ phải sa lầy
và mang rất nhiều tai tiếng, nên suốt mấy chục năm qua, nhiều nhân vật, từ những
quân nhân thuần tuý đã tham dự cuộc chiến như Ðô Ðốc Grant Sharp, Ðại Tướng William
C. Westmoreland.. hay trong ngành ngoại giao như GS Tiến Sĩ Stephen Young,
Robert Sharphen, William Colby.. đều thắc mắc về sự bại trận của Hoa Kỳ, mà theo họ chẳng bao giờ có thể xảy
ra trong một cuộc chiến vô cùng chênh lệch giữa hai đối thủ, cho dù phía sau
lưng CSVN có
Liên Xô, Trung Cộng và khối Ðông Âu chống lưng giúp đỡ tận lực.
Ðúng như Ðô Ðốc Grant Sharp cựu Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, viết
trong tác phẩm nổi tiếng ‘ Strategy For Defeat ‘ (Cuộc Chiến Không Cần Thắng),
trong đó vị cựu Tư Lịnh cũng là một tướng lãnh từng
tham dự tại chiến trường Nam VN nhiều năm, nói rằng Ông và thuộc cấp dưới quyền
bị các nhà lãnh đạo của nước Mỹ tại Hoa Thạnh Ðốn, cột chặt một tay khi họ chiến
đấu tại VN. Thảm kịch này mãi tới năm 1985, sau khi chính phủ Hoa Kỳ ban hành một
số luật mới cho phép giảm độ mật , thì Bộ Quốc Phòng mới cho in phổ biến hai
mươi sáu trang, tóm tắt luật chiến đấu của quân lực.Hoa Kỳ tại Ðại Hàn và VN, gọi
là ‘ Rules of Engagement ‘.
Chính phủ Hoa thịnh Ðốn, chẳng những cấm Quân Lực Mỹ, Ðồng Minh, VNCH không được
thẳng tay tiêu diệt kẻ thù, mà còn tiết lộ những bí mật quân sự, quốc phòng cho
CSVN biết trước, qua những
lần oanh tạc tại miền Bắc, trên đường mòn HCM, hành quân Lam Sơn 719.. Ðó là tất
cả những sự kiện lịch sử có thật, được Thứ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Phil Golding thời
TT.Johnson, trả lời thắc mắc của hàng ngàn gia đình tử sĩ Hoa Kỳ :’ Chúng ta đang tham gia vào một
cuộc chiến giới hạn, với những mục tiêu hạn chế. Nói chung đây là một cuộc chiến
vì chính trị, nên không thể tiêu diệt VC được ‘.
Do sự phản ứng càng lúc càng đông của người Mỹ, trước cái gọi là ‘ đánh không cần thắng ‘, nên dân chúng đã xuống
đường, đã đảo mà báo chí thời đó gọi là do phản chiến giựt dây. Thật sự , người Mỹ đã quá chán ngấy cái
trò đem con bỏ chợ, đem trứng cho ác, dai dẳng từ thời Kennedy, Johnson, kế đó là Nixon, nên đã giận dữ đòi Hoa Thịnh Ðốn ‘ Hãy cút khỏi VN ngay, hãy chấm dứt cái trò chiến tranh nướng
thịt dai dẳng vô ích này .’
Tóm lại qua cuộc chiến VN do đầu óc con buôn, người Mỹ đã đánh mất tất cả mọi ý thức về trách nhiệm và
danh dự, làm tiêu tốn hơn 150 tỷ mỹ kim tiền đóng thuế của dân chúng, hại cho 55.000 chiến sĩ bị
chết oan và hơn 300.000 quân nhân các cấp bị thương tật. Không có gì tồn tại với
thời gian, trừ chân lý. Vì vậy những câu chuyện hề của Henry Winston, chủ tịch
đảng cọng sản Mỹ, đem diễn tại Hà Nội vào tháng 5-1975, hay lời tuyên bố vung
vít của Nguyễn Hữu Thọ, chủ tích bù nhìn của Mặt Trận Ma giải phóng, tại Mạc Tư
Khoa, ngay khi Sài Gòn thất thủ : ‘ cám ơn báo chí và ký giả Tây Phương, đã góp
phần lớn cho chiến thắng của Hà Nội, trong số này đáng kể là người Mỹ ‘.
.
Cũng nhờ báo chí phản tuyên truyền, Tết Mậu Thân 1968, VC chết thảm khắp nơi,
đã thành chiến thắng, chiếm được ngay cả Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn. Tàn nhẫn và đáng khinh tởm nhất, là báo chí Tây Phương
trong suốt cuộc chiến Nam VN, đã không hề một chữ tường thuật những hành vi khủng
bố, giết người tàn bảo của VC trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế, năm 1972 và những
ngày cuối cùng tháng 4 đen 1975.
Từ ngày 21-1-1968 cộng sản Bắc Việt đã huy động hơn 20.000 cán binh chính qui để
vây hãm căn cứ Khe Sanh, quyết tâm nhốt 6000 quân TQLC Hoa Kỳ và Tiểu Ðoàn 37
BDQ/VNCH vào trong một lòng chảo như chúng đã từng đánh bại quân Pháp năm 1954 tại Ðiện Biên Phủ. Nhưng
cuối cùng căn cứ Khe Sanh vẫn đứng vững vì kỹ thuật quân sự mà Bắc Việt đã xài
năm xưa tại Ðiện Biên Biên Phủ, nay đã bị Hoa Kỳ đánh bại tại Khe Sanh.
Tháng 6-1968 sau khi gần như toàn bộ cộng sản Bắc Việt đã tự ý hay bị đánh đuổi ra khỏi khu vực Khe Sanh thì người Mỹ cũng quyết định
tháo gở và rút khỏi căn cứ này với lý do thật đơn giản ‘ Khe Sanh đã không có
giá trị chiến lược và cần thiết ‘ khi quân cộng sản đã không còn khả năng tập
trung như trước. Hơn nữa các đại đơn vị Mỹ như Sư Ðoàn 1Kỵ Binh Không Vận và
SD101 Dù Mỹ đang trấn đóng tại Quảng Trị, có đủ quân số và khả năng lưu động để hành quân phản công
bất kỳ ở đâu.
Thực tế vì muốn thu hút phiếu bầu trong kỳ tổng thống lần thứ 2, nên Johnson đã
ra lệnh ngưng oanh tạc miền Bắc từ 31-3-1968, giúp cơ hội cho Hà Nội nhanh
chóng bổ sung quân và tiếp tế cho cán binh tại Miền Nam mở cuộc tổng công kích
đợt 2 vào các tỉnh thị của VNCH. Ngoài ra kế hoạch ‘ hàng rào điện tử Eye
Marker ‘ của bộ trưởng quốc phòng Mc Namara tại đường ranh vỷ tuyến 17, cũng thất
bại vì VC xâm nhập vào miền Nam bằng trục đường mòn thiết lập trên lảnh thổ Hạ
Lào.
Tóm lại CSVN đã thành công về mặt tuyên truyền như chúng đã từng thu được năm
1954 trên bàn hội nghị
Ðông Dương tại Geneve qua trận Ðiện Biên Phủ. Lần này lại dùng Khe Sanh để dương
đông kích tây, tấn công vào lảnh thổ VNCH trong dịp tết Nguyên Ðán Mậu Thân
1968. Cộng Sản Hà Nội đã thất bại hoàn toàn tại Khe Sanh cũng như trận Tết Mậu
Thân nhưng chúng cũng đã làm chậm lại hay phá vở kế hoạch của Tướng West sử dụng
quân Mỹ đánh qua Lào để tiêu diệt
con đường mòn HCM khi ông rời khỏi chức vụ.
Cuối cùng vì hậu quả của Khe Sanh và Tết Mậu Thân 1968, tổng thống Johnson
không ra ứng cử nhiệm kỳ 2. Tháng 5-1970 qua thảm kịch đẳm máu tại đại học Kent
State ở Ohio, đã khiến cho tổng thống Nixon không còn con đường lựa chon nào
khác là phải rút quân và bỏ VNCH cho cộng sản quốc tế Hà Nội. Bắc Việt đã thua
quân lực Mỹ và VNCH khắp các chiến trường nhưng chúng đã đánh bại chánh phủ Hoa Kỳ ngay tai Tòa Bạch Ốc
và Ngũ Giác Ðài ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, trong cuộc chiến tranh VN vừa qua.
Với đầu óc lắt léo nói một đàng làm một ngã của ông Obama như mọi người đã thấy và nghe suốt sáu năm
cầm quyền, nên sự kiện nhắc tới
trận Khe Sanh (1967-1968) thời chiến tranh VN sẽ mang hàm ý ‘ ai muốn nghĩ sao
củng được ‘ nghĩa là muốn xưng tụng thì cứ xưng tụng, còn chối bỏ thì cứ coi
như đó là một
bài học của nước Mỹ để rút kinh nghiệm tại Iraq và A Phú Hản ngày
nay. Tuy nhiên đối với người tị nạn
VN nhất là những người lính già còn sống sót, chúng ta phải cám ơn ông Obama đã
nhắc tới địa danh Khe Sanh, để mọi người cùng hảnh diện về sự can trường của những
chiến sĩ Tiểu Ðoàn 21 và 37 BDQ/VNCH suốt thời gian tham chiến bên cạnh quân lực
Hoa Kỳ, chẳng những làm cho giặc cộng kinh hoàng bạt vía mà còn khiến cho người
Mỹ cũng nể phục và ngưởng kính QLVNCH.
Viết từ Xóm Cồn
Hạ Uy Di
Cuối năm 2014 –
Mường Giang
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết